Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

tiết 93- Đêm nay bác không ngủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.06 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Ngày soạn: ……….
Ngày giảng: 6B ………..


<i><b>Tiết 93+94</b></i>
<i><b>Văn bản </b></i>


<b>ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ</b>
<i><b>(Minh Huệ)</b></i>


<b>I. Mục tiêu</b>


<b>* Mức độ cần đạt:</b>


<b> - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lịng u</b>
thương mênh mơng, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào. Thấy
được tình cảm yêu quý, kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác.


- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ. Kính yêu Bác Hồ, biết ơn
thế hệ cha anh, kỹ năng phân tích thể thơ năm chữ.


<b>* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: </b>
<b>1. Kiến thức </b>


- HS cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong cảm nhận của người
chiến sĩ


- Nắm được nghệ thuật đặc sắc của bài thơ: kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu
hiện cảm xúc, các biện pháp nghệ thuật


<b>2. Kĩ năng</b>



- Kể tóm tắt diễn biến câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn


- Bước đầu biết đọc thơ tự sự viết theo thể năm chữ có kết hợp các yếu tố biểu cảm
thể hiện được tâm trạng lo lắng không yên của Bác, tâm trạng ngạc nhiên xúc động
, lo lắng và niềm sung sướng, hạnh phúc của người chiến sĩ.


- Tìm hiểu sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự ,miêu tả, biểu cảm trong bài thơ
- Trình bày được suy nghĩ sau khi học xong bài thơ


<b>*Kỹ năng sống:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Tự cảm nhận giá trị của bài thơ


- Suy nghĩ sáng tạo, giao tiếp, lắng nghe tích cực
<b>Tích hợp giáo dục Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh:</b>
<b>3. Thái đợ </b>


- Giáo dục tình cảm kính yêu lãnh tụ
<b>4. Phát triển năng lực học sinh : </b>


- Năng lực giao tiếp, sử dụng ngơn ngữ, giải quyết tình huống, sáng tạo .
<b>II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh</b>


- Giáo viên; SGK, SGV, giáo án. Thơ Tố Hữu (hình ảnh Bác Hồ), Tài liệu tham
khảo về Minh Huệ


- Học sinh: soạn bài, sgk, vở ghi
<b>III. Phương pháp</b>


- Vấn đáp thuyết trình giải thích , kt khăn phủ bàn, vấn đáp...


<b>IV. Tiến trình giờ dạy- giáo dục</b>


<i><b>1. Ổn định tổ chức (1’)</b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ (5’)</b></i>


<b>? Phân tích nhân vật Ph-răng và thầy Ha-men</b>
* Chú bé Phrăng


- Tâm trạng: Chán học ham chơi nhưng đã ý thức được việc đến trường.
<b>* Khi đến trường</b>


- Quang cảnh sân trường và khơng khí lớp học trang trọng khác thường.
- Tâm trạng Phrăng trong buổi học cuối cùng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Ngạc nhiên thấy sao mình lại hiểu bài đến thế… Chưua bao giờ tôi thấy thầy lại
lớn lao đến thế.


+ Phrăng ân hận đau lòng nuối tiếc và khát khao được học tiếng Pháp
<i> * Thầy giáo Hamen</i>


- Thầy là một công dân yêu nước nên tha thiết kêu gọi mọi người u tiếng nói dân
tộc, giữ gìn và học tập ngơn ngữ dân tộc vì đó là biểu hiện của tình yêu nước


<i><b>3 .Bài mới (36’)</b></i>


<i>- Mục đích: Giới thiệu bài mới</i>
<i>-PP: Thuyết trình</i>


<i>- Thời gian: 1’</i>



Một canh… hai canh… lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành


Canh bốn canh năm vừa chọp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.


Không ngủ được đã trở thành quen thuộc đối với Bác. Khơng ngủ được vì
cịn lo cho đất nước còn giặc ngoại xâm, lo cho nhân dân phải làm nô lệ. “Đêm nay
Bác ko ngủ” là một trong muôn vàn những đêm không ngủ của Bác. Vậy nguyên
nhân nào khiến đêm nay Bác không ngủ được chúng ta cùng tìm hiểu.


Tiết 1


<i><b>Hoạt động của thầy và trị</b></i> <i><b>Nội dung cần đạt</b></i>
<b>Hoạt đợng 1 (7’)</b>


<i>- Mục đích: giúp HS hiểu khái quát tác </i>
<i>giả, tác phẩm.</i>


<i>- PP: vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,</i>
<i>giảng bình</i>


<i>- KT động não</i>


<b>I. Giới thiệu chung </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>-Hình thức tổ chức DH: cá nhân, nhóm.</i>
<i>- Cách thức tiến hành:</i>


<i><b>?) Nêu vài nét về tác giả Minh Huệ</b></i>


(Hs dựa vào phần chuẩn bị bài và vận
dụng thao tác trình bày 1’ để trả lời)
- Tên khai sinh là Nguyễn Thái, sinh
1927, quê ở Nghệ An, làm thơ từ thời kc
chống Pháp.


<i><b>?) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ</b></i>
- Dựa trên sự kiện có thực: 1950, Bác Hồ
chỉ huy chiến dịch Biên giới, Bác trực
tiếp ra mặt trận chỉ huy cuôc chiến đấu.
Đầu năm 1951, Minh Huệ ở Nghệ An,
gặp một người là bộ đội từ miền Bắc về.
Người bạn ấy kể cho nhà thơ một kỉ
niệm được gặp bác trong một đêm trên
đường đi chiến dịch Biên Giới. Câu
chuyện gây xúc động cho Minh Huệ và
ông đã dựa vào đó để sáng tác bài thơ.
<i><b>? Em nhận xét gì về thể thơ và PTBĐ?</b></i>


<b>Hoạt đợng 2(28’)</b>


<i>- Mục đích: giúp HS nắm được nd, tư </i>
<i>tưởng văn bản.</i>


<i>- PP: vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,</i>
<i>giảng bình</i>


<i>- KT động não</i>


<i>-Hình thức tổ chức DH: cá nhân, nhóm.</i>


<i>- Cách thức tiến hành:</i>


* GV nêu yêu cầu đọc


- Minh Huệ (Nguyễn Thái – 1927) quê
Nghệ An, làm thơ từ kháng chiến chống
Pháp


<i><b>2. Tác phẩm</b></i>


- Sáng tác 1951, in trong tập “Thơ Việt
Nam 45 – 75” – NXB HN (1976)


- Là bài thơ nổi tiếng của tác giả có
nhiều yếu tố tự sự


- PTBĐ: Thơ tự sự kết hợp miêu tả và
biểu cảm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Giọng tâm tình, chậm rãi, thủ thỉ


- Phân biệt 3 giọng: kể chuyện. miêu tả;
giọng lo lắng của anh đội viên, giọng
trầm ấm của Bác Hồ.


- GV đọc mẫu một đoạn -> gọi 2 HS đọc
tiếp


<i><b>?) Bài thơ kể lại câu chuyện gì? Em</b></i>
<i><b>hãy kể tóm tắt diễn biến câu chuyện đó</b></i>


- 3 HS trình bày


* GV: Bài thơ như một câu chuyện về
một đêm không ngủ của Bác Hồ trên
đường đi chiến dịch trong thời kì kháng
chiến chống thực dân Pháp. Cả bài thơ
làm rõ hoàn cảnh, thời gian địa điểm
diễn ra câu chuyện.


<i><b>?) Nêu hoàn cảnh, thời gian, địa điểm</b></i>
<i><b>diễn ra câu chuyện</b></i>


- Hoàn cảnh: trên đường đi chiến dịch,
trời mưa lâm thâm và lạnh.


- Thời gian: một đêm khuya, từ lúc anh
đồn viên thức lần 1 -> Thức ln cùng
Bác


- Địa điểm: trong một mái lều tranh xơ
xác


<i><b>?) Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn ?</b></i>
<i><b>Nội dung từng đoạn</b></i>


- Có nhiều cách:
Cách 1: 2 đoạn
+ 9 khổ đầu: lần 1…
+ 7 khổ tiếp: lần 2…



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Cách 2: 3 đoạn


- Khổ 1: Thắc mắc của anh đội viên
- Khổ 2-15: câu chuyện giũa anh đội
viên và Bác Hồ


- Khổ 16: lí do Bác khơng ngủ


<i><b>?) Trong bài thơ có những nhân vật</b></i>
<i><b>nào? Ai là nhân vật trung tâm? Vì sao?</b></i>
- 2 nhân vật (Bác Hồ và anh đoàn viên)
-> nhân vật trung tâm là Bác Hồ.


<i><b>?) Hình tượng Bác Hồ hiện lên trong</b></i>
<i><b>bài thơ bằng cách nào? Tác dụng</b></i>


- Hiện lên qua cái nhìn và tâm trạng của
anh đội viên, qua những lời đối thoại
giữa 2 người. Mặc dù tác giả không sử
dụng ngôi kể ở ngôi thứ nhất nhưng lời
kể, tả đều từ điểm nhìn và tâm trạng của
anh đội viên. Anh vừa là người chứng
kiến, vừa tham gia vào câu chuyện, bài
thơ làm hình tượng Bác hiện ra vừa tự
nhiên, khách quan mà có mối quan hệ
gần gũi, ấm áp với ng chiến sĩ.


<i><b>?) Nhận xét cách mở đầu bài thơ của</b></i>
<i><b>tác giả</b></i>



Cách vào chuyện tự nhiên, giản dị,
đồng thời đặt ra ngay 1 thắc mắc, băn
khoăn trong tâm trang nhận vật trữ tình:
Vì sao đã khuya lắm mà Bác vẫn chưa
ngủ? Băn khoăn của nhân vật cũng là
băn khoăn của ng đọc. Cái nút của nhân
vật đã xuất hiện, tạo sự hấp dẫn đầu tiên


<i>3. Phân tích</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

cho ng đọc.


<i><b>?) Hai lần anh đội viên thức dậy thấy</b></i>
<i><b>Bác không ngủ. Anh đội viên có tâm</b></i>
<i><b>trạng và cảm nghĩ thế nào khi thức</b></i>
<i><b>giấc lần 1 </b></i>


- Lần 1: ngạc nhiên (vì khuya Bác vẫn
ngồi trầm ngâm bên bếp lửa) ->chăm
chú nhìn Bác, theo dõi hành động và cử
chỉ của Bác.




Từ ngạc nhiên tới xúc động, anh hiểu
rằng, Bác vẫn ngồi đốt lửa sưởi ấm cho
các chiến sĩ. Niềm xúc động càng lon
khi anh chứng kiến cảnh Bác Hồ đi dém
chăn cho các chiến sĩ với những bước
chân nhẹ nhàng để khơng làm họ giật


mình


<i><b>?) Hai câu thơ</b></i>


<i><b> “ Bóng Bác cao lồng lộng</b></i>
<i><b> Ấm hơn ngọn lửa hồng”</b></i>


<i><b>Gợi cho em tưởng tượng như thế nào</b></i>
Ở trạng thái mơ màng như trong giấc
mộng, anh đội viên cảm nhận đc sự lớn
lao và gần gũi của vị lãnh tụ qua hình
ảnh so sánh.


<i><b>?) Tác giả sử dụng nghệ thuật gì ở</b></i>
<i><b>đây? tác dụng</b></i>


- Nghệ thuật so sánh” “Bóng
Bác...hồng” -> so sánh không ngang
bằng


<sub></sub> Hình ảnh Bác Hồ hiện ra qua cái
nhìn đầy xúc động của anh chiến sĩ đang
trong tâm trạng lâng lâng mơ màng, vừa
lớn lao, vĩ đại, vừa gần gũi, sưởi ấm lịng


- Qua những lần thức giấc và gặp hình
ảnh Bác Hồ đang thức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

anh hơn cả ngọn lửa hồng.



Trong sự xúc động cao độ, anh thổn
thức cả nỗi lòng, thốt lên những câu hỏi
đầy tin yêu và lo lắng với Bác. Bác có
lạnh lắm ko. Anh tha thiết mời Bác đi
ngủ. Anh nằm ko yên vì nỗi lo bề bộn về
sức khỏe của Bác.


<i><b>?) Vì sao khơng có lần thứ hai anh</b></i>
<i><b>đồn viên thức dậy</b></i>


<b> - Vì ko muốn câu chuyện trùng lặp</b>
- Lần thư 3 ko hẳn là lần 3 mà cịn có
nghĩa là nhiều lần… lần nào tỉnh, anh
cũng thấy Bác không ngủ.


<i><b>?) Tâm trạng của anh đội viên thể hiện</b></i>
<i><b>qua những từ ngữ nào. Ý nghĩa chi tiết</b></i>
<i><b>đó</b></i>


- Hốt hoảng, giật mình, nằng nặc




Câu chuyện được đưa tới đỉnh điểm khi
lần thứ 3 thức giấc, tròi sáp sáng, anh
chiến sĩ vẫn thấy Bác ngồi đinh ninh. Sự
lo lắng của anh đã tói mức hốt hoảng.
Cứ ngỡ sau khi đi dém chăn cho các
cháu đội viên, Bác sẽ ngủ. Ai ngờ- Bác
vẫn thức.



Nếu ở trên anh chỉ dám thầm thì hỏi
nhỏ. Lần này anh hết sức năn nỉ vội vàng
nằng nặc mời Bác nghỉ. Câu thơ thể hiện
sự thiết tha, năn nỉ của a: Mời Bác ngủ
Bác ơi...


<i><b>?) Bác trả lời anh đôi viên ntn?Câu trả</b></i>
<i><b>lời giúp anh cảm nhận đc thêm điều gi</b></i>
<i><b>về Bác</b></i>


<i>Bác ngủ khơng an lịng</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i>Bác thương đồn dân công</i>
<i>….</i>


 Anh cảm nhận tấm lịng
mênh mơng của Bác với nhân dân.


<i><b>?) Anh cảm thấy thế nào khi nghe câu</b></i>
<i><b>trả lời của Bác. Tìm những câu thơ thể</b></i>
<i><b>hiện tâm trạng anh đội viên</b></i>


Được tiếp cận, thấu hiểu tình thương,
đạo đức cao cả ấy của Bác, anh chiến sĩ
đã lớn lên thêm về tâm hồn, tình cảm,
hưởng hạnh phúc lớn lao


Lịng vui sướng mênh mơng
<i> Anh thức luôn cùng Bác</i>



<i><b>?) Tình cảm anh đội viên cũng chính là</b></i>
<i><b>tình cảm của bộ đội và nhân dân đối</b></i>
<i><b>với Bác. Qua bài thơ, em cảm nhận</b></i>
<i><b>điều gì về tình cảm của nhân dân với</b></i>
<i><b>Bác</b></i>


<b> Qua diễn biến tâm trạng của người </b>
chiến sĩ, bài thơ biểu hiện cụ thể và chân
thực tình cảm của anh, cũng là tình cảm
chung của bộ đội và nhân dan ta đối với
Bác Hồ. Đó là lịng kính u vừa thiêng
liêng, vừa gần gũi, là lòng biết ơn và
niềm hạnh phúc được nhận tình yêu
thương và sự chăm sóc của Bác Hồ, là
niềm tự hào về vị lãnh tụ vĩ đại mà bình
dị


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i><b>4 .Củng cố (2’)</b></i>


<i>- Mục đích: củng cố lại kiến thức</i>
<i>-PP: vấn đáp</i>


<i>-KT động não</i>


<i>-Hình thức: cá nhân</i>


<i>?Bài thơ thể hiện tình cảm của anh đội viên với Bác ntn?</i>
- 2 HS phát biểu .



-GV chốt ND


<i><b>5. Hướng dẫn về nhà (1’)</b></i>


- Học thuộc thơ, diễn biến tâm trạng của anh đội viên


- Soạn tiếp bài để chuẩ bị cho tiết 2 “ Đêm nay Bác không ngủ”
<b>V. Rút kinh nghiệm</b>


</div>

<!--links-->

×