Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

BT GAY HUNG THU MON VAN 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.4 KB, 21 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC</b>


<b></b>
<b>---SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM</b>


<b>I-Sơ yếu lí lịch</b>


Họ và tên: Nguyễn Đức Tuấn
Ngày sinh: 02 / 9 /1963


Chức vụ: Tổ trưởng Tổ Khoa học Xã hội
Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền
Trình độ chun mơn: Đại học


Bộ môn giảng dạy: Ngữ văn


<b>II- Nội dung đề tài</b>


<b>Tên đề tài: Xây dựng hệ thống bài tập gây hứng thú cho học sinh trong </b>
<b>giờ Ngữ văn 7</b>


<b>Lí do chọn đề tài:</b>


Học tập là nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền lợi của học sinh- điều đó ai cũng
biết, song dạy thế nào, học thế nào, làm thế nào cho học sinh hứng thú, say mê
học tập, nghiên cứu tự nâng cao trình độ hiểu biết lại là chuyện khó. Người xưa
đã nói: “ Biết mà học khơng bằng thích mà học. Thích mà học khơng bằng
<b>say mê mà học ”, cái gì mà tự người ta ham thích thì mới có hiệu quả cao.</b>
Là giáo viên trực tiếp đứng lớp hơn 20 năm, đã đảm nhiệm công tác giảng dạy
môn Ngữ văn ở tất cả các khối lớp THCS, tơi đã nhận ra những cái khó trong


việc dạy mơn Ngữ văn nói chung và dạy Ngữ văn khối lớp 7 nói riêng.


Đặc biệt với những ảnh hưởng của việc chọn ngành, chọn trường, chọn khối
thi đại học của học sinh và phụ huynh hiện nay phần nào làm cho tâm lí học
sinh khơng mặn mà, u thích mơn Ngữ văn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

xơ cứng, hình thức; hệ thống ví dụ, bài tập chưa phong phú, đa dạng…vì vậy
việc thu hút tạo niềm say mê nơi học sinh càng hạn chế. Cũng vì những nguyên
nhân trên thúc giục tôi viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm này.




<b> Phạm vi và thời gian thực hiện:</b>


Lớp 7 năm học 2010-2011và 2011-2012


<b> III- Quá trình thực hiện đề tài</b>
<b>1-Thực trạng ban đầu</b>


- Nhiều học sinh nghèo nàn về vốn từ vựng, khả năng diễn đạt suy nghĩ, tình
cảm cịn nhiều hạn chế.


- Nhiều học sinh lười học bài, làm bài tập hoặc qua loa, chiếu lệ.


- Khả năng phân tích, cảm thụ hạn chế, học sinh không hào hứng, ngại học,
sợ học môn Ngữ văn.


<b>2-Số liệu điều tra trước khi thực hiện</b>


<b> (Qua bài thi khảo sát và phiếu thăm dò)</b>



Đối tượng học sinh lớp 7A và 7D năm học 2011-2012


Năng lực cảm thụ 7A(44 h/s) 7D(47 h/s)


Tốt - khá 20/44= 45,5 % 21/47= 38%


Trung bình 24/44 = 44,5% 26/47= 62%


Yếu 0 0


Cảm nhận, suy nghĩ về
môn Ngữ văn


7A(44 h/s) 7D(47 h/s)


Yêu thích 15/44=34% 14/47=26%


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Khơng thích 7/44=16% 7/47=12%
<b>3-Những biện pháp thực hiện</b>


<i><b> 3.1- Chuẩn bị tâm thế:</b></i>


Nhân đà phấn khởi vào năm học mới, tôi động viênhọc sinh để các em sẵn
sàng, náo nức bước vào chương trình mơn Ngữ văn với những bí ẩn, hấp dẫn
nhưng cũng đầy khó khăn thử thách địi hỏi mọi người phải quyết chí đi lên.
Tôi đã dành thời lượng cần thiết trong buổi ngoại khóa đầu tiên nói chuyện
với các em về tình hình học tập, về đặc thù bộ mơn và giới thiệu khái qt tồn
bộ chương trình Ngữ văn lớp 7 và cách học nhằm mục đích giúp các em thấy
được ý nghĩa của việc học tập, của việc học môn Ngữ văn để tạo sự đồng thuận.


Việc làm này thuộc công tác tư tưởng phải làm trước và trong suốt quá trình
giảng dạy. Đây là việc làm rất cần thiết, không làm cho học sinh quyết tâm và
hứng khởi như trước khi bước vào trận đánh gian nan thì sẽ hạn chế chiến
thắng.Và đương nhiên cơng tác tư tưởng thì khơng chỉ làm một lần mà phải
thường xun bồi đắp, cuốn hút các em qua từng giờ giảng thành cơng của
mình.


3.2- Xây dựng hệ thống bài tập gây hứng thú cho học sinh trong tiết từ
<b>ngữ:</b>


Trước hết cần coi trọng việc giải nghĩa từ cho học sinh để các em hiểu
đúng và chính xác nghĩa của từ ngữ. Muốn vậy giáo viên phải giải nghĩa từ,
thông thường việc giải nghĩa từ cần giúp cho học sinh nắm được nghĩa chính
lẫn nghĩa phụ (nghĩa đen và nghĩa bóng )


Ví dụ : từ trơng- học sinh phải nắm được nghĩa chính của từ này là
<b>nhìn, các nghĩa phụ là mong, coi giữ…</b>


Nhưng việc giải nghĩa từ trên khiến học sinh khó phân biệt nghĩa chính
và nghĩa phụ của từ. Vì thế cách giải nghĩa tốt nhất là sự phát triển các mối
quan hệ của từ nhiều nghĩa. Nói như vậy có nghĩa là sự phát triển ngữ nghĩa của
từ có một cơ sở, một lí do nhất định, có thể giải thích được chẳng hạn các nghĩa
của từ như từ chân


(1)<b>Chân : bộ phận dưới của cơ thể của người hay động vật dùng để đứng </b>
(2)<b>Chân : bộ phận dưới của một số đồ dùng, có tác dụng đở cho bộ phận</b>


khác (chân bàn, chân giường )


(3)<b>Chân : phần dưới của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền </b>


Chúng ta có thể thấy rõ cơ sở chung của sự phát triển nghĩa ở đây là
nét nghĩa “ bộ phận dưới cùng” có như thế thì học sinh dễ dàng phân biệt
được nghĩa chính và nghĩa phụ


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

trong giải nghĩa của từ cần đặt trong văn cảnh, sử dụng các ví dụ vui, hấp dẫn,
các câu tục ngữ, thành ngữ…để giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu qua đó mà nắm
được nghĩa của từ .


<b> Ngoài ra phải coi trọng việc mở rộng vốn từ cho học sinh</b>


Mở rộng vốn từ cho học sinh là một nhiệm vụ cơ bản của phân mơn từ
ngữ, khi có vốn từ phong phú học sinh sẽ rất thuận lợi trong hoạt động giao tiếp
và hoạt động tư duy, có thể mở rộng vốn từ cho học sinh bằng nhiều cách, nhiều
dạng bài tập khác nhau :


<b> a. Bài tập về ghép từ và từ ghép:</b>


Xuất phát từ một từ gốc, bằng phương pháp ghép từ giúp học sinh tìm
ra từ mới.


Ví dụ : Tơi lần lượt viết các từ : học, bà, ăn lên bảng và yêu cầu các em tìm
các từ ghép có các tiếng như trên :


- học: học sinh, học tập, học hành, học đường ….
- bà : bà nội, bà ngoại, bà cơ, bà dì …


- ăn: ăn nói, ăn học, ăn chơi, ăn lời, ăn ảnh, ăn ý, ăn ngủ…


<b> Hoặc yêu cầu các em xác định nghĩa của các tiếng được gạch chân </b>
<b>trong các từ ghép sau:</b>



<b> rừng rú : rú là một loại rừng già - tiếng vùng quê Nghệ Tĩnh.</b>


xe cộ : cộ chỉ một loại xe trượt khơng có bánh dùng để kéo gỗ trên
rừng hoặc kéo lúa trên ruộng.


gà qué : qué có nghĩa là gà - tiếng Thanh Hóa.
cau nang : nang có nghĩa là cau - tiếng Mường.
e lệ : lệ có nghĩa là e sợ - từ cổ.


bán chác : chác là mua , đổi - từ cổ.
ít ỏi : trong tiếng Mường ỏi là ít.


*(Phần đọc thêm : Sách giáo khoa Ngữ văn 7-Tập 1-trang 16)
<b> Hay yêu cầu các em thêm các tiếng thích hợp để tạo nên những từ </b>
<b>ghép đẳng lập có khả năng hốn đổi vị trí mà nghĩa của từ cơ bản </b>
<b>khơng thay đổi. </b>


<b>Ví dụ : cha ông - > ông cha , - sông núi - > núi sông </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

-hoa …->… hoa (lá ) -ngược …->… ngược (xuôi)
-làng …->…làng (xóm) -tươi … ->….tươi (đẹp)
-mơ…->… mơ (ước )


Với sự khôn khéo, sáng tạo của ông cha ta và khả năng tuyệt vời của yếu tố
Hán Việt bằng cách ghép đã tạo ra một khối lượng từ vựng Hán Việt rất lớn.
Tôi cho học sinh tạo từ ghép Hán Việt từ một số yếu quen thuộc, chẳng hạn yếu
tố thiên với nghĩa là trời:


<b> - thiên sứ, thiên nhiên, thiên binh, thiên tướng, thiên thạch, thiên hạ,</b>


<b>thiên hà, thiên hoàng, thiên chức, thiên tai, thiên đình, thiên địch, thiên</b>
<b>văn, thiên thư, thiên thần, thiên đường, thiên mệnh…</b>


Hoặc yêu cầu các em tạo từ ghép có yếu tố đại (với nghĩa là to, lớn) :


<b>- đại nghĩa, đại an, đại lợi, đại bác, đại lục, đại ngôn, đại dương, đại</b>
<b>thắng…</b>


<b> (dạng bài tập này rất nhiều)</b>


Bằng phương pháp ghép từ như trên học sinh rất hào hứng và dễ dàng
nhận biết đâu là từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập và cũng hiểu sâu sắc hơn
về từ ghép Hán Việt.


b. Bài tập về từ láy:


Từ láy là dạng đặc biệt của ngôn ngữ tiếng Việt, phương pháp láy giúp học
sinh tìm ra các từ mới bằng nhiều cách, lặp lại phụ âm đầu, vần hay tồn bộ từ
đã có. Các từ mới này có thể làm giảm nhẹ sắc thái từ hoặc tăng tốc độ, tính
chất…của các sự vật hoặc hiện tượng nói đến .


Ví dụ : Bài từ láy tiết 11 ngữ văn 7 tập một : giáo viên cho từ xinh bằng
phương pháp láy, học sinh tìm ra từ mới xinh xinh


Tôi đưa ra từ mờ và yêu cầu các em tìm từ mới để tạo từ láy lập lại tiếng,
phụ âm đầu m hay âm ơ . Học sinh có thể tìm ra nhiều từ láy có tiếng mờ như :
<b>mờ mờ, lờ mờ, mập mờ, mù mờ, mịt mờ , mờ mịt, … </b>


<b>Hoặc yêu cầu học sinh tìm các từ láy có khn vần “i”, ”âp”, ”ênh”, </b>
<b>“oang”, sau đó cho các em tìm hiểu thêm những nét nghĩa đặc biệt của </b>


<b>từ láy tiếng Việt có những khn vần này :</b>


(a)-Nét nghĩa chung của các từ có vần “i”
(b)-Nét nghĩa chung của các từ có vần “âp”
(c)-Nét nghĩa chung của các từ có vần “ênh”
(d)-Nét nghĩa chung của các từ có vần “oang”
<b> </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

(ii,hihi,hì hì ,li ti ,li nhí ,ti hí… ) => (kích thước hoặc âm thanh nhỏ bé,
<b>kéo dài) </b>


(bập bềnh , xâp xòe , lập lịe ,phập phồng , thập thị ,lấp ló …) => (trạng
<b>thái động lúc có, lúc khơng , lúc lên, lúc xuống ..không cố định)</b>
(chênh vênh ,lênh khênh , lênh đênh , bấp bênh ) (không vững vàng ,
<b>khơng chắc chắn)</b>


( nói- oang oang, choang choang , kêu- loảng xoảng) => (âm thanh lớn, dễ
<b>gây cảm giác khó chịu)</b>


c- Bài tập giúp học sinh sử dụng được vốn từ :


Học sinh phải sử dụng được vốn từ đã có trong giao tiếp, để giúp các em
theo tơi cần áp dụng dạng bài tập sau:


<b> c1- Các bài tập điền từ :</b>


Mục đích của bài tập điền từ là giáo viên luyện cho học sinh biết kết
hợp từ:


Loại bài tập này có 2 mức độ



- Mức độ 1 : Cho trước các từ yêu cầu tìm trong số những từ đã cho
những từ thích hợp để điền vào chổ trống trong đoạn


<b> Ví dụ : Yêu cầu học sinh điền vào chổ trống các từ sau : ai, bao nhiêu,</b>
<b>bấy nhiêu, ta :</b>


+ …………ơi đừng bỏ ruộng hoang
+…… ….tấc đất, tấc vàng……..…
+……….làm cho bể kia đầy


Cho ao kia cạn cho gầy cò con
+ Qua đình ngả nón trơng đình
Đình … ngói thương mình ………..


- Mức độ 2 : Không cho trước các từ để học sinh tự tìm trong vốn từ
của mình mà điền từ vào :


<b> Ví dụ bài tập : VUI CÙNG THÀNH NGỮ , TỤC NGỮ VIỆT NAM</b>
Trong kho tàng thành ngữ -tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu chứa từ
<b>“Trăm”. Hãy điền thêm các tiếng để hoàn chỉnh bài thơ sau:</b>


Trăm … trăm …chẳng sai,
Trăm …như một chung tay dốc lòng .


Trăm …cũng vào một gơng,


Trăm …nghìn việc làm khơng phàn nàn.
Trăm …nghìn nối khó khăn,



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Trăm …đổ một ngọn nguồn ,


Trăm …nghìn khéo quyết ln hơn người .
Trăm…đổ ra biển khơi,


Trăm…nghìn tía đẹp tươi sắc màu.
Trăm …mười làng xơn xao,
Trăm …nghìn lưỡi lao nhao luận bàn .


Trăm …nghìn vẻ huy hồng ,
Trăm …đổ một đầu tằm khổ thêm.


Trăm …không bằng tay quen,
Trăm …không tỏ bằng xem tận tường .


Trăm …bia dá thì mịn ,


Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ .
<b>Đáp án :</b>


Trăm phát trăm trúng chẳng sai,
Trăm người như một chung tay dốc lịng.


Trăm tội cũng vào một gơng,


Trăm cơng nghìn việc làm khơng phàn nàn.
Trăm đứt nghìn nối khó khăn,


Trăm cay nghìn đắng khơng than chẳng buồn.
Trăm khe đổ một ngọn nguồn,



Trăm khơn nghìn khéo quyết ln hơn người.
Trăm sơng đổ ra biển khơi,


Trăm hồng nghìn tía đẹp tươi sắc màu.
Trăm người mười làng xơn xao,
Trăm miệng nghìn lưỡi lao nhao luận bàn.


Trăm hình nghìn vẻ huy hồng,
Trăm dâu đổ một đầu tằm khổ thêm.


Trăm hay không bằng tay quen,
Trăm nghe không tỏ bằng xem tận tường.
Trăm năm bia đá thì mịn,


Nghìn năm bia miệng vẫn cịn trơ trơ.


<b>Hoặc tìm những tiếng thích hợp điền vào chỗ cịn thiếu để hồn thiện </b>
<b>những bài thơ sau:</b>


<b>1-CƠNG GÌ ?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Cơng gì sức lực phí hồi ?


Cơng gì rành rọt trong ngồi đều hay ?
Cơng gì kết quả tấy ngay ?
Cơng gì ý kiến hàng ngày rất đơng ?


Cơng gì sáng suốt chí cơng ?
Cơng gì tất cả số đơng được dùng ?



Cơng gì tiếng tăm vang lừng ?
Cơng gì văn bản thường dùng ngoại giao?


<b>Đáp án: 1-CƠNG GÌ ?</b>
Cơng bằng khơng thiên vị ai,
Công bố trực tiếp đến tai mọi người.


Công cốc sức lực phí hồi,


Cơng khai rành rọt trong ngồi đều hay.
Công hiệu kết quả tấy ngay,
Công luận ý kiến hàng ngày rất đơng.


Cơng minh sáng suốt chí công,
Công cộng tất cả số đông được dùng.


Công danh tiếng tăm vang lừng,
Công hàm văn bản thường dùng ngoại giao.


<b>2-Kỳ gì ?</b>


Kì gì hiếm thấy bao giờ ?
Kỳ gì truyện cổ bao điều… bạn ơi ?


Kỳ gì sung sướng đã đời ?


Kỳ gì chiếc nón mọi người cùng chơi ?
Kỳ gì danh tiếng mn nơi ?
Kỳ gì trơng thấy là cười được ngay ?



Kỳ gì trơng đợi hơm nay?
Kỳ gì sốt sắng đến ngày đi thi ?


Kỳ gì thế giới cịn ghi ?


Kỳ gì - động vật như lồi kì nhơng ?
Kỳ gì rộng lớn mênh mơng ?


Kỳ gì lập được chiến công oai hùng ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Kỳ nghỉ sung sướng đã đời ?


Kỳ diệu chiếc nón mọi người cùng chơi ?
Kỳ tài danh tiếng muôn nơi ?


Kỳ cục trông thấy là cười được ngay ?
Kỳ vọng trông đợi hôm nay ?
Kỳ thi sốt sắng đến ngày đi thi ?


Kỳ quan thế giới còn ghi ?
Kỳ đà - động vật như lồi kì nhơng ?


Kỳ vĩ to lớn mênh mông ?


Kỳ tích lập được chiến cơng oai hùng ?
<b>3-Chiến gì?</b>


Chiến gì quân phục chỉnh tề ?
Chiến gì thắng lợi dành về vẻ vang?



Chiến gì xung đột leo thang ?
Chiến gì bốn vó hiên ngang tung hồnh ?


Chiến gì như bức tường thành ?
Chiến gì sâu dưới đất thành lối đi ?


Chiến gì giã biệt phân li ?
Chiến gì cát cứ từ khi khởi đầu ?
Chiến gì đồng đội thương nhau ?
Chiến gì gữ chốn biển khơi oai hùng ?


Chiến gì khi chạy đất rung ?
Chiến gì lừng lẫy chiến cơng diệt thù ?


<b>Đáp án : 3-Chiến gì?</b>
Chiến binh qn phục chỉnh tề,
Chiến công thắng lợi dành về vẻ vang.


Chiến sự xung đột leo thang,
Chiến mã bốn vó hiên ngang tung hoành.


Chiến lũy như bức tường thành,
Chiến hào sâu dưới đất thành lối đi.


Chiến trường giã biệt phân li,
Chiến khu cát cứ từ khi khởi đầu.
Chiến hữu đồng đội thương nhau,
Chiến hạm giữ chốn biển khơi oai hùng.



Chiến xa khi chạy đất rung,


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>4-Thiên gì ?</b>


Thiên gì cung điện trên mây ?
Thiên gì lưỡi búa trên tay hay cầm ?


Thiên gì trời giáng xuống trần ?
Thiên gì quân tướng rầm rầm bước đi ?


Thiên gì cơng trạng mãi ghi ?
Thiên gì rơi xuống rất chi bất ngờ ?


Thiên gì tạo hóa ban cho ?
Thiên gì địa võng nỗi lo kẻ thù ?


Thiên gì hoa nở gần thu ?
Thiên gì đội Ý cực kì điển trai ?


Thiên gì xinh đẹp đa tài ?
Thiên gì vĩnh biệt lâu dài bạn ơi ?


Thiên gì nghiên cứu trên trời ?
Thiên gì người chết được mời lên đây ?


Thiên gì chuyện cũ thật hay,
Mới ba tuổi đã ra tay diệt thù ?


<b>Đáp án : 4-Thiên gì ?</b>
Thiên đình cung điện trên mây,


Thiên lôi lưỡi búa trên tay hay cầm.


Thiên tai trời giáng xuống trần,
Thiên binh quân tướng rầm rầm bước đi.


Thiên tài công trạng mãi ghi,
Thiên thạch rơi xuống rất chi bất ngờ.


Thiên nhiên tạo hóa ban cho,
Thiên la địa võng nỗi lo kẻ thù.


Thiên lý- hoa nở gần thu,
Thiên thanh đội Ý cực kì điển trai.


Thiên thần xinh đẹp đa tài,
Thiên thu vĩnh biệt lâu dài bạn ơi.


Thiên văn nghiên cứu trên trời,
Thiên đường người chết được mời lên đây.


Thiên vương chuyện cũ thật hay,
Mới ba tuổi đã ra tay diệt thù.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Hoa gì thi chọn mỹ nhân ?
Hoa gì đeo để làm duyên cho mình ?


Hoa gì đêm hội sáng đèn ?
Hoa gì mái tóc bà em nhuốm màu ?


Hoa gì vẽ tranh đẹp sao ?



Hoa gì thu hoạch xiết bao vui mừng ?
Hoa gì chống váng khó nhìn ?
Hoa gì trang trí trên nền gạch hoa ?


Hoa gì hương ngát bay xa ?
Gần bùn mà chẳng bị hịa bùn đen?


Hoa gì trong vở các em,


Thầy cô thân tặng khi em thuộc bài ?


<b>Đáp án : 5-Hoa gì ?</b>
Hoa tiêu chỉ dẫn tàu đi


Hoa đèn là muội than khi bấc tàn .
Hoa hậu thi chọn mỹ nhân,
Hoa tai đeo để làm duyên cho mình.


Hoa đăng đêm hội sáng đèn,
Hoa râm mái tóc bà em nhuốm màu .


Hoa tay vẽ tranh đẹp sao,


Hoa màu thu hoạch xiết bao vui mừng .
Hoa mắt choáng váng khó nhìn,
Hoa văn trang trí trên nền gạch hoa.


Hoa sen hương ngát bay xa,


Gần bùn mà chẳng bị hòa bùn đen.


Điểm tốt trong vở các em,
Là hoa Thầy tặng khi em thuộc bài.


<b> </b>


<b> c2- Bài tập đặt câu với từ cho trước:</b>


Loại bài tập này yêu cầu học sinh tự đặt câu và qua việc đặt câu các
em thể hiện sự hiểu biết của mình về nghĩa của từ và cách kết hợp từ với nhau
Ví dụ : Đặt câu với từ bàn là danh từ, từ bàn là động từ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b> c3- Lựa chọn từ phản ánh cơ đọng, hàm xúc chính xác một tình huống,</b>
<b>một hồn cảnh, một tâm trạng nào đó:</b>


Mục đích của bài tập này là hình thành cho học sinh thói quen cân nhắc,
thận trọng, có ý thức khi sử dụng từ


Ví dụ : Tiếng gió thổi rì rào(hun hút, vi vu, xào xạc…).


c4<b> - Bài tập điền từ kết hợp tìm ơ chữ: </b>


<b> Với bài tập tìm ơ chữ, học sinh rất hứng thú nhưng nếu khơng có những </b>
hướng dẫn phù hợp, khoa học thì học sinh rất lúng túng và mất thời gian ( có
khi lợi bất cập hại), cụ thể là việc kẻ ô chữ . Qua kinh nghiệm tôi đã hướng dẫn
cho các em tạo lập khn hình ơ chữ rất nhanh (dựa vào kiến thức vốn có của
các em). Việc đầu tiên , tôi hướng dẫn các em kẻ ô theo tọa độ - và đây là sự
thống nhất giữa giáo viên và học sinh. Ví dụ tơi nói với các em rằng ta sẽ chép


tọa độ ô chữ bài tập này như sau :


<b>Tọa độ : dòng1- 2/4; dòng 2- 4/3; dòng 3- 2/2; dòng 4- 2/4; dòng 5- 0/6; dòng </b>
6- 1/2 ; dòng 7- 0/6 ; dịng 8- 1/4 sau đó tơi vẽ mẫu lên bảng, thực tế chỉ hướng
dẫn một lần là các em làm được ngay.


<b>* Bài tập minh họa (a) : Tìm ô chữ sau: </b>


<b> Tọa độ :1- 2/4; 2- 4/3; 3- 2/2; 4- 2/4; 5- 0/6; 6- 1/2 ; 7- 0/6 ; 8- 1/4và giáo </b>
viên vẽ mẫu trên bảng :


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>



<b>Đây là phần gợi ý: Để hồn hành ơ chữ tìm những yếu tố còn thiếu trong </b>
<b>những câu thành ngữ Hán Việt sau điền vào các ơ theo từng dịng :</b>


1- Bất di … (không thay đổi , chuyển dời).
2- Bất cộng … (không đội trời chung ).


3- Bất trác bất … (không mài giũa không thành công ) .
4- … bán tử (nửa sống nửa chết ).


5- …lưu thủy (mây bay nước chảy).


6- …lạc nghiệp (ở yên ổn , vui nghề nghiệp).
7- Bách niên … (cùng vui sống đến già) .
8- … vô hương (Có sắc mà khơng có hương ).


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

1- Bất di bất dịch
2- Bất cộng đới thiên


3- Bất trác bất thành
4- Bán sinh bán tử
5- Hành vân lưu thủy
6-An cư lạc nghiệp
7- Bách niên giai lão
8- Hữu sắc vô hương




<b> Và tìm ra được ô chữ : THÀNH NGỮ</b>


B Ấ <b>T</b> D Ị C H


Đ Ớ I T <b>H</b> I Ê N


T H <b>À</b> N H


B Á <b>N</b> S I N H


<b>H</b> À N H V




</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

A <b>N</b> C Ư


<b>G</b> I A I L Ã O


H <b>Ữ</b> U S Ắ C





<b>* Bài tập minh họa(b) </b>


<b>Tọa độ :1-3/3; 2-1/1; 3-3/0; 4-1/2; 5-1/2; 6-0/7; 7-0/2; 8-6/0; 9-0/7; 10-3/4; </b>
11-6/6


<b>Gợi ý :</b>


<b>Tìm những tiếng còn thiếu trong những câu thành ngữ sau:</b>
1-…tại mẫu (số tốt lành nhờ ở người mẹ)


2-Lời ăn tiếng …


3-Kim…chi ngôn (Lời nói vàng ngọc)
4-…phá thạch (Mở núi phá đá)


5-…lão đắc thọ (Trọng người già được thọ)
6-Kinh …động … (Long trời lở đất)


7-Nhân bất …bất tri lí (Người khơng học khơng biết đạo lí)
8-…tất đạt (Nhẫn nại sẽ thành công)


9-Ngôn hành như nhất (Nói đi đơi với làm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>




P H Ú <b>C</b> Đ Ứ C



N <b>Ó</b> I


N G Ọ <b>C</b>


K <b>H</b> A I


K <b> Í</b> N H


<b> T</b> H I Ê N Đ Ị A


<b> H</b> Ọ C


K I Ê N T R <b> Ì</b>


<b> N</b> G Ơ N H À N H


T H I <b> Ê</b> N K I M




K H Ổ T Ậ <b> N</b> C A M L A I


<b>Kết quả ơ chữ: CĨ CHÍ THÌ NÊN</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b> </b>


3.3- Xây dựng hệ thống bài tập gây hứng thú cho học sinh trong giờ Văn
<b>học: </b>


<b> Trong chương trình Văn học lớp 7 dung lượng kiến thức khá lớn và nội dung </b>


lại đa dạng. Có cả văn học dân gian (ca dao-dân ca, tục ngữ, chèo cổ), văn học
trung đại, hiện đại, văn học nước ngoài (Trung Quốc)…


Để tạo hứng thú trong học tập cho học sinh bản thân tôi đã trăn trở rất nhiều,
cũng xin mạnh dạn trình bày một số bài tập mà tôi đã thực hiện trong 2 năm học
qua: .


<b>a- Các bài tập điền từ (tiếng) : Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc ,</b>
nhạc dân ca được nâng lên thành những làn điệu nhất định trong từng địa
phương như Quan họ Bắc Ninh , hát xoan Phú Thọ , hát ví dặm Nghệ Tĩnh , hị
Huế , ca lý Nam bộ…Em hãy thêm những tiếng đệm, tiếng láy để những câu
<b>ca dao sau trở thành lời dân ca:</b>


(a) - Con cò bay lả , bay la ,


Bay từ cửa Phủ , bay ra cánh đồng .
<b> </b>


(b) - Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay
(c) - Chiều chiều ra đứng lầu Tây


Thấy cô gánh nước tưới cây ngô đồng.


(d) - Bông xanh , bông trắng bông vàng ,
Bông lê, bông lựu, đố nàng mấy bông ?
<b> Đáp án:</b>


(a) - Con cò , cò bay lả, lả bay la. Bay từ , từ cửa Phủ , bay ra , ra cánh đồng


, tình tính tang , tang tính tình .cơ mình rằng, cơ mình ơi , rằng có nhớ , nhớ
hay khơng , rằng có nhớ , nhớ hay không .


(Cò lả - Dân ca Đồng bằng Bắc Bộ)


(b)- Yêu nhau cởi áo í a cho nhau ,về nhà dối rằng cha dối mẹ a í a , này a
ối a qua cầu , này a ối a qua cầu , tình tình tình gió bay , tình tình tình gió
bay…


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

(c) - Chiều chiều … ra đứng … Tây lầuTây… , Tây lầu Tây , thấy cơ tang
tình gánh nước …tưới cây tưới cây ngô đồng . Xui , ai xui trong lịng , trong
lịng tơi thương thương cơ tưới cây ngô đồng …


( Lý chiều chiều - Dân ca Nam Bộ )
(d)- Bông xanh , bông trắng rồi lại vàng bông ơ người ơi . Bông lê cho


bằng bông lựu ơ người ơi, là đố í a đố nàng bông rồi lại mấy bông, là đố í a
đố nàng bơng rồi lại mấy bông .


(Lý cây bông - Dân ca Nam Bộ)


<b> b-Bài tập điền từ kết hợp tìm ơ chữ: (hướng dẫn cách làm như đã minh </b>
<b>họa ở phần 3.c4):</b>


<b> </b>
<b> Ô chữ (a) :</b>


<b> </b>


<b> Tọa độ : dòng 1: 4/6; dòng 2 : 1/6 ; dòng 3 : 6/2 ; dòng 4 : 5/2; dòng 5 : </b>


1/5 ; dòng 6 : 2/2; dòng 7 : 2/2 ; dòng 8 : 4/4.


1-Tác giả nguyên tác Chinh phụ ngâm khúc ?


2-Người phải chịu rất nhiều bất hạnh vì chiến tranh gây nên ?
3-Tên con sông sâu , nước trong xanh ở nước ngồi ?


4-Tên làng - q Bà chúa thơ Nơm?


5-Địa danh trong một bài thơ của vị tiên thơ (đời Đường) Trung Quốc ?
6-Một triều đại Trung Hoa có ảnh hưởng lớn đến văn học Việt Nam ?
7-Quê hương của nhà thơ nổi tiếng đã thi ba lần đỗ đầu ?


8-Địa danh trong một bài thơ của một vị quan nhỏ, thường làm thơ tả phong
cảnh ?


Đ Ặ N G <b>T</b> R Ầ N C Ô N


C <b>H</b> I N H P H Ụ


T I Ê U T Ư <b>Ơ</b> N G


Q U Ỳ N H <b>Đ</b> Ô I




H <b>Ư</b> Ơ N G L Ô


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>Ô chữ : THƠ ĐƯỜNG</b>



<b>c- Bài tập nối dữ liệu ở cột A với dữ liệu ở cột B (kết hợp bảng liên hoàn</b>
<b>tự chế):</b>


<b> Mục đích để các em nhớ được tiểu sử, năm sinh năm mất của </b>
<b>các tác giả thời kì Văn học Trung đại.</b>


<b>(a) Nối dữ liệu ở cột A với thứ tự ở cột B theo thứ tự tên người sinh </b>
<b>trước - sinh sau: </b>


<b> Cột A Cột B</b>
<b> </b>


<b> a- Trần Quang Khải 1 </b>


<b> b- Lí Thường Kiệt 2 </b>


<b> c- Đoàn Thị Điểm 3 </b>


<b> d- Nguyễn Trãi 4 </b>


<b>* Đáp án : a-2; b-1; c-4; d-3 </b>
<b> Cột A Cột B</b>
<b> a. Nguyễn thị Hinh 1</b>


<b> b. Trần Nhân Tông 2</b>


<b> c . Hồ Xuân Hương 3</b>


<b> d. Trần Quang Khải 4</b>



<b>* Đáp án : a-4; b-2; c-3; d-1</b>
<b> </b>
<b> Cột A Cột B</b>
<b> a. Lí Cơng Uẩn 1</b>


<b> b. Đỗ Phủ 2</b>


<b> c. Lí Bạch 3</b>


<b> d. Hạ Tri Chương 4 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b> b. Hồ Xuân Hương 2 </b>


<b> c. Trần Quang Khải 3 </b>


<b> d . Hồ Phi Diễn 4 </b>


<b> e. Trần Nhân Tông 5 </b>
<b>Đáp án : a-1; b-5; c-2; d-4;e-3</b>


<b>IV-Kết quả so sánh đối chứng </b>


Qua quá trình giảng dạy và áp dụng hệ thống bài tập phong phú, đa dạng
như đã trình bày ở trên, tơi nhận thấy học sinh có nhiều thay đổi rất đáng
mừng , đặc biệt các em rất hứng thú, tích cực trong học tập, chất lượng học tập
nâng lên rõ rệt.


Khảo sát chất lượng học tập môn Ngữ văn của học sinh lớp 7A và 7D năm học
2011-2012 kết quả như sau:



<b> (Qua bài thi khảo sát và phiếu thăm dò)</b>


Năng lực cảm thụ 7A(44 h/s) 7D(47 h/s)


Tốt - khá 35/44= 79,5 % 34/47= 72%


Trung bình 9/44 = 20,5% 13/47= 28%


Yếu 0 0


Cảm nhận, suy nghĩ về
mơn Ngữ văn


7A(44 h/s) 7D(47 h/s)


u thích 32/44=72,7% 32/47= 68 %


Bình thường 12/44= 27, 3 % 15/47= 32 %


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

V-Những kiến nghị sau khi thực hiện đề tài:


Để nâng cao chất lượng dạy học chương trình Ngữ văn bậc THCS nói
chung và Ngữ văn7 nói riêng địi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức bộ môn,
rèn luyện năng lực tìm tịi, sáng tạo có kế hoạch học tập phù hợp.


Đối với giáo viên cần phải có niềm say mê nghiên cứu bộ mơn kết hợp với
kinh nghiệm giảng dạy để ln tìm ra phương pháp biện pháp sáng tạo-đặc biệt
<b>là say mê sáng tạo nhằm thu hút sự chú ý của học sinh và tạo sự mê say, hứng</b>
thú làm cho các em u thích mơn học hơn.



Bên cạnh đó giáo viên phải thường xuyên tự rèn luyện về mọi mặt. Trước hết
là tư tưởng, trình độ chun mơn, ngơn ngữ và ứng xử giao tiếp để nâng cao tay
nghề tạo niềm tin với học sinh.


Trên đây là một số kinh nghiệm nho nhỏ của bản thân. Kính mong được sự
đồng cảm sẻ chia và góp ý của các Q Thầy, Cơ giáo. Tơi xin trân trọng cảm
ơn!


Ứng Hòa, ngày 20 tháng 4 năm 2012


Tác giả


<b> Nguyễn Đức Tuấn </b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×