Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Giải pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt dạng bài tập tìm công thức hóa học của hợp chất ở trường THCS mậu lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.33 KB, 14 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Mục tiêu dạy và học ở bộ mơn Hóa học nói chung và mơn Hóa học THCS
nói riêng là người học vừa nắm vững các kiến thức vừa có kĩ năng giải các bài
tập Hóa học. Nhưng ở chương trình Hóa học THCS cịn rất nặng về lí thuyết, mà
thời gian dành cho học sinh rèn các kĩ năng giải các bài tập Hóa học cịn rất ít.
Do đó kĩ năng giải bài tập Hóa học của học sinh chưa cao. Điều đó ảnh hưởng
đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh, làm ảnh hưởng không nhỏ
đến chất lượng Giáo dục của nhà trường nói riêng và tồn huyện nói chung.
Bộ mơn Hóa học được học sinh tiếp cận muộn hơn các bộ môn học khác
ở cấp THCS nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp thu kiến thức, kĩ năng làm
các bài tập Hóa học, đặc biệt là dạng bài tập "Tìm cơng thức hóa học của hợp
chất".
Chương trình Hóa học 8 chỉ có 2 bài với nội dung liên quan đến tìm cơng
thức hóa học của hợp chất, đó là bài "Hóa trị" và bài "Tính theo cơng thức hóa
học" nên khi học sinh làm dạng bài tập "Tìm cơng thức hóa học của hợp chất"
gặp rất nhiều lúng túng, khó khăn trong phương pháp giải.
Việc làm bài tập Hóa học đối với học sinh ở nhà vơ cùng khó khăn khi các
em cảm thấy bộ mơn Hóa học rất khó, đặc biệt là bài tập tính tốn hóa học do
phụ thuộc vào nhiều ngun nhân, trong đó phải kể đến là tư duy tốn học của
các em cịn chậm, khơng có phương pháp nhận dạng bài tập hóa học,... từ đó tạo
cho các em thói quen ngại làm bài tập hóa học, đặc biệt là dạng bài tập "Tìm
cơng thức hóa học của hợp chất".
Thời gian giảng dạy trên lớp chỉ đủ cho giáo viên truyền tải những nội
dung theo yêu cầu của bài học, theo quy định của Bộ GD&ĐT. Trong khi đó
việc học tập của các em ở nhà chưa được chú trọng do các em chưa có ý thức tự
giác học tập, phụ huynh phần lớn đi làm ăn xa chưa thực sự quan tâm đến việc
học tập của các em ở trường cũng như ở nhà, từ đó tạo thói quen cho các em
lãng quên việc học khi ở nhà.
Tất cả những yếu tố trên đã tạo cho các em học sinh ngày càng ngại học
tập bộ mơn Hóa học, dẫn đến làm giảm sút chất lượng bộ mơn Hóa học nói riêng


và chất lượng giáo dục nói chung. Trong đó có việc lựa chọn các em học sinh
giỏi bộ mơn Hóa học để bồi dưỡng và dự thi học sinh giỏi các cấp.
Để giúp học sinh làm được dạng bài tập này cần phải có phương pháp
giải. Từ những lý do đó, tơi đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài: Giải pháp giúp
học sinh lớp 8 làm tốt dạng bài tập "Tìm cơng thức hóa học của hợp chất"
ở trường THCS Mậu Lâm.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Học sinh nắm được các dạng bài tập và biết cách làm dạng bài tập "Tìm
cơng thức hóa học của hợp chất" một cách thành thạo từ đó vận dụng vào việc
làm bài trong sách giáo khoa, bài tập nâng cao, bài kiểm tra, bài thi,... Đặc biệt
là đối với các em học sinh tham gia ôn thi học sinh giỏi, nhằm nâng cao chất
lượng giảng dạy bộ mơn Hóa học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.


2
Làm cho học sinh tự tin khi làm bài tập và có hứng thú, lịng u thích
học tập bộ mơn Hóa học hơn trong chương trình THCS.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Giải pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập "Tìm cơng thức hóa học của
hợp chất" ở trường THCS Mậu Lâm.
Học sinh khối 8 trường THCS Mậu Lâm năm học 2020 - 2021.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu bản thân tôi đã kết hợp sử dụng nhiều phương
pháp khác nhau như: Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; phương
pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; phương pháp thống kê, xử lý
số liệu.
Trực tiếp giảng dạy, đọc tài liệu tham khảo, khảo sát đối tượng học sinh
bằng trắc nghiệm, viết bài tự luận hóa học 8, tham khảo ý kiến đồng nghiệp, sưu
tầm thơng tin, viết đề cương, từ đó áp dụng để viết sáng kiến kinh nghiệm.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:

- Phân loại được các dạng bài tập tìm cơng thức hóa học của hợp chất hóa
học 8
- Hướng dẫn cách giải một số dạng bài tập tìm cơng thức hóa học của hợp
chất hóa học 8
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Theo mục tiêu giáo dục THCS của Bộ GD&ĐT chỉ rõ: “Bậc THCS phải
giúp học sinh có kĩ năng bước đầu, biết vận dụng những kiến thức đã học và
kinh nghiệm thu được của bản thân, biết quan sát, thu thập, xử lý và thông báo
thông tin qua nội dung bài học, nội dung tìm hiểu … có thể vận dụng được một
cách sáng tạo kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề trong học tập hoặc
thường gặp trong cuộc sống bản thân, cộng đồng”. Cịn riêng mục tiêu của mơn
Hóa học là: “Dạy học mơn Hóa học là cần làm rõ nội dung giáo viên cần truyền
đạt cho học sinh và học sinh phải nắm rõ, nắm chắc được nội dung của giáo viên
truyền đạt cho mình từ đó biết vận dụng một cách thơng thạo, chính xác, khoa
học, hiệu quả”.
Kĩ năng làm bài tập dạng "Tìm cơng thức hóa học của hợp chất" là một
vấn đề mới mẻ và vơ cùng khó khăn đối học sinh lớp 8 do các em mới bắt đầu
học tập và tìm hiểu bộ mơn Hóa học ở trường THCS. Vì vậy, giáo viên cần phải
giúp các em làm quen và thích ứng với phương pháp học của bộ môn mới này,
nhằm tạo tâm lí vững vàng để các em sẵn sàng tiếp thu tốt nội dung kiến thức
môn học một cách tốt nhất.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp.
Trong những năm gần đây với chủ tưởng đổi mới hệ thống giáo dục mà
trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy và học nên việc rèn luyện cho học sinh
kỹ năng nhận thức khoa học tự nhiên được chú trọng nhiều hơn trong đó có kỹ
năng vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập.
Thực tế qua giảng dạy bộ mơn hố học bậc THCS cho thấy:



3
Học sinh Trường trung học cơ sở Mậu Lâm chủ yếu là con em dân tộc
thiểu số nên khả năng tiếp thu kiến thức về các môn học thuộc khoa học tự nhiên
vơ cùng khó khăn, nhất là bộ mơn Hóa học, đặc biệt là khi gặp dạng bài tập này
thì lúng túng, mất phương hướng vì trong một tiết dạy tổ chức cho học sinh lĩnh
hội hết kiến thức của bài, có rất ít thời gian cho các em luyện tập làm các dạng
bài tập. Hơn nữa lượng bài tập phong phú đa dạng song SGK và sách bài tập lại
chưa phân dạng từng loại bài tập cũng như chưa nêu lên cách thiết lập phương
pháp giải cụ thể cho từng dạng tốn. Đó chính là cái khó cho người học và cũng
là nội dung mà mỗi giáo viên dạy hố phải trăn trở tìm tịi, biên soạn nội dung
giảng dạy làm thế nào để học sinh rèn luyện kỹ năng giải tốt các dạng bài tập
theo yêu cầu của chương trình. Dạng tốn "Tìm cơng thức hóa học của hợp chất"
đây là dạng tốn mới và khó đối với học sinh nhất là học sinh lớp 8. Bên cạnh
đó các tiết luyện tập trong chương trình ít học sinh chưa được luyện tập nhiều
nên học sinh chưa có kĩ năng giải các dạng tốn "Tìm cơng thức hóa học của
hợp chất".
Từ thực tế đó tơi tiến hành điều tra ban đầu đối với học sinh lớp 8 năm
học 2020 - 2021 của Trường THCS Mậu Lâm về "Tìm cơng thức hóa học của
hợp chất" thời gian kiểm tra 30 phút. Nội dung kiểm tra cụ thể như sau:
Câu 1. Lập cơng thức hóa học của Canxi oxit, biết rằng đó là hợp chất của
Ca (II) và O.
Câu 2. Hợp chất X có thành phần các nguyên tố theo khối lượng là:
52,35% K, phần cịn lại là Cl. Tìm cơng thức hóa học của hợp chất X, biết hợp
chất có khối lượng mol là 74,5 g/mol.
Kết quả điều tra ban đầu về "Tìm cơng thức hóa học của hợp chất ở
lớp hóa học 8".
Số lượng HS
kiểm tra
111


Giỏi
SL %
0

0

Khá
Trung bình
Yếu
SL % SL % SL %
10,
52,
4
3,6 12
58
8
3

Kém
SL %
37

33,3

Kết quả điều tra cho thấy kỹ năng làm bài tập dạng bài tập "Tìm cơng
thức hóa học của hợp chất" của học sinh cịn rất thấp. Tơi nhận thấy có một số
ngun nhân dẫn đến thực trạng trên:
Thời lượng để học sinh giành cho việc học mơn Hóa học cịn q ít do đó
việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào làm bài tập của học sinh còn yếu
do vậy khi gặp dạng bài tập"Tìm cơng thức hóa học của hợp chất" học sinh

thường lúng túng, làm sai quá nhiều.
Phần lớn các em học sinh vẫn có tư tưởng bộ mơn Hóa học là bộ mơn phụ
nên các em chưa nhận thức hết vai trò, tác dụng của việc học bộ mơn này. Việc
tiếp thu kiến thức cịn mang tính chất bắt buộc, chưa có hứng thú học tập bộ
mơn Hóa học.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:


4
Ở học sinh lớp 8 khi học đến phần tính theo cơng thức hóa học, đa phần
học sinh như bị chững lại, vì đây là loại kiến thức vừa mới, vừa khó đối với học
sinh, với kết cấu chương trình hóa học 8 là phù hợp với mục tiêu giáo dục, bên
cạnh đó giáo viên cịn gặp khó khăn về phương tiện dạy học, tài liệu tham khảo
… Như vậy, bằng phương pháp dạy học tích cực để phần nào giúp học sinh vượt
qua khó khăn dần khắc phục và rút kinh nghiệm trong phương pháp dạy học để
đạt được kết quả trong năm học này và những năm học tiếp theo.
Với đặc điểm của học sinh lớp 8, mới bắt đầu tiếp xúc với bộ mơn Hố
học nên việc định dạng bài tập và có kĩ năng giải là hết sức khó khăn đối với học
sinh, đặc biệt là bài tập lập "Tìm cơng thức hóa học của hợp chất". Trước thực tế
đó qua kinh nghiệm của nhiều năm giảng dạy và ôn thi học sinh giỏi tôi đã đúc
kết và rút ra kinh nghiệm và viết nên đề tài này với mong muốn giải quyết được
những khó khăn đối với học sinh, kích thích học sinh có lịng u thích mơn học
hơn nữa.
Tuỳ vào điều kiện thời gian và mức độ nhận thức của học sinh giáo viên
có thể chọn những nội dung phù hợp nhất để truyền đạt đến học sinh. Đề tài này
có thể được vận dụng trong các tiết luyện tập, tiết học tự chọn hay bồi dưỡng
học sinh giỏi.
2.3.1. Đối với giáo viên:
Bước đầu giáo viên cần kiểm tra tìm hiểu tình hình học tập của các em
sinh thông qua bài giảng trên lớp, kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh để có

biện pháp nhắc nhở các em học tập. Từ đó giáo viên sẽ xây dựng các phương
pháp làm bài tập Hố học đặc biệt là dạng bài tập tìm cơng thức hóa học của hợp
chất trong trường trình Hóa học 8 cho phù hợp với các em học sinh.
Tiếp theo giáo viên cần nghiên cứu nhiều loại tài liệu liên quan đến dạng
bài tập tìm cơng thức hóa học của hợp chất trong trường trình Hóa học 8 để xây
dựng phương pháp làm bài tập tìm cơng thức hóa học của hợp chất cho cụ thể
từng dạng bài. Đặc biệt là hệ thống lại các dạng bài tập tìm cơng thức hóa học
của hợp chất để khi truyền đạt lại cho các em học sinh thực hiện, các em phải dể
hiểu, học sinh dể dàng nhận ra dạng bài tập và thực hiện làm bài tập một cách
thành thạo, chính xác.
Ngồi ra giáo viên phải trang bị cho mình đầy đủ các tài liệu tham khảo,
đặc biệt là các tài liệu liên quan đến dạng bài tập tìm cơng thức hóa học của hợp
chất trong trường trình Hóa học 8. Tìm hiểu nhiều dạng bài tập hóa học liên
quan bằng nhiều hình thức khác nhau (Mạng iternet, sách do các nhà xuất bản
phát hành, thông qua các hiện tượng tự nhiên trong thực tế, nghiên cứu các thí
nghiệm liên quan,…) để có nhiều kinh nghiệm hơn khi đưa ra các bài tập cho
học sinh nghiên cứu và thực hiện giải.
Thường xuyên kiểm tra việc học tập của học sinh ở trên lớp và ở nhà khi
giao nhiệm vụ.
2.3.2. Đối với các em học sinh:
Phải có tinh thần học tập, có ý thức tự giác trong việc học và làm bài tập,
không ỉ lại, cần phát huy hết khả năng tư duy, sáng tạo của bản thân, có trách


5
nhiệm, biết lắng nghe với thầy cơ giảng dạy, có lịng u thích bộ mơn, ham học
hỏi, tìm tịi vấn đề liên quan đến bộ mơn Hóa học.
Học sinh phải có tính trung thực trong học tập, mạnh dạn nêu lên những ý
kiến của bản thân mình để chia sẽ với bạn bè, giáo viên. Từ đó rút ra những ưu
điểm và nhược điểm của bản thân trong quá trình học tập.

Các em cần rèn luyện khả năng tính tốn như nhân chia, cộng trừ, quy
đồng, rút gọn... một cách nhanh nhất, chính xác, khoa học. Ngồi ra đối với bộ
mơn Hóa học các em cần nắm vững kí hiệu hóa học, hóa trị,... các nguyên tố, tên
gọi nhóm nguyên tử...
Các em học sinh phải có tài liệu học tập bắt buộc như sách giáo khoa,
sách bài tập Hoá học 8, ngồi ra cần có sách tham khảo như sách nâng cao Hóa
học 8 hay một số sách có bài tập liên quan đến dạng bài tập tìm cơng thức hóa
học của hợp chất.
2.3.3. Hướng dẫn học sinh cách "Tìm cơng thức hóa học của hợp chất"
a. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hố trị của các ngun tố và nhóm
nguyên tử.
Giáo viên cần phải hướng dẫn cụ thể cho các em học sinh nắm được hoá trị
của các nguyên tố thường gặp ở cấp THCS như: Hiđro (H), Oxi (O), Cacbon
(C), Lưu huỳnh (S), Photpho (P), Nhôm (Al), Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu),
Natri (Na), Kali (K), Canxi (Ca), ... và nhóm nguyên tử thường gặp như: (- OH),
(= CO3), (= SO4), (- NO3), ... Từ đó đưa ra quy luật hoá trị của các kim loại
thường gặp chỉ từ I, II và III; Chú ý một số nguyên tố phi kim có nhiều loại hóa
trị như C, S, P,.... Lưu ý những kim loại có hai loại hố trị như sắt (Fe) chẳng
hạn có hố trị II và III, đồng có hóa trị I và II…
b. Hướng dẫn học sinh nắm vững Quy tắc hóa trị.
Giáo viên cần yêu cầu học sinh học thuộc và nắm vững bản chất Quy tắc
hóa trị: "Trong cơng thức hóa học, tích của chỉ và hóa trị của ngun tố này
bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia" (Quy tắc này thường áp dụng
cho hợp chất vô cơ). Vận dụng Quy tắc hóa trị này khi biết hóa trị của các
ngun tố hoặc nhóm ngun tử ta tìm được cơng tức hóa học của hợp chất.
Tổng qt: Hợp chất có cơng thức hóa học dạng (A hoặc B có thể là
nhóm ngun tử) thì theo Quy tắc hóa trị ta ln có: a.x = b.y
(a, b là số tối giản) CTHH của hợp chất.
(a, b lần lượt là hóa trị của A và B; x, y lần lượt là chỉ số của A và B)
c. Hướng dẫn học sinh một số công thức cần nhớ khi sử dụng để làm bài

tập hóa học "Tìm cơng thức hóa học của hợp chất".
Giáo viên khắc sâu cho học sinh một số cơng thức hóa học vận dụng khi
làm bài tập hóa học tìm cơng thức hóa học của hợp chất hóa học 8:
- Cơng thức tỉ khối chất khí:
(MA; MB: Là khối lượng mol của khí A và B)
- Cơng thức chuyển giữa lượng chất và khối lượng:


6
- Ngoài ra giáo viên cần rèn luyện thêm cho các em học sinh "Tính theo
cơng thức hóa học".
2.3.4. Hướng dẫn học sinh phân loại bài tập "Tìm cơng thức hóa học
của hợp chất"
a. Lập CTHH khi biết thành phần các ngun tố và hóa trị của
chúng.
Cách giải:
- Gọi cơng thức dạng chung:
- Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: a.x = b.y
(a là hóa trị của A, b là hóa trị của B; A hoặc B có thể là nhóm ngun tử)
+ Nếu a = b thì cơng thức là AB
+ Nếu a # b. Ta có:
Chọn a1, b1 là những số nguyên dương và tỉ lệ là tối giản.
Suy ra x = b hoặc b1; y = a hoặc a1
Ví dụ 1: Lập CTHH của Magie oxit, biết rằng đó là hợp chất của Mg (II)
và O.
Hướng dẫn:
II
- Gọi công thức dạng chung: Mgx OyII (x, y là các số nguyên dương)
- Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: x.II = y.II
- Suy ra: x = 1; y = 1

- Vậy CTHH cần tìm là MgO.
Ví dụ 2: Lập CTHH của của hợp chất tạo bởi Ba (II) và gốc (= CO3)
Hướng dẫn:
Cách 1:
- Viết công thức dưới dạng: BaIIx(CO3)IIy ta có: x.II = y.II
- Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: x.II = y.II
- Suy ra: x = 1; y = 1
- Vậy công thức hóa học là: BaCO3.
Cách 2:
- Từ tỷ lệ: ta có thể tính nhẩm
- Khi a = b thì x = y =1 = > công thức BaCO3
b. Xác định cơng thức hóa học dựa vào kết quả phân tích định lượng
Dạng 1. Xác định cơng thức hóa học khi biết thành phần phần trăm về
khối lượng các nguyên tố và phân tử khối.
Cách giải:
- Giả sử công thức của hợp chất là AxBy, biết %A và %B. Cần tìm x và y
- Tìm khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất:
- Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:

- Chọn x = a, y = b => suy ra công thức của hợp chất


7
* Lưu ý: Trong công thức của hợp chất hai nguyên tố:
+ Nếu một nguyên tố là Oxi thì Oxi luôn luôn đứng sau.
+ Nếu một nguyên tố là kim loại, một nguyên tố là phi kim thì kim loại ln ln
đứng trước.
+ Trong trường hợp bài tốn cho tỉ khối chất khí thì dựa vào tỉ khối chất khí để
tìm khối lượng mol của chất cần tìm theo cơng thức:
MA = dA/B .MB hoặc MA = dA/KK .29

Ví dụ 1. Hợp chất X có phân tử khối bằng 62 đvC. Trong phân tử của hợp
chất nguyên tố oxi chiếm 25,8% theo khối lượng, còn lại là nguyên tố Na. Lập
cơng thức hóa học của X? (Tham khảo internet)
Hướng dẫn:
- Gọi công thức của X là NaxOy
- Khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất là:
mNa = MX - mO = 62 - 16 = 46(g)
(Có thể tính cách khác: %Na = 100% - %O = 74,2% = 46g)
- Trong một mol phân tử hợp chất X có:
;
- Ta có: x : y = nNa : nO = 2 : 1. Chọn x = 2; y = 1
Suy ra công thức của X là Na2O
Ví dụ 2. Tìm cơng thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần khối
lượng như sau: 2,4% H; 39,1% S và 58,5% O. Biết phân tử khối là 82 đvC.
Hướng dẫn:
- Gọi công thức cần tìm là HxSyOz (x, y, z là những số nguyên, dương)
Ta có: = x + 32y + 16z = 82
- Lập khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất:
;
;
- Tìm số mol nguyên tử của từng nguyên tố:
nH = 2 : 1 = 2 (mol);
nS = 32 : 32 = 1 (mol);
nO = 48 : 16 = 3(mol)
=> Chọn: x = 2, y = 1, z = 3
- Vậy cơng thức của hợp chất là H2SO3
Ví dụ 3. Xác định cơng thức hóa học một oxit của lưu huỳnh biết phân tử
khối của oxit đó là 80 và trong đó S chiếm 40% về khối lượng?
Hướng dẫn:
Cách 1:

- Gọi cơng thức của hợp chất là SxOy
- Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:


8
(%O = 100% - %S = 100% - 40% = 60%)
=> Chọn: x = 1; y = 3.
- Vậy công thức hóa học cần tìm là SO3.
Cách 2:
- Gọi cơng thức của hợp chất là SxOy
- Tìm tỉ lệ khối lượng các nguyên tố. Vì khối lượng mỗi nguyên tố trong phân tử
tỉ lệ với thành phần phần trăm nên ta có:
=> Chọn: x =1, y = 3;
(%O = 100% - %S = 100% - 40% = 60%)
- Công thức hóa học cần tìm là SO3.
Ví dụ 4. Phân tử hợp chất A có tỉ khối đối với khí hiđro bằng 17. Biết
trong A, H chiếm 5,88% về khối lượng, cịn lại là lưu huỳnh. Xác định cơng thức
phân tử của A.
Hướng dẫn:
- Tính khối lượng mol của hợp chất:
=> MA = 17.2 = 34 (g)
- Gọi công thức của hợp chất là HxSy
- Tìm tỉ lệ khối lượng các nguyên tố. Vì khối lượng mỗi nguyên tố trong phân tử
tỉ lệ với thành phần phần trăm nên ta có:
=> x =2, y = 1;
(%S = 100% - %H = 100% - 5,88% = 94,12%)
- Cơng thức hóa học cần tìm là H2S.
Dạng 2. Xác định cơng thức hóa học khi biết thành phần phần trăm về
khối lượng mà không biết khối lượng mol của hợp chất.
Cách giải:

- Công thức chung của hợp chất dạng AxBy hoặc AxByCz…
x:y:z=x:y:z=a:b:c
(trong đó a,b,c là những số nguyên dương, tối giản)
- Chọn x = a, y = b, z = c => Suy ra cơng thức hóa học của hợp chất.
Ví dụ 1. Khi phân tích một muối chứa 52,35%K và 47,65% Cl về khối
lượng. Xác định cơng thức hóa học của muối trên?
Hướng dẫn:
- Gọi cơng thức hóa học của hợp chất là KxCly
Ta có:
x : y = 1,36 : 1,34
Chọn: x : y = 1 : 1
- Suy ra công thức của hợp chất muối cần tìm là KCl
Ví dụ 2. Phân tích một hợp chất vơ cơ A có thành phần % theo khối lượng
như sau: Cu chiếm 40%, S chiếm 20% và O chiếm 40%. Xác định cơng thức
hóa học của A?
Hướng dẫn:
- Gọi công thức của hợp chất là CuxSyOz
- Ta có:


9
=>
x : y : z = 0,625 : 0,625 : 2,5
=> Chọn: x: y: z = 1 : 1: 4
- Vậy công thức của A là CuSO4
Dạng 3. Xác đinh cơng thức hóa học khi biết tỉ lệ khối lượng của các
nguyên tố trong hợp chất.
Cách giải:
- Gọi công thức cần tìm là AxBy , biết tỉ lệ khối lượng của A với B là a : b.
Ta có: (Trong đó a’, b’ là các số nguyên dương, tối giản)

=> x = a’, y = b’
- Suy ra công thức hóa học của hợp chất
Ví dụ 1. Tìm cơng thức hóa học của một oxit của sắt, biết rằng tỷ lệ khối
lượng của sắt và oxi là 7:3.
Hướng dẫn:
- Gọi cơng thức cần tìm là FexOy
- Ta có:
x:y=2:3
- Vậy cơng thức của oxit sắt đó là Fe2O3
Ví dụ 2. Một hợp chất có thành phần phân tử gồm hai nguyên tố C và O.
Tỉ lệ khối lượng của C và O là 3:8. Cơng thức hóa học của hợp chất là gì?
Hướng dẫn:
CTHH chung của hợp chất là CxOy
Theo đề bài:
 =
x = 1; y = 2
Vậy CTHH của hợp chất là CO2
Ví dụ 3. Một hợp chất có tỉ lệ về khối lượng của các nguyên tố Ca:N:O
lần lượt là 10:7:24. Xác định cơng thức hóa học của hợp chất biết N và O hình
thành nhóm ngun tử và trong nhóm tỉ lệ số nguyên tử của N:O = 1:3.
Hướng dẫn:
- Gọi cơng thức hóa học của hợp chất cần tìm là CaxNyOz
- Ta có x : y : z =
=> x : y : z = 1 : 2 : 6
- Vì trong nhóm ngun tử, tỉ lệ số nguyên tử N : O = 1 : 3
Ta có nhóm (NO3)n và 3.n = 6 => n =2
- Vậy công thức của hợp chất là Ca(NO3)2.
Dạng 4. Xác đinh cơng thức hóa học khi biết tỉ lệ khối lượng của các
nguyên tố trong hợp chất và chưa biết hóa trị của một ngun tố.
Cách giải:

- Gọi cơng thức cần tìm là AxBy , biết tỉ lệ khối lượng của A với B là a : b.
Ta có:
hay (với a và b là tỉ lệ khối lượng cho trước)
- Biện luận khi biết x hoặc y ta tìm được A hoặc B dựa vào điều kiện bài toán.
- Suy ra cơng thức hóa học của hợp chất


10
Ví dụ 1. Cơng thức tổng qt của oxit kim loại R là R xOy. Nếu tỉ lệ khối
lượng của R so với oxi là 7:3 thì cơng thức phân tử của oxit kim loại trên là gì?
Hướng dẫn:
Ta có: . Vì Oxi ln có hóa trị II nên x = 2
R=
Biện luận:
- Nếu y = 1 R = 18,67 (loại)
- Nếu y = 2 R = 37,33 (loại)
- Nếu y = 3 R = 56 (Thỏa mãn R là Fe hóa trị III)
R là Fe = 56 có hóa trị III. Vậy CTHH của oxit là: Fe2O3
Ví dụ 2. Tìm cơng thức hóa học trong các trường hợp sau:
a) Phân tử A có phân tử khối là 64 và được tạo nên từ hai nguyên tố S, O.
b) Phân tử B có phân tử khối gấp 1,125 lần phân tử khối của A và B được tạo
nên từ hai nguyên tố C, H trong đó số nguyên tử hiđro gấp 2,4 lần số nguyên tử
cacbon. (Nguồn tham khảo itenrnet)
Hướng dẫn:
a) CTHH chung của A là SxOy
Theo đề bài: SxOy = 32.x + 16.y = 64 (1)
Biện luận:
x
1
2

3
y
2 (nhận)
0 (loại)
< 0 (loại)
=> x = 1; y = 2
=> CTHH của A là SO2
Giải thích:
Đề đã cho biết nguyên tố tạo nên chất, ta chỉ đi tìm chỉ số. Tức là ta đặt
CTHH chung của A là SxOy.
Như ta đã biết: x, y là số nguyên tử nên phải là số nguyên dương và nhỏ
nhất là 1 (x ≥ 1).
Bài này chỉ có một dữ kiện PTK mà chứa tới 2 ẩn x và y. Do đó, ta phải
biện luận, tức là giả sử x = 1 thế vào (1) ta tìm được x = 2; tiếp tục x = 2...
b) CTHH chung của B là CxHy
Theo đề bài: CxHy = 1,125SO2 = 1,125.64 = 72
=> 12.x + y = 72 (1)
Mà y = 2,4x (2)
Thế (2) vào (1)
=> 12.x + y = 72 => 12x + 2,4x = 72 => x = 5
Thế x = 5 vào (2) => y = 12
=> CTHH của B là C5H12
Ví dụ 3. Tìm cơng thức hóa học trong các trường hợp sau:
a) Phân tử X có phân tử khối 80 và được tạo nên từ hai nguyên tố Cu và O.
b) Phân tử Y có phân tử khối bằng phân tử khối của X. Y được tạo nên từ hai
nguyên tố S, O.


11
c) Phân tử Z có phân tử khối bằng 1,225 phân tử khối của X. Z được tạo nên từ

những nguyên tố H, S, O trong đó số nguyên tử của H gấp đôi số nguyên tử của
S và số nguyên tử O gấp đôi số nguyên tử H.
Hướng dẫn:
a)
CTHH chung của X là CuxOy
Theo đề bài: CuxOy = 64.x + 16.y = 80 (1)
Biện luận:
x
1
2
y
1 (nhận)
=> x = 1; y = 1
=> CTHH của X là CuO

< 0 (loại)

b)
CTHH chung của Y là SxOy
Theo đề bài: SxOy = 32.x + 16.y
Mặt khác: Theo bài ra Y có PTK bằng PTK của X nên:
32.x + 16.y = 80
Biện luận:
x
1
2
y
3 (nhận)
=> x = 1; y = 3
=> CTHH của A là SO3


1 (loại)

3
< 0 (loại)

c)
Theo bài ra ta có PTK của Z là: 1,225.80 = 98
CTHH của Z có dạng: HxSyOz
Theo bài ra: số nguyên tử H gấp đôi số nguyên tử S nên: x = 2y
Theo bài ra: Số nguyên tử O gấp đôi số nguyên tử H nên: z = 2x = 4y
Vậy CTHH của Z có dạng: H2ySyO4y
Ta lại có PTK của Z là: 2y.1 + y.32 + 4y.16 = 98
98y = 98 y =1; x = 2; z = 4.
Vậy CTHH của Z là: H2SO4
c) Bài tập vận dụng:
Bài 1: Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tử X liên kết với 3 nguyên
tử hiđro và nặng gấp 8,5 lần khí hiđro. Xác định CTHH của hợp chất.
Bài 2: Một hợp chất A gồm nguyên tử nguyên tố Y liên kết với 3 nguyên
tử oxi và nặng gấp 5 lần nguyên tử oxi. Xác định CTHH của hợp chất.
Bài 3: Hợp chất A chứa 3 nguyên tố Ca, C, O với tỉ lệ 40% canxi, 12%
cacbon, 48% oxi về khối lượng. Tìm CTHH của A.
Bài 4: Tìm CTHH của các hợp chất sau:
a) Muối ăn gồm 2 nguyên tố hóa học là Na và Cl, trong đó Natri chiếm
39,3% theo khối lượng. Biết PTK của muối ăn gấp 29,25 lần PTK của khí hidro.


12
b) Một chất lỏng dễ bay hơi, thành phần phân tử có 23,8%C, 5,9%H,
70,3%Cl và có PTK bằng 50,5.

c) Một hợp chất rắn màu trắng, thành phần phân tử có 40,0%C, 6,7%H,
53,3%O và có PTK bằng 180.
d) Một hợp chất khí, thành phần có 75%C, 25%H và có PTK bằng ½ PTK
của khí oxi.
(Nguồn tham khảo Internet)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Sau một thời gian vận dụng vào thực tế giảng dạy ở Trường THCS Mậu
Lâm tơi nhận thấy: Kỹ năng "Tìm cơng thức hóa học của hợp chất"của học sinh
nhanh hơn, chính xác hơn, khắc phục được tình trạng học sinh khơng nhận dạng
được dạng bài tập dẫn đến lúng túng trong khi làm bài tập, các em ngày càng
u thích bộ mơn Hóa Học hơn.
Những kết quả đạt được bước đầu đã giúp tôi tự tin, mạnh dạn tiếp tục áp
dụng những biện pháp cải tiến của mình vào thực tế giảng dạy ở nhà trường
trong thời gian tiếp theo với hi vọng sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục của
bộ môn.
Kết quả, minh chứng về sự tiến bộ của học sinh khi áp dụng biện
pháp.
Từ nhận định ban đầu về hiệu quả của biện pháp khi áp dụng vào thực tế
giảng dạy. Tôi tiến hành khảo sát lại đối với học sinh lớp 8 năm học 2020 - 2021
về "Tìm cơng thức hóa học của hợp chất"
Kết quả điều tra sau khi áp dụng biện pháp "Tìm cơng thức hóa học của
hợp chất"
Số lượng HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
kiểm tra

SL % SL % SL % SL % SL %
22,
64,
111
6
5,4 25
72
8
7,2
0
0
5
9
Qua đây có thể khẳng định bước đầu biện pháp đã có kết quả tích cực:
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi là 5,4% tăng 5,4% so với trước khi áp dụng
biện pháp
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá là 22,5% tăng 18,9% so với trước khi áp
dụng biện pháp
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình là 64,9% tăng 54,1% so với trước khi
áp dụng biện pháp
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu là 7,2% giảm 45,1% so với trước khi áp
dụng biện pháp
- Khơng cịn học sinh đạt điểm kém .
Với sự tiến bộ của các em đã góp phần nâng cao chất lượng đại trà mơn
Hóa Học đồng thời nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:


13

Qua thực nghiệm của nhiều năm giảng dạy bộ môn hoá học 8 thấy rằng:
Khi truyền đạt nội dung của các cách giải trên và dành nhiều thời gian cho các
em luyện tập làm các bài tập tương tự thì tỷ lệ học sinh có kĩ năng làm bài tập
"Tìm cơng thức hóa học của hợp chất" cao hơn so với trước kia. Học sinh có
hứng thú với các dạng bài tập này đặc biệt đối với học sinh khá, giỏi.
Với những trăn trở đó qua thực tế nhiều năm giảng dạy và tìm hiểu tư liệu
tơi đã rút ra một số cách giải bài tốn "Tìm cơng thức hóa học của hợp chất",
định hướng, nhận dạng tìm ra cách giải một cách nhanh nhất để giúp học sinh
khơng cịn cảm thấy khó khăn khi học hố.
Để thực hiện tốt đề tài này cần có tiết học tự chọn với các mức độ bám sát
dành cho học sinh trung bình và yếu và nâng cao dành cho học sinh khá, giỏi thì
đề tài sẽ đạt được hiệu quả cao hơn. Đề tài này cũng có thể áp dụng trong việc
bồi dưỡng học sinh giỏi. Đề tài này được viết và được áp dụng cho nhiều đối
tượng học sinh nên khi áp dụng đề tài tuỳ vào đối tượng học sinh giáo viên chọn
lọc các trường hợp để giảng dạy cho phù hợp.
Với các biện pháp cải tiến của mình tơi hi vọng sẽ góp phần nhỏ trong
việc nâng cao hiệu quả dạy và học bộn mơn Hóa Học ỏ trường THCS nhất là
trong quá trình đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay.
3.2. Kiến nghị:
Cần tổ chức các hội thảo khoa học về đổi mới, vận dụng các phương
pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại.
Cần tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên được đi tham quan học hỏi kinh
nghiệm dạy và học ở các trường bạn.
Tổ chuyên môn và chun mơn nhà trường tổ chức có hiệu quả hơn nữa
các buổi sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề để giáo viên được trao đổi kinh
nghiệm, nâng cao năng lực dạy học.
Giáo viên ln ln tìm tịi, sáng tạo các cách hướng dẫn, kỹ thuật vào
các tiết dạy phù hợp với nhận thức của học sinh.
Học sinh cần chuẩn bị bài trước khi đến lớp, đọc kỹ, làm các bài tập có
liên quan. Phát huy tính sáng tạo, ham học hỏi, năng lực của bản thân.

Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của cá nhân trong quá trình đi tìm và
vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học mới vào từng tiết dạy để đạt hiệu
quả cao. Các phương pháp, kĩ thuật đưa ra cũng mang tính chủ quan trên tinh
thần đổi mới phương pháp dạy học của tơi. Rất mong được sự đóng góp ý kiến
của quý đồng nghiệp và cấp trên để đề tài này được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Như Thanh, ngày 02 tháng 4 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình, khơng sao chép
nội dung của người khác
Người viết

Nguyễn Hoài Nam




×