Quan hệ pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động là
tương quan pháp lí giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tương quan
này được điều chỉnh bởi luật lao động. Tức là nó được xác lập, chấm dứt trên cơ
sở các quy định của luật lao động. Sau đây, em xin phân tích điều kiện chủ thể
của người lao động khi tham gia quan hệ pháp luật giữa người lao động và
người sử dụng lao động.
Điều kiện chủ thể của người lao động khi tham gia quan hệ giữa người lao
động và người sử dụng lao động bao gồm điều kiện về năng lực pháp luật của
người lao động và năng lực hành vi của người lao động.
Thứ nhất, về năng lực pháp luật của người lao động:
Năng lực pháp luật của người lao động là khả năng người nào đó được
pháp luật quy định cho các quyền và buộc phải gánh vác những nghĩa vụ lao
động. Năng lực pháp luật là loại năng lực khách quan, ở bên ngoài và không phụ
thuộc ý chí chủ quan của người lao động. Năng lực pháp luật lao động được thể
hiện thông qua hệ thống các quy định của pháp luật.
Theo như quy định tại điều 6, Bộ luật lao động thì: “ người lao động là
người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao
động.”.
Từ quy định trên của pháp luật thì một người được coi là có tư cách, tức là
có năng lực pháp luật có thể tham gia vào quan hệ lao động cụ thể khi đã đủ 15
tuổi. Ví dụ như một công ty X, muốn tuyển nhân viên cho công ty của mình, thì
nhân viên đó chắc chắn phải đáp ứng được điều kiện là đủ 15 tuổi.
Quy tắc về tuổi của người lao động do pháp luật quy định như trên ở khía
cạnh nào đó cũng chỉ mang tính chất chung, có tính phổ biến. Bời vì bên cạnh
việc quy định về năng lực pháp luật đầy đủ thì pháp luật cũng có các quy định
khác như là những ngoại lệ nhằm đảm bảo quyền lao động cho những người
chưa đủ 15 tuổi. Ở khía cạnh khác, tuổi lao động của người lao động còn được
pháp luật đẩy lên một mức cao hơn nhằm đảm bảo cho những mục tiêu quản lí
lao động của Nhà nước.
Thứ hai, về năng lực hành vi lao động
Năng lực hành vi của người lao động là khả năng thực tế của người lao
động trong việc tạo ra, hưởng dụng các quyền và gánh vác các nghĩa vụ lao
động. Người lao động một mặt thực thi được các quyền và nghĩa vụ do pháp luật
quy định. Mặt khác, có thể tạo ra các quyền năng cụ thể cho mình trên cơ sở
quyền năng mà pháp luật đã ghi nhận nhằm đạt được những giá trị, những lợi ích
thiết thực cho bản thân mình, những cái đã được đặt ra khi tham gia quan hệ lao
động. Muốn vậy, về phương diện năng lực hành vi, người lao động phải có thể
lực và trí lực.
Thể lực là một trong những thuộc tính quan trọng của người lao động.
Thể lực của người lao động được thể hiện qua hai yếu tố cơ bản là hình thể và
sức khỏe của người lao động đó.
Hình thể là sự kết hợp thể hiện của các yếu tố khác nhau là biểu hiện bề
ngoài mà người sử dụng lao động có thể nhận biết được như: chiều cao, cân
nặng, dung nhan, các khí quan…
Sức khỏe của người lao động là sức lực mà người lao động có được để có
thể thực hiện được các thao tác, các nhiệm vụ trong quá trình làm việc. Kinh
nghiệm cho thấy cơ thể cường tráng mạnh khỏe chính là điều rất được đề cao khi
tiến hành các hoạt động đánh giá người lao động.
Trí lực chính là khả năng tự nhận thức và điều khiển hành vi của người
lao động. Người lao động phải nhận thức được những vấn đề thuộc về mối quan
hệ giữa bản thân học và người sử dụng lao động với môi trường tự nhiên, xã hội
và kĩ thuật xung quanh quá trình lao động đó. Trực tiếp nhất, người lao động
phải nhận thức được các quyền và nghĩa vụ, lợi ích của mình cũng như người sử
dụng lao động. phải điều khiển được các hành vi của mình thông qua việc thực
hiện được các thao tác, các hoạt động lao động, có thái độ và sự phản ứng rõ
rang đối với các hiện tượng, các bước lien quan đến quá trình lao động. Ví dụ:
người lao động sử dụng trí lực của mình để nhận biết, đánh giá xem công việc
nào phù hợp với sức khỏe, nhận thức của mình để lựa chọn một công việc phù
hợp với mình nhất.
Điều kiện để có năng lực hành vi: là người lao động cần phải có thời
gian học tập, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm. Theo luật, một người đủ 15 tuổi
được coi là đã có khả năng lao động thực thụ. Có năng lực hành vi thực sự tức là
có khả năng tham gia quan hệ lao động.
Tóm lại, việc quy định điều kiện của chủ thể của người lao động khi tham
gia vào quan hệ pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động nhằm
đảm bảo được quyền lợi cũng như đảm bảo lợi ích khác mang tính cá nhân như
về sức khỏe, nhận thức cho người lao động. Đồng thời, tránh được tình trạng sử
dụng lao động chưa đến độ tuổi lao động của người sử dụng lao động hay những
lao động không đáp ứng được đủ điều kiện về thể lực cũng như trí lực, làm ảnh
hưởng đến sức khỏe của người lao động.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật lao động Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội
2. Bộ luật Lao động Việt Nam
3. Một số tài liệu tham khảo khác.