Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đóng góp của Vương triều Lý đối với lịch sử dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.51 KB, 12 trang )

Đóng góp của Vương triều Lý đối với lịch sử dân tộc
I/ Khái quát về Vương triều Lý
Nhà Lý là một triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Triều đại này
bắt đầu khi Thái Tổ Thần Vũ hoàng đế Lý Công Uẩn lên ngôi vào tháng 10 âm
lịch năm 1009, sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê. Triều đại này
trải qua 9 vị hoàng đế và chấm dứt khi Nữ hoàng đế Lý Chiêu Hồng, lúc đó
mới có 7 tuổi, bị ép thối vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào
năm 1225 – tổng cộng là 216 năm.
Vào năm 1054, hoàng đế Lý Thánh Tông đã đổi quốc hiệu từ Đại Cồ
Việt (大大大) thành Đại Việt (大大). Dân số Đại Việt lúc đó ước tính khoảng hơn 2
triệu người.
Trong nước, mặc dù các vị Hoàng đế đều sùng bái Phật giáo, nhưng ảnh
hưởng của Nho giáo cũng rất cao, với việc mở các trường đại học đầu tiên
là Văn miếu (1070) và Quốc tử giám (1076), và các khoa thi để chọn người hiền
tài khơng có nguồn gốc xuất thân là q tộc ra giúp nước. Khoa thi đầu tiên
được mở vào năm 1075, và Trạng nguyên đầu tiên là Lê Văn Thịnh. Về thể
chế chính trị, đã có sự phân cấp quản lý rõ ràng hơn và sự cai trị đã dựa nhiều
vào pháp luật hơn là sự chuyên quyền độc đoán của cá nhân. Sự kiện nhà Lý
chọn thành Đại La làm kinh đô, đổi tên thành Thăng Long (大大) đã đánh dấu sự
cai trị dựa vào sức mạnh kinh tế và lòng dân hơn là sức mạnh quân sự để phòng
thủ như các triều đại trước. Những danh thần như Lê Văn Thịnh, Bùi Quốc
Khái, Dỗn Tử Tư, Đồn Văn Khâm, Lý Đạo Thành, Tơ Hiến Thành,...đã góp
sức lớn về văn trị và chính trị, tạo nên một nền văn hiến rực rỡ của triều đại nhà
Lý.
Quân đội nhà Lý được xây dựng có hệ thống đã trở nên hùng mạnh, ngồi
chính sách Ngụ binh ư nơng, các Hồng đế nhà Lý chủ trương đẩy mạnh các lực
lượng thủy binh, kỵ binh, bộ binh, tượng binh....cùng số lượng lớn vũ
khí giáo, mác, cung, nỏ, khiên và sự hỗ trợ công cụ công thành như máy bắn đá,
1



những kỹ thuật tiên tiến nhất học hỏi từ quân sự Nhà Tống. Việc trang bị đầu tư
và quy mô khiến quốc lực dồi dào, có đủ khả năng thảo phạt các bộ tộc man di ở
biên giới, cũng như quốc gia kình địch phía Nam là Chiêm Thành hay cướp phá
thường xuyên, bảo vệ thành công lãnh thổ và thậm chí mở rộng hơn vào
năm 1069, khi Hồng đế Lý Thánh Tông chinh phạt Chiêm Thành và thu về
đáng kể diện tích lãnh thổ. Qn đội nhà Lý cịn vẻ vang hơn khi đánh bại quân
đội của Vương quốc Đại Lý, Đế quốc Khmer và đặc biệt là sự kiện danh
tướng Lý Thường Kiệt dẫn quân đội đánh phá vào lãnh thổ nhà Nhà Tống vào
năm 1075, dẫn đến Trận Như Nguyệt xảy ra trên đất Đại Việt và quân đội hùng
mạnh của nhà Tống hoàn toàn thất bại.
Bên cạnh quân sự, nhà Lý còn nổi tiếng về nghệ thuật với kinh đơ Thăng
Long phỏng theo mơ hình kinh thành Trường An của nhà Đường và Khai
Phong của nhà Tống, tạo nên một quần thể kiến trúc vĩ đại và hoa lệ. Những
hiện vật về mái ngói, linh thú trang trí trên nóc mái và các loại gạch lót cho thấy
trình độ mỹ nghệ cao của các nghệ nhân thời Lý. Con Rồng thời Lý được xem là
hình tượng đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình đương thời, bên cạnh các tượng
Phật lớn còn lại cho thấy tư duy đồ sộ của người thời Lý là rất lớn. Ba trong 4
bảo vật của An Nam tứ đại khí là Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền và Tượng
phật Chùa Quỳnh Lâm được tạo ra trong thời đại nhà Lý. Cùng với sự sùng đạo
Phật, những tinh hoa nhất của nghệ thuật thời Lý đa phần đều thể hiện qua các
bức tượng Phật, chùa chiền, phản ánh sự xa hoa tột độ của Phật giáo thời Lý.
II/ Những đóng góp của Vương triều Lý đối với tiến trình lịch sử dân
tộc
* Về Chính trị:
Năm 1009, Lý Cơng Uẩn lên ngơi hồng đế, mở đầu cho một thời đại văn
minh cường thịnh ở Việt Nam. Việc làm trước tiên của vị minh chủ này là: "cho
đốt chài lưới, giải phóng các lồi chim muông… trên rừng dưới biển, bãi ngục
tù, ban chiếu từ nay trong nước ai có điều gì oan ức cho đến triều đình tâu, vua
sẽ đích thân giải quyết".
2



Mùa thu năm ấy, vua cho dời đô từ Hoa Lư đến thành Đại La là Thăng
Long thành, tức là Hà Nội bây giờ, Cùng với việc dời đô, nhà Lý đổi châu Cổ
Pháp làm phủ Thiên Đức, Thành Hoa Lư thành phủ Trường An, sông Đuống
(Bắc Giang) làm sông Thiên Đức.
Sau khi dời đô về thành Thăng Long, cùng lúc với công cuộc kiến thiết
các cung điện của triều đình, như: điện Càn Nguyên để coi chầu, điện Lập Hiền,
điện Quảng Vũ, điện Long An, điện Long Thụy, điện Nhật Quang, điện Nguyệt
Minh, cung Thúy Hoa và Long Thụy cho cung nữ ở. Thành có bốn cửa: Tường
Phù (đơng), Quảng Phúc (tây), Đại Hưng (nam) Diệu Đức (bắc). Cộng 13 sở,
xây thành lũy chung quanh. Vua cũng cho dựng ở phủ Thiên Đức 8 ngơi chùa.
Triều đình có dựng bia ghi công. Riêng trong nội thành, vua cho xây chùa Hưng
Thiên Ngự; ở cung Thái Thanh, chùa Vạn Thọ, nhà tàng kinh Chấn Phúc; và ở
ngoại thành là những chùa: Thắng Nghiêm, Thiên Vương, Cẩm Y, Long Hưng,
Thánh Thọ, Thiên Quang, Thiên Đức. Triều đình cũng ra lệnh cho các làng trùng
tu những chùa hư hại.
Năm sau (1011), vua ban lệnh đại xá, cấp quần áo thuốc men cho những
người bị Ngọa Triều bắt được trả về quê cũ làm ăn sinh sống. Đồng thời xóa
thuế trong ba năm cho cả nước. Niên hiệu Thuận Thiên thứ 7, 8, 9 trong ba năm
liền, vua lại xuống chiếu tha cho dân khơng phải đóng thuế ruộng (nguồn tài
chính trong nước lúc ấy gồm các thuế: gỗ rừng, cá biển, buốn bán, thuế thổ sản;
thuế đất, đồ cống hàng năm, trong 6 hạng thuế này chính phủ chỉ thu 4 hạng; trừ
thuế thổ trạch, thuế đất).
Năm 1018, vua sai Lý Đạo Thành và Phạm Hợp đi Tống thỉnh Kinh Tam
Tạng. Năm 1093, sai các quan nội thị sảnh viết lại Kinh Tam Tạng, rồi trữ tại
Tàng Kinh Đại Hưng. Năm 1025, dựng chùa Chân Giáo ở trong nội thành để
tiện việc tụng niệm.
Nhà Lý trải qua các triều vua: Thái Tổ, Thái Tông (1028-1054), Thánh
Tông (1072-1127). Các vua trên đây đã cho tổ chức lại cơ cấu hành chính, soạn

thảo luật pháp, xây dựng nhu yếu quốc phòng, an sinh và giáo dưỡng, kiến thiết
3


thủ đơ Thăng Long, và làm việc để bảo tồn lãnh thổ, thống nhất nhân tâm,
nhằm củng cố nền độc lập lâu dài: Năm 1054, nhà Lý đổi tên là nước Đại Việt.
*Về Cơ cấu tổ chức hành chính:
Đầu năm 1011, nhà Lý đổi pháp cũ của nhà Tiền Lê làm 24 lộ. Dưới lộ có
phủ, huyện, hương, giáp. Lại đặt thêm đạo như đạo Hải Đông, đạo Tuyên
Quang, trại Ái Châu, trại Hoan Châu. Và một số châu, trại được đặt làm phủ,
như: phủ Trường An, phủ Thiên Đức, phủ Thanh Hóa. Về hành pháp, đứng đầu
triều đình là vua, rồi đến các quan cao cấp; về văn và võ chia làm chín phẩm
cấp, và một số cơ quan chuyên trách. Bộ máy hành chính được thiết lập từ trung
ương đến các đơn vị cơ sở. Khu vực hành chính gồm có bộ và phủ rồi đến huyện
và cuối cùng là hương, giáp…
Để giúp vua nắm mọi mặt chính trị, quân sự, nhà Lý đặt thêm Trung thư
sảnh (với các chức trung thư thị lang) và Khu mật sứ (với các chức tả hữu khu
mật sứ). Cùng bàn việc với tể tướng có tả hữu tham tri chính sự.Trơng coi về
việc giám sát quan lại, có ngự sử đài với các chức tả hữu giám ngự đại phu.
Giúp việc tể tướng, cịn có các chức hành khiển đồng trung thư mơn hạ hình
chương sự. Dưới đó có thượng thư sảnh với các chức thượng thư sảnh viên
ngoại lang. Chức đình úy trơng coi việc hình án, chức đơ hộ phủ sĩ sư chun
xét các án cịn nghi ngờ.
Trơng coi các việc trong triều đình có nội thị sảnh. Giúp việc soạn các lời
chiếu, chế của vua, có Hàn Lâm Học Sĩ".
* Về Ngoại giao:
Ở phía nam, nước Đại Việt giáp với Chiêm Thành, một tiểu vương quốc
vốn có tiếng hung bạo, thường hay xua quân sang đánh phá miền duyên hải
nước ta. Buổi đầu thời nhà Lý, khi Lý Thái Tổ lên ngôi, Chiêm Thành vẫn cho
sứ thần sang cống. Kể từ năm 1028, thái tử Phật Mã, tức lý Thái Tông lên làm

vua, đã mười lăm năm Chiêm Thành khơng chịu thơng sứ. Do đó năm 1044, vua
Thái Tơng đích thân ngự giá đi đánh Chiêm Thành. Qn ta kéo vào kinh đô

4


Vijaya, bắt sống vua nước ấy là Rudravarman III. Từ đấy phía nam được tạm
yên. Vua nước Chiêm Thành hằng năm lại vẫn phải triều cống như cũ.
Về phía Bắc, nước ta ở sát nách một nước khổng lồ (Trung Hoa). Mà các
hồng đế Trung Hoa vốn ln ln tự xem mình là một nước "Thiên triều", coi
các lân quốc ở chung quanh là man di, chỉ chờ cơ hội thuận tiện là đem quân tới
xâm lăng, hòng áp đặt lại ách thống trị thời Hán Đường của cha ông chúng.
Ngay sau khi mới lên ngôi, Lý Thái Tổ đã có chủ trương giao hảo với nhà Tống.
Năm 1010, viên ngoại lang Lương Nhậm Văn và Lê Tài Nguyên được cử đi sứ
Tống, do đó quan hệ giữa hai nước tương đối hịa hảo. Cho tới khi Tống Thần
Tơng (1068-1078) lên cầm quyền. Vương An Thạch được cử làm tể tướng. Bấy
giờ ở Ung Châu có quan tri châu là Tiêu Chú làm sứ dâng về Tống triều, nói
rằng: "Nếu khơng đánh lấy đất Giao Châu thì về sau thành ra một mối lo cho
nước Tàu". Vương An Thạch có ý muốn lập cơng ở ngồi biên và nhân dịp, để
khỏa lấp sự thất bại về "Tân pháp" do y chủ xướng để cải tổ việc chính trị trong
nước, bị người dân Trung Hoa không chịu thi hành, cho là trái với chế độ phong
tục cổ truyền.
Cuộc chiến tranh xâm lăng nước Đại Việt của nhà Tống được khởi sự.
Quan hệ bang giao Lý - Tống trở nên căng thẳng trong một thời gian.Nhưng sau
kháng chiến chống Tống đã toàn thắng, nhà Lý vẫn giữ tư thế một nước độc lập,
tiếp tục giao hảo với nhà Tống.
Trong hơn hai thế kỷ, nhà Lý vẫn theo đuổi một chính sách ngoại giao lúc
cương nghị, lúc uyển chuyển, thật linh động: nhằm mở rộng quan hệ ngành
thương nghiệp với các nước láng giềng, đồng thời bảo toàn được lãnh thổ và nền
tự chủ của dân tộc.

* Về Quân sự:
Quân đội của nhà Lý gồm có quân cấm vệ và quân các lộ. Đội quân
chuyên bảo vệ cung điện của nhà vua, đóng chung quanh kinh thành, gọi là cấm
vệ (mỗi quân 200 người, cộng 2000 người). Năm 1059, đời Lý Thánh Tông, lại
thêm sáu quân nữa. Cấm quân bấy giờ gồm có 16 quân. Cộng 3.200 người.
5


Đứng đầu các tướng phụ trách cấm quân là chức thiếu uý. Toán quân trực ở
trước điện vua do điện tiền đơ chỉ huy sứ chỉ huy. Các vệ thì có các cấp tướng
như: Tả hữu kim ngơ vệ tướng quân, kim ngô độ lãnh binh sứ, tả hữu vệ tướng
quân, hàm vệ, đinh thắng thượng tướng quân, đại tướng qn, tướng qn.
Ngồi cấm qn, có qn các lộ, các phủ. Tất cả nhân dân đến tuổi hoàng
nam (18 tuổi) đều phải đăng lính, nhưng vẫn được ở nhà cày bừa, mỗi tháng mới
phải đi phiên một kỳ ngắn. Đó là chính sách "ngụ binh ư nơng" vừa đảm bảo số
qn cần thiết phịng khi khơng may có chiến tranh xảy tới. Các chức chỉ huy
qn đội có: Đơ thống, ngun sối, thống quản, thượng tướng, đại tướng, đơ
tướng.
Những lần chinh phạt lớn, vua tự làm tướng hay cử các hồng tử thân
vương làm ngun sối chỉ huy. Qn đội nhà Lý đã đạt đến một trình độ tổ
chức và huấn luyện khá cao. Quân đội phiên chế thành các đơn vị: Quân, vệ và
bao gồm các binh chủng: bộ binh, thủy binh, kỵ binh, tượng binh. Trang bị quân
đội, ngồi các loại vũ khí đã thấy từ trước như giáo mác, cung nỏ, khiên v.v.. cịn
có thêm máy bắn đá. Lực lượng quân đội hùng hậu đó giữ vai trò rất quan trọng
trong việc củng cố nhà nước về mặt đối ngoại, đã lập nên nhiều chiến công rực
rỡ trong các cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước.

* Về Mở rộng lãnh thổ:
Năm 1069, Lý Thánh Tông xuống chiếu thân chinh Chiêm Thành. Vua
Chiêm là Rudravarman III xin dâng đất chuộc tội. Vua Lý bằng lịng. 3 châu Bố

Chính, Đại Lý, Ma Linh thuộc Chiêm Thành từ đó sáp nhập về nước ta. Nay là
địa phận Quảng Bình, phía tây Quảng Trị.
Từ khi bình phục được nước Chiêm thành rồi, thanh thế nước ta bấy giờ
rất lớn. Tống phải kiêng nể. Cịn Chiêm Thành, thì kinh sợ và thần phục.
* Về Pháp luật:

6


Nhà Lý được xác định là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam chính thức có hệ
thống pháp luật từ khi giành độc lập sau thời Bắc thuộc mà thời nhà Ngơ, nhà
Đinh và nhà Tiền Lê trước đó chưa có.
Cơ quan chuyên trách pháp luật của nhà Lý là Bộ Hình và Thẩm hình
viện. Đảm nhận chức vụ này thường là á tướng kiêm nhiệm. Trong một số
trường hợp, vua đích thân xử án như vụ kiện.
Năm 1042, Lý Thái Tơng ban hành sách Hình thư, đây là sách Luật đầu
tiên của một triều đại Việt Nam, có thể coi như tổng hợp của luật dân sự, luật
hình sự, luật tố tụng hình sự và luật hơn nhân gia đình ngày nay. Việc ra đời của
Hình thư cũng như các cơ quan Bộ Hình và Thẩm hình được xem là bước tiến
trong việc tổ chức quản lý của nhà nước thời Lý, tuy hiệu lực vẫn cịn hạn chế.
Hình thư gồm có 3 quyển, đã bị thất truyền sau thời kỳ phá hủy văn hóa Đại Việt
của nhà Minh vào đầu thế kỷ 15.
Các hình phạt của luật pháp thời Lý nói chung khơng q nghiêm khắc.
Pháp luật bảo vệ nguồn thu nhập của triều đình, đảm bảo dân đinh là sức lao
động chủ yếu mà triều đình sử dụng. Để đảm bảo sản xuất nông nghiệp, việc
giết trâu bò được quy định chặt chẽ. Người giết trâu bò bừa bãi không theo quy
định bị xử tội nặng. Pháp luật nhà Lý phản ánh và chấp nhận sự xuất hiện của
chế độ tư hữu ruộng đất, chỉ rõ sự phân biệt đẳng cấp xã hội, trong đó quý tộc
quan liêu được hưởng đặc quyền.
* Về Kinh tế:

Kinh tế thời nhà Lý chủ yếu dựa vào nơng nghiệp, vì thế trong suốt thời
gian của triều đại này, có nhiều việc làm của các vua hay các chiếu chỉ liên quan
đến vấn đề bảo vệ và phát triển nông nghiệp. Nhà Lý áp dụng chính sách ngụ
binh ư nơng, cho binh lính thay nhau về làm ruộng, có tác dụng phát triển sản
xuất nông nghiệp, sức lao động không bị thiếu. Binh sĩ thay nhau nghỉ 1 tháng 1
lần về cày ruộng tự cấp. Chính sách ruộng đất dưới thời nhà Lý chia làm 3 loại:
ruộng công (hay công điền), ruộng phong cấp, ruộng quốc khố. Nhưng, trên mặt
7


pháp lý, tất cả ruộng đất đều thuộc quyền của nhà vua quản trị. Do Phật giáo
phát triển mạnh, có ảnh hưởng lớn trong đời sống chính trị - xã hội nên nhà chùa
sở hữu một bộ phận ruộng đất. Các vua nhà Lý luôn chú trọng việc đắp đê,
khuyến khích phát triển nơng nghiệp.
Thủ cơng nghiệp thời Lý cũng phát triển rực rỡ, Trong cung đình, những
người thợ thủ cơng lao động cho triều đình gọi là thợ bách tác. Sản phẩm họ làm
ra để phục vụ hoàng cung. Trong dân gian, nghề chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm
đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển. Ngoài ra, nghề làm
đồ trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giấy, nghề in bảng gỗ, đúc đồng, rèn sắt,
nhuộm vải, khai thác vàng lộ thiên đều được mở rộng. Có những cơng trình do
bàn tay người thợ thủ công Đại Việt tạo dựng nên rất nổi tiếng như chuông Quy
Điền, tháp Bảo Thiên…
Thương nghiệp cũng rất phát đạt, Các đối tác chủ yếu của Đại Việt
là Trung Quốc, Chiêm Thành, Trảo Oa tức đảo Java, , Xiêm La và Tam Phật Tề
tức Srivijaya ở đảo Sumatra. Tại vùng biên giới, những người dân tộc thiểu số
cũng qua lại bn bán với nhau. Hàng hóa xuất khẩu của Đại Việt chủ yếu là thổ
sản; hàng nhập khẩu bao gồm giấy, bút, tơ, vải, gấm. Các thương nhân Đại Việt
thường mua trầm hương của Chiêm Thành để bán lại cho thương nhân người
Tống.


* Về giáo dục, khoa cử:
Nhà Lý là triều đại phong kiến đầu tiên ở Việt Nam xác lập hệ thống giáo
dục khoa cử có hệ thống.
Trường học tư đầu tiên được xác nhận là trường Bái Ân của Lý Công Ân một tông thất nhà Lý không ra làm quan mà ở nhà dạy học. Tuy nhiên, trong
những năm đầu, hệ thống trường học chưa nhiều. Do ảnh hưởng đậm nét của
Phật giáo và một phần của Đạo giáo, Nho giáo chưa có vị trí độc tôn như sau

8


này. Các trường lớp còn dạy nhiều kiến thức về Phật giáo và Đạo giáo. Chữ viết
chính thức trong giáo dục vẫn kế tục các đời trước là chữ Hán.
Năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây dựng nhà Văn Miếu ở kinh
thành Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối 72 người hiền của
đạo Nho. Năm 1076 vua Lý Nhân Tông lập ra Quốc Tử Giám. Tuy nhiên, các
nhà nghiên cứu cho rằng Quốc Tử Giám chỉ là trường học cơng đầu tiên do triều
đình chính thức đứng ra tổ chức, thể hiện sự quan tâm đối với việc học hành của
hồng tộc, cịn trường học tư được hình thành trước đó.
Khoa thi đầu tiên được nhà Lý tổ chức vào tháng 2 năm 1075 thời vua Lý
Nhân Tông. Lê Văn Thịnh đỗ đầu cùng hơn 10 người trúng tuyển. Ông trở thành
thủ khoa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Việc mở khoa thi Nho giáo đầu tiên
đánh dấu mốc về việc nhà Lý chính thức tuyển người theo Nho giáo làm quan
bên cạnh tầng lớp quan lại thiên về kiến thức Phật giáo trước đó.
* Về tơn giáo:
Phật giáo về cơ bản là tơn giáo có ảnh hưởng nhiều nhất, ngoài ra Nho
giáo và Đạo giáo cũng có tác động đến đời sống chính trị xã hội. Thời Lý có tư
tưởng tam giáo đồng nguyên, coi trọng cả 3 tôn giáo này.
Các vua Lý chú trọng xây dựng chùa chiền, đúc chuông, tô tượng, cử sứ
sang Trung Quốc xin nhà Tống kinh Phật, biến các chùa thành nơi cầu đảo, làm
lễ tạ ơn khi chiến thắng quân xâm lược, lễ đại xá… Các quý tộc và nhân dân

cũng đóng góp xây dựng nhiều chùa ở các địa phương. Việc chú trọng xây dựng
chùa thời Lý được sử gia Lê Văn Hưu thời Trần ghi nhận là "xây tường cao
ngất, tạc cột chùa bằng đá, làm chùa thờ Phật lộng lẫy hơn cả cung điện của vua.
Các chùa lớn và nổi tiếng là chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm (Bắc Ninh),
chùa Long Đọi (Hà Nam), chùa Diên Hựu.
Giống như thời Đinh – Lê, nhiều nhà sư tham gia vào việc triều chính thời
Lý, nhưng ảnh hưởng ít hơn trước. Họ chỉ đóng vai trị giáo hóa hoặc giảng
kinh. Trong phạm vi tín ngưỡng và kỹ thuật, các vị cao tăng vẫn rất được xem
trọng, được vua, hoàng tộc và các quan văn võ xem trọng như bậc thầy
9


Nho giáo thời Lý nhìn chung phát triển nhưng chưa có điều kiện phát triển
mạnh mẽ như các triều đại sau. Đạo giáo cũng có ảnh hưởng nhất định, thể hiện
trong chế độ thi cử, yêu cầu các thí sinh hiểu biết cả 3 tôn giáo Phật, Đạo và Nho
mới có thể đỗ. Việc thi cử bằng tam giáo phản ánh tam giáo đồng nguyên vào
thời Lý; trong đó Nho giáo là hệ tư tưởng dùng để quản lý xã hội, Phật giáo là
quốc giáo, cịn Đạo giáo có ảnh hưởng nhất định trong các tầng lớp dân cư.
* Về văn học – nghệ thuật:
Ngay trong thế kỷ đầu tiên của thời Lý đã để lại trong di sản tinh thần của
dân tộc Việt Nam ba áng thơ văn cô đọng mà gây được một ấn tượng về khí
phách phi thường: đó là tờ Chiếu dời đơ (214 chữ), Phạt Tống lộ bố văn (148
chữ) và bài thơ Nam quốc sơn hà (28 chữ). Trong thời Lý thơ văn phát triển khá
rầm rộ, có tới hàng trăm tác giả nhưng trải qua các cuộc chiến tranh, lụt lội các
sách vở đã bị hư hại nhiều, đặc biệt là chủ trương phá hủy văn hóa của nhà
Minh thời kỳ đơ hộ Đại Việt đã tịch thu hoặc tiêu hủy hầu hết chứng tích văn
hóa thời nhà Lý. Một số văn bia các chùa còn lưu giữ các bài thơ, bài vịnh của
thời này. Tác phẩm đặc sắc tời này là Thiền Uyển tập anh, ghi lại hành trạng của
68 vị thiền sư, cùng 77 bài thơ, bài kệ. Một số tác gia thời này như thiền sư Viên
Chiếu (999-1091), thiền sư Khơng Lộ (?-1119)... và Hồng thái hậu Ỷ Lan cũng

được xếp trong hàng ngũ tác gia với bài kệ "Sắc khơng".
Những cơng trình kiến trúc chủ yếu thời kỳ này là kinh thành, cung điện,
dinh thự các quan lại, lăng mộ vua chúa và đặc biệt là chùa chiền, đền miếu.
Nghệ thuật điêu khắc thời Lý là một thành tố hiện diện thường trực ngay cả ở
những cơng trình khơng có tên trong sử sách hay bia cổ cũng được trang hồng
uy nghiêm, bài trí lộng lẫy. Những cơng trình điêu khắc tinh tế với những tấm
phù điêu mơ típ hoa văn hoa cúc nhiều cánh, hoa sen, lá cây và đặc biệt là rồng
giun mình trơn nằm gọn trong chiếc lá đề. Đặc điểm chung là chân thực, đơn
giản, khỏe mạnh. Nghệ thuật đúc chuông – tô tượng rất phổ biến. Nước Đại
Việt có 4 cơng trình nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng được gọi là "An Nam tứ đại
khí" thì 3 trong số đó được tạo ra thời Lý.
10


Ban đầu nhạc Việt thời Lý chịu ảnh hưởng ít nhiều từ nhạc Chiêm
Thành (mà nguồn gốc xa từ Tây Thiên tức Ấn Độ) qua những tù binh người
Chiêm (cả nam lẫn nữ) bị bắt trong các cuộc nam chinh của nhà Lý. Năm
1060, Lý Thánh Tông đã cho dịch các khúc nhạc Chiêm Thành và cho nhạc
công ca hát.
Sau đó, ảnh hưởng của nhạc Trung Quốc tăng dần, các điệu nhạc du nhập
từ phương bắc có "Nam thiên nhạc", "Ngọc lâu xuân", "Mộng du tiên", các bài
hát có "Trang Chu nằm mộng hóa con bướm", "Bạch Lạc Thiên mẹ biệt ly
con"… Nhạc cụ các nhạc công sử dụng thời Lý gồm có trống cơm, tiêu, não, sáo
trúc, đàn hồ ,đàn cầm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn 7 dây, đàn 2 dây, đàn bầu…
III/ Nhận xét
Nhiều người tin là "triều đại nhà Lý là triều đại của Phật giáo". Điều đó
đúng. Nhưng Phật giáo khơng giữ độc quyền thao túng văn hóa, rồi hắt hủi,
khơng nâng đỡ các đạo giáo khác, như Khổng giáo và Lão giáo, để các đạo này
khơng có cơ phát triển. Mặc dù nhà Lý, do Phật tử Lý Cơng Uẩn khai sáng,
nhưng khơng vì thế mà nói rằng Phật giáo đã giữ địa vị độc tôn trong mọi sinh

hoạt quốc gia. Về mặt tư tưởng, tự do tín ngưỡng tơn giáo, dưới triều Lý, vẫn
được triển khai một cách triệt để bình đẳng.
Khi nước ta mới lấy lại quyền tự chủ, kể từ đời Lý Nam Đế đến Mai Hắc
Đế, đến Bố Cái Đại Vương, Khúc Tiên Chúa, Dương Chính Cơng, Ngơ Tiên
Chúa thì Nho giáo đã có nhiều người chấp chính, và lúc ấy chưa có sự xuất hiện
của các thiền sư một cách chính thức và đại qui mơ. Thế mà Nho giáo vẫn khơng
hưng thịnh được, chính là vì những con người theo Nho giáo hồi đó phần nhiều
đặt nặng lịng tham vị kỷ lên trên hết, và nhằm ngai vàng làm mục tiêu của
mình. Vì thế mấy dịng họ kia đã không được vững bền, lâu dài. Người theo Nho
giáo đã khơng ý thức được sự cường thịnh phải có của quốc gia qua sự ổn cố của
xã hội, không tập hợp được quốc dân để hướng họ vào sự phục vụ quốc gia. Nho
giáo ở Việt Nam lúc ấy đã là một trở ngại cho bước tiến vững chắc của tồn
dân. Về kinh tế, chính trị khơng được cải thiện một cách hợp lý. Xã hội thì vẫn
11


là một xã hội rập khuôn theo Trung Hoa, không có điều gì mới mẻ quan trọng
được khai sinh. Con người lại khơng có được hồn cảnh thuận lợi để phát triển
khả năng của mình cho xã hội và cho chính hạnh phúc bản thân nữa. Nho giáo
buổi ấy, khơng có chính sách hưng quốc, khơng có đường hướng hoạt động hợp
lý, trên cương vị hành xử việc điều khiển quốc gia. Do đó, sau khi nhà Đinh
thống nhất được quốc gia, dẹp tan nạn Thập nhị sứ quân thì đã phải dùng đến
các hình luật cực kỳ đanh thép, để lập lại trật tự xã hội, tạo cơ hội thuận duyên
cho toàn dân an cư lạc nghiệp.
Quốc gia Việt Nam phải chờ đến thời nhà Lý mới được hùng mạnh vì nhờ
có Lý Cơng Uẩn, vị khai ngun triều đại nhà Lý vốn là người đã được giáo dục,
đào tạo trong một thời gian ở Thiền môn dưới sự dạy dỗ của quốc sư Vạn Hạnh.
Đạo Phật phát triển được khả năng kiến quốc một cách vinh quang, không phải
là nhờ vào phép lạ nào hoặc nhờ vào xảo thuật lấn áp, dìm dập hạng nhân tài
chịu ảnh hưởng Nho giáo; trái lại do q trình tiến hóa tự nhiên chung cho mọi

tập đồn văn hóa mà nó đã rút ra kinh nghiệm kiến quốc ở hai triều đại kia. Nhà
Đinh thì đã dùng luật pháp quá khắc khe – trong khi chưa khai phóng, cởi mở
cho từng lớp nhân dân – được thi hành triệt để, và các sự cải tổ về chính trị, kinh
tế và xã hội chưa mấy hợp lý. Cịn nhà Tiền Lê thì cũng khơng tạo nổi sự thay
đổi nào quan trọng có tính cách đại qui mơ và có căn bản trường cửu. Phải chờ
đến đời nhà Lý, nước Việt Nam mới thật sự cường thịnh là do có con Người
Mới mang một Ý Thức Mới, tới, và do đó, có một Chính Sách Mới cải tổ toàn
diện các cơ cấu quốc gia.

12



×