Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Chính trị: Phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.03 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ MINH TÂN

PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI
ĐẢM BẢO AN NINH MƠI TRƯỜNG
Ở TỈNH NINH BÌNH

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 931 01 02

HÀ NỘI - 2021


Cơng trình đã được hồn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Ngưới hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. Hồng Thị Bích Loan
2. GS,TS. Chu Văn Cấp

Phản biện 1: .....................................................
........................................................
Phản biện 2: .....................................................
........................................................
Phản biện 3: .....................................................
.......................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Học Viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào........giờ.........ngày........tháng……năm 2021



Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia;
Thư viện học Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Du lịch là ngành kinh tế có tính tổng hợp, tính liên ngành, liên vùng và
xã hội hóa cao. Ngồi việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách thì
hoạt động của ngành kinh tế này cịn đóng vai trò quan trọng trong việc xuất
khẩu tại chỗ các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Ngày nay, nhiều nước trên
thế giới đã coi kinh tế du lịch là ngành “cơng nghiệp khơng khói”, đóng góp
to lớn vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, tạo động lực cho các ngành
khác phát triển, góp phần quan trọng vào tạo việc làm và thu nhập, xóa đói
giảm nghèo, là phương tiện quảng bá hình ảnh đất nước, ...
Ninh Bình là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sơng Hồng có nhiều tiềm
năng để phát triển du lịch, đặc biệt các loại hình du lịch xanh, du lịch cộng
đồng, du lịch thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, sự phát triển ngành du
lịch Ninh Bình hiện nay cịn nhiều hạn chế, yếu kém, đã gây ra những tác
động không nhỏ đến môi trường sinh thái, như: làm suy thoái nguồn tài
nguyên thiên nhiên, sự xuống cấp của môi trường; gây sức ép lên hệ sinh thái,
môi trường tự nhiên và môi trường xã hội; phá vỡ cảnh quan thiên nhiên và
di tích lịch sử, ô nhiễm môi trường gia tăng. v.v... Những bất cập đó đã tác
động khơng nhỏ đến hoạt động kinh doanh du lịch. Vì vậy, cần phải tìm ra
cách thức phát triển mới để ngành du lịch của tỉnh khai thác được tiềm năng,
lợi thế phát triển hiệu quả và bền vững.
Để góp phần thực hiện giải quyết vấn đề này, cần có những nghiên cứu
cơ bản về lý luận, tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn và có phải có những phân
tích, đánh giá thực trạng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp để

ngành du lịch Ninh Bình phát triển bền vững. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu
sinh chọn đề tài “Phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi
trường ở tỉnh Ninh Bình” làm luận án tiến sĩ ngành kinh tế chính trị vừa có
tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du
lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 20102019 và đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an
ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an
ninh môi trường;
- Nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia, địa phương có những nét


2
tương đồng với Ninh Bình trong phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an
ninh môi trường, từ đó rút ra bài học cho tỉnh Ninh Bình;
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm
bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2019 trên cơ sở
khung lý thuyết đã xây dựng ở chương 2.
- Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển kinh tế du lịch gắn với
đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là phát triển kinh tế du lịch gắn
với đảm bảo an ninh mơi trường dưới góc độ kinh tế chính trị. Tuy nhiên, đề
tài luận án chỉ tập trung nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo
an ninh môi trường trên địa bàn cấp tỉnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu mối quan hệ biện chứng

giữa phát triển kinh tế du lịch và đảm bảo an ninh môi trường; Nghiên cứu
những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo
an ninh môi trường. Về môi trường, luận án tập trung nghiên cứu đảm bảo an
ninh môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn chỉ được đề cập
trong trường hợp cần thiết.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch gắn với
đảm bảo an ninh môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
- Về thời gian: Đề tài luận án nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế
du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai
đoạn 2010-2019, đề xuất giải pháp phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo
an ninh môi trường của tỉnh đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin; các quan điểm,
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh
tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường. Đồng thời, luận án kế thừa
một cách có chọn lọc các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến phát triển
kinh tế du lịch, môi trường, đảm bảo an ninh môi trường và phát triển kinh tế
du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng: Luận án dựa trên
phương pháp trừu tượng hóa khoa học để nghiên cứu. Ngồi ra, luận án cịn


3
sử dụng các phương pháp khác, như: Phương pháp lôgic với lịch sử, phương
pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh, thống kê …
- Nguồn tài liệu nghiên cứu: Nguồn tài liệu thứ cấp được sử dụng, tổng
hợp, phân tích trong luận án chủ yếu là các tài liệu đã được cơng bố trên sách,
báo, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước; tài liệu của các

cơ quan quản lý tỉnh Ninh Bình, như: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Kế
hoạch và Đầu tư,…. Sau khi thu thập số liệu từ các nguồn, để đưa vào các
bảng, biểu đồ minh họa cho các luận giải, phân tích trong luận án.
5. Đóng góp mới của luận án
- Đưa ra cơ sở lý luận về phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an
ninh môi trường ở địa bàn cấp tỉnh, với 3 nội dung quan trọng: Khái niệm và
sự cần thiết phải phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi
trường; Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế du lịch gắn
với đảm bảo an ninh môi trường.
- Đánh giá một cách khách quan, trung thực thực trạng phát triển kinh tế
du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 20102019. Từ đó rút ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
- Đề xuất những giải pháp mang tính tồn diện, khả thi nhằm phát
triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh mơi trường ở tỉnh Ninh Bình
đến năm 2030.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án
được kết cấu thành 4 chương, 9 tiết.

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI
NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu lý luận về phát triển kinh tế du
lịch gắn với đảm bảo an ninh mơi trường
1.1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu về phát triển kinh tế du lịch
Các nghiên cứu đã nêu ra một số khái niệm liên quan đến phát triển kinh
tế du lịch như khái niệm du lịch, phân loại du lịch, sản phẩm du lịch, thị
trường du lịch, kinh doanh lữ hành, kinh doanh khách sạn, kinh doanh vận



4
chuyển khách, kinh doanh các dịch vụ khác; Vai trò của kinh tế du lịch; Chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế du lịch.
1.1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu về đảm bảo an ninh môi trường
Khi nghiên cứu về nội dung này, các cơng trình nghiên cứu đã chỉ ra
chức năng cơ bản của môi trường, khái niệm an ninh môi trường, thách thức
về môi trường trên thế giới như: ơ nhiễm mơi trường, suy thối mơi trường,
biến đổi khí hậu ... đang đe dọa đến sự phát triển của nhân loại, từ đó cần
phải đảm bảo an ninh mơi trường.
1.1.1.3. Những cơng trình nghiên cứu về phát triển kinh tế du lịch
gắn với đảm bảo an ninh môi trường
Các cơng trình nghiên chỉ ra mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên
và mâu thuẫn giữa con người với tự nhiên. Từ đó gợi mở những cách thức giải
quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế du lịch
gắn với đảm bảo an ninh mơi trường nói riêng. Một số cơng trình đã đưa ra cơ sở
và nội dung phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường.
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu thực tiễn về phát triển kinh tế
du lịch gắn với đảm bảo an ninh mơi trường
1.1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển kinh tế
du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường
Ở hướng nghiên cứu này, từ thực tiễn phát triển kinh tế du lịch gắn với
đảm bảo an ninh môi trường của một số nước trên thế giới và của Việt Nam,
các cơng trình nghiên cứu đã chỉ ra, phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo
an ninh môi trường cần phải phát triển du lịch xanh, khai thác, sử dụng tiết
kiệm năng lượng, ứng dụng khoa học công nghệ làm sạch môi trường, tăng
cường công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, khuyến khích cộng
đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch, tăng cường trải nghiệm cho du khách.
1.1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về giải pháp phát triển kinh tế du
lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường

Ở hướng này, các cơng trình trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển
kinh tế du lịch trong bối cảnh, điều kiện khác nhau như: sự tác động của
chính sách, của biến đổi khí hậu ... đã đưa ra hệ thống các giải pháp như:
Hoàn thiện quy hoạch du lịch sinh thái; Hoàn thiện tổ chức quản lý và chính
sách hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái; Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; Chú
trọng bảo tồn đa dạng sinh học; Đảm bảo phúc lợi xã hội và thu nhập cho
cộng đồng dân cư địa phương; Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách bảo
vệ mơi trường, tăng cường chế tài xử phạt vi phạm pháp luật bảo vệ mơi
trường; Đầu tư vào việc xanh hóa du lịch;…


5
1.1.2.3. Các cơng trình nghiên cứu về phát triển kinh tế du lịch gắn
với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình
Cho đến nay, ở hướng nghiên cứu này chưa có cơng trình khoa học nào
đề cập trực tiếp đến phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh mơi
trường của Ninh Bình, mà gần đây mới chỉ có một số bài nghiên cứu về một
số sáng kiến xanh thân thiện với môi trường trong du lịch như: mơ hình
khách sạn xanh, mơ hình kiến trúc xanh; thu hút cộng đồng tham gia bảo vệ
rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.
1.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ CỦA CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG
BỐ VÀ NHỮNG “KHOẢNG TRỐNG” CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.2.1. Đánh giá chung
- Về mặt lý luận: Chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu một cách toàn
diện, chuyên sâu về mặt lý luận phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an
ninh môi trường ở một địa bàn cấp tỉnh.
- Về mặt thực tiễn: Cho đến nay, cịn ít cơng trình nghiên cứu đánh giá
một cách toàn diện, sâu sắc thực trạng phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm
bảo an ninh mơi trường ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua. Việc tìm tịi, đề

xuất các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh
mơi trường cịn dư địa lớn. Vì vậy, đề tài luận án mà nghiên cứu sinh lựa chọn
là cần thiết và khơng trùng lặp với các cơng trình, luận án đã công bố.
1.2.2. Những “khoảng trống” cần tiếp tục nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Luận án xây dựng khung lý thuyết về phát triển kinh tế du
lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường, tập trung vào làm rõ lý luận:
+ Khái niệm và sự cần thiết phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an
ninh môi trường.
+ Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế du lịch gắn
với đảm bảo an ninh môi trường
- Về thực tiễn:
+ Luận án sẽ nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch gắn với
đảm bảo an ninh môi trường của một số nước và các địa phương có điều kiện
tương đồng với tỉnh Ninh Bình, từ đó rút ra bài học cho phát triển kinh tế du
lịch gắn với đảm bảo an ninh mơi trường ở tỉnh Ninh Bình;
+ Luận án phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch và đảm
bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2019. Rút ra kết quả,
hạn chế và nguyên nhân hạn chế, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp tồn
diện, hệ thống và có tính khả thi về phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo
an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình định hướng đến năm 2030.


6
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
DU LỊCH GẮN VỚI ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU
LỊCH VÀ ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG
2.1.1. Về du lịch và phát triển kinh tế du lịch
2.1.1.1. Du lịch

Luận án thống nhất với khái niệm: Du lịch là tổng thể những hiện tượng
và những mối quan hệ kinh tế phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa
khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư
địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch.
Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển,
lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, thơng tin, hướng dẫn và những dịch vụ
khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Đặc điểm của dịch vụ du lịch: Ngoài đặc điểm cơ bản của dịch vụ như:
không hiện hữu, không tồn tại dưới dạng vật thể; tính khơng đồng nhất; sản
xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời; không thể di chuyển và tính
khơng chuyển đổi quyền sở hữu dịch vụ, dịch vụ du lịch cịn có tính đặc thù
thể hiện: Tính phi vật thể; Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ
du lịch; Sự tham gia của khách du lịch trong quá trình tạo ra dịch vụ; Tính
khơng thể di chuyển;Tính khơng đồng nhất của dịch vụ du lịch; Tính khơng
đồng đều về sản lượng.
Các loại hình du lịch: Theo Luật Du lịch năm 2017, có 3 loại hình du
lịch cơ bản: Du lịch cộng đồng; Du lịch sinh thái; Du lịch văn hóa.
2.1.1.2. Phát triển kinh tế du lịch
- Kinh tế du lịch: Khái niệm kinh tế du lịch là một hệ thống quan hệ
kinh tế trong lĩnh vực cung ứng và tiêu dùng sản phẩm du lịch, bao gồm: các
quan hệ ngành, nghề: kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú du lịch, kinh
doanh vận tải khách du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch khác, nhằm thoả
mãn nhu cầu tinh thần của du khách, đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội
thiết thực cho nước làm du lịch và bản thân doanh nghiệp. Loại hình kinh tế
du lịch gồm: Du lịch trong nước và du lịch quốc tế. Đặc điểm của kinh tế du
lịch: Tính tổng hợp, đa ngành, liên vùng; Tính xã hội hóa cao; Tính xanh và
sạch; Tính ích lợi và hiệu quả.
- Phát triển kinh tế du lịch: Khái niệm phát triển kinh tế du lịch là sự gia
tăng về số lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu
của du khách, đem lại lợi ích kinh tế cho các chủ thể tham gia hoạt động du



7
lịch. Nội hàm chủ yếu của phát triển kinh tế du lịch bao gồm: Phát triển các sản
phẩm, hàng hóa du lịch và khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên; Phát
triển thị trường du lịch; Phát triển các loại hình kinh doanh du lịch: Kinh doanh
lữ hành; Kinh doanh vận tải khách du lịch; Kinh doanh lưu trú du lịch; Kinh
doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; Kinh doanh dịch vụ du lịch; Phát
triển dịch vụ thương mại nhằm kích thích khách du lịch tăng chi tiêu cho
chuyến du lịch. Vai trò của phát triển kinh tế du lịch: Đóng góp vào GDP và
tăng GDP, vào thu ngân sách nhà nước; Thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng
phát triển; Góp phần sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện có của
địa phương, tạo việc làm cho người lao động; Phát triển văn hóa đa dạng.
2.1.2. Đảm bảo an ninh mơi trường
2.1.2.1. Mơi trường
Có thể kể ra một số khái niệm liên quan đến môi trường như: Khái
niệm môi trường; Các loại môi trường (tự nhiên, xã hội và nhân văn và nhân
tạo); Chức năng và vai trị của mơi trường; Ơ nhiễm mơi trường, suy thối và
khủng hoảng mơi trường; Bảo vệ môi trường.
2.1.2.2. Khái niệm đảm bảo an ninh môi trường
Trên cơ sở các khái niệm an ninh, an ninh môi trường, tác giả luận án
cho rằng: đảm bảo an ninh môi trường là sự ổn định trạng thái hệ thống các
yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát
triển của con người cũng như các lồi sinh vật trong hệ thống đó. Hay nói
một cách khác đảm bảo an ninh mơi trường là sự cân bằng giữa lợi ích trước
mắt và lâu dài trong khai thác, sử dụng tài nguyên của thế hệ này không làm
ảnh hưởng đến thế hệ mai sau.
2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
GẮN VỚI ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG
2.2.1. Khái niệm và sự cần thiết phải phát triển kinh tế du lịch gắn

với đảm bảo an ninh môi trường
2.2.1.1. Khái niệm về phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh
môi trường
Trên cơ sở các quan niệm về phát triển kinh tế du lịch, đảm bảo an
ninh môi trường và thuật ngữ gắn kết nêu trên, theo nghiên cứu sinh có thể
hiểu phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường là tổng
thể các chủ trương, biện pháp, cách thức mà các chủ thể tác động làm gia
tăng số lượng, quy mô cung ứng và chất lượng các hoạt động kinh doanh
du lịch theo hướng đảm bảo an toàn trước các nguy hiểm của mơi trường
sinh thái nhằm đem lại lợi ích kinh tế cho các chủ thể liên quan, góp phần
quan trọng vào quá trình phát triển bững du lịch.


8
2.2.1.2. Sự cần thiết phải phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo
an ninh môi trường
Thứ nhất, phát triển kinh tế du lịch tạo nguồn lực và điều kiện cho đảm
bảo an ninh môi trường; Thứ hai, do yêu cầu bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và
sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên du lịch; Thứ ba, do sự tác động qua lại
giữa phát triển kinh tế du lịch với đảm bảo an ninh môi trường:
* Tác động của phát triển kinh tế du lịch đến đảm bảo an ninh mơi
trường: Tích cực: Tăng cường chất lượng môi trường; Nâng cao ý thức của
cộng đồng về bảo vệ và tăng cường chất lượng môi trường; Tiêu cực: Suy thoái
nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự xuống cấp của mơi trường; Phá vỡ cảnh quan
thiên nhiên và di tích lịch sử ; Gián tiếp gây ra những biến đổi môi trường.
* Tác động của đảm bảo an ninh môi trường đến phát triển kinh tế du
lịch: Tích cực: Giảm thiểu mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế du lịch với đảm
bảo an ninh môi trường; Thúc đẩy phát triển du lịch bền vững; Tiêu cực: Kìm
hãm quá trình phát triển kinh tế du lịch và phát triển bền vững; ô nhiễm môi
trường gián tiếp ảnh hưởng đến phát triển kinh tế du lịch.

2.2.2. Nội dung phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường
2.2.2.1. Phát triển kinh tế du lịch gắn với sử dụng tiết kiệm, hiệu quả
tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường du lịch
Trong hoạt động du lịch, cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu và
điểm du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách là tài nguyên du lịch và tài
nguyên thiên nhiên. Hai nguồn tài nguyên trên là hai yếu tố không thay thế
song lại dễ bị tổn thương, suy thoái, mai một và mất đi giá trị. Các yếu tố này
vừa là tài nguyên, vừa là mơi trường để phát triển du lịch. Vì vậy, quá trình
phát triển kinh tế du lịch phải được gắn với sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và
bảo vệ môi trường du lịch.
2.2.2.2. Quy hoạch phát triển du lịch gắn kết chặt chẽ với quy hoạch
bảo vệ môi trường sinh thái
Thực tế cho thấy, bất cứ quy hoạch phát triển ngành hay một lĩnh vực
nào đó đều có sự gắn kết với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội với các yêu
cầu về quản lý, bảo vệ môi trường tự nhiên, sinh thái, môi trường sống và các
giá trị bảo tồn văn hóa lịch sử ... và hiệu quả kinh tế-xã hội. Việc gắn kết quy
hoạch phát triển du lịch với quy hoạch bảo vệ môi trường có vai trị quan
trọng trong việc định hướng các giải pháp khai thác sử dụng tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học, các tài nguyên du lịch ... phù hợp với
các phương án phát triển du lịch hiệu quả, chất lượng và bền vững.
2.2.2.3. Phát triển các loại hình du lịch bền vững
Ngày nay, bên cạnh sự phát triển nhanh, mạnh cả về số lượng và chất
lượng, hoạt động kinh doanh du lịch cũng bộc lộ những hạn chế và gây tác


9
động động xấu đến môi trường. Nguyên nhân, do việc khai thác và sử dụng
quá mức tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên du lịch và nhận thức của các
chủ thể tham gia hoạt động du lịch dẫn đến suy thối nguồn tài ngun thiên
nhiên, ơ nhiễm mơi trường, làm giảm hiệu quả kinh tế du lịch. Chỉ có du lịch

có trách nhiệm, du lịch thân thiện với mơi trường - du lịch xanh) mới giải quyết
được mâu thuẫn giữa phát triển và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên
du lịch, là phương thức phát triển du lịch bền vững.
2.2.2.4. Phát triển kinh tế du lịch gắn với ứng phó biến đổi khí hậu
Để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế du
lịch cần phải hướng đến các loại hình du lịch thân thiện với mơi trường và sử
dụng các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu như: Tăng cường khả
năng thích ứng với biến đổi khí hậu; Tăng cường năng lực giảm nhẹ tác động
tiêu cực của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế du lịch gắn với
đảm bảo an ninh mơi trường
2.2.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan, gồm có: Nhận thức của đội ngũ cán
bộ quản lý, các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế du lịch; Vai trị của chính
quyền địa phương cấp tỉnh; Trình độ phát triển kinh tế du lịch của tỉnh.
2.2.3.2. Nhóm nhân tố khách quan, bao gồm: Chính sách phát triển
kinh tế du lịch bền vững từ Chính phủ, các bộ, ngành; Tác động của biến đổi
khí hậu đến phát triển kinh tế du lịch.
2.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ, TRONG NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG VÀ
BÀI HỌC RÚT RA CHO TỈNH NINH BÌNH
2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế
Để có tư liệu thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an
ninh môi trường ở địa bàn cấp tỉnh, luận án tham khảo kinh nghiệm của 2
nước là Singapore, Thái Lan và 3 địa phương có nét tương đồng, đó là: Tỉnh
Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Ninh.
2.3.3. Bài học rút ra cho tỉnh Ninh Bình
Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể trong công tác
bảo vệ môi trường;
Hai là, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và những sáng kiến làm
sạch môi trường trong các hoạt động kinh doanh du lịch;

Ba là, phát triển các loại hình du lịch thân thiện với mơi trường;
Bốn là, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong
phát triển kinh tế du lịch.


10
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI
ĐẢM BẢO AN NINH MƠI TRƯỜNG Ở TỈNH NINH BÌNH
GIAI ĐOẠN 2010-2019
3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỂU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH NINH BÌNH
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Khái quát điều kiện tự nhiên của tỉnh Ninh Bình, về: vị trí địa lý, địa
hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật, đất đai, tài nguyên khoáng sản.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Được nghiên cứu sinh khái quát thông qua một số nội dung: Về tăng
trưởng tổng sản phẩm (GRDP); Về cơ cấu kinh tế; Hoạt động chăm sóc sức
khỏe nhân dân; Hệ thống giáo dục và đào tạo; Lao động và việc làm; Về kết
cấu hạ tầng.
3.1.3. Về tài ngun du lịch
Ninh Bình có hai loại tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch tự nhiên,
bao gồm: đồi, núi, sông, hồ, đồng bằng, vùng biển. Tài ngun du lịch văn
hóa, bao gồm: Các di tích lịch sử-văn hóa; Các lễ hội tiêu biểu; Các làng
nghề truyền thống; Ẩm thực; Các giá trị văn hóa dân tộc.
Từ tổng quan về Ninh Bình, rút ra những thuận lợi và khó khăn cho
phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh mơi trường.
* Thuận lợi
Ninh Bình có tiềm năng du lịch tự nhiên phong phú, hấp dẫn tạo điều
kiện cho phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch bảo tồn thiên nhiên;
Điều kiện kinh tế-xã hội và kết cấu hạ tầng tương đối phát triển, là điều kiện

thuận lợi để ngành du lịch khai thác lợi thế phát triển du lịch bền vững; Ninh
Bình sở hữu nguồn tài ngun du lịch văn hóa rất lớn có thể khai thác phục
vụ phát triển du lịch.
* Khó khăn
. Về khí hậu: Với số ngày mưa trung bình trong năm nhiều từ 125-127
ngày đã làm cho hoạt động kinh doanh du lịch bị gián đoạn, không ổn định,
ảnh hưởng đến doanh thu của ngành du lịch.
. Tài nguyên du lịch tự nhiên: Đa dạng, phong phú, trải dài trên một
diện rộng nếu tỉnh không làm tốt công tác quy hoạch phát triển du lịch, quản
lý tốt nguồn tài nguyên dẫn đến khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên; suy
giảm sự đa dạng của hệ thực, động vật.


11
. Tài nguyên du lịch văn hóa: Với số lượng di tích lịch sử-văn hóa lên
đến hàng ngàn, nếu khai thác quá mức, thiếu sự đầu tư bảo vệ, tôn tạo, nâng
cấp và phát triển sẽ ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch Ninh
Bình. Bên cạnh đó, trong năm tỉnh cịn có hơn 200 lễ hội và thường tổ chức
vào đầu năm, điều này dẫn đến tình trạng q tải của điểm đến ảnh hưởng
đến mơi trường sinh thái, ….
Về kết cấu hạ tầng: Người dân ở khu vực nông thôn, các khu vực tập
trung dân cư… chưa có điều kiện sử dụng nước sạch từ các nhà máy, chủ
yếu dùng nước giếng đào, bể chứa nước mưa, nước giếng khoan nên chất
lượng không đảm bảo ảnh hưởng đến người dân và du khách. Các tuyến
thoát nước mật độ còn quá thấp chưa đáp ứng được nhu cầu nên ảnh hưởng
khơng ít đến mơi trường đơ thị.
3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
GẮN VỚI ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH NINH BÌNH
3.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch gắn với sử dụng tiết
kiệm, hiệu quả tài nguyên du lịch

* Về tổng doanh thu: Năm 2010 tổng thu từ du lịch của tỉnh mới đạt 551,4
tỷ đồng, đến năm 2018 con số này 3.213 tỷ tăng lên gấp 5,8 lần, tốc độ tăng
trưởng trung bình giai đoạn 2010-2018 là 11,6%/năm (xem biểu đồ 3.1).

Biểu đồ 3.1: Doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh Ninh Bình
giai đoạn 2010 - 2018
(Nguồn: [92, 93, 94])

* Về kinh doanh lữ hành: Năm 2010 lượng khách du lịch đến Ninh
Bình mới chỉ đạt 3.096.589 lượt khách; đến năm 2018 là 7.378.618 lượt
khách.Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2018 là 12,05%. Trong
đó tốc độ tăng trưởng lượng khách quốc tế là 4.51% và lượng khách nội địa
là 13.83% (xem biểu đồ 3.2).


12

Biểu đồ 3.2: Số lượng khách du lịch đến Ninh Bình
giai đoạn 2010 - 2019
(Nguồn: [92, 93, 94])

Sự gia tăng lượng khách du lịch đến với tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn từ
2010-2019, phần lớn đến từ Quần thể danh thắng Tràng An (xem biểu đồ 3.3)

Biểu đồ 3.3: Số lượng khách du lịch đến Quần thể danh thắng
Tràng An giai đoạn từ năm 2014-2019
(Nguồn: [91])

* Thị trường khách du lịch: Trong giai đoạn 2006-2010 các thị trường
nổi bật đưa khách đến Ninh Bình là thị trường: Đài Loan chiếm trung bình

14,15% tổng số khách đến Ninh Bình; Trung Quốc chiếm trung bình 11,2%;
Mỹ chiếm trung bình 8,3%; Pháp chiếm 7,7%; Nhật chiếm 7,5%; Anh chiếm
3,3%; Thái Lan chiếm 1,8%, Hồng Kơng chiếm 1,7%; Việt Kiều chiếm trung
bình 18,9%; cịn lại là thị trường từ nhiều nơi khác đến. Nhưng đến nay đã
có sự chuyển hướng đến những thị trường tiềm năng là Nga, Ý, Thụy Điển,
Thụy Sỹ, Đan Mạch, Hà Lan ....
* Về kinh doanh dịch vụ du lịch
. Cơ sở lưu trú du lịch: Về số lượng: Năm 2010, cả tỉnh chỉ có 187 cơ
sở lưu trú với 3.041 buồng; đến năm 2018 đã tăng lên 583 cơ sở với tổng số
7.021 buồng. Tốc độ tăng trưởng trung bình cho giai đoạn 2010-2018 về số
cơ sở là 13,8%/năm; về số buồng là 10,2%/năm; Chất lượng: Tính đến hết
năm 2018, cơ sở lưu trú du lịch Ninh Bình mới có 52 khách sạn đạt tiêu


13
chuẩn từ 1-4 sao. Trong đó: Khách sạn 1 sao là 25, với 443 phòng; Khách
sạn 2 sao là 31, với 759 phòng; Khách sạn 3 sao là 5, với 373 phòng; Khách
sạn 4 sao là 3, với 452 phòng. So với tổng số cơ sở lưu trú và số phòng đạt
tiêu chuẩn từ 1-4 sao còn chiếm tỷ lệ quá nhỏ: 52/583 chiếm 8,9% và
2.027/7.021, chiếm 28,8% (xem bảng 3.1).
Bảng 3.1: Cơ sở lưu trú du lịch của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2018
Năm\Hạng mục
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Số cơ sở
187
224
235
276
286
390

423
463
583
Số phòng
3.041 3.564 3.628 4.102 4.508 5.353 5.748 5.999 7.021
Tổng số khách
sạn từ 1- 4 sao
23
33
33
38
42
45
45
56
52
- Khách sạn 1 sao
3
7
8
9
10
13
14
24
25
Số phòng
107
197
197

232
242
274
260
401
443
- Khách sạn 2 sao
20
24
23
26
28
28
27
28
31
Số phòng
825
898
796
845
910
926
972 1.033
759
- Khách sạn 3 sao
1
1
1
1

1
1
1
5
Số phòng
102
102
102
102
81
81
102
373
- Khách sạn 4 sao
1
1
2
3
3
3
3
3
Số phòng
107
107
237
416
416
417
452

452
Tổng số phòng đạt
tiêu chuẩn từ 1-4 sao
932 1.304 1.202 1.416 1.670 1.697 1.730 1.988 2.027
(Nguồn: [92, 93, 94])

. Dịch vụ ăn uống: Hiện nay, trên địa bàn tồn tỉnh có 4.715 đơn vị
kinh doanh ăn uống, với tổng doanh thu từ hoạt động dịch vụ thì dịch vụ ăn
uống luôn chiếm tỷ trọng lớn: năm 2010 đạt 199,010 triệu đồng, con số này
năm 2018 là 1.204.111triệu đồng (xem biểu đồ 3.4).

Biểu đồ 3.4: Doanh thu từ hoạt động dịch vụ du lịch của tỉnh
Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2018
(Nguồn: [92, 93, 94])


14
. Vận tải khách du lịch (xem biểu đồ 3.4): Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có
15 doanh nghiệp vận tải theo tuyến cố định; 8 công ty kinh doanh dịch vụ taxi
với hơn 500 đầu xe và hàng trăm hộ gia đình có xe ơtơ từ 4-50 chỗ kinh doanh
vận tại, có 3 tuyến xe buýt chạy tuyến cố định, 3.600 đò chèo tay phục vụ
khách, 11 tuyền máy sức chở 12-30 khách. Doanh thu năm 2010 đạt 76,911
triệu đồng, con số này năm 2018 là 447.368 triệu đồng.
. Cơ sở vui chơi giải trí: Chưa đáp ứng được nhu cầu giải trí cho khách
du lịch, nhất là vào buổi tối, kể cả các khách sạn từ 3-4 sao. Vì vậy, khơng
kích thích được khả năng chi tiêu của khách, hạn chế thời gian lưu trú và khả
năng thu hút khách du lịch đến với tỉnh Ninh Bình.
Trong giai đoạn 2010-2019, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh, sở, ban,
ngành cùng cách thức tổ chức quản lý tốt và có các bộ phận chuyên trách
quản lý khai thác tài nguyên phát triển du lịch, nên công tác quản lý khai

thác các loại hình du lịch được thực hiện hiệu quả và kết hợp hài hịa cơng
tác bảo tồn và khai thác tài nguyên du lịch. Cụ thể như sau:
* Góp phần làm tăng tính đa dạng sinh học, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên
- Tại khu du lịch sinh thái Tràng An: Về thực vật, tổng cộng 134 họ với
384 chi và 577 lồi khác nhau, trong đó có hơn 310 loại thực vật bậc cao quý
hiếm; Về động vật, vơ cùng đa dạng, với trên 200 lồi.
- Tại Vườn Quốc gia Cúc Phương đã bảo vệ, lưu trữ: Hệ thực vật với
2.234 loài thực vật bậc cao, trong đó có 433 lồi cây làm thuốc, 229 lồi cây
ăn được, nhiều loài cây được ghi trong sách đỏ Việt Nam, ngành quyết thực
vật có 31 họ… Hệ thực vật tại đây chiếm 76% số họ, 48,6% số chi và 30%
số loài của miền Bắc và chiếm 68,9% số họ, 43,6% số chi và 24,6% số lồi
hiện có ở Việt Nam; Hệ động vật với 122 lồi bị sát, 2.000 lồi cơn trùng,
135 lồi thú, 46 lồi lưỡng cư. Ngồi ra, Cúc Phương cịn là nơi sinh sống
của hơn 40 lồi dơi, khoảng 111 lồi ốc, trong đó có 27 lồi đặc hữu, 280
lồi bướm. Nơi đây cịn là nơi sinh sống của một số quần thể thú quan trọng
cần bảo tồn, trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu (voọc quần
đùi trắng, Cày vằn), loài Báo hoa mai là loài bị đe dọa ở mức quốc gia.
Khu Bảo tàng Vườn Quốc gia Cúc Phương đang lưu giữ hơn 50 mẫu
khảo cổ học trong đó có mẫu dương bản Bị sát răng phiến có niên đại 230 250 triệu năm trước; 122 mẫu ngâm; 82 mẫu động vật; 2.900 mẫu côn trùng
các loại; hơn 12.000 mẫu tiêu bản thực vật.
* Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phục vụ phát triển du lịch
Đối với các di tích lịch sử-văn hóa, khảo cổ, kiến trúc: Tính đến hết năm
2019, tồn tỉnh Ninh Bình có trên 1.821 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có


15
370 di tích đã xếp hạng có 188 di tích/370 di tích được trùng tu, tơn tạo được
đưa vào khai thác.
Đối với các giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian:
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có nhiều nhà thờ cổ, trong đó có Nhà

thờ đá Phát Diệm với tuổi đời hơn 100 năm và 1.499 địa điểm tín ngưỡng
dân gian (trong đó có 301 chùa, 229 đình, 381 đền, 98 miếu, 51 phủ, 236 nhà
thờ họ, 149 nhà thờ đạo và 54 loại hình di tích khác). Hàng năm có tới 260 lễ
hội truyền thống và nhiều hội làng được tổ chức trên địa bàn tỉnh.
3.2.2. Thực trạng gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển du
lịch với quy hoạch bảo vệ mơi trường sinh thái
Từ năm 1995 đến nay, Ninh Bình đã xây dựng và điều chỉnh quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch của tỉnh 3 lần:
Lần thứ nhất “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình thời kỳ
1995-2010”. Quy hoạch này được dựa trên những đánh giá về đặc tính và sự
phân bố của tài nguyên du lịch, cung với cầu về du lịch Ninh Bình, của thị
trường, cũng như định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và chiến lược
phát triển du lịch Việt Nam.
Lần thứ hai, sau 12 năm (năm 2007) tỉnh tiếp tục điều chỉnh và bổ sung
quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2015. Tỉnh Ninh Bình đã quy hoạch chung, quy hoạch chi
tiết từng cụm, từng dự án đầu tư phát triển. Cụ thể: Khơng gian Tràng AnTam Cốc-Bích Động-Cố Đơ Hoa Lư; Trung tâm thành phố Ninh Bình; Suối
nước nóng Kênh Gà- Động Vân Trình-Khu bảo tồn đất ngập nước Vân
Long-Chùa Địch Lộng- Động Hoa Lư; Thị xã Tam Điệp-Phòng tuyến Tam
Điệp Biện Sơn; Nhà thờ đá Phát Diệm và vùng ven biển Kim Sơn; Cúc
Phương- Kỳ Phú - Hồ Đồng Chương.
Lần thứ ba: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch và các
ngành khác có liên quan trong giai đoạn 2010-2017; Định hướng phát triển
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Ninh Bình xây dựng “Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030”, tập trung hoàn thiện quy hoạch chi tiết các khu du lịch, đồng
thời quản lý chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc quy hoạch phát triển du lịch
sau khi được phê duyệt. Thông qua việc thực hiện các quy hoạch, cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch được đầu tư xây dựng, nâng
cấp, tạo điều kiện cho du lịch phát triển-thể hiện rõ việc gắn quy hoạch phát

triển du lịch với quy hoạch bảo vệ môi trường, góp phần vào đảm bảo an


16
ninh mơi trường ở tỉnh Ninh Bình, như: Về nguồn nước: Môi trường nước
mặt; Nước ngầm; Môi trường nước biển ven bờ; Nước thải; Về mơi trường
khơng khí: Mơi trường khơng khí khu vực thành phố Ninh Bình; Mơi trường
khơng khí khu vực nơng thơn; Về mơi trường đất và chất thải: chất thải rắn
và thu gom rác thải.
3.2.3. Thực trạng phát triển các loại hình du lịch bền vững (du lịch
có trách nhiệm, du lịch thân thiện với mơi trường - du lịch xanh)
Hiện nay, ở tỉnh Ninh Bình có một số điểm thăm quan du lịch như: Khu
du lịch sinh thái Tràng An; Khu Du lịch Tam Cốc-Bích Động: Tam Cốc-Bích
Động (hang Cả, hang Hai và hang Ba), nơi đây cịn được ví như “Vịnh Hạ
Long trên cạn” hay “Nam thiên đệ nhị động”. Đến đây quý khách sẽ cảm nhận
được vẻ đẹp “Sơn Thủy hữu tình”. Phong cảnh nơi đây là sự kết hợp hài hòa
giữa cảnh đẹp kỳ thú của hang động, núi non hiểm trở, sông, suối thơ mộng với
sự tài hoa của con người tạo thành một khối thống nhất, không thể tách rời.
- Vườn quốc gia Cúc Phương: Là một địa điểm du lịch nổi tiếng về sinh
thái, môi trường của tỉnh Ninh Bình. Du khách đến đây để khám phá hệ động
thực vật phong phú, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên đẹp, tham gia các
chương trình du lịch sinh thái, đốt lửa trại, mạo hiểm, nghiên cứu và văn hóa
lịch sử.
- Khu Bảo tồn thiên nhiên Vân Long: Du khách đến với nơi đây để
chiêm ngưỡng hệ sinh thái thiên nhiên phong phú và đa dạng. Nơi đây là nơi
cư trú của nhiều hệ động thực vật. Ngoài các giá trị về hệ động thực vật học,
Vân Long còn sở hữu những bức tranh phong cảnh thủy mặc đẹp tuyệt vời.
Vân Long được mệnh danh là “vịnh khơng sóng”-khi đi thuyền trên đầm, du
khách sẽ thấy mặt nước phẳng như một tấm gương khổng lồ.
Đến với những khu du lịch sinh thái trên, du khách sẽ được trải nghiệm

với các tuyến du lịch như: Đi bộ trong rừng nguyên sinh; Đạp xe trong rừng,
Bơi thuyền Kayak; Khám phá, chiêm ngưỡng: Cây đăng cổ thụ; Thăm Cây
chò ngàn năm; Khám phá Đỉnh mạc bay; Khám phá Động Người xưa; Cưỡi
xe do trâu kéo tại khu du lịch Vân Long: Sau khi tham quan, du khách sẽ đến
nhà người dân để “ba cùng” - cùng ăn, cùng ở, cùng lao động sản xuất. Tại
đây, khách du lịch được sử dụng các vật dụng dân dã như quạt nan, giường
tre, uống nước vối hoặc nước chè xanh...
3.2.4. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch gắn với ứng phó biến
đổi khí hậu
- Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu: Ninh Bình hiện có
28.639 ha đất lâm nghiệp. Trong đó đất rừng đặc dụng 16.500 ha, đất rừng


17
phòng hộ 9.026 ha, đất rừng sản xuất 3.113 ha (đó là phân theo mục đích sử
dụng). Cịn theo hiện trạng thì có tới 23.510 ha rừng tự nhiên, 3.379 ha rừng
trồng và 1.750 ha đất trống, đồi trọc.
. Đối với 16.500 ha rừng đặc dụng (58,1% đất lâm nghiệp), trong đó Vườn
Quốc gia Cúc Phương có 11.300 ha, có tới 1.268 loài thực vật, 553 loài động
vật, đặc biệt là 25 loài thực vật, 66 loài động vật đặc hữu q hiếm - nhiều lồi
có tên trong sách đỏ Việt Nam, tăng cường tuần tra bảo vệ; phục hồi và phát
triển rừng bằng biện pháp chăm sóc khoanh ni, xúc tiến tái sinh tự nhiên.
Củng cố và duy trì vườn thực vật hiện có, bổ sung làm cho phong phú về loài.
Thành lập Ban quản lý bảo vệ rừng ở các xã dưới sự điều hành của Vườn
Quốc gia Cúc Phương.
. Với Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long có diện tích 2.134
ha, tập trung bảo tồn, phát triển bền vững hệ sinh cảnh đặc hữu trên núi đá vơi.
Khuyến khích cộng đồng chung tay góp sức trồng rừng, bảo vệ tồn diện, giữ
gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo an ninh trật tự xã hội.
. Đối với khu rừng Văn hóa-Lịch sử-Mơi trường Hoa Lư với diện tích

2.937 ha thuộc hệ rừng trên núi đá gắn liền với nhiều di tích văn hóa- lịch sử
nổi tiếng sẽ được bảo tồn và giữ lại nét hoang sơ tự nhiên. Tiếp tục trồng cây
bóng mát, cây lấy gỗ ở các thị trấn, thành phố.
Quy hoạch trên cũng đề ra nhiệm vụ trong thời gian tới phải đẩy nhanh tốc
độ trồng 3.937 ha rừng. Trong đó trồng mới là 1.750 ha, trồng lại rừng sau khai
thác là 2.187 ha. Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng nhanh khép tán, sinh trưởng ổn
định, bền vững. Nâng cao độ che phủ chống xói mịn đất, bảo vệ sản xuất nơng,
cơng nghiệp, thủy sản. Đặc biệt, với đất trống bãi bồi huyện Kim Sơn cần trồng
Bần chua hỗn giao với cây vẹt, bảo vệ các dải rừng sậy, sú vẹt hiện có để nâng
cao chất lượng rừng phòng hộ ven biển cũng như rừng đầu nguồn ....
Để hiện thực hóa nhiệm vụ trên, năm 2019 các cơ quan, tổ chức đóng
trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia hưởng ứng, trong phải kể đến sự phối kết
hợp giữa Đoàn thanh niên Sở Nơng nghiệp & Phát triển nơng thơn Ninh
Bình với Đồn thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức Lễ phát động
trồng cây với mục đích nhằm tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho
cán bộ, đoàn viên, thanh niên và quần chúng nhân dân về vai trò, tác dụng và
ý nghĩa của việc trồng cây xanh ven biển, góp phần chống xói mịn, xây
dựng và bảo vệ mơi trường hiểu những diễn biến phức tạp của khí hậu, thời
tiết và thiên tai, bão lũ gây ra.


18
- Tăng cường năng lực giảm nhẹ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu
và nước biển dâng
Trong những năm qua ngành du lịch Ninh Bình nói chung và các cơ sở
kinh doanh du lịch nói riêng đã có nhiều chương trình, sáng kiến nhằm giảm
thiếu sự phát thải nhà kính như:
Mơ hình khách sạn xanh (tiêu dùng xanh): Đến với Emeralda Resort
Ninh Bình du khách được trải nghiệm sống xanh, trong lành và thân thiện
với môi trường, bằng việc phục vụ nước lọc trong những bình thủy tinh thay

vì bình nhựa, ống hút giấy được đưa thay thế cho ống hút nhựa truyền thống,
túi sinh học tự phân hủy được sử dụng để thu gom rác thải...
Mơ hình kiến trúc xanh thân thiện với môi trường: Đến với nơi đây, du
khách được hịa mình trong khơng gian xanh tươi được thiên nhiên bao bọc và
bầu khơng khí trong lành thuần khiết, được thiết kế bằng những vật liệu gần gũi
với thiên nhiên và thân thiện với môi trường như mái lá, tre, gỗ, … giúp cho
các phòng nghỉ nơi đây đều mát về mùa hè và ấm vào mùa đông, đây là giải
pháp tiết kiệm năng lượng của các homestay tại Ninh Bình.
Sáng kiến thành lập các tổ giữ gìn vệ sinh mơi trường của Ban quản lý
Khu du lịch sinh thái Tràng An như: tổ quét dọn vệ sinh trên trục đường
Tràng An, tổ cắt tỉa cây, trồng hoa và hàng chục tổ chèo đò. Bên cạnh đó,
Ban quản lý di tích đã tích cực tun truyền tới tồn thể cán bộ, nhân viên về
cơng tác bảo vệ mơi trường, phát triển du lịch bền vững.
Chương trình “Du lịch xanh hướng tới tương lai” với chủ đề “Bảo vệ môi
trường thông qua tái sử dụng chất thải”; “Tiết giảm, tái sử dụng và tái chế chất
thải”, đặc biệt là đối với chất thải nguy hại. Hoặc việc trồng mới hàng trăm ha
rừng tại Quần thể danh thắng Tràng An.
Sáng kiến bảo vệ môi trường sinh thái (rừng nguyên sinh, động vật
hoang dã và các khu nghỉ dưỡng) tại Vườn quốc gia Cúc Phương đã đầu tư
hệ thống xe ôtô điện, vừa chở được lượng khách lớn, xe chạy êm, khơng gây
tiếng ồn, khơng xả khí thải ra môi trường để phục vụ cho việc di chuyển,
tham quan của du khách hay hoạt động “trồng cây gây rừng”, “Thung Nham
xanh” tại khu du lịch sinh thái Thung Nham.
Tại chùa Bái Đính để đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và
phục vụ du khách và phật tử đến thăm chùa, thường xuyên có khoảng 300 400 lao động làm công tác bảo vệ, vệ sinh môi trường và làm việc tại chùa.
Ngoài ra, chùa con tổ chức Chương trình “Ngày chủ nhật xanh hướng
nguyện”, với chủ đề “Thanh niên Ninh Bình hành động vì mơi trường du lịch
xanh” nhằm tuyên truyền và dọn vệ sinh, thu gom rác thải, vệ sinh môi trường



19
trong khuôn viên chùa, hướng dẫn du khách tham quan du lịch, bỏ rác đúng
nơi quy định, qua đó xây dựng hình ảnh đẹp của con người Ninh Bình đến du
khách trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, Ban quản lý chùa cũng tuyên truyền về các quy định đảm bảo
vệ sinh môi trường và an ninh trật tự trên hệ thống loa phát thanh tại tất cả
các khu vực trên chùa kêu gọi du khách có ý thức giữ gìn vệ sinh, cảnh quan
chung khi tham gia trẩy hội. Các du khách thập phương cũng đã nghiêm
chỉnh chấp hành, tạo nến một nét đẹp văn minh cho mùa lễ hội. Từ đó những
vấn đề ơ nhiễm mơi trường, xả rác bừa bãi cũng được hạn chế tạo nên một
ngôi chùa xanh - sạch - đẹp.
3.2.2. Đánh giá về phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an
ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2020
3.2.2.1. Những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế du lịch gắn
với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình
Thứ 1, đóng góp của phát triển kinh tế du lịch vào sự phát triển kinh tếxã hội của tỉnh.
Thứ 2, kinh tế du lịch phát triển tạo nguồn lực và điều kiện để bảo vệ môi trường.
Thứ 3, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và sử dụng bền vững các nguồn
tài nguyên thiên nhiên.
Thứ 4, cải thiện kết cấu hạ tầng.
Thứ 5, tăng cường chất lượng môi trường.
3.2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong phát triển kinh tế du
lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường
* Những hạn chế
Một là, tồn tại mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế du lịch với đảm bảo an
ninh môi trường.
Hai là, nguồn lực và điều kiện để bảo vệ môi trường cịn hạn chế;
Ba là, suy thối nguồn tài ngun thiên nhiên, sự xuống cấp của môi trường.
* Nguyên nhân của hạn chế
Thứ 1, nhận thức và ý thức của các chủ thể tham gia phát triển kinh tế

du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường chưa đầy đủ;
Thứ 2, quy hoạch giữa phát triển du lịch chưa thực sự gắn với quy
hoạch bảo vệ môi trường sinh thái;
Thứ 3, hiệu lực quản lý nhà nước và chính quyền địa phương còn hạn chế
Thứ 4, tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế du lịch gắn
với đảm bảo an ninh môi trường.


20
Chương 4
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
GẮN VỚI ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH
NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2030
4.1. BỐI CẢNH MỚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
DU LỊCH GẮN VỚI ĐẢM BẢO AN NINH MƠI TRƯỜNG Ở TỈNH
NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2030
4.1.1. Bối cảnh mới liên quan đến phát triển kinh tế du lịch gắn với
đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình đến năm 2030
4.1.1.1. Bối cảnh quốc tế
Một là, xuất hiện xu hướng mới trong tiêu dùng sản phẩm du lịch;
Hai là, phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch bền vững
nói riêng đã trở thành một xu hướng toàn cầu;
Ba là, xu hướng khu vực hóa, tồn cầu hóa và các tổ chức du lịch quốc
tế ra đời tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các nước với nhau nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động du lịch;
Bốn là, phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững và ứng phó với
biến đổi khí hậu là xu thế toàn cầu;
Năm là, hệ lụy của đại dịch bệnh Covid-19 đến du lịch toàn cầu.
4.1.1.2. Bối cảnh trong nước
* Những thuận lợi: Ngành du lịch nhận được sự chỉ đạo, quan tâm của

Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền; Ninh Bình có nhiều tiềm năng, lợi
thế để phát triển du lịch theo hướng bền vững; Triển vọng phục hồi và thích
ứng của ngành du lịch trước đại dịch Covid-19.
* Những khó khăn: Nhận thức về phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi
trường của các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch còn hạn chế; Phát
triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường trong bối cảnh chịu sức ép
về trách nhiệm bảo tồn các giá trị văn hóa tự nhiên; Phát triển bền vững du
lịch nằm trong thế cạnh tranh giữa những vùng miền; Nguồn kinh phí đầu tư
cho hoạt động bảo vệ môi trường và bảo tồn, phát huy giá trị di sản còn rất
hạn chế; Sự bất cập trong công tác quản lý.
4.2.2. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế du lịch gắn với
đảm bảo an ninh mơi trường ở tỉnh Ninh Bình đến năm 2030
4.2.2.1. Định hướng phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh
môi trường
* Một số định hướng chung: Phát triển kinh tế du lịch là nhiệm vụ quan
trọng, cốt lõi trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; Phát triển kinh tế du


21
lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị và của tồn dân; Phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh
môi trường phải phù hợp với với Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Phát triển
kinh tế du lịch phải hướng tới mục tiêu phát triển vì con người; Đảm bảo hài
hịa giữa phát triển kinh tế với vấn đề xã hội và bảo vệ mơi trường; Phải đảm
bảo hài hịa lợi ích giữa các chủ thể nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng dân
cư trong phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường.
* Định hướng cụ thể: Phát triển thị trường du lịch: Đối với thị trường
khách du lịch quốc tế. Đối với thị trường khách du lịch nội địa; Về phát triển
sản phẩm du lịch; Phát triển các khu, điểm du lịch; Đầu tư phát triển du lịch:

Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư, Các dự án ưu tiên đầu tư.
* Về đảm bảo an ninh môi trường: Kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường và vệ
sinh mơi trường; Xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng môi trường tại các
khu du lịch trọng điểm, nhà vệ sinh đạt chuẩn, xử lý rác thải trên mặt đất,
mặt nước tại các khu, điểm du lịch; Xây dựng các quy định chi tiết về bảo vệ
tài nguyên rừng và các loài động vật hoang dã.
* Về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch và ứng phó với biến đổi khí
hậu: Đầu tư xây dựng các cơ sở thu gom rác thải đồng bộ; Hệ thống thu gom
và xử lý nước thải; Xây dựng hệ thống đê, kè chắn sóng. Giảm thiểu các hoạt
động bất lợi đến môi trường trong khai thác các nguồn lực cho phát triển du
lịch; Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, tài nguyên du lịch; Quản lý chất thải từ hoạt động dịch vụ du lịch;
Bảo tồn đa dạng sinh học; Tăng cường các biện pháp giảm phát thải khí nhà
kính: Đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch thân thiện với mơi trường. Sử
dụng năng lượng tái tạo, vật liệu thân thiện với môi trường, khuyến khích áp
dụng mơ hình “3R” trong các cơ sở dịch vụ du lịch.
4.2.2.2. Mục tiêu phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường
Theo “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm
2025, định hướng đến năm 2030” của tỉnh Ninh Bình, mục tiêu phát triển du
lịch đến 2030. Cụ thể:
Mục tiêu chung: Đến năm 2020, Ninh Bình trở thành một trong những
trọng điểm du lịch của cả nước; đến năm 2030, ngành du lịch Ninh Bình trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo động
lực để thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.
Mục tiêu cụ thể: Về khách du lịch; Về tổng thu từ du lịch; Về cơ sở lưu
trú du lịch; Về nguồn nhân lực du lịch; Về môi trường


22

4.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI ĐẢM
BẢO AN NINH MƠI TRƯỜNG Ở TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2030
4.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể tham gia
phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường
Để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế du lịch gắn với
đảm bảo an ninh môi trường cần thiết phải nâng cao nhận thức của các chủ thể
tham gia vào phát triển kinh tế du lịch: Đối với nhà nước; Đối với doanh
nghiệp; Đối với người dân, cộng đồng. Mỗi chủ thể có vị trí, vai trị khác nhau
nên để giải pháp có hiệu quả, cần có hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận
thức cho phù hợp với từng đối tượng.
4.2.2. Hoàn thiện quy hoạch và cơ chế, chính sách phát triển kinh
tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh mơi trường ở tỉnh Ninh Bình
4.2.2.1. Hồn thiện quy hoạch phát triển du lịch gắn với đảm bảo an
ninh mơi trường ở tỉnh Ninh Bình
Gắn với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, trên cơ sở quy
hoạch sử dụng đất nói chung, quy hoạch phát triển du lịch, xác lập quy hoạch
phát triển loại hình du lịch cho các khu, điểm du lịch cho phù hợp; Tăng
cường quản lý, tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch.
4.2.2.2. Hồn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát triển du lịch gắn
với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình
Rà sốt, loại bỏ những chính sách khơng cịn phù hợp, bổ sung và sửa
đổi những chính sách còn thiếu so với yêu cầu thực tiễn phát triển du lịch.
Cụ thể: Chính sách thu hút đầu tư: Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế xuất,
nhập khẩu; Chính sách vốn cho hoạt động kinh tế du lịch; Chính sách liên
quan đến đảm bảo an ninh môi trường: Thực hiện thuế mơi trường, Lệ phí
mơi trường, Thực hiện ngun tắc "người gây ơ nhiễm phải trả tiền"; Chính
sách thu hút, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hoạt động kinh tế du lịch;
Chính sách khoa học cơng nghệ trong hoạt động kinh tế du lịch;
4.2.3. Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch và ứng phó với biến
đổi khí hậu và mực nước biển dâng

4.2.3.1. Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch
Triệt để tuân thủ Quy hoạch về sử dụng đất trên quan điểm khai thác
hợp lý và có hiệu quả những tiềm năng về tài nguyên, đảm bảo sự phát triển
bền vững của môi trường sinh thái; Các tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng
tài nguyên phải thực hiện nghiêm túc Luật Bảo vệ môi trường; Luật Di sản
văn hóa; Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, doanh nghiệp và khách du lịch về
bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường tại các cơ sở lưu trú du


23
lịch, các khu điểm du lịch… Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch
cần thực hiện nghiêm túc hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du
lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
4.2.3.2. Ứng phó với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng
Tăng cường hoạt động “giảm nhẹ” tác động tiêu cực của biến đổi khí
hậuvà mực nước biển dâng; Tăng cường hoạt động “thích ứng” với biến đổi khí
hậu trong lĩnh vực du lịch; Tăng cường ứng dụng xanh trong phát triển du lịch.
4.2.4. Phát triển các loại hình du lịch bền vững thân thiện với mơi trường
Cần phải chú trọng nâng cao vai trị, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách
khuyến khích cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch; Chú trọng phát
triển mơ hình du lịch cộng đồng, du lịch nơng nghiệp nơng thơn, du lịch sinh
thái…, Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng tham gia bảo tồn và
phát triển các làng nghề thủ công truyền thống, các sản phẩm tiểu thủ công
nghiệp…
4.2.5. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong việc thực
thi cơ chế, chính sách bảo vệ mơi trường trong phát triển kinh tế nói
chung, phát triển kinh tế du lịch nói riêng
Một là, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác tổ chức,
quản lý trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch, hoàn thiện các văn bản quy

phạm pháp luật; thực hiện điều tra kỹ lưỡng nguồn tài nguyên; chú trọng
kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch.
Hai là, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường; xử
lý kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường trong kinh doanh
dịch vụ du lịch, đấu tranh phòng chống tội phạm môi trường trong lĩnh vực du
lịch, tăng cường thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ mơi trường.
Ba là, xử phạt nghiêm các hành vi các cơ sở kinh doanh hoạt động du
lịch gây mất an ninh môi trường.
Bốn là, cần phải có chính sách ưu đãi về tài chính cho doanh nghiệp, cá
nhân có sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng và
sử dụng năng lượng thay thế.


×