Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN tạo một số đồ chơi vận động tinh từ các nguyên vật liệu và hướng dẫn trẻ 25 36 tháng tuổi chơi tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.84 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ………………………………

1. Tên sáng kiến: “Tạo một số đồ chơi vận động tinh từ các nguyên vật liệu
và hướng dẫn trẻ 25 -36 tháng tuổi chơi tập”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực chuyên môn
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Giáo dục thể chất là một nội dung quan trọng của giáo dục phát triển tồn
diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ. Hơn nữa, giáo
dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn khi cơ thể trẻ
đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh và cơ xương hình thành nhanh. Vì vậy,
giáo dục thể chất là một nội dung giáo dục quan trọng ở trường mầm non nhằm
phát triển cho trẻ về trí tuệ, thể lực, tinh thần và đạo đức. Quá trình giáo dục thể
chất cho trẻ mầm non bao gồm các hình thức khác nhau với các bài tập khác
nhau như đối với vận động thô: bài tập đội hình đội ngũ, bài tập phát triển
chung, bài tập vận động cơ bản và trò chơi vận động; đối với vận động tinh: hoạt
động với đồ vật cũng là hoạt động chủ đạo của trẻ 24- 35 tháng tuổi như: xé,
1


nặn, cắt, dán, tháo lắp, xâu hạt, xếp hình… Giáo dục thể chất ở trường mầm non
là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ
bản là tính tích cực vận động của chúng. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo
nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể
chất và củng cố sức khỏe cho trẻ.
Qua 3 năm thực hiện chuyên đề “phát triển vận động trong trường Mầm
non” ở trường, chúng tôi đã tạo được nhiều khu vực phát triển vận động cho trẻ


chơi nhưng đa số là đồ chơi phát triển vận động thô, các đồ chơi phát triển vận
động tinh và đồ chơi hoạt động với đồ vật còn đơn điệu.
Giáo viên chưa mạnh dạn thiết kế các hoạt động học và hoạt động chơi,
chưa sáng tạo để giúp trẻ phát triển vận động tinh, chủ yếu còn phụ thuộc nhiều
vào đồ dùng đã được cấp phát như khối gỗ, đất nặn, hột hạt tròn, dẫn đến nội
dung bài dạy chưa phong phú, lặp đi, lặp lại làm nhiều lần... Các loại đồ chơi
bằng vật liệu tự có cịn hạn chế, chưa đa dạng. Do đó, trẻ chưa tích cực tham gia
vào hoạt động của cơ, cịn chán nản, thao tác vụng về chưa khéo léo, chưa tự tin
vì đồ dùng đồ chơi không phong phú, chủ yếu chỉ là khối gỗ và hột hạt sẵn có.
Đối với trẻ 25-36 tháng, bàn tay và ngón tay chưa khéo léo, chưa linh
hoạt. Một số trẻ còn vụng về khi thực hiện các thao tác như: xếp hình, xâu hạt,
tơ màu, xé, dán…
Giáo chưa mạnh dạn tuyên truyền, vận động phụ huynh tham gia đóng
góp nguyên vật liệu phế thải làm đồ dùng dạy học để tổ chức hoạt động vận
động tinh cho nhóm trẻ 25- 36 tháng
2


Từ thực trạng trên chúng tôi cùng nhau thảo luận để “Tạo một số đồ chơi
vận động tinh từ các nguyên vật liệu và hướng dẫn trẻ 25 -36 tháng tuổi
chơi tập”
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp:
Trẻ yêu thích cái đẹp, biết gìn giữ cái đẹp và mong nuốn tạo
ra cái đẹp ở xung quanh, thông minh, ham hiểu biết, thích tìm
tịi khám phá, có một số kỹ năng sơ đẳng.
Giúp cho trẻ rèn luyện các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay
mắt một cách khéo léo. Giúp trẻ có thể thuần thục các kỹ năng vận động tinh ở
các cơ bàn tay và cổ tay cũng như học cách điều khiển chúng một cách chính
xác.

Giúp giáo viên chủ động trong việc khai thác các thiết bị sẵn có và bổ sung
thiết bị, phát huy hiệu quả giáo dục phát triển vận động tinh của lớp mình hơn…
Mang lại hiệu quả cao, giúp trẻ hứng thú, tham gia tích cực, tư duy sáng tạo
và thỏa mãn nhu cầu khi trẻ tham gia trò chơi. Đồng thời, khuyến khích các bậc
phụ huynh cùng tham gia sáng tạo nhiều đồ chơi tại nhà từ các nguyên vật liệu
phế thải sẵn có, cho trẻ chơi mọi lúc mọi nơi.
- Nội dung giải pháp:
+ Tính mới của giải pháp:

3


Tạo nhiều đồ chơi bằng các nguyên vật liệu phế thải: Hạt gấc, ống hút, bìa
cứng, nút áo, bút màu, chai nước, các lọ thuốc nhỏ, hộp giấy, vỏ hộp kem, kẹp
giấy, Thùng caton, nắp chai…
Tổ chức cho trẻ chơi vận động tinh bằng nhiều hình thức đa dạng, phong
phú hơn. Khi trẻ hoạt động với đồ vật thì trẻ bộc lộ sở thích của mình, được tự
do lựa chọn đồ chơi mà trẻ thích, đồng thời cũng tạo điều kiện và cơ hội để trẻ
được lựa chọn, trải nghiệm, thực hành tư duy sáng tạo, kỹ năng khéo léo các
ngón tay, kiên trì trong q trình chơi, giúp cơ tay trẻ phát triển vững chắc, tạo
nền tảng để trẻ thực hiện các thao tác, các vận động cho những năm sau.
+ Một số giải pháp tổ chức thực hiện:
*Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ hoạt động:
Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn cứ vào nội
dung chương trình theo độ tuổi, căn cứ vào thời gian thời điểm thực hiện bài tập
ở vào giai đoạn của chương trình và đặc biệt căn cứ vào mức độ phát triển, khả
năng thực tế của trẻ, chúng tôi lên kế hoạch thiết kế đề tài nội dung hoạt động
với đồ vật, xác định độ khó của từng hoạt động và sắp xếp theo trình tự để đưa
vào hướng dẫn trẻ một cách phù hợp, đi từ dễ đến khó, đảm bảo củng cố, phát
triển những thao tác, động tác trẻ đã biết, đồng thời chuẩn bị những kỹ năng

khéo léo, sáng tạo hơn, phù hợp với từng chủ điểm, phù hợp với các hoạt động
khác và các sự kiện .
Kế hoạch của nhà trường đưa ra làm đồ dùng 2 loại/tháng. Từ đó chúng tơi
lên kế hoạch cho từng người gợi ý cách làm một số loại đồ chơi, đồ dùng dạy
4


học theo từng chủ đề, chủ điểm bằng các nguyên vật liệu như: vỏ sị, các loại
hộp bìa cứng, nút áo, mucs xốp, hạt gấc, chai nước khoáng, kẹp áo, ống hút, lá
cây, nắp chai, kẹp giấy, thùng sữa...
Bên cạnh việc thực hiện các đề tài hoạt động với đồ vật cho trẻ trong
chương trình lên tiết dạy, chúng tơi còn cho trẻ chơi các trò chơi vận động tinh
trong giờ hoạt động ngoài trời, ngoài sân chơi như: đong nước vào chai to – nhỏ,
ít – nhiều, xé lá, xếp lá, xếp hình theo ý thích, luồng nút áo, quan sát chai nước...
*Tổ chức làm một số đồ chơi bằng nguyên vật liệu và hướng dẫn trẻ
hoạt động.
Đồ dùng, đồ chơi đóng vai trị rất quan trọng trong giáo dục mầm non, đó là
phương pháp hữu hiệu nhất để truyền thụ kiến thức cho trẻ; vì đặc điểm của lứa
tuổi này là thông qua con đường chơi mà học, học bằng chơi. Qua vui chơi, trẻ
có thể tiếp thu kiến thức của bài học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Do đó,
chúng tơi nghiên cứu làm đồ chơi tự tạo bằng phế liệu để làm ra đồ dùng, đồ
chơi mới lạ, đẹp mắt, giúp cho trẻ phát triển về mọi mặt, tạo cho giờ học, giờ
chơi sinh động thu hút sự chú ý của trẻ và kích thích trẻ tư duy trong q trình
hoạt động.
Ví dụ:
Trị chơi xâu vịng hoa:
Mục đích: Luyện sự khéo léo của các ngón tay, phối hợp nhịp nhàng giữa
mắt và tay để xâu hoa. Trẻ hứng thú tham gia.

5



Chuẩn bị: Muss, ống hút, kéo, dây dùng để xâu hoa.
Cách làm: Cô dùng muss cắt thành những bông hoa có màu xanh, đỏ, vàng;
ở giữa hoa bấm 1 lỗ nhỏ. Ống hút cắt ngắn khoảng 1cm, bấm tỉa 2 đầu ống hút,
sau đó xuyên ống hút qua lỗ của bông hoa để làm nhụy hoa.
Hướng dẫn thực hiện: Cô để các loại hoa xanh, đỏ, vàng vào 2 rổ và gợi ý
trẻ đến rổ lấy hoa xâu theo ý thích. Cơ ln nhắc trẻ: 1 tay cầm hoa, 1 tay cầm
dây xâu khéo kéo vào lỗ ống hút, động viên trẻ xâu nhiều hoa để tạo thành vòng
hoa đeo tay.
Trị chơi câu cá:
Mục đích: Nâng cao kỹ năng khéo léo linh hoạt của bàn tay, ngón tay.
Chuẩn bị: Muss, kẻm nhỏ, que dài 25 cm
Cách làm:Vẽ hình con cá lên múss, sau đó cắt dán lại thành con cá, trên
miệng cá có 1 vịng trịn nhỏ bằng dây đồng để trẻ móc lưỡi câu vào, hồ cá hình
trịn bằng mút xốp, cần câu có lưỡi câu bằng dây kẽm uốn cong.
Hướng dẫn thực hiện: Cô cho cá vào hồ cá yêu cầu trẻ cầm cần câu điều
khiển bàn tay khéo léo móc lưỡi câu vào vịng trịn ở miệng cá để câu cá lên.
Trò chơi với các nắp chai:
Mục đích: Luyện sự khéo léo của bàn tay và các ngón tay, phối hợp nhịp
nhàng giữa mắt và tay để tạo thành các hình đơn giản. Trẻ đi khéo léo trong
đường hẹp, không chạm vào các nắp chai. Trẻ hứng thú tham gia chơi.
Chuẩn bị: Nắp chai các loại.
6


Hướng dẫn thực hiện: Cô gợi ý để trẻ đến lấy nắp chai xếp theo các hình vẽ
sẵn trên sàn hoặc cho trẻ xếp nắp chai thành con suối (là 2 đường thẳng song
song) để trẻ cùng chơi bật qua suối; hoặc đi trong đường hẹp.
Trò chơi với kẹp giấy:

Mục đích: Luyện sự khéo léo, linh hoạt của các ngón tay, phối hợp nhịp
nhàng giữa mắt và tay để tạo thành chuỗi kẹp giấy. Trẻ hứng thú tham gia.
Chuẩn bị: Kẹp giấy đủ màu.
Hướng dẫn thực hiện: Cô gợi ý để trẻ đến lấy kẹp giấy gài lại với nhau
thành chuỗi dài. Cơ ln có mặt hướng dẫn trẻ và lưu ý đảm bảo an toàn tuyệt
đối khi cho trẻ chơi với kẹp giấy.
Trị chơi dán hoa:
Mục đích: Nâng cao kỹ năng khéo léo, linh hoạt của các ngón tay khi phết
hồ vào hoa. Trẻ tư duy so sánh lựa chọn hoa to – hoa nhỏ.
Chuẩn bị: Muss, kéo, keo dán
Cách làm: Cô dùng múss màu vàng cắt thành những bông hoa mai to, nhỏ.
Dùng tiếp muss màu nâu vẽ 2 cành hoa to và nhỏ, sau đó cắt 2 cành hoa to – nhỏ
ra và dán cố định lên trường.
Hướng dẫn thực hiện: Cô dẫn trẻ đến 2 cành cây và gới thiệu: sắp đến tết
rồi lớp mình hãy cùng nhau dán các bông hoa mai to và nhỏ lên 2 cành cây to và
nhỏ để cùng đón tết nha. Cô cho trẻ chọn hoa và dán vào cành thật khéo léo, cô
theo dõi và giúp trẻ lúc cần thiết.
7


Trị chơi bỏ vào lấy ra:
Mục đích: Tạo sự chú ý, tư duy tìm tịi khám phá của trẻ, thu hút hứng thú
tham gia chơi.
Chuẩn bị: Thùng caton, bóng, ơ tô, các con vật bằng mũ.
Cách làm: Cô dùng thùng caton cắt 2 lỗ trịn ở giữa thùng, trang trí thùng
cho đẹp mắt.
Hướng dẫn thực hiện: Cô cho trẻ bỏ một số đồ chơi vào. sau đó trẻ lấy ra
những đồ chơi mà trẻ thích.
Trị chơi tạo hình bơng hoa:
Mục đích: Phát triển cơ tay và luyện sự khéo léo, linh hoạt của các ngón

tay, trẻ biết yêu cái đẹp và hứng thú tạo ra nhiều sản phẩm đẹp.
Chuẩn bị: Dĩa bánh sinh nhật hình trịn hoặc hình elip. Kẹp nhựa nhiều
màu.
Hướng dẫn thực hiện: Cô gợi ý trẻ dùng 2 ngón tay bấm mạnh vào kẹp để
kẹp xung quanh dĩa bánh sinh nhật tạo thành bơng hoa. Trẻ có thể sáng tạo bông
hoa nhiều màu khi sử dụng nhiều kẹp có màu sắc khác nhau.
Ngồi ra, cịn thể cho trẻ chơi các trò chơi khám phá, quan sát như:
+Trò chơi quan sát các vật trong chai nước: Cô sử dụng các chai nước
khoáng, cắt miếng muss đủ màu sắc hoặc các viên sỏi, vỏ sò sơn màu cho trẻ đổ
nước vào chai sau đó bỏ các đồ vật vào chai trẻ cầm lên quan sát và hỏi: Có gì?
Màu gì?.
8


+ Trị chơi xếp hình: cơ sưu tầm các hộp thuốc bằng bìa cứng dán hoa, hộp
kem, hoặc hạt gấc dán hình hoa, hình tam giác, hình vng có màu cho trẻ chơi
xếp hình theo ý thích, xếp đường đi, xếp hình bơng hoa, xếp hồ cá tùy theo trí
tưởng tượng của trẻ…
+Trị chơi bấm kẹp: Cơ sưu tầm các loại kẹp đồ và một số vỏ hộp bánh bìa
cứng, cơ cho trẻ kẹp xung quanh bìa hộp theo ý thích trẻ có thể chọn kẹp theo
từng màu hay xen kẽ màu, thao tác này rèn luyện vững chắc của các cơ ngón tay.
Trẻ rất hứng thú với những trị chơi này, không phải tốn kém nhưng vẫn đảm
bảo an toàn cho trẻ.
Khi tổ chức cho trẻ chơi tập, từng giáo viên thiết kế giáo án, hoạt động vui
chơi lồng ghép các lĩnh vực phù hợp nội dung đề tài, phối hợp giữa hoạt động
tĩnh - động vừa với sức trẻ. Cô quan sát, chú ý khi trẻ không muốn chơi thì cơ
u cầu trẻ cất đồ chơi vào nơi quy định, rồi mới được sang trò chơi khác. Điều
quan trọng là phải duy trì các hoạt động thường xuyên, rèn cho trẻ có thói quen,
nề nếp tốt các hoạt động khi tổ chức chơi tập.
Công tác phối hợp với cha mẹ học sinh:

Chúng tôi trao đổi với phụ huynh trong các lần họp phụ huynh hoặc trong
các giờ đón trả trẻ về chương trình dạy hàng tuần tháng, đưa những nội dung bài
các trò chơi cho phụ huynh hỗ trợ cho trẻ chơi ở nhà. Nhất là khi làm được
những đồ dùng dạy học, đồ chơi mới lạ (từ các nguyên vật liệu mà phụ huynh hỗ
trợ…) giới thiệu, trưng bày cho phụ huynh xem và lắng nghe ý kiến đóng góp từ
phía phụ huynh..
9


3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Việc thực hiện đề tài “Tạo một số đồ chơi hoạt động với đồ vật từ các
nguyên vật liệu và hướng dẫn trẻ 25-36 tháng tuổi chơi tập” dựa vào những
điều kiện cụ thể của từng đơn vị mà có những cách thức thực hiện khác nhau.
Với chúng tôi, việc tạo ra được những đồ chơi, đồ dùng thực hiện phát triển vận
động tinh cho trẻ ở lứa tuổi 25 -36 tháng, đã mang lại nhiều kết quả rất khả
quan. Sáng kiến này có thể áp dụng cho các trường Mầm non trong và ngồi
thành phố.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được nhờ áp dụng giải pháp:
Qua thực hiện một số biện pháp tạo đồ dùng, đồ chơi cho hoạt động với đồ
vật, và áp dụng vào các hoạt động chơi tập đã đạt được những kết quả khả quan:
+ Kết quả trên trẻ:
Qua áp dụng các trò chơi trên giúp trẻ thuần thục trong các thao tác và điều
khiển các ngón tay một cách chính xác, vững chắc.
Trẻ biết phối hợp giữa tay và mắt linh hoạt, nhanh nhẹn.
Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động chơi tập, khả năng quan sát và sự tập
trung sự chú ý của trẻ cao theo sự hướng dẫn của cô với tư thế sẵn sàng tham gia
vào các trò trò chơi.
Trẻ được trải nghiệm trong quá trình chơi.
Tạo điều kiện cho trẻ tư duy, sáng tạo làm ra được nhiều sản phẩm với
nhiều loại đồ chơi.

10


Các kỹ năng vận động tinh được nâng cao; trẻ khéo léo và tự tin, phát triển
rất tốt cả về thể chất lẫn trí tuệ.
+ Kết quả của giáo viên: Trong năm học này, giáo viên đầu tư nghiên cứu
tạo nhiều đồ dùng dạy mới, đẹp với số lượng đồ chơi vận động tinh mà chúng
tơi tự làm có đến hơn 150 cái/8 loại đồ chơi được đưa vào sử dụng và đã đem lại
hiệu quả rất cao.
Trẻ được tham gia chơi tự do thoải mái, được trải nghiệm, sáng tạo khi chơi
vận động tinh
Giáo viên có mạnh dạn tự tin trong tự thiết kế giáo án, tổ chức các hoạt
động năng động và sáng tạo, thu hút được sự chú ý của trẻ hơn trong các tiết dạy
hoạt động với đồ vật so với năm trước.
Phối hợp tuyên truyền với các bậc phụ huynh, cùng hướng dẫn, giáo dục
trẻ nề nếp khi chơi, hỗ trợ đóng góp cơng sức, sưu tầm nguyên vật liệu cung cấp
cho các giáo viên bổ sung, làm thêm thiết bị, dụng cụ, đồ chơi cho trẻ vui chơi
phong phú, đa dạng.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
Các hình ảnh các đồ chơi cho trẻ thực hiện tại trường.
Bến Tre, ngày 15 tháng 02 năm 2017.

11



×