Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hệ thống đánh giá kỹ năng nghề quốc gia theo hướng chuẩn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.58 KB, 32 trang )

 lại phần nào đó,  
tuy nhiên cũng khẳng định để quản lý hệ thống đánh giá KNNQG theo hướng chuẩn hóa  
cần thực hiện đồng bộ 10 giải pháp đã được đề xuất. 
3.4.2. Thử nghiệm giải pháp
Qua kết quả thử nghiệm giải pháp "Thiết lập cơ  chế hoạt động và cơng nhận Hội 
đồng kỹ  năng ngành quốc gia" có thể nhận xét đây là giải pháp hữu ích, khả  thi sẽ phát  
huy vai trị tham vấn về chính sách phát triển kỹ năng nghề quốc gia với Nhà nước, các  
bên liên quan và điều phối mối quan hệ  giữa các bên nhằm huy động tối đa các nguồn 
lực, đảm bảo tính bền vững, đa dạng các nguồn lực xã hội, doanh nghiệp, hiệp hội 
ngành nghề, các chun gia có trình độ, kinh nghiệm để  duy trì sự  ổn định và phát triển  
của hệ thống ĐGKNNQG.

24


Kết luận chương 3
Để quản lý hệ thống ĐGKNNQG theo hướng chuẩn hóa thì cần phải có một số giải 
pháp đồng bộ, khả  thi, đó là: (1) Nâng cao nhận thức về quản lý hệ  thống ĐGKNNQG  
theo hướng chuẩn hố; (2) Hồn thiện khung chính sách, cơ chế quản lý nhà nước về hệ 
thống ĐGKNNQG theo hướng chuẩn hóa; (3) Hồn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy quản  
lý nhà nước  ở Trung  ương và địa phương theo hướng tăng cường phân cấp quản lý nhà 
nước cho địa phương; tăng cường bố trí đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước ở  trung ương  
và địa phương; (4) Quy hoạch mạng lưới hệ thống tổ chức đánh giá theo hướng chuẩn  
hóa; (5) Kiểm định tổ chức ĐGKNNQG; (6) Chỉ đạo và tổ  chức đào tạo, bồi dưỡng, sử 
dụng và đãi ngộ đội ngũ làm công tác ĐGKNNQG; (7) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công  
tác huy động, sử  dụng các nguồn lực phát triển hệ  thống ĐGKNNQG; (8) Thiết lập cơ 
chế hoạt động và công nhận các Hội đồng kỹ năng ngành quốc gia; (9) Hệ thống thông 
tin   quốc   gia   về   ĐGKNNQG;  (10)  Về   thanh  tra,   kiểm  tra,   giám  sát  ĐGKNNQG   theo  
hướng chuẩn hóa, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực  
ĐGKNNQG.
Các giải pháp đề  xuất của luận án nếu được thực hiện một cách đồng bộ  sẽ  góp  


phần đảm bảo và từng bước hồn thiện các chuẩn của hệ thống ĐGKNNQG và chuẩn  
hóa quản lý hệ  thống ĐGKNNQG để  nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước  
trong lĩnh vực ĐGKNNQG nhằm góp phần đảm bảo và phát triển chất lượng NNL quốc  
gia. 

25


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đánh giá KNNQG có ý nghĩa, vai trị quan trọng nhằm đảm bảo và phát triển chất 
lượng nhân lực, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất, kinh doanh 
của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân, tạo động lực để họ 
ln muốn khẳng định năng lực bản thân với cộng đồng xã hội. Đánh giá KNNQG là lĩnh 
vực nghiên cứu được nhìn nhận sẽ đưa đến sự đột phá về chất lượng nhân lực, đặc biệt 
là NNL chất lượng cao ở mỗi quốc gia. 
Từ những nghiên cứu của luận án cho phép rút ra một số kết luận như sau:
1.1. Tiếp cận quản lý hệ  thống ĐGKNNQG theo hướng chuẩn hóa là một trong  
những đổi mới của quản lý hệ thống ĐGKNNQG và quản lý giáo dục nghề nghiệp trên  
thế giới. 
1.2. Quản lý hệ thống ĐGKNNQG theo hướng chuẩn hố là cần thiết, phù hợp của  
quản lý hệ thống này. 
1.3. ĐGKNNQG và đánh giá kết quả học tập trong nhà trường là hai hệ thống đánh 
giá độc lập, nhưng giữa chúng có mối liên hệ, tác động, hỗ trợ lẫn nhau. 
1.4. Nhằm đổi mới cơng tác quản lý nhà nước đối với hệ  thống ĐGKNNQG theo  
hướng chuẩn hóa đáp  ứng u cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động và phát triển  
chất lượng NNL quốc gia thì cần một hệ thống các giải pháp quản lý nhà nước khả thi, 
đồng bộ. 
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Quốc hội

­ Cho phép sửa đổi, bổ  sung các văn bản pháp quy cịn thiếu, chưa đồng bộ, chồng 
chéo của lĩnh vực ĐGKNNQG.
­ Quốc hội quan tâm, bố  trí nguồn ngân sách nhà nước nhiều hơn đối với lĩnh vực  
ĐGKNNQG.
2.2. Đối với Chính phủ
­ Chính phủ chỉ đạo Bộ LĐTB&XH đề xuất kịp thời cơ chế, chính sách và pháp luật  
của lĩnh vực ĐGKNNQG tạo nên cơ cấu chính sách hợp lý nhằm hình thành khung chính  
sách ĐGKNNQG đầy đủ, đồng bộ và hiệu quả.

26


­ Chính phủ chỉ đạo Bộ LĐTB&XH chủ trì nghiên cứu, phối hợp với các bộ, ngành 
liên quan triển khai các giải pháp nhằm huy động mạnh mẽ, hiệu quả  sự tham gia của  
các bên liên quan đối với lĩnh vực ĐGKNNQG. 
2.3. Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội 
­ Nghiên cứu, phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất Chính phủ  sửa đổi các 
chính sách cịn nhiều bất cập, chưa khả thi; bổ sung các chính sách cịn thiếu.
­ Tham mưu, đề xuất với Chính phủ phê duyệt đề án hồn thiện cơ cấu tổ chức và  
bộ máy quản lý nhà nước ĐGKNNQG ở Trung ương và địa phương.
­  Tăng  cường  chỉ   đạo và   tổ   chức  tuyên  truyền,  phổ  biến  chính  sách,  pháp luật 
ĐGKNNQG.
­ Tăng cường chỉ đạo và tổ chức xây dựng, ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc 
gia của các nghề phổ biến, các nghề thiết yếu.
­ Tổ  chức cơng nhận Hội đồng kỹ  năng ngành thuộc các lĩnh vực có vai trị quan  
trọng, phạm vi  ảnh hưởng rộng đối với phát triển kinh tế  ­ xã hội và tổ  chức thí điểm  
hoạt động đối với các hội đồng kỹ năng ngành quốc gia.
2.4. Đối với các tổ chức đánh giá 
­ Thiết lập các Trung tâm ĐGKNNQG độc lập với pháp nhân được cấp phép, có cơ 
cấu tổ chức, bộ máy quản lý; ban hành Quy chế  tổ  chức và hoạt động, quy chế chi tiêu 

nội bộ  của trung tâm; Hình thành hệ  thống tự  đánh giá chất lượng của trung tâm, thực 
hiện tự đánh giá hằng năm theo tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định tổ chức đánh giá và hướng 
dẫn tự  đánh giá của cơ  quan nhà nước có thẩm quyền nhằm từng bước thiết lập hệ 
thống bảo đảm chất lượng của trung tâm.
­ Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, hợp tác liên kết với doanh nghiệp, cơ 
sở giáo dục nghề nghiệp, Hội đồng kỹ năng ngành quốc gia để huy động đa dạng, tối đa  
các nguồn lực cho kỳ thi ĐGKNNQG.

27


DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐàCƠNG BỐ 
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thừa Thế Đức (2018), "Xây dựng và phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc 

gia Việt Nam nhìn từ  kinh nghiệm các gói đào tạo của Úc", Tạp chí Lao động và Xã  
hội Online, Hà Nội, tháng 3/2018.
2. Nguyễn Thừa Thế  Đức (2019), "Phạm trù kỹ  năng, kỹ  năng nghề  trong chính sách 

đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia", Tạp chí Lao động và Xã hội, (601), tr. 
5­7.
3. Nguyễn Thừa Thế Đức (2019), "Bàn về thuật ngữ kĩ năng, kĩ năng nghề và phát triển  

kĩ năng nghề trong quản lý đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia",  Tạp chí  
Khoa học Giáo dục Việt Nam, (17), tr. 60­65.
4. Nguyễn Thừa Thế  Đức (2019), "Sự  tham gia của doanh nghiệp trong lĩnh vực đánh  

giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia",  Tạp chí Lao động và Xã hội, (602), tr. 26­
28.
5. Nguyễn Thừa Thế Đức (2019), "Xác định khung năng lực nghề nghiệp đánh giá viên kỹ 


năng nghề quốc gia theo hướng chuẩn hóa", Tạp chí Lao động và Xã hội, (12A).
6. Nguyễn Thừa Thế Đức (2019), "Chuẩn hóa tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia trong  

bối cảnh cách mạng cơng nghiệp 4.0", Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, (23), tr. 45­
50.
7. Nguyễn Thừa Thế  Đức (2020), "Lý thuyết Sự  tham gia của doanh nghiệp đối với hệ 

thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Việt Nam",  Tạp chí Lao động và  
Xã hội, (623).



×