BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: LỄ HỘI ĐỀN CUÔNG VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI
TỈNH NGHỆ AN
Mục lục
Mục lục.......................................................................................................................................2
Mở Đầu.......................................................................................................................................2
1.Tính cấp thiết của đề tài:......................................................................................................2
2.Mục đích của đề tài:.............................................................................................................3
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.......................................................................................3
4.Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................................4
Nội dung.....................................................................................................................................5
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀN CUÔNG VÀ LỄ HỘI ĐỀN CNG......................5
1.1: Vị trí của Đền Cng:..................................................................................................5
1.2. Lịch Sử Đền Cuông.......................................................................................................6
1.3. Kiến trúc.........................................................................................................................7
1.4. Nghệ thuật....................................................................................................................10
Lễ hội đền Cuông................................................................................................................13
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRONG LỄ HỘI TẠI ĐỀN
CUÔNG................................................................................................................................25
CHƯƠNG 3 .GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LỄ HỘI ĐỀN CUÔNG ĐỂ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH NGHỆ AN...............................................................................................32
3.1. Hồn thiện mơi trường pháp lý tạo điều kiện để phát triển du lịch....................32
3.2. Thiết kế chương trình để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo............................33
3.3. Quảng bá và xúc tiến chương trình du lịch Nghệ An.............................................34
3.4. Đào tạo nguồn nhân lực làm công tác du lịch và giáo dục nhận thức cộng đồng
về tầm quan trọng của kinh tế du lịch.............................................................................35
3.5. Nâng cấp cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phát triển du lịch.....................................36
3.6. Về quy hoạch không gian...........................................................................................37
3.7. Nâng cấp chất lượng tổ chức lễ hội Đền Cng......................................................37
3.9. Hồn chỉnh hệ thống sản phẩm văn hóa..................................................................40
3.10. Quy hoạch cảnh quan khu di tích...........................................................................40
3.11.Gây quỹ xây dựng và bảo vệ di tích.........................................................................41
Kết luận.....................................................................................................................................42
...................................................................................................................................................42
Danh mục tài liệu tham khảo....................................................................................................43
Mở Đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay du lịch lễ hội là một hình thức sinh hoạt cộng đồng ngày càng
chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của nhân dân ta. Pháp lệnh du lịch đã xác
định: Du lịch là một nghành kinh tế tổng hợp mang nội dung văn hóa sâu sắc.
Do vậy, nghành du lịch cần phát huy và đẩy mạnh hoạt động du lịch lễ hội –
Một hoạt động mang tính chất đích thức của du lịch văn hóa, hỗ trợ cho du lịch
phát triển.
Ở nước ta hoạt động lễ hội rất phong phú và đa dạng,diễn ra quanh năm
trên khắp mọi miền của tổ quốc, thu hút đông đảo quần chúng tham gia và đây là
một thế mạnh bởi tiềm năng của du lịch lễ hội mang lại có giá trị kinh tế lớn lao
cho hoạt động kinh tế du lịch…
Vùng đất Diễn Châu – Nghệ An là một nơi có nhiều di tích lịch sử và
danh thắng được nhà nước công nhận như : Đền thờ Cao Lỗ( xã Diễn Thọ), Đền
Cuông(xã Diễn An), Mộ và Đền thờ Đoàn Nhữ Hài( xã Diễn An) nhà thờ
Nguyễn Xuân Ôn( xã Diễn Thái), Lèn Hai Vai( nằm ở ba xã Diễn Bích, Diễn
Minh, Diễn thắng)….các di tích được nhà nước cơng nhận lên tới 13 điểm. Đền
Cuông và lễ hội Đền Cuông là một địa điểm khá độc đáo và thu hút khá đông
lượng du khách. Hàng năm có tới hàng vạn khách thập phương đến đây để tham
dự lễ hội. Việc khai thác lễ hội để đưa vào hoạt động du lịch đã và đang được
các cấp chính quyền huyện Diễn Châu nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung rất
chú trọng..
2. Mục đích của đề tài:
Đề tài nghiên cứu là để tìm hiểu về lễ hội Đền Cng, phân tích thực trang
hoạt động lễ hội Đền Cuông trên cơ sở hệ thống lý luận về lễ hội, đề tài đưa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao vai trị của lễ hội Đền Cng. Đồng thời góp
phần giáo dục ý thức của thế hệ sau, giới thiệu cho bạn bè quốc tế, nhằm gìn giữ
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Bài tiểu luận tập trung vào nghiên cứu và khảo sát về lễ hội ở Đền
Cuông.
Đối tượng nghiên cứu: Lễ hội Đền Cuông cùng với quần thể di tích lịch
sử văn hóa Đền Cng.
Phạm vi nghiên cứu: không gian của hoạt động lễ hội Đền Cuông tại huyện Diễn
Châu – Nghệ An và các di tích ở huyện Diễn châu
4. Phương pháp nghiên cứu:
Bài tiểu luận đã dựa trên nguồn gốc, thực trạng hoạt động lễ hội Đền Cuông và
tiềm năng phát triển du lịch trên cơ sở tra cứu và sưu tầm tài liệu, sách viết…kết
hợp giải thích , khảo sát thực tế, phỏng vấn và điều tra xã hội học
5.Bố cục của đề tài:
Bố cục đề tài: ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1 : Tổng quan về Đền Cuông lễ hội Đền Cuông
Chương 2 : Thực trạng khai thác lễ hồi Đền Cuông vào hoạt động du lịch
Chương 3 : Một số giải pháp khai thác lễ hội Đền Cuông trong hoạt động du
lịch
Nội dung
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀN CUÔNG VÀ LỄ HỘI
ĐỀN CNG
1.1: Vị trí của Đền Cng:
Diễn Châu là một huyện ven biển nằm ở phía bắc tỉnh Nghệ An, từ
105,3 đến 105,45 kinh độ đông ; từ 18,20 đến 19,5 độ vĩ bắc, phía bắc giáp với
huyện Quỳnh Lưu, phía nam giáp với huyện Nghi Lộc, phía tây và một phần tây
nam, tây bắc giáp huyện Yên Thành, phía đơng giáp biển. Với diện tích tự nhiên
là 3.049km2. Đền Cuông thuộc xã Diễn An – huyện Diễn Châu cách thành phố
Vinh 30km về phía bắc theo quốc lộ 1. Xã Diễn An phía bắc giáp xã Diễn Lộc
và Diễn thịnh, phía nam giáp với xã Diễn Phúc và xã Nghi n ( huyện Nghi
Lộc), phía đơng giáp xã Diễn Trung, phía tây giáp xã Diễn Lộc. Diễn an có
đương quốc lộ 1 chạy qua phía đơng. Đương xe lửa chạy dọc theo chiều dài của
xã về phía tây, làm ranh giới giữa xã Diễn An và Diễn Lộc. Đền Cuông cách ngã
ba Diễn Châu gần 2km đây là điểm đầu của quốc lộ 7 nối sang các huyện ở miền
tây Nghệ An và nối sang Lào. Đền Cuông nằm ở vị trí đẹp. Đền nằm quay
hướng Đơng Nam, là một hướng đẹp và phổ biến trong công việc xây đền, chùa,
miếu, mạo. Theo quan niệm cũ cho rằng: hướng Nam là hướng đầy tính sáng
sủa, hợp với khí hậu nước ta( mùa hè mát mẻ, mùa đông tránh rét). Đồng thời
hướng Nam cũng gắn liền với quan niệm dân dã: “ Lấy vợ hiền hòa, làm nhà
hướng Nam”. Ngoài ra, hướng Nam cũng là hướng của các bậc đế vương, của
phương trí tuệ. Người Trung Hoa thường có câu” Thánh nhân Nam diện nhi
thính thiên hạ” ( Vua ngồi qua mặt về hướng Nam nghe thiên hạ tâu).
Tuy quy mô của Đền Cuông không lớn lắm song đền lại tọa lạc trên một
thế đất vô cùng đẹp. Đền nằm chênh chếch theo sườn núi Mộ Dạ, núi cao 238m
– thuộc dãy Đại Hải – dãy núi cuối cùng của một nhánh núi dải Trường Sơn
vươn ra biển. Theo thuyết phong thủy thế của đền là thế “ phụng hàm thư”
( chim Phụng ngậm thư) với lưng chim phụng là sườn núi, cánh chim phụng là 2
mái núi trái và núi phải, đầu chim phụng chính là khu đền, bức thư mà chim
phụng ngậm là cánh đồng cỏ - lúa xanh mướt ngay trước mặt khu đền.
Khu đền lan xuống tậm chân núi, chô dốc thì phát bằng, lên cao thì có
bậc. Tất cả nằm trng thành bao hình chữ nhật nghiêng nghêng.
HIện nay khi đặt chân đến đất Diễn An – Diễn Châu, chúng ta sẽ thấy
ngay Đền Cuông – một ngôi đền đẹp thâm nghiêm, cổ kính nằm cạnh quốc lộ
1A, cách thành phố Vinh 30km về phía Bắc, 3km về phía sau là biển Đơng ngày
đêm sóng vỗ. Cũng có thể coi Đền Cuông là điểm đầu tiên của một rừng thông
xanh ngút ngàn, tiếp sau đó là cả một vùng trời non nước thâm trầm, xanh tươi,
đầy sinh khí của rừng thơng và thơng. Nơi đây khơng cịn như ngày xưa là rừng
núi hiểm trở, đường mòn vòng vèo uốn khúc, ngày nay cảnh sắc, thiên nhiên
phong quang, mát mẻ hơn nhiều. Với phía trước mặt là ơ tơ, tàu hỏa, khách bộ
hành ngày đem hoạt động hào lẫn vào trong không gian sâu rộng của những đồi
thông điệp trùng.
Trở lại với Đền Cuông, hiện nay đền được cấu thành bởi 10 hạng mục
cơng trình. Xen vào giữa những cơng trình là những chậu hoa cây cảnh, cây
thuốc quanh năm xanh tốt – tỏa bóng mát và khơng khí trong lành cho ngơi đền.
Điều đó được coi như nguồn sinh lực tự nhiên đêr mn lồi cung sinh sơi phát
triển làm cho cơng trình của đền được bố trí hài hịa, hợp lý trong một khuôn
viên rộng tạo ra môi trường khống đạt nhưng khơng kém phần trữ tình.
1.2. Lịch Sử Đền Cuông
Theo “ Diễn Châu – Đông Thành huyện thông chí” : và bài thơ “Bàng
cấp sa’’ (Bãi Sơ) của Hồng Gíap Bùi Huy Bích (1744 -1818) làm Hiệp trấn
Nghệ An thời Lê – Trịnh hồi đó đã có Đền Cuông ( cuối thế kỷ 18 )
Trong sách “ Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí’’ của Phan Huy Chú có
một bài thương của Bùi Huy Bích vịnh về Đền Cng.
Theo hai tài liệu này thì Đên Cng phải được xây dựng từ trước thế kỷ 18 như
vậy Đền Cuông được xây dựng vào thời nhà Lê.
Vị thần được thờ ở di tích Đền Cng là Thục An Dương Vương. Để báo đáp
công ơn của thần hộ quốc an dân, trừ tai cứu thế thể hiện đạo lý “uống nươc nhớ
nguồn’’ của người Việt nên nhân dân huyện Diễn Châu tôn tạo cũng như tu bổ
cho đền được khang trang hơn.
Di tích Đền Cng hiện được làm dưới thời nhà Lê. Năm 1802, vua Gia
Long lên ngôi cho tu sửa lại đền.
Năm giáp tý 1864 dưới thời vua Tự Đức, triều đình cho tu sửa và nâng cấp như
quy mơ hiện nay. Việc trùng tu này do hiệp thợ nổi tiếng ở Nam Đàn và Hưng
Nguyên được mời về làm.
Từ năm 1993 đến nay di tích Đền Cng đã có một số lần được trùng tu vơi quy
mô khác nhau.
1.3. Kiến trúc
1.3.1.Bố cục mặt bằng tổng thể
Di tích Đền Cng là một quần thể kiến trúc tương đối hài hòa, hợp lý.
Hiện nay Đền Cuông được cấu thành bởi 10 hạng mục cơng trình bố trí nằm
trong diện tích 2552 m2. Các cơng trình được bố trí hài hịa theo độ dốc của
sườn núi Mộ Dạ. Nếu nhìn từ ngồi quốc lộ 1A lên dàn đến nhà hậu cung ta sẽ
thấy; đầu tiên là hệ thống cổng số 1 với 2 bên là 2 cái cột nanh cao to được làm
từ gạch, xi măng, vôi vữa… qua cổng số 1 vào trong di tích là tác mơn. Mặt
trước của tác mơn đắp hình con hổ thân hình mặt mũi dữ tợn uy nghiêm.
Hệ thống cổng số 2 cũng gồm 2 cột nanh co chiều cao là hình dáng gần
giống hệ thống cổng số 1.
Nhà bia cũng là một hạng mục cơng trình quan trong trong tổng thể khu di
tích. Nhà bia hình chữ nhật xây bằng đá.
Nhà voi: Nổi bật lên là tượng voi. Voi được đắp bằng vật liệu vôi vữa xi
măng cộng với sự khéo tay của người thợ làm cho con voi trở nên sinh dồng
hơn.
Bước qua 18 bậc thềm là đến Nghi Mơn của đền. sau đó là 3 dãy nhà nằm
song song vơi nhau.
Khu đền chính bao gồm 3 tịa nhà song song với nhau bao gồm: hạ điện,
trung điện, thượng điện. Mỗi nơi có một kiếm trúc khác nhau
1.3.2. Kết cấu kiến trúc
Nghi Mơn
Đây được coi là một cơng trình đồ sộ về mặt kiến trúc lẫn giá trị lịch sử
văn hóa. Là nghi mơn có 1 khơng hai trên đất Nghệ An
Nghi môn được làm theo kiểu tầu đao lá mái, mái có kiến trúc hai tầng
chồng diêm 8 mái, lợp ngói âm dương, bị nóc được đắp trang trí bởi lưỡng long
chầu nhật kín. Các góc mái uốn cong vút kiểu đuôi rồng tạo nên sự mềm mại và
sắc nét.
Từ cửa chính Nghi Mơn nối dài ra hai phía tả và hữu có mảng tường giắc
tiếp giáp với hai của phụ. Trên tương có trang trí đơi hỏ phù, hổ vằn với tư thế
ngồi trên mỏm đá. Cửa phụ cũng xây theo kiểu chồng diêm tám mái, lầu trên
đặc khơng trổ cửa, các góc mái uốn cong hình đầu đao, mái lợp ngói âm dương,
cổng hình vịm cuốn với phía trước hình hoa văn hoa cúc, hoa sen, hoa mai…
với kỹ thuật điêu luyện hai bên cửa có nhấn câu đối tạo cho Nghi mơn có vẻ dẹp
hồn mỹ.
Hạ điện
Mái nhà hạ điện làm theo kiểu tầm đao lá má. Mái lợp ngói mũi âm
dương, đường bờ nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt, thân rồng được tạo vẩy bằng
các mảnh sứ cổm, bờm, vây, đuôi thật sự sắc nhọn làm cho rồng thật sự dữ tợn.
Bốn góc mái đắp đầu rồng trong tư thế ngóc đầu lên trời. Nhà hạ điện được
trùng tu và sửa chữa năm Giáp tý dưới thời vua Tự Đức.
Hai mái hồi được bịt kín, chính giữa mái hồi có đắp nổi một mặt hổ phù
miệng ngậm ngọc, mắt trợn trừng có vẻ mặt dữ tợn. Một mặt tạo nên sự diêm
dúa cho bộ mái, mặt khác tạo cho tịa nhà thêm vẻ cổ kính.
Cấu trúc bộ vì của hai gian bên: Quá giang được bào hơi vuông, xuyên
qua đầu cột cái. Lưng quá giang đội một ván gỗ nhưng vì là biến thể của ván mê
nên ván gỗ ấy có hình chữ nhật được áp sát vào một con rường phía trước mặt
có hai chân ăn vào một cái. Lưng con rường này có các ổ đỡ thượng lương và
hồnh mái. Hiện nay trên tấm ván cịn có khắc chữ Hán năm trùng tu và sửa
chữa.
Tóm lại kết cấu hạ điện là khung cột chịu lực, mặt tiền để ngỏ, hai bên
xây tường lửng xuyên hoa, kết cấu vì theo kiểu “ chống rường giá chiêng, kẻ
chuyền”. Tạo cho khung nhà có thế chắc chắn và thống. Có lẽ vì thế mà tuy đã
tồn tại 141 năm nhưng hiện tại vẫn còn nguyên ven và chắc chắn.
Trung điện
Kề sát hạ điện là trung điện bề thế. Một ngôi nhà được xây dựng theo kiểu
chồng diêm tám mái. Mái lợp ngói âm dương. Các mũi mái của hai tầng đều đắp
nghê chầu. Nghề chạy từ dưới múi mãi lên, từ trên nóc xuống. Thân nghê trịn
chắc khỏe được ghép các mảnh gốm sứ cổ làm cho ngê sống động linh hoạt.
Nóc nhà đắp “Lưỡng long chầu nguyệt”. Mặt nguyệt đắp chính giữa nóc nhà với
kỹ thuật truyền thống điêu luyện, đội mặt nguyệt là đầu hổ phù được ghép từ các
mảnh sứ cổ. Hai con rồng trong tư thế hai bên chạy vào, thân mềm mại, uyển
chuyển phủ kín cả nóc nhà.
Từ nền hạ điện đến thềm trung điện có độ cao 0,16m. Mặt trước trung
điện có cấu tạo bởi 14 cánh cửa gỗ dóng theo kiểu panơ, liên kết với nhau bởi
các cột quân. Cửa sơn đỏ luôn đóng kín, chỉ đi vào bàn thờ bằng cửa nách. Mặt
sau cũng có cấu tạo tương tự.
Kết cấu mái dưới theo kiểu tám hàng chân cột cái với cột cái bằng các
hàng xà ngang và xà dọc, với chức năng vừa là nối các cột cái với nhau vừa làm
dầm để đỡ sàn gác tầng trên. Liên kết giữa cột cái và cột quân bằng một hệ
thống kẻ.
Thượng điện
Thượng điện còn được gọi là hậu cung thờ vua Thục An Dương vương.
Mặt sau nhà cung điện có một cửa nách đi ra sân lộ thiên. Sân có điện tích 48,05
m2. Từ sân này qua 4 cấp là tới thượng điện. Toàn bộ thượng điện bao gồm 14
cột chia ra làm 3 gian. Trong đó có 6 cột cái, 8 cột quân. Mái nhà lợp ngói âm
dương. Đường bờ nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt, mặt nguyệt đắp lên trên một
cái bệ cao. Rồng uốn mình như sóng cuộn đầu ngẩng cao chạy từ hai phía của
bờ nóc cùng chầu mặt nguyệt, các mũi mái để trơn khơng trang trí.
1.4. Nghệ thuật
Trong kiến trúc cổ, trang trí điêu khắc là một bộ phận khơng thể thiếu, tạo
cho cơng trình vẻ duyên dáng và thẩm mỹ cao. Những đề tài trang trí cịn thể
hiện triết lý sống, quan niệm tâm linh của ơng cha ta. Chúng tốt lên một khát
vọng bình yên, hạnh phúc đồng thời gửi gắm những ước vọng thầm kín về sự
sinh sơi phát triển.
- Trang trí trên kiến trúc
Trang trí bên trong kiến trúc
Đền Cng , trang trí nội thất kiến trúc tương đối cầu kỳ, tỉ mỉ. Các cấu
kiện gỗ được bào vng, bào trịn, soi gờ, kẻ chỉ, các cột, các rường, quá giang,
kẻ, nghé, bẩy… được chảm trổ với nhiều đề tài và màu sắc phong phú hấp dẫn.
Nét trang trí sâu, mềm mại, tạo sự duyên dáng cho những kết cấu gỗ.
Cửa nhà trung kiện đóng kiểu pano sơn đỏ, ở những cột trụ được vẽ màu
thuốc hình rồng cuốn mây, nét vẽ sinh động, màu sắc rực rỡ tươi vui.
Các đầu kẻ nhà trung điện đều được chạm trổ các dề tài tứ linh( long, ly,
quy, phượng) nghệ thuật truyền thống, tuy răngf có sự gị ép về đề tài quy phạm
song ở dây vẫn thể hiện tính nghệ thuật cao:sen hóa ly, trúc hóa long… Dề tài tứ
linh được tái hiện nhiều lần bên trong kiến trúc. Các đường kẻ, đầu xà, đầu rồng
chạm ở trung tâm theo lối chính diện, hai phượng hồng dang rộng hai cánh, vút
bay hướng về phí thượng điện, đường chạm sắc nét, tinh xảo, con vật khẻ khoắn,
dũng mãnh.
Rùa lẩn mình trong các cụm sóng, lân có đầu rồng mình ngựa có phượng
hàm thư, rùa cuốn thủy, rùa đội hòm sách… tất cả được điểm xuyết bởi một hồ
sen trong đó có những lá và cuống sen được thực hiện rất rõ những cũng ít nhiều
đã mang ý nghĩa của phật đạo.
Trần nhà trung điện được ốp ván bằng gỗ, các cột cái, cột quân đều được
vẽ rồng phượng, mây, lửa sặc sỡ nhiều màu sắc.
Ta nhận thấy rằng trang trí ở nhà trung điện và hạ điện chủ yếu tập trung
vào bên trong nhà, trên những chi tiết gỗ thì ở thượng điện lại hồn tồn ngược
lại. Phần trang trí của ngơi nhà tập trung hầu hết ở phía ngồi. Thu hút sự chú ý
hơn cả và cũng là trung tâm của việc trang trí tập trung ở xano chắn mái. Bức
cuốn thư đắp trên cửa ra vào duy nhất. Với kỹ thuật đắp nổi tinh xảo, các nghệ
nhân đã thể hiện đề tài trang trí trên bức cuốn thư một cách công phu, tinh tế.
- Trang trí bên ngồi kiến trúc
Mũi mái: hầu hết các mũi mái ở các tịa nhà di tích Đền Cng đều được
đắp nối giống Nghê và đầu Nghê. Nghê được trang trí ở tư thế Nghê chạy từ
dưới mũi mái chạy lên và chạy từ trên bờ nóc mái xuống. Thân Nghê tròn, rắn
chắc, đường nét chạm trổ sắc sảo, thân Nghê chắc khỏe lại được tạp vẩy bằng
các mảnh sứ cổ nên trông Nghê càng linh hoạt và sống động hơn.
Nóc Nhà : Trên nóc nhà của 3 tịa nhà Hạ điện, Trung điện, Thượng điện
đều được đắp lộng “ Lưỡng long chầu nguyệt”. Mặt nguyệt đắp chính giữa nóc
nhà với kỹ thuật truyên thống điêu luyện. Rồng thân dài, trên thân và đầu rồng
có bờm, vây trơng sắc nhọn song dáng của rồng trong tư thế chạy uyển chuyển
nên rồng bớt đi vẻ dữ tợn. Rồng cùng chạy về hướng mặt nguyệ phủ kín cả nóc
nhà
- Tượng thờ
Tại di tích Đền Cng, số lượng tượng rât ít, chỉ có hai pho tượng với
kích thước rất nhỏ bé. Đó là tượng tướng quân Cao Lỗ và tượng Thần Phục An
Dương Vương.
Tượng tướng quân Cao Lỗ:
Tương cao 0.5m, được tạc bằng gỗ mít, hiện thời đặt tại đặt giữa cũng bàn
thờ của trung điện.
Tượng mặc áo bào nạm vàng với trang trí phượng bay rồng múa, trước
ngực và sau lứng áo tượng được vẽ mặt hổ phù. Dọc theo 2 ống tay áo có trang
trí vân mây. Đầu đội mũ, phía trước mũ trang trí lưỡng long chầu nguyệt, sau mũ
có diềm – giải phủ xuống quá gáy của tượng.
Tượng vua Thục An Dương Vương
Tượng đúc bằng chất liệu đồng, cao 1m dùng để thờ tại tòa thượng diện
Tượng trong tư thế long nai: tượng mặc áo hoàng bào trước và sau áo tượng có
trang trí rồng, hai ống tay áo cũng trang trí 2 con rồng. Đầu đội mũ thiên kim –
phía trước là trang trí “ Lưỡng long chầu nguyệt” phía sau là vân mây cuộn, hai
vịng trước ngực cầm thẻ ngà.
Với màu vàng óng của chất liệu đồng, tượng đức vua Thục nổi bật lên một dáng
vẻ uy nghiêm, oai phong lẫm liệt, saong không làm mất đi nét mềm mại, gần gũi
vốn có của tượng.
- Bia đá
Bia được dựng trong nhà bia có kích thước cao : 1,47m, rộng 0,7m, trán
bia được trang trí chạm “lưỡng long chầu nguyệt”. trên bia khắc chữ Hán một
mặt trên đá trắng, nét chữ sắc sảo, thống do phó bảng Phạm Hy Lượng – Người
Thọ Xương, Thanh Hóa soạn.
`Nội dung bài văn bia “ An dương vương từ bi ký” nói về việc lập đền trên núi
Mộ Dạ và việc thờ phụng đã có từ lâu, Huân nghiệp nhà vua sánh với núi cao,
bể sâu nhưng tiếc rằng sử sách ghi chép cịn q thơ sơ.
- Kiệu thờ
Kiệu long đình : Kiệu hiện được đặt ở gian bên tả của cung điện. Kiệu
gồm 4 bộ phận chính tạo thành. Đồ sộ nhất là hệ thống đòn kiệu. Bao gồm 2 địn
rồng có kích thước và cấu tạo như nhau, 2 đòn được lắp song song với nhau, với
chiều dài mỗi đòn là 4,4m, nối 2 đòn rồng là 2 đòn ngang dài 2,4m. Đòn rồng và
đòn ngang trên thân đều được trang trí bằng các con rồng với đầu rồng trông dữ
tợn, miệng ngậm ngọc, mắt trợn trừng, trên thân rồng là vẽ liên hóa quy, cá chép
vượt ngũ môn, vân mây hoa lá… Nét vẽ mềm mại và tinh xảo.
Kiệu mái luyện: Kiệu hiện được đặt ở gian hữu của trung điện. Kiệu cấu
thành bởi 4 bộ phận chính : địn kiệu, đế kiệu, thân kiệu, mái kiệu.
Đòn kiệu : 2 đòn rồng chạy song song và bằng nhau với chiều dài là 4,9m.
Nối 2 đòn rồng là 2 dòn ngang chạm đầu rồng, mặt hổ phù, loan phụng… tiếp
đòn ngang đến đòn khiêng tất cả đều sơn son thiếp vàng rực rỡ, chạm trổ tinh
xảo tỉ mỉ.
Lễ hội đền Cng
Lễ hội là hình thức văn hóa tinh thần đã ra đời và tồn tại liên tục trong suốt
chiều dài lịch sử Việt Nam. Lễ hội vừa là hoạt động tín ngưỡng thờ cúng thần
linh, vừa là hoạt động vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa tinh thần lại cũng gắn
bó trực tiếp với hoạt động sản xuất.
Lễ hội thường gắn liền với một di tích cụ thể. Bởi vì di tích là khơng gian thiêng
liêng của lễ hội tín ngưỡng. Di tích gắn liền với tín ngưỡng, quyết định cấu trúc
của từng lễ hội. hay nói khác đi, nếu coi lễ hội là một thể thống nhất thì di tích là
phần vật thể cịn tín ngưỡng và lễ hộ là phạm vi vật thể.
Lễ hội đền Cuông từ xưa đã được tổ chức và đã trở thành một sinh hoạt văn hóa
khơng thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Họ tham gia lễ
hội trước hết là bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ đến người có cơng lớn
trong lịch sử là Thục An Dương Vương, và đồng thời là nêu cao truyền thống
“Uống nước nhớ nguồn”; và sau là họ muốn bày tỏ ước vọng về một mùa màng
bộ thu, mặt khác lễ hội cũng là niềm khao khát của dân làng tứ thôn, sau một
năm làm lụng vất vả “một nắng hai sương” mới có dịp đằm mình trong những
giờ phút thăng hoa của ngày hội làng.
1.5.1 Thời gian và không gian lễ hội
- Thời gian: Lễ hội chính bắt đầu từ ngày 14 tháng 2 âm lịch cho đế hết ngày 16
tháng 2 âm lịch. Như vậy lễ hội đền Cuông diễn ra trong 3 ngày 14, 15, 16/2 âm
lịch hàng năm đẻ tưởng nhớ vị vua đã có cơng sáng lập nên quốc gia Âu
Lạc(250-208 TCN)
Chiều ngày 14/2 âm lịch: lễ yết cáo
Đêm ngày 14/2 âm lịch:lễ yết vị
Rước kiệu từ đình Xuân Ái (Diễn An), nhà thờ họ Cao (Diễn Thọ) ra đền
Cuông.
Đại lễ tại đền
Rước kiệu từ đền Cuông về đình Xuân Ái (Diễn An) và nhà thờ họ Cao (Diễn
Thọ)
Chiều 15/2 âm lịch: Lễ tạ
Các trò chơi dân gian: chọi gà, đu, cờ người, vật…
Thể thao: Bóng chuyền, bóng bàn, kéo co, leo núi…
Văn hóa, văn nghệ: Biểu diễn nghệ thuật: hát chầu văn, thi nét đẹp đen Cuông,
trưng bày triển lãm lưu động các chuyên đề về DTLS-DLTC của Nghệ An.
Trưng bày sách, ấn phẩm về đền Cuông…
- Không gian: Lễ hội không chỉ diễn ra ở xã Diễn An, Diễn Phú, Diễn Thọ,
Diễn Trung mà cả huyện, cả tỉnh tham gia vào lễ hội- khơng khí lễ hội dậy lên
cả một vùng rộng lớn.
1.5.2.Diễn trình lễ hội
Chuẩn bị cho lễ hội:
Hội đồng kỳ mục của tứ thôn trong các làng cùng với các họ, nhất là
những dịng họ lớn có uy tín trong làng(họ Cao Lỗ ở Cao Xá), cùng các bơ lão
họp tại đình làng để bàn bạc, phân cơng. Việc tế lễ ở đền Cng và các đình thì
giao cho ban phụng sự của đền cũng như đình làng.
Các nghi thức trong phần lễ:
Lễ rước nước: Lễ này được tiến hành cẩn thận, quy trình diễn ra như
sau:Người ta đặt chóe(chum) khiêng lên kiệu long đình rồi rước từ đền Cuông ra
giếng làng, người ta đặt kiệu ở nơi cao ráo, sạch sẽ cử hai thanh niên khỏe mạnh
khiêng chum từ kiệu xuống đất đặt sát mép giếng. Một cụ già trong ban phụng
sự lấy gáo dừa có cán dài( vì giếng làm ngày xưa rất rộng) đưa ra giữa giếng
múc từng gáo một đổ qua miếng vải điều căng qua miệng chum, sau đó khiêng
kiệu rước về đền.
- Lễ rước nước diễn ra vào ngày 13/2 âm lịch, đám rước bố trí rất chu đáo,
nghiêm trang theo phong tục của làng:đi đầu là cờ quạt, rồi tới phường bát âm 8
người đi sóng đơi nhau, phía sau là kiệu long đình trên có đặt chóe nước. Trang
phục của đám rước giống nhau: Nam quần trắng áo the, khăn chụp, thawys lưng
đỏ,các chân đỡ đọi nón dấu. Đi theo sau kiệu là các già làng, mặc áo lễ, cùng với
một kỳ mục trống chiêng nổi lên, đám rước từ từ về đền Cuông.
- Lễ mộc dục: Được tiến hành ngay sau lễ rước nước. Lễ mộc dục tức là lễ tắm
rửa tượng thần, đị tế khí long ngai…cơng việc được tiến hành rất cẩn thận, mỗi
tượng được tắm hai lần nước (lau bằng vải sạch) bằng nước lọc đã rước về, lần
sau lấy nước ngũ vị (có khi nước trầm hương) tắm lại.
- Lễ tế gia quan: sau khi lau rửa, làm lễ khoác áo, mũ cho tượng thần (đốt vàng
mã). Xong việc bắt đầu tuần tế trước long kiệu, gọi là tế gia quan.
Ngày 14 tháng 2 rước kiệu thần từ làng Cao Ái về đền Cuông.
Từ chiều, dân làng Tứ thôn, nhất là làng Cao Ái, nhân dân nô nức chuẩn
bị cho kỳ đại tế ở đền Cuông, Kiệu thần được rước từ làng Cao Ái về đền
Cuông.
Tương truyền rằng ngày xưa, rất xưa, một buổi sáng, dân chài ra biển thấy một
chiếc kiệu từ biển Đông trơi dạt vào Cửa Hiền. Sóng đẩy kiệu lên bờ, dân các
làng ven đó ra khiêng nhưng khơng sao khiêng nổi. Nhưng đế khi dân làng Cao
Ái ra khiêng thì khiêng nổi và kiệu được rước về đình làng. Đó là hồn thiêng của
vua Thục từ biển Đông về nhập điện. Ngài đã chon dân Cao Ái rước kiệu về.Từ
truyền thuyết đó về sau mới có lễ rước kiệu như đã nói ở trên. Ngay từ chiều 14
đã bắt đầu lễ yết cáo(cho đế tối).
Ngày 15 tháng 2- Đại lễ (lễ tế thần)
Ý nghĩa: Thỉnh mời và đón rước thần Thục An Dương Vương và các chư
vị thần linh về dự hội dân làng chúc tụng, tỏ lòng biết ơn đấng thần linh, Đây là
nghi thức trang trọng nhất trong các nghi lễ.
Ở đền Cuông đại tế thường là vào sáng 15 tháng 2 âm lịch
Đây là kỳ tế chính gọi là Xuân tế.
Sáng ra làng Tập Phúc rước cỗ lên đền, lễ rước cỗ cũng không kém phần long
trọng. Có đủ cờ, trống bát âm..cỗ là những mâm thịt ở trên có chiếc thủ được đẻ
trên án thư rước có lọng che.
Những người được về dự tế ở đền là các vị hưu quan văn, võ trong tổng
Cao Xã và các kì lão từ 80 tuổi trở lên. Quan tri phủ Diễn Châu có lễ riêng về tế
thần và cùng tham dự. Các đại quan, đại khoa ở các tổng khác là khách mời.
Chủ tế là quan Tổng đốc An Tĩnh, nhưng thường các quan tỉnh chỉ về dự ,
cịn chủ yếu thì mời các đại thần, đại khoa hưu trí trong làng. Các cụ trong lang
thì kể lại rằng: Kỳ đại tế hàng tổng rất long trọng, khu đền rợp trời cờ, lọng,
tàn. Một lá cờ đại phấp phới trên cổng Tam Quan. Trống chiêng vang dậy cả khu
rừng. Người vè dự lễ, người đi xem đủ lúa tuổi nườm nượp khắp đường. Khơng
khí của đại lễ thể hiên ra ngay từ lúc nửa đêm. Các ông hiệu đã gióng trống khua
chiêng đẻ mọi người sửa soạn. Sáng ra trống chiêng gióng 3 hồi 9 tiếng gọi là
hội. Mọi chức sắc bô lão tề tựu đông đủ, lễ phục trang nghiêm vào cuộc tế thần.
Nói chung nghi thức tế lễ ở đền Cuông đều là hữu quan và quan chức đang mặc
triều phục, người nào cũng áo mũ cân đai làm cho buổi tế thần càng càng uy
nghiêm khơng khác gì buổi thiết triều trước cung điện nhà vua.
Trình tự phần lễ như sau:
- Chủ tế: Lễ chính Xuân tế và Thu tế hàng năm là Toonrg đốc An Tĩnh
- Năm Đại lễ (4 năm một lần vào các năm Sửu, Tí, Dậu). Có chủ tế là quan đại
thần của triều đình đã nghỉ hưu trong vùng. Trước đây có Đơng các học sĩ Cao
Xuân Dục, hay Tế Tửu Hoàng Giáp, Đặng Xuân Thủy đã tưng làm chủ lễ tại đền
Cuông.
- Bồi tế Gồm hai người giúp việc chủ tế
Đông xướng, Tây xướng: Phụ trách xướng nghi thức đứng đối nhau cạnh hương
án.
Chấp sự 10 người, là những người đứng đầu hai bên phụ trách việc dâng hương,
dâng rượu, chuyển chúc, đọc phúc văn, ngồi ra cịn có đội bát âm.
Địa điểm hành lễ dược tổ chức phía trước án thư nhà Hạ điện. Phía trước án thư
được rải bốn chiếc chiếu.
Chiếc thứ nhất (tính từ án thư trở ra) gọi là chiếu thần vị; tiếp đó là chiếc thụ tơ
ẩm phước, tiếp đến là chiếu chủ tế; cuối cùng là chiếu của hai vị bồi tế.
Buổi tế kéo dài thường là hai tiếng đồng hồ qua 40 lần xướng và thực hiện. Kể
từ khi “ khởi binh chinh cổ” đến lễ tất.
Nó gồm 38 bước (dâng hương mời một bước), đón thần năm bước dâng rượu
tám bước, đại chúc và hóa mời một bước, lễ tạ ba bước.
Ban tế này do Tứ thôn cử từ 17 đến 21 người.
- Lễ rước kiệu:
Đám rước đượctuyển lựa công phu( người được chọn phải khỏe mạnh, dung
mạo nghiêm trang, sáng sủa, gia đình hòa thuận,êm ấm; là người hiền lành đức
độ được dân làng quý mến). Có chân kiệu, chủ tế, các cháu thiếu niên, các bô
lão, các chức sắc. Đám rước xa là đám rước thần vị từ nơi vua ngự (đền) về đình
làng để xem hội và dự thưởng lễ vật. Từ các đình trong vùng lễ rước các thần
hồng làng (thần của làng mình) về đền để hợp tế là làm đám rước linh đình
nhất.
Đám rước thần ở đền Cuông xưa kia được cấu trúc và tiến hành như sau:
- Sau khi làm lễ tế thần xong thì bắt đầu rước: hiệu trống nổi lên, hiệu chiêng nổi
lên cùng hòa nhịp. Tất cả các chân cờ, chân liệu sẵn sàng, có phường đồng văn
tấu nhạc, pháo nổ ran và cuộc rước bắt đầu.
- Đi đầu đám rước là cờ tiết,cờ mao. Tiếp đến là 5 lá ngũ hành, mỗi cờ có một
màu tượng trưng một thứ vật kim (kim, thủy, hỏa, mộc, thổ), tiếp đến là4 cờ tứ
linh (bốn con vật thêu trên cờ: long (rồng), ly(lân), sư tử, quy(rùa), phượng
(chim phượng hoàng).
- Tiếp đến là cờ bát qi: càn (trời), khơn( đất), chấn (sấm), tốn (gió), khản
(nước), ly (lửa), cấn ( núi), đoài (đầm). Các chân cờ đầu đội nón dấu (nón lính),
áo nâu, nẹp đỏ, thắt lưng bó que.
Theo sau những người cầm cờ là những thanh niên mang 2 biển nhỏ sơn
son thiếp vàng, góc uốn tròn, đi hai bên, một bên để hồi tỵ (tránh đi), một bên để
tĩnh túc (yên lặng).
Rồi đến trống cái (hai người cáng bằng gióng mây) một hiệu trống đi một bên
tay cầm dùi trống.
Kế tiếp là chiêng: Hiệu trống và hiệu chiêng điểm nhịp từng tiếng một, trống
trước chiêng sau.
Theo sau là một ngựa hồng, ngựa bạch bằng gỗ to như thật được trang trí rất đẹp
(đặt trên gỗ có 4 bánh xe) mỗi bên có hai người kéo 2 bên. Ngựa có tán lọng che
và có người vác hiệu đao đi hộ vệ.
Kế tiếp là các chấp kích vác đồ bộ lệ, bát bửu, ở giữa hai tốp này là một viên
quan (của tỉnh hoặc triều đình) mặc lễ phục mang chiếc biển bầu dục trên đề:
“Thượng, thượng, thượng đẳng tối linh thánh đế” có lọng che.
Rồi sau đó là phượng nhạc đồng (thanh la, trống bản, lệnh tiễn) kèm với nhóm
này có trị con đi đánh bồng vừa múa, vừa vỗ trống cơm nhí nhảnh tươi cười.
Tiếp đến một quan viên trong lễ phụng mang sớ vía bằng vóc thêu chữ lệnh, có
lọng che với ý nghĩa: Đây là lệnh vua tướng phải thừa hành.
Sau đó là 3 người lính, nón lính, áo nâu thắt lưng bó que mang kiếm lệnh, tức là
mang ba thanh gươm dàn hàng ngang, ý nghĩa là phò tá.
Theo sau lớp lệnh là kiếm lệnh uy nghiêm và tiếng nhạc lư thủy, ngũ lơi
của phường bát âm hịa tấu, trẻ trung với 8 âm hài hòa, êm ái.
Kế tiếp là long đình do 4 đơ tùy khiêng kèm 4 người khác đi theo để thay phiên.
Long đình có hai người cầm trống khẩu và chiếc cảnh để giáng hiệu giữ thăng
bằng và tốc độ cho kiệu. Hai bên long đình có tán lọng, và quạt, che rất tôn
nghiêm (mỗi đám rước của mỗi làng có một long đình). Các đơ tùy mỗi người
đeo một bơng vịng hoa bưởi hoặc hoa có hương thơm để được tinh khiết trước
thần thánh tôn nghiêm.
Sau đó là một nghi trượng rồi mới đến long kiệu (8 người khiêng) rước mũ áo
thần, vàng, nến, đỉnh trầm, hương.
Rồi đến các bô lão, các chức sắc mặc lễ phục hoặc áo the đen, quần ống sớ
trắng, khăn xếp, giày Gia Định (hộ tống từ tốn trang nhã).
Còn lại là dân làng đủ mọi lứa tuổi, cả trẻ con đi tiếp theo các cụ, chen chúc đùa
hồn nhiên sảng khối.
Có thể nói rước kiệu thần Thục An Dương ở đền Cuông rất quy mô sinh động.
Sau khi tế thần xong rồi kiệu vua Thục mới rước ra gọi là lễ vi hành. Trong đoàn
rước kiệu thứ tự kiệu rước vua sau đó là kiệu của các làng. Rước một vịng từ
đền Cng xuống các làng với ý nghĩa là vua về đình làng xem hội, hưởng lễ vật
và ban phúc cho dân. Sau đó lại rước kiệu Thục An Dương Vương về đền Cng
(gọi là hồn cung) cịn kiệu của làng nào thì về làng ấy.
Trong ba ngày từ 14 trở đi cho đến ngày 16, sau khi rước kiệu vua vi hành ra
khỏi đền Cng thì hơi cũng bắt đầu diễn ra, với ý nghĩa đẻ vua xem hội (gần
như là bắt đầu kéo hội). Khu vực xung quanh đền Cng người trẩy hội kín cả
một vùng, các phe, giáp, phường hội náo nức đua chen thi tài. Các buổi tối cũng
như ban ngày không những ở các đình của làng tứ thơn mà xung quanh đền
Cuông trước đền cũng diễn ra thi hội. Chủ yếu ở đây chính bởi các làng phải có
trách nhiệm đóng góp chương trình của mình.
Các buổi tối có các phường tuồng, phường chèo, hát ca trù, hát dao duyên ví
phường vải, hát dặm…vào ban ngày có đánh đu, cờ người, đấu vật, chọi gà, kéo
co, múa lân, múa rồng, thi nấu cơm, làm nham (nộm).
Trong hội đền Cng có những trị chơi giống như những địa phương khác
nhưng lại có cái độc đáo riêng của xứ Nghệ.
Nấu cơm thi theo hai thể loại: Nấu cơm cần và nấu cơm cóc.
Nấu cơm cần có quy định thể lệ thi rất ngặt nghèo, khắt khe, khai thác
triệt để các yếu tố hài hước dân gian. Mỗi làng dự thi có hai người. Người thứ
nhất vác một chiếc cần (như cần câu cá). Đầu cần treo một gióng sắt. Gióng sắt
mang nồi cơm, chủ yếu là nồi đất. Người thứ hai mang một bó đuốc đã được
châm lửa. Cả hai người đứng vào vị trí quy định. Trọng tài đến lần lượt bịt mắt
các đấu thủ bằng chiếu khăn màu điều. Các đấu thủ vác cần vác đuốc chạy vòng
quanh sân bãi theo nhịp trống khoan nhặt của trọng tài. Trống nổi lên đồng thời
với tiếng reo hò vang dội. Tiếng cười tiếng reo hò càng mạnh khi các đấu thủ
của từng dơn vị thi không ăn khớp với nhau nghĩa là đa lửa một nơi, nồi cơm
một chốn. Cho nên các nơi đều phải có cổ động viên riêng. Các đấu thủ phải
thính tai để nghe chính ‘xác những lời “mách trộm” sang phải sang trái, tiến hay
lùi của các cổ động viên để điều chỉnh cho nồi ln ln có lửa. Mà dễ gì nhận
rõ,nhận dạng tiếng “mách trộm” cho mình khi bái thì náo nhiệt với đủ các âm
thanh pha tạp . Cho nên có khi cổ động viên bày cho đội mình nhưng vì khơng
nghe thấy nên mách một đường điều chỉnh một nẻo. Và chính đó là những dịp
để tiếng cười tung phá.
Thi cơm cần không phải cuộc nào cũng có giải. Cặp nào hết đuốc trước
mà cơm khơng sơi cũng đành chịu, bởi vì đuốc của các đơi do trọng tài phát, có
kích thước và nhiên liệu như nhau. Có những cuộc thi mà tất cả các đọi thi đều
lửa tàn đuốc cụt mà cơm vẫn không sơi. Có người tin cái việc có hay khơng có
hay khơng có giải thưởng của cuộc thi là điều may rủi trong năm ấy của làng.
Thể loại thứ hai của trò vui nấu cơm thi là nấu cơm cóc. Thể loại này cũng
khơng kém phần hấp dẫn và vui nhộn. Thể lệ cuộc thi cũng khá “cay đắng” đối
với người dự thi. Đói thủ được trang bị một khúc gỗ xoan đâu, một nắm lạt cật
giang. Từ hai thứ đó, họ phải tạo ra lửa bằng cách cứa chà lạt cật giang vào gỗ
xoan, ma sát mạnh vào móng gỗ xoan cho đến khi có lửa. họ được trang bị thêm
mấy cây mía nữa. Họ phải ăn mía thế nào mà khi bã mía nhổ ra phải khơ ngay,
phải đun cháy. Họ vừa ăn mía vừa tạo lửa. Nhưng khó khăn nhất đối với họ là
vừa nấu cơm bằng bã mía vừa phải giữ cho một con cóc trong cái đĩa sao cho
cóc khơng nhảy ra khỏi đĩa, hoặc nhảy ra thì phải bắt vào ngay. Trong cuộc thi,
nhân vật cóc thật là quan trọng.
Thường thì giữa chừng cuộc thi trọng tài phải đi kiểm tra bằng những
hành động, cử chỉ, lời nói khơi hài khiến cho đối phương phải cười.
Theo các cụ già trong làng kể lại: Các trò chơi nấu cơm thi này gắn liền
với truyền thuyết “Tảng đá gạo” lúc Thục An Dương Vương rút chạy về phía
Nam. Lúc đó qn lính và Thục An Dương Vương vừa mệt vừa đói khát, Thục
An Dương Vương ngửa đầu lên trời khấn, gạo từ tảng đá tn ra, qn lính lấy
đó mà thổi cơm. Cách lấy lửa đọc đáo ấy cũng biểu hiện lúc đó rơi vào hồn
cảnh khó khăn nhất. Vì vậy làng giáp nào, giáp nào đi thi cũng phải đến thắp
hương Tảng đá gáo phía Đơng núi Mộ Dạ để cầu thần Thục An Dương Vương
phù hộ cho thắng cuộc.
Ở lễ hội đền Cng ngồi việc bày soạn cỗ bàn trong các ngày tế lễ cịn
có một hội thi rất độc đáo.
Đó là thi làm Nham, một món ăn dùng cho những đô vật, xới đất,và những
người chơi cờ.
Làm nham, chế biến Nham hay ngồi Bắc gọi là nộm, có nơi gọi là chạo. Ở
các địa phương khác cũng làm đủ các loại nộm trộn sách bò, nộm thịt gà, nộm bì
lợn (chạo)…riêng món Nham ở lễ hội đền Cng làm bằng loại thực phẩm rất rẻ
tiền và dễ kiếm nhưng lại phải phù hợp với khẩu vị người dùng. Chủ yếu đó là
củ chuối và hoa chuối. Theo các cụ trong làng kể lại, q trình chế biến loại món
ăn này để đủ khả năng về chất lượng cũng như đẹp trong cách trình bày trong
hội thi khơng phải là đơn giản. Cách một ngày trước khi vào hội, người ta lấy củ
chuối băm nhỏ, đem luộc, còn hoa chuối nhỏ, mỏng như miến, chọn những quả
khế thái mỏng. Đi kèm với đó là những gia vị rất đặc biệt như ruốc (mắm tơm
biển), lá chanh, thính, mật mía. Có hai gia vị rất quan trọng đó là ruốc biển và lá
chanh. Món Nham có ngon hay khơng, có thơm hay khơng là nhờ ở những gia
vị này. Ruốc biển là phải có mùi thơm đặc biệt mà khơng thể thay các thứ nào
khác, thính là loại gạo hoặc ngơ rang vàng, lá chanh phải có mùi thơm ln ln
mới lạ. Để cho đẹp khi bày lên mâm được lót lá chuối tươi, ngườ ta lấy một vài
quả cà già, có màu vàng tươi, bổ ra nặn hết hạt, thái mỏng, điểm vào chính giữa
đĩa Nham, trơng xa như một đóa hoa màu đỏ có nhị vàng ở giữa, số lượng dự thi
mỗi làng chọn lấy một cô gái trẻ đẹp, nết na lại xinh gái khéo tay. Thể thức thi:
Người ta chọn nơi cao ráo, sạch sẽ, bày bàn ghế, sắp xếp các mâm Nham theo
lối. chủ khảo là giáp trưởng hoặc người có kinh ghiệm trong chế vùng với đại
diện của các thôn. Chủ khảo đi nếm từng mâm một (mỗi mâm một đũa, cùng với
đại diện các thôn). Sau khi đi một vòng, trao quà chủ khảo chỉ vào mâm nào thì
mâm đó được giải. Giữa tếng hị reo vui vẻ, người được cuộc khao hội làm
Nham và mời các xới vật cùng dự. Để có món Nham ngon phải kết hợp hai yếu
tố: một người nam trong tư thế trồng cây chuối trong suốt thời gian người nữ
tiến hành băm nham cũng như trong tình u đơi lứa, phải có trai, có gái. Món
ăn dân dã, dưới con mắt của người xưa, trong ngày hội đã trở thành nghệ thuật
dân gian.
Phải chăng, biểu tượng của bắp chuối, củ chuối và sự ví von của người
đời là biểu hiện sự giao hoà âm dương như một sự ao ước, cầu mong cho trời đất
yên lành để làm ăn được mưa thuận gió hịa trong cuộc sống của người dân
trong xã hội nông nghiệp.
Hội thi làm làm nham trong lễ hội đền Cuông đã thể hiện cái độc đáo, cái
bản sắc riêng của xứ Nghệ: nghèo khổ nhưng thông minh, biết tạo ra ôạt cuộc
sống vui tươi trong lúc hàn cản khó khăn nhất. Đích thực cái chất độc đáo tạo ra
bản sắc văn hóa xứ Nghệ là ở chỗ đó.
Ngồi nấu cơm thi và làm món ăn nham cịn có hội thi vật. Trong hội đền
Cng thường có các hội vât nổi tiếng tham gia như: hội vật Thư Phủ, lò vật Cố
Hợp. Có những miếng vật độc đáo được truyền tụng như một nghệ thuật kỳ
diệu: Chẳng hạn, chẳng hạn chỉ cần vuốt tai làng đối phương tự nhiên mắt mờ đi
và ngã gục, hoặc kẻ nào bị giẫm vào chân thì sẽ lăn ra ngất xỉu. thi thường tiến
hành hai mức. Đầu tiên là thi vật đại trà gọi vât vây nhằm chọn người để dự
những cuộc đấu vật lớn. Sau các cuộc vật vui như vậy sẽ chọn trong số người
đạt ấy, lấy một hay hai dũng sĩ xuất sắc nhất để luyện cho thành đô. Những
người tham gia các trận đấu đầu tiên chỉ là giúp cho đô của mình theo dõi đối
phương. cuối cùng mới cho đơ vật lấy giải, quyết tranh thắng để giữ uy tín cho
lò. Hội thi vật nhiều khi kéo dài tới 2 ngày 3 đêm trong ngay lễ hội.
Hội đền Cuông kéo dài cho đến 16 tháng 2. Buổi sáng rước kiệu An
Dương Vương về đền. Còn kiệu làng nào rước về làng ấy.
Buổi chiều tế hội gọi là “lễ tạ”dâng rượu, xôi, chè đậu. Tế xong thu dọn và cất
nghi trượng. Những người tế thần và thu dọn ăn uống (vẫn ăn chay) bằng các
thứ lễ dâng tế. Trong khi ấy ở ngoài bãi trước cửa đền vẫn diễn ra các trị chơi.
Buổi tối: giã hội có hát ca trù, ví dặm tại sân bái đường. Ngoài sân các phường
tuồng diễn các tích cổ. Khơng khí đêm giã hội vẫn khơng kém phần vui vẻ.
Từ cội nguồn là lễ hộ nay Cuông xa. Lễ hội đền Cuông nay đã được khôi
phục từ năm 1992 và cho đến năm 1995 mới chính thức bổ sung, hoàn thiện dần
trên cơ sở kế thừa vốn có về nội dung cũng như hình thức của lễ hội xưa. Năm
1995 khách thập phương đã có đến 3 vạn người. đây là khát vọng của mọi tầng
lớp nhân dân được thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo trong sinh hoạt văn
hóa cộng đồng.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
TRONG LỄ HỘI TẠI ĐỀN CNG
2.1.Lễ hội Đền Cng trong đời sống cộng đồng
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần độc đáo. một hình thức
thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc. Từ lâu, lễ hội đã trở thành nhu cầu và khát
vọng của nhân dân nên có sức hấp dẫn lơi cuốn đặc biệt đối với các tầng lớp
trong xã hội. Nó đã trở thành một bộ phận khăng khít khơng thể thiếu đươch
trong đời sống của con người. Lễ hội Đền Cuông biểu hiện giá trị xã hội của
cộng đồng. Lễ hội thường gắn với một hình tượng sự kiện, hiện tượng đó thường
gắn với nhân vật lịch sử cụ thể được làng thờ phụng. Bởi vậy thông qua lễ hội,
sự kiện hiện tượng, nhân vật lịch sử ấy được tái xác định và giúp cho nhân dân
tham gia lễ hội có được nhận thức xã hội. Lễ hội Đền Cuông diễn ra hằng năm
với quy mô lớn. Thực chất là để mọi người được vui chơi giải trí, thỏe mái sau
những ngày lao động vất vả. Họ đến với lễ hội mong muốn được thắp một nén
hương để tưởng nhớ vị thần đã có cơng với nước, với dân làng, đó là Thục An
Dương Vương. Lễ hội cũng là dịp để cho mọi người dân gặp mặt nhau,có cơ hội
trao đổi,qua đó thể hiện sự đoàn kết của dân làng..
Đến với lễ hội Đền Cuông người dân thể hiện nguyện vọng về đời sống hiện
tại nỗi niềm hiện tại và tương lai cũng như sinh hoạt đời thường được thể hiện
sinh động và cô đúc dưới dạng biểu tượng hay trực tiếp nghệ thuật hay nghi lễ,
trang nghiêm hay trần tục trong lễ thức trị chơi,trị diễn tham dự lễ hội Đền
Cng người ta nhớ đến An Dương Vương một vị vua đã có công trong lịch sử
dân tộc tời kỳ dựng nước và giữ nước từ đó có lối ứng xử lễ độ tôn trọng cả
ngôn từ và hành động. Đồng thời trong lễ hội Đền Cng cịn thể hiên một vẻ
đẹp hồn thiện tối đa. Hội đã nhắc nhở cho mỗi thành viên về ý thức về cội