Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CUỘC KHỞI NGHĨA MAI THÚC LOAN VÀ LỄ HỘI ĐỀN THỜ VUA MAI Ở HUYỆN NAM ĐÀN - TỈNH NGHỆ AN - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 69 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC



PHAN THỊ LÝ



BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CUỘC KHỞI NGHĨA
MAI THÚC LOAN VÀ LỄ HỘI ĐỀN THỜ VUA MAI
Ở HUYỆN NAM ĐÀN - TỈNH NGHỆ AN



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC







SƠN LA, NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




PHAN THỊ LÝ




BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CUỘC KHỞI NGHĨA
MAI THÚC LOAN VÀ LỄ HỘI ĐỀN THỜ VUA MAI
Ở HUYỆN NAM ĐÀN - TỈNH NGHỆ AN

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Ths. Phí Thị Toan






SƠN LA, NĂM 2013
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo và
giúp đỡ tận tình của cô giáo - Thạc sĩ Phí Thị Toan, qua đây em xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành tới cô.
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của phòng
Đào Tạo, các thầy cô trong Khoa Sử - Địa, thư viện nhà trường cùng tập thể lớp
K50 - ĐHSP Lịch Sử đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Do hạn chế về mặt tài liệu nên khóa luận của em không thể tránh khỏi

những thiếu sót nên mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các
bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Lý
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu và đóng góp của đề tài 3
3.1. Đối tượng 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
3.3. Mục đích nghiên cứu 3
3.4. Đóng góp của đề tài 3
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 3
4.1. Nguồn tư liệu 3
4.2. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Bố cục của đề tài 4
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ QUÊ HƯƠNG CỦA VỊ THỦ LĨNH
MAI THÚC LOAN 5
1.1. Vị trí địa lý - tài nguyên thiên nhiên 5
1.1.1. Vị trí địa lý 5
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 6
1.2. Kinh tế 7
1.3. Dân cư, văn hóa, xã hội 8
1.3.1. Dân cư 8
1.3.2. Văn hóa, xã hội 8
1.4. Truyền thống lịch sử 10

CHƯƠNG 2. CUỘC KHỞI NGHĨA MAI THÚC LOAN 12
2.1. Thân thế và sự nghiệp 12
2.1.1. Thân thế 12
2.1.2. Sự nghiệp 15
2.2. Cuộc khởi nghĩa 19
CHƯƠNG 3. LỄ HỘI ĐỀN THỜ VUA MAI 35
Ở HUYỆN NAM ĐÀN - TỈNH NGHỆ AN 35
3.1. Tổng quan về di tích đền thờ vua Mai 35
3.2. Lễ hội đền vua Mai - nét văn hóa tâm linh của người Nam Đàn 40
KẾT LUẬN 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Truyền thống lịch sử của người Việt Nam từ xưa tới nay là đấu tranh giành
và bảo vệ nền độc lập. Trong mọi thời đại lịch sử cũng như mọi chế độ chính trị
- xã hội đều có những nhân vật nổi bật làm rạng rỡ cho một thời đại nào đó bởi
thế mới nói con người là chủ thể của xã hội. Vì vậy, việc học tập, tìm hiểu lịch
sử một thời đại, một quốc gia dân tộc không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu
những sự kiện lịch sử mà phải tìm hiểu những con người cụ thể góp phần làm
nên lịch sử trong những điều kiện khác nhau. Lịch sử là lịch sử của quần chúng
nhân dân vì thế chúng ta phải tìm hiểu “những con người làm ra đất nước ấy”,
góp phần quan trọng cho nhận thức của mỗi chúng ta ngày càng đầy đủ hơn về
lịch sử. Hoạt động của mỗi nhân vật lịch sử, nhất là nhân vật đại diện cho quyền
lợi dân tộc, cho quần chúng nhân dân có tác dụng cụ thể hóa một sự kiện lịch sử.
Vì vậy khi đối chiếu với thời kỳ dựng nước và giữ nước, thời Văn Lang thì nổi
lên một vị anh hùng dân tộc Mai Thúc Loan “nghĩa khí vĩnh tồn với núi sông”.
Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan nói riêng cũng như các cuộc khởi nghĩa

của các vị anh hùng dân tộc thời đó nói chung luôn là một mảng đề tài để cho
các học giả nghiên cứu. Cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ tàn bạo của nhà
Đường do Mai Thúc Loan phát động tuy đã nhanh chóng bị thất bại nhưng với ý
chí quật cường và tấm gương dám xả thân cứu nước của tất cả các nghĩa sĩ tập
hợp dưới ngọn cờ của Mai Thúc Loan thì mãi mãi sáng ngời trong lịch sử dân
tộc Việt Nam.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Nam Đàn, nơi có truyền thống cách mạng
và truyền thống hiếu học nên bản thân tôi luôn có khát vọng được tìm hiểu quá
trình đấu tranh hào hùng của dân tộc ta. Chính vì vậy, khi đi sâu vào tìm hiểu
cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, tôi thấy cũng như biết bao vị anh hùng dân
tộc khác trong mọi thời đại, Mai Thúc Loan đã làm rạng danh truyền thống bất
khuất của dân tộc Việt Nam và qua đó cũng thấy được sự quan tâm, mến mộ của
Đảng, chính quyền cũng như toàn thể quần chúng nhân dân ta, thể hiện lòng biết
ơn đối với vị anh hùng dân tộc họ Mai. Điều đó được cụ thể hóa thông qua lễ
hội đền thờ vua Mai.
Lễ hội đền vua Mai - nét văn hóa tâm linh của người Nam Đàn không chỉ là
lễ hội văn hóa lớn mà còn là một nơi thăm quan thắng cảnh có giá trị nhằm giới
thiệu với khách thăm quan về ý chí vươn lên, bản lĩnh vững vàng cùng tinh thần
hiếu học, khổ học của nhân dân xứ Nghệ và truyền thống đấu tranh bất khuất

2
của dân tộc ta, giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau lòng yêu nước, ý chí
tự lực, tự cường dân tộc.
Việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết đối với mỗi sinh viên lịch sử vì chỉ
có nghiên cứu mới hiểu được sâu vấn đề, giúp ích cho việc học tập bộ môn tốt
hơn, qua đó giúp tôi tích lũy được những kiến thức cần thiết cho công việc giảng
dạy các cuộc khởi nghĩa trong quá trình dựng nước và giữ nước. Ngoài ra, việc
nghiên cứu đề tài này cũng là nguồn tư liệu quý giá để cho các bạn sinh viên
khóa mới tìm hiểu và tiếp thu khi học giai đoạn này. Đồng thời đây là nguồn dữ
liệu sử dụng trong công tác nghiên cứu lịch sử địa phương và văn hoá của tỉnh

Nghệ An.
Trên cơ sở những lý do đó, tôi quyết định chọn vấn đề “Bước đầu tìm hiểu
về cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và lễ hội đền thờ vua Mai ở huyện Nam
Đàn - tỉnh Nghệ An” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đã giành được nhiều sự
quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu. Ở mỗi góc độ khác nhau, các nhà nghiên
cứu có cái nhìn khác nhau về cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê biên
soạn đã đánh giá sai lầm về tính chất của cuộc khởi nghĩa và vai trò của Mai
Thúc Loan.
Trong Việt giám thông khảo tổng luận, nhà sử học Lê Tung đã đánh giá
khá đầy đủ về công lao, sự nghiệp của Mai Thúc Loan.
Còn Ngô Thì Sĩ trong cuốn Việt sử tiêu án đã chỉnh sửa sai lầm của Ngô Sĩ
Liên gọi Mai Thúc Loan là “Tướng giặc” và khẳng định vua họ Mai là một thổ
hào lỗi lạc.
Các cuốn sách sử sau đó như Đại Việt sử ký tiền biên, Việt sử cương mục tiết
yếu, Đại Nam nhất thống chí… dù ghi chép không nhiều nhưng cũng có những
đánh giá chân thực về Mai Thúc Loan và cuộc khởi nghĩa do ông sáng lập.
Cuốn Lịch sử Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội đã có những khám phá,
nhận xét chân thực về cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Lịch sử huyện Nam Đàn đã ghi nhận chiến công oanh liệt của Mai Thúc
Loan nhằm giữ vững nền độc lập, tự chủ của đất nước.
Đề cập tới quê hương giàu truyền thống yêu nước và cách mạng về những
thành tựu lịch sử và bài học kinh nghiệm.

3
Ngoài ra, còn được thể hiện trong các văn thơ, báo chí, sách sử hay qua các
tranh ảnh phóng sự.
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu và đóng góp của đề tài

3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và
lễ hội đền thờ vua Mai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nhằm giới thiệu những nét cơ bản nhất về cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan
và lễ hội đền thờ vua Mai ở huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An.
3.3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu về cuộc khởi nghĩa Mai Thúc
Loan và lễ hội đền thờ vua Mai nhằm giới thiệu với bạn bè, khách thăm quan hiểu
hơn về Mai Thúc Loan và lễ hội tưởng nhớ ông ở huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An.
3.4. Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần:
- Khơi dậy niềm tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta
nói chung và bản sắc văn hóa tỉnh nhà nói riêng, giúp những ai quan tâm, tìm
hiểu về lễ hội văn hóa của vùng này.
- Giới thiệu và quảng bá về một di tích lịch sử văn hóa, đền chùa, miếu
mạo của đất nước Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng, qua đó thúc đẩy
phát triển kinh tế du lịch huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An.
- Là nguồn dữ liệu sử dụng trong công tác nghiên cứu lịch sử địa phương
và văn hóa của tỉnh Nghệ An.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu của đề tài là những tác phẩm đã được công bố:
- Lịch sử đảng bộ huyện Nam Đàn
- Những bài viết về lịch sử Nghệ An
- Những tác phẩm, bài viết về cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan
- Tạp chí nghiên cứu lịch sử
- Giáo trình đại cương, giáo trình tham khảo

4

Tất cả những tài liệu nghiên cứu trên đều là những nguồn tài liệu quý báu
cho việc nghiên cứu các vấn đề đặt ra trong khóa luận của tôi.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp điền giã,
phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phân tích, so sánh, tổng hợp, đối
chiếu…
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, thư mục tài liệu tham khảo, nội dung
cơ bản của đề tài gồm có 03 chương:
Chương 1: Khái quát về quê hương của vị thủ lĩnh Mai Thúc Loan
Chương 2: Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan
Chương 3: Lễ hội đền thờ vua Mai ở huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An



5
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ QUÊ HƯƠNG CỦA VỊ THỦ LĨNH
MAI THÚC LOAN
1.1. Vị trí địa lý - tài nguyên thiên nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Trong 4000 nghìn năm lịch sử của dân tộc, cùng với sự thay đổi về tổ chức
hành chính của đất nước, huyện Nam Đàn ngày nay đã nhiều lần thay đổi về địa
giới và tên gọi.
Thời vua Hùng, nơi đây là trung tâm của bộ Việt Thường, nước Văn
Lang. Dưới thời cai trị của quân xâm lược nhà Đường (Trung Quốc), vùng
Nhạn Tháp (nay thuộc xã Hồng Long) là trị sở Hoan Châu, thuộc An Nam đô
hộ phủ của chúng.
Đến thế kỷ XV, thời vua Lê Thánh Tông, vùng Thịnh Lạc (nay là xã Hùng
Tiến) là trị sở phủ Anh Đô của Thừa Tuyên Nghệ An. Huyện Nam Đường là
một trong hai huyện của phủ Anh Đô nằm ở tả ngạn sông Lam, có địa giới từ

Rạng (giáp Đô Lương) đến xã Tràng Cát (giáp Hưng Nguyên). Năm 1886, vì
tránh tên húy của vua Đồng Khánh, huyện Nam Đường được đổi tên là huyện
Nam Đàn.
Năm 1911, thời vua Duy Tân, địa giới của hai huyện Nam Đàn và Thanh
Chương được sắp xếp lại. Huyện Nam Đàn lúc này có 4 tổng: hai tổng ở tả ngạn
là Xuân Liễu và Lâm Thịnh, hai tổng ở hữu ngạn là Xuân Khoa và Nam Kim.
Lãnh thổ này của huyện Nam Đàn được ổn định cho tới ngày nay.
Huyện Nam Đàn nằm ở gần hạ lưu sông Lam và là trung tâm của tỉnh Nghệ
An, trên tọa độ từ 18 độ 34 phút đến 18 độ 47 phút vĩ Bắc, từ 105 độ 24 phút
đến 105 độ 37 phút độ kinh Đông, cách thành phố Vinh 21 ki-lô-mét kể từ
huyện lỵ Sa Nam về phía Đông.
Địa giới huyện Nam Đàn, phía Bắc giáp huyện Đô Lương, Nghi Lộc, phía
Nam giáp huyện Đức Thọ và Hương Sơn, phía Đông giáp huyện Hưng Nguyên,
phía Tây giáp huyện Thanh Chương. Hai dãy núi lớn có tiếng trong tỉnh là Đại
Huệ và Thiên Nhẫn nằm trên đất Nam Đàn. Dãy Đại Huệ chạy dọc địa giới phía
Bắc từ Đông sang Tây. Dãy Thiên Nhẫn chạy dọc địa giới phía Tây từ Bắc đến
Nam. Các dãy núi Đụn, núi Đại… nằm san sát đầu phía Tây Bắc cùng với hàng
trăm núi con xếp trùng điệp dưới chân Đại Huệ và Thiên Nhẫn như những đàn
voi, ngựa ruổi rong quanh bức trường thành che chắn, bảo vệ cho vùng đất thân
yêu của Tổ quốc.


6
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
Sông núi đã tạo ra ở Nam Đàn một địa hình hết sức phức tạp và đa dạng:
vừa đồng bằng vừa bán sơn địa, núi liền đồng, đồng liền sông và có độ dốc lớn.
Tổng số 29688 ha diện tích tự nhiên trong đó 14234 ha đất nông nghiệp, 8395
ha đất lâm nghiệp, còn lại là sông, bàu, núi đồi.
Nam Đàn có sông Lam là con sông lớn chảy qua huyện, bắt nguồn từ nước
Lào chảy qua các huyện phía Tây, đến cuối huyện Thanh Chương nhận thêm

nước nhánh sông Rào Gang từ phía Tây Bắc ra, lách vào hai mỏm núi Đụn và
Thiên Nhẫn, từ đó mở rộng dòng theo hướng Tây Đông uốn lượn quanh co trên
16 km ở phía Nam huyện Nam Đàn rồi đổ xuống hạ lưu. Ngoài sông Lam, từ
năm 1936 trở đi, huyện Nam Đàn có thêm con sông Đào dẫn nước sông Lam từ
ba-ra thị trấn Sa Nam lên phía Bắc và Đông Bắc huyện, thông sang huyện Hưng
Nguyên. Đây là hệ thống nông giang tưới tiêu cho các xã trong huyện, cũng là
đường giao thông thủy. Sông Lam bồi đắp phù sa màu mỡ góp phần tạo cho
Nam Đàn những cánh đồng màu mỡ dọc hai bờ sông.
Nam Đàn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt: mùa
nóng và mùa lạnh, có số giờ nắng trung bình năm là 1637 giờ, nhiệt độ trung
bình năm là 23.9ºC. Nam Đàn có lượng mưa trung bình năm là 1900 mm. Độ
ẩm trung bình là 86%.
Sông Lam và đường tỉnh lộ 49 Vinh - Đô Lương là hai tuyến giao thông
thủy, bộ huyết mạch của huyện Nam Đàn. Hai tuyến giao thông này đã tạo điều
kiện cho Nam Đàn mở rộng việc giao lưu các huyện trong tỉnh cả với thành phố
Vinh, cảng Bến Thủy và nước Lào anh em.
Ngoài ra còn có các đường giao thông lớn chạy qua như quốc lộ 46, quốc
lộ 15A, đường du lịch ven sông Lam… hiện nay hệ thống đường liên thôn, liên
xã đang được mở rộng.
Đất rừng ở Nam Đàn có 647135 ha, chiếm trên 20% diện tích đất tự nhiên
của Nam Đàn. Trước đây trong rừng ở Thiên Nhẫn, ở Đại Huệ, ở Đụn Sơn, có
nhiều loại gỗ quý như: lim, sến, táu, vàng tâm, săng lê, dổi và các loại lâm sản
khác như: tre, song, mây, lá tro để làm nón… cùng các cây dược liệu quý. Rừng
ở Nam Đàn cũng có thể làm rẫy, làm vườn, trồng nhiều cây ăn quả như hồng,
nhãn, chuối, cam, quýt Thú rừng trước đây có hàng trăm loài, hàng chục họ,
bộ. Có cả thú lớn như hổ, báo, nai, hươu và các loại thú thường gặp như chồn,
cáo, khỉ… cũng có các loài bò sát, chim… Nhưng nay gỗ quý và thú hiếm
không còn. Rừng là một tài nguyên vô giá, nếu Nam Đàn có kế hoạch bảo vệ

7

rừng, tu bổ rừng một cách nghiêm ngặt từ đầu, phát triển vốn rừng, khai thác
rừng hợp lý thì đó là một nguồn tài sản làm giàu cho Nam Đàn mãi đến mai sau.
Trên đất Nam Đàn đã phát hiện được mỏ măng-gan ở núi Thiên Nhẫn, mỏ
coóc-xit ở núi Đại Huệ, mỏ đá ong ở hầu khắp chân đồi núi. Cát, sỏi, làm vật
liệu xây dựng thì có thể nói đâu cũng có. Đất sét làm gạch ngói cũng vậy, có ở
Nam Giang, Nam Cát,v.v…
Thiên nhiên đã ban tặng cho huyện sự màu mỡ của đất, tài nguyên khoáng
sản để phát triển kinh tế - văn hóa. Song tài nguyên cũng không ít khó khăn như
khí hậu khắc nghiệt. Chính thử thách đó đã hun đúc nên phẩm chất cần cù, thông
minh, sáng tạo của người Nam Đàn.
1.2. Kinh tế
Điều kiện đó đã cho phép Nam Đàn phát triển nghề nông nghiệp phong phú
sản vật, đa dạng ngành nghề cùng với một số nghề thủ công truyền thống.
Nghiên cứu các tụ điểm dân cư chúng ta dễ dàng nhận thấy cư dân Nam
Đàn đã tích cực khai thác vùng đồng bằng sông Lam để sản xuất nông nghiệp
trong đó nghề nông trồng lúa nước là phổ biến và xuyên suốt hàng ngàn năm
lịch sử. Cùng với việc thâm canh cây lúa, cư dân ở đây đã sớm mở mang các
loại cây trồng khác. Nghề làm nương rẫy phát triển sớm ở nhiều nơi, đã đúc kết
được những kinh nghiệm quý và đạt trình độ kĩ thuật cao, nhất là các xã sát chân
núi Đại Huệ. Nhiều sản phẩm nông nghiệp đã trở thành hàng hóa đặc sản của địa
phương. Hồng, Thị vùng Xuân Liễu đã chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài
huyện từ nhiều thập kỷ. Chè xanh Thanh Thủy thơm ngon có tiếng, được nhiều
nơi trong tỉnh ưa chuộng, nhất là thị trường thành phố Vinh.
Các nghề thủ công truyền thống cũng phát triển sớm và mạnh, đó là nghề
trồng bông dệt vải được phát triển đều khắp các làng xã trong huyện, nghề trồng
dâu nuôi tằm, dệt lụa ở làng Tầm Tang (Nam Tân) và lan nhanh ra các làng, xã
hai bên bờ sông Lam, nghề trồng mía ép mật, nấu đường ở Thanh Đàm, Lương
Gia (Nam Tân), nghề ép dầu các thứ hạt như: vừng, lạc, bưởi… ở làng Đan
Nhiệm, Nghi Lễ (thị trấn Sa Nam).
Ở huyện Nam Đàn hầu như không có làng nào không có nghề thủ công

truyền thống. Ở Vân Sơn, Quy Chính (Vân Diên) có nghề rèn và nghề đúc lưỡi
cày. Ở Hữu Biệt (Nam Giang) có nghề làm gạch ngói. Ở Ngọc Đình (Kim Liên),
Xuân La (Xuân Lâm) có nghề đan đồ tre. Bố Ân, Bố Đức (Hùng Tiến) có nghề
đúc đồ đồng. Ở Vạn Lộc (Nam Lộc), Hoành Sơn (Khánh Sơn) có nghề đóng
thuyền. Ở Tràng Cát (Nam Cát), Trung Cần (Nam Trung) có nghề thợ mộc, thợ

8
nề. Ở Phổ Đông, Phổ Tứ (Nam Cường) có nghề buôn bè, khai thác lâm sản. Ở
Chi Cơ (Nam Thượng) có nghề chạm trổ đồ gỗ.
Có một số làng chuyên nghề đánh cá ở sông Lam, đó là làng Duyên La (xã
Nam Tân), làng Tân Xuân, Thượng Lạc và Đông Thọ (Nam Cường), thương
nghiệp phát triển sớm với các chợ nổi tiếng: chợ Sa Nam, chợ Đồn, chợ Rồng,
chợ Sáo, chợ Vạc, chợ Liệu… đã cuốn hút các đoàn thuyền buôn bán trong và
ngoài tỉnh.
Sau năm 1986, thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước Nam Đàn đã có
sự thay đổi về cơ cấu kinh tế. Ngoài phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp,
còn phát triển cả công nghiệp và dịch vụ, nhằm tạo đà phát triển mới đưa Nam
Đàn vững bước đi lên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.3. Dân cư, văn hóa, xã hội
1.3.1. Dân cư
Dân số toàn huyện đến năm 2009 có 159433 người, hầu hết thuộc dân tộc
Kinh. Mật độ dân cư so với các huyện khác trong vùng thuộc loại cao. Phải
khẳng định ngay rằng, trong thành phần cư dân Nam Đàn đa số là dân bản địa.
Họ sống tại Nam Đàn, tại Nghệ Tĩnh, khai thác mảnh đất Nam Đàn từ thủa bình
minh của lịch sử. Họ làm chủ các thời kỳ văn hóa cổ xưa. Giờ đây, trong số dân
cư Nam Đàn đang sống trên đất Nam Đàn mà ta thường gọi chung là người
Kinh, người Việt ấy có nhiều thành phần: có người ngoại tộc từ phía Nam, phía
Bắc, phía Tây, có người từ phía Bắc Bộ, Thanh Hóa vào, miền biển lên. Họ đến
Nam Đàn với nhiều nguồn gốc, thời gian, động cơ, hoàn cảnh khác nhau. Lâu
rồi họ trở thành người Nam Đàn chung lưng đấu cật với người bản địa, xây dựng

mảnh đất Nam Đàn về mặt văn hóa vật chất cũng như văn hóa tinh thần, làm cho
Nam Đàn trở thành một địa phương giàu đẹp, rạng rỡ truyền thống đấu tranh,
xây dựng, có nhiều người tài giỏi của dải đất Hồng Lam, của Tổ quốc Việt Nam.
1.3.2. Văn hóa, xã hội
Nam Đàn là một trong nhiều địa phương ở Nghệ An nổi tiếng hiếu học.
Vào cuối thế kỷ XIX, ở Nam Đàn có bốn nhà nho được giới nho sĩ tôn là “tứ
hổ” (thông minh bất như Song, uyên bác bất như San, tài hoa bất như Quý,
cường khí bất như Lương) [1,15]. Nghĩa là không ai thông minh bằng Nguyễn
Quý Song, không ai uyên bác bằng Phan Văn San, tức Phan Bội Châu. Không ai
tài hoa bằng Vương Thúc Quý và không ai có trí nhớ bằng Trần Văn Lương.
Việc học hành, thi cử của huyện Nam Đàn từ lâu đã trở thành phong trào
đua tranh trong tầng lớp nho sĩ. Không riêng con nhà quyền quý mà nhiều nho sĩ

9
bần hàn cũng không chịu thua kém trên đường cử nghiệp. Có người dù sớm bị
mồ côi cha mẹ, sống nhờ vào người thân nhưng vẫn tìm mọi cách để học hành
và thi đỗ đại khoa như các ông: Nguyễn Thái ở Đan Nhiệm (Xuân Hoà), Nguyễn
Sinh Sắc ở Làng Sen (Kim Liên)… Gia đình ông cử Trần (Xuân Lâm) tuy “sáng
khoai, trưa khoai, tối khoai, khoai ba bữa”, song vẫn “ông đỗ, con đỗ, cháu đỗ,
đỗ cả nhà” [1,15]. Tấm gương khổ học của gia đình ông được nhân dân địa
phương ca ngợi, nêu gương cho mọi người:
“Làm trai có chí thì nên,
Học Trần đói khổ mà nghiền kinh thi
Áo rách đổi lấy võng điều,
Nón mê đổi lấy chữ đề vua ban”
Tuy vậy, việc học hành, thi cử vẫn không phải là con đường tiến thân và
mục đích duy nhất của nho sĩ huyện Nam Đàn.
Văn học dân gian ở huyện phong phú cả về hình thức lẫn nội dung. Truyện
vè là thể loại văn học dân gian được phát triển rộng rãi. Những sự biến xảy ra
trong làng, trong nước thường được ghi lại bằng vè. Vè tố cáo, vạch mặt bọn

tổng lý, chức sắc sâu mọt, đục khoét nhân dân. Vè lên án bọn vua quan bán
nước. Vè răn đe, chế diễu những thói hư, tật xấu trong xã hội. Vè biểu dương, ca
ngợi những anh hùng, nghĩa sĩ có công với nước, có hiếu với dân… Mỗi bài vè
là một bài học đối với người đời. Hát phường vải cũng được phát triển phổ biến,
gắn liền với nghề kéo sợi dệt vải của nhân dân. Nó không chỉ là sinh hoạt văn
hoá truyền thống giàu tính thông minh, trữ tình của nhân dân lao động mà còn là
nơi thi thố tài năng, gửi gắm tâm tình về việc đời, việc nước của các nho sĩ và cả
một số nhà khoa bảng. Thơ ca yêu nước ở đây cũng phong phú, đa dạng và có
tính chiến đấu cao.
Phong tục mời nhau uống nước chè xanh đã trở thành nề nếp sinh hoạt lâu
đời, phổ biến của nhân dân trong huyện. Hàng ngày cứ vào buổi trưa, buổi tối,
sau khi ăn cơm xong, hôm thì nhà này, hôm thì nhà khác, cứ năm bảy gia đình
một nhóm, già trẻ, trai gái quây quần uống nước chè xanh mới nấu, vừa trao đổi
về kinh nghiệm làm ăn, vừa trò chuyện về mọi sự việc vui, buồn trên đời. Tập
tục này đã gắn mọi người lại trong “tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có
nhau” [1,17] tính cộng đồng trong nhân dân lao động được củng cố, nâng cao và
ngày càng thêm bền vững.
Các sinh hoạt văn hóa trên đây ở huyện Nam Đàn vừa mang đặc trưng văn
hóa Nghệ Tĩnh trong nền văn hóa chung của dân tộc Việt Nam, vừa phản ánh

10
đậm đà sắc thái riêng của một vùng quê giàu truyền thống đấu tranh, xây dựng
và bảo vệ đất nước. Nó đã góp phần không ngừng nâng cao những truyền thống
tốt đẹp của nhân dân ở đây, tô đậm phong cách con người Nghệ Tĩnh trong
phẩm chất cao quý của con người Việt Nam.
Trong lao động và xây dựng, nhân dân huyện Nam Đàn đã sáng tạo ra
những công trình văn hóa, nghệ thuật nổi tiếng. Tiêu biểu là đình Hoành Sơn,
một công trình kiến trúc được xếp vào bậc nhất ở miền Trung nước ta về tài
nghệ chạm trổ điêu luyện tuyệt vời và tính cách dân gian độc đáo.
1.4. Truyền thống lịch sử

Từ thời Văn Lang - Âu Lạc, cộng đồng cư dân xứ Nghệ nói chung, Nam
Đàn nói riêng đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng nhà nước tự chủ đầu
tiên. Thất bại của An Dương Vương trong công cuộc chống ngoại xâm (179
TCN) đẩy toàn bộ quốc gia dân tộc vào thời kỳ chịu ách thống trị lâu dài của các
thế lực phong kiến phương Bắc. Không chấp nhận cuộc đời nô lệ, cùng nhân dân
cả nước, nhân dân sống ở lưu vực sông Lam nhiều lần vùng dậy đấu tranh nhằm
đòi lại độc lập, tự chủ. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Mai Thúc Loan tổ chức,
lãnh đạo bùng nổ vào năm 713 chống ách đô hộ nhà Đường. Trước khí thế nổi
dậy và sự tấn công ào ạt của nghĩa quân, bọn quan quân nhà Đường phải tháo
chạy về Trung Quốc. Đất nước được giải phóng, Mai Thúc Loan lên ngôi hoàng
đế, xây dựng nền độc lập tự chủ trên toàn lãnh thổ của nước nhà.
Không bao lâu, nhà Đường đem 10 vạn quân sang đánh chiếm nước ta.
Dưới sự lãnh đạo của vua Mai, nghĩa quân đã chiến đấu anh dũng đẩy lùi nhiều
cuộc phản công của địch cả đường bộ lẫn đường thủy.
Trong lúc đất nước đang đứng trước giờ phút lâm nguy thì nhà vua bị bệnh
hiểm nghèo và qua đời. Con của ông là Mai Thúc Huy đã lãnh đạo nghĩa quân
tiếp tục chiến đấu. Quan quân nhà Đường lồng lộn, hung hãn đã dìm cuộc khởi
nghĩa trong biển máu.
Tiếp bước cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, trong những chặng đường
tiếp theo của lịch sử, nhân dân Nam Đàn đã tích cực đóng góp người và của cho
những cuộc khởi nghĩa đấu tranh bảo vệ biên giới dân tộc trước những đội quân
xâm lược bên ngoài như cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly,
khởi nghĩa Lam Sơn hay những chiến thắng hiển hách của người anh hùng áo
vải cờ đào Quang Trung. Mảnh đất Nam Đàn cũng là nơi xuất phát, đứng chân
của nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân trong lịch sử.

11
Phát huy những tinh thần và truyền thống quý báu đó, trải qua hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vĩ đại của dân tộc ta, nhân dân Nam Đàn
không quản ngại khó khăn gian khổ, đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu, bất

chấp sự hi sinh của mình, quyết giành bằng được nền độc lập cho dân tộc.
Ngày nay khi mà đất nước không còn bóng giặc ngoại xâm, cả nước đang
dồn toàn bộ sức lực cho công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội thì nhân dân Nam
Đàn đã đóng góp sức người, sức của cho việc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước
ta. Bộ mặt kinh tế - xã hội Nam Đàn đang có sự khởi sắc rõ rệt.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Là một huyện đồng bằng của tỉnh Nghệ An, mảnh đất Nam Đàn được hình
thành khá sớm và có bề dày lịch sử, tràn đầy sức sống. Trong lao động sản xuất,
xây dựng cuộc sống, nhân dân Nam Đàn không những siêng năng, chịu khó, căn
cơ mà còn thông minh và giàu nghị lực. Trong công cuộc chống giặc giữ nước,
Nam Đàn là một trong những nơi có vị trí chiến lược quân sự hết sức quan trọng,
có lợi cả về thế thủ lẫn tiến công. Vì vậy, nơi đây đã từng là điểm xuất phát và
chỗ đứng chân của nhiều cuộc khởi nghĩa, do các vị anh hùng cứu quốc tổ chức
và lãnh đạo. Nơi đây cũng đã từng là bãi chiến trường đọ sức triền miên, quyết
liệt giữa lực lượng xâm lược và chống xâm lược. Trong các cuộc chiến đấu ấy,
lớp lớp cư dân Nam Đàn đã có những đóng góp to lớn về người và của cho công
cuộc kháng chiến; đồng thời cũng phải chịu đựng nhiều hi sinh, tổn thất nặng nề
do địch gây ra.
Được thử thách và được rèn luyện qua những đụng đầu khốc liệt của lịch
sử đấu tranh hàng chục thế kỷ, những phẩm chất cao quý của nhân dân Nam
Đàn ngày càng phát triển, nâng cao và củng cố bền vững.
Đó là đức tính cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo trong lao động sản
xuất và xây dựng cuộc sống, là tinh thần khẳng khái bảo vệ chân lý, bảo vệ lẽ
phải, dũng cảm đấu tranh chống lại mọi điều gian tà, bất chính, trái với đạo lý
làm người, là ý chí xả thân vì nghĩa lớn, vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Những phẩm chất đó, những tính cách đó, những truyền thống tốt đẹp đó,
mãi mãi là vốn quý vô giá của nhân dân Nam Đàn mà các thế hệ nối tiếp nhau
đã không ngừng phát huy và đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.


12
CHƯƠNG 2. CUỘC KHỞI NGHĨA MAI THÚC LOAN

2.1. Thân thế và sự nghiệp
2.1.1. Thân thế
Những đêm đông giá rét, quây quần bên bếp lửa hoặc những đêm hè, tụ tập
trên chiếc chiếu trải ở sân, các cụ ông, cụ bà vùng quê Sa Nam - đời này qua đời
khác thường kể cho cháu chắt chút chít nghe những mẩu chuyện lý thú về sự
tích người anh hùng Mai Thúc Loan của quê hương. Chuyện kể dưới đây được
ghi trong cuốn sách chữ Hán có thể được viết cách đây độ 700 năm (cuốn Việt
điện u linh của Chư Cát Thị trong thư tịch cổ Việt Nam - mà các sách truyền
thuyết Việt Nam. Truyện hay nước Việt xuất bản vào những năm cuối thế kỷ
XX các tác giả đều trân trọng nhắc lại).
Chuyện kể rằng, vào thời đất nước ta đang đắm chìm trong đêm dài Bắc
thuộc (lúc đó là nhà Đường cuối thế kỷ VII), ở một thôn làm muối có tên gọi Gò
Mơ, ven biển Thiên Lộc (nay là xã Mai Lâm, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) có
một đôi trai gái yêu nhau tha thiết. Nàng tên là Vương Thị, thuộc gia đình tương
đối khá giả, có học. Chàng là Mai Sinh, xuất thân trong một gia đình khó khăn.
Yêu nhau nhưng không được gia đình hai bên ủng hộ, tuy vậy họ vẫn bất chấp
mọi rào cản để đến với nhau. Tới một ngày khi tình yêu đã kết nụ đơm hoa, để
tránh mọi tục lệ hà khắc, hương ước, gia phong, dư luận… hai người đã rời khỏi
Gò Mơ tìm đến một vùng đất mới để sinh sống.
Nơi vợ chồng đến định cư là thôn Ngọc Trừng thuộc huyện Sa Nam (nay là
thôn Ngọc Trừng, xã Nam Thái, huyện Nam Đàn), một làng thuộc vùng bán sơn địa.
May mắn cho họ, dân vùng quê mới tuy rất nghèo khổ nhưng lại hết sức tốt
bụng, giàu lòng nhân ái. Họ cùng nhau dựng một túp lều nhỏ trên một mảnh
vườn cũ, nơi có sẵn mấy gốc cây Mai già - một loại cây có tên ngẫu nhiên trùng
với họ của Mai Sinh. Một thời gian sau khi Vương Thị sắp sinh thì kẻ mảnh tã,
người bát ngô, củ sắn, họ gom góp lại giúp vợ chồng chuẩn bị cho ngày sinh

con. Trong khi chờ mãn nguyệt khai hoa, ngày ngày nàng lên núi Đụn, núi Dẻ
trước làng kiếm củi, đào củ mài, xuống bàu Chò Cùng cạnh nhà kiếm con tôm,
con cua làm lương thực thực phẩm độ nhật và dành dụm lúc sinh con. Còn
chàng thì ra sức vỡ đất hoang trồng ngô sắn chuẩn bị cho cuộc sống lâu dài.
Một đêm nọ, Vương Thị bỗng nằm thấy mộng một thiếu phụ, mình mặc áo
đỏ, tự xưng là xích y sứ giả, tay cầm một viên ngọc bích to hơn quả trứng gà và
nói rằng: Cho con viên kê sơn bích, nên dùng làm vật báu. Vương Thị thấy viên

13
ngọc hình như quả trứng nhưng to hơn, năm sắc óng ánh, lóe cả mắt, bèn dơ tay
đón lấy, bỗng nhiên cầm hụt, ngọc rơi xuống đất vỡ tan, tiếng động làm nàng
giật mình tỉnh giấc, sau đó sinh ra một con trai. Ở đùi bên trái của đứa bé có một
vết xanh đen giống như một đồng tiền. Nàng đem chuyện nằm mộng nói với
chồng. Chàng lấy làm lạ, suy nghĩ rồi đoán rằng: Ngọc nhận ở tay bỗng nhiên
rơi xuống đất vỡ tan, tung tóe, có tiếng kêu vang, đó là cái ý tiếng tăm vang dậy,
chấn động người đời. Còn con gà thì đứng đầu loài có cánh, lại thêm năm sắc
lóe mắt dùng để làm vật báu, là cái điềm lành của con linh điểu mang năm đức
tốt. Do đó, ông bàn cùng bà đặt tên con là Phượng, tự là Loan. Loan Phượng là
tên một loài gà rừng quý nhất, đẹp nhất, nằm trong bốn loài vật được nhân dân
tôn thờ là long, ly, quy, phượng.
Về chuyện Mai Thúc Loan ra đời, còn nhiều truyền thuyết khác nữa có
truyền thuyết được màu Thần thoại, tôi chọn riêng truyền thuyết trên theo Việt
điện u linh là truyền thuyết sau này đã được nhiều người sử dụng khi viết về Mai
Hắc Đế.
Những ngày khó khăn vượt cạn của bà mẹ trẻ cũng qua đi, nhờ sự thương
yêu vợ của Mai Sinh, cùng sự đùm bọc của nhân dân địa phương. Đặc biệt nhờ
Mai Thúc Loan - bẩm sinh thể chất cứng cáp, hay ăn chóng lớn, ít bệnh tật ốm
đau quặt quẹo.
Không có gì bồi dưỡng ngoài dòng sữa mẹ, nhưng Mai Thúc Loan lớn
nhanh như thổi, chẳng mấy chốc đã là một cậu bé tự đi chơi, nghịch ngợm một

mình để cha mẹ kiếm ăn hàng ngày.
Các cụ thường kể là Mai Thúc Loan lúc tuổi thơ vô cùng hiếu động như đa
phần các cậu bé cùng tuổi. Nhưng khác với bạn bè cùng lứa, đặc điểm nổi bật
nhất ở Mai Thúc Loan là tính hiếu học.
Mai Thúc Loan, phần thì tuổi quá nhỏ, phần khác là nhà Mai lại quá nghèo.
Giá có đến tuổi đi học chăng nữa, thì cũng chẳng thể nào có tiền mua sách vở,
sắm được cái khố để đến lớp.Và tất nhiên cũng chẳng có tiền mua lễ vật đến
mừng nhà Thổ Hào vào dịp lễ tết và đến cúng đủ thứ giỗ ở nhà y.
Ham học nhưng biết rõ hoàn cảnh của mình không đến lớp được như bạn
bầu cùng trang lứa, Mai không ghen tỵ bạn, oán thán cảnh khổ của mình, mà
mày mò và kiên nhẫn học theo cách của cậu là tự học. Và kỳ lạ thay, cậu đã am
tường chữ nghĩa, đọc được, hiểu được sách vở thánh hiền, nhiều đứa cùng tuổi
học chính thức với thầy, xem ra còn kém xa Loan về mặt chữ nghĩa, kinh sử. Có
thể nhờ đức tính ham học, nhờ vào bộ óc thần đồng, nhờ khí thiêng giang sơn
chung đúc, Mai Thúc Loan đã sớm có những nhận thức hơn người. Ngay từ lúc

14
còn nhỏ, Mai Thúc Loan đã có lòng yêu nước, căm thù giặc và luôn tìm mọi
cách để cứu nước, giúp dân, đập tan chế độ đô hộ nhà Đường.
Tình cha mẹ thương con không bờ bến và lòng Mai Thúc Loan quý mến
cha mẹ như biển như trời, đã giúp cho gia đình Mai Thúc Loan, từ trong gian
khổ cùng cực của cuộc đời, nhưng vẫn sống bên nhau đầm ấm yên vui, coi
thường mọi gian lao cực khổ.
Cái gia đình nhỏ nghèo của cậu đang sống bên nhau vui vẻ. Cha mẹ vui có
con sớm khôn, cả nghĩ, lớn trước tuổi. Con vui có cha mẹ thương yêu dìu dắt
mình hết lòng. Một cuộc sống được nhân dân trong vùng coi là đầm ấm, hạnh
phúc thì một tai họa bất ngờ ập xuống đầu cậu.
Năm Mai Thúc Loan 10 tuổi, mẹ đi hái củi bị hổ vồ, khi nỗi đau mất mẹ
còn chưa được hàn gắn thì cha lại qua đời. Số phận quả thật là nghiệt ngã với
một con người còn nhỏ tuổi mà đau thương chồng chất đau thương này.

Với một em bé khác, thậm chí với cả một người lớn, trước cái tai hoạ bỗng
dưng ập đến đó, chắc khó ai mà ngượng nổi. Nhưng với Mai Thúc Loan, thời
gian dần qua, cậu đã gắng gượng định thần và trụ vững được và bắt đầu bước đi
trên con đường mới, con đường mình tự mày mò, dò dẫm mà không có bàn tay
dắt dìu của cha mẹ thân yêu.
Mồ côi mồ cút, nhưng Mai Thúc Loan được bà con thương yêu quý mến,
trong đó có gia đình ông Đinh Thế nhận làm con nuôi. Ông Đinh Thế vốn là bạn
thân của Mai Sinh - thân phụ Mai Thúc Loan - ngay từ khi Mai Sinh vừa đến
đây lập nghiệp. Do tính nết hợp nhau, hai gia đình gắn bó, gần gũi, hai người
đàn ông là bạn thân thiết. Bởi vậy khi cha mẹ Mai Thúc loan lần lượt qua đời,
ông Đinh Thế đã nhận Mai Thúc Loan làm con nuôi đem về nuôi nấng, chăm
sóc bảo ban, cùng ông làm lụng kiếm sống.
Mai Thúc Loan có hai vợ: đó là bà Đinh Ngọc Tô và bà Phạm Thị Uyển.
Đinh Ngọc Tô là người vợ tấm cám thửa đầu của Mai Thúc Loan. Ngọc Tô
hiền mà đa trí, giỏi việc cửa nhà, đảm công việc nông trang, trên cơ sở những gì
mà cha mẹ để lại, hai vợ chồng ra sức lam làm và cần cù tích góp, ít lâu sau gia
sản của họ đã ngày càng một khá hơn có thể coi là bậc trung lưu thời đó.
Bà Đinh có bốn con, gái đầu là Mai Thị Cầu, hai trai song sinh tiếp theo là
Mai Bảo Sơn (anh) và Mai Kỳ Sơn (em). Con út mệnh yểu, sớm qua đời. Ít lâu
sau, thương con bà sinh bệnh rồi cũng mất sớm. Mai Thị Cầu, Mai Bảo Sơn,
Mai Kỳ Sơn đều là những thủ lĩnh các căn cứ phía Bắc.

15
Sau vợ đầu Đinh Ngọc Tô, Mai Thúc Loan còn có người vợ thứ hai Phạm
Thị Uyển. Đây là cô gái có học, có chí khí, giỏi võ nghệ, đẹp người, là cháu
ngoại ruột của cụ Phùng Hạp Khanh, mẹ cô là chị ruột Phùng Hưng, Phùng Hải,
Phùng Dĩnh (ba vị thủ lĩnh chống Đường vào nửa sau thế kỷ XVIII). Năm 18
tuổi, Phạm Thị Uyển lấy Mai Thúc Loan. Khi Mai Thúc Loan khởi nghĩa, lên
ngôi Hoàng đế (hiệu là Mai Hắc Đế, tháng 4 năm 713), bà trở thành Hoàng hậu.
Bà Phạm có một người con với Mai Thúc Loan, đó là Mai Thúc Huy - ông cũng

là một thân tướng có vị trí quan trọng trong cuộc khởi nghĩa.
2.1.2. Sự nghiệp
Ngay từ lúc còn vị thành niên, do có vóc đồ sộ, có nhiều miếng, nhiều mẹo
vật thông minh, nên có lần anh đã rửa được nỗi nhục cho làng vật Sa Nam.
Trong ngày hội xuân năm ấy, một tên lính Đường đã làm lấm lưng ba, bốn đấu
vật bản xứ. Đó là những đô vật trong vùng, thường giật lèo nhiều lần trên xới vật
châu lỵ, mà so với họ, Mai Thúc Loan chỉ là bậc đàn em về tuổi đời cũng như về
ngón nghề trong vật thuật. Nhưng lần đó, trước thái độ kiêu khích của tên lính
Đường, anh đã cởi áo bước vào xới vật. Không ai tin là thắng lợi trận đấu lại
nghiêng về cậu bé tuổi đời cũng như vóc dáng chỉ bằng nửa đối phương. Nhưng
sự thật hiển nhiên trước mắt họ là, chỉ sau một phút bắt đầu, Mai Thúc Loan đã
quật ngã tên lính Đường kiêu ngạo trong sự cổ vũ nhiệt tình của cô bác, bạn bè.
Kể lại chuyện này, nhiều cụ già nhận định rằng có thể ý chí đã quyết định thắng
lợi nhưng cũng có cụ cho rằng ý chí chỉ là một nửa. Nửa còn lại do Mai Thúc
Loan chịu khó rèn luyện từ thửa nhi đồng và có sức khỏe đặc biệt, có nhiều mẹo
vật. Sau lần giật lèo trên xới vật buổi đầu xuân năm ấy, Mai được anh em tráng
đinh trong thôn - bất chấp tuổi anh còn bé như em út họ - mời chào giúp đỡ chỉ
bảo cho họ, khi thì một thế võ mà anh học lỏm được từ những buổi quan sát bọn
lính Đường dạy nhau, khi thì một mẹo vật do anh sáng ý tự nghĩ ra trong lúc
chơi cùng bạn bè. Mai Thúc Loan còn được anh em bạn phường săn cho tham
gia công việc săn bắn vào lúc việc nhà nông rỗi rãi, coi anh như một tráng đinh,
thực thụ bình đẳng cùng mọi bạn phường săn khác.
Và đặc biệt, mới mười ba mười bốn, cậu bé Mai Thúc Loan gần như tay
không bắt hổ, chuyện diệt được hổ dữ, trả thù cho mẹ được truyền thuyết đời sau
kể lại dưới nhiều dạng, nhiều vẻ, nghe cứ như là chuyện thần thoại, thật ly kỳ và
hết sức hấp dẫn.
Thời gian trôi qua, Mai Thúc Loan đã trở thành một thanh niên thực thụ.
So với bạn bè cùng trang lứa, anh vẫn lớn khôn, vượt trội hơn cả.

16

Đất nước ta nói chung và Hoan Châu (Nghệ Tĩnh), Sa Nam nói riêng, vào
thời kỳ Mai Thúc Loan giã biệt tuổi thơ, là thời kỳ mà mọi tráng đinh trong thôn
trang, làng mạc ai cũng phải năm một lần hoặc vài năm một lần sung vào đội
dân phu chuyên chở cống vật mà bọn quan lính đô hộ vơ vét thu gom được đi
cống nạp.
Với một người như Mai Thúc Loan, thông minh, tháo vát, lại từng thực
hiện trọn vẹn cái kế nội công cho anh em bạn dân nghèo phá tung kho thóc Thổ
Hào, trả được cái nghĩa cho bà con dân nghèo, chắc chắn anh biết lợi dụng mọi
thuận lợi, mọi cơ hội có được trong việc đi phu để thực hiện mưu đồ.
Những cơ hội đó, trước hết là sự đi lại hợp pháp từ quê hương Châu Hoan
ra Tống Bình (Hà Nội), rồi vượt biên ải sang tận Tràng An nhà Đường, xong lại
quay về. Với cuộc du hành qua hàng trăm thôn xã, hàng ngàn dặm đường xa…
theo câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một ngày khôn” [9,47] thì sau một
chặng đường, qua một thôn trang, chắc chắn Mai Thúc Loan sẽ học được nhiều
điều bổ ích, lý thú, tạo tiền đề cho việc thực hiện mưu đồ về sau. Thêm vào đó
ngoài cơ hội được học hỏi, anh sẽ còn có thêm một cơ hội thuận lợi đặc biệt để
đi khắp nơi trong cả nước để tìm hiểu tình hình, tuyên truyền giác ngộ quần
chúng nhân dân, liên kết họ lại trong mục tiêu diệt giặc cứu nước. Bởi vì những
chặng đường đi qua, những thôn xóm mà đoàn dân phu dừng chân sẽ là những
nơi để nắm bắt tình hình từng địa phương để giăng mắc mạng lưới những người
đồng tâm huyết, đồng chí hướng, cùng hành động vì đại nghĩa.
Chưa kể rằng chính ngay lực lượng hàng ngàn dân phu cùng đi làm nhiệm
vụ chuyên chở cống phẩm cũng là một lực lượng đáng kể nếu anh kín đáo giác
ngộ được lòng yêu nước căm thù giặc của mỗi người.
Lại nữa với một con người am tường chữ nghĩa, giỏi võ thuật, sức khỏe
hơn người, thông minh vượt bậc, biết che giấu mưu đồ của mình, mà ra sức tận
tuỵ, mẫn cán thi hành mọi nhiệm vụ được giao, chắc chắn Mai Thúc Loan sẽ
được bọn quan lính nhà Đường phụ trách việc cống nạp có cảm tình và nể trọng.
Chúng chẳng dại gì mà không sử dụng Mai Thúc Loan làm người chỉ huy bản
xứ bên cạnh chúng. Vì trong việc điều hành mấy con người bản địa, trên một lộ

trình dài, đầy rẫy khó khăn bất trắc, một con người chỉ huy bản xứ có trình độ,
có năng lực như Mai Thúc Loan bên cạnh toán quan lính Đường áp tải, thật là
cần cho chúng biết chừng nào.
Từ những phân tích trên, ta có thể tin chắc rằng, chuyện cống nạp - vốn là
một tai họa đối với đất nước - thì với Mai Thúc Loan là cơ hội tốt để thực hiện

17
một ý đồ, một hoài bão lớn mà hơn hai chục năm sau, ý đồ đó đã giành được kết
quả mong muốn.
Nhờ chí du ngoạn, bình định thiên hạ, lại được vợ hết lòng ủng hộ. Từ đó,
tận dụng mọi cơ hội có thể, Mai đã tập hợp được nhiều bậc hiền tài cùng có lòng
căm thù giặc đô hộ, yêu thương nhân dân, lo lắng ưu phiền trước tình hình đất
nước đang đau thương dưới ách Bắc thuộc mà ấp ủ mong muốn diệt thù cứu
nước. Những vị đó sau này trở thành những tướng tài tụ nghĩa dưới lá cờ của
ông như Thôi Thặng, Phong Hậu, Phục Trường Thủ, Hoặc Đan, Khổng Qua,
Cam Hề, Sĩ Lâm, Đỗ Tân, Tiết Anh, Đàm Du Vân,…
Nhờ vào gia sản cha mẹ để lại, cùng tài làm ăn, thu vén của Ngọc Tô và
nhất là nhờ vào sự đồng tâm, đồng lòng của vợ trong mưu toan đại nghĩa, khách
đến với Mai Thúc Loan cả vài nghìn người, mà vợ chồng Mai vẫn thu xếp, cho
ẩn náu ở các trang trại được lập ra để sản xuất lương ăn và luyện tập võ nghệ,
rèn đúc binh khí.
Ngoài căn cứ địa Sa Nam tại quê hương, Mai Thúc Loan đã để tâm tìm
hiểu mọi miền trên cả nước mà lập thêm mấy căn cứ nữa hỗ trợ cho Sa Nam
khi hành sự.
Căn cứ đầu tiên là căn cứ ở miền duyên hải Đông Bắc mà trung tâm chỉ
huy được đặt tại thôn Điều Yêu (nay thuộc xã Quốc Tuấn, huyện An Hải, tỉnh
Hải Phòng). Thôn Điều Yêu nằm ở gần chân núi Voi, một ngọn núi ở vùng đồng
bằng ven biển Hải Phòng. Từ đây tiến lên phía Bắc thì đến được vùng Triều
Dương (nay là Quảng Ninh), khống chế được cửa mấy con sông lớn từ Đông
Bắc Bắc Hà đổ ra biển. Đó là những con đường thủy có thể giúp quân xâm lược

phương Bắc đổ quân vào nước ta để cứu viện cho quân chiếm đóng của chúng
nếu ta dấy binh khởi nghĩa. Đồng thời đây cũng là nơi rút lui của bọn quan lính
chiếm đóng khi bị nghĩa quân tấn công. Còn từ đây tiến xuống phía Nam cũng
lại gặp những cửa sông lớn như cửa sông Nam Triệu (nơi sông Văn Úc đổ ra
biển), Quý Cao (nơi sông Hồng đổ ra biển thời đó nay ở sâu vào đất liền, cách
biển độ hơn ba mươi km), là những cửa sông có thể giúp nghĩa quân dễ dàng
theo đường biển tiến quân ra Bắc giải phóng toàn bộ lãnh thổ phía Bắc và Tây
Bắc Tổ quốc ta, trong đó có Tống Bình - đô thị trung tâm của bộ máy cai trị toàn
bộ An Nam đô hộ phủ của nhà Đường lúc bấy giờ. Đặc biệt, ngoài việc kiểm
soát mấy cửa sông lớn, khu căn cứ này còn là vùng đất nằm trên châu thổ sông
Hồng, vùng châu thổ đông dân nhất, nhiều thóc gạo nhất nước ta thời bấy giờ.
Tổ chức tốt nhân dân ở đây thì vùng này sẽ là kho người, kho thóc dự trữ tại chỗ
cho nghĩa quân khi từ căn cứ địa Sa Nam tiến quân ra Bắc giải phóng Tống Bình

18
và cả nước. Tại đây, Mai Thúc Loan đã bắt rễ được một bạn đồng chí là Phạm
Ngọc Giao, người địa phương. Rồi về sau, nhằm tăng cường lực lượng chỉ đạo
tại chỗ, khi con gái là Mai Thị Cầu đã lớn, Mai đã gả con mình cho con trai
Phạm Ngọc Giao là Phạm Quỳnh. Tiếp đến, Mai lại cho con trai Mai Kỳ Sơn lấy
cô Hoàng Thị Đang ở đây làm vợ và cũng cho về đây gửi rể.
Thứ hai là căn cứ Đường Lâm (thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội ngày nay) cạnh
Tống Bình. Cụ Phùng Hạp Khanh là quan lang đạo châu Đường Lâm, một địa
phương ở vùng bán sơn địa, phía Bắc có sông Hồng, phía Tây có núi Ba Vì và
sông Đà, phía Đông đi một ngày là thủ phủ Tống Bình - nơi đặt đại bản doanh
của bộ máy cai trị An Nam đô hộ phủ. Sau này khi Mai Thúc Loan khởi nghĩa,
cụ Phùng đã đem binh ở châu mình ứng nghĩa. Điều đó giải thích vì sao Mai lại
đến một nơi cách xa quê hương kết bạn đồng tâm với một thủ lĩnh địa phương
ngang tuổi cha ông mình, rồi lại lấy cháu người đó làm vợ. Nhìn xa hơn về sau
này - khoảng giữa thế kỷ VIII trong mấy chục châu, quận cả nước bấy giờ, chỉ
có vùng Đường Lâm là nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Đường thứ hai. Cũng như

vùng duyên hải Đông Bắc, tại đây Mai Thúc Loan đã tìm hiểu (qua những lần đi
cống nạp trở về - là lúc có điều kiện ngang tắt đó đây suốt lộ trình quay lại quê
hương) đã âm thầm liên kết với Quan Lang đạo địa phương, lấy đây làm căn cứ
hỗ trợ cho Sa Nam khi khởi sự. Rồi do mến đức, trọng tài thủ lĩnh nghĩa quân,
và có lẽ còn do ý muốn tạo thuận lợi cho Mai Thúc Loan, giúp Mai có người
bạn tâm phúc đắc lực, cụ Phùng Hạp Khanh đã gả đứa cháu ruột thịt mình cho
thủ lĩnh nghĩa quân.
Và như thế, ngoài căn cứ Sa Nam tại quê hương, Mai Thúc Loan đã âm
thầm, bí mật xây dựng thêm căn cứ Điều Yêu ở Duyên Hải Đông Bắc và căn cứ
Đường Lâm cạnh Tống Bình để phục vụ cho mưu đồ dấy binh khởi nghĩa.
Sau một thời gian ngấm ngầm chuẩn bị mà chưa gặp thời cơ, các bạn đồng
tâm, đồng chí của Mai Thúc Loan đều có chung một tâm trạng sốt ruột, nôn
nóng. May mắn thay, cuối cùng thì cái thời cơ mong đợi kia cũng đã đến - đó là
sự lộn xộn trong triều nhà Đường lúc bấy giờ.
Vào lúc này, sau khi giành lại được vương quyền bị Võ Tắc Thiên chiếm
đoạt (và lập nên nhà Chu từ năm 690 đến 705), nhà Đường được khôi phục với
vua Đường Trung Tông.
Tuy nhiên, liên tiếp trong 7 năm sau đó (705 đến 712) triều chính nhà
Đường trở nên hết sức rối ren do nhiều cuộc chính biến xảy ra (có đến ba vị vua
được lập nên rồi phế truất). Cuối năm 712 đến lượt Đường Huyền Tông lên ngôi

19
(tức Đường Minh Hoàng mà trong hai năm đầu chấp chính 713 - 714, ông lấy
niên hiệu là Khai Nguyên, rồi sau lại đổi thành niên hiệu Thiên Bảo.
Sau 7 năm lộn xộn (705 đến 712) và thực tế thì việc Lý Long Cơ tức Huyền
Tông, Đường Minh Hoàng lên ngôi cũng chưa phải được sự hoàn toàn nhất trí
của triều đình mà chỉ là của một số thế lực - trong đó có bà phi của một tiên
vương, từ bối cảnh đó dư luận dự đoán sẽ lại có một thời kỳ bất ổn trong triều
chính nhà Đường.
Thấy đây là một cơ hội tốt, một buổi họp đã được tổ chức vào đầu năm

Quý Sửu và qua những gì diễn ra khi khởi nghĩa bùng nổ - ta biết đây là một
cuộc họp vô cùng quan trọng. Quan trọng vì nó kết thúc một giai đoạn chuẩn bị
kỳ công của Mai Thúc Loan trên phạm vi cả nước. Một cuộc chuẩn bị kéo dài
đến mấy chục năm (kể từ khi Mai lấy vợ đến khi các con đã trở thành những
viên tướng tâm phúc được dựng vợ gả chồng và biệt phái phụ trách một căn cứ
xa quê hương). Quan trọng, vì chính tại cuộc họp này, Mai đã thành lập được
một ban chỉ đạo khởi nghĩa để giúp mình điều hành đại sự.
Ngoài các thân nhân thân tướng như Phạm Thị Uyển, Phùng Hạp Khanh,
Mai Thị Cầu, Mai Kỳ Sơn là những thủ lĩnh các căn cứ phía Bắc mà ta nghĩ
không thể thiếu trong danh sách ban chỉ đạo khởi nghĩa, ban này còn gồm nhiều
cộng sự thân tín của Mai trước đây: Đó là Phùng Hậu được phong làm Quân sư,
Thôi Thặng làm Thái Uý, Phục Trường Thụ làm Tham mưu, Đàm Vân Du làm
Tán nghị, Mao Hoành làm Thái Trung Đại Phu, Tùng Thụ làm Tri Trung nội sử,
Khổng Qua làm Thảo Lỗ tướng quân, Nguyễn Huynh, Nguyễn Đệ làm Đông
Dực và Nậm Sơn, Đại tướng quân, Tiết Anh làm Lâm ấp thông vận sứ; Hoắc
Đan làm Châu Lạp cáo dụ sứ. Nghĩa quân thì chia làm bốn đạo, mỗi đạo chia
lam ba quân, mỗi quân một ngàn người.
Chính ban chỉ đạo khởi nghĩa này cùng số nghĩa quân được phiên chế lại
một cách gọn nhẹ, hợp lý đã đảm bảo cho cuộc khởi nghĩa được châm ngòi vào
tháng tư năm đó - năm Khai Nguyên thứ nhất của nhà Đường - được thành công
mỹ mãn.
2.2. Cuộc khởi nghĩa
Thế kỷ VIII, nhà Đường cai trị nước ta. Đường Huyền Tông là một ông vua
hiếu sắc, tham lam và bạo ngược. Dưới ách cai trị xảo quyệt của nhà Đường,
nhân dân ta phải chịu trăm đường cực khổ. Thuế khóa nặng nề, tạp dịch triền
miên. Chế độ triều cống ngày càng nhiều, càng nặng. Hoan Châu (Nghệ Tĩnh) là
nơi có nhiều của ngon, vật lạ, đặc biệt là quả vải. Cụ thể trên sườn dãy núi Đại
Huệ có giống vải ngon nổi tiếng. Viên quan nhà Đường đô hộ Hoan Châu biết rõ

20

vua quan nhà Đường, đặc biệt ái khanh của vua là Dương Quý Phi rất ưa thích
vải này. Chuyện kể rằng, mỗi khi mùa vải chín, ngắm trời phương Nam, khi
ngựa đưa vải tiến dâng vua về đến Tràng An, Dương Quý Phi nhoẻn miệng
cười. Đỗ Mục, nhà thơ nổi tiếng đời Vãn Đường đã viết:
Nhất kỵ hồng trần Phi tử tiếu
Vô nhân tri thị lệ chi lai
Dịch nghĩa:
Bụi Hồng ngựa ruổi Phi cười nụ
Vải tiến mang về ai biết đâu?
Từ đó, người ta đặt cho vải này cái tên là Phi tử tiếu (Nàng Phi cười).
Hàng năm đến mùa vải chín, bọn quan quân đô hộ sục vào các làng xã,
thu vét quả vải và bắt phu gánh sang Trung Quốc cống nạp cho vua quan nhà
Đường. Những người bị chúng bắt đi phu phải chịu muôn vàn cực nhục và bị
bọn quan lính hành hạ, ngược đãi đủ điều. Lòng căm hận của nhân dân ta đối
với chế độ cai trị nhà Đường chất nén tới cực độ. Nhân dân Hoan Diễn (Nghệ
Tĩnh) đã ghi lại nỗi thống khổ của nhân dân thời đó trong một bài chầu văn
dài: [7,82]
“Nhớ khi nội thuộc Đường triều,
Giang sơn cố quốc nhiều điều ghê gai
Sâu quả vải vì ai vạch lá,
Ngựa hồng trần kể đá héo hon”
Điểm lại một cách tổng quát việc trường kỳ chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa,
ta thấy Mai Thúc Loan đã giăng mắc được một mạng lưới nghĩa quân rải đến
khắp mọi miền Tổ quốc. Mạng lưới đó đặc biệt dày đặc ở quê hương Châu Hoan
và hai châu kế tiếp là Châu Ái và Châu Diễn (vùng đất thuộc ba tỉnh Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ). Trong bước một của cuộc khởi nghĩa, Mai và các
đồng sự đã quyết định là bằng mọi giá, thanh toán kỳ được bộ máy đô hộ nhà
Đường ở đây, làm bàn đạp cho việc giải phóng cả nước trong bước hai.
Ngày châm ngòi mở đầu cho cuộc khởi nghĩa được Mai Thúc Loan chọn là
thời điểm mà hàng trăm dân phu Sa Nam ở thủ phủ Châu Hoan đi cống nạp vải

năm đó lên đường.
Chọn ngày khởi nghĩa là ngày đoàn dân phu đi cống lên đường, chắc chắn
là vì trong hàng trăm phu đi cống nạp Mai Thúc Loan đã gài khá nhiều nghĩa

×