Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thực trạng mắc bệnh bụi phổi than của người lao động tại Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả - Quảng Ninh năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.73 KB, 7 trang )

HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII

THỰC TRẠNG MẮC BỆNH BỤI PHỔI THAN
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY KHO VẬN
VÀ CẢNG CẨM PHẢ - QUẢNG NINH NĂM 2019
Nguyễn Thị Quỳnh*
BSNT. Nguyễn Thị Quỳnh: Bộ môn Sức Khỏe Nghề Nghiệp - Viện Đào tạo Y học dự phịng
và Y tế cơng cộng, Đại học Y Hà Nội, số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa Hà Nội, số điện thoại:
0961164254, email:
PGS.TS. Khương Văn Duy: Bộ môn Sức Khỏe Nghề Nghiệp - Viện Đào tạo Y học dự phịng và Y
tế cơng cộng, Đại học Y Hà Nội.
Kỹ thuật viên Phan Thị Mai Hương: Bộ môn Sức Khỏe Nghề Nghiệp - Viện Đào tạo Y học dự
phòng và Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội
Nơi tiến hành nghiên cứu: Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả - Quảng Ninh
TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Cơng nhân làm ngành than thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố có hại và nguy
hiểm, có nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp như bụi phổi silic, bụi phổi than. Mục tiêu: xác định
tỷ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan đến bệnh bụi phổi than của người lao động tại Công ty than
Kho vận và Cảng Cẩm Phả - Quảng Ninh, năm 2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên
cứu cắt ngang trên 805 người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi than tại Công ty than Kho Vận
và Cảng Cẩm Phả - Quảng Ninh, năm 2019. Kết quả: tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than là 19,8%,
trong đó nam là 21,6% và nữ là 12,7%. Người lao động làm nhiệm vụ kỹ thuật - cơ điện có nguy cơ
mắc bệnh cao nhất (23,1), người lao động trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn độ tuổi khác
(25,6%). Người đang hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi cao gấp 1,74 lần người không hút
thuốc (p = 0,05, 95%CI: 1,183-2,568). Kết luận: tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than của công nhân ngành
than khá cao (19,8%). Chưa thấy sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới, tuổi đời, phân xưởng trừ
những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi than cao hơn những người không hút thuốc.
Từ khóa: bệnh bụi phổi than, hút thuốc, tiếp xúc trực tiếp.
SUMMARY
THE SITUATION OF COAL MINERS PNEUMOCONIOSIS AT CAM PHA
AND LOGISTIC COMPANY, QUANG NINH IN 2019


Background: Coal workers are constantly exposed to harmful and hazardous factors. Therefore
they are at risk of the occupational diseases such as silicosis, coal m workers’ pneumoconiosis.
Objective: identify the coal workers’ pneumoconiosis rate and associated factors of workers
at Cam Pha Port and Logistic Company, Quang Ninh in 2019. Subjects and research methods:
cross-sectional description on 805 workers at Cam Pha Port and Logistic company, Quang Ninh
in 2019. Results: the coal workers’ pneumoconiosis rate was 19.8%, in which male rate was 21.6%,
female rate was 12.7%. Workers doing mechanical and electrical engineering are at the highest
risk of coal workers’ pneumoconiosis (23.1%), people who are more than 50 years olds get workers’
pneumoconiosis more easily than other (25.6%). Who smoking are at higher 1.74 times risk of
getting this disease than smokers not smoking . This difference is statistically significant (p=0.005,
95%CI: 1,183-2,568) Conclusion: the coal workers’ pneumoconiosis rate is quite high (19.8%). No
statistically significant correlation was found between sex, age, smoking status and the risk of
pneumoconiosis.
Key works: coal workers’ pneumoconiosis (CWP), smoking, directive exposure.

52


CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Than là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, chiếm 27,62% tiêu thụ năng lượng
trên thế giới năm 2018 [2]. Công nhân khai thác than luôn phải tiếp xúc với các yếu tố có
hại và nguy hiểm, có nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp như bệnh bụi phải silic, bụi phổi
than bụi phổi amiăng. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic trong công nhân khai thác than từ 3 14%, trong đó khai thác hầm lị là chủ yếu (chiếm 70%) và bệnh viêm phế quản mạn tính là
khoảng 19,3% [3].
Cơng ty than Kho vận và Cảng Cẩm Phả là đơn vị khai thác, thu gom than cứng và than
non, hỗ trợ khai thác mỏ, quặng khác, chế biến, nhập và kinh doanh than. Tuy nhiên tỷ lệ hiện
mắc bệnh bụi phổi và mối liên quan đến bệnh tại Công ty hiện nay chưa có số liệu chính xác.
Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng mắc bệnh bụi phổi than của người lao động tại

Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả - Quảng Ninh, năm 2019” với 2 mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than của người lao động tại Công ty Kho vận và
Cảng Cẩm Phả - Quảng Ninh năm 2019.
2.Phân tích một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than của người lao
động tại Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả -Quảng Ninh năm 2019.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng: Người lao động đang làm việc tại công ty.
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn: Người lao động đã làm việc tại công ty thời gian từ 1 năm trở lên và
đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ: Có thâm niên nghề nghiệp dưới 1 năm hoặc không đồng ý tham gia
nghiên cứu. Phim chụp lồng ngực loại 4 (theo phân loại quốc tế ILO – 2000).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu chủ đích, tất cả những người lao động trong công ty tiếp xúc với yếu tố độc hại
đều được lựa chọn vào nghiên cứu. Trong tổng số 805 đối tượng có 9 đối tượng phim chụp
loại 4 số đối tượng còn lại được chọn vào nghiên cứu là 796.
2.2.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu
2.2.3.1. Biến số: tuổi, giới, thâm niên công tác, nhiệm vụ đảm nhận.
2.2.3.2. Chỉ số nghiên cứu: Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than theo giới, tuổi đời, tuổi nghề,
tình trạng hút thuốc, nhiệm vụ công tác.
2.2.3.3. Mối liên quan đến thực trạng mắc bệnh bụi phổi than ở công nhân Công ty Kho vận
và Cảng Cẩm Phả: Mối liên quan giữa giới, tuổi đời, tuổi nghề, vị trí làm việc, tình trạng hút
thuốc, số năm hút thuốc đến tình trạng mắc bệnh bụi phổi than.

53


HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII


2.2.4. Công cụ nghiên cứu
Bộ câu hỏi phỏng vấn, bệnh án nghiên cứu, phim Xquang và phiếu đọc phim theo hướng
dẫn tiêu chuẩn phân loại quốc tế ILO - 2000 phim Xquang các bệnh bụi phổi.
2.2.5. Kỹ thuật thu thập thông tin: phỏng vấn và chụp phim Xquang.
2.2.6. Quản lý, xử lý số liệu: phần mềm EPIDATA 3.1, SPSS 22.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than
Bảng 3.1. Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than theo giới
Bệnh bụi phổi than
Giới



Cộng

Khơng

n

%

n

%

n

%


Nam
Nữ

138
20

21,6
12,7

501
137

78,4
87,3

639
157

80,3
19,7

Cộng

158

19,8

638

80,2


796

100,0

Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than chiếm 19,8% với nam: 21,6%, nữ: 12,7%, sự khác nhau
về tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than giữa hai giới có ý nghĩa thống kê (p = 0,013).
Bảng 3.2. Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than theo tuổi nghề
Bệnh bụi phổi than
Nhóm tuổi đời



Cộng

Khơng

n

%

n

%

n

%

≤ 29


3

5,1

56

94,9

59

7,4

30 - 34

25

18,4

111

91,6

136

17,1

35 - 39

34


18,5

150

91,5

184

23,1

40 - 44

29

21,6

105

78,4

134

16,8

45 - 49

33

22,0


117

78,0

150

18,8

≥ 50

34

25,6

99

74,4

133

16,7

Cộng

158

19,8

638


80,2

796

100,0

Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than tăng dần theo nhóm tuổi, trong đó nhóm tuổi đời từ
50 trở lên có tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than nhiều nhất (25,6%), tiếp theo là nhóm tuổi 45 - 49
(22,0%) và nhóm tuổi 40 - 44 (21,6%), nhóm tuổi từ 29 trở xuống có tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi
than ít nhất (5,1%). Sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than giữa các nhóm tuổi có nghĩa
thống kê (p = 0,036). Tuổi trung bình mắc bệnh bụi phổi than là 42,7 ± 8,07, trong đó nam giới
là 42,4 ± 8,13, nữ là 44,6 ± 8,56.

54


CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020

Bảng 3.3. Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than theo tuổi nghề
Bệnh bụi phổi than
Nhóm tuổi nghề



Cộng

Khơng

n


%

n

%

n

%

≤ 10

51

15,0

289

85,0

340

42,7

11 - 15

43

26,1


122

73,9

165

20,7

16 - 20

25

19,5

103

80,5

128

16,1

≥ 21

39

23,9

124


76,1

163

20,5

Cộng

158

19,8

638

80,2

796

100,0

Nhóm tuổi nghề từ 11-15 năm có tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than nhiều nhất (26,1%), tiếp đó
là từ 21 năm trở lên (23,9%), 16 - 20 năm (19,5%). Nhóm tuổi nghề dưới 5 năm mắc bụi phổi
thấp nhất (15,0%), sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than giữa có nhóm tuổi nghề có
nghĩa thống kê (p = 0,013). Tuổi nghề trung bình mắc bệnh bụi phổi than là 16,1 ± 8,94, trong
đó nam giới là 16,1 ± 9,14, nữ là 16,6 ± 7,62.
Bảng 3.4. Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi theo tình trạng hút thuốc lá
Bệnh bụi phổi
Hút thuốc lá




Cộng

Khơng

n

%

n

%

n

%

Đang hút

75

26,7

206

73,3

281


35,3

Đã bỏ thuốc

4

21,1

15

78,9

19

2,4

Khơng hút

76

15,9

417

84,1

496

62,3


Cộng

158

19,8

638

80,2

796

100,0

Những người đang hút thuốc lá có tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi nhiều nhất (26,7%), tiếp theo là
những người đã bỏ hút thuốc lá (21,1%) và những người không hút thuốc lá có tỷ lệ mắc bệnh
bụi phổi than ít nhất (15,9%). Sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than giữa tình trạng hút
thuốc lá và mắc bệnh bụi phổi than rất có ý nghĩa thống kê (p = 0,001).
3.2. Nguy cơ mắc bệnh bụi phổi than
Bảng 3.5. Các yếu tố liên quan đến tình trạng mắc bệnh bụi phổi than
Bệnh bụi phổi
Biến số


n

Khơng
%

OR (95%CI)


n

%

501

78,4

p

Giới tính
Nam

138

21,6

Nữ

20

12,7

137

87,3

1
1,462 (0,835-2,558)


0,18

55


HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII

Bệnh bụi phổi
Biến số



Khơng

OR (95%CI)

p

n

%

n

%

Kỹ thuật - cơ điện

9


23,1

30

76,9

Vận tải

86

20,6

332

79,4

1,270 (0,572-2,818)

0,56

Văn phòng

11

16,9

54

83,1


1,405 (0,517-3,822)

0,51

Kho vận

27

18,4

120

81,6

1,236 (0,519-2,940)

0,63

Tiêu thụ

9

21,4

33

78,6

1,143 (0,395-3,302)


0,81

Vận hành

4

18,2

18

81,8

1,210 (0,320-4,581)

0,78

Khác

12

19,0

51

81,0

1,446 (0,538-3,887)

0,47


Đang hút

75

26,7

206

73,3

Đã bỏ thuốc

4

21,1

15

78,9

1,363 (0,436-4,259)

0,60

Khơng hút

76

15,9


417

84,1

1,743 (1,183-2,568)

0,05

Cơng việc đang làm
1

Tình trạng hút thuốc lá
1

Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy nam giới có nguy cơ mắc bệnh bụi
phổi than cao gấp 1,462 lần nữ giới (95%CI: 0,835-2,558). Người lao động ở phân xưởng kỹ
thuật có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi than cao hơn những người làm ở các phân xưởng khác,
những sự khác nhau khơng có ý nghĩa thống kê. Những người đang hút thuốc có nguy cơ bị
mắc bệnh bụi phổi than gấp 1,743 lần những người không hút thuốc lá (95%CI: 1,183-2,568).
Bảng 3.6. Các yếu tố liên quan đến tình trạng mắc bệnh bụi phổi than
Bệnh bụi phổi
Biến số


n

Khơng
%


n

OR (95%CI)

p

%

Nhóm tuổi
1

≥ 50

34

25,6

99

74,4

30 - 34

25

18,4

111

81,6 0,61 (0,125-2,99)


0,54

35 - 39

34

18,5

150

81,5 0,36 (0,080-1,608)

0,18

40 - 44

29

21,6

105

78,4 0,613 (0,226-1,667)

0,34

45 - 49

33


22

117

78

0,859 (0,375-1,967)

0,72

≥ 21

39

23,9

124

76,1

≤ 10

51

15,0

289

85,0


1,092 (0,396-3,012)

0,87

11 - 15

43

26,1

122

73,9

0,501 (0,202-1,245)

0,14

16 - 20

25

19,5

103

80,5

0,873 (0,369-2,065)


0,76

Nhóm tuổi nghề

56

1


CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020

Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy chưa có sự khác nhau về nguy cơ mắc
bệnh bụi phổi than giữa các nhóm tuổi và các nhóm tuổi nghề (p > 0,05).
IV. BÀN LUẬN
Giới tính: Shen và cộng sự [4] chưa tìm thấy sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than
giữa giới nam và nữ. Kết quả của chúng tơi tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ
mắc bệnh bụi phổi than giữa nam (21,6%) và nữ (12,7%) (p = 0,013).
Về tuổi đời: nhóm tuổi có tỷ lệ người lao động mắc bệnh bụi phổi than nhiều nhất là các
nhóm tuổi 45 - 49 và từ 50 tuổi trở lên lần lượt là 22,0% và 25,6. Kết quả nghiên cứu của Shen
và cộng sự cho thấy tuổi bị mắc bệnh bụi phổi than có thể gặp ở mọi lứa tuổi và việc phát bệnh
phụ thuộc vào thâm niên và nồng độ bụi than đã tiếp xúc, phụ thuộc thời gian bắt đầu làm
việc tại các mỏ than [5]. Những người lao động có tuổi đời trẻ hơn 45 tuổi ít bị mắc bệnh bụi
phổi than hơn. Điều này có thể lý giải do những người lao động có tuổi đời càng cao, tiếp xúc
với bụi than càng nhiều có tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than càng cao. Tuổi trung bình mắc bệnh
bụi phổi than của chúng tôi 42,7 ± 8,07 tuổi, thấp hơn Tomaskova H và cộng sự tiến hành năm
2008 (48,8 ± 12,5 tuổi) [6].
Về thâm niên công tác: nghiên cứu của Tomaskova, H (2008) thâm niên nghề nghiệp của
những người mắc bệnh bụi trung bình là 21,1 ± 7,9 năm [6]. Kết quả nghiên cứu của Ying Xia và
cộng sự (2014), tỷ lệ công nhân mắc bệnh bụi phổi than thời gian tiếp xúc với bụi than dưới 10

năm chiếm 33,32% [7]. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi, nhóm tuổi nghề có tỷ lệ mắc bệnh
nhiều nhất là nhóm 11 - 15 năm (26,1%), tiếp theo là nhóm tuổi nghề từ 21 năm trở lên (23,9%).
Tuổi nghề trung bình mắc bệnh bụi phổi là 16,1 ± 8,94 năm. Như vậy so với với kết quả nghiên
cứu của Tomaskova, H [6] cao hơn nhiều với kết quả nghiên cứu của chúng tơi. Sự khác nhau
này có lễ do cỡ mẫu nghiên cứu và tình trạng khai thác than.
Vị trí làm việc: kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy người lao động làm trong bộ phận
kỹ thuật - cơ điện tiếp xúc với bụi than qua quá trình sửa chữa máy móc, phương tiện vận tải than
có tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than cao hơn so với những người làm công tác tại các bộ phận khác.
Hút thuốc lá: tỷ lệ số người bị bệnh bụi phổi ở những người hút thuốc lá và đã từng hút
thuốc chiếm tỷ lệ 26,7% và 15,9% thấp hơn nghiên cứu của tác giả Lương Mai Anh và cộng sự
thì tỷ lệ này là 73% [1].
Nghiên cứu của Carlos Humberto Torres Rey (2015) và cộng sự tại Colombia [8] qua phân
tích hồi quy logistic đa biến các tác giả đã thấy mối liên quan giữa thâm niên làm việc tiếp
xúc với bụi than trên 30 năm (OR: 3,222, 95%CI: 1,806 - 5,748), và tiền sử hút thuốc lá (OR:
1,479, 95%CI: 0,938 - 2,334). Kết quả nghiên cứu của chúng tơi chưa thấy có mối liên quan
giữa nhóm tuổi, thâm niên nghề nghiệp, bộ phận làm việc, chí có mối liên quan chặt chẽ giữa
hút thuốc lá với mắc bệnh bụi phổi than.
V. KẾT LUẬN
Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than là 19,8%, trong đó nam có nguy cơ mắc cao hơn nữ. Nam
giới là 21,6%, nữ là 12,7% sự khác biệt này không có ý nghĩa thơng kê.
Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than tăng theo nhóm tuổi và tuổi nghề.
Những người hút thuốc là có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi than cao hơn những người
không hút thuốc lá.

57


HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Anh Lương Mai báo cáo Hội thảo tập huấn quốc gia phòng chống các bệnh bụi phổi (2015),
2. British Petroleum (BP) BP Statistical Review of World Energy. [(accessed on 10 September
2019)]; Available
online:  />3. Centers for Disease Control and Prevention (2004). Changing patterns of pneumoconiosis mortality-United States, 1968-2000. MMWR Morb Mortal Wkly Rep. Jul 23. 53(28):627-32. [Medline]
4. Shen HN, Jerng JS, Yu CJ, Yang PC (2004). Outcome of coal worker’s pneumoconiosis with acute
respiratory failure. Chest. Mar, 125 (3), 8 - 1052.
5. H; Jirak Tomaskova, Z; Splichalova, A; Urban, P; Holub, J; Gromnica, R; Hajdukova, Z||; Landecka, I;
Machartova, V; Korolova, E (2008). Lung Cancer Risk in Black-coal Miners with Pneumoconiosis in
the Czech Republic. Epidemiology, 19 (6), S172-S173.
6. Han L Han R, Ji X, Wang T, Yang J, Yuan J, Wu Q, Zhu B, Zhang H, Ding B, Ni C (2015). Prevalence
Characteristics of Coal Workers’ Pneumoconiosis (CWP) in a State-Owned Mine in Eastern China.
Int J Environ Res Public Health, 12 (7), 67 - 7856.
7. Ying Xia, Jiafa Liu, Tingming Shi, Hao Xiang and Yongyi Bi (2014). Prevalence of Pneumoconiosis in
Hubei, China from 2008 to 2013. Int. J. Environ. Res. Public Health, 11 (9), 8612 - 8621.
8. Ibañez, Pinilla M, Torres Rey CH, Briceño Ayala L (2015). Underground coal mining: relationship
between coal dust levels and pneumoconiosis, in two regions of Colombia, 2014. Biomed Res Int.



58



×