Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh thông qua việc tổ chức dạy học một số chủ đề phần động học, động lực học Vật lí lớp 10 trung họ...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
____________________________________

BÙI NGỌC NHÂN

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO
CỦA HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC
DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ PHẦN ĐỘNG HỌC,
ĐỘNG LỰC HỌC VẬT LÝ LỚP 10
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ mơn Vật lí
Mã số: 9140111

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2020


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Vinh

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ NHỊ
PGS.TS. TRẦN HUY HOÀNG

Phản biện 1:

Phản biện 2:


Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sỹ cấp Trường
Tại trường Đại học Vinh vào hồi …… ngày…….tháng……. năm 2020

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Hà Nội
- Thư viện Trường Đại học Vinh


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Khoa học cơng nghệ phát triển như vũ bão, thâm nhập mạnh mẽ vào mọi mặt đời
sống xã hội. Cuộc cách mạng 4.0 đang hiện hữu từng ngày từng giờ, tác động mạnh
mẽ đến mọi lĩnh vực, làm cho cuộc sống biến đổi không ngừng. Đặc điểm của lao
động hiện đại là lao động sáng tạo ln ln gắn liền với q trình phát triển. Giáo dục
phổ thơng phải nhanh chóng đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp nhằm đáp ứng
được yêu cầu của xã hội. Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Ban chấp
hành Trung ương 8 (khóa XI) đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục phổ thơng là hình thành
phẩm chất năng lực, định hướng nghề nghiệp và đào tạo nhân tài. Học sinh phổ thông
phải được trang bị kiến thức nền tảng, phải được phát triển đầy đủ về thể chất và tinh
thần, phát huy được mọi tiềm năng sáng tạo của con người.
Chương trình Giáo dục phổ thơng năm 2018 xác định mục tiêu giáo dục phổ thông
là giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, có phẩm chất và năng lực để
trở thành người cơng dân tốt. Các phẩm chất cần hình thành là: yêu nước, nhân ái, chăm
chỉ, trung thực, trách nhiệm. Các năng lực chung cần hình thành là: năng lực tự chủ và
tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Về phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Vật lý gắn liền
với việc triển khai thực hiện trong chương trình mới và cũng được nêu rõ: “Giải quyết
vấn đề và sáng tạo là một đặc thù của hoạt động tìm hiểu khoa học.

Như vậy, việc dạy học hướng đến phát triển năng lực là vấn đề cốt yếu trong quá
trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới, trong đó làm thế nào để phát
triển năng lực sáng tạo của học sinh là vấn đề cần nghiên cứu làm rõ. Phần lớn giáo
viên hiện nay vẫn quen thuộc với phương pháp dạy học truyền thống, chủ yếu là
truyền thụ kiến thức nên họ thực sự gặp khó khăn khi tổ chức hoạt động dạy học với
các nội dung mới, mục tiêu mới, họ không biết phải tổ chức dạy học như thế nào để
phát triển năng lực sáng tạo. Học sinh phải được tổ chức hoạt động học tập ra sao để
vừa nhanh chóng lĩnh hội được kiến thức, đồng thời hình thành và phát triển được
những phẩm chất và năng lực như mong muốn. Mặc dầu đã có nhiều cơng trình khoa
học nghiên cứu về dạy học phát triển năng lực sáng tạo và cũng đã có những chương
trình, dự án triển khai, nhưng việc thực hiện cụ thể trong môn Vật lí như thế nào vẫn
cần được tiếp tục nghiên cứu trong thực tế dạy học hiện nay.
Xuất phát từ những nhận thức và tình hình thực tế ở trên chúng tơi thấy cần tiến
hành nghiên cứu tìm các biện pháp giúp giáo viên có một cách nhìn đầy đủ về dạy học
phát triển năng lực sáng tạo, qua đó biết cách tổ chức các hoạt động dạy học với
chương trình hiện nay và những năm tiếp theo khi chương trình giáo dục phổ thông
mới được triển khai rộng rãi. Hy vọng kết quả nghiên cứu cũng sẽ góp phần giúp cho
các em học sinh vừa nắm được kiến thức một cách vững chắc, vừa phát triển được
năng lực sáng tạo đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Với
những lí do trên, chúng tơi chọn đề tài mang tên: “Phát triển năng lực sáng tạo của
học sinh thông qua việc tổ chức dạy học một số chủ đề phần động học, động lực học
vật lí lớp 10 trung học phổ thơng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất và vận dụng các biện pháp tổ chức dạy học một số chủ đề phần động học,
động lực học Vật lý lớp 10 THPT thông qua các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển
1


năng lực sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh ở trường THPT
- Dạy học theo chủ đề trong dạy học vật lý ở trường THPT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động dạy học vật lý ở trường THPT
- Phần động học, động lực học, Vật lý lớp 10 THPT.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và vận dụng được các biện pháp tổ chức dạy học các chủ đề thông
qua các hoạt động trải nghiệm một số kiến thức phần động học, động lực học vật lý
lớp 10 THPT thì sẽ phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất
lượng dạy học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học phát triển năng lực
sáng tạo của học sinh trong xu thế đổi mới dạy học hiện nay.
5.2. Nghiên cứu thực trạng dạy học hiện nay ở trường THPT trong việc phát triển
năng lực sáng tạo của học sinh, đặc biệt thực trạng dạy học phần động học, động lực
học vật lí lớp 10.
5.3. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học các chủ đề thông qua các
hoạt động trải nghiệm một số kiến thức phần động học, động lực học vật lý lớp 10
THPT nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.
5.4. Xây dựng tiến trình dạy học một số chủ đề trong phần động học, động lực
học vật lí lớp 10 theo các biện pháp đề xuất nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho HS.
5.5. Thực nghiệm sư phạm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp lý thuyết: Nghiên cứu những tài liệu liên quan đến đề tài, phân
tích - tổng hợp những nội dung khoa học, xây dựng cơ sở lý luận về tổ chức dạy học
phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học vật lí.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng nhóm phương pháp điều tra đại trà và
điều tra theo vùng, sử dụng tư liệu thông tin, dùng phiếu khảo sát, ý kiến chuyên gia, để tìm
hiểu thực trạng tổ chức dạy học phát tri mức độ ảnh

hưởng của các biện pháp mà chúng tôi đề xuất là có hiệu quả.
4.7. Vịng thực nghiệm thứ hai: Từ 15/10/2019 đến 15/12/2019.
Lớp thực nghiệm với 39 học sinh lớp 10A1, tại trường THPT Minh Hoá. Lớp đối
chứng là 10 A2 sĩ số cũng 39 học sinh.

Biểu đồ đánh giá kết quả năng lực sáng tạo nhóm 10 HS trước và
sau thực nghiệm lần 2

51

66

PHAN TIẾN A1

57

77
54

66

78

92

72

51 58

51


45

66

50

62

ĐINH TRỊNH PHẠM QUỐC B1ĐẶNG HÙNG C1 ĐINH MINH C2 ĐOÀN QUÝ ĐINH TUẤN D2 CAO MINH H1
TƯ D1
NGỌC A2

Trước

74
47
TRẦN SĨ H2

51

68

CAO THỊ THANH
H3

Sau

Biểu đồ 4.4. Mô tả sự phát triển NLST của từng HS trong một nhóm học tập
Xem xét đối chiếu hai bảng thống kê kết quả đánh giá ở trên của bản thân từng

em HS trước và sau khi tham gia các hoạt động trải nghiệm cho thấy rằng các biểu
hiện về NLST đều tăng, cho thấy kết quả qua thực nghiệm rất khả quan.
Dưới đây chúng tôi đi sâu phân tích đánh giá cụ thể sự phát triển NLST của một
số học sinh (khi theo dõi việc đánh giá q trình chúng tơi xem các tiêu chí có vai trị
như nhau và có liên hệ phụ thuộc, thúc đẩy lẫn nhau).
Đường theo dõi đánh giá phát triển NLST của một số học sinh: (Biểu đồ 4.5)
ĐƯ Ờ N G PH Á T T R I ỂN N Ă N G LỰ C: ĐI N H T R Ị N H N G Ọ C A 2
Tiêu chí 1

Tiêu chí 2

Tiêu chí 3

Tiêu chí 5

Tiêu chí 6

Đánh giá chung

10

8
6
4
2
0
NỘI DUNG 1

NỘI DUNG 2


NỘI DUNG 3

NỘI DUNG 4

21

NỘI DUNG 5

Tiêu chí 4


ĐƯ Ờ N G PH Á T T R I ỂN N Ă N G LỰ C: PH A N T I ẾN A 1

Tiêu chí 1

Tiêu chí 2

Tiêu chí 3

Tiêu chí 4

Tiêu chí 5

Tiêu chí 6

Đánh giá chung

10
9
8

7
6
5
4
3
2
1
0
NỘI DUNG 1

NỘI DUNG 2

NỘI DUNG 3

NỘI DUNG 4

NỘI DUNG 5

Đ Ư Ờ N G P H Á T T R I Ể N N Ă N G LỰ C : PH Ạ M Q U Ố C B 1
Tiêu chí 1

Tiêu chí 2

Tiêu chí 3

Tiêu chí 4

Tiêu chí 5

Tiêu chí 6


Đánh giá chung

10
8
6
4
2
0
NỘI DUNG 1

NỘI DUNG 2

NỘI DUNG 3

NỘI DUNG 4

NỘI DUNG 5

Ngoài việc theo dõi đánh giá kết quả qua phiếu học tập và phiếu quan sát, của
từng nhóm và một số cá nhân học sinh, chúng tôi cũng tiến hành cho cả hai lớp đối
chứng và lớn thực nghiệm cùng làm bài kiểm tra, kết quả tổng hợp thu được biểu đồ
và đường luỹ tích như sau (ở đây chỉ trích dẫn biểu đồ của lớp thực nghiệm):

14

ĐƯỜNG LŨY TÍCH

BIỂU ĐỒ SO SÁNH MỨC ĐỘ SÁNG TẠO
CỦA HỌC SINH TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC

NGHIỆM

120
100

LŨY TÍCH

12

SỐ HS

10
8
6

80

60
40
20

4

0

2
0

ĐIỂM
ĐIỂM

10A1 - TRƯỚC

10A1 - TRƯỚC

10A1 - SAU

10A1 - SAU

Biểu đồ 4.8. Phân phối điểm số và tần suất luỹ tích lớp thực nghiệm 10A1

22


Bảng 4.9. Kết quả xác định các thông số thống kê thực nghiệm vịng 2
Thơngsố
Trung
Trung Độ lệch Hệ số
Hệ số
Mốt
Lớp
vị
bình
chuẩn
SMD
t-test
TN (trước tác động)
51
53.00
56.23
9.74

1.295
0.00114
TN (sau tác động)
72
68.00
68.85
8.63
5.4
Từ kết quả trên, chúng tôi đánh giá sự tiến bộ của HS như sau (đối với lớp TN):
Điểm trung bình của lớp TN sau tác động (68.85) cao hơn trước tác động (56.23),
đường tích lũy của lớp TN sau tác động nằm bên phải đường trước tác động. Độ chênh
lệch giá trị trung bình chuẩn (hệ số SMD) sau tác động(5.4) cao hơn trước tác động
(1.295) cho thấy mức độ ảnh hưởng của tác động sư phạm lên nhóm TN là ảnh hưởng
và ảnh hưởng lớn. Hệ số t-test của phép kiểm định t-test phụ thuộc có giá trị rất nhỏ
(0.00114), điều này cho thấy sự khác biệt điểm số trung bình giữa trước và sau tác
động là có ý nghĩa chứ khơng phải do ngẫu nhiên.
Kết quả này một lần nữa khẳng định mức độ ảnh hưởng của các biện pháp mà
chúng tôi đề xuất là có hiệu quả.
Kêt luận chương 4
Chương 4 trình bày quá trình tiến hành và kết quả hai vòng thực nghiệm.
Vòng thực nghiệm thứ nhất, triển khai thực hiện các biện pháp xây dựng các
chủ đề dạy học, tổ chức các hoạt động trải nghiệm, đồng thời, vận dụng các phương
pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp vào quá trình thực hiện hướng đến phát triển năng lực
sáng tạo của học sinh.
Vòng thực nghiệm thứ hai, củng cố, phát huy các kết quả đạt được ở vòng thứ
nhất, đồng thời khắc phục những điểm còn hạn chế bằng cách tăng cường các hoạt
động sáng tạo cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm phù hợp hơn, mạnh
dạn chuyển giao các dự án học tập cho học sinh sớm hơn, chú ý hơn về đánh giá định
lượng, đồng thời khắc phục những ảnh hưởng không tốt của lối dạy học truyền thống,
khuyến khích sự chủ động sáng tạo của học sinh, thực sự làm cho HS bộc lộ các khả

năng của bản thân trong hoạt động học tập.
Qua hai vòng thực nghiệm, với nhiều nội dung dạy học khác nhau, chúng tôi thấy
rằng các biện pháp tác động vào quá trình dạy học từng bước, đồng bộ, đã góp phần
phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh. Đặc biệt, khi chú trọng triển khai các hoạt
động trải nghiệm trong môn học một cách phù hợp đã làm tăng hiệu quả dạy học.
Việc xây dựng các chủ đề dạy học cần bám sát yêu cầu chương trình giáo dục,
gắn với việc thực tế đời sống và phù hợp trình độ, đặc điểm học sinh.

23


KẾT LUẬN
1. Kết quả đạt được
1.1. Quá trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ cơ sở lí luận về việc tổ chức dạy học
phát triển năng lực sáng tạo của học sinh qua một số chủ đề dạy học môn Vật lí. Trình
bày các quan niệm chủ yếu làm cơ sở lí luận như: sáng tạo, năng lực sáng tạo và tư
duy sáng tạo, trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm của học sinh trong dạy học vật lí.
1.2 Chúng tôi đã nghiên cứu đề xuất 6 biểu hiện của năng lực sáng tạo trong
dạy học vật lí, đã đưa ra 3 biện pháp tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát triển năng
lực sáng tạo của học sinh. Nêu 5 bước khi tiến hành xây dựng chủ đề dạy học, nghiên
cứu vận dụng mơ hình trải nghiệm David Kolb vào tổ chức hoạt động trải nghiệm.
Nghiên cứu đề xuất 6 tiêu chí và thang đo gồm 5 mức đánh giá sự phát triển năng lực
sáng tạo của học sinh phù hợp với từng nội dung hoạt động.
1.3. Chúng tôi cũng đã điều tra, đánh giá được thực trạng dạy học vật lí và tổ
chức hoạt động trải nghiệm cho HS trong dạy học vật lí ở một số trường THPT trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình.
1.4. Chuẩn bị các phương tiện tổ chức dạy học và hoạt động trải nghiệm trong
quá trình dạy học một số nội dung chương động học, động lực học gồm:
- 02 thiết bị tổ chức hoạt động trải nghiệm; 02 sản phẩm dự án học tập
- Một số video clip trải nghiệm mô phỏng; xây dựng được một số bài tập sáng

tạo; tổ chức TNSP 2 vòng ở trường THPT trên địa bàn tỉnh.
2. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu phát triển NLST của HS trong dạy học vật lí chúng tơi
thấy rằng: Xây dựng chủ đề dạy học phù hợp hướng đến phát triển năng lực sáng tạo
của học sinh cùng với việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực,
chú trọng các hoạt động trải nghiệm vào quá trình dạy học là biện pháp tốt, khả thi
nhằm phát triển năng sáng tạo của HS.
3. Đề xuất kiến nghị
Để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong quá trình dạy học, cần dựa
trên căn cứ khoa học và thực tiễn, từ đó đề ra các mục tiêu dạy học phù hợp.
Xây dựng chủ đề dạy học với mục tiêu dạy học hướng đến phát triển năng lực
sáng tạo của học sinh, xây dựng kế hoạch đến triển khai thực hiện khoa học với sự
chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất và trang thiết bị.
Cần vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào quá trình dạy
học, chú trọng các hoạt động của HS thông qua các hoạt động trải nghiệm.
Kiểm tra đánh giá cần tiến hành từng bước, dựa trên các tiêu chí, các biểu hiện
hành vi phản ánh về năng lực sáng tạo.

24


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Bùi Ngọc Nhân, Thực trạng và giải pháp dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho
học sinh ở môn Vật lí trường trung học phổ thơng tỉnh Quảng Bình hiện nay - Tạp
chí Khoa học Giáo dục Việt Nam -Số 8 tháng 8/2018 (ISSN 2615-8957).
2. Nguyễn Thị Nhị, Bùi Ngọc Nhân - Thực trạng và giải pháp tổ chức hoạt động trải
nghiệm trong dạy học mơn Vật lí trường trung học phổ thông nhằm phát triển
năng lực cho học sinh- Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam - Số 21 tháng 9/2019
(ISSN 2615-8957).
3. Nguyễn Thị Nhị, Bùi Ngọc Nhân - Hoạt động trải nghiệm và vận dụng mơ hình

David A. Kolb trong dạy học Vật lí theo hướng phát triển năng lực học sinh ở
trường THPT- Tạp chí Khoa học trường Đại học Vinh - 2020.
4. Nguyễn Thị Nhị, Bùi Ngọc Nhân - Vận dụng chu trình trải nghiệm David A. Kolb
vào xây dựng chủ đề “Chuyển động cơ học” Vật lí lớp 10 nhằm phát triển năng
lực sáng tạo cho học sinh- Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ - Số 18 tháng 12 năm
2019 (số đặc biệt: Chuyên san hội thảo khoa học toàn quốc, ISSN 0866-7659).
5. Bùi Ngọc Nhân - Thực trạng và giải pháp dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho
học sinh ở mơn Vật lí trường trung học phổ thơng hiện nay- The 2nd International
Conference on Education and Technology Research 2018: Critical Innovation
Date: 26 July 2018) Venue: Roi Et Rajabhat University, Thailand.
6. Bùi Ngọc Nhân, Hoạt động trải nghiệm giải pháp phát triển năng lực cho học sinh
trong mơn Vật lí - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, Tiếp cận giáo dục thông
minh trong đổi mới giáo dục phổ thông- NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2018.



×