Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số giải pháp trong công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động thư viện ở trường tiểu học mỹ tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.66 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGỌC LẶC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÂN

Họ và tên: Lê Trọng Thọ
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Mỹ Tân
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí

THANH HĨA, NĂM 2021
1


Các từ viết tắt
UBND

: U ban nhõn dõn

TT - TV

: Thông tin – thư viện

TVTH

: Thư viện trường học



CB - GV - CNV

: Cán bộ - giáo viên - công nhân viên

CSDL

: Cơ sở dữ liệu

CBTV

: Cán bộ thư viện

HS

: Học sinh

SGK

: Sách giáo khoa

SNV

: Sách nghiệp vụ

STN

: Sách thiếu nhi

STK


: Sách tham khảo

MỤC LỤC
2


1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 2
1.5. Những điểm mới của SKKN ................................................................. 2
2. NỘI DUNG CỦA SKKN ......................................................................... 2
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN ........................................................................ 2
2.2. Thực trạng của Thư viện trường Tiểu học Mỹ Tân trước khi áp dụng
SKKN .......................................................................................................... 6
2.3.Giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề thực trạng ........................... 8
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường ................................................................................... 13
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ......................... ........................................... 15
3.1. Kết luận ................................................................................................ 15
3.2. Đề xuất ................................................................................................. 15

1 – MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
3


Thư viện ra đời với sứ mệnh gắn liền với tri thức. Thư viện luôn đồng hành

cùng con người với sự tiến hóa của nhận thức, mở mang tầm nhìn, phát triển của
khoa học, bảo tồn và phát huy văn hóa. Đối với xã hội học tập ngày nay, thư
viện đóng một vai trị vơ cùng quan trọng.
Nhìn ra các nước với nền giáo dục tiến bộ, thư viện chưa bao giờ tách biệt
với dạy và học. Thư viện trường học (TVTH) gắn liền với chất lượng giáo dục
như hình với bóng. Nhận thức về tầm quan trọng của tri thức, họ đã không “bỏ
rơi” thư viện trong chiến lược phát triển của mình. Trong nghiên cứu về ngành
thư viện đại học Mỹ để rút ra những bài học kinh nghiệm, Nguyễn Huy Chương
- Giám đốc trung tâm TT – TV, Đại học Quốc gia Hà Nội đã khẳng định rằng: để
trở thành “hệ thống thư viện to lớn và hiện đại nhất trên thế giới”, điều tiên
quyết là người Mỹ đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của tri thức, của “sách
và thư viện đối với sự nghiệp giáo dục của một quốc gia”. Chính nhờ sự nhìn
nhận tích cực đó, nên sự nghiệp phát triển thư viện trở thành vấn đề “có tầm vóc
chính trị”, nghĩa là có sự vào cuộc của nhà nước; và việc xây dựng thư viện
được “ dân chủ hóa, xã hội hóa”.
Nhận thấy được tầm quan trọng của thư viện đối với chất lượng giáo dục
toàn diện: TVTH là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt
văn hóa và khoa học của nhà trường; nó góp phần nâng cao chất lượng, năng lực
giảng dạy của giáo viên, thúc đẩy, nâng cao kết quả học tập của học sinh.
Thực hiện chủ trương đúng đắn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về xây dựng
thư viện đạt chuẩn theo Quyết định 01/2003/QĐ-BGD&ĐT, với mong muốn
hoạt động thư viên góp phần ngày cảng nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục
tồn diện, góp phần thực hiện thành cơng Chương trình SGK 2018, u cầu đổi
mới tồn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế, là một hiệu trưởng Trường Tiểu học tôi đã lựa chọn đề tài:
“Một số giải pháp trong công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động
Thư viện ở Trường Tiểu học Mỹ Tân”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Phân tích một số vấn đề lý luận chung về tình hình thực tế, đánh giá thực

trạng của thư viện nhà trường. Đưa ra một số giải pháp tích cực nhằm chỉ đạo
nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện trường Tiểu học Mỹ Tân đáp ứng
yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện, hướng tới được cơng nhận thư
viện xuất sắc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động Thư viện tại trường Tiểu
học Mỹ Tân, xã Mỹ Tân, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Bao gồm các yếu tố:
vốn tài liệu thư viện, cán bộ thư viện, bạn đọc GV và HS, cơ sở vật chất – kĩ
thuật phục vụ công tác Thư viện.
Không gian: Trường Tiểu học Mỹ Tân, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa.
Thời gian: Giai đoạn 2018-2021.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
4


-Phương pháp luận,
-Phương pháp nghiên cứu thực tiễn,
-Phương pháp phân tích tài liệu,
-Phương pháp quan sát,
- Phương pháp phân tích - thống kê.
1.5. Những điểm mới của SKKN.
So với SKKN tôi đã thực hiện trước đây về công tác quản lí Thư viện thì
SKKN này có những điểm mới cơ bản sau:
- Mục đích, đối tượng nghiên cứu,
- Nghiên cứu phân tích thực trạng vấn đề,
- Nội dung các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Thư viện.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của Sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Các khái niệm có liên quan:
2.1.1.1 Thư viện (library):

Theo nghĩa truyền thống: Thư viện là kho sưu tập sách, báo và tạp chí.
Định nghĩa mới nhất của UNESCO: Thư viện không phụ thuộc vào tên gọi,
là bất kì bộ sưu tập có tổ chức của sách, báo, tài liệu các loại, ấn phẩm định kì…
Nhân viên thư viện có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng tài liệu để
nghiên cứu thông tin, giáo dục và giải trí.
Bốn thành tố cơ bản cấu thành Thư viện bao gồm: Nguồn lực thông tin,
Cán bộ thư viện, Người dùng tin, Cơ sở vật chất - kỹ thuật.
2.1.1.2. Thư viện trường học (school library): hay còn được gọi là thư viện
trường phổ thông là thư viện trong các trường Tiểu học, Trung học cơ sở và
Trung học phổ thơng. TVTH là thư viện có số lượng lớn nhất trong năm loại
hình thư viện và mang tính chất phổ thông, đại chúng.

TV
Quốc
gia
Thư viện đại học
Thư viện chuyên ngành
Thư viện cơng cộng
Thư viện trường học
Minh họa: Năm loại hình thư viện
5


2.1.1.3. Thư viện đạt chuẩn: Là thư viện đạt đầy đủ 5 tiêu chuẩn theo Quyết
định 01/ 2003/ QĐ - BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Tiêu chuẩn thư
viện trường phổ thông ban hành ngày 02 tháng 01 năm 2003 và Quyết định số
01/ 2004/ QĐ - BGD&ĐT ngày 29 tháng 1 năm 2004 về Sửa đổi bổ sung quyết
định số 01/ 2003/ QĐ - BGD&ĐT.
Thư viện đạt chuẩn được đánh giá ở ba cấp độ tương ứng với loại danh hiệu
sau:

+ Thư viện trường học đạt chuẩn: Là những thư viện đạt đầy đủ 5 tiêu
chuẩn. Mỗi tiêu chuẩn đạt từ 2/3 tổng điểm trở lên.
+ Thư viện trường học tiên tiến: Là những thư viện đạt chuẩn và có những
mặt vượt trội. Mỗi tiêu chuẩn đạt từ 3/4 tổng điểm trở lên.
+ Thư viện trường học xuất sắc: Là những thư viện đạt tiên tiến và có
những hoạt động đặc sắc, có hiệu quả cao, có sáng tạo được ngành và xã hội
cơng nhận.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của thư viện trường học:
2.1.2.1. Chức năng của thư viện trường học:
Theo Pháp lệnh thư viện số: 31/2000/PL-UBTVQH10 ban hành ngày
28/12/2000 đã quy định rõ vai trò, chức năng của thư viện trường phổ thông:
“Thư viện trường phổ thông (bao gồm trường Tiểu học, trường Trung học cơ sở
và trường Trung học phổ thông) là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là
trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần
nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về
khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo
cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia
tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa
mới cho các thành viên của nhà trường”. Ngồi chức năng chính là giáo dục,
TVTH cịn là trung tâm văn hóa, giải trí, cung cấp kiến thức xã hội và nâng cao
tầm hiểu biết cho người dùng tin.
2.1.2.2. Nhiệm vụ của Thư viện trường học:
- Cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách
tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra cứu, và
các sách báo cần thiết khác, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học
tập, và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh.
- Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những
sách báo cần thiết của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục và Đào tạo, phục
vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các
bộ môn khoa học, góp phần vào việc nâng cao giáo dục tồn diện.

- Tổ chức thu hút toàn bộ giáo viên và học sinh tham gia sinh hoạt Thư viện
thông qua các hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch dạy học. Tìm
hiểu nhu cầu của giáo viên và học sinh, giúp họ chọn sách, đọc sách có hệ thống,
biết cách sử dụng bộ máy tra cứu, sách tra cứu thư mục nhằm sử dụng triệt để
kho sách, nhất là sách nghiệp vụ và sách tham khảo.
- Phối hợp hoạt động với các Thư viện trong ngành và các Thư viện địa
phương (Thư viện xã, tỉnh, thành phố) để chủ động khai thác, sử dụng vốn sách
6


báo, trang thiết bị chuyên dùng, giúp đỡ kinh nghiệm, tổ chức hoạt động đào tạo
và bồi dưỡng nghiệp vụ; liên hệ với các cơ quan phát hành trong và ngồi
ngành, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, các nhà tài trợ... nhằm huy động các
nguồn kinh phí ngồi ngân sách và các loại sách báo, tạp chí, tư liệu để đảm bảo
nguồn bổ sung, làm phong phú nội dung kho sách và tăng cường cơ sở vật chất
thư viện.
- Tổ chức quản lí theo đúng nghiệp vụ thư viện, có sổ sách quản lý chặt chẽ,
bảo quản giữ gìn sách báo tránh hư hỏng, mất mát; thường xuyên thanh lọc sách
báo cũ, rách nát, lạc hậu, kịp thời bổ sung các loại sách, tài liệu, tư liệu mới; Sử
dụng và quản lý chặt chẽ kinh phí thư viện thu được theo đúng mục đích; có kế
họach chủ động đón đầu, tiếp thu sự phát triển của mạng lưới thông tin - thư
viện điện tử, từng bước đưa ra các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác quản
lý thư viện, phục vụ bạn đọc.
2.1.3. Đối tượng bạn đọc của thư viện các trường Tiểu học:
Bạn đọc/ người dùng tin giữ vai trò trung tâm trong mọi hoạt động của thư
viện vì nhu cầu tin của người dùng là nguồn gốc hoạt động TT - TV, đồng thời
họ chính là người sử dụng sản phẩm và dịch vụ TT - TV. Xác định rõ đối tượng
bạn đọc của thư viện là vấn đề quan trọng để định hướng phát triển nguồn lực
thông tin và nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin.
Người dùng tin tại thư viện các trường Tiểu học có thể chia thành ba nhóm

như sau:
- Nhóm thứ nhất: Người dùng tin là cán bộ lãnh đạo quản lý
- Nhóm thứ hai: Người dùng tin là cán bộ giáo viên - công nhân viên nhà
trường.
- Nhóm thứ ba: Người dùng tin là tồn thể các em học sinh trong trường.
Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện các trường Tiểu học
chủ yếu là các thông tin về chuyên ngành giáo dục. Tuy nhiên tùy từng nhóm
người dùng tin khác nhau mà nhu cầu tin khác nhau.
Xác định đúng đối tượng bạn đọc với việc phân chia nhóm người dùng tin
như trên sẽ giúp cho công tác chỉ đạo xây dựng, bổ sung, tổ chức hoạt động,
khai thác thông tin triệt để, có chọn lọc phù hợp với từng đối tượng, nhằm thỏa
mãn tối đa nhu cầu của người dùng tin.
2.1.4. Quy định về tiêu chuẩn thư viện trường Tiểu học đạt chuẩn:
Thư viện chuẩn được đánh giá theo quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT
và Quyết định số 01/2004/QĐ-BGD&ĐT gồm có 5 tiêu chuẩn:
2.1.4.1. Tiêu chuẩn thứ nhất: Về sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo
dục, băng đĩa giáo khoa.
Sách giáo khoa: Học sinh có đủ sách giáo khoa hiện hành. Thư viện có tủ
SGK dùng chung đảm bảo cho học sinh thuê, mượn; đặc biệt ưu tiên 100% học
sinh thuộc đối tượng chính sách xã hội. Và lưu lại thư viện ít nhất 1 bản/ tên
sách.
Sách nghiệp vụ: Lưu trữ đầy đủ các văn bản, Nghị quyết của Đảng, văn
bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, ngành, liên bộ, liên ngành, các tài liệu
hướng dẫn của ngành phù hợp với cấp học, bậc học và nghiệp vụ quản lí giáo
7


dục phổ thông. Thư viện phục vụ đầy đủ các sách bồi dưỡng về nghiệp vụ sư
phạm, các sách nâng cao trình độ chun mơn, ngoại ngữ, tin học, các tài liệu
bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ cho mỗi giáo viên 1 bản và lưu lại thư viện

3 bản.
Sách tham khảo: Bổ sung theo danh mục hàng năm của Bộ Giáo dục và
Đào tạo (Số bản sách mới bổ sung trong 5 năm gần đây chiếm ít nhất 2/3). Bình
qn Tiểu học ít nhất từ 2 bản sách trở lên/ học sinh đối với thành phố, đồng
bằng và từ 1 bản sách trở lên/ học sinh đối với miền núi, vùng sâu.
Báo, tạp chí: Báo nhân dân, báo Giáo dục thời đại, Tạp chí Giáo dục, báo
Thanh Hóa là các loại báo, tạp chí bắt buộc. Ngồi ra, cịn có báo, tạp chí, tạp
san của ngành phù hợp với cấp học như: Tạp chí Tốn tuổi thơ, Văn tuổi trẻ,…
và báo Măng non (chuyên đề của dân tộc thiểu số và miền núi của Báo Nhi đồng
- Trung ương Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh),…đối với các trường
miền núi, khó khăn.
2.1.4.2. Tiêu chuẩn thứ hai: Về cơ sở vật chất
Thư viện được đặt ở trung tâm, thuận tiện với diện tích tối thiểu từ 50m 2
trở lên để làm phịng đọc và kho sách, có đủ điều kiện cho thư viện hoạt động.
Các trường căn cứ vào số lượng giáo viên và học sinh để bố trí phịng đọc,
khơng gian đọc hợp lí. Có đầy đủ bàn ghế đạt quy chuẩn phục vụ cho hoạt động
đọc tại chỗ: Quy định số chỗ ngồi đạt quy chuẩn cho khu vực đọc giáo viên là từ
20 chỗ ngồi trở lên và học sinh là từ 25 chỗ ngồi trở lên; có bàn làm việc của cán
bộ thư viện.
Có đủ giá tủ chuyên dùng trong thư viện để sắp xếp vốn tài liệu.
Có tủ hoặc hộp mục lục, sổ mục lục, bảng giới thiệu sách,…
Có đủ các loại sổ sách quản lí theo quy định.
Từng bước trang bị máy vi tính, các phương tiện nghe nhìn, máy hút bụi,
máy hút ẩm, quạt điện, máy điều hòa,…nhằm tạo thuận lợi cho cơng tác quản lí
tài sản, vốn sách báo, tài liệu và điều kiện phục vụ bạn đọc. Cần nối mạng
Internet để khai thác dữ liệu.
2.1.4.3. Tiêu chuẩn thứ ba: Về nghiệp vụ
Tất cả các loại ấn phẩm trong thư viện phải được đăng kí, mơ tả, phân loại,
tổ chức mục lục, sắp xếp theo đúng nghiệp vụ thư viện.
Có nội quy thư viện, bảng hướng dẫn cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên,

học sinh sủ dụng tài liệu trong thư viện. Xây dựng biểu đồ phát triển kho sách và
biểu đồ phát triển bạn đọc hàng năm.
Chỉ đạo CBTV biên soạn 1 đến 2 thư mục có chất lượng phục vụ giảng dạy
và học tập trong nhà trường.
2.1.4.4. Tiêu chuẩn thứ tư: Về tổ chức hoạt động
Hiệu trưởng nhà trường phân công một lãnh đạo trực tiếp phụ trách công
tác thư viện, phân công và giao nhiệm vụ cho CBTV, thành lập tổ công tác thư
viện vào đầu năm học. CBTV là giáo viên kiêm nhiệm thì phải được bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ về thư viện trường học. Là người chịu trách nhiệm trước
hiệu trưởng về công tác thư viện trường học.
8


Từng học kỳ và cuối năm học cán bộ thư viện phải báo cáo lên hiệu trưởng
về tổ chức và hoạt động của thư viện. Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện và báo cáo
lên cơ quan quản lí giáo dục cấp trên về khả năng huy động các nguồn kinh phí
để bổ sung tài liệu cho thư viện. Quản lí sử dụng quỹ thư viện đúng nguyên tắc
quy định. Có kế hoạch xây dựng thư viện phát triển hàng năm.
Thư viện nhà trường phải xây dựng được nội dung hoạt động phù hợp với
chương trình giáo dục, với cơng việc của giáo viên và tâm lí lứa tuổi của học
sinh, các hoạt động ngoại khóa của nhà trường. Tổ chức tốt các hình thức hoạt
động thư viện phong phú, đa dạng phù hợp với đặc điểm của nhà trường: Lồng
ghép trong các buổi hoạt động ngoại khóa như thi kể chuyện, kể chuyện theo
sách, tuyên truyền giới thiệu sách, điểm sách, thơng báo sách mới... Từ đó, thu
hút đơng đảo giáo viên và học sinh sử dụng sách, báo của thư viện. (Giáo viên
đạt 100% và học sinh đạt từ 70% trở lên)
Tổ chức được thường xuyên việc cho thuê, mượn sách theo đúng chế độ
chính sách hiện hành của nhà nước, của ngành và thực tế địa phương.
Đồng thời phối hợp với các đơn vị ngoài nhà trường để nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động.

2.1.4.5. Tiêu chuẩn thứ năm: Về quản lí thư viện
Có lãnh đạo phụ trách và có kế hoạch riêng về công tác thư viện.
Tất cả các tài liệu có trong thư viện phải được quản lý chặt chẽ, đóng thành
tập, bọc và tu sửa thường xuyên để đảm bảo mĩ thuật và sử dụng thuận tiện, lâu
dài. Có đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách được cập nhật theo đúng quy trình nghiệp
vụ thư viện.
Hàng năm nhà trường phải kiểm kê tài sản của thư viện, và làm thủ tục
thanh lý nhằm thanh lọc tài liệu, nâng cao chất lượng nguồn tin.
2.1.5. Ý nghĩa của hoạt động thư viện trong trường Tiểu học:
Công tác xây dựng thư viện trường phổ thông đạt chuẩn là một trong những
tiêu chí để xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia (Đây là nhiệm vụ bắt
buộc của tất cả các trường Tiểu học trên phạm vi cả nước) vì vậy việc duy trì và
nâng cao hoạt động của Thư viện là yêu cầu tất yếu, thường xuyên và liên tục
của mỗi trường Chuẩn Quốc gia.
TVTH đạt chuẩn có tác dụng thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục và góp phần dựng xây và duy trì nền văn hóa đọc cho đông đảo bạn đọc.
2.2. Thực trạng của thư viện Trường Tiểu học Mỹ Tân trước khi áp dụng
sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Vài nét về địa phương và nhà trường:
Mỹ Tân là một xã nằm ở phía Đơng Bắc huyện Ngọc Lặc, cách trung tâm
huyện 10 km theo đường bộ. Có vị trí địa lý: - Phía Đơng giáp xã Thị Trấn Ngọc
Lặc, huyện Ngọc Lặc.
- Phía Tây giáp xã Giao An, huyện Lang Chánh.
- Phía Nam giáp xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc.
- Phía Bắc giáp xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh..
Xã có tổng diện tích tự nhiên 2.494,04 ha, có 1250 hộ, với 5650 khẩu, có
9


hai dân tộc, chiếm phần lớn là người Mường 99,8% cịn lại là dân tộc khác. Xã có

01 đơn vị hành chính, có 08 thơn; có 03 trường học, 01 trạm y tế, 01 trạm kiểm lâm
đóng trên địa bàn.
Trường Tiểu học Mỹ Tân được thành lập theo Quyết định số 2719/QĐUBND ngày 03/7/2018 của UBND huyện Ngọc Lặc trên cơ sở sáp nhập Trường
tiểu học Mỹ Tân I và Trường Tiểu học Mỹ Tân II.
Hiện nay, Trường Tiểu học Mỹ Tân có 02 điểm trưởng, điểm chính đặt tại
thơn Mống; tồn trường có tổng số 29 đồng chí CB - GV - CNV và 522 học
sinh.
Tháng 12/2018 Trường Tiểu học Mỹ Tân được công nhận đạt Chuẩn Quốc
gia theo Quyết định số: 5365/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh
Thanh Hóa. Thư viện nhà trường được công nhận đạt Chuẩn theo Quyết định số:
1606/QĐ-SGD&ĐT ngày 28/12/2018 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa.
2.2.2. Về thư viện:
2.2.2.1. Công cụ tổ chức nguồn tin trong Thư viện:
Hiện nay Thư viện nhà trường đang sử dụng khung phân loại 19 lớp chung
cho các Thư viện trường phổ thông. Đây là khung phân loại không được đa số
các thư viện sử dụng nữa. Việc sử dụng khung phân loại này là một rào cản lớn
đã làm cho cán bộ thư viện không thể sử dụng các nguồn dữ liệu được biên mục
của các thư viện lớn đứng đầu là thư viện quốc gia Việt Nam.
2.2.2.2. Nguồn lực thông tin, cơ sở vật chất của Thư viện:
Năm học 1991-1992, sau khi được phân tách từ trường PTCS Mỹ Tân, nhà
trường có xuất phát điểm thấp, cơ sở vật chất nhà trường không đáp ứng được
nhu cầu tối thiểu của giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập. Thư viện
nhà trường cũng nằm trong hoàn cảnh ấy, kho sách với số lượng sách ban đầu ít
ỏi khoảng chừng không đầy 250 cuốn, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thư
viện khá khiêm tốn, cán bộ thư viện kiêm nhiệm thực chất chỉ là người trơng coi
kho sách.
Trải qua những năm tháng khó khăn nhất cùng với sự phát triển và đi lên
của nhà trường, thư viện trường Tiểu học Mỹ Tân đã không ngừng đổi mới, lớn
mạnh.
Năm 2018 tại thời điểm được công nhận Thư viện đạt Chuẩn, Thư viện nhà

trường có tổng diện tích 70m2 với 1 kho sách và 01 phịng đọc tại khu trung tâm,
vốn tài liệu là 805 đầu sách với 3.911 bản cùng 6 loại báo và tạp chí.
2.2.3. Cán bộ thư viện:
Sau thời điểm được công nhận Thư viện đạt Chuẩn cán bộ phụ trách Thư
viện chuyển công tác, nhà trường phải giao 1 giáo viên văn hóa kiêm nhiệm
công tác Thư viện cho nên năng lực, nghiệp vụ Thư viện còn hạn chế.
2.2.4. Người dùng tin của Thư viện trường Tiểu học Mỹ Tân:
Người dùng tin của thư viện bao gồm: 03 cán bộ quản lý, 26 CB - GV CNV và 522 học sinh và được duy trì ổn định qua các năm học.
2.2.5. Khó khăn cơ bản:
Mặc dù nhà trường đã được công nhận Thư viện đạt Chuẩn vào năm 2018,
tuy nhiên do các yếu tố khách quan và cả chủ quan nên nhà trường gặp khơng ít
10


khó khăn trong việc nâng cao chất lượng hoạt động Thư viện chuẩn, biểu hiện rõ
nhất là số lượng học sinh đến đọc sách tại Thư viện cũng như mượn sách không
tăng nhanh, tác dụng của Thư viện trong việc nâng cao chất lượng giáo dục chưa
được như mong muốn, mục tiêu thư viện được cơng nhận xuất sắc khó thực
hiện.
2.2.6.Nguyên nhân thực trạng:
- Cán bộ thư viện còn kiêm nhiệm (vừa làm công tác chủ nhiệm vừa đứng
lớp, vừa kiêm nhiệm công tác Thư viện). Hệ lụy của việc phân cơng cán bộ thư
viện kiêm nhiệm với trình độ chuyên môn hạn chế dẫn đến việc hướng dẫn,
huấn luyện người dùng tin về nghiệp vụ cơ bản đạt hiệu quả thấp. Vì thế, kĩ
năng tìm kiếm, khai thác tin của nhiều bạn đọc không tốt. Do sự thiếu hiểu biết
về nghiệp vụ sơ giản, khái quát về thư viện của bạn đọc dẫn đến hệ quả là sự
không đồng nhất giữa ngơn ngữ tìm tin và nhu cầu tin. Hay chính là nhu cầu tin
của bạn đọc khơng được thỏa mãn, chất lượng hoạt động của thư viện chưa cao.
- Tại điểm trường lẻ làng Thi mặc dù hằng năm có 10 lớp với gần 300 học
sinh và 10 giáo viên tuy nhiên trong nhiều năm qua khơng có phịng đọc, học

sinh và giáo viên tiếp cận nguồn thơng tin từ Thư viện chủ yếu thông qua kênh
mượn sách, số học sinh đến thư viện khu trung tâm đọc sách cịn ít nên hiệu quả
chưa cao như mong muốn, đây là vấn đề nan giải nhất.
- Việc bổ sung cơ sở vật chất và tài liệu cho Thư viện gặp khơng ít khó
khăn do nguồn tài chính hạn hẹp.
2.3. Giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề thực trạng.
2.3.1. Bám sát vào các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước:
Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước về công tác TVTH:
- Pháp lệnh Thư viện số: 31/2000/PL-UBTVQH10 ban hành ngày
28/12/2000 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X.
- Quyết định số 57/CT ngày 12/8/1981 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về
Phương thức phân phối sách giáo khoa;
- Thông tư số 30/TT-LB ngày 26/7/1990 của Liên Bộ Tài chính – Giáo dục
và Đào tạo về hướng dẫn quản lí vốn sự nghiệp đầu tư cho giáo dục phổ thông;
- Quyết đinh 61/1998/QĐ-BGD&ĐT ngày 06/11/1998 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc Ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ
thông;
- Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 2/01/2003 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ
thông;
- Quyết định số 01/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/01/2004 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 01/2003/QĐBGD&ĐT ngày 2/01/2003;
- Công văn sô 11185/GDTH-BGD&ĐT ngày 17/12/2004 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường
phổ thông.
Văn bản quản lý nhà nước là công cụ quan trọng nhất trong công tác xây
dựng thư viện đạt chuẩn. Từ những quy định này buộc các nhà trường phải đảm
11



bảo kinh phí đầu tư cho thư viện. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường cơng tác
kiểm tra, các chế tài xử lí những nơi khơng thực hiện đúng quy định về TVTH.
2.3.2. Nâng cao năng lực tổ chức, quản lý công tác thư viện:
Ban giám hiệu nhà trường quy định rõ nhiệm vụ, chức năng, lựa chọn và
phân công cán bộ đúng khả năng chuyên môn: giao 01 đc Phó Hiệu trưởng chỉ
đạo lâu dài, giao đc Tống Văn Giang kiêm nhiệm lâu dài; mua sắm trang thiết bị,
bổ sung nguồn tin phù hợp, hiệu quả và kinh tế…Tổ chức tốt công tác kỹ thuật,
nghiệp vụ và công tác hành chính, quản trị. Tiến tới tổ chức lao động hợp lý,
định mức lao động…nhằm phát huy năng lực của cán bộ thư viện trong các khâu
công tác chuyên môn, khơi nguồn hứng thú với công việc được giao, nâng cao
năng suất lao động.
2.3.3. Chú trọng công tác tiếp tục phát triển nguồn tin/ vốn tài liệu:
Đây là công việc khó khăn, đầy thách thức địi hỏi từng cá nhân khi tham
gia phải có kiến thức sâu rộng, am hiểu về các ngành khoa học. Q trình này
bao gồm cơng việc từ nghiên cứu nhu cầu sử dụng thông tin của bạn đọc, chọn
lọc bổ sung cho đến thanh lý tài liệu. Để có được bộ sưu tập tốt, đáp ứng nhu
cầu của đối tượng phục vụ, cần chỉ đạo cho thư viện có kế hoạch hợp lý và phải
thiết lập một chính sách phát triển vốn tài liệu cho thư viện.
2.3.3.1. Kế hoạch phát triển vốn tài liệu:
Thiết lập nguyên tắc chỉ đạo việc phát triển vốn tài liệu cho cán bộ thư viện
hiện tại và tương lai (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn) kể cả về tư tưởng, chính
sách của Nhà nước, và chức năng, nhiệm vụ của TVTH. Nguyên tắc chỉ đạo này
tóm lược kỹ thuật được dùng để lựa chọn tài liệu dựa vào nội dung, chương trình
giáo dục hiện tại của trường, mức độ, loại hình và hình thức tài liệu. Đảm bảo
quy trình đường đi của dây chuyền thông tin tư liệu.
Nguyên tắc chỉ đạo làm cơ sở cho việc quyết định lập ngân sách bổ sung
vốn tài liệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị… trong một giai đoạn nhất định nhằm
cụ thể hố q trình xây dựng vốn tài liệu trong từng giai đoạn mà thư viện đã
đề ra.
Tổ chức cuộc điều tra, thăm dò lấy ý kiến nguyện vọng của giáo viên, học

sinh về nguồn thông tin họ mong muốn được đáp ứng mà hiện thư viện chưa
thỏa mãn. Xin ý kiến tư vấn bổ sung tài liệu từ các đồng chí giáo viên trực tiếp
giảng dạy nhằm bổ sung những tài liệu có giá trị cao, phù hợp với chương trình
học tập, giảng dạy và nghiên cứu của nhà trường trong giai đoạn hiện tại và
trong tương lai.
Công tác bổ sung sách báo phải thường xuyên liên tục. Bám sát vào “Danh
mục sách tham khảo dùng cho thư viện trường phổ thông” do Bộ Giáo dục và
Đào tạo hướng dẫn trong dịp đầu năm học và hai năm trước đó (Theo mục 1c,
Tiêu chuẩn 1, Quyết định số 11185/ GDTH về hướng dẫn thực hiện Tiêu chuẩn
thư viện trường phổ thơng). Ngồi ra, thư viện cịn bổ sung các sách cho các tủ
sách “Giáo dục đạo đức”, “Tủ sách pháp luật”,… trong các trường phổ thông
theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ đó, nhằm cập nhật được
những tài liệu mới nhất, thiết thực nhất vào thư viện nhà trường.
2.3.3.2. Thiết lập chính sách phát triển vốn tài liệu:
12


Để xây dựng chính sách phát triển vốn tài liệu cho Thư viện nhà trường đã
làm tốt những điểm chủ yếu sau:
- Ngân sách phát triển vốn tài liệu: là động lực để phát triển vốn tài liệu,
hằng năm đều chi tối thiểu 10 triệu đồng cho việc bổ sung, phát triển Thư viện.
Ngoài nguồn phân bổ ngân sách Nhà nước hằng năm cần phải tranh thủ sự đầu
tư, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa bàn, năm học 2019-2020,
2020-2021 nhà trường đã nhận được sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân hảo tâm
trong địa bàn xây dựng 01 Thư viện xanh thân thiện và nâng cấp 01 Thư viện tại
điểm trường lẻ với tổng giá trị gần 100 triệu đồng.
- Phù hợp với nhiệm vụ, mục đích và đối tượng bạn đọc của TVTH.
- Lựa chọn tài liệu: Đây là điểm chính của chính sách phát triển vốn tài
liệu. Chỉ đạo cho CBTV khảo sát và đánh giá vốn tài liệu. Từ đó, nắm được
về thực trạng vốn tài liệu, điểm mạnh và điểm yếu cũng như thông tin về nhu

cầu của bạn đọc. Nhằm lựa chọn ra những tài liệu phù hợp, thiết thực cần bổ
sung.
- Đánh giá và kiểm kê: là một phương thức có tác động mạnh mẽ đến việc
đánh giá và quyết định về sự thay thế tài liệu. Những thủ tục kiểm kê là có giá
trị vì kết quả kiểm kê cho ta đánh giá được bộ sưu tập hiện hành. Trong chính
sách phát triển vốn tài liệu cần quy định thủ tục kiểm kê như: mục đích kiểm kê,
thời gian kiểm kê, phương pháp kiểm kê, đối tượng kiểm kê, hình thức kiểm kê,
… Từ đó việc kiểm kê mới hoàn thành tốt và đúng hạn định.
- Chia sẻ nguồn lực thông tin: là việc làm mà mọi thư viện muốn đạt được
nhưng hiện nay các thư viện chưa thực sự làm được việc này. Việc phối hợp bổ
sung và chia sẻ nguồn lực thông tin giữa thư viện này với thư viện khác có lợi
ích rất lớn là tiết kiệm được ngân sách của các thư viện.
2.3.4. Tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu.
Công tác tuyên truyền tài liệu của thư viện là tổ hợp các hình thức và
phương pháp tuyên truyền miệng và trực quan các tài liệu cho bạn đọc. Chỉ đạo
công tác xuất bản định kỳ thư mục thông báo sách mới, thư mục chuyên đề; tổ
chức các buổi giới thiệu chuyên đề cho cán bộ giáo viên theo kế hoạch.
Tổ chức các cuộc thi: trưng bày sách, triển lãm sách, kể chuyện sách, điểm
sách, thi đố vui, … lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa trong năm, đặc biệt
là định kì hằng năm tổ chức “Ngày hội đọc sách”.
2.3.5. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng thông tin:
Hạ tầng cơ sở thông tin là nền tảng cho các hoạt động của cơ quan thông
tin - thư viện. Hiện nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị của thư viện đang còn thiếu
thốn, cần tăng cường hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của một thư viện hiện đại theo
hướng mở.
Trang bị thêm máy tính, nâng cấp máy tính. Chú trọng cơng tác quản trị
mạng và xây dựng mạng có dây, tiến tới nối mạng WAN (Wide Area Network mạng diện rộng khu vực) để khai thác nguồn lực thông tin World Wide Web.
Bên cạnh đó, cần xây dựng trang web riêng của nhà trường trong đó có
phần Thư viện và dịch vụ hỏi đáp trực tuyến, giúp việc cập nhật tin tức nhanh
chóng, cổng giao tiếp thân thiện giữa người sử dụng với nhà trường và thư viện.

13


Ngoài ra cần trang bị máy in, máy photocopy cho thư viện để phục vụ bạn
đọc sao chép tài liệu, tránh tình trạng bạn đọc cần nội dung tài liệu nào đó có thể
khơng ngại ngần xé những trang mình cần.
2.3.6. Tích cực chỉ đạo cơng tác bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình
độ cho cán bộ thư viện:
Cán bộ thư viện là một trong 4 yếu tố cấu thành thư viện, họ có vai trị là
“người dẫn đường tri thức” cho người sử dụng. Sự phát triển của khoa học
TT - TV cũng như yêu cầu ngày càng cao của cơng việc địi hỏi người CBTV
phải ln hồn thiện khả năng của mình trong các khâu cơng tác chuyên môn,
nghiệp vụ.
Nhà trường đã chọn cử một giáo viên có năng lực tốt để phân cơng phụ
trách thư viện (đc Tống Văn Giang – trình độ ĐHSP). Tạo điều kiện thuận lợi
cho CBTV được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với những đơn vị, cá nhân điển
hình, giàu kinh nghiệm trong cơng tác xây dựng thư viện. Chính vì thế, tất cả
các tài liệu trong thư viện đều được đăng kí, mơ tả, phân loại, tổ chức mục lục,
sắp xếp theo đúng nghiệp vụ TVTH. Tiến hành thống kê, xây dựng biểu đồ phát
triển bạn đọc và kho sách từ năm học 2013 - 2014 đến nay.
Chỉ đạo cán bộ thư viện xây dựng thành công thư mục chuyên đề “Giới
thiệu sách tham khảo Tiếng Việt 5” đưa ra phục vụ chuyên sâu và thực sự hiệu
quả cho việc tra tìm tài liệu tham khảo Tốn 5 trong khi kho lên đến hơn 5000
cuốn sách.
Ngoài ra, là Hiệu trưởng nhà trường tôi đã tạo mọi điều kiện cho CBTV
tham quan các thư viện đạt chuẩn trên địa bàn tỉnh do Phòng Giáo dục và Đào
tạo Ngọc Lặc tổ chức. Trong tương lai, tơi sẽ tham mưu với Phịng Giáo dục và
Đào tạo Ngọc Lặc chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị tổ chức cho cán bộ quản lý
chỉ đạo cơng tác thư viện, CBTV các nhà trường có điều kiện tham quan, học
tập kinh nghiệm tại các thư viện tiên tiến, hiện đại trong và ngoài tỉnh. Bởi cùng

với những nội dung đào tạo, tập huấn thiên về lý thuyết, cán bộ cần được tiếp
cận trực tiếp với thực tế, qua đó có thể tham khảo và đúc rút những kinh nghiệm
riêng phục vụ cho công tác nghiệp vụ tại cơ quan mình. Hiện nay ở Việt Nam có
một số trung tâm học liệu hiện đại tại Huế, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Cần Thơ…
Các Trung tâm học liệu này được thiết kế, xây dựng, tổ chức hoạt động và vận
hành theo mơ hình thư viện của các nước phát triển. Việc thăm khảo, học tập và
trao đổi kinh nghiệm chuyên môn với các cơ quan trên thông qua website là hết
sức cần thiết.
2.3.7. Làm tốt công tác xã hội hóa thư viện:
Quan tâm chỉ đạo cơng tác tun truyền, tạo ra sự chuyển biến về nhận
thức trong lãnh đạo của địa phương, trong tập thể giáo viên, học sinh và phụ
huynh học sinh. Trên cơ sở đó huy động sức mạnh tổng hợp của nhà trường và
xã hội để phát huy hiệu quả thư viện đạt chuẩn quốc gia. Bước đầu đã thu được
những kết quả đáng khích lệ:
- Năm 2018, nhà trường chỉ có 01 Thư viện đạt tiêu chuẩn tại khu trung
tâm, chưa đáp ứng tốt nhu cầu của học sinh do khu lẻ có số lượng học sinh các
năm học là gần 300 học sinh, khu lẻ lại cách xa khu trung tâm trên 4km nên học
14


sinh khó di chuyển để tiếp cận thơng tin Thư viện, vì vậy nhà trường đã làm tốt
cơng tác tham mưu, huy động XHHGD trong 2 năm học vừa qua xây dựng mới
01 Thư viện xanh thân thiện tại khu trung tâm và 01 Thư viện tại điểm trường lẻ
làng Thi, nâng tổng diện tích Thư viện tồn trường lên 120m2.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Qua gần 3 năm tích cực phấn đấu nâng cao chất lượng hoạt động thư viện,
đến nay, vốn tài liệu của thư viện lên đến 1.100 đầu sách với 5.613 bản sách và 6
loại báo và tạp chí. Khn viên thư viện nhà trường có tổng diện tích lên đến
120m2. Trong đó: 30m2 được sử dụng làm phịng kho và 90m2 dành cho bộ phận

đọc của giáo viên và học sinh bao gồm 01 phòng đọc và 01 thư viện xanh ngồi
trời tại khu trung tâm, 01 phịng đọc tại khu lẻ làng Thi. Thư viện nhà trường
được đặt ở nơi trung tâm, thoáng đãng, là địa điểm khá lý tưởng cho giáo viên
và học sinh học tập, nghiên cứu, thư giãn và giải trí sau những giờ học căng
thẳng.
Nhà trường đã trang bị cho thư viện bàn ghế phục vụ CBTV làm việc
đúng quy chuẩn. 03 Phịng đọc thống mát, thân thiện với 25 chỗ ngồi đọc cho
cán bộ giáo viên và 50 chỗ ngồi đọc cho học sinh đảm bảo theo quy định.
Thư viện tại 2 điểm trường đều có một máy tính được nối mạng Internet
để tra cứu và tìm tin online. Trao đổi nguồn lực thơng tin với Thư viện các
trường học trong toàn huyện và thư viện cơng cộng huyện Ngọc Lặc bằng hình
thức mượn liên thư viện, ngăn sách kết nghĩa,... Nhà trường đầu tư cho Thư viện
02 máy in canon LBP 2900 và 02 máy chiếu đa năng phục vụ cho hoạt động
tuyên truyền, giới thiệu sách. Trong tương lai không xa, Thư viện nhà trường
phấn đấu mua sắm xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật, hạ tầng thông
tin để có thể ứng dụng tin học vào quản lý Thư viện.
Tôi tự hào nhận thấy rằng Thư viện nhà trường đang ngày một lớn mạnh
về quy mô tổ chức hoạt động với vốn tài liệu ngày một nhiều, phong phú, đa
dạng và số lượng bạn đọc đến với thư viện ngày một gia tăng, đặc biệt là một
trong số ít đơn vị xây dựng được thư viện tại điểm trường lẻ.
Tính đến thời điểm hiện tại, đối chiếu với Công văn số 11185/GDTHBGD&ĐT ngày 17/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông, nhà trường nhận
thấy thư viện đã đạt chuẩn mức xuất sắc.
Thống kê cụ thể như sau:
STK
Năm học
Số HS
SGK
SNV
STN

SL (bản) Số bản/hs
2018 – 2019
446
1925
259
1058
669
1,5
2019 – 2020
510
2138
431
1150
916
1,8
2020 – 2021
522
2201
514
1332
1 566
3,0
Từ đó, bạn đọc đến thư viện ngày ngày một gia tăng:
Bạn đọc giáo viên
Bạn đọc học sinh
Năm học
Sô lượng
Tỷ lệ (%)
Sô lượng
Tỷ lệ (%)

15


2018 – 2019
2019 – 2020
2020 – 2021

31
30
29

100%
100%
100%

335/446 em
398/ 510 em
475/ 522em

75.1%
78.0%
90.9%

Chất lượng giáo dục của học sinh trong trường được cái thiện đáng kể khi
được sử dụng thư viện cho việc học tập của mình:
Năm học
2018 – 2019
2019 – 2020
Giữa kì II năm
học

2020 – 2021

Hồn thành tốt

Hồn thành

Chưa hồn thành

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

239
283

54.70%
55.50%

195
224

44.61%

43.90%

3
3

0.69%
0.60%

302

57.90%

217

41.53%

3

0.57%

3 - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận:
Hòa chung với sự phát triển của đất nước, thư viện trường Tiểu học Mỹ Tân
đã và đang cố gắng đi lên, từng tháng từng năm nâng cao chất lượng hoạt động
của thư viện đạt Chuẩn, góp phần quan trọng cùng với nhà trường nâng cao chất
lượng dạy - học, đổi mới phương pháp dạy học. Rồi mai đây bao thầy cơ, bao
thế hệ học trị, từ mái trường này, trưởng thành ra đi dựng xây, cống hiến cho đất
nước. Trong ba lô hành trang tri thức của họ có một phần nhỏ được vun đắp, tích
lũy từ những trang sách, báo, tạp chí của thư viện nhà trường.
Trong thời kỳ đất nước ta đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước, thực hiện đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, đặc biệt đối với nhiệm vụ
thực hiện Chương trình SGK 2018 thì các TVTH đang sát cánh cùng các nhà
trường ra sức nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện, góp phần đào tạo ra
những thế hệ trẻ đủ đức, đủ tài để xây dựng đất nước. Nhiệm vụ trước mắt đặt ra
là tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động Thư viện theo hướng hiện đại, tự động
hoá đồng bộ về mọi mặt. Xây dựng thành công TVTH đạt chuẩn mức xuất sắc
được quản lý bằng phần mền điện tử là mục tiêu mà thư viện nhà trường hướng
tới trong một tương lai khơng xa, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giảng
dạy trong thời kỳ của “kỷ nguyên số”.
3.2. Đề xuất:
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Ngọc Lặc:
Cần thường xuyên biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc
trong cơng tác xây dựng và phát triển TVTH đạt chuẩn, tiên tiến và xuất sắc.
* Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa:
- Giới thiệu và yêu cầu bắt buộc về việc bổ sung tạp chí “ Thư viện trường
học” vào thư viện các trường học nói chung và thư viện trường Tiểu học nói
riêng.
- Xây dựng diễn đàn trao đổi nghiệp vụ dành cho cơng tác TVTH để có thể
chia sẻ kinh nghiệm, những hoạt động hiệu quả, gương điển hình, những thông
16


tin mới nhất về công tác TVTH, công tác xây dựng thư viện chuẩn quốc gia.
* Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Tham mưu với Bộ Giáo dục và Đào tạo bố trí cán bộ chun trách có
chun mơn nghiệp vụ thư viện từ Bộ đến Sở, Phòng Giáo dục để quản lý, theo
dõi hoạt động của hệ thống thư viện trường học nhằm điều tiết kịp thời những
bất cập, đi tắt, đón đầu về mặt nghiệp vụ cũng như cơng nghệ.
Chuẩn hóa là nhân tố quan trọng để cho các thư viện đẩy mạnh tiến trình
hội nhập, chia sẻ thơng tin. Chuẩn hóa về nghiệp vụ, chia sẻ thông tin trong

nước và trên trường quốc tế của ngành TT – TV là xu thế tất yếu. Bộ cần định
hướng lại cho các trường học để có thể đi tắt, đón đầu cơng nghệ và nghiệp vụ
thư viện, tiết kiệm chi phí. Trước tiên là việc tập huấn, triển khai sử dụng khung
phân loại DDC 14 (Dewey Demical Classyfication - Khung phân loại thập tiến
Dewey, bảng dịch rút gọn), mô tả thư tịch theo AACR2, giao thức Z3950,,…
Tổ chức biên mục tại ngoại ngay tại các Nhà xuất bản nhằm thống nhất
công tác nghiệp vụ cho thư viện trường học nói riêng và trên tồn hệ thống thư
viện nói chung trong cả nước.
* Đối với Liên bộ: Bộ Giáo dục, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – TBXH:
Có chế độ đãi ngộ cho cán bộ thư viện để nâng cao năng lực lao động, sự
nhiệt tình, yên tâm trong cơng tác. Từ đó, mới làm giảm đi số lượng kiêm nhiệm
đang nhiều hơn chuyên trách như hiện nay.
Với những kinh nghiệm nêu trên tuy đã có kết quả bước đầu song không
tránh khỏi các khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý của các bạn để sáng
kiến kinh nghiệm này ngày một hồn thiện hơn.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về:
Lê Trọng Thọ - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mỹ Tân, xã Mỹ Tân
huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
Điện thoại: (02373) 608 761. Email:
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
K/T HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Mỹ Tân, ngày 20 tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
NGƯỜI VIẾT


Nguyễn Thị Khéo

Lê Trọng Thọ

17


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Trọng Thọ
Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mỹ Tân,

TT

1.

Tên đề tài SKKN

Ứng dụng tháp Nhu cầu của

Cấp đánh giá xếp
loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá

xếp loại
(A, B, hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Huyện

A

2011-2012

Tỉnh

C

2013-2014

Tỉnh

C

2016-2017

Maslow giải thích nguyên
nhân một số hành vi bất
thường của trẻ - Đề xuất một
2.


số giải pháp khắc phục
Một số kinh nghiệm trong
công tác chỉ đạo xây dựng thư
viện đạt chuẩn ở trường Tiểu

3.

học Vân Am II
Giữ vững và nâng cao khối
đoàn kết trong đội ngũ cán
bộ, giáo viên, nhân viên
trường Tiểu học Vân Am II

----------------------------------------------------

18



×