Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN tạo một số đồ chơi từ nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương để tổ chức cho trẻ 5 6 tuổi làm quen với chữ viết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.48 MB, 19 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số :…………
1. Tên sáng kiến: “Tạo một số đồ chơi từ nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương
để tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ viết”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn giảng dạy
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Hoạt động làm quen với chữ viết là một hoạt động khơng thể thiếu trong
chương trình giáo dục phát triển ngôn ngữ ở trẻ 5-6 tuổi. Hoạt động này giúp trẻ
nhận biết được mặt chữ cái để phát âm chính xác và tạo cho trẻ hứng thú với
tiếng mẹ đẻ. Mặc khác, giúp trẻ phát triển tình cảm tư duy, giao tiếp, hồn thiện
nhân cách cũng như hình thành ở trẻ những kiến thức, kĩ năng hoạt động ngôn
ngữ cơ bản để chuẩn bị một hành trang “Tiếng Việt” vững chắc cho trẻ bước vào
lớp 1.
Trẻ mầm non học mà chơi, chơi mà học. Trẻ học qua việc chơi các đồ
chơi là một phương pháp hết sức thú vị và hấp dẫn. Trẻ sẽ được lĩnh hội kiến
thức, kĩ năng một cách nhẹ nhàng và tự nhiên nhất. Đặc biệt đồ chơi trong hoạt
động cho trẻ làm quen với chữ viết là không thể thiếu.
Trong thực tế, giáo viên cũng đã làm một số đồ chơi cho trẻ chơi nhưng
chưa phong phú đa dạng và chưa đáp ứng nhu cầu theo khả năng của trẻ. Giáo
viên chưa tận dụng nhiều nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để tạo ra nhiều đồ
chơi mới lạ cuốn hút hơn để trẻ hứng thú tham gia.
Do đó để trẻ vừa được thỏa mãn nhu cầu vui chơi vừa dễ nhớ và khắc sâu
chữ viết một cách tự nhiên và gần gũi nhất. Chúng tôi đã thảo luận và thống nhất
thực hiện sáng kiến: “Tạo một số đồ chơi từ nguyên vật liệu có sẵn tại địa
phương để tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ viết”.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến


- Mục đích của giải pháp:
Kích thích sự hứng thú của trẻ khi tham gia trị chơi, mở rộng vốn hiểu biết
về ngơn ngữ, rèn luyện kĩ năng phát âm, khả năng giao tiếp thông qua ngôn ngữ
cũng như kĩ năng vận động các cơ khi trẻ được tham gia trò chơi.
Trẻ dễ dàng nhớ và khắc sâu các mặt chữ cái một cách tự nhiên. Phát triển
trí nhớ, óc quan sát và tư duy.
- Nội dung giải pháp:
+ Tính mới của giải pháp:
1


Tạo ra nhiều đồ chơi mới lạ, đẹp mắt từ các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương.
Bổ sung đa dạng phong phú đồ chơi vào trong một số hoạt động trong ngày
và mọi lúc mọi nơi để cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ viết.
+ Các bước thực hiện:
Lựa chọn các nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu sử dụng làm đồ chơi phải được vệ sinh sạch sẽ khơ ráo và
đảm bảo an tồn cho trẻ: khơng độc hại, khơng sắc nhọn, kết dính chắc chắn...
Các ngun vật liệu làm đồ chơi phải dễ tìm, rẻ tiền và gần gũi với trẻ
(Ví dụ: nắp chai, hủ nhựa, giấy carton, chai nước....)
Lựa chọn nguyên vật liệu có màu sắc đa dạng, thiết kế có kích thước phù
hợp lứa tuổi, độ bền cao, dễ làm và dễ sử dụng.
Phương pháp tạo một số đồ chơi cho trẻ làm quen chữ viết
1) Lô tô chữ cái
Nguyên liệu chuẩn bị: Nắp chai nước, chữ cái bằng decan màu, vải vụn,
kim chỉ, bảng con, sơn màu, cọ, hạt gấc, hạt me.
Cách thực hiện: Bảng con sơn màu tùy thích, sau đó chia bảng thành nhiều
ô vuông (chia ra khoảng 30 ô vuông ngang 5 ô, dọc 6 ô), dán chữ cái decan xen
kẽ vào các ơ vng đó. Túi vải may có dạng hình chữ nhật kích thước khoảng
20x10cm, có dây rút trên miệng túi. Nắp chai rửa sạch để ráo sau đó dán các chữ

cái decan hoặc chữ cái cắt bằng vải nỉ lên trên. Hạt gấc, hạt me rửa sạch để ráo.
Cách chơi: Trẻ chơi theo nhóm từ 5 đến 10 trẻ. Cho tất cả các nắp chai đã
dán chữ cái vào trong túi vải. Mỗi trẻ 1 tấm bảng con có chia ơ chữ cái. Một trẻ
sẽ cầm túi vải và lấy ra từng nắp chai và kêu to lên chữ cái có trên nắp. Nếu trên
bảng con có chữ cái bạn vừa kêu thì trẻ dùng hạt gấc hoặc hạt me đặt lên trên ơ
đó. Bạn nào đặt hạt vào đủ hết các ô chữ cái theo hàng ngang trước là chiến
thắng.
Cơng dụng: Đồ chơi này chơi góc học tập sách, hoạt động ngoài trời và mọi
lúc mọi nơi. Giúp trẻ ôn luyện chữ cái đã học và rèn phát âm.
2) Đoán chữ
Nguyên liệu chuẩn bị: Khối mút cứng, chữ cái decan, nắp đậy, thau nhựa,
miếng alu hoặc tấm bìa lịch cứng, băng keo trong, vải nỉ, kéo, hạt gấc, rổ.
Cách thực hiện: Dùng dao gọt khối mút cứng thành khối vng (3 khối
vng có cạnh 5cm). Dán các chữ cái decan hoặc chữ cái bằng vải nỉ vào các
mặt của khối vuông. Dùng băng keo trong bọc khối vng lại. Tấm alu cắt hình
chữ nhật kích thước 70x40cm hoặc có thể sử dụng tấm bìa lịch cứng, chia ra làm
6 ô dán 6 chữ cái (giống chữ cái dán trên khối vuông). Dùng vải nỉ cắt nhiều
bông hoa. Hạt gấc, hạt me rửa sạch sơn màu cho đẹp.
Cách chơi: Trẻ để 3 khối vuông vào trong thau nhựa đậy nắp lại và lắc.
Những trẻ khác đoán xem lắc lên chữ cái nào bằng cách đặt hạt gấc hoặc hạt me
2


vào tấm bảng có dán chữ cái đó (có thể cho trẻ đặt 1 lần nhiều chữ cái). Đoán
đúng sẽ được thưởng bông hoa. Kết thúc bạn nào nhiều hoa là chiến thắng.
Cơng dụng: Đồ chơi này được chơi góc học tập sách, hoạt động ngoài trời
và mọi lúc mọi nơi giúp trẻ ơn luyện chữ cái, sự phán đốn và phát triển cơ tay
khi lắc.
3) Câu cá
Nguyên liệu chuẩn bị: Vải nỉ nhiều màu, bơng gịn, bút lơng đen, bảng

bông 2 mặt, cây tre, dây nhợ, đinh sắt, thùng mút cứng, giấy dầu, kim chỉ, keo
đốt, nam châm.
Cách thực hiện: Vẽ và cắt hình con cá từ nỉ màu nhiều màu sắc, dùng kim
chỉ hoặc keo đốt để đính 2 mặt thân cá lại. Nhồi gòn, mút vụn hoặc vải vụn vào
thân cá cho hình cá sống động. Ngay miệng cá đính đinh sắt đã cắt bỏ phần nhọn
của đinh. Trên thân cá đính chữ cái bằng vải nỉ bằng keo xé để dễ dàng tháo ra
thay thế chữ cái khác. Cần câu cá được làm từ tre đã gọt sạch mắt, quấn vải nỉ
cho đẹp, dây câu bằng nhợ có cột thỏi nam châm nhỏ. Cắt gọt thùng mút xốp
cứng, bồi giấy dầu và sơn màu tạo hình ao cá.
Cách chơi: Cho trẻ câu cá có chữ cái theo u cầu của cơ hoặc trẻ câu cá có
chữ cái nào thì đọc chữ cái đó. Có thể chơi cá nhân hoặc chia nhóm thi đua.
Cơng dụng: Đồ chơi câu cá có thể chơi ở hoạt động học, hoạt động ngoài
trời hoặc mọi lúc mọi nơi. Củng cố chữ cái đã học, rèn sự khéo léo và óc quan
sát.
4) Tìm chữ giống nhau
Nguyên liệu chuẩn bị: 20 nắp hủ nhựa hoặc đĩa CD, sơn màu, keo dán, cọ,
giấy báo cũ, bìa lịch cứng.
Cách thực hiện: Nắp nhựa đường kính khoảng 7cm rửa sạch để ráo, sơn
màu cho đẹp. Sau đó vẽ trang trí lên trên hoa văn hay những hình ngộ nghĩnh
thu hút trẻ. Chữ cái cắt ra từ sách giấy báo cũ sưu tầm. Sau đó, dán chữ vào mặt
dưới của nắp. Mỗi chữ cái sẽ được dán vào 2 nắp nhựa. Khoảng 10 cặp chữ cái.
(ngoài nắp nhựa chúng ta có thể làm bằng ly nhựa, hủ sữa chua, băng đĩa...).
Cách chơi: Mỗi lượt chơi 2 trẻ. Đặt úp hết tất cả các nắp nhựa lên trên tấm
bìa lịch cứng. Trẻ oẳn tù tì giành quyền lật nắp trước. Trẻ sẽ lật nắp lên tìm cặp
chữ cái giống nhau. Kết thúc trẻ nào tìm được nhiều cặp chữ hơn là chiến thắng.
Công dụng: Đồ chơi này cho trẻ chơi ở góc học tập sách, ngồi trời và chơi
tự do giúp trẻ nhận biết chữ cái, phát triển sự phán đốn và ghi nhớ có chủ định.
5) Thả bóng
Ngun liệu chuẩn bị: Tấm bảng lớn kích cỡ 100x70cm, ống hút, decan
màu, keo đốt, ống nhựa, mút, chữ cái, keo xé, bóng, sọt nhựa.

Cách thực hiện: Trên tấm bảng dán nhiều đường kẻ dọc bằng giấy decan.
Ống hút cắt ra thành nhiều đoạn ngắn kích cỡ cao khoảng 5cm. Đính so le ống
hút bằng keo đốt lên trên tấm bảng theo đường dán decan. Cắt 1 đoạn mút màu
3


dài 100cm (bằng chiều dài tấm bảng) ngang chừng 5cm. Trên miếng mút dán
các chữ cái. Khung giá đỡ để tấm bảng làm bằng ống nhựa nối với nhau bằng
các co ống để dễ tháo lắp, phía dưới khung gắn các bánh xe. Khung giá đỡ làm
đầu cao đầu thấp tạo độ nghiêng để lăn bóng.
Cách chơi: Khi chơi trẻ sẽ dùng tay bóng lăn xuống ơ chữ cái theo u cầu
hoặc lăn bóng xuống chữ cái nào thì đọc to chữ cái đó. Hoặc khi chơi khơng cần
giá đỡ, 2 trẻ cầm tấm bảng và nghiêng lắc làm sao cho bóng lăn vào ơ chữ cái
u cầu. Cách này đòi hỏi trẻ khéo léo, phối hợp tốt và kiên trì.
Cơng dụng: Cho trẻ chơi ngồi trời, mọi lúc mọi nơi giúp trẻ nhận biết chữ
cái, phát triển cơ tay, sự phối hợp và khéo léo kiên trì khi chơi.
6) Ai ném giỏi
Nguyên liệu chuẩn bị: Cây gỗ, tờ alu, ốc, khoan, cưa, lưới, tranh ảnh, chữ
số, chữ cái bằng vải nỉ, chữ cái cũ, kéo, keo, decan, bóng, vải vụn, cát, kim chỉ.
Cách thực hiện: Sưu tầm những tranh ảnh, sách báo cũ...để cắt lấy chữ cái.
Cắt những vòng trịn có đường kính 30cm, 35cm, 40cm (đa dạng về kích cỡ)
trên mặt trên của tờ alu, những vịng trịn cách mặt đất 1m – 1,5m. Sau đó, đo
kích thước tờ alu và đóng vào cây gỗ làm điểm tựa. Mặt trong của tờ alu dán
những chữ cái đã sưu tầm bằng bảng bông 2 mặt để thay đổi chữ cái. Bắt ốc một
số điểm trên cây gỗ để có thể gấp lại hoặc mở ra, ở giữa 2 tờ alu làm tấm lưới để
khi trẻ ném vào túi cát sẽ rơi vào lưới (tấm lưới này có thể tháo ra để cất được dễ
dàng). Mặt trước của đồ chơi vẽ trang trí những hình ảnh dễ thương bằng sơn
màu và giấy decan. Lấy vải vụn may túi cát kích thước khoảng 7x5 cm, trên mặt
các túi cát dùng kim chỉ may chữ cái bằng vải nỉ lên.
Cách chơi: Trẻ ném túi cát vào vịng trịn có chữ cái tương ứng chữ cái trên

túi cát và đọc to chữ cái đó.
Cơng dụng: Cho trẻ chơi ngồi sân giúp củng cố chữ viết, rèn ghi nhớ, sự
khéo léo và phát triển cơ tay khi ném.
7) Xếp tháp
Nguyên liệu chuẩn bị: Hộp sữa chua màu, chữ cái.
Cách thực hiện: Hộp sữa chua rửa sạch để ráo. Dùng chữ cái bằng decan
hoặc vải nỉ dán lên các hộp sữa chua. Một chữ cái được dán lên nhiều hộp sữa
chua.
Cách chơi: Trẻ chơi xếp tháp chữ cái theo tầng. Những hộp có chữ cái
giống nhau sẽ xếp chung một tầng. Khi xếp chú ý khéo léo và kiên trì khơng để
bị ngã. (tùy theo khả năng của trẻ mà xếp tháp cao - thấp, to - nhỏ khác nhau).
Cơng dụng: Trẻ chơi ở góc học tập sách, hoạt động học, ngoài trời và mọi
lúc mọi nơi giúp trẻ nhận biết chữ cái, rèn sự khéo léo của đơi tay và tính kiên
trì.
8) Ghép chữ
4


Nguyên liệu chuẩn bị: Que y tế, màu, cọ, bút lông, bảng con, vải nỉ, hạt kim
sa, nút áo, kim tuyến, thẻ chữ cái.
Cách thực hiện: Que y tế rửa sạch để ráo, xếp khoảng 5-7 que sát nhau (tùy
theo chữ cái mà số lượng que nhiều hay ít). Dùng màu nước vẽ chữ cái lên trên
các que. Thẻ chữ cái mẫu vẽ và sơn màu. Sau đó bọc băng keo trong lại, phía
dưới dán bằng keo xé. Dán vải nỉ lên bảng con và trang trí bằng nút áo, hạt kim
sa, kim tuyến cho đẹp.
Cách chơi: Trẻ sẽ ghép các que lại để tạo chữ cái theo mẫu chữ yêu cầu.
Công dụng: Đồ chơi này cho trẻ chơi ở hoạt động làm quen chữ viết (mỗi
trẻ 1 bộ đồ chơi để ghép các nét lại tạo chữ cái vừa học), góc học tập sách, ngồi
trời và mọi lúc mọi nơi. Khi chơi trẻ sẽ nhận dạng được chữ cái, rèn sự khéo léo,
tư duy và phát triển cơ tay.

9) Chiếc nón kì diệu
Ngun liệu chuẩn bị: Tấm alu, thanh nhôm, chữ cái bằng vải nỉ màu hoặc
sưu tầm từ sách báo cũ, dây kim tuyến, decan màu, mút, ốc sắt, kéo, khoan.
Cách thực hiện: Cắt một hình trịn có đường kính khoảng 70cm từ tấm alu.
Khoan một lỗ trịn nhỏ ở tâm hình trịn để bắt ốc vào làm trục quay. Chia hình
trịn ra nhiều phần ơ bằng giấy decan màu (dán chữ cái, mất lượt, phần
thưởng..). Trên vòng trịn có gắn thanh mút màu để làm kim quay. Quấn dây kim
tuyến quanh vòng tròn cho đẹp. Trụ quay làm từ thanh nhơm cao khoảng 60cm,
phía dưới là tấm gỗ kích thước khoảng 70x45 cm, gọt 2 đầu hơi trịn cho đẹp.
Cách chơi: Trẻ quay chiếc nón khi kim quay dừng ơ chữ cái nào đọc to chữ
cái đó. Nếu trúng phần thưởng thì được quà, mất lượt thì nhường bạn khác.
Công dụng: Đồ chơi này cho trẻ chơi hoạt động học (ôn luyện chữ cái vừa
học), hoạt động ngoài trời và chơi tự do mọi lúc mọi nơi để rèn phát âm cho trẻ.
10) Thỏ về chuồng
Nguyên liệu chuẩn bị: Giấy carton, kéo, keo, màu, decan, chữ cái, vải nỉ,
bảng bơng 2 mặt, mút, bóng nhỏ, chai nước.
Cách thực hiện: Cắt giấy carton thành nhiều hình trịn có đường kính
khoảng 40 đến 50cm, sơn và viền màu xung quanh cho đẹp để làm chuồng thỏ.
Gắn chữ cái lên phía trên vịng trịn. Chai nhựa rửa sạch phơi ráo nước rồi sơn
đủ màu làm thân con thỏ. Bóng đính vào phía trên của chai nhựa và cắt trang trí
tạo thành đầu thỏ ngộ nghĩnh. Trên các chú thỏ có gắn chữ cái.
Cách chơi: Mỗi trẻ cầm một chú thỏ đi chơi. Khi nghe cơ nói tìm chuồng
thì chạy đi tìm chuồng có chữ cái giống chữ cái trên chú thỏ.
Công dụng: Đồ chơi này cho trẻ chơi ở tiết làm quen chữ viết (nhận biết
chữ cái vừa học), chơi trị chơi vận động ngồi trời để rèn sự nhanh nhẹn của đơi
chân và khả năng quan sát để tìm ra chuồng thỏ có chữ cái giống chữ cái trên
chú thỏ của mình.
11) Vịng quay bé u
5



Nguyên liệu chuẩn bị: Bình nước, gỗ, ốc sắt, khoan, bóng, chữ cái.
Cách thực hiện: Bình nước rửa sạch để ráo. Sau đó khoan 2 đầu bình để bắt
ốc sắt vào làm trục quay. Giá đỡ làm từ 2 cây gỗ cao khoảng 70cm, phía dưới là
tấm gỗ kích thước khoảng 35x40 cm. Trên thanh giá gỗ có gắn 1 tay quay xun
vào bên trong bình. Bóng nhỏ sơn màu và dán chữ cái.
Cách chơi: Cho tất cả các quả bóng vào bên trong bình. Một trẻ sẽ quay khi
dừng lại rớt quả bóng có chữ cái nào thì đọc to chữ cái đó. Hoặc chơi dạng lơ tơ.
Mỗi trẻ một tấm bảng con có nhiều ơ chữ cái. Khi nghe đến chữ cái nào trẻ sẽ
lấy hạt gấc hoặc hạt me đặt vào. Bạn nào đặt hết các chữ theo hàng ngang trước
là chiến thắng.
Công dụng: Đồ chơi này cho trẻ chơi mọi lúc mọi nơi giúp trẻ nhận biết
chữ cái và rèn phát âm.
12) Ném bóng
Nguyên liệu chuẩn bị: Chai nhựa, đĩa, kéo, keo đốt, decan, màu, chữ cái,
bóng.
Cách thực hiện: Chai nhựa rửa sạch để ráo, cắt lấy phần dưới của chai
(khoảng 2/3 chai) dán decan hay sơn màu cho đẹp. Sau đó, dùng keo đốt đính
chai nhựa lên đĩa CD và dán chữ cái lên chai.
Cách chơi: Khi yêu cầu trẻ ném vào chai có chữ cái nào trẻ sẽ ném vào chai
đó. Khoảng cách đứng ném tùy theo khả năng và lứa tuổi của trẻ.
Công dụng: Đồ chơi này giúp trẻ nhận biết chữ cái và rèn sự khéo léo của
đôi tay.
Thực hiện công tác tuyên truyền, phối hợp khuyến khích trẻ và cha
mẹ học sinh cùng tham gia làm đồ dùng đồ chơi
Để có nhiều đồ chơi mới lạ, thu hút và hấp dẫn trẻ, khơng thể khơng kể đến
sự đóng góp rất nhiệt tình của các bậc cha mẹ học sinh. Do vậy, qua các buổi
họp phụ huynh của trường và của lớp, giờ đón và trả trẻ chúng tơi đã tích cực
vận động tuyên truyền để phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc tạo cho
trẻ nhiều trò chơi hấp dẫn. Nó khơng chỉ giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi mà

còn vừa được lĩnh hội kiến thức và kĩ năng cơ bản một cách hiệu quả. Từ đó,
phụ huynh nhiệt tình đóng góp các loại ngun vật liệu cần thiết như: chai nhựa,
thùng giấy, cây tre, đĩa... cũng như ngày cơng để giúp chúng tơi hồn thành
nhiều đồ chơi để tổ chức cho trẻ làm quen với chữ viết. Đồng thời khuyến khích
trẻ và cha mẹ học sinh cùng tham gia vào quá trình tạo ra đồ dùng đồ chơi giúp
trẻ sẽ cảm thấy yêu quí và hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn.
Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu q sức lao động ngay khi cịn bé
và xây dựng mối quan hệ giữa cô, trẻ và cha mẹ phụ huynh học sinh.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Qua áp dụng giải pháp: “Tạo một số đồ chơi từ nguyên vật liệu có sẵn tại
địa phương để tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ viết” chúng tôi nhận
6


thấy giải pháp này dễ thực hiện, mang tính khả thi cao, không tốn kém nhiều và
dễ dàng vận dụng và đạt hiệu quả trong việc tổ chức cho làm quen với chữ viết
không chỉ trẻ ở trường chúng tôi mà tất cả học sinh 5-6 tuổi ở các trường học
trong và ngồi tỉnh.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
Trong học kỳ I năm học 2017 – 2018, nhóm của chúng tơi đã tham mưu ý
kiến của ban giám hiệu và phối hợp với cha mẹ học sinh tạo được 13 loại/ 63 cái
đồ chơi phát triển ngôn ngữ, phong phú về nguyên liệu, mới lạ đối với trẻ mà ít
tốn kém chi phí.
Các loại đồ dùng, đồ chơi này đã được đưa vào sử dụng trong các hoạt
động giáo dục, mang lại hiệu quả cao và sử dụng lâu dài.
* Đối với trẻ: Đa số trẻ hứng thú, chủ động và tích cực tham gia vào các
trò chơi. Trẻ nhận biết chữ cái và phát âm rõ ràng, phát triển kiến thức và kĩ
năng ngơn ngữ cơ bản hơn. Bên cạnh đó, trẻ ghi nhớ lâu, thể hiện được sự nhanh
nhẹn khéo léo và mạnh dạn tự tin trong khi hoạt động.
* Đối với giáo viên: Giáo viên sưu tầm thêm nhiều đồ chơi mới lạ. Từ đó,

giáo viên mạnh dạn sáng tạo làm nhiều đồ chơi hay khác để tổ chức cho trẻ làm
quen chữ viết trong các hoạt động tiết kiệm và đạt hiệu quả hơn.
* Đối với các bậc phụ huynh: Phối hợp và hỗ trợ tốt với nhà trường đóng
góp kinh phí, cơng sức, các nguồn ngun liệu phong phú đa dạng có sẵn để làm
ra nhiều đồ chơi mới lạ cho trẻ chơi. Từ đó, chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ
ngày càng được nâng cao.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm: Hình ảnh các đồ chơi tổ chức cho trẻ làm
quen chữ viết tại trường.
Bến Tre, ngày 4 tháng 01 năm 2018

7

Trẻ chơi đồ chơi: “Lô tô chữ cái”


Trẻ chơi đồ chơi: “ Lô tô chữ cái”

8


Trẻ chơi đồ chơi: “Đoán chữ”
9


Trẻ chơi đồ chơi: “Câu cá”

10

Trẻ chơi đồ chơi: “Câu cá”



Trẻ chơi đồ chơi: “Tìm chữ giống nhau”
11

Trẻ chơi đồ chơi: “Câu
Đồcá”
chơi: “Thả bóng”


Trẻ chơi đồ chơi: “ Thả bóng”

12


Trẻchơi
chơiđồđồchơi:
chơi:“ “Ai
némgiỏi”
giỏi”
Trẻ
Ai ném
13


Trẻ chơi đồ chơi: “Xếp tháp”
14


Trẻ chơi đồ chơi: “Ghép chữ”
15



Trẻ chơi đồ chơi: “Chiếc nón kì diệu”

16


Trẻ chơi đồ chơi: “Thỏ về chuồng”

17


Trẻ chơi đồ chơi: “Vòng quay bé yêu”

18


Trẻ chơi đồ chơi: “Ném bóng”

19



×