Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tính mùa vụ du lịch chùa hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.35 KB, 25 trang )

Bài điều kiện

Môn: Marketing
Du lịch


Lời nói đầu !
Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, Việt Nam đang có cơ hội phát
triển mạnh mẽ ngành du lịch. Nhận thức được tầm quan trọng của ngành
cơng nghiệp khơng khói – Du lịch , chúng ta đã và đang có những chiến lược
nhằm thúc đẩy phát triển ngành du lịch góp phần tăng trưởng nền kinh tế
quốc dân. Mới đây chúng ta vinh dự được cơng nhận là một trong những
quốc gia hịa bình nhất thế giới. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi phát
triển du lịch. Cùng với những tiềm năng thiên nhiên ban tặng và nhu cầu du
lịch của dân chúng ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, công cuộc
nghiên cứu ngành du lịch được quan tâm, các dự án phát triển du lịch ngày
được thu hút.
Trong công cuộc nghiên cứu du lịch, ngoài nghiên cứu các tiềm năng,
thị trường, chiến lược phát triển và nhiều nhân tố khác tiến tới sự khả thi …
chúng ta nhất thiết quan trọng nghiên cứu đến những biến động lặp đi lặp lại
hàng năm của cung và cầu các dịch vụ và hàng hóa du lịch dưới tác động
của một số nhân tố xác định, hay đó chính là mùa vụ du lịch .
Với định hướng nhận thức trên, nhóm chúng tơi quyết định đưa ra
những hiểu biết của mình về nghiên cứu tính mùa vụ trong du lịch. Rất
mong các bạn cùng tham gia trao đổi để thu được những trí tuệ thiết thực !


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1 . Lí do chọn đề tài
Nhu cầu du lịch của con người ngày càng cao và phát triển trở thành
nhu cầu xã hội rộng lớn . Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa tạo điều


kiện tất yếu cho việc thỏa mãn các nhu cầu du lịch thông qua các cơ sở cung
ứng chuyên kinh doanh dịch vụ du lịch. Tuy nhiên để thỏa mãn được hết các
nhu cầu của du khách, du lịch Việt Nam còn một số vấn đề cần khắc phục.
Du lịch Việt Nam ngày nay đã khá phong phú về các hình thức du lịch.
Trong đó phải nói đến du lịch tâm linh , một hình thức đang phát triển và
được quan tâm, nó gắn với đời sống tinh thần và tín ngưỡng tơn giáo của đại
đa số người Việt . Tuy nhiên do tính mùa vụ đã ảnh hưởng lớn đến các hoạt
động du lịch nơi đây .
Nhắc tới tâm linh khơng thể khơng nhắc đến Chùa Hương . Vì vậy
chúng tơi chọn nghiên cứu đề tài : tính mùa vụ du lịch chùa Hương mong
muốn tìm ra những định hướng giải pháp để du lịch chùa Hương ngày càng
phát triển với những nét văn hóa truyền thống .

2 . Đối tượng , phạm vi nghiên cứu và mục đích nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Khoa học về tính mùa vụ du lịch
- Tính mùa vụ du lịch chùa Hương
* Phạm vi nghiên cứu : khu du lịch chùa Hương
* Mục đích nghiên cứu :
Nghiên cứu thực trạng tính mùa vụ du lịch chùa Hương , đưa ra được
những định hướng giải pháp nhằm đưa du lịch chùa Hương ngày càng phát
triển đóng góp lớn cho nền kinh tế địa phương .

3 . Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thập số liệu.


b. Phương pháp khảo sát thực địa .
c. Phương pháp thống kê, phân tích và đánh giá.


II . GIỚI THIỆU THẮNG CẢNH CHÙA HƯƠNG

Một vùng non nước bao la
Rằng đây Lạc quốc hay là Đào nguyên
Hương Sơn là chốn non tiên
Bồng lai mà thấy ở miền trần gian.
Mấy ai quan tâm đến danh lam thắng cảnh ở Việt Nam mà không từng
biết đến Chùa Hương, một trong những vùng đất linh thiêng nhất của người
Việt ngàn xưa. Hình như dân gian vẫn tin rằng sẽ có một ngày mình đến


được chốn thiên thai giống như chàng Từ Thức ngày xưa lạc vào cõi tiên qua
động Hương Tích. Vì vậy nên hàng năm, cứ đến mùa lễ hội Chùa Hương,
hàng ngàn người từ khắp nơi đổ về đây dự Hội bằng cách vượt qua dòng
Suối Yến trên những chiếc ghe mỏng manh.
Ngơi chùa được xây dựng với quy mơ chính vào khoảng cuối thế kỷ 17.
Đường xuống hang chùa là một dốc gồm 120 bậc lát đá. Vào trong động vẻ
đẹp lạ thường của những nhũ đá tưởng như những cơng trình điêu khắc tuyệt
tác của thiên nhiên. Nhũ đá ở đây có khối to, có khối nhỏ, có cái đẹp ở tồn
khối, có cái đẹp ở dáng dấp tinh vi, có cái rủ từ trên trần xuống, có cái mọc
từ dưới đất lên. Tất cả đều tùy theo hình dáng mà được đặt những cái tên rất
trần thế, biểu hiện những mơ ước của con người. Trước hết là Đụn Gạo đồ
sộ, bước vào cửa động đã trông thấy. Gạo là cái quan trọng hàng đầu nên
Đụn Gạo trong động nhà Phật cũng ở vào vị trí hàng đầu. Dưới chân Đụn
Gạo có một hõm đá nhỏ xíu gọi là Cối Giã. Gần Đụn Gạo là Núi Cô và Núi
Cậu. Núi Cô nhỏ hơn Núi Cậu nhưng giống nhau ở chỗ có những hình em bé
nằm nghiêng, nằm sấp hoặc đang bị lổm ngổm, đầu nhẵn thín. Núi Cậu
ngang tầm với Sữa Mẹ quanh năm suốt tháng rỏ xuống không ngừng.
Cùng một hàng dọc với Núi Cô, Núi Cậu và lui vào phía trong là Cây
Bạc, Cây Vàng ngồn ngộn chất chứa những hình trịn như những đồng tiền

vàng bạc lấp lánh. Vào trong góc động gần tận cùng sẽ thấy Chuồng Lợn,
Ao Bèo, Nong Tằm, Né Kén... Toàn là những hình ảnh bằng nhũ đá. Trên
trần động thạch nhũ cịn nhơ ra thành hình chín đầu rồng sinh động gọi là tòa
Cửu Long.
Để tham quan các chùa ở Hương Sơn, người hành hương thường đi
theo các tuyến đường khác nhau. Tuyến đi chính là đi từ Bến Đục, nằm bên
bờ sông Đáy. Đây là cửa ngõ vào khu danh lam thắng cảnh, thuyền đò chen
chúc. Từ Bến Đục, khách đi bộ gần 1 km sẽ đến Bến Yến để lên thuyền xi
theo một dịng suối có tên là Yến Vĩ đến bến Trị (bến Thiên Trù). Ngồi ra,
có thể đi theo con đường bộ ven chân núi. Trên đường từ bến Yến vào Bến


Trị, người ta có thể dừng chân tại đền Trình (có nghĩa là nơi "trình diện" với
thần linh trước khi đến cõi Phật) trên núi Ngũ Nhạc. Đây là đền thờ một vị
thần núi. Đền cịn có tên Quan Lớn, thờ một bộ tướng của vua Hùng.
Trên dòng suối Yến có cây cầu gỗ tên là cầu Hội. Từ chân cầu đi vào
bên trái có thể đi vào ngơi chùa Thanh Sơn trong một động núi.
Từ Bến Trò đi bộ lên chùa Trị, tức chùa Thiên Trù (có nghĩa là Bếp
Trời), cịn được gọi là chùa Ngồi. Từ bến vào chùa có một nhà bia, trong có
tấm bia "Thiên Trù tự bi ký" dựng năm Chính Hịa thứ 7, ghi lại những hoạt
động tu sửa chùa Thiên Trù và chùa Hương Tích của nhà sư Viên Quang.
Ngày xưa, chùa được xây khuất trong bốn vách núi, có đến vài chục
gian, nhưng đã bị tàn phá trong chiến tranh. Nam Thiên môn được xây dựng
dưới triều vua Gia Long (1809) cũng bị phá hủy.
Giữa sân chùa có một đỉnh đồng cao 3 m. Cạnh sân chùa có hồ bán
nguyệt và vườn tháp. Trong vườn tháp có ngơi tháp Viên Cơng chứa hài cốt
Thiền sư Viên Quang, người có cơng trùng tu chùa Hương sau nhiền năm
hoang phế, được dựng từ thế kỷ 17. Tháp xây gạch trần màu đỏ, cao 4 tầng,
tầng thứ 2 và 3 có mái cong với các đầu đao. Ở chùa Thiên Trù cịn có quả
chng đúc năm cảnh Thịnh thứ 2 (1793) thời nhà Tây Sơn. Người đi qun

góp đúc quả chng này là nhà sư Hải Viên. Thiên Trù đã bị phá hủy vào
năm 1947. Ngôi chùa hiện tại được xây dựng nhỏ hơn ngôi chùa cũ. Bái
đường và hậu cung chùa Thiên Trù mới được xây dựng lại gần đây. Giữa
điện thờ Phật có tượng Quan Âm Nam Hải bằng đá, tạc theo mẫu tượng
trong chùa Hương Tích nhưng được phóng to gấp 2,5 lần, cao đến 2,8 m.
Ở đây cịn có Thiên Thủy tháp là một mỏm đá mọc ngược thành một
cây tháp thiên tạo, nước mưa trên núi theo tháp chảy xuống. Năm 1986, chùa
Thiên Trù đã được phục dựng lại gác chng và đến năm 1989 thì xây xong
nhà Tam bảo hai tầng theo kiểu chữ "Đinh". Đầu năm 1994, chùa đã xây
dựng lại Nam Thiên môn (cửa trời Nam) theo nguyên mẫu.


Gần chùa Thiên Trù là núi Tiên, có chùa Tiên trong hang. Trong chùa
có 5 pho tượng bằng đá do những người thợ đá ở Kiện Khê (Hà Nam) tạc
năm 1907 dựa theo truyền thuyết Bà Chúa Ba Diệu Thiện đã đắc đạo thành
Quan Thế Âm Bồ Tát ở Hương Sơn. Tượng Bà Chúa Ba ở giữa, phía trước
là người chị cả Diệu Thanh cưỡi sư tử xanh (Văn Thù Bồ Tát và tượng
người chị thứ hai Diệu Âm cưỡi voi trắng (Phổ Hiền Bồ Tát). Phía sau là
tượng vua cha và hoàng hậu mẹ của Bà Chúa Ba.
Giữa đường từ chùa Thiên Trù đến chùa Hương là chùa Giải Oan. Ở
đây có giếng nước trong vắt gọi là "Thiên nhiên thanh trì" hay cịn gọi là
giếng Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan. Gần
chùa là động Tuyết Kinh và am Phật Tích, nơi có tảng đá tương truyền lưu
dấu chân Quan Âm Bồ-tát. Cách đó khơng bao xa, du khách bước chân đến
núi Chấn Song để thăm viếng đền cửa Võng thờ Mẫu Thượng Ngàn.
Từ chùa Thiên Trù, theo đường núi quanh co đi khoảng 2 km thì đến
chùa Hương cịn gọi là chùa Trong. Từ chùa Thiên Trù cịn có lối rẽ qua
rừng mơ, đến chùa Hinh Bồng. Ngồi ra cịn có thể đi theo suối Tuyết vào
đền Mẫu Hạ rồi đến núi Thuyền Rồng, núi Con Phượng, hòn Đầu Sư Tử,
vách đá Kỳ Sơn Tú Thủy và sau đó đến bến Tuyết Sơn vào chùa Bảo Đài.

Trong chùa còn giữ được một pho tượng Cửu Long bằng đồng rất đẹp. Từ
chùa Bảo Đài, theo một con đường phẳng đến chùa Tuyết trong Ngọc Long
động. Chùa Tuyết do một bà quận chúa thời Trịnh dựng vào năm 1694. Ở
đây cịn có phù điêu chân dung bà tạc vào vách động. Nơi đây, vào năm
1770, Trịnh Sâm có làm bài thơ "Đăng Tuyết sơn hữu hứng".
Một tuyến đường nữa theo một nhánh của suối Yến, qua núi Ông Sư Bà
vãi, cập bến Long Vân, leo núi thăm chùa Cây Khế, và hang Sũng Sàm, một
di chỉ văn hóa Hịa Bình.
Theo truyền thuyết, vùng núi có hang động này được tìm thấy cách đây
hơn hai nghìn năm và đã được đặt tên Hương Sơn - lấy tên một ngọn núi ở


phía Bắc Tuyết Sơn trong dãy Himalaya (Ấn Độ), nơi đức Phật đã ngồi tu
khổ hạnh suốt 6 năm ròng rã.
Đời vua Lê Thánh Tơng (1460-1497) đã có am thờ Phật dựng trên
mảnh đất chùa Thiên Trù. Theo sách "Hương Sơn Thiên Trù thiên phú" thì
chùa Hương được xây dựng từ đời Lê Huy Tơng, niên hiệu Chính Hịa,
(1680-1705). Bia tại chùa Thiên Trù có ghi rằng việc xây dựng nền đất, bậc
đá và tôn tạo Kim Dung bảo điện của chùa được thực hiện vào năm 1686.
Các ngôi chùa chính được xây dựng với quy mơ lớn vào khoảng cuối
thế kỷ 17. Cho đến đầu thế kỷ 20, trong khu vực này đã có hơn 100 ngơi
chùa.
Ngồi các cảnh đẹp và di tích, chùa Hương cịn có nhiều thứ mà
khách du lịch rất thích như các vị thuốc hoa Kim Ngân, củ Khúc Khác, củ
Sâm Bay, cây ổ rồng chữa bệnh rất hiệu nghiệm hoặc các đặc sản nổi tiếng
như mơ, rau sắng, củ mài.
Hội chùa Hương Sơn là hội chùa kéo dài nhất ở Việt Nam trong
suốt ba tháng sau Tết Nguyên Đán , chính thức diễn ra vào rằm tháng hai âm
lịch, nhưng trong thực tế đã cuốn hút du khách náo nút dự hội từ rằm tháng
giêng đến rằm tháng ba. Khách du lịch phải dành thời gian vài ba ngày mới

có thể thưởng thức hết mọi vẻ đẹp của thắng cảnh chùa Hương
Giá trị nhất về mặt nghệ thuật điêu khắc, không những trong chùa
Hương mà kể cả trong toàn bộ hệ thống chùa chiền ở Hương Sơn là pho
tượng Phật Quan Âm bằng đá xanh tạc vào thời Tây Sơn. Pho tượng bằng
đá, có dáng người thon thon, mặt trái xoan, nét thanh tú, đầu đội mũ Tì Lư
(tức là mũ Bồ Tát) nhưng lại có búi tóc và tóc mai, sau lưng có hai món tóc
bng xuống. Tượng ngồi ở tư thế đặc biệt, tay phải cầm viên ngọc minh
châu, chân trái duỗi, đặt trên một bông sen nở, chân phải co, dưới chân cũng
có một bơng sen. Theo bài ký khắc trên đá năm 1806 thì pho tượng này được
tạc năm 1793.


Trong động Hương Tích cịn có quả chng đồng cao 1,24 m, đường
kính đáy 0,63 m đúc năm Thịnh Đức thứ 3 (1655).

III . TÍNH MÙA VỤ DU LỊCH CHÙA HƯƠNG
1 . Nghiên cứu khoa học chung về tính mùa vụ du lịch
a. Khái niệm tính mùa vụ
Tính mùa vụ là một hiện tượng khi cầu du lịch tăng đột ngột không đáp
ứng được hoặc giảm xuống nhanh làm cho cung không thực hiện được trong
một khoảng thời gian và địa điểm xác định kéo theo đó là những biễn động
mùa vụ của tất cả các hoạt động du lịch trên địa bàn .

b. Đặc điểm tính mùa vụ du lịch
- Mùa vụ trong du lịch là quy luật có tính phổ biến ở tất cả các nước và
các vùng có hoạt động du lịch.
- Một nước hoặc một vùng có thể có một hay nhiều mùa vụ du lịch, tùy
thuộc vào các thể loại du lịch được khai thác ở đó.
- Cường độ của mùa vụ du lịch khơng đều nhau vào các tháng khác
nhau:

- Thời gian mà cường độ của mùa vụ du lịch lớn nhất (cực đại) được
gọi là mùa vụ chính hoặc chính vụ (mùa cao điểm)
- Thời gian có cường độ nhỏ hơn vào trước và sau mùa chính có thể gọi
là trước mùa chính (đầu mùa) và sau mùa chính (cuối mùa)
- Thời gian cịn lại với cường độ rất nhỏ thì gọi là ngoài mùa ( mùa
chết)
- Ở các nước, các vùng du lịch phát triển, mùa vụ du lịch kéo dài hơn
và chênh lệch cường độ của mùa du lịch chính so với thời kỳ trước và sau
mùa vụ chính thể hiện yếu hơn..Ngược lại, ở những nơi du lịch mới phát


triển, mùa du lịch thường ngắn hơn và sự chênh lệch cường độ của mùa du
lịch chính so với thời gian trước và sau mùa chính thể hiện rõ nét hơn.
- Độ dài thời gian và cường độ của mùa vụ du lịch khơng bằng nhau đối
với các loại hình du lịch khác nhau.

c . Các nhân tố ảnh hưởng tới tính mùa vụ du lịch
* Khí hậu : Là nhân tố quyết định tính mùa vụ du lịch, nó tác động lên
cả cung và cầu trong hoạt động du lịch.
- Về mặt cung: Đa số các điểm tham quan du lịch, giải trí đều tập trung
số lượng lớn vào mùa hè với khí hậu ấm áp như các điểm du lịch nghỉ biển,
nghỉ núi, chữa bệnh.
- Về mặt cầu: mùa hè là mùa có lượng khách du lịch lớn nhất.
* Thời gian rỗi: Con người chỉ có thể đi du lịch vào thời gian rỗi.Tác
động của thời gian rỗi lên tính mùa vụ trong du lịch được thể hiện:
- Nếu thời gian nghỉ phép năm ngắn thì chỉ có thể đi du lịch một lần
trong năm (vào thời gian chính vụ).
- Nếu số ngày nghỉ phép dài hơn, có thể cho phép đi du lịch hơn một
lần trong năm thì sẽ làm giảm tính mùa vụ.
Như vậy, sự gia tăng thời gian rỗi góp phần giảm cường độ của mùa vụ

và tăng cường độ tập trung nhu cầu vào ngoài mùa vụ du lịch truyền thống.
Việc phân bố thời gian sử dụng phép năm của nhân dân lao động cũng
ảnh hưởng đến mùa vụ trong du lịch.Ở một số nước có quy định thời gian sử
dụng phép nhất định cho nhân viên trong năm, điều này góp phần tập trung
nhu cầu vào 1 thời gian nhất định, tạo nên mùa vụ du lịch.
* Có 02 xu hướng trong thời gian gần đây:
- Thứ nhất: Số thanh niên, thiếu niên tự đi du lịch ngày càng đông và
giới hạn các học sinh đi nghỉ cùng cha mẹ ngày càng giảm.Tuổi thọ trung
bình của con người ngày càng cao, vì vậy mà số gia đình có con em trong độ
tuổi đi học ngày càng giảm.


- Thứ 2: Số lượng người ở độ tuổi hưu trí ngày càng tăng, họ là người
được sử dụng tùy ý thời gian đi nghỉ.
Những xu hướng trên là điều kiện thuận lợi để hạn chế sự tập trung nhu
cầu vào thời vụ chính.
* Sự quần chúng hóa trong du lịch: Là nhân tố ảnh hưởng đến cầu du
lịch.Kết quả của sự quần chúng hóa trong du lịch là mở rộng sự tham gia của
số đơng khách có khả năng thanh tốn trung bình và thường ít có kinh
nghiệm đi du lịch.Có thể nói, hiện nay cơ hội đi du lịch đến với mọi người
chứ không chỉ đối với những người giàu có, tầng lớp thượng lưu.Số du
khách ít hiểu biết thị trường và họ thường đi du lịch vào mùa chính, vì các
ngun nhân sau:
- Vào mùa chính giá tour cao, nhưng do đi du lịch theo đoàn nên được
hưởng chính sách giảm giá.
- Họ ít hiểu biết điều kiện nghỉ của từng tháng trong năm nên chọn thời
tiết vào mùa đi du lịch chính để sự rủi ro về thời tiết là ít nhất.
- Họ chọn thời gian đi nghỉ dưới tác động của tâm lý họ thích đi nghỉ
cùng thời gian với các nhân vật danh tiếng đi nghỉ.
Như vậy, với sự quần chúng hóa trong du lịch, tính thời vụ đã có sẵn từ

trước đó lại có cường đơ tăng. Để khắc phục tình trạng này, cần có các biện
pháp phù hợp.Ví dụ như có chính sách giảm giá rõ rệt vào trước và sau thời
vụ chính, đồng thời mở rộng quảng cáo điều kiện nghỉ ngơi một cách rộng
rãi để thu hút khách đi du lịch ngồi vụ chính.
* Phong tục, tập qn dân cư: là nhân tố có tính bất hợp lý tác động
mạnh lên sự tập trung các nhu cầu du lịch vào thời vụ chính.Để khắc phục
phần nào ảnh hưởng bất lợi của phong tục làm tăng đột ngột các nhu cầu vào
một thời gian ngắn, phương pháp chủ yếu là mở rộng hoạt động thông tin,
tuyên truyền, quảng cáo trong thời gian dài.Vì việc thay đổi phong tục của
đất nước, của vùng miền rất khó khăn và chậm chạp.


* Điều kiện và tài nguyên du lịch: các thể loại du lịch cũng tác động
đến tính mùa vụ du lịch.
* Sự sẵn sàng đón tiếp du khách: Là nhân tố ảnh hưởng đến độ dài của
mùa vụ thông qua lượng cung trong hoạt động du lịch.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cách thức tổ chức hoạt động trong
các cơ sở du lịch làm ảnh hưởng đến sự phân bổ hợp lý các nhu cầu du
khách.
* Chính sách giá cả, các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo của cơ quan
du lịch cũng là nhân tố tác động đến mùa vụ du lịch.
Như vậy cần nghiên cứu mối liên hệ hỗ tương, phụ thuộc vào quy
định lẫn nhau giữa các nhân tố và tác động của chúng lên độ dài thời vụ của
từng thể loại du lịch, tạo cơ sở để làm tăng độ dài mùa du lịch, sử dụng có
hiệu quả cao nhất các nguồn lực phát triển du lịch, mang lại nguồn thu nhập
cao cho các tổ chức và doanh nghiệp du lịch.

2 . Nghiên cứu tính mùa vụ du lịch Chùa Hương
a. Hiện trạng khách du lịch đến Chùa Hương
* Vào mùa lễ hội :


Chùa Hương ngẹt kín người hành hương khấn Phật


Suối Yến tấp nập đò chở khách

Cảnh đợi cáp treo


Đứng chỗ nào cũng thấy chen nhau đến ngẹt thở

Thống kê một số dữ liệu trong vài năm gần đây , thấy rằng :
- Năm 2007 : So với năm 2006 , vào những ngày sau Tết Đinh Hợi,
lượng du khách thập phương đến tham quan, trẩy hội chùa Hương tăng đột
biến.
Tính đến hết ngày 24.2 ( mùng 8 Âm lịch) đã có trên 15 vạn du khách
vào “Nam Thiên Đệ Nhất Động”, trong đó có những ngày lên đến gần 3 vạn
khách
- Năm 2008 : Do được quan tâm đầu tư nên những năm gần đây, du
khách đến với loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn liên tục tăng.
Đặc biệt, trong những tháng đầu năm 2008, lượng khách đến du xuân, trẩy
hội đã tăng lên rất mạnh. Năm nay, là năm đầu tiên chùa Hương đón trên 1
triệu lượt khách và dự kiến, xuân hội năm nay, số lượng du khách đến chùa
Hương có thể đạt tới 1,4 - 1,5 triệu lượt người, tăng khoảng 40% so với cùng
kỳ năm trước.
- Năm 2009 : Lễ hội chùa Hương 2009 dự kiến thu hút chừng 1,4 triệu
lượt khách và riêng ngày khai hội đã có hơn 6 vạn lượt khách thăm quan


thắng cảnh này.Nếu các mùa lễ hội trước, thông thường phải đến rằm tháng

Giêng, lượng du khách trẩy hội chùa Hương mới đạt con số 10 vạn người,
thì mùa lễ hội năm nay, sau 5 ngày khai hội (mùng 6 tháng giêng), lượng du
khách tham quan, vãn cảnh chùa đã xấp xỉ 19 vạn người.
* Vào những ngày bình thường , khơng phải mùa lễ hội

Bến Đục vắng bóng người


Vài du khách trên suối Yến
Lượng khách đến với chùa Hương rất ít , trung bình một ngày khoảng
vài lượt khách . Đặc biệt vào những ngày cuối tuần hoặc những ngày nghỉ
như 30/4 – 1/5 , số lượng khách có thể tăng thêm số ít . Chủ yếu khách tới
vào những ngày bình thường thường là những khách vãn cảnh như sinh
viên , khách nước ngoài , khách từ địa phương khác …
b. Thực trạng tính mùa vụ du lịch chùa Hương :
Qua nghiên cứu hiện trạng khách du lịch tới chùa Hương trên có thể
thấy tính mùa vụ du lịch chùa Hương cũng như tính mùa vụ du lịch nói
chung , cũng được chia thành hai mùa chính :
- Mùa cao điểm – chính vụ : thời gian từ mùng 6 tháng giêng đến 15
tháng 3 âm lịch . Lượng khách tăng đột biến so với mùa thấp điểm , tăng
hơn so với mùa cao điểm trước .
- Mùa thấp điểm – mùa chết : thời gian còn lại trong năm . Vào thời
gian này lượng khách đến đây rất it , có khi có ngày khơng có khách . Nếu
tính trung bình thì khoảng vài lượt khách mỗi ngày .
c. Nghiên cứu nguyên nhân gây nên tính mùa vụ du lịch chùa
Hương :


Nguyên nhân cơ bản : do mùa lễ hội truyền thống nơi đây gắn liền với
đời sống tâm linh . Du khách thường có nếp nghĩ phải đến đúng dịp lễ hội

mới mong “ cầu thành toại ” . Vì vậy mùa cao điểm lượng khách tăng đột
biến .
Ngoài ra cịn có nhiều lí do khác như :
Thời gian rỗi : lễ hội chùa Hương diễn ra vào mùa xuân , nhân dân nói
chung và khách du lịch nói riêng thường có nhiều thời gian rỗi . Và cũng
đúng với quan niệm người Việt xưa : “ tháng Giêng là tháng ăn chơi , tháng
Hai cờ bạc , tháng Ba hội hè ”
Khí hậu : mát mẻ trong lành thích hợp với việc đi du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành chưa phát triển, dịch vụ và chất
lượng phục vụ du khách chưa cao nên chưa thu hút được du khách vào mùa
thấp điểm.
Nạn bắt chẹt khách, cị khách và móc túi, ăn xin làm ảnh hưởng đến
hình ảnh du lịch chùa Hương
Hình thức quảng bá chưa phong phú và đa dạng, chưa có điểm nhấn để
xóa dần danh giới giữa mùa cao điểm và thấp điểm…

IV . ĐỊNH HƯỚNG
1. Ảnh hưởng của tính mùa vụ tới hoạt động du lịch
Mùa vụ ngắn trong du lịch làm cho việc sử dụng tài nguyên du lịch, cơ
sở vật chất kỹ thuật và lao động không hết công suất gây lãng phí lớn.
Nguồn lao động trong cơ sở du lịch không được sử dụng hết dễ gây sự
chuyển dịch việc làm.Mối quan tâm của nhân viên trong việc nâng cao trình
độ nghiệp vụ bị hạn chế.


Do cơ sở vật chất chỉ được sử dụng ít trong năm nên tỷ trọng chi phí cố
định trong giá thành của sản phẩm, hàng hóa dịch vụ du lịch tăng lên, ảnh
hưởng đến chính sách giảm giá thành để tạo lợi thế cạnh tranh.
Đối với du khách, tính mùa vụ làm hạn chế khả năng tìm chỗ nghỉ thích
hợp với thời gian tự chọn theo ý muốn.

Vào mùa du lịch chính, du khách tập trung q đơng tại các điểm du
lịch, vùng du lịch làm giảm chất lượng phục vụ cho du khách.
Việc phân bổ không đồng đều của hoạt động du lịch theo thời gian cũng
gây ảnh hưởng không tốt đến các ngành kinh tế và dịch vụ có liên quan.

2 . Ảnh hưởng của tính mùa vụ du lịch tới hoạt động du
lịch ở Chùa Hương
Do đặc tính mùa vụ du lịch ở chùa Hương rất rõ nét , có sự chênh lệch
rất lớn giữa mùa cao điểm và mùa thấp điểm , vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn
đến các hoạt động du lịch nơi đây . Đặc biệt chú ý đến mùa cao điểm :
- Lượng khách quá lớn , vượt mức công suất chịu tải tự nhiên , gây ra
sự ùn tắc giao thông , xô đẩy chen lấn

- Chất lượng dịch vụ phục vụ du khách kém dẫn đến ảnh hưởng thương
hiệu du lịch chùa Hương .
- Quá tải lượng rác tải gây ô nhiễm môi trường .


- Nạn bắt chẹt khách , nạn chộm cắp , móc túi cướp giật , đặc biệt là có
mồi khách gia tăng .
- Tạo điều kiện cho một số phần tử xấu kinh doanh các mặt hàng ảnh
hưởng đến tính tâm linh .
- Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái , cảnh quan chùa chiền nơi đây


- Ảnh hưởng đến các cơ sở vật chất , xuống cấp trầm trọng …
Ngoài ra , do sự chênh lệch lớn về mùa cao điểm và mùa thấp điểm
nên cũng tạo ra sự chênh lệch khá lớn về thu nhập dân cư nơi đây , tạo thời
gian nông nhàn dài .
Mùa cao điểm ngắn làm cho việc sử dụng tài nguyên , cơ sở vật chất

vượt công suất cho phép , còn mùa thấp điểm lại dài gấp 3 lần mùa cao
điểm lại làm lãng phí cơng suất sử dụng tài nguyên , cơ sở vật chất hay lao
động ảnh hưởng đến nhiều ngành dịch vụ khác . Đặc biệt là vấn đề giải
quyết việc làm

3 . Định hướng mùa vụ du lịch chùa Hương
Do đặc điểm tính mùa vụ du lịch chùa Hương rất rõ nét và chênh lệch
rất lớn , do nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến tính mùa vụ đó nên chúng ta
cần phải đưa ra những định hướng chung để khắc phục hiện trạng trên và
đưa du lịch chùa Hương ngày càng phát triển mang đậm nét văn hóa truyền
thống .
Xác định khả năng kéo dài thời vụ du lịch.
Hình thành thời vụ du lịch thứ 2 trong năm.
Nghiên cứu thị trường để xác định số lượng và thành phần của luồng du
khách triển vọng ngồi mùa du lịch chính.


V . CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT
Một khó khăn lớn trong việc khắc phục tính mùa vụ du lịch nơi đây là
do tác động của yếu tố truyền thống tâm linh . Để hạn chế bớt các tác động
bất lợi của tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch, các cơ quan quản lý , ban
ngành địa phương cần xây dựng chiến lược và đặt ra kế hoạch cụ thể để khắc
phục .
- Cần có các biện pháp hỗ trợ địa phương xúc tiến du lịch trong thời
gian thấp điểm. Tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ , các
hoạt động văn hóa tâm linh , các lễ hội mang tính truyền thống để thu hút
khách. Giãn bớt việc tổ chức các hoạt động trong thời gian cao điểm
- Ngoài ra, cần mở rộng các hoạt động quảng bá tại các thị trường
mới . Hỗ trợ địa phương trong việc tổ chức các khóa đào tạo nguồn nhân
lực vào mùa thấp điểm từ các nguồn kinh phí của Trung ương và địa

phương.
- Trong thời gian vắng khách, cần tổ chức nâng cấp các cở sở vật chất
bổ sung các dịch vụ phụ trợ, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ phục
vụ du khách . Tổ chức thêm Lễ hội phụ hoặc các hoạt động tâm linh vào
thời gian thích hợp trong mùa thấp điểm để giãn bớt số lượng khách tham
quan trong mùa cao điểm và thu hút khách vào mùa thấp điểm .
- Nâng cao chất lượng sẵn sang đón tiếp du khách quanh năm
- Sử dụng tích cực các động lực kinh tế khác .

VI . KẾT LUẬN


1 . Kết luận
Du lịch là ngành dịch vụ có những đặc thù khơng giống các ngành kinh
tế khác. Tính thời vụ là một đặc điểm nổi bật, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
kinh doanh du lịch . Việc nghiên cứu tính mùa vụ góp phần quan trọng trong
việc khắc phục những tồn tại của mùa cao điểm và đưa ra chiền lược kinh
doanh du lịch phù hợp.
Qua nghiên cứu ta thấy tính mùa vụ du lịch chùa Hương có sự
chênh lệch rất lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động du lịch nơi đây. Du
khách đến chùa Hương vào mùa cao điểm ngày càng quá tải mà lại vắng vào
mùa thấp điểm dẫn đến công suất sử dụng tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất,
nguồn lao động vừa nhanh xuống cấp lại vừa lãng phí.Cần có sự quan tâm
hơn nữa của các ban ngành Trung ương, địa phương, có những biện pháp
quản lý tốt hơn nữa.
Đề tài nghiên cứu trên đã chỉ ra được thực trạng và đưa ra được
một số biện pháp nhằm làm cho du lịch chùa Hương phát triển, trở thành
điểm du lịch mang đậm tính tâm linh hơn và nhân văn sâu sắc

2 . Xây dựng một số tour du lịch tới Chùa Hương

* Tour “ Tìm về đất Phật ”
Chùa Hương – chốn bồng lai thiên cảnh . Đến với chùa Hương quý
khách khơng chỉ được thưởng ngoạn cảnh sắc mà cịn lặng mình trong sự
thanh tịnh nơi cửa Phật .
Hành trình : Hà Nội – Hà Tây – Hà Nội
Thời gian : 1 ngày
Giá trọn gói : 179.000 VND / Khách

Lịch trình tour :
Buổi sáng :


- 6h15 : xe đón khách tại cơng ty Thăng Long tourist , 68 Trường
Chinh
- 8h : xe đưa khách đến bến Đục
- 8h 15 : Khách xuống đò và tham quan Đền Trình
- 10h15 : Đến bến Trị , khách nghỉ ngơi , tham quan chùa Thiên Trù
- 11h : Ăn trưa và nghỉ ngơi
Buổi chiều :
- 1h : Hành trình lên động Hương Tích .
- 4h : Đưa khách từ bến Trị về
- 5h30 : Ơ tơ đưa khách từ bến Đục về HN
- 7h : Xe đưa khách về công ty . Kết thúc chuyến đi .
Giá bao gồm :
Vé tham quan , vé đò , ăn trưa .
Xe ơ tơ chất lượng cao , có máy lạnh , hướng dẫn viên chuyên nghiệp !

* Tour : “ Ngoạn cảnh bồng lai ”
Ai cũng từng biết đến Hương Sơn non tiên nước biếc luôn đi vào trong
thơ ca :

Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
Kìa non non, nước nước, mây mây,
"Đệ nhất động" hỏi là đây có phải"?
Các bạn hãy khám phá cùng chúng tơi !
Hành trình : Hà Nội – Hà Tây – Hà Nội
Thời gian : 2 ngày 1 đêm
Giá trọn gói : 379.000 VND / Khách
Lịch trình tour :
Ngày thứ nhất :


Buổi sáng :
8h : xe đón khách tại cơng ty
9h30 : xe đưa khách nghỉ tại khách sạn ở bền Đục . Khách nghỉ ngơi
11h : ăn trưa
Buổi chiều :
1h : khách xuống đò thăm động Tuyết Sơn , thăm quan các chùa tại khu
động Tuyết Sơn
4h : khách tập trung tại bến đò , đò đưa khách về khách sạn
7h : ăn tối
Ngày thứ 2 :
Buổi sáng :
7h30 : ăn sáng
8h30 : khách xuống đò tại bến Đục, vào thăm quan Đền Trình
10h : khách tới bến Trị , thăm quan chùa Thiên Trù
11h : ăn trưa
Buổi chiều :
1h : hành trình lên động Hương Tích
4h : tập trung tại bến Trò , đò đưa khách về bến Đục
5h30 : ơ tơ đưa khách trở về HN

7h : có mặt tại công ty , kết thúc chuyến đi
Giá bao gồm :
- 1 bữa ăn sáng và các bữa ăn chính
- Vé tham quan , vé đị
Khơng bao gồm VAT và các chi phí cá nhân
( Xe chất lượng cao , hướng dẫn viên chuyên nghiệp , nhiệt tình )
Chúc quý khách có chuyến đi vui vẻ !



×