Tải bản đầy đủ (.pptx) (41 trang)

BỆNH NEWCASTLE 10 điểm của trường Đại học Nông Lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.92 MB, 41 trang )

BỆNH
NEWCASTLE
LÊ QUÂN ĐẠT


I. Giới thiệu chung
Bệnh Newcastle hay bệnh gà rù là bệnh truyền nhiễm cấp tính,
lây lan mạnh ở gà.
Đặc điểm của bệnh: xuất huyết, chảy nước ở hệ thống hô hấp,
tuần hồn và tiêu hố.
Năm 1927, Doyle phân lập được mầm bệnh trong một ổ dịch ở
ngoại ô thành phố Newcastle (Anh).
Ở Việt Nam bệnh lưu hành trên toàn lãnh thổ và xảy ra quanh
năm gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gà ở nước ta.


II. Đặc tính sinh học của virus
◦ Hình thái và phân loại:
◦ Virus Newcastle là một ARN virus thuộc họ Paramyxoviridae ( Virus sởi, quai bị,
viêm phổi gia cầm,...) bốn phân họ, 17 chi và 77 loài
◦ Trong họ này có 9 nhóm virus ký hiệu từ APMV-1 đến APMV-9 (Avian paramyxo
virus – APMV).
◦ Virus Newcastle thuộc nhóm APMV-1 là ngun nhân chính gây bệnh ở gia cầm.
◦ Capxit có cấu trúc xoắn nên virus có hình trụ hoặc hình cầu
◦ Kích thước từ 120 – 230 nm, trung bình khoảng 180 nm
◦ Có vỏ bọc ngồi là lipit nên rất mẫn cảm với ete, cồn ethylic, chloroform


Hình thái và phân loại
◦ Virus Newcastle có 6 loại protein cấu trúc:
◦ HN ( Haemagglutinin-Neuraminidaza): gây ngưng kết hồng cầu và có đặc tính


của enzym Neuraminidaza có tác dụng cắt đứt thụ thể hồng cầu.
◦ F (Fusion protein): liên kết các tế bào bị nhiễm tạo ra hợp bào syncitium.
◦ L (Large protein): Liên kết với nucleocapsid
◦ M (Matrix protein): có tác dụng gắn ARN của virus với vỏ bọc.
◦ P(Phosphorylated): Liên kết với nucleocapsid
◦ N (Nucleoprotein): là một protein kiềm, có tác dụng bảo vệ RNA của virus.



HÌNH ẢNH VIRUS NEWCASTLE


VR Newcastle có nhiều chủng, cấu trúc kháng
nguyên giống nhau nhưng khác nhau về độc lực,
xếp chúng thành 3 nhóm:
◦ - Nhóm Velogen :
◦ Chủng cường độc, có độc lực cao ,gây bệnh cho gà mọi lứa tuổi.Gây chết phôi
sau khi tiêm 24-48h
◦ - Nhóm Mesogen :
◦ Gồm những chủng có độc lực vừa , chỉ có thể gây bệnh cho gà dưới 60 ngày tuổi.
Gây chết phôi sau khi tiêm 24-60h
◦ - Nhóm Lentogen :
◦ Gồm những chủng Newcastle nhược độc tự nhiên độc lực thấp hoặc khơng có độc
lực, chúng khơng có khả năng gây bệnh hoặc chỉ gây bệnh nhẹ cho gà con mới nở.
◦ Gây chết phôi sau khi tiêm > 100h .



Nuôi cấy
◦  Nuôi cấy virus trên phôi : Dùng phôi gà ấp 9-10 ngày tuổi, tiêm virus vào

xoang niệu mô. Thời gian gây chết phôi tuỳ độc lực của virus. Bệnh tích trên
phơi là xuất huyết ở da đầu, chân và cánh
◦ .  Nuôi cấy virus trên môi trường tế bào: virus nhân lên tốt trong môi trường
nuôi tế bào thận lợn ,thận khỉ, tế bào xơ phôi gà. Sau 24-72h gây nhiễm, tế bào
bị hoại tử (CPE) chủ yếu là hình thành Syncitium ( Tế Bào Đa Nhân)
◦  Nuôi cấy virus trên động vật cảm thụ: Dùng gà dò để tiêm truyền, với những
chủng virus cường độc, bệnh sẽ phát ra giống bệnh trong tự nhiên.


Sức đề kháng
◦  Virus Newcastle có sức đề kháng yếu trong tự nhiên.
◦  Với sức nóng : đun 600C/30’ ;1000C/1’.
◦  Nhiệt độ lạnh bảo tồn virus: 40C virus sống hàng
tháng, nhiệt độ âm càng sâu virus càng tồn tại được
lâu.
◦  Khả năng chịu nhiệt của các chủng Newcastle là một
đặc tính di truyền, các chủng khác nhau chịu nhiệt
khác nhau.
◦  Các chủng chịu nhiệt tồn tại ở 25-300C là 2-3 tháng,
ở 560C là 6h như: chủng V4.
◦  Virus có vỏ bọc ngồi là lipit nên rất mẫn cảm với các
chất làm tan mỡ.
◦  Các chất sát trùng thơng thường diệt virus nhanh
chóng.


Khả năng gây bệnh
◦  Trong tự nhiên:
◦  Virus gây bệnh cho các loài: gà, gà tây, bồ câu, chim sẻ, chim cút.
◦  Vịt, ngan, ngỗng cũng mắc nhưng bệnh thường nhẹ.

◦  Gà ở mọi lứa tuổi đều mắc nhưng cảm thụ nhất là gà con.
◦  Người cũng có thể bị nhiễm virus, nung bệnh 1-4 ngày ,sốt và cảm mạo.
◦ Trong phịng thí nghiệm :
◦  Thường gây nhiễm cho gà dị, phơi gà ấp 9-11 ngày để gây bệnh và phân
lập VR.Trên gà bệnh xảy ra giống như trong tự nhiên


DỊCH TỄ
HỌC


LOÀI VẬT MẮC BỆNH



PHƯƠNG THỨC TRUYỀN LÂY


-Virut xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa
-Ngồi ra có thể lây qua đường hơ hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp từ gà
bệnh sang gà khỏe theo đường niêm mạc và da
-Gây bệnh thực nghiệm qua tiêm bắp, tĩnh mạch hoặc tiêm vào não có
thể gây các triệu chứng thần kinh
-Bệnh lây lan nhanh và mạnh chủ yếu do mua bán, giết mổ gà bệnh


CƠ CHẾ SINH BỆNH
- Thông thường virut theo đường tiêu hóa xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc hầu
họng rồi vào máu gây huyết nhiễm trùng. Cũng trong thời gian đó căn bệnh đi vào hầu
hết các cơ quan, tổ chức của cơ thể gây ra viêm hoại tử. Nội mô thành huyết quản bị

phá hoại, gây xuất huyết làm thâm nhiễm dịch thẩm xuất vào các cơ quan trong cơ thể
-Virut tác động gây rối loạn tuần hoàn và tác động vào trung khu hô hấp của hệ thần
kinh gây hiện tượng khó thở nghiêm trọng
-Tùy thuộc vào từng chủng virut và độc lực của chúng mà bệnh có thể ở các dạng như:
q cấp tính, cấp tính, hay mãn tính
-Trong trường hợp bệnh kéo dài virut sẽ biến mất khỏi máu rồi đến các cơ quan phủ
tạng để vào ký sinh trong tổ chức thần kinh trung ương.


TRIỆU CHỨNG
◦ Thời kỳ nung bệnh:
Từ 3 - 4 ngày trong điều kiện thí nghiệm.
Từ 5 - 7 ngày trong điều kiện tự nhiên, nhưng đơi khi có thể đến vài tuần.
Bệnh tiến triển theo 3 thể chính
Thể quá cấp
Thể cấp tính
Thể mạn tính


Thể quá cấp
◦Xảy ra ở đầu ổ dịch, bệnh tiến triển nhanh, con vật ủ rũ cao độ, bỏ ăn,
xù lông, gục đầu… sau vài giờ rồi chết.


Thể Cấp Tính
- Giai đoạn xâm
lấn
Biểu hiện bằng
những triệu chứng
chung: tím da, xuất

huyết thuỷ thũng
mào và yếm gà


Giai đoạn phát triển
+ Gà ủ rũ, bỏ ăn, xù lơng, gà mái thường ngưng đẻ, trên nền chuồng có nhiều bãi phân trắng
xanh. Gà sốt 42- 430C hắt hơi, sổ mũi, ho, thở khó trầm trọng, mào và yếm tím bầm, từ mũi
chảy ra chất nhớt.
+ Trạng thái kết hợp hay khơng với những triệu chứng tiêu hố: Tiêu chảy thường có màu
xanh, màu nâu đỏ có liên quan với xuất huyết đường tiêu hoá.
+ Gà rối loạn tiêu hoá trầm trọng, bỏ ăn, uống nhiều nước, thức ăn ở diều không tiêu, nhão ra
do lên men, khi dốc ngược gà xuống thấy chảy ra chất nước nhớt mùi chua khẳm.


- Giai đoạn cuối cùng

+ Dẫn đến tình trạng trầm trọng hơn
vài ngày sau gà tiêu chảy, phân có màu
nâu sẫm, trắng xám hoặc trắng xanh
có nhiều urat. Niêm mạc hậu môn xuất
huyết thành những tia màu đỏ.
+ Bệnh kéo dài khoảng vài ngày, gà
chết. Tỉ lệ chết cao, có khi đến 100%.
+ Nếu gà có sức đề kháng tốt thì sẽ tạo
được miễn dịch, sau kỳ hồi phục dài
con vật khỏi bệnh nhưng để lại hậu
chứng thần kinh (ngoẹo cổ, liệt …) và
sự bất thường về đẻ trứng (đẻ thấp
hơn bình thường).




Thể mãn tính
- Thường xảy ra sau đợt
dịch với các triệu trứng
như: gà ngoẹo đầu, liệt
chân, đầu mỏ gục xuống,
mất thăng bằng, có khi
quay vịng trịn..Gà chết
do xáo trộn hơ hấp, thần
kinh, kiệt sức rồi chết.


BỆNH TÍCH
Gà con hoặc gà thịt: xuất huyết khí quản, xuất huyết dạ dày tuyến, phù
đầu, mắt sưng to, xuất huyết ruột và ngã ba van hồi manh tràng.
- Bệnh tích đặc trưng là xuất huyết có khi hoại tử trên các mảng lympho
và ngã ba van hồi manh tràng, hạch amidal xuất huyết
- Thực quản, dạ dày tuyến, dạ dày cơ (mề) xuất huyết trên bề mặt
Ở gà đẻ trứng: thì nang trứng trong buồng trứng bị thối hóa mềm nhão
xuất huyết
Khí quản bị viêm có dịch và xuất huyết, viêm túi khí dày đục chứa
casein.
Viêm màng kết hợp với viêm mắt.


×