Đề tài: Tìm hiểu về đặc điểm văn hóa của dân tộc Hmông ở xã Nong UĐiện Biên Đông-Tỉnh Điện Biên
Bài làm
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
Điện Biên Đông là một huyện miền núi thuộc tỉnh Điện Biên , nằm ở phía
Đơng Nam thành phố Điện Biên , tách ra từ 10 xã vùng cao của huyện Điện
Biên vào năm 1996 đến năm 2005 thì thị trấn Điện Biên Đông được xây dựng
trên cở sở xã Na Son cách thành phố khoảng 50km.
1 Vị trí địa lí
Diện tích: 1.206,39 km
Dân số : 48,990 người
Phía bắc Điện Biện Đơng giáp huyện Mường Ảng
phía tây giáp huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ
phía Nam và phía Đơng giáp tỉnh Sơn La
2 Địa hình
Điên Biên Đơng nằm ở độ cao trung bình 900-1000m . Địa hình hiểm trở
bị chia cắt bởi nhiều khe suối , vực sâu , đồi núi chiếm 90% diện tích đất tự
nhiên có hai con sông lớn chảy qua, sông Mã và sông nậm ngám
3 Khí hậu
Điện Biện Đơng là vùng khí hậu nhiệt đới , hằng năm chịu ảnh hưởng của
hai khối khí lớn , khpoong khí phía bắc khơ, lạnh và khơng khí phía nam nóng
ẩm khí hậu Điện Biên Đơng được chia là hai mùa; mùa lạnh ( tháng 11-4 năm
sau) và mùa khô (từ thắng 5-10) , lượng mưa trung bình trên năm từ 16001700mm tập trung chủ yếu vào cac thắng 6,7,8 , nhiệt độ bình quân 22 c
4 Tài ngun
Điện Biên Đơng có một số tài ngun lớn như vàng ở xã phì Nhừ và chì, kẽ
ở một số nơi khác, vì là huyện nghèo va mới thành lập nên cịn nhiều khó khăn.
1
4.1 Điêu kiện kinh tế , xã hội
Điện Biên Đông tuy địa hình dốc cịn nhiều khó khăn trong kinh tế, song
có hệ thống sơng suối dày đặc độ dơc lớn có tiêm năng phát triển thủy điện ,
thủy lợi huyện có thủy điện Na Phát( Na Son ) với công suất lớn 200 kw , thủy
lợi ở Nậm Ngám Pu Nhi dự kiến cung cấp nước tưới cho khoangr1.200 ha diện
tích đất sản suất của hai huyện Điện Bien Đơng Vf Điện Biên. Đất đai ở nơi đây
thích hợp cho trồng các loại cây như: lúa, ngô, khoai, sắn , lạc, trầu , bông…
chăn nuôi chủ yếu là trâu, bị , dê và lợn, gà .
4.2 Văn hóa , xã hội
Điện Biên Đơng gồm có 14 đơn vị hành chính , thị trấn huyện và 13 xã trực
thuộc :Nong U , Pu Nhi , Xa Dung , Phì Nhừ , Pú Hồng , Tìa Dình, Phìng
Giàng, Na Son , Keo Lôm , Chiềng Sơ , Mường Luân , Luân Giói , Háng Lìa. Là
địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số như dân tộc Thái ,Lào, Sinh Mun , Khơ
Mú , Hmơng… trong đó dân tộc Hmơng chiếm dân số đông nhất( 53,73%) sinh
sống chủ yếu trên núi và làm nương rẫy và trồng lúa, ngô,sẵn,đậu tương…người
Hmông được phân biệt bởi hai tên gọi là Mông Đỏ và Mơng trắng vì trang phục
khác nhau và cách mạc cũng khác ,hiện nay người Mơng trắng mạc quần có hai
cái che trước và sau, cịn người Mơng đỏ mạc váy còn các phong tuc , tập quán
sinh hoạt gần giống nhau
Tiềm năng du lịch có tháp cổ ở Mường Luân và một số khu du lịch nhỏ
khác đang trong q trình hình thành , khu di tích văn hóa của tỉnh được bộ cơng
nhận là di tích văn hóa quốc gia năm 1981
II VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA DÂN TỘC HMƠNG
1 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Hmơng
Dân tộc Hmông là cư dân sống chủ yếu trên đỉnh núi ,nơi khơ ráo thống
mát nhà ở của họ được làm kiên cố, ngôi nhà dù to hay nhỏ đều làm ba gian ,
gian đầu tiên là gian chính được đặt bếp và phịng ngủ của ơng bà chủ nhà,gian
tiếp theo là gian đặt bàn thờ và sinh hoạt ,tiếp khach ,ăn cơm..gian tiếp theo là
nơi ngủ của các con cháu và bếp phụ, giường ngủ của khách.
2
Nhà của dân tộc Hmơng có tổng diện tích là 431,98m2 khá vững chắc,
trong nhà ở gian hồi bên phải có cửa phụ ở đầu hồi để thơng ra ngồi.bên trong
gian này giáp vách ,gian giữa có cửa chính;giáp vách hậu là bàn thờ.Về phía
trước giáp vách ngang với gian hồi.bên phải đặt cối say ngơ.gian giữa có vách
ngăn trổ cửa thơng với gian hồi bên trái.nhà đất mái hình mai rùa làm bằng cỏ
tranh,dùng làm buộc dây, nền nhà tôn cao, xung quanh được kè bằng đá tự
nhiên, cửa chính mở ở trước mặt nhà. Tường vách thường bằng hoặc bằng liếp
nứa, cỏ tranh.Trong nhà, ba gian chính để thơng nhau. Nhà có 2 bếp ở 2 phía đầu
hồi, một bếp để đun nước cho khách, một bếp để nấu nướng trong gia đình và có
sàn gác (sàn kiêng) đặt trên xà ngang - nơi để ngơ, thóc, lúa và các hạt giống cây
trồng.
Chuồng gia súc có diện tích 6,29m2, bằng gỗ, lợp ván ở trên và lát ván ở
dưới.Xung quanh được quây bằng gỗ tròn hoặc thưng ván.
3
Làm nhà được coi là một việc hệ trọng trong đời người H’Mông, do vậy
ngày về nhà mới là ngày đại sự của gia chủ. Ngày hôm ấy, người ta tổ chức ăn
uống vui vẻ, chúc nhau mọi sự tốt lành.
Cùng với việc làm nhà mới là làm chuồng gia súc.Chuồng gia súc được làm
chếch với cửa chính, tuỳ thuộc vào hướng gió.Để làm chuồng gia súc, người ta
cũng phải xem tuổi gia chủ, tính ngày tháng rồi mới làm.Người H’Mơng rất u
q gia súc, có khi cịn làm chuồng gia súc tốt hơn làm nhà ở. Khi làm chuồng
gia súc người H’Mông đều thắp hương cúng ma chuồng, ma trại phù hộ cho gia
súc hay ăn chóng lớn, dễ nuôi.
Trải qua bao đời, sinh sống bên những sườn núi cao, những ngơi nhà trình
tường của người H’Mơng vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cổ xưa, luôn hấp dẫn du khách
đến và tìm hiểu phong tục tập quán của một dân tộc vùng cao trong cộng đồng
các dân tộc Hmông. Đây là một số nét văn hóa tâm linh khi làm nhà cũng là một
quy trình truyền thống của họ dân tộcHmơng là tộc người sống đồn kết giút đỡ
nhau trong mọi công việc và cuộc sống ngày nay dân tộc mơng cũng có những
biến đổi trong sinh hoạt cộng đồng,và biến đổi trong cách làm nhà họ lợp ngói
hoạc làm nhà sàn như dân tộc thái.
2. Trăng phục của dân tôc Hmông
Trang phục truyền thống của người phụ nữ Mông bao gồm khăn đội đầu,
áo xẻ ngực, váy, xà cạp lưng và xà cạp chân. Khăn đội đầu thường dùng vải có
chiều dài 18m để quấn thành từng nếp vịng quanh đầu hoặc dùng khăn hình chữ
nhật quấn lại hình mỏ quạ. Áo có cổ phía trước hình chữ V, phía sau thường có
hình chữ nhật hoặc hình cánh én. Phần cổ áo được cắt may rất tỉ mỉ, đây là một
trong những phần khó nhất của bộ trang phục, chỉ có những thợ lành nghề mới
có thể làm được. Họa tiết trang trí hay phụ kiện đi kèm thường rất đa dạng.Trang
phục của những người phụ nữ Mông hoa và Mơng trắng, áo thường thêu nhiều
hoa văn hình chữ nhật, hình vng, hình trịn, quả trám… Trên áo thường được
đính thêm các hạt cườm tạo vẻ đẹp cho áo và màu chủ đạo trên áo thường có
4
màu trắng hoặc màu xanh. Đối với áo của người phụ nữ Mơng đen hoặc Mơng
đỏ thì các họa tiết trang trí thường là hình bơng hoa, hình chữ nhật…, tập trung
nhiều ở hai ống tay và trước ngực; màu sắc chủ đạo thường là màu đen hoặc đỏ.
Váy của người phụ nữ Mông được may tỉ mỉ, khéo léo với nhiều họa tiết
trang trí và màu sắc sặc sỡ; những nếp uốn lượn như những gợn sóng tạo độ
bồng bềnh và mềm mại cho chiếc váy.Đối với những chiếc váy để đi hội hoặc là
váy cưới cô dâu đặc biệt hơn bởi được đính rất nhiều hạt cườm.Xà cạp lưng
thường được sử dụng để cố định váy khi mặc. Ngồi ra người phụ nữ Mơng cịn
sử dụng thêm một xà cạp để trang trí; nó có thể dài để quấn quanh eo hoặc là có
hình chữ nhật để đeo trước váy. Độ dài của xà cạp có thể là ngang đùi, ngang gối
hoặc có chiều dài bằng với váy.Xà cạp chân được dùng để quấn quanh chân, tạo
độ vững chắc và thon gọn cho đôi chân người phụ nữ.
Đi kèm với bộ trang phục truyền thống, là những bộ trang sức bằng bạc
được làm thủ cơng. Đó có thể là hoa tai to bản được chạm khắc tinh xảo, hoặc là
bộ vịng bạc đeo cổ có kích thước lớn dần… Để mặc một bộ trang phục truyền
thống của người phụ nữ Mông không phải là đơn giản: từ cách xếp khăn đội đầu
cho tới kỹ thuật mặc váy và quấn xà cạp chân… đều đòi hỏi sự khéo léo cao.
Trung bình mỗi lần thay một bộ trang phục cho các dịp lễ hội phải mất từ 1-2
giờ.Một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ người Mơng bình thường có giá
khoảng 1-2 triệu đồng; đối với những trang phục được may cắt thủ công cầu kỳ
dùng để đi hội hoặc làm của hồi môn cho con gái trước khi về nhà chồng thì có
giá từ vài triệu cho tới vài chục triệu đồng. Sở dĩ trang phục của người phụ nữ
Mông đắt như vậy là do trang phục được cắt may rất cầu kỳ, mỗi một họa tiết
được đầu tư làm rất tỉ mỉ và mỗi bộ thường phải may trong khoảng thời gian từ
2-3 tháng. Vì vậy mỗi người phụ nữ Mông trước khi về nhà chồng thường chỉ có
vài bộ trang phục.
5
3. Ẩm thực của dân tộc Hmơng
Văn hóa ẩm thực của dân tộc mông là một nét văn khá tiêu biểu mang đậm
bản sắc tộc người, khi nói đên ẩm thực chúng ta nhớ tới các món ăn khác nhau
được chế biến cầu kỳ và đơn giản từ các loại rau,qủa sẵn có trong tự
nhiên.Trong các món ăn hàng ngày cũng như lễ hội, dân tộc H'Mông rất chú
trọng đến gia vị và màu sắc vì đặc điểm thiên nhiên ở đây giá lạnh, rất cần có
những món ăn ấm, nóng với màu sắc mạnh đặc biệt là ớt khơ được đồng bào
chú ý và chế biến cầu kỳ nhất, bỏ vào các loại thức ăn hơn nữa là dùng để chấm
cơm nếp.
6
Cây lương thực chính của người H'Mơng là cây ngơ và lúa cho nên ở nhiều
vùng, đồng bào sử dụng ngơ, lúa là món ăn chính. Món ngơ hấp (hoặc đồ,
thường gọi là mèn mén) bao giờ cũng ăn với canh có nhiều mỡ, do ở vùng cao,
trời rét nên mỡ là món ăn thường xun. Đối với người H'Mơng, bữa ăn sáng là
bữa phụ, hai bữa chính là trưa và tối. Ngô được xay thành bột, trộn nước cho đủ
ẩm rồi nhào bột đồ chín lần đầu, đổ ra cho nguội, lại cho chút nước nhào đều và đồ
tiếp lần nữa. Bột chín được đổ vào rá rồi dùng thìa xúc ăn với nước canh, rau,
thịt và các thức ăn khác.Người HMơng cịn dùng ngơ non thái hạt, xay nhuyễn
hoặc dùng bột ngô nếp làm bánh rợm, bánh trôi. Món ăn phổ thơng được đồng
bào ưa dùng là đỗ tương xay thành bột đun sơi, cho ít nước chua và rau vào nấu
chín làm canh. Món ăn khơ là lạc, vừng rang. Các loại thịt được nấu, nướng
hoặc hầm nhừ với gia vị nhưng khơng có tập qn làm thắng cố.Thịt để dành lâu
ngày được ướp muối, phơi hoặc sấy khô trên gác bếp. Do điều kiện sống trên núi
nên ngoài thịt thú rừng, thịt gia súc, gia cầm, trứng gà, vịt, hiếm khi đồng bào
được ăn ốc, cá. Các loại rau rừng như bồ khai, rau ngót rừng, các loại nấm,
măng, hoa chuối, lõi non thân chuối, các loại quả bứa, vả, dâu da thường được
xào nấu hoặc ăn sống như các loại quả cây. Ngoài ra vào các dịp lễ tết người
Hmơng cịn bánh dày là loại bánh tiêu biểu không thể thiếu, được làm bằng gạo
nếp và gói hay bọc bằng lá chuối đây cũng là một món ăn làm mất thời gian
nhiều nhất.các loại thịt nướng,rắn luộc đó là thịt gà , điều mang ý nghĩa tâm linh
và dùng trong tối ngày 30 tết.
Đồ uống hàng ngày là nước đun sôi để nguội, hoặc nướng quả ngô cháy
vàng cho vào nồi nước sôi để dùng như nước chè nhưng có chút mùi khét, vị
ngọt; hoặc uống chè dây là cây dây leo bò, mọc hoang ở rừng núi. Do du canh
du cư không trồng được chè, đồng bào thường mua chè để uống, tiếp khách.
Nhiều khi đi rừng, làm nương rẫy họ còn phải uống nước khe suối.
Rượu được rất nhiều người ưa dùng, thậm chí nam giới thường dùng hàng
ngày.Các dịp cưới xin, cúng ma, tiếp khách và các ngày tết không thể thiếu
rượu. Do cây lương thực chính là ngơ nên rượu của người H'Mông thường được
7
cất từ ngơ. Tuy nhiên cũng có người cất rượu từ mì, mạch, sắn…Trong cuộc
sống hàng ngày đồng bào đân tộc HMơng khó khăn và phải đi làm cả ngày nên
khơng có thời gian để làm các món ăn và chế biến nhưng trong các ngày hội,lễ
thì ln được mọi người chú ý đây cung là một ly do hơn nữa đối với dân tộc
Hmông họ cũng không chú trọng đến hàng ngày vì điều kiện khó khăn, họ ăn
thịt lợn,gà và trứng cũng chỉ là thỉnh thoảng vì ngày nay dịch bệnh liên miên nên
họ nuôi được bao nhiêu thì ăn và dùng bấy nhiêu. Vào mùa mưa nhà người
Hmông làm bánh dày cái bánh này được làm bằng gạo nếp cách làm như sau:
Được làm rất công phu và tốn kém thời gian làm từng bước theo thứ tự,khi xác
thóc xong làm sạch sẽ rồi đổ vào xơ hoặc chậu ngân tầm hai tiếng đồng hồ thì vo
để vào rổ tầm năm phút thì đồ lên trong lúc đang đồ thì luột một quả trứng chỉ
lấy lịng đỏ xoa vào tay và các dụng cụ cần thiết để nặn bánh khơng bị dính khi
nào chín mềm dẻo rồi mới xưới bỏ vào cái giã rồi hai người hai bên thi nhau giã
cho tới khi nhuyễn nặn được thì hai người phụ nữ vào nặnngay không được để
nguội nếu để nguội thì sẽ khơng nặn dược nữa.
Bánh dày khơng chỉ là chuyện trong mỗi gia đình của tộc người Hmơng mà
cịn một nết văn hóa truyền thống khơng thể thiếu trong ngày Tết mà cịn là vật
cúng lễ,và món ăn truyền thống của người Hmông.
8
III Văn hóa tinh thần của dân tộc Hmơng
1. Tín ngưỡng,tơn giáo
Là nét văn hóa đặc trưng cho đồng bào dân tộc Hmơng mang đậm bản sắc
văn hóa nơng nghiệp, vì cư dân sống dựa vào nghề làm nương là chính nên họ
chú ý đến vấn đề vạn vật hữu linh thờ ông bà tổ tiên và thờ các vị thần tự nhiên
gắn liền với các mùa vụ trong năm thờ ông bà tổ tiên, và một nghi thức nữa đó
là khi lợn đẻ được 2-3 thắng thường lấy một con để làm lễ dâng cho ông bà tổ
tiên ,trong sinh hoạt hang ngày và trong sản suất người Hmông cũng có những
kiêng kỵ để tránh làm xuc phạm ,các vị thần linh và ông bà tổ tiên những người
đã mất. Song đồng bào Hmông bị ảnh hưởng sâu sắc với đạo vàng chứ và bị lôi
cuốn tham gia, gần như xã nào cũng có người theo đạo tín ngưỡng dân gian vẫn
chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của cộng đồng.
2.Lễ hội
Lễ hội của đồng bào dân tộc Hmông mang sắc thái riêng biệt với các dân
tộc khác. Đó là các lễ hội gắn liền với đời sống tín ngưỡng của cư đân nơng
nghiệp, nương rẫy và các tập tục của cư dân bản địa, các lễ hội gắn với tín
ngưỡng nơng nghiệp là lễ Tết tổ chức vào thời gian nông nhàn tức là thắng
10,11,12 dương lịch dân tộc Hmông tổ chức hội ném pao,đánh cù nay có biểu
diễn văn nghệ… Trong thời gian này các cơ gái và con trai chưa có gia đình thi
nhau ném pao và rủ nhau đi thăm bạn bè.
9
Tết cổ truyền của người mông hiện nay cũng không có gì khác mấy, hằng
năm họ cũng tổ chức vào Tết chung đó là Tết Nguyên Đán vào dịp này họ tổ
chức diễn văn nghệ,nhảy ,múa các điệu múa,nhảy của dân tộc mình hát giao
dun và chơi trị thi ném pao nếu ai thua thì phải hát một bài hoặc trao cho đối
phương chiết khăn hoặc vòng cổ…đây cũng là một trò chơi của các đối phương
và được thực hiện nhiều nhất, vui nhất cho các bạn trẻ và thanh niên bây giờ.
Còn Tết người già quan niện phải kiêng kỵ không được tự do như bây giờ ,các
đôi trai gái cũng khơng được tự do u nhau,tìm hiểu nhau không được phép đi
thăm bạn bè, đi chơi hoặc vào nhà người khác trong ngày Tết. ngoài lễ tết dân
tộc Hmơng cịn có một số lễ hội khắc măng đậm văn hóa vùng cao vừa khó khăn
khắc nghiệp vừa thể hiện tinh thần tâm linh phong phú đa dạng…còn thể hiện
các mối quan hệ giao lưu giữa cộng đồng ,làng ,bản…
10
3.Cưới xin,ma chay của người Mông
Lễ cưới của con cháu được tổ chức cầu kỳ và phải thông qua nhiều nghi
thức,hai vợ chồng mới tiến hành tổ chức lễ cưới, đây cũng là một nghi lễ
mang ý nghĩa dân gian , thể hiện bản sắc văn hóa riêng của đơng bào dân tộc
Hmông, đám cưới của họ được tổ chức linh đình, vào mùa thu hoạch lúa xong
xơi đây là một phong tục mang nét văn hóa riêng trong sinh hoạt.
Đơi trai gái u nhau tự nguyện lấy nhau thì người con trai sẽ đi một mình
dắt con gái về,khi về đến nhà phải đứng ở cửa chính gọi gia đình, gia đình nhà
trai bát một con gà trống quét phép 3 vịng trên đầu đơi vợ chồng trẻ rồi mới
bước vào nhà. Đồng thời gia đình nhà trai mời một người hàng xóm sang ăn
cơm để chứng kiến việc lấy vợ và ngày hơm sau, người hàng xóm này mang 1
chai rượu, một đôi gà đến thông báo cho nhà gái biết rằng con gái nhà mình đã
đi với Chàng trai đó"Xa Só".
Sau 3 ngày từ khi cơ gái được lấy về ở nhà chàng trai, bố mẹ chàng trai đưa
đơi vợ chồng trẻ sang gia đình nhà gái rồi thống nhất kết thông gia và bàn việc
cưới xin. Sau buổi gặp mặt kết giao thông gia xong,bố bố mẹ chồng về nhà
trước, con trai và con dâu ở lại nhà bố mẹ vợ giúp gia đình vài ngày rồi mới về.
Căn cứ sự thống nhất cho lễ ăn hỏi của hai gia đình,bố mẹ chồng nhờ một người
11
đàn ơng đi làm mối cho con mình để tổ chức lễ ăn hỏi. "No tao song" (người làm
mối) sang nhà cơ gái với mục đích hỏi nhà gái cần những thứ gì cho lễ ăn hỏi và
lễ cưới. Trong lễ ăn hỏi, chủ hôn là chú của chàng trai cùng với các chàng trai
trong bản (tất cả là 8 người) mang các lễ vật đã thỏa thuận trước giữa người làm
mối và nhà gái. Trong lễ vật bắt buộc phải có một con gà trống, 1 chai rượu và
chỉ màu. Lễ xin định ngày cưới có nghĩa là nối lời khi gia đình nhà Sùng đã
chọn được ngày lành tháng tốt, trưởng họ sang nhà gái thỏa thuận định ngày
cưới và lễ vật trong ngày cưới.Lễ cưới chính thức thời gian do hai gia đình
thống nhất.
Lễ cưới chính thức (Hao song), nhà chàng trai mang lễ vật sang nhà gái từ
chiều hơm trước. Lễ dẫn cưới gồm có một khoản tiền, 60 kg thịt lợn, 60 bát
rượu,... trong đó một chiếc ô màu đên là lễ vật quan trọng nhất để che mưa, che
nắng cho đôi vợ chồng trẻ. Lễ đón dâu được tổ chức vào sáng hơm sau. Cô dâu
mặc áo màu đỏ, váy hoa, đầu quấn khăn xanh.Lễ cưới diễn ra trong những cuộc
mời rượu, đối đáp giữa các thanh niên, thiếu nữ.Sau đó cơ dâu làm lễ cúng tổ
tiên, ma nhà, ma cửa... để về nhà chồng.Khi về nhà chồng, gia đình nhà chồng
bày một mâm cơm cúng tổ tiên để ra mắt con dâu.Ngày có biến đổi từ cách thức
tổ chức cũng như trang phục của cô dâu và chú rể đơn gian nhanh chongschir
diễn ra trong một ngày.
12
Mỗi năm cứ vào mùa thu hoạch lúa xong hay mùa Tết là các đôi trai gái lấy
nhau và gia đình cũng tổ chức nhanh chóng trong thời gian này.
Về phong tục ma chay của người Mơng
Khi nhà có người chết, gia đình người Mơng sẽ bắn ba phát súng kíp lên
trời hoặc đứng trước nhà thổi 3 hồi tù và; sau đó con cháu trong nhà đi mời gọi
anh em, chú bác ruột thịt ở gần và mời thầy cúng, thầy trống, thầy khèn… về để
làm các nghi lễ. Thầy cúng chưa đến thì mọi người thân trong nhà khơng được
khóc. Trường hợp người chết là vợ thì khi nhận được thơng báo của phía nhà
chồng, gia đình của người vợ quá cố sẽ sắm lễ vật mang đến nhà người chồng và
ngược lại: nếu người chết là chồng thì gia đình của người chồng quá cố sẽ mang
lễ vật sang nhà vợ. Mục đích của việc mang lễ vật đến, một mặt là để góp phần
lo ma chay, mặt khác còn là để yêu cầu những người còn sống trong gia đình
phải kể lại cặn kẽ cái chết của người xấu số. Tùy theo điều kiện kinh tế của hai
13
gia đình mà lễ vật to hay nhỏ, thơng thường có thể là mổ một đơi gà, một con
heo, hoặc con bị và cũng có thể lễ vật to hơn.
Việc hỏi han khơng thơng qua lời nói mà được thể hiện qua tiếng khèn. Khi
tiếng khèn người thân người chết vang lên hàm ý một vấn đề nào, thì buộc phía
gia đình bên kia phải thổi đối đáp lại, làm sao để người thân người chết tin rằng
người đó đã chết thật sự, nếu thổi khèn đối đáp không hay, khơng đủ ý thì có
nghĩa là người chết kia vẫn cịn sống và ngay lập tức phía bên người thân của
người chết sẽ thổi khèn với lời lẽ: “ Anh (em) ơi, tưởng rằng anh (em) đã chết,
nhưng đến đây nghe qua anh (em) tin chắc rằng anh (em) còn sống, anh không
tin rằng em đã chết…” và quay lưng bỏ về, mọi chuyện sẽ trở nên rắc rối. Để
không phải theo năn nỉ người thân của người chết mang lễ vật vào nhà thì gia
đình thơng gia phải tìm được người thổi khèn thay thế để trả lời “không, không,
thực sự là anh (em) đã chết rồi, nếu không tin thì xin mời anh (em) hãy vào nhà
xem đi…”.Đến khi hai bên gia đình đã hiểu nhau rồi, sẽ vào nhà ngồi lại bàn bạc
chuyện ma chay cũng như chuyện chia của cải cho người chết.
Việc đóng quan tài của người Mông cũng không giống với các dân tộc khác
mà quan tài được đóng theo quy cách phần trên đầu to, phía dưới chân nhỏ. Khi
khâm liệm người chết, phải dùng một mảnh vải lanh mới làm khăn rửa mặt và
tắm rửa cho người chết, lau rửa xong thay toàn bộ quần áo (thường người chết
mặc từ 3 – 5 bộ trang phục truyền thống nhưng khơng có khuy cúc nhựa).Đầu
người chết cuốn khăn tròn, thắt ba tấm thắt lưng màu xanh, đỏ, vàng, nút thắt
quay ra đằng trước, đàn ông đi tất, đàn bà quấn thêm xà cạp. Khi thầy cúng đến
đọc bài chỉ đường cho người đã khuất, lúc này trong nhà người thân mới được
khóc và để người chết ở trong nhà được một ngày hai đêm thì họ đưa ra ngồi
trước khi mang đi chơn và ngày hơm đó nếu là người già thì họ sẽ giết một con
trâu,một con bò để cúng (tức là đưa cho người chết mang đi theo) khấn hai con
vật này để người chết dắt được đi trong ngày hôm nay họ làm thịt chin ăn cơm
xong họ sẽ mang người chết đi chôn. Trong khi mọi người làm thịt ở nhà thì một
14
số người đi đào hố chôn người chết trước và đợi họ mang đến cùng chôn xong
mới về.
Đám tang xưa nay vẫn luôn được đồng bào thực hiện cầu kỳ tốn kém chỉ là
giảm đi số ngày để người chết ở trong nhà quá lâu mà thôi,vẫn luôn là một nết
văn hóa dân tộc khơng những thể hiện sự đồn kết trong cuộc sống mà còn là
một nghi lễ mang đậm dấu ấn văn hóa người Hmơng. Trong cuộc sống người
Hmông quan niện bố mẹ là trời,đất nên khi người chết là bố mẹ thì các con ln
phải thực hiện chữ hiếu đó là mua bị,trâu về giết và tổ chức linh đình, tang lễ
người Hmơng là một nét văn hóa tiêu biểu mang bản sắc của họ, như ngày nay
phải có những thay đổi phù hợp với cuộc sống vì kinh tế cuộc sống khó khăn vất
vả quanh năm.
Kết luận
Văn hóa người Hmơng mang bản sắc riêng,phong cách riêng của từng
vùng, thể hiện lối sống đoàn kết giút đỡ nhau trong cuộc sống cộng đồng, với
15
mệnh danh là cộng đồng người mông là một gia đình.văn hoa của họ thể hiện
khá đa dạng và được chú trọng hơn.
Văn hóa của tất cả các dân tộc nói chung và đồng bào dân tộc Hmơng nói
riêng là một nét văn hóa mang đậm dấu ấn vùng cao,vùng khó khăn của họ,đây
cũng là một vấn đề cơ bản cần được quan tâm và cải thiện trong thời gian tới
hơn thế cần phát huy những giá trị văn hóa của từng đia phương, từng vùng. Văn
hóa dân tộc Hmơng là một nền văn hóa ngày nay được các nhà nghiên cứu và
nhà báo đặc biệt chú tâm tìm hiểu và đang trong quá trình hình thành ,chúng ta
phải giữ gìn và phát huy và hủy bỏ các hủ tục lạc hậu của nó.
16