Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Gián án ĐÓNG GÓP CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ ĐỐI VỚI NHÀ NGUYỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.6 KB, 14 trang )

CHƯƠNG 2
ĐÓNG GÓP CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ ĐỐI VỚI NHÀ NGUYỄN
Nguyễn Văn Biểu
Khoa Lịch sử
Đại Học Sư phạm Hà Nội
2.3. Đóng góp của Nguyễn Công Trứ
2.3.1. Đóng góp của Nguyễn Công Trứ trong công cuộc khẩn hoang
Điều mà Nguyễn Công Trứ để lại cho chúng ta ngày nay đáng ghi nhớ nhất
và cũng đáng quý nhất là sự nghiệp khai khẩn đất hoang của ông. Trước đây, nhân
dân ta đã ghi nhớ công đức Nguyễn Công Trứ bằng những ngôi đền thờ ông mà họ
đã dựng lên ở miền Tiền Hải (Thái Bình) và miền Kim Sơn (Ninh Bình). Đặc biệt
ở Kim Sơn, đền thờ Nguyễn Công Trứ được dựng lên ngay khi ông còn sống từ
năm 1856, được gọi là sinh từ và đây cũng là một trong những ngôi đền thờ
Nguyễn Công Trứ được xem là lớn nhất.
Nguyễn Công Trứ khai khẩn đất hoang và đã thành công rực rỡ từ gần hai
thế kỷ rưỡi trước đây. Đó là việc rất đáng cho ngày nay chúng ta suy nghĩ và
nghiên cứu.
3.3.1.1. Tình cảnh người nông dân nửa đầu thế kỷ XIX
Nhà Nguyễn đánh bại nhà Tây Sơn lập ra vương triều Nguyễn (1802). Thế
nhưng, chế độ nhà Nguyễn là chế độ mất lòng dân ngay từ khi nó mới được dựng lên.
Để đề phòng các cuộc khởi nghĩa của nông dân, nhà Nguyễn đã tổ chức một đội quân
thường trực đông đến mấy chục vạn người. Việc xây dựng lực lượng quân đội đó
không phải chủ yếu để chống ngoại xâm mà là để đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông
dân. Cùng với đội quân thường trực này là một bộ máy quan liêu từ trung ương đến
địa phương rất cồng kềnh. Các vua nhà Nguyễn đã bắt nhân dân đóng góp rất nhiều
các khoản thuế khoá để nuôi bộ máy đàn áp của họ. Sự đóng góp của nhân dân dù sao
cũng có hạn. Thực tế ở nhiều nơi, nhân dân đã xơ xác đến mức không sao đóng nổi
thuế cho Nhà nước nữa.
1
Từ cuối thế kỷ XVIII sang đầu thế kỷ XIX, nông thôn đồng bằng sông Hồng
gặp khủng hoảng sâu sắc. Số lượng ruộng đất công làng xã vào cuối thời Gia Long


đầu Minh Mệnh suy giảm hẳn. Chẳng hạn, năm 1803 quan lại ở Bắc Thành tâu:
“Từ loạn Tây Sơn bỏ hết luật cũ, dân gian nhiều người đổi ruộng công làm ruộng
tư, cũng có kẻ tạo sự việc công mà cầm bán ruộng công…”
Sau đây là biểu thống kê ruộng đất một số huyện vùng Sơn Nam.
Huyện Số xã, thôn được
nghiên cứu
Tỉ lệ tư điền
(%)
Tỉ lệ công điền
(%)
Nam Xang 25 49% 10%
Duy Tiên 35 67% 13%
Vụ Bản 65 67% 17%
Mỹ Lộc 28 36% 43%
(Theo Bùi Quý Lộ trong “Công cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải”,
Luận án PTS Sử học, bảo vệ tại Trường ĐHSP I Hà Nội, 1987,trang 34).
Những lý do đó đã đẩy người nông dân đến chỗ thiếu ruộng đất hay không
có ruộng đất để cày cấy, phải bỏ quê hương đi phiêu tán hoặc nổi dậy chống chính
quyền.
Sách “Đại Nam thực lục, tập XI, chính biên đệ nhị kỷ IV,trang102-103”
chép rằng: “Từ năm 1802 đến 1806, ở các trấn Hải Dương, Sơn Tây, Kinh Bắc,
Sơn Nam Thượng và Hạ, Hoài Đức, Thái Nguyên, Hưng Hoá, hộ khẩu 370 thôn đã
phiêu tán đi nơi khác, tô thuế thiếu hơn 7 vạn hộc, tiền thuế thiếu 11 vạn quan”.
Đến đầu năm 1927, “13 huyện thuộc trấn Hải Dương, dân phiêu tán mất 108 xã,
thôn, ruộng bỏ hoang 12.700 mẫu. Tô vụ mùa năm trước không lấy gì mà nộp.”
Sách các tổng, trấn, xã danh bị lãm chép số lượng các làng xã bị phiêu tán trong
11 trấn Bắc Thành mấy năm đầu thời Minh Mệnh là 131 xã, thôn, phường. Đây là số
làng xã bị phiêu tán hoàn toàn, không lập lại được số dân đinh. Trường hợp làng xã bị
phiêu tán một phần chắc chắn nhiều hơn, phổ biến hơn.
2

Không có ruộng đất để cày cấy, làm ăn sinh sống, nông dân nhiều nơi rơi
vào cảnh cùng cực bế tắc. Tình hình diễn ra trầm trọng nhất là vùng Nam Định,
Thái Bình. Năm 1928, theo Sách “Đại Nam thập lục, tập XI, chính biên đệ nhị kỷ
IV”, Minh Mệnh đã công nhận: “Ngày nay Bắc Thành chứa tệ mà hạt Nam Định là
nhất” [21, 35].
Nông dân phiêu tán bỏ ruộng đất không cày cấy, đó là một hiện tượng bất ổn
đối với triều đình, nó báo trước khởi nghĩa nông dân sắp nổ ra. Vì nông dân phiêu
tán thường là đạo quân hậu bị tốt nhất của các cuộc khởi nghĩa nông dân. Cho nên
thu hút nông dân phiêu tán vào các cơ sở danh điền để cho họ khẩn hoang đất
hoang và khi đã khẩn hoang được đất hoang cấp cho họ ruộng đất để an cư lạc
nghiệp, đó là vấn đề cấp bách mà nhà Nguyễn phải giải quyết.
2.3.1.2. Chủ trương và biện pháp
Trước tình hình trên, để cứu vớt dân nghèo, để ổn định xã hội, để khôi phục
kinh tế, quan Tả thị lang Bộ hình Nguyễn Công Trứ là một trong những người đầu
tiên nhìn thấy tính cấp bách của vấn đề khai khẩn đất hoang. Ông đã đề xuất chủ
trương doanh điền vùng đồng bằng ven biển. Năm 1828, ông đã dâng sớ lên Minh
Mệnh xin “khai ruộng hoang để yên nghiệp dân nghèo”. Ông đã nêu vấn đề cụ thể
như sau:
“Đời xưa chia ruộng, lường của để dân được có nghề, cho nên dân yên phận
làm ăn ở nơi thôn ổ, không sinh lòng gian vậy. Hiện nay, những dân đói nghèo,
rong ăn rong chơi, lúc cùng lại rủ nhau trộm cướp, tệ ấy khó ngăn hết được. Trước
kia tôi đi qua tỉnh Nam Định, thấy đất bỏ hoang ở miền Giao Thuỷ, Chân Định
trông rộng mênh mông quá tầm mắt. Ngoài ra ở những nơi khác còn không biết
mấy nghìn trăm mẫu. Tôi từng hỏi người địa phương, họ đều muốn khẩn hoang cày
cấy, nhưng nhu phí quá lớn, lực không thể đương. Nếu cấp cho công nhu sẽ có thể
tập hợp dân nghèo khẩn khẩn ngay. Như thế thì nước nhà bỏ ra không mấy mà cái
lợi tự nhiên thì mãi mãi vô cùng. Vả lại, bãi biển Tiền Châu ở Chân Định hoang
vu, bọn phỉ thường lấy chỗ đó làm tổ tụ tập. Nay nếu khai phá chỗ ấy, không
3
những khả dĩ yên nghiệp nghèo, mà còn có thể tuyệt hẳn đảng ác nữa. Xin ra lệnh

cho trấn thần thân đi xem xét, phàm những chỗ đất hoang có thể cày cấy được, sai
những người có lực ở địa phương chi ra coi sóc công việc ấy, mộ dân cùng khố ở
mọi hạt đến khai khẩn. Nếu mộ được 50 người thì lập làm một lý, cho làm lý
trưởng, mộ được 30 người thì lập một ấp, cho làm ấp trưởng, đều tính đất chia cho.
Cấp cho tiền công để làm nhà cửa, mua trâu bò, nông cụ, lại lượng cấp tiền gạo
lương trong 6 tháng, ngoài hạn ấy thì làm lấy mà ăn. Ba năm thành ruộng đều
chiếu lệ ruộng tư mà đánh thuê. Quan phủ huyện sở tại lập kho chứa thóc để phòng
năm mất mùa cho dân vay. Những làng ấp mới lập gọi là “quân lực bản” (quân
chính gốc, tức là những trại căn bản làm nông cốt). Phàm các hạt xét thấy những
dân du đãng không bấu víu vào đâu đều đưa cả về đấy. Như thế thì đất không bỏ
hoang, dân đều làm ruộng, phong tục kiêu bạt lại thành thuần hậu” [13, 136 - 137].
Nguyễn Công Trứ lại xin cho ông được tự do thu dụng những tàn quân nông
dân khởi nghĩa đang trốn tránh để dùng họ vào việc khai khẩn đất hoang. Ông tâu
với Minh Mệnh: “Những tụi bình dân Bắc Thành trước kia bị giặc hiếp theo có đến
hàng nghìn, sợ hãi bỏ trốn biệt không có đường về, không khỏi đi theo những
tướng giặc còn trốn. Xin phàm kẻ nào hối quá hoàn lương thì cho đến sở Doanh
điền thú tội, theo sức mà cấp ruộng làm. Những chỗ đất rải rác có thể lập thành
làng trại cho đủ 15 người trở lên thì xin lập một trại, 18 người trở lên thì lập làm
một giáp, đều đặt trại trưởng và giáp trưởng trông coi. Như thế thì đất đai không có
nơi nào bỏ không vậy” [13, 317-318].
Minh Mệnh không những chấp nhận đề nghị khai khẩn của Nguyễn Công
Trứ, mà còn phong ngay cho ông làm Doanh điền sứ phụ trách khai khẩn đất
hoang ở miền ven biển các tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình. Minh Mệnh
còn chấp nhận cho Nguyễn Công Trứ được quyền thu dụng những “phỉ trốn” ra
đầu thú.
Khai hoang lập làng là nội dung cơ bản của công cuộc xây dựng đất nước
thời trung đại. Từ bao đời nay, tổ tiên ta đã thực hiện công cuộc khẩn hoang bền bỉ
4
dưới nhiều hình thức phong phú như lập điền trang vào thời Trần, lập đồn điền và
làng xóm vào thời Lê, Nguyễn. Thế hệ này sang thế hệ khác, sự nghiệp khẩn hoang

đã không ngừng mở mang đồng ruộng, diện tích đất đai cày cấy, hình thành xóm
làng, nâng cao đời sống con người và tiềm lực quốc gia. Có thể nói Doanh điền là
tổ chức khẩn hoang do Nguyễn Công Trứ lần đầu tiên đề xuất và thực hiện. Với bài
tấu xin “Khai ruộng hoang” của ông cho thấy công việc Doanh điền do ông đảm
trách đã thể hiện rõ chủ trương và biện pháp khai hoang như sau:
- Thứ nhất, Nhà nước trực tiếp tập hợp lực lượng, phân bố địa vực khai
khẩn.
- Nhà nước trực tiếp tổ chức các đơn vị cư trú như: lý, ấp trại, giáp và ngay
từ đầu các đơn vị này đã có tính chất hành chính.
- Nhà nước cấp một khoản kinh phí nhất định cho dân khai hoang mua trâu
bò, nông cụ, làm nhà cửa, cấp lương trong 6 tháng đầu…
- Ruộng đất khai khẩn, một phần làm công điền, một phần làm tư điền thế
nghiệp.
- Lực lượng dùng để khai hoang gồm có hai thành phần chủ yếu là nông dân
phiêu tán và tàn quân nông dân khởi nghĩa đang trốn tránh.
Cụ thể: Đến miền Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Nguyễn Công Trứ yết
bảng chiêu mộ dân nghèo, rồi bắt tay ngay vào công việc: cứ một làng có 50 đinh,
ông cấp cho 300 quan mua trâu bò, 40 quan mua nông cụ, 100 quan làm nhà. Như
vậy là một làng cấp tổng cộng là 440 quan. Còn đối với ấp, một ấp có 30 đinh được
cấp 180 quan để mua trâu bò, 24 quan mua nông cụ, 60 quan làm nhà. Vậy là một
ấp cấp tổng cộng là 264 quan. Đối với trại, một trại có 15 định được cấp 90 quan
làm nhà và các khoản khác là 42 quan nữa, tổng cộng là 132 quan. Một giáp có 10
đinh được cấp 60 quan tiền mua trâu bò, 8 quan mua nông cụ, 20 quan làm nhà,
tổng cộng có 88 quan.[19, 271]
Như vậy, nếu tính bình quân thì một đinh được cấp nhiều nhất là 6 quan tiền
để mua trâu bò, 8 quan tiền để mua nông cụ, 2 quan tiền để làm nhà. Năm đinh
5

×