BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG
THEO QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP
ĐÔNG PHỐ MỚI, THÀNH PHỐ LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH
Hà Nội - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------
NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
KHÓA: 2014-2016
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG
THEO QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP
ĐÔNG PHỐ MỚI, THÀNH PHỐ LÀO CAI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và cơng trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.NGUYỄN MINH SƠN
Hà Nội – 2016
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ Quản lý đơ thị và cơng trình, với lịng kính
trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn tới:
PGS.TS. Nguyễn Minh Sơn là người hướng dẫn khoa học có trình độ và
kinh nghiệm, đã hướng dẫn tận tình, trách nhiệm, khoa học và hiệu quả.
Khoa sau ĐH nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện để tác giả hồn thành tốt khóa
học và luận văn thạc sỹ. Tơi cũng xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô
giáo là giảng viên khoa sau ĐH – trường ĐH Kiến trúc Hà Nội đã giảng dạy, giúp
tác giả thu những kiến thức quý báu chun ngành Quản lý đơ thị và cơng trình
trong thời gian học tập tại trường.
Tuy đã rất cố gắng, nhưng do điều kiện thời gian, kiến thức của bản thân cịn
hạn chế nên nội dung luận văn cũng khơng tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học trường ĐH Kiến trúc Hà Nội
cùng các thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè. Đặc biệt mong mỏi được sự quan
tâm sâu sắc của các thầy cô trực tiếp phản biện đối với luận văn này để nội dung
luận văn được hoàn thiện hơn, nội dung nghiên cứu của tác giả có tính thực tiễn cao
hơn, góp phần cải thiện cơng tác quản lý đầu tư xây dựng dự án khu công nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Huyền Trang
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ là cơng trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tơi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Huyền Trang
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài. ...................................................................................................1
Mục đích nghiên cứu. .............................................................................................4
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .........................................................................4
Phương pháp nghiên cứu. .......................................................................................4
Ý nghĩa của đề tài. ..................................................................................................4
Các khái niệm (thuật ngữ) ......................................................................................5
Cấu trúc luận văn. ...................................................................................................7
NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch KCN Đông Phố
Mới, thành phố Lào Cai ............................................................................................ 8
1.1 Giới thiệu về thành phố Lào Cai và KCN Đông Phố Mới...............................8
1.1.1 Thành phố Lào Cai ........................................................................................8
1.1.2 KCN Đông Phố Mới ...................................................................................10
1.2 Thực trạng công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch KCN Đông Phố Mới,
thành phố Lào Cai .....................................................................................................13
1.2.1 Hiện trạng về quy hoạch, cảnh quan kiến trúc KCN Đông Phố Mới .........13
1.2.2 Hiện trạng về hệ thống quản lý....................................................................19
1.3 Những vấn đề cần giải quyết ..........................................................................41
Chương 2: Cơ sở khoa học về công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch KCN
Đông Phố Mới, thành phố Lào Cai......................................................................... 42
2.1 Cơ sở pháp lý trong việc quản lý xây dựng dự án KCN. ...............................42
2.1.1 Hệ thống luật................................................................................................42
2.1.2 Hệ thống nghị định hướng dẫn thi hành luật ...............................................43
2.1.3 Hệ thống thông tư, quyết định của bộ, ngành, cấp tỉnh ...............................44
2.2 Cơ sở lý thuyết trong việc quản lý xây dựng theo quy hoạch. .......................45
2.2.1 Nguyên tắc quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng ............................45
2.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về quản lý xây dựng theo quy hoạch ..............46
2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch dự
án KCN .....................................................................................................................47
2.3.1 Yếu tố xã hội của thành phố Lào Cai và các khu vực giáp ranh KCN Đông
Phố Mới.....................................................................................................................47
2.3.2 Yếu tố cơ cấu quản lý hành chính ...............................................................48
2.3.3 Yếu tố quy hoạch khu cơng nghiệp .............................................................48
2.3.4 Các yếu tố khác có liên quan .......................................................................48
2.4 Nội dung công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch ....................................51
2.4.1 Quản lý việc xây dựng công trình theo quy hoạch......................................51
2.4.2 Quản lý các mốc giới ngồi thực địa ...........................................................53
2.4.3 Quản lý việc xây dựng đồng bộ các cơng trình hạ tầng kỹ thuật ................54
2.4.4 Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về Quy hoạch xây dựng ...................54
2.5 Đặc điểm của công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch tại KCN Đông Phố
Mới ............................................................................................................................61
2.6 Bài học kinh nghiệm tại các khu công nghiệp ở Việt Nam và các nước có
điều kiện tương đồng ................................................................................................63
2.6.1 Kinh nghiệm tại các khu công nghiệp ở Việt Nam .....................................63
2.6.2 Kinh nghiệm tại các nước có điều kiện tương đồng....................................70
Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch KCN Đông Phố
Mới, thành phố Lào Cai. ......................................................................................... 72
3.1 Quan điểm mục tiêu........................................................................................72
3.2 Xây dựng hệ thống tiêu chí.............................................................................72
3.3 Đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý xây dựng theo quy hoạch khu
công nghiệp Đông Phố Mới......................................................................................73
3.3.1 Hồn thiện cơng tác quy hoạch chi tiết hạ tầng kỹ thuật khu cơng nghiệp
Đơng Phố Mới...........................................................................................................73
3.3.2 Hồn thiện biện pháp quản lý xây dựng dự án............................................76
3.3.3 Đề xuất cấu trúc hệ thống quản lý khu công nghiệp Đông Phố Mới ..........90
Phần kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 94
1 Kết luận..............................................................................................................94
2 Kiến nghị ...........................................................................................................94
Tài liệu tham khảo
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tên đầy đủ
BQLKKT
Ban quản lý khu kinh tế
BXD
Bộ xây dựng
CĐT
Chủ đầu tư
KCN
Khu cơng nghiệp
CTXD
Cơng trình xây dựng
DAXD
Dự án xây dựng
GĐ
Giai đoạn
GT
Giao thông
BQL
Ban quản lý
HTKT
Hạ tầng kỹ thuật
HTGT
Hạ tầng giao thông
NĐ - CP
Nghị định – Chính phủ
NXB
Nhà xuất bản
QĐ
Quyết định
QHCT
Quy hoạch chi tiết
TK
Thiết kế
TT
Thông tư
TTg
Thủ tướng
TKBV
Thiết kế bản vẽ
UBND
Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình
Tên hình
Hình 1.1
Bản đồ thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
Hình 1.2
Vị trí KCN Đơng Phố Mới, thành phố Lào Cai - tỉnh Lào
Cai
Hình 1.3
KCN Đơng Phố Mới, thành phố Lào Cai - tỉnh Lào Cai
Hình 1.4
Sơ đồ hành chính của BQL Khu kinh tế tỉnh Lào Cai
Hình 1.5
Đường trục trung tâm KCN Đơng Phố Mới
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8
Sơ đồ quy hoạch KCN Đông Phố Mới thành phố Lào
Cai, tỉnh Lào Cai
Sơ đồ hành chính tỉnh Lào Cai
Cơng tác cắt tỉa cỏ dại và chăm sóc cây xanh tuyến
đường trung tâm KCN Đơng Phố Mới
Hình 1.9
Vỉa hè chưa xây lát hồn thiện
Hình 1.10
Một số vị trí hạ tầng xuống cấp
Hình 1.11
Rác thải ngổn ngang trong KCN Đơng Phố Mới
Hình 2.1
Cầu vượt nối quốc lộ 1A và KCN Tiên Sơn, Bắc Ninh
Hình 2.2
Vị trí giao thơng trọng điểm KCN Quế Võ, Bắc Ninh
Hình 2.3
Trạm xử lý nước thải hiện đại KCN Tiên Sơn, Bắc Ninh
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 3.1
Cảnh quan xanh - sạch - đẹp tại KCN Yên Phong, Bắc
Ninh
Sơ đồ phân khu công nghiệp phụ trợ, Đồng Nai
Khu công nghiệp Tô Châu, Trung Quốc sát biển – thuận
lợi giao thông
Mặt cắt vỉa hè - đường trục chính KCN (thiết kế đề xuất)
Hình 3.2
Cảnh quan cây xanh vỉa hè đường trục chính
KCN Nam Cầu Kiền, Hải Phịng
Hình 3.3
Một số biện pháp thu hút đầu tư
Hình 3.4
Một số biện pháp đảm bảo an tồn mơi trường
Hình 3.5
Hình 3.6
Sơ đồ mơ tả cơ chế một cửa BQL các khu kinh tế Lào
Cai
Sơ đồ phối hợp giữa đại diện BQL KCN Đông Phố Mới
và các đơn vị khác.
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng, biểu
Tên bảng, biểu
Bảng 1.1
Bảng chỉ tiêu quy hoạch mạng giao thông
Bảng 1.2
Bảng chỉ cấp điện
Bảng 1.3
Bảng chỉ tiêu cấp nước
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Một số đề xuất vị trí lắp biển chỉ dẫn
Một số nội dung đề xuất điều chỉnh quy định
quản lý, xử phạt
Bảng 3.3
Các thủ tục cần thiết phải xây dựng quy trình
Bảng 3.3
Quy trình quản lý các hạng mục đã đưa vào sử dụng
Bảng 3.4
Tổ chức bổ sung nhân sự cho bộ phận đại diện BQL
KCN Đông Phố Mới với nhiệm vụ cụ thể
1
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
Khu công nghiệp ở Việt Nam ra đời cùng với chính sách đổi mới mở cửa từ
Đại hội Đảng lần thứ VI, nhằm mục tiêu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và
dịch vụ công nghiệp, thu hút được những dự án có hàm lượng vốn lớn, công nghệ
cao. Trong những năm gần đây, trên cả nước có hàng loạt các khu cơng nghiệp mới
được hình thành. Sự phát triển của các khu cơng nghiệp thúc đẩy phương thức quản
lý, thể chế cần phải cải tiến nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thu hút
nguồn lực bên ngồi, mang lại lợi ích thiết thực cho địa phương.
Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 7/2015,
cả nước có 299 khu cơng nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần
84 nghìn ha, diện tích đất cơng nghiệp có thể cho th đạt 56 nghìn ha, chiếm
khoảng 66% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó 212 khu cơng nghiệp đã đi vào
hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 60 nghìn ha và 87 khu công nghiệp đang
trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất
tự nhiên 24 nghìn ha. Tổng diện tích đất cơng nghiệp đã cho th đạt trên 26 nghìn
ha, tỷ lệ lấp đầy 48%.
Việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp của nước ta trong thời gian
quan bên cạnh những thành tựu đạt được cũng đã bộc lộ những hạn chế, đặt ra
những vấn đề bức xúc cần phải nghiên cứu giải quyết.
Do theo đuổi phong trào xây dựng khu cơng nghiệp mà địa phương gặp khó
khăn trong việc thu hút doanh nghiệp sản xuất, dẫn đến tình trạng lãng phí các
nguồn lực, hạn chế hiệu quả đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa
các địa phương trong việc thu hút đầu tư làm xuất hiện dấu hiệu buông lỏng quản
lý, “lách luật” gây thiệt hại cho lợi ích xã hội và giảm lịng tin của các nhà đầu tư về
tính nhất qn trong chính sách ưu đãi của Nhà nước.
2
Do chưa gắn quy hoạch với mục tiêu phát triển ngành và vùng lãnh thổ nên
cả nước có rất ít khu cơng nghiệp có tính chun mơn hóa cao. Hầu hết các doanh
nghiệp trong khu cơng nghiệp mang tính đa ngành, có trường hợp đối lập về cách
thức sản xuất, vệ sinh an tồn, khiến địa phương khó tạo dựng được ngành công
nghiệp chủ lực.
Một vấn đề đáng quan tâm nữa là cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng.
Chính sách đền bù giải phóng mặt bằng cho các khu cơng nghiệp nếu khơng phù
hợp sẽ gây tình trạng trì trệ khi triển khai dự án đầu tư xây dựng. Thời gian đền bù
kéo dài khiến chi phí đầu tư tăng lên, làm giảm tính thu hút của khu cơng nghiệp.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương thu hồi đất của dân, san lấp xong để trống
trong nhiều năm do chưa có nhà đầu tư phù hợp hoặc nhà đầu tư không đủ năng lực
nên dự án không tiến triển.
Số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp qua
các năm tăng giảm không đồng đều, tuy nhiên từ 2011 đến nay có xu hướng tăng.
Tổng số các vụ vi phạm pháp luật về môi trường bị lực lượng Cảnh sát môi trường
phát hiện trong giai đoạn 2007-2014 là 56.491 vụ, trong đó số vụ vi phạm pháp luật
về môi trường tại các khu công nghiệp chiếm đến 8.021 vụ. Số lượng các vụ vi
phạm pháp luật về môi trường bị lực lượng Cảnh sát môi trường phát hiện, xử lý
đều tăng qua các năm, lớn nhất trong năm 2014 với 2.110 vụ. Tỷ lệ các vụ vi phạm
pháp luật về môi trường tại các KCN trên tổng số các vụ vi phạm pháp luật về mơi
trường trung bình các năm từ 2007-2014 là 14,20%, trong đó cao nhất là năm 2008
với tỷ lệ 21,9% và thấp nhất là năm 2011 với tỷ lệ 11,8%.
Những vấn đề còn tồn tại nêu trên tại các khu cơng nghiệp địi hỏi phải có
biện pháp giải quyết hợp lý. Bên cạnh đó các giải pháp quản lý đầu tư xây dựng
tổng thể cần phải xuất phát từ việc nghiên cứu những trường hợp thực tế tại địa
phương.
3
Một trong những địa phương còn tồn tại nhiều vướng mắc trong q trình
quản ;lý, xây dựng khu cơng nghiệp là Lào Cai. Đây là tỉnh vùng cao biên giới
thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, là một trong những địa
phương có chỉ số năng lực cạnh tranh đứng trong tốp đầu cả nước. Lào Cai là một
trong số ít tỉnh miền núi có mạng lưới giao thông vận tải đa dạng. Dự án cao tốc
Nội Bài – Lào Cai có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ ở tầm quốc gia mà còn là con
đường thúc đẩy phát triển kinh tế của 6 nước trong tiểu vùng sông Mê Kông là:
Campuchia, Lào, Myanma, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Trong tương lai,
Lào Cai là trọng điểm thu hút du lịch thương mại và phát triển công nghiệp. Sự phát
triển khu công nghiệp ở Lào Cai trong thời gian qua đã góp phần quan trọng vào
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, giải quyết việc làm, tăng thu
nhập cho người lao động, thu hút vốn và công nghệ hiện đại, tiếp kinh nghiệm quản
lý tiến bộ của một số quốc gia trên thế giới.
Một trong những khu công nghiệp tiêu biểu của tỉnh Lào Cai là khu công
nghiệp Đông Phố Mới. Khu công nghiệp Đông Phố Mới thuộc địa phận phường
Phố Mới – thành phố Lào Cai, được phê duyệt thành lập theo quyết định số
717/2009/QĐ-UBND ngày 30/3/2009 của UBND tỉnh Lào Cai. Với diện tích quy
hoạch là 100 ha, KCN Đơng Phố Mới được quy hoạch sẽ trở thành một khu kinh tế
cơng nghiệp chủ đạo, có vị trí tối ưu nhằm khai thác lợi thế khu vực cửa khẩu biên
giới đất liền, lợi thế về tài nguyên, khoáng sản, tài nguyên rừng và các lợi thế về
công nghiệp khác. Sự hình thành của KCN Đơng Phố Mới đã tạo ra môi trường hấp
dẫn thu hút đầu tư trong nước và ngồi nước phát triển sản xuất cơng nghiệp.
Trên thực tế trong 7 năm qua, quá trình quản lý, xây dựng khu công nghiệp
Đông Phố Mới đã bộc lộ một số vấn đề nan giải. Công tác quản lý xây dựng theo
quy hoạch đang phải đối mặt với những khó khăn như nhà đầu tư sử dụng đất được
cấp không đúng mục đích, dự án xây dựng khơng có giấy phép, một số hạng mục
4
chưa được chú trọng quản lý gây nên tình trạng hạ tầng xuống cấp, môi trường ô
nhiễm …
Nhằm đảm bảo khu công nghiệp Đông Phố Mới phát triển đúng quy hoạch
và góp phần giải quyết thực trạng nêu trên, tơi chọn đề tài “Giải pháp quản lý xây
dựng theo quy hoạch Khu công nghiệp Đông Phố Mới, thành phố Lào Cai” để
nghiên cứu luận văn thạc sỹ. Đây là vấn đề cần thiết, hữu ích với địa phương Lào
Cai nới riêng và đối với nhiều khu cơng nghiệp nói chung.
Mục đích nghiên cứu.
Hồn thiện cơng tác quản lý xây dựng theo quy hoạch KCN Đông Phố Mới,
thành phố Lào Cai.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: quản lý xây dựng theo quy hoạch KCN Đông Phố
Mới.
- Phạm vi nghiên cứu: KCN Đông Phố Mới, thành phố Lào Cai.
Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu;
- Phương pháp nghiên cứu có chọn lọc các tài liệu và kế thừa kết quả nghiên
cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học và các dự án khác có liên quan;
- Phương pháp hệ thống hố, phân tích, so sánh, tổng hợp để đưa ra các giải
pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới cho phù hợp.
Ý nghĩa của đề tài.
Thông qua các giải pháp quản lý khoa học được nghiên cứu và đề xuất từ
luận văn, công tác quản lý có thể giảm thiểu những sai phạm trong q trình thực
hiện dự án, khắc phục thiếu sót trong quy định quản lý, đạt được mục tiêu đã đề ra
khiq uy hoạch dự án một cách thuận lợi.
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hồn thiện lý luận quản lý đầu tư
xây dựng, là bài học kinh nghiệm đối với ban quản lý các KCN khác trên cả nước.
5
Các khái niệm (thuật ngữ)
* Khu công nghiệp
Khu công nghiệp được hình thành vào những năm cuối thế kỉ XIX ở những
nước tư bản phát triển. Khu công nghiệp đầu tiên xuất hiện ở Traffort Park - thành
phố Manchester - nước Anh vào năm 1896, các khu công nghiệp tiếp đó lần lượt
hình thành ở Mỹ (1899), Italia (1904) ... và dần trở lên phổ biến trên thế giới vào
những năm 50 của thế kỉ XX. Thuật ngữ Khu công nghiệp được sử dụng phổ biến
với nhiều khái niệm khác nhau.
Thông thường, khu công nghiệp được hiểu là một khu vực có tính chất độc
lập, tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Các khu công nghiệp ra đời
là kết quả từ việc xây dựng các doanh nghiệp công nghiệp riêng rẽ, xen lẫn với các
khu dân cư hoặc các doanh nghiệp ngành nghề khác. Doanh nghiệp hoạt động sản
xuất trong khu cơng nghiệp được chính quyền áp dụng nhiều chính sách ưu đãi về
cơ chế, mặt bằng, thuế (xuất - nhập khẩu, thu nhập doanh nghiệp, ...).
Tuy nhiên, tại mỗi nước lại có những quan niệm khác nhau về khu công
nghiệp. Ở một số nước châu Á như Thái Lan, Philippin, khu công nghiệp được
quan niệm như một thành phố cơng nghiệp độc lập. Ngồi kết cấu hạ tầng, tiện ích
cơng cộng và hệ thống xử lý chất thải, khu cơng nghiệp cịn bao gồm khu thương
mại, ngân hàng, trường học, khu nhà ở cho công nhân... Tại Thái Lan, các khu công
nghiệp thường chia thành 3 bộ phận: khu vực sản xuất hàng tiêu thụ nội địa, khu
vực sản xuất hàng xuất khẩu và khu vực thương mại dịch vụ.
Một quan điểm khác cho rằng, khu công nghiệp khơng nhất thiết phải có quy
mơ đặc thù bởi trên thực tế có nhiều tổ hợp khu cơng nghiệp là một chuỗi đồ sộ các
xí nghiệp liên kết với nhà máy trên một khu vực rộng lớn, khơng có sự ngăn cách,
biệt lập.
Tuy những quan niệm trên có một số mô tả khác biệt về khu công nghiệp,
song về cơ bản có thể tổng kết như sau:
6
- KCN là nơi hội tụ, tương thích về mặt lợi ích và mục tiêu xác định giữa chủ
đầu tư và địa phương chủ quản.
- KCN là khu vực được hưởng những quy chế tự do, các chính sách ưu đãi
kinh tế (đặc biệt là thuế quan) so với các khu vực khác ở nội địa. Đây là nơi có vị trí
thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, thương mại, dịch vụ đầu tư ...
- KCN là bộ phận không thể thiếu và không thể tách rời trong sự phát triển
của một quốc gia, là nơi thực hiện mục tiêu ưu tiên hàng đầu về chính sách hướng
ngoại, thu hút chủ yếu vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển các loại hình sản xuất
kinh doanh phục vụ nội địa, xuất khẩu.
Ở Việt Nam, khái niệm về Khu công nghiệp được ghi trong Nghị định
29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ: “Khu công nghiệp được định
nghĩa là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản
xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình
tự và thủ tục quy định”.
* Đầu tư xây dựng
- Đầu tư xây dựng là những hoạt động với chức năng tạo ra tài sản cố định
cho nền kinh tế thông qua các hình thức xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hố hoặc
khôi phục các tài sản cố định.
- Đầu tư xây dựng là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng
cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố định
trong nền kinh tế. Do vậy đầu tư xây dựng là tiền đề quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng và của nền kinh tế
nói chung.
* Dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng
vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo cơng trình
7
xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng cơng trình hoặc sản phẩm,
dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định.
* Chủ đầu tư xây dựng
Chủ đầu tư xây dựng (sau đây gọi là chủ đầu tư) là cơ quan, tổ chức, cá nhân
sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện
hoạt động đầu tư xây dựng (Khoản 9 Điều 3 của Luật Xây dựng năm 2014)
* Quản lý xây dựng theo quy hoạch [1]
Nội dung QLXD theo quy hoạch là một trong các nội dung quản lý được thể
chế hóa trong hai hệ thống Luật Quy hoạch đô thị và Luật Xây Dựng, gồm:
- QLXD theo quy hoạch đô thị (Mục 5, Luật Quy hoạch đô thị 2009).
- QLXD theo quy hoạch xây dựng (Mục 8, Luật Xây Dựng 2014).
Khái niệm QLXD theo quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng là hai nội
dung phân biệt về đối tượng áp dụng nhưng có cùng mục tiêu quản lý nhằm đảm
bảo việc thực hiện hiệu quả nội dung quy hoạch gắn với đầu tư phát triển của khu
vực nghiên cứu áp dụng.
Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn có ba chương
gồm có:
- Chương 1: Tổng quan cơng tác quản lý xây dựng theo quy hoạch KCN
Đông Phố Mới, thành phố Lào Cai.
- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý xây dựng theo quy hoạch
KCN Đông Phố Mới, thành phố Lào Cai.
- Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch KCN Đông
Phố Mới, thành phố Lào Cai.
THƠNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lịng liên hệ với Trung Tâm Thơng tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
Phần kết luận và kiến nghị
1 Kết luận
Khu công nghiệp Đơng Phố Mới có vị trí quan trọng trong sơ đồ quy hoạch
thành phố Lào Cai. Với vị trí thuận lợi và các chính sách thu hút đầu tư, khu cơng
nghiệp Đơng Phố Mới đang dần hồn thiện, là hình ảnh tiên phong cho các khu
công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Bởi vậy, công tác quản lý xây dựng
theo quy hoạch tại đây cần phải được chú trọng và có hướng đi đúng đắn.
Luận văn đã nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến công
tác quản lý xây dựng theo quy hoạch như: Bộ máy quản lý, các văn bản hướng dẫn
thi hành của Chính phủ và địa phương cùng một số kinh nghiệm tốt trong công tác
quản lý xây dựng trong nước cũng như nước ngoài để vận dụng vào công tác quản
lý xây dựng tại Khu công nghiệp Đông Phố Mới. Kết quả của đề tài là đề xuất các
giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu công
nghiệp Đông Phố Mới, thành phố Lào Cai. Tất cả những giải pháp này chỉ là đề
xuất nhưng được nghiên cứu cụ thể dựa trên u cầu thực tế, mang tính khả thi cao
và hồn tồn phù hợp với điều kiện của Khu cơng nghiệp Đông Phố Mới.
2 Kiến nghị
Ban quản lý Khu công nghiệp Đơng Phố Mới và các phịng ban thuộc BQL
các Khu kinh tế cần phối hợp đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước nhằm nâng cao
trách nhiệm, sự minh bạch vàhiệu quả quản lý về xây dựng theo quy hoạch đối với
Khu cơng nghiệp Đơng Phố Mới.
Bên cạnh đó, để đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hệ thống HTKT, thay vì hình
thức đầu tư bằng vốn nhà nước nên triển khai xã hội hóa đầu tư HTKT.
Cần thiết xây dựng một điều lệ quản lý xây dựng cho Khu công nghiệp
Đông Phố Mới làm cơ sở trong việc quản lý đối với các Khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung.
Tài liệu tham khảo
1.
Nguyễn Thế Bá (2007), Giáo trình Lý luận thực tiễn Quy hoạch xây dựng đô
thị ở trên thế giới và Việt Nam, tr. 110-114, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.
2.
Nguyễn Ngọc Châu (2001), Quản lý đô thị, tr. 239-249, NXB Xây
dựng, Hà Nội.
3.
Luận văn thạc sĩ khoa Quản lý đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội.
4.
Bộ Xây dựng (1987), Quy hoạch xây dựng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN
4449:1987, Hà Nội.
5.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Bảo vệ mơi
trường, Hà Nội.
6.
Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Quy hoạch
đô thị, Hà Nội.
7.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Xây dựng,
Hà Nội.
8.
Chính phủ (2013), Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động
sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản ly cơng trình
hạ tầng kỹ thuật quản lý phát triển nhà và cơng sở, Hà Nội.
9.
Chính phủ (2009), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 về
Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Hà Nội.
10. Chính phủ (2010), Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 về
Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đơ thị, Hà Nội.
11. Chính phủ (2007), Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 về thốt
nước đơ thị và khu cơng nghiệp, Hà Nội.
12. Chính phủ (2006), Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/08/2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công
nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
13. UBND tỉnh Lào Cai (2008): Quyết định số 4099/QĐ-UBND ngày 25/12/
2008 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết
xây dựng KCN Đông Phố Mới Lào Cai.
14. UBND tỉnh Lào Cai (2012): Quyết định số 2305/QĐ-UBND ngày
11/09/2012 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố
Lào Cai, tỉnh Lào Cai giai đoạn đến năm 2030
15. UBND tỉnh Lào Cai (2014): Số: 1285/QĐ-UBND ngày 15/05/2014 về việc
công bố khu vực quy hoạch kho,bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất
thực phẩm đông lạnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai.