Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Thạch Thất, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 45 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN PHẤN

QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT, HÀ NỘI

LUậN VĂN THạC Sỹ QUảN LÝ ĐƠ THị VÀ CƠNG TRÌNH

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN PHẤN
KHÓA 2014 - 2016

QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT, HÀ NỘI
Chun ngành: Quản lý đơ thị và cơng trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. NGUYỄN HỮU DŨNG

Hà Nội – 2016


LỜI CẢM ƠN
Là một kỹ sư chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, tuy
nhiên công việc đang làm của học viên lại liên quan nhiều tới lĩnh vực quản lý
đơ thị do đó khơng tránh khỏi những hạn chế trong công tác. Xuất phát từ
nhu cầu cần phải nâng cao kiến thức chuyên môn trong công việc, học viên đã
đăng ký học chương trình thạc sĩ chuyên ngành Quản lý đơ thị và cơng trình
do Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đào tạo khóa 2014-2016. Trong suốt hai
năm học tập trải qua 13 môn học với nhiều bài tập, bài tiểu luận và nhất là quá
trình nghiên cứu làm Luận văn tốt nghiệp, Học viên đã được các thầy cô giáo
truyền đạt cho những kiến thức không chỉ về chun mơn mà cịn những kiến
thức về phương pháp luận nghiên cứu khoa học vô cùng quý báu. Học viên
cảm nhận khóa học thật bổ ích và rất phù hợp với bản thân học viên. Đây
chính là nền tảng kiến thức giúp học viên tự tin, vững vàng hơn trong công
tác và trong lĩnh vực nghiên cứu sau khi tốt nghiệp. Học viên xin bày tỏ lòng
tri ân tới tồn thể q thầy cơ trong nhà trường. Đặc biệt xin được gửi lời cảm
ơn chân thành nhất và lòng biết ơn tới GS.TS Nguyễn Hữu Dũng là người
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giúp học viên
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các Phòng, Khoa trong nhà trường, cảm ơn
Phịng Quản lý đơ thị và Đội Thanh tra Xây dựng huyện Thạch Thất đã giúp
đỡ học viên hoàn thành Luận văn này./.
Thạch Thất, ngày ... tháng … năm 2016
TÁC GIả LUậN VĂN


Nguyễn Văn Phấn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là cơng trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tơi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIả LUậN VĂN

Nguyễn Văn Phấn


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình ảnh minh họa
Danh mục sơ đồ
MỞ ĐẦU

1

*Lý do chọn đề tài: ....................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu:................................................................................ 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................... 2
* Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................... 3

*Nội dung nghiên cứu: ................................................................................. 3
*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:.............................. 3
*Một số khái niệm, thuật ngữ:..................................................................... 4
*Cấu trúc luận văn:...................................................................................... 6
NộI DUNG

7

CHƯƠNG 1: THựC TRạNG CÔNG TÁC QUảN LÝ TRậT Tự XÂY
DựNG TRÊN ĐịA BÀN HUYệN THạCH THấT ........................................ 7
1.1. Thực trạng quản lý TTXD trên địa bàn Tp Hà Nội ....................... 7
1.2. Thực trạng quản lý TTXD trên địa bàn huyện Thạch Thất .......... 9
1.2.1. Khái quát về huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội ..................... 9
1.2.2. Thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch ............................. 11
1.2.3. Thực trạng công tác cấp phép xây dựng:..................................... 13


1.2.4. Thực trạng về trật tự xây dựng:................................................... 14
1.2.5. Thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
trên địa bàn huyện Thạch Thất:.............................................................. 24
1.2.6. Kết quả thực hiện thanh tra, kiểm tra trật tự xây dựng trên địa bàn
huyện Thạch Thất .................................................................................. 25
1.3. Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý trật tự xây dựng
trên địa bàn huyện Thạch Thất.............................................................. 26
1.3.1. Hạn chế trong công tác quy hoạch: ............................................. 26
1.3.2. Hạn chế từ phía chủ đầu tư và người dân: ................................... 27
1.3.3. Hạn chế trong công tác quản lý cấp phép xây dựng .................... 27
1.3.4. Hạn chế từ cơ quan chuyên môn thanh tra xây dựng................... 28
1.3.5. Hạn chế trong phân cấp quản lý .................................................. 28
1.3.6. Hạn chế từ công cụ quản lý (hệ thống văn bản pháp luật) ........... 29

1.3.7. Hạn chế từ công tác tuyên truyền vận động ................................ 30
1.4. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế: ..................................... 30
1.4.1. Nguyên nhân khách quan: .......................................................... 30
1.4.2. Nguyên nhân chủ quan: .............................................................. 32
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT
TỰ XÂY DỰNG TẠI HUYỆN THẠCH THẤT – HÀ NỘI ..................... 34
2.1. Cơ sở lý luận:.................................................................................... 34
2.1.1. Phân tích SWOT cơng tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn
huyện Thạch Thất .................................................................................. 34
2.1.2. Nội dung và nguyên tắc quản lý trật tự xây dựng ......................... 35
2.1.3. Bộ máy tổ chức và hoạt động quản lý trật tự xây dựng ................ 36
2.1.4. Các yếu tố tác động đến công tác quản lý trật tự xây dựng........... 46
2.2. Cơ sở pháp lý:................................................................................... 48


2.2.1. Luật, Nghị định, Thông tư về trật tự xây dựng. ............................ 48
2.2.2.Các quy hoạch được duyệt: ........................................................... 52
2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thạch Thất ........... 52
2.3.1. Điều kiện tự nhiên: ...................................................................... 52
2.3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ............................................................... 54
2.3.3. Hiện trạng không gian kiến trúc cảnh quan .................................. 55
2.4. Định hướng quy hoạch Thành phố Hà Nội và huyện Thạch Thất 56
2.4.1. Định hướng quy hoạch chung Thành phố Hà Nội ........................ 56
2.4.2. Định hướng quy hoạch chung xây dựng huyện Thạch Thất ........ 57
2.5. Kinh nghiệm trong và ngoài nước ................................................... 58
2.5.1. Kinh nghiệm quản lý trật tự xây dựng các nước trên thế giới ....... 58
2.5.2. Kinh nghiệm quản lý trật tự xây dựng đô thị trong nước .............. 66
2.5.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra ............................................... 74
3.1. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc .................................................... 76
3.1.1. Quan điểm: .................................................................................. 76

3.1.2. Mục tiêu:...................................................................................... 76
3.1.3. Nguyên tắc:................................................................................... 76
3.2. Một số giải pháp: ............................................................................... 77
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý và chế tài xử lý vi phạm trật
tự xây dựng............................................................................................ 77
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống quy hoạch (quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500, thiết
kế đô thị) ............................................................................................... 81
3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý trật tự xây dựng ..................................... 82
3.2.4. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý trật tự xây dựng ...................... 82
3.2.5. Cải cách thủ tục hành chính và phân cơng, phân cấp, phối hợp quản
lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn huyện ...................... 84


3.2.6. Đổi mới và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực
xây dựng. ............................................................................................... 86
3.2.7. Giải pháp tuyên truyền, vận động sự tham gia của cộng đồng trong
công tác quản lý trật tự xây dựng ........................................................... 88
3.2.8. Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật ........ 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

93

1. Kết luận .................................................................................................... 93
2. Kiến nghị.................................................................................................. 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Tên đầy đủ

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GPXD

Giấy phép xây dựng

QLĐT

Quản lý đô thị

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng biểu

Bảng 1.1


Bảng 1.2

Tên bảng biểu

Tổng hợp diện tích đất nơng nghiệp bị sử dụng sai mục đích
trên địa bàn huyện Thạch Thất từ năm 2006 đến năm 2015
Kết quả kiểm tra về TTXD trên địa bàn huyện Thạch Thất


DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA
Số hiệu
Hình 1.1

Hình 1.2

Hình 1.3

Hình 1.4

Hình 1.5

Hình 1.6

Hình 1.7

Hình 1.8

Hình 1.9

Tên hình ảnh minh họa

Vi phạm TTXD tại dự án 8B Lê Trực – Hà Nội
Định hướng các khu vực phát triển theo quy hoạch chung huyện
Thạch Thất
Cơng trình xây dựng khơng phép, lệch cốt cao độ tại thị trấn Liên
Quan gây mất mỹ quan đơ thị
Hình ảnh làng xóm khi chưa đơ thị hóa
Kiến trúc khác nhau tại khu dân cư hiện hữu trong q trình đơ
thị hóa
Cơng trình 4 tầng xây dựng sai phép tại khu tiểu thủ cơng nghiệp
xã Bình Phú – Thạch Thất
Nhà xưởng sản xuất và nhà ở xây dựng không phép trên đất nông
nghiệp tại xã Canh Nậu
Mái che, mái vảy tràn lan trên đường trục chính xã Hữu Bằng
gây mất mỹ quan đô thị
Cưỡng chế vi phạm TTXD tại thơn Vân Lơi, xã Bình n, huyện
Thạch Thất tháng 01/2014

Hình 1.10 Nghĩa trang Dị Nậu nằm trong khu dân cư
Hình 1.11 Kiến trúc các mộ trong cùng một nghĩa trang không đồng nhất


Số hiệu
Hình 1.12

Hình 2.1

Hình 2.2

Hình 2.3


Hình 2.4

Tên hình ảnh minh họa
Mộ được chôn trên đất ruộng không phù hợp với quy hoạch
Định hướng phát triển không gian thành phố Hà Nội đến năm
2030, tầm nhìn 2050
Định hướng phát triển khơng gian huyện Thạch Thất đến năm
2030
Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tốt nhất cho cộng đồng dân cư
khác nhau ở Singapor.
Kiên quyết xử lý vi phạm TTXD ở quận Nam Từ Liêm


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên hình sơ đồ

Sơ đồ 1.1

Sơ đồ phân cấp quản lý nhà nước về TTXD ở huyện Thạch Thất

Sơ đồ 2.1

Sơ đồ Bộ máy quản lý TTXD trên địa bàn TP Hà Nội

Sơ đồ 2.2

Quy trình cấp phép xây dựng


Sơ đồ 2.3

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý TTXD


1

MỞ ĐẦU
*Lý do chọn đề tài:
Trong những năm qua nhiều địa phương trên địa bàn cả nước đã rất cố
gắng, nỗ lực trong công tác quản lý trật tự xây dựng. Theo báo cáo đánh giá
hàng năm của chính quyền các cấp, công tác quản lý trật tự xây dựng ngày
càng hiệu quả và có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, thực tế trong
những năm qua cho thấy tình trạng vi phạm trật tự xây dựng đang diễn ra với
nhiều hình thức, mức độ vi phạm nghiêm trọng hơn, khó xử lý hơn và việc xử
lý khơng kiên quyết của chính quyền sở tại khiến dư luận bức xúc. Ví dụ như
cơng trình Đảo Kim cương, phường Bình Trưng Tây, Quận 2 thành phố Hồ
Chí Minh, hay Biệt thự trăm tỷ tại quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng…
Đặc biệt Thành phố Hà Nội sau khi mở rộng, công tác quản lý trật tự
luôn được quan tâm thể hiện ở việc cơ cấu lại tổ chức Thanh tra xây dựng.
Năm 2014, 2015 và tiếp tục năm 2016 UBND Thành phố Hà Nội đã chọn chủ
đề công tác năm là “Năm trật tự và văn minh đơ thị” nhưng tình hình vi phạm
trật tự xây dựng vẫn diễn ra rất phức tạp, đơn cử như cơng trình tại số 8B Lê
Trực, quận Ba Đình, vi phạm trật tự xây dựng với quy mô lớn ngay tại trung
tâm Thủ đô, gây bức xúc trong dư luận.
Huyện Thạch Thất là một huyện ngoại thành ở Phía Tây Thủ đơ Hà Nội
là một trong những huyện có tốc độ đơ thị hóa nhanh với nhiều làng nghề
truyền thống nổi tiếng. Là huyện có tiềm năng, cơ hội lớn trong phát triển
kinh tế, xã hội. Mặc dù là một huyện ngoại thành tưởng chừng như cơng tác
quản lý trật tự xây dựng khơng có gì đáng nói, thế nhưng huyện Thạch Thất

cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn trong cơng tác quản lý
trật tự xây dựng. Do áp lực của việc gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu đất ở
tăng cao, phát triển làng nghề truyền thống dẫn thiếu đất xây dựng cơng trình
cơ sở sản xuất, nhiều dự án trọng điểm đã được quy hoạch và đang triển khai


2

chậm dẫn đến tình trạng xây dựng trái phép nhằm mục đích trục lợi tiền đền
bù GPMB. Hậu quả của quá trình này dẫn đến tình trạng vi phạm trật tự xây
dựng, lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép, vi phạm quy hoạch… vẫn tiếp
tục diễn ra và ngày càng phức tạp hơn. Do những vi phạm trật tự xây dựng
này dẫn tới phá vỡ quy hoạch kiến trúc cảnh quan, gây mất mỹ quan đô thị,
phá vỡ cấu trúc làng xóm nơng thơn. Mặt khác tình trạng vi phạm trật tự xây
dựng trên địa bàn huyện đang làm cản trở lớn trong việc thực hiện quy hoạch
xây dựng nông thôn mới, cản trở trong việc thu hút đầu tư, gây khó khăn
trong cơng tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án…
Với những lý do nêu trên, bản thân lại đang cơng tác tại Phịng Quản lý
đơ thị huyện nên đề tài luận văn “Quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện
Thạch Thất, Hà Nội” là rất cần thiết, nhằm hướng tới xây dựng huyện Thạch
Thất ngày càng văn minh, hiện đại, góp phần tạo nên diện mạo của Thủ đơ.
* Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng, phân tích các cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Thạch Thất.
- Giúp các cơ quan quản lý trật tự xây dựng (UBND huyện, UBND xã,
thị trấn, Phịng Quản lý đơ thị, Đội Thanh tra Xây dựng…) trên địa bàn huyện
Thạch Thất nâng cao năng lực, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Công tác quản lý trật tự xây dựng tại một số địa bàn trọng điểm của

huyện Thạch Thất.
+ Các tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư xây dựng và cải tạo trên
địa bàn huyện Thạch Thất.
- Phạm vi nghiên cứu:


3

+ Không gian: Địa bàn huyện Thạch Thất, tập trung vào các xã ven
Khu Đại học quốc gia, Khu Công nghệ cao Hịa Lạc (Hạ Bằng, Đồng Trúc,
Bình n, Thạch Hòa, Tân Xã); Các xã làng nghề ( Phùng Xá, Hữu Bằng,
Bình Phú, Chàng Sơn, Canh Nậu, Dị Nậu, Hương Ngải).
+ Thời gian: Đến năm 2030 tầm nhìn 2050.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập tài liệu, chụp ảnh hiện trạng;
- Phương pháp thống kê, tổng hợp;
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu;
- Phương pháp vận dụng có tính kế thừa các giá trị khoa học và các đề
xuất mới.
*Nội dung nghiên cứu:
- Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Thạch
Thất trong những năm qua.
- Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn công tác quản lý trật tự xây dựng.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác quản
lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Thạch Thất.
*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
- Ý nghĩa khoa học:
Kết quả nghiên cứu có thể làm tư liệu nghiên cứu cho những ai quan
tâm đến lĩnh vực quản lý đơ thị nói chung và quản lý trật tự xây dựng nói
riêng trên địa bàn huyện Thạch Thất cũng như địa phương khác.

- Ý nghĩa thực tiễn:
Đề xuất những giải pháp quản lý trật tự xây dựng có tính khả thi cho
huyện Thạch Thất. Giúp các cấp chính quyền xác định được rõ tầm quan
trọng của công tác quản lý trật tự xây dựng đối với công tác quản lý đô thị.


4

Chấn chỉnh lại những bất cập trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô
thị trên địa bàn huyện Thạch Thất hiện nay.
Kiến nghị rà soát điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về trật tự xây
dựng hoàn thiện, đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.
*Một số khái niệm, thuật ngữ:
- Giấy phép xây dựng (GPXD): Là một loại văn bản pháp lý về xây
dựng cho phép quản lý Nhà nước về xây dựng đô thị và các tổ chức cá nhân
trong và ngoài nước đầu tư xây dựng trên địa bàn phải thực hiện theo quy
định trong giấy phép này và các quy định có liên quan khác của Nhà nước,
trước khi khởi công xây dựng, thi cơng và đưa cơng trình vào vận hành.
- Giấy phép xây dựng cơng trình: Là giấy phép được cấp để xây dựng
cơng trình dân dụng, cơng nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và hạ tầng kỹ thuật.
- Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ: Là giấy phép được cấp để xây
dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị hoặc nhà ở riêng lẻ tại nông thôn.
- Trật tự xây dựng: Xây dựng cơng trình theo các quy định của pháp
luật, có tổ chức, có kỷ luật.
- Quản lý trật tự xây dựng: Là một khâu rất quan trọng trong quản lý
xây dựng. Nội dung quản lý trật tự xây dựng gồm:
+ Đối với cơng trình được cấp giấy phép xây dựng:
Việc quản lý trật tự xây dựng được căn cứ vào các nội dung được ghi
trong giấy phép xây dựng đã được cấp và các quy định khác.
+ Đối với cơng trình được miễn giấy phép xây dựng:

Xem xét sự tuân thủ quy hoạch xây dựng, thiết kế đơ thị (nếu có) được
duyệt, đáp ứng các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo
an tồn cơng trình và cơng trình lân cận; giới hạn tĩnh khơng; độ thơng thuỷ;
các điều kiện an tồn về môi trường, PCCC, hạ tầng kỹ thuật (như giao thơng,
điện, nước, thơng tin), hành lang bảo vệ cơng trình thuỷ lợi, đê điều, năng


5

lượng, giao thơng, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa đảm bảo
khoảng cách đến các cơng trình dễ cháy, nổ, độc hại.
+ Quản lý chất lượng xây dựng cơng trình, quản lý việc sử dụng cơng
trình đảm bảo đúng mục đích, quản lý cơng tác bảo hành, bảo trì cơng trình…
- Cơng trình vi phạm trật tự xây dựng: Cơng trình xây dựng theo quy
định của pháp luật phải có GPXD mà thực tế khơng có; Cơng trình xây dựng
sai nội dung GPXD đã được cơ quan có thẩm quyền cấp; Cơng trình xây dựng
sai thiết kế được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; sai quy hoạch chi
tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với cơng trình xây dựng được
miễn Giấy phép xây dựng); Cơng trình xây dựng có tác động đến chất lượng
cơng trình lân cận; ảnh hưởng đến mơi trường, cộng đồng dân cư; Cơng trình
xây dựng khơng phù hợp với những quy định, quy chế riêng do địa phương
ban hành.
- Cơng trình khơng phép: Là những cơng trình đi vào khởi cơng mà vẫn
chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn. Việc
xin phép với những cơng trình này là bắt buộc nhưng chủ đầu tư không xin
cấp phép. Hậu quả dẫn đến với những loại cơng trình này thường là xây dựng
không đúng theo quy hoạch chi tiết của địa phương… xây dựng không đúng
chỉ giới đường đỏ dễ gây tranh chấp đất đai, các biện pháp thi công khơng
được kiểm sốt kiểm sốt dễ gây ảnh hưởng tới mơi trường xung quanh, cảnh
quan đơ thị…

- Cơng trình trái phép: Là những cơng trình xây dựng trái với nội dung
giấp phép xây dựng đã được cấp hoặc khơng có giấy phép xây dựng, hành vi
vi phạm này nghiêm trọng đến mức xử lý bằng biện pháp dỡ bỏ.
- Công trình sai phép: Là cơng trình xây dựng khơng đúng với thiết kế
được duyệt, không đúng với nội dung GPXD đã cấp. Những loại cơng trình
này đều đã có xin cấp phép xây dựng xong sau khi có giấy phép lại xây dựng


6

không như giấy phép được được cấp. Hầu hết là xây lấn, xây tăng thêm so với
giới hạn đã cho phép.
*Cấu trúc luận văn:
Luận văn bao gồm 3 chương và phần mở đầu, phần kết luận. Cấu trúc
luận văn cụ thể như sau:
Mở ĐầU:
NộI DUNG:
Chương 1: Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện
Thạch Thất – Hà Nội.
Chương 2: Cơ sở khoa học của công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên
địa bàn huyện Thạch Thất.
Chương 3: Một số giải pháp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện
Thạch Thất – Hà Nội
KếT LUậN VÀ KIếN NGHị
TÀI LIệU THAM KHảO
PHụ LụC


THƠNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui

lịng liên hệ với Trung Tâm Thơng tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


93

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trước thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng tại huyện Thạch Thất
như đã nêu trên cho thấy việc cần thiết và cấp bách là phải tăng cường công
tác quản lý, kiên quyết xử lý triệt để vi phạm, lập lại kỷ cương trong công tác
quản lý nhằm xây dựng huyện Thạch Thất ngày càng văn minh, hiện đại xứng
tầm là một trong những đô thị vệ tinh hiện đại, đô thị khoa học công nghệ của
Thành phố Hà Nội.
Trong số những nội dung về quản lý xây dựng đơ thị thì thực tế chỉ ra
cho chúng ta thấy, quản lý cấp GPXD – trật tự xây dựng là mối quan tâm
trước hết của các nhà quản lý cũng như nhân dân. Như phần thực trạng đã
phân tích tình hình cấp GPXD và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện
Thạch Thất. Những bất cập cho thấy công tác quản lý cấp giấy phép và quản
lý trật tự xây dựng cần thiết được quan tâm và có những biện pháp nhằm cải
thiện tình hình và phát huy hiệu quả cơng tác quản lý trật tự trên địa bàn.
Luận văn đã nghiên cứu cơ sở khoa học của công tác quản lý trật tự xây
dựng. Từ các quan điểm, mục tiêu, đề xuất 8 nhóm giải pháp quản lý trật tự
xây dựng cho huyện Thạch Thất.
2. Kiến nghị

* Đối với Cơ quan quản lý nhà nước:
Hiện nay công tác quản lý trật tự xây dựng tại các xã trên địa bàn huyện
ảnh hưởng rất lớn từ chính sách, quyết định của Trung ương.
- Đối với các xã trong khu Công nghệ cao, đạo học Quốc gia do việc
chậm triển khai, tiến độ xây dựng chậm dẫn đến tình hình quản lý trật tự xây
dựng có nhiều khó khăn, phức tạp. Đề nghị Chính phủ cần có quyết sách đẩy
nhanh tiến độ thực hiện các dự án trong khu vực này.


94

- Đối với khu vực các xã làng nghề: Theo quy hoạch chung Thủ đơ Hà
Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì các xã này đều thuộc khu vực
hành lang xanh, khu vực nông thôn bị hạn chế về chiều cao xây dựng cơng
trình tối đa chỉ được phép xây dựng 04 tầng, mật độ xây dựng thấp (65%).
Trong khi các xã này diện tích đất tự nhiên hạn hẹp, dân số đơng, kinh tế phát
triển. Bình qn mỗi hộ gia đình chỉ khoảng 100m2 phục vụ cho cả sản xuất
và sinh hoạt. Về dân số và mật độ dân cư tại khu vực này tương đương với đơ
thị loại III đến loại I. Giá đất thì cao người dân khơng có khả năng để mua đất
rộng đảm bảo diện tích thực hiện theo quy hoạch. Đề nghị các cấp Trung
ương cần nghiên cứu đánh giá và có định hướng mới về khu vực này. Xác
định các chỉ tiêu áp dụng cho khu vực này là khu vực phát triển đơ thị vì các
chỉ tiêu về hành lang xanh và khu vực nơng thơn khơng thể phù hợp.
Hồn thiện hệ thống văn bản pháp lý mang tính đồng bộ về quản lý trật
tự xây dựng.
Đề nghị Bộ xây dựng, các trường đại học chuyên ngành xây dựng, kiến
trúc, Hội kiến trúc sư, Hội xây dựng, Hội quy hoạch đô thị và Hiệp hội các đô
thị Việt Nam v.v… tăng cường nghiên cứu, tổ chức các hội nghị, các chuyên
đề, hội thảo khoa học quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đơ thị để góp phần
làm phong phú thêm lý luận và những kinh nghiệm thực tiễn quản lý xây

dựng đô thị cả trong nước và nước ngoài.
* Đối với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
Trong hơn 5 năm triển khai thực hiện, mơ hình đội Thanh tra xây dựng
độc lập tại huyện Thạch Thất đã phát huy hiệu quả. Công tác quản lý trật tự
xây dựng đã có chuyển biến rõ rệt với kết quả được ghi nhận. Tuy nhiên công
tác phối hợp giữa các đơn vị UBND xã, thị trấn, Phòng Ban chuyên mơn
huyện và Đội Thanh tra xây dựng huyện cịn chưa được tốt dẫn đến xử lý sự
việc chưa kịp thời, triệt để. Kiến nghị với UBND Thành phố cần sớm sửa đổi


95

quy chế phối hợp qua đó quy định rõ Đội Thanh tra xây dựng chịu trách
nhiệm toàn bộ về xử lý vi phạm trật tự xây dựng từ khâu phát hiện vi phạm
đến ban hành quyết định xử phạt, đình chỉ và cưỡng chế. Các đơn vị khác chỉ
tham gia phối hợp. Tránh tình trạng né tránh trách nhiệm và tình trạng vi
phạm khơng được xử lý kịp thời do phải qua nhiều đơn vị.
Kiến nghị Thành phố cần sớm thực hiện việc bổ nhiệm lãnh đạo quản lý
thông qua hình thức thi tuyển và chất vấn về chương trình hành động của
những người tham gia ứng cử vị trí lãnh đạo. Việc thi tuyển và chất vấn phải
được thực hiện một cách công khai minh bạch nhằm lựa chọn được người
lãnh đạo vừa có tài vừa có đức.
* Đối với Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất
Cần phải lấy vấn đề con người làm cốt lõi trong quản lý, con người luôn
là trung tâm của mọi sự việc. Các chính sách, các quy định cũng do con
người. Thực hiện chính sách, thực hiện quy định cũng là con người. Chính
sách tốt mà người thực hiện khơng có tâm, khơng muốn thực hiện tốt thì cũng
khơng được. Nhưng nếu chính sách chưa phù hợp mà những người thực hiện
lại có ý thức, có tâm thì đều có thể thực hiện tốt.
Để làm tốt vấn đề con người trong quản lý trật tự xây dựng, đề nghị

UBND huyện Thạch Thất:
Cần lựa chọn được những người làm công tác quản lý trật tự xây dựng
phải vừa có tâm, vừa có “tầm”.
Cần có những cơ chế động viên kịp thời cán bộ làm công tác quản lý
TTXD đặc biệt là trong công tác phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm
các quy định về lĩnh vực đơ thị nói chung và trật tự xây dựng nói riêng.
Phải thường xuyên tổ chức tuyên truyền các quy định về quản lý trật tự
xây dựng tới người dân. Hàng năm cần bố trí kế hoạch vốn cho công tác tuyên


96

truyền, giáo dục pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn đảm bảo việc tuyên
truyền được thường xuyên, liên tục và sâu rộng.
* Đối với Lực lượng thanh tra xây dựng
Đề nghị cần phải phối hợp chặt chẽ với các đơn vị Công an, ngành điện,
nước và các đơn vị khác trong việc xử lý vi phạm nhằm nâng cao hiệu quả
công tác xử lý./.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt
 Quốc hội:
1. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013.
2. Luật Kinh doanh bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006.
3. Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
4. Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH11 ngày 17/6/2009.
5. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.
 Chính phủ:

6. Nghị định số 46/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ về việc tổ
chức và hoạt động của Thanh tra xây dựng.
7. Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy
hoạch xây dựng.
8. Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về lập,
thẩm đinh, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
9. Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi
phạm trật tự xây dựng đơ thị.
10. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 07/5/2015 của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng.
11. Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản,
khai thác, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, quảnh lý cơng trình hạ tầng
kỹ thuật, quản lý phát triển nhà ở và công sở.
12. Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản
lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.


×