Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Thử nghiêm nhân giống bằng phương pháp giâm hom một số loài hoa đỗ quyên của vườn quốc gia pù mát con cuông nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ LINH

THỬ NGHIỆM NHÂN GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM
HOM MỘT SỐ LOÀI HOA ĐỖ QUYÊN CUỦA ƯỜN QUỐC GIA
PÙ MÁT - CON CUÔNG - NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Thái Nguyên, 2013


2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ LINH

THỬ NGHIỆM NHÂN GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM
HOM MỘT SỐ LOÀI HOA ĐỖ QUYÊN CUỦA ƯỜN QUỐC GIA
PÙ MÁT - CON CUÔNG - NGHỆ AN
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Thu Hà

Thái Nguyên, 2013




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị
nào. Các thông tin, tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn này đều đã được
ghi rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện cho luận văn này đã được
cảm ơn.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước phòng quản
lý sau đại học và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013
Người viết cam đoan

Nguyễn Thị Linh


LỜI CẢM ƠN
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của Ban
chủ nhiệm khoa Sau Đại học - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tôi
tiến hành nghiên cứu tại VQG Pù Mát thuộc Huyện Con Cuông - Tỉnh
Nghệ An. Để thực hiện đề tài “Thử nghiệm nhân giống bằng phương
pháp giâm hom một số loài hoa Đỗ quyên của Vườn Quốc gia Pù Mát Con Cuông - Nghệ An”.
Sau thời gian làm việc nghiêm túc, đến nay bản luận văn của tơi đã hồn
thành. Nhân dịp này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo hướng dẫn
Tiến sỹ Trần Thị Thu Hà Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp vùng
núi phía bắc là người đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện
đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo phịng quản lý đào tạo Sau

đại học, khoa Lâm nghiệp những người đã truyền thụ cho tôi những kiến thức
và phương pháp nghiên cứu quý báu trong thời gian tôi theo học tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Giám đốc VQG Pù Mát, Ban quản lý VQG
Pù Mát và các anh chị cán bộ kiểm lâm trong vườn đã nhiệt tình tạo mọi điều
kiện giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu.
Và cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình và bạn
bè..những người ln quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong
thời gian tôi học tập và nghiên cứu vừa qua.
Do lần đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, nên bản luận văn khơng
tránh được những thiếu sót. Vì vậy, tơi kính mong được sự đóng góp ý kiến
q báu của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản luận văn của tơi
thêm phong phú và hồn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Linh


MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. iv
MỤC LỤC........................................................................................................ v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 5
1.1. Nghiên cứu nhân giống vơ tính bằng phương pháp giâm hom.................. 5
1.1.1. Nhân giống vơ tính bằng phương pháp giâm hom.................................. 5

1.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới........................................................ 11
1.1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 13
1.2. Tổng quan về loài hoa Đỗ quyên ............................................................. 14
1.2.1. Nguồn gốc, đặc điểm, phân loại hoa Đỗ quyên .................................... 14
1.2.2. Yêu cầu sinh thái của cây hoa Đỗ quyên .............................................. 16
1.2.2.1. Ánh sáng............................................................................................. 16
1.2.2.2. Nhiệt độ .............................................................................................. 16
1.2.2.3. Nước................................................................................................... 17
1.2.2.4. Đất ...................................................................................................... 18
1.2.2.5. Nhu cầu dinh dưỡng khoáng của cây hoa Đỗ Quyên ........................ 18
1.2.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới........................................................ 21
1.2.4. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................ 24
1.3. Điều kiên nghiên cứu ............................................................................... 26
1.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................ 26
1.3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 26
1.3.1.2. Địa hình .............................................................................................. 27


1.3.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng ...................................................................... 27
1.3.1.4. Khí hậu, thủy văn ............................................................................... 28
1.3.1.5. Đa dạng sinh học................................................................................ 30
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu..................................... 32
1.3.2.1. Dân số, lao động và tập quán ............................................................. 32
1.3.2.2. Văn hoá xã hội ................................................................................... 32
1.3.3. Nhận xét đánh giá chung về điều kiện khu vực nghiên cứu ................. 33
1.3.3.1. Thuận lợi ............................................................................................ 33
1.3.3.2. Khó khăn ............................................................................................ 33
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 34
2.1. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 34

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................ 34
2.2.1.1. Kế thừa tài liệu ................................................................................... 34
2.2.1.2. Điều tra thực địa................................................................................. 34
2.2.1.3. Nghiên cứu nhân giống Đỗ Quyên bằng phương pháp giâm hom .... 35
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 41
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 44
3.1. Phân loại các loài Đỗ Quyên theo các nhóm chức năng.......................... 44
3.2. Đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng của 5 lồi Đỗ quyên phân bố tại
Con Cuông....................................................................................................... 45
3.2.1. Đỗ quyên lá dài Rhododendron maddenii Hook................................... 45
3.2.2. Đỗ quyên sim Rhododendron simsii Planch ......................................... 45
3.2.3. Đỗ quyên lá rộng, Đỗ quyên chén Rhododendron sinofalconeri Balf.. 46
3.2.4. Đỗ quyên quang trụ Rhododendron tanastylum Balf ........................... 46
3.2.5. Đỗ quyên hoa nhăn Rhododendron veitchianum Hook.f...................... 47
3.3. Phương pháp nhân giống Đỗ Quyên bằng giâm hom.............................. 48


3.3.1. Ảnh hưởng của giá thể giâm hom và các chất kích thích ra rễ (IBA,
IAA và NAA) đến rự hình thành rễ và tỉ lệ sống của hom Đỗ Quyên ........... 48
3.3.1.1. Ảnh hưởng của giá thể giâm hom và các chất kích thích ra rễ đến sự
hình thành rễ và tỉ lệ sống của hom Đỗ Quyên sim. ....................................... 48
3.3.1.2. Ảnh hưởng của giá thể giâm hom và các chất kích thích ra rễ đến sự
hình thành rễ và tỉ lệ sống của hom Đỗ Quyên Quang Trụ. ........................... 56
3.3.2. Ảnh hưởng của các giá thể giâm hom và chất kích thích đến
chất lượng hom................................................................................................ 63
3.3.2.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các giá thể giâm hom và loại hom
đến chất lượng chồi của hom Đỗ Quyên Sim ................................................. 63
3.3.2.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các giá thể giâm hom và loại hom
đến chất lượng chồi của hom Đỗ Quyên Quang Trụ ...................................... 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74
TIẾNG VIỆT................................................................................................... 74
TIẾNG ANH ................................................................................................... 76


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Đc

: Thí nghiệm đối chứng

ĐQ

: Đỗ Quyên

GT

: Giá thể

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

IAA

: Indol axetic axit

IBA

: Indo butyric axit


NAA

: Naphtalen axit axetic

NST

: Nhiễm sắc thể

R

: Lần lặp

VQG

: Vườn Quốc Gia


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 1.1: Một số yếu tố khí hậu đặc trưng khu vực nghiên cứu.................... 29
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí các thí nghiệm giâm hom ........................................... 36
Bảng 2.2: Biểu theo dõi quá trình ra rễ của cành hom sau khi giâm .............. 39
Bảng 2.3: Biểu theo dõi tình hình sinh trưởng của hom Đỗ Quyên ............... 40
Bảng 2.4: Biểu thống kê tỉ lệ sống và tỉ lệ đạt tiêu chuẩn xuất vườn của hom
Đỗ Quyên......................................................................................... 41
Bảng 2.5: bảng sắp xếp các trị số quan sát trong phân tích phương sai 2 nhân
tố m lần lặp ...................................................................................... 42
Bảng 3.1: Danh sách các loài Đỗ Quyên tại Pù Mát - Con Cuông Nghệ An........................................................................................... 44

Bảng 3.2: Bảng phân loại theo các nhóm chức năng và nhóm đánh giá ........ 44
Bảng 3.3: Tỉ lệ ra rễ của hom Đỗ quyên Sim sau khi giâm 135 ngày ............ 49
Bảng 3.4: Bảng kiểm tra ảnh hưởng của công thức giá thể và loại thuốc kích
thích đến sự hình thành rễ của hom Đỗ Quyên sim ........................ 52
Bảng 3.5: Bảng kiểm tra ảnh hưởng của cơng thức giá thể và loại thuốc kích
thích đến tỉ lệ sống của hom Đỗ Quyên sim.................................... 53
Bảng 3.6: Bảng so sánh ảnh hưởng của công thức giá thể đến sự hình thành rễ
của hom Đỗ Quyên sim ................................................................... 54
Bảng 3.7: Bảng so sánh ảnh hưởng loại thuốc kích thích đến sự hình thành rễ
của hom Đỗ Qun sim ................................................................... 54
Bảng 3.8: Bảng so sánh ảnh hưởng của công thức giá thể đến tỉ lệ sống của
hom Đỗ Quyên sim.......................................................................... 55
Bảng 3.9: Bảng so sánh ảnh hưởng loại thuốc kích thích đến tỉ lệ sống của
hom Đỗ Quyên sim.......................................................................... 55
Bảng 3.10: Tỉ lệ ra rễ của hom Đỗ Quyên Quang Trụ sau khi
giâm 135 ngày.................................................................................. 56


Bảng 3.11: Bảng kiểm tra ảnh hưởng của công thức giá thể và loại thuốc kích
thích đến sự hình thành rễ của hom Đỗ Quyên Quang trụ .............. 60
Bảng 3.12: Bảng kiểm tra ảnh hưởng của công thức giá thể và loại thuốc kích
thích đến tỉ lệ sống của hom Đỗ Quyên Quang trụ ......................... 60
Bảng 3.13: Bảng so sánh ảnh hưởng của cơng thức giá thể đến sự hình thành
rễ của hom Đỗ Quyên Quang trụ..................................................... 61
Bảng 3.14: Bảng so sánh ảnh hưởng loại thuốc kích thích đến sự hình thành rễ
của hom Đỗ Quyên Quang trụ......................................................... 61
Bảng 3.15: Bảng so sánh ảnh hưởng của công thức giá thể đến tỉ lệ sống của
hom Đỗ Quyên Quang trụ................................................................ 62
Bảng 3.16: Bảng so sánh ảnh hưởng loại thuốc kích thích đến tỉ lệ sống của
hom Đỗ Quyên Quang trụ................................................................ 62

Bảng 3.17: Kết quả nghiên cứu về chất lượng của hom Đỗ Quyên Sim cuối
đợt thí nghiệm.................................................................................. 63
Bảng 3.18: Bảng kiểm tra ảnh hưởng của công thức giá thể và loại thuốc kích
thích đến chiều cao chồi TB/hom của hom Đỗ Quyên Sim ............ 66
Bảng 3.19: Bảng so sánh ảnh hưởng của công thức giá thể đến chiều cao chồi
TB/hom của hom Đỗ Quyên Sim .................................................... 66
Bảng 3.20: Bảng so sánh ảnh hưởng loại thuốc kích thích đến chiều cao chồi
TB/hom của hom Đỗ Quyên Sim .................................................... 67
Bảng 3.21: Kết quả nghiên cứu về chất lượng của hom Đỗ Quyên Quang Trụ
cuối đợt thí nghiệm .......................................................................... 68
Bảng 3.22: Bảng kiểm tra ảnh hưởng của công thức giá thể và loại thuốc kích
thích đến chiều cao chồi TB/hom của hom Đỗ Quyên Quang Trụ . 70
Bảng 3.23: Bảng so sánh ảnh hưởng của công thức giá thể đến chiều cao chồi
TB/hom của hom Đỗ Quyên Quang Trụ ......................................... 71
Bảng 3.24: Bảng so sánh ảnh hưởng loại thuốc kích thích đến chiều cao chồi
TB/hom của hom Đỗ Quyên Quang Trụ ......................................... 71


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 3.1: Đỗ qun lá dài ............................................................................... 45
Hình 3.2: Đỗ quyên sim .................................................................................. 45
Hình 3.3: Đỗ quyên lá rộng............................................................................. 46
Hình 3.4: Đỗ quyên quang trụ......................................................................... 47
Hình 3.5: Đỗ quyên hoa nhăn ......................................................................... 47
Hình 3.6: Biểu đồ so sánh tỉ lệ ra rễ của hom giâm Đỗ Quyên Sim ở các cơng
thức thí nghiệm ............................................................................... 51
Hình 3.7: Biểu đồ so sánh tỉ lệ sống của hom giâm Đỗ Qun Sim ở các cơng
thức thí nghiệm ............................................................................... 51

Hình 3.8: Biểu đồ so sánh tỉ lệ ra rễ của hom giâm Đỗ Qun Quang Trụ ở
các cơng thức thí nghiệm ................................................................ 58
Hình 3.9: Biểu đồ so sánh tỉ lệ sống của hom giâm Đỗ Quyên Quang Trụ ở
các công thức thí nghiệm ................................................................ 59
Hình 3.10: Biểu đồ so sánh chiều cao chồi TB/hom của hom Đỗ Quyên Sim ở
các công thức thí nghiệm ................................................................ 65
Hình 3.11: Biểu đồ so sánh chiều cao chồi TB/hom của hom Đỗ Quyên
Quang Trụ ở các cơng thức thí nghiệm........................................... 69


MỞ ĐẦU

Hoa có vai trị đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội ở nhiều nước
trên thế giới, đặc biệt ở các nước Á Đông. Trồng hoa và chơi hoa là một thú
vui tao nhã của mọi người, từ các bậc quyền quý đến các hộ dân nghèo.
Những năm trở lại đây, nhu cầu về hoa trên thế giới ngày càng tăng về số
lượng và cả chất lượng. Ở Nghệ An, với những điều kiện khí hậu, đất đai
khắc nghiệt không phù hợp cho việc trồng và phát triển các loại hoa, đặc biệt
ở các huyện vùng cao như: Con Cng, Hịa Bình, Kỳ Sơn... Tuy nhiên, từ
năm 2001 đến nay, nghề trồng hoa ở Nghệ An đã được hình thành và phát
triển, mang lại thu nhập kinh tế cao cho nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình và
cung cấp các sản phẩm có chất lượng cho thị trường trong và ngoài nước. Các
loại hoa chất lượng cao như: Hoa ly, hoa hồng và các loài Lan bản địa đã dần
có tên tuổi, gắn liền với những vùng du lịch nổi tiếng.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự phát
triển ồ ạt của các ngành công nghiệp cùng với áp lực của sự gia tăng dân số đã
có nhiều tác động xấu đến các hệ sinh thái rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên.
Nhiều loài động, thực vật quý, hiếm bị khai thác, săn bắn, xâm lấn nơi ở hoặc
môi trường sống bị ô nhiễm đã dẫn đến nguy cơ bị tuyệt chủng. Hơn thế, cuộc
sống của chúng ta ngày càng phát triển, công việc hằng ngày với những bận

rộn, lo toan làm cho khoảng cách giữa con người và tự nhiên dường như ngày
càng xa cách. Cho dù vậy, thiên nhiên luôn cần thiết với mỗi chúng ta, bởi nó
là khởi nguồn của sự sống, sau những ngày làm việc mệt mỏi con người cần có
một thời gian nghỉ ngơi để hịa mình vào cuộc sống tự nhiên nó sẽ đem đến
tình u và sức mạnh cho mọi người, đó chính là lý do giải thích về tầm quan
trọng của du lịch sinh thái, một ngành kinh tế không thể thiếu trong cuộc sống
hiện đại. Du lịch sinh thái là khâu kết nối giữa con người với tự nhiên và giữ


con người với nhau, sự hấp dẫn, lôi cuốn của nó chính là vẻ đẹp, sự hùng vĩ của
thiên nhiên với những danh thắng, chim mng và những lồi hoa đồng nội.
Địa bàn phố huyện Con Cng trong đó có Vườn Quốc gia Pù mát có
tính đa dạng sinh học cao với 1.297 loài thực vật, thuộc 607 chi và 160 họ của
6 ngành thực vật bậc cao có mạch, trong đó 37 lồi nằm trong "Sách Đỏ Việt
Nam" với 1 loài nguy cấp (E), 12 loài sắp nguy cấp (V), 9 loài hiếm (R), 3
loài bị đe dọa (T), và 12 lồi biết khơng chính xác, 20 lồi được liệt kê trong
Danh mục Đỏ của IUCN (2002) gồm 1 loài cấp (E), 3 loài cấp (V) và 16 loài
cấp (R). Có độ tán che trên 70% với nhiều loại gỗ quý như Pơ Mu, Sa Mộc
Quế Phong, Trầm, Lát hoa, Kiền kiền… Hệ động vật gồm 1121 loài động vật
thuộc các nhóm thú, chim, bị sát, lưỡng cư, cá… trong đó gồm 132 lồi thú
có vú, 361 lồi chim, 53 lồi bị sát, 33 lồi lưỡng cư, 83 lồi cá, 365 loài
bướm ngày và 94 loài bướm đêm, với nhiều loài thú quý như: voọc, vượn đen
má trắng, hổ, bị tót,... Đặc biệt, Sao La là lồi động q hiếm ở vùng nhiệt
đới. Pù Mát Phong phú về loại hình rừng, thảm động thực vật cùng với các
danh thắng, di tích như: Thác Khe Kèm, Thác Bổ Bố (Vải trắng), Suối nước
mọc, Sông Giăng, Rừng Săng lẻ ... và nhất là 67 nghìn ha rừng thuộc Vườn
quốc gia Pù Mát, hơn 6 nghìn ha thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống đã
tạo cho Con Cuông một vẻ đẹp hùng vĩ của rừng xanh, với vẻ đẹp nguyên
sinh không chút động chạm của bàn tay con người có sức hấp dẫn du khách
trong và ngoài nước,.... Tài nguyên thực vật rừng nơi đây cũng rất đa dạng về

công dụng với 16 nhóm cơng dụng chính như: Lấy gỗ, làm thuốc, cây bóng
mát hoặc làm cảnh, làm rau ăn, lấy quả, cho nhựa mủ, cho ta nanh, cho tinh
dầu,... Đặc biệt, nhóm các lồi cây Đỗ Qun có nhiều giá trị công dụng khác
nhau như trồng làm cây cảnh, làm nguồn dược liệu chữa bệnh hoặc có thể
trồng cây đường phố và trồng cảnh quan. Hoa Đỗ quyên có giá trị kinh tế rất
cao, mỗi chậu hoa cảnh có giá từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng.


Đỗ qun là một nhóm các lồi cây cho hoa đẹp, đa tác dụng và có giá
trị về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực nên được rất nhiều người ưa thích. Chúng chỉ
phân bố tự nhiên ở những vùng núi cao, có khí hậu quanh năm mát mẻ, vì đây
là những lồi cây của vùng Á nhiệt đới hoặc Ơn đới núi cao. Ở Việt Nam, Đỗ
quyên thường có ở Sa Pa, Tam đảo, Bạch mã.... Chính nhờ sự đa dạng về giá
trị và cơng dụng, nhiều lồi Đỗ qun có nguy cơ bị khai thác quá tải nên có
thể bị đe dọa tiêu diệt, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: nhu cầu chơi
cây cảnh, nhu cầu làm dược liệu, và đặc biệt do thị trường Trung Quốc thu
mua rất lớn với giá cao nên người dân địa phương đã vào rừng thu hái trái
phép ngày càng nhiều. Điều đó đã dẫn đến làm suy giảm số lượng và trữ
lượng lồi. Trong khi đó, việc nghiên cứu cơ bản về lồi cây này cịn rất hạn
chế, rất có thể có loài sẽ bị tiêu diệt trước khi được nghiên cứu.
Để thực hiện ngày càng tốt hơn công tác bảo tồn phát triển các loài cây Đỗ
Quyên và ngăn chặn các tổn thất đa dạng sinh học. Đồng thời tạo hướng sản xuất
hàng hóa những lồi cây này phục vụ nhu cầu chơi cây cảnh, sử dụng làm thuốc
chữa bệnh, trồng cây cảnh quan,... tăng thu nhập cho người dân địa phương và
giảm áp lực của cộng đồng lên tài nguyên thiên nhiên VQG Pù Mát.
Xuất phát từ thực tế và yêu cầu của sản xuất và bảo tồn đa dạng sinh học
một số lồi hoa Đỗ Qun nên tơi tiến hành thực hiện đề tài: “Thử nghiệm
nhân giống bằng phương pháp giâm hom một số loài hoa Đỗ quyên của
Vườn Quốc gia Pù Mát - Con Cuông - Nghệ An”.


* Mục tiên nghiên cứu
- Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật giâm hom một số loài Đỗ quyên của
Vườn Quốc gia Pù Mát.
- Ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài từ đó mở ra một hướng mới về
việc sử dụng phát triển loài Đỗ quyên thành một loài cây cảnh có giá trị kinh
tế và thẩm mỹ cao phục vụ cho nhu cầu trong và ngoài nước.


- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài hoa đỗ quyên tại
khu vực nghiên cứu.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các loài Đỗ Quyên (Rhodendron) tại vườn quốc
gia Pù Mát.
- Giới hạn nghiên cứu:
+Về địa điểm: Giới hạn ở huyện Con Cuông - Tỉnh Nghệ An.
+Về nội dung: Nghiên cứu về các loài đỗ quyên tại VQG Pù Mát và
giâm hom 2 Loài đỗ quyên tại vườn là Đỗ quyên sim (Rhododendron simsii
Planch) và Đỗ quyên quang trụ (Rhododendron tanastylum Balf).
* Ý nghĩa của đề tài
- Trong học tập và nghiên cứu khoa học: Qua việc nghiên cứu và thực
hiện đề tài này sẽ giúp tôi làm quen được với việc nghiên cứu khoa học, bên
cạnh đó cịn giúp tôi củng cố được lượng kiến thức chuyên môn đã học, có
thêm cơ hội kiểm chứng những lý thuyết đã học trong nhà trường đúng theo
phương châm học đi đôi với hành. Qua quá trình học tập nghiên cứu đề tài tại
vườn ươm, tơi đã tích lũy thêm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế
trong việc giâm hom cây giống. Đây sẽ là những kiến thức rất cần thiết cho
quá trình nghiên cứu, học tập và làm việc của tôi sau này.
- Trong thực tiễn sản xuất: Từ kết quả nghiên cứu nhân giống cây
Đỗ Quyên bằng phương pháp giâm hom góp phần chọn lựa được cơng thức
nhân giống tốt nhất và đưa vào sản xuất đại trà, góp phần nâng cao năng xuất

và hiệu quả nhân giống cho khu vực miền núi nói chung và các tỉnh miền
trung nói riêng.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Nghiên cứu nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom
1.1.1. Nhân giống vơ tính bằng phương pháp giâm hom
Nhân giống là bước cuối cùng của một chương trình cải thiện giống để
cung cấp hạt hoặc hom cành cho trồng rừng trên quy mô lớn và cho các bước
cải thiện giống theo các phương thức sinh sản thích hợp. Thực vật bậc cao có
hai hình thức sinh sản chủ yếu là sinh sản hữu tính (bằng hạt) và sinh sản sinh
dưỡng (giâm hom, chiết ghép, ni cấy mơ…). Để giữ được tính di truyền tốt
của cây mẹ người ta thường dùng phương thức nhân giống sinh dưỡng dựa
trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm. Đây là phương thức phân bào về cơ bản
khơng có sự tái tổ hợp của chất liệu di truyền nên cây con được tạo ra vẫn giữ
được đặc tính vốn có của cây mẹ lấy vật liệu. Nhân giống bằng hom (cutting
propagation) là một trong những phương pháp nhân giống sinh dưỡng. Đó là
việc dùng một phần lá, một đoạn thân, đoạn cành, hoặc đoạn rễ để tạo nên cây
mới gọi là cây hom, cây hom có đặc tính di truyền như của cây mẹ.
Sinh vật bậc cao được phát triển từ một tế bào hợp tử qua nhiều lần phân
bào liên tiếp cùng với q trình phân hố các cơ quan. Trong suốt quá trình
phân bào số lượng (NST) của tế bào khởi đầu và tế bào mới được phân chia
như nhau nên được gọi là phân bào nguyên nhiễm hay nguyên phân. kết quả
từ một tế bào ban đầu cho hai tế bào con có số lượng NST cũng như cấu trúc
và thành phần hoá học giống như tế bào ban đầu (Lê Đình Khả và cộng sự,
2003) [13]. Nhờ có q trình ngun phân mà khối lượng cơ thể cây con có
thể tăng lên, sau đó nhờ có q trình phân hố các cơ quan trong q trình
phát triển cá thể mà tạo thành một cây con hoàn chỉnh. Đây là quá trình đảm

bảo cho cây con duy trì tính trạng của cây mẹ.


Nhân giống bằng hom dựa trên khả năng tái sinh hình thành rễ bất định
của một đoạn thân hoặc cành trong điều kiện thích hợp để tạo thành cơ thể
mới. Rễ bất định là rễ được sinh ra ở bất kỳ bộ phận nào của cây ngồi hệ rễ
của nó, trong hom giâm và chiết điều quan trọng là quá trình hình thành rễ bất
định. Sự hình thành rễ bất định có thể được phân chia làm 3 giai đoạn: Giai
đoạn 1 các tế bào bị thương ở các vết cắt chết đi và hình thành lên một lớp tế
bào bị thối trên bề mặt. Giai đoạn 2 các tế bào sống ngay dưới lớp bảo vệ bắt
đầu phân chia và hình thành lớp mơ mềm gọi là mơ sẹo và giai đoạn 3 các tế
bào vùng thượng tầng hoặc lân cận và libe bắt đầu hình thành rễ.
Mức độ hoá gỗ cũng ảnh hưởng tới sự ra rễ của hom. Hom hố gỗ nhiều,
hay phần gỗ chiếm nhiều thì khả năng ra rễ kém. Hiện tượng cực tính là hiện
tượng phổ biến trong giâm hom, do vây khi giâm hom phải đặt hom cho đúng
chiều (Hoàng Thái Sơn, 1997) [20].
* Ưu điểm của giâm hom
Kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm hom cho hệ số nhân cao,
Năng suất, sản lượng cao hơn nhân giống bằng hạt hoặc ghép: Từ một cây
mẹ, giống tốt bằng phương pháp giâm hom có thể lấy được nhiều cành hom
để tạo ra nhiều cây con. Trong khi chiết không cho phép lấy nhiều cành trên
một cây. Cây giâm hom hầu hết đều ra quả nhanh hơn cây trồng bằng hạt, vì
nó hồn thành diện tích tán lá cần thiết để ra hoa sớm hơn nên cho năng suất,
sản lượng cao hơn. Mặt khác cây hom cịn có thể giữ ngun những đặc tính
di truyền, phẩm chất và tính trạng trội của cây mẹ và có khả ngăng khống chế
số lượng đực hố (Mai Quang Trường và CS, 2007) [23].
* Nhược điểm của giâm hom
Giâm hom địi hỏi kỹ thuật cơng phu, giá thành cao hơn nhân giống bằng
hạt ( chi phí cao gấp 6 - 8 lần so với trồng bằng hạt). Hạn chế tuổi của cây mẹ
lấy hom (Mai Quang Trường và CS, 2007) [23].

* Ảnh hưởng của môi trường sống đến quá trình giâm hom


Thông thường người ta chia các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ra rễ
của hom giâm thành 2 nhóm: Nhóm nhân tố nội sinh bao gồm những đặc
điểm di truyền của loài, của xuất xứ và của cá thể, vai trị của tuổi cây, tuổi
cành, vị trí cành... và nhóm nhân tố ngoại sinh gồm các loại chất kích thích ra
rễ và các nhân tố ngoại cảnh như độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, thời vụ giâm hom


Nhân tố nội sinh

Đặc điểm di truyền lồi: Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy khơng phải tất
cả các lồi đều có khả năng ra rễ như nhau, tuỳ theo đặc điểm di truyền các
lồi cây khác nhau có tỉ lệ ra rễ khác nhau. Theo khả năng giâm hom có thể
chia thực vật thành 2 nhóm chính là:
+ Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hom cành gồm các loài thuộc họ Dâu
tằm (Moraceae) như Dâu tằm, Sung… và họ Liễu (Salicaseae) như Sắn,
Mía… đối với nhóm này khi giâm hom khơng cần phải xử lý thuốc hom vẫn
ra rễ bình thường.
+ Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hạt thì khả năng ra rễ của hom giâm bị
hạn chế ở mức độ khác nhau. Những loài cây dễ ra rễ như Sở đến 35 tuổi vẫn
có khả năng ra rễ 70 - 90%. Những lồi cây khó ra rễ như Mỡ (Manglietia
glauca) 5 tuổi vẫn chỉ ra rễ 14%, với nhóm này muốn có tỉ lệ ra rễ cao phải
dùng cây non và xử lý các chất kích thích ra rễ thích hợp (Lê Đình Khả và
cộng sự, 2003) [13].
Đặc điểm di truyền của từng xuất xứ, từng cá thể: Do đặc điểm biến dị
mà các xuất xứ và các cá thể khác nhau cũng có khả năng ra rễ khác nhau.
Nghiên cứu cho Bạch đàn trắng Caman (E.Camaldulensis) 4 tháng tuổi đã
thấy rằng trong lúc xuất xứ Katherine có tỉ lệ ra rễ 95% thì xuất xứ Gilbert

River có tỉ lệ ra rễ 50%, cịn xuất xứ Nghĩa Bình chỉ ra rễ được 35% (Lê Đình
Khả và cộng sự, 2003) [13].
Vị trí cành và tuổi cành lấy hom: Hom lấy từ các phần khác nhau trên
thân cũng có khả năng ra rễ khác nhau. Thông thường hom lấy từ cành ở tầng


dưới dễ ra rễ hơn ở tầng trên. Cành chồi vượt dễ ra rễ hơn cành lấy từ tán cây,
vì vậy người ta thường xử lý cho cây ra chồi vượt để lấy hom giâm (Lê Đình
Khả và cộng sự, 2003) [13].
Sự tồn tại của lá trên hom: Lá là cơ quan quang hợp tạo ra các chất hữu
cơ cần thiết cho cây, đồng thời cũng là cơ quan thoát hơi nước để khuyếch tán
các chất kích thích ra rễ đến các bộ phận của hom. Lá còn là cơ quan điều tiết
các chất điều hoà sinh trưởng ở hom giâm, vì thế khi giâm hom phải để lại
một diện tích lá cần thiết, song diện tích lá quá lớn, q trình thốt hơi nước
mạnh sẽ làm cho hom bị héo và có thể chết trước khi ra rễ. Do vậy hom phải
có 1 - 2 lá, và phải cắt bớt một phần (chỉ để lại 1/3 - 1/2) diện tích lá (Nguyễn
Hồng Nghĩa, 2001) [18].
Kích thước hom: hom có đường kính lớn ra rễ tốt hơn hom có đường
kính nhỏ.
Tuổi cây mẹ lấy cành: Khả năng ra rễ của hom giâm khơng những do
tính di truyền quy định mà còn phụ thuộc rất lớn về tuổi cây mẹ lấy cành.
Thông thường cây chưa ra hoa kết quả dễ nhân giống bằng hom hơn khi đã
cho quả, những cây mẹ cịn trẻ, sức sống mạnh mẽ, có năng lực phân sinh
mạnh nên hom ra rễ tốt hơn. Cây càng già khả năng ra rễ của hom càng yếu.
Thậm chí ở một số loài cây khả năng ra rễ chỉ tồn tại ở những cây 1 - 2 tuổi
(Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001) [18].
Các chất điều hoà sinh trưởng: chất điều hoà sinh trưởng bao gồm các
hc mơn thực vật tự nhiên và những hợp chất hữu cơ được tổng hợp nhân
tạo. Người ta chia chất điều hoà sinh trưởng ra làm nhiều nhóm, mỗi nhóm có
đặc trưng riêng của nó, trong đó nhóm Auxin có tác động kích thích ra rễ

mạnh nhất khi xâm nhập vào tế bào thực vật làm cho tính thấm của ngun
sinh chất và hơ hấp tăng lên … thúc đẩy sự ra rễ của thượng tầng dẫn đến sự
thúc đẩy ra rễ của hom. Tuy nhiên sự kích thích sinh lý của Auxin phụ thuộc
chặt chẽ vào nồng độ của nó trong tế bào. Khi nồng độ quá cao thì tác động


kích thích trở thành kìm hãm. Do đó việc chọn loại thuốc và nồng độ phù hợp
cho từng loại cây là rất quan trọng.


Các nhân tố ngoại sinh: Khả năng ra rễ của hom giâm chịu ảnh

hưởng của các nhân tố ngoại sinh như điều kiện sinh sống của cây mẹ và các
nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giâm hom như mùa vụ, ánh sáng, nhiệt độ,
ẩm độ và giá thể giâm hom.
Điều kiện sinh sống của cây mẹ lấy cành: Điều kiện sinh sống của cây
mẹ lấy cành như điều kiện chiếu sáng, độ ẩm khơng khí, độ ẩm đất có ảnh
hưởng khá rõ đến tỉ lệ ra rễ của hom giâm, nhất là hom lấy từ những cây non.
Giá thể hay môi trường giâm hom: Giá thể cũng góp phần vào thành
cơng của giâm hom. Các loại Giá thể giâm hom thường dùng là mùn cưa để
mục, xơ dừa băm nhỏ, đất tầng B, cát tinh …giá thể giâm hom tốt phải duy trì
được ẩm độ trong thời gian dài và không ứ nước, tạo điều kiện cho rễ phát
triển tốt, đồng thời phải sạch, không bị nhiễm nấm và khơng có nguồn sâu
bệnh, độ PH khoảng 6,0 - 7,0.
Thời vụ giâm hom: Thời vụ là một trong những nhân tố quan trọng nhất
ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom giâm. Một số loài cây có thể giâm
quanh năm, song nhiều lồi có thời vụ giâm hom rõ rệt. Theo Frison (1967)
và Nesterov (1967) thì mùa mưa tỉ lệ ra rễ của hom giâm cao hơn so với các
mùa khác, kết quả giâm hom tốt hay xấu thường gắn liền với các yếu tố như
diễn biến khí hậu thời tiết trong năm, mùa sinh trưởng của cây và trạng thái

sinh lý của cành (Lê Đình Khả và cộng sự, 2003) [13].
Ánh sáng: Ánh sáng cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của
sinh vật, ánh sáng đóng vai trị sống cịn trong việc ra rễ của hom giâm.
Khơng có ánh sáng và khơng có lá thì hom khơng có hoạt động quang hợp,
q trình trao đổi chất khó xảy ra do đó hom khó ra rễ. Trong thực tế ảnh
hưởng của ánh sáng đến việc ra rễ của hom giâm thường mang tính chất tổng


hợp theo kiểu phức hệ ánh sáng - nhiệt độ - ẩm độ (Lê Đình Khả và cộng sự,
2003) [13].
Nhiệt độ: Nhiệt độ là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động sống của sinh vật, là nhân tố quyết định đến tốc độ ra rễ của hom giâm
(Pravdin, 1938) nhiệt độ quá thấp hom nằm ở trạng thái tiềm ẩn mà không ra
rễ, c7n nhiệt độ quá cao sẽ làm tăng cường độ hô hấp, giảm tỉ lệ ra rễ của hom
hoặc làm chết hom, đối với các lồi cây nhiệt đới nhiệt độ khơng khí thích
hợp nhất cho quá trình giâm hom là từ 25ºC - 35ºC. nhiệt đơ giá thể cao hơn
nhiệt độ khơng khí 3ºC - 5ºC thì tỉ lệ ra rễ tốt hơn. Nhiệt độ khơng khí trên
35ºC sẽ làm tăng tỉ lệ héo lá ảnh hưởng xấu đến quá trình giâm hom (Lê Đình
Khả và cộng sự, 2003) [13].
Độ ẩm khơng khí và độ ẩm giá thể: Độ ẩm khơng khí và độ ẩm giá thể
là nhân tố hết sức quan trọng trong quá trình giâm hom. Các hoạt động sống
của cây đều cần nước. Khi giâm hom mỗi loài cây đều cần một ẩm độ thích
hợp, mất 15 - 20% độ ẩm hom hoàn toàn mất khả năng ra rễ. Độ ẩm giá thể
thích hợp cho giâm hom là 50 - 70% khi tăng ẩm độ lên 100% chỉ một số loài
như Nerium oleander mới giữ được tỉ lệ ra rễ cao, các lồi khác đều giảm rõ
rệt hoặc khơng ra rễ (Lê Đình Khả và cộng sự, 2003) [13].
Các chất kích thích sinh trưởng: Auxin có tác dụng sinh lý rất nhiều
mặt lên các quá trình sinh trưởng của tế bào, hoạt động của tượng tầng, hiện
tượng ưu thế ngọn, tính hướng của thực vật, sự sinh trưởng của quả và tạo quả
khơng hạt, đặc biệt là kích thích sự hình thành rễ của hom giâm, trong đó các

Auxin được sử dụng nhiều nhất. Các Auxin gồm 2 nhóm là Auxin tự nhiên,
hiện nay có IAA (Indol axetic axit) và Auxin tổng hợp là IBA (Indo butyric
axit), NAA (naphtalen axit axetic). Trong nhân giống vơ tính thì việc sử dụng
auxin để kích thích sự ra rễ là cực kỳ quan trọng và bắt buộc (Nguyễn Hoàng
Nghĩa, 2001) [18].


1.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế tồn cầu đã làm cho
môi trường sống bị ô nhiễm, rừng bị suy giảm về diện tích và chất lượng, ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống sức khoẻ con người. Đứng trước tình hình đó
các nhà khoa học về lĩnh vực nơng lâm nghiệp đang nỗ lực tìm ra những
phương pháp tạo giống cây mới góp phần làm cho ngân hàng giống ngày càng
đa dạng.
Trong Lâm nghiệp, nhân giống sinh dưỡng cho cây rừng đã được sử
dụng trên 100 năm nay. Ngay từ 1840, Marrier de Boisdyver (người Pháp) đã
ghép 10000 cây Thơng Đen. Năm 1883, Velinski A.H cơng bố cơng trình
nhân giống một số loài cây lá kim và cây lá rộng thường xanh bằng hom. Ở
Pháp năm 1969, Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới bắt đầu chương trình nhân
giống cho Bạch đàn.
Năm 1972 Bhatganr đã thử nghiệm giâm hom cây Tếch (Tectona
gramdis) trong một cơng thức thích hợp cho tỉ lệ ra rễ của hom giâm là
65,8%. Cũng theo nghiên cứu của Bhatganr, Toski người Ấn Độ đã giâm hom
chồi Bạch đàn vào năm 1973 cho tỉ lệ ra rễ đạt 60% (Hoàng Thái Sơn, 1997)
[20]. Và từ đầu thập kỷ 80 đến nay thì cơng tác nghiên cứu đã đạt được nhiều
thành cơng như các lồi cây lá kim, lá rộng. Đến 1986 có khoảng 24000ha
rừng trồng bằng cây hom, các rừng này đạt tăng trưởng bình quân
35m3/ha/năm. Ở Châu Âu năm 1987 (đặc biệt là các loài Betula, Querus,
Sorubs và Salix), cây Tếch (Tectona gramdis, 1992).
Ở Đông Nam Á những năm gần đây việc nghiên cứu và sản xuất cây

hom đã được tiến hành ở nhiều nước. Trung tâm giống cây rừng Asean Canada (ACLTSC) đã tổ chức thử nghiệm nghiên cứu giống hom từ những
năm 1988 và đã thu được nhiều kết quả tốt với các loài cây họ đậu.
Ở Thái Lan, Trung tâm Giống cây rừng Asean - Canada [26] đã có
những nghiên cứu nhân giống bằng hom từ năm 1988, nhân giống với các hệ


thống phun sương mù tự động không liên tục được xây dựng tại các chi nhánh
vườn ươm của Trung tâm, đã thu được nhiều kết quả đối với các loài cây họ
Dầu, với 1 ha vườn giống Sao đen 5 tuổi có thể sản xuất 200.000 cây hom, đủ
trồng 455 đến 500 ha rừng [29] .
Ở Malaysia, nhân giống sinh dưỡng các loại cây họ Sao dầu bắt đầu từ
những năm 1970, hầu hết các nghiên cứu được tiến hành ở Viện nghiên cứu
Lâm nghiệp Malaysia [39], ở trường Đại học Tổng hợp Pertanian, Trung tâm
nghiên cứu Lâm nghiệp ở Sepilok, cũng đã báo cáo các cơng trình có giá trị
về nhân giông sinh dưỡng cây họ Dầu. Tuy nhiên, tỷ lệ ra rễ của các cây họ
Dầu còn chưa cao, sau khi thay đổi các phương tiện nhân giống như: các biện
pháp vệ sinh tốt hơn, che bóng hiệu quả hơn, phun xương mù, kỹ thuật trẻ hóa
cây mẹ,... thì tỷ lệ ra rễ được cải thiện (ví dụ: Hopea odorta có tỷ lệ ra rễ là
86% [37], Shorea Leprosula 71%, Shorea Parvifolia 70%,...
Ở Indonesia, các nghiên cứu giâm hom cây họ Dầu được tiến hành tại
trạm nghiên cứu cây họ Dầu Wanariset đã áp dụng phương pháp nhân giống
mới “Tắm bong bóng” [31], sử dụng phương pháp này thu được tỷ lệ ra rễ 90100% với các loài Shorea Leprosula,...
Tại Trung Quốc đã xây dựng được một quy trình cơng nghệ về sản xuất
cây con bằng cây mơ hom cho hàng chục loài cây gỗ, cây ăn quả và cây cảnh.
Cho đến nay mới chỉ có một vài nghiên cứu thành công một số phương pháp
nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom đối với một số loài dạng cây
bụi cho hoa đẹp và làm cảnh đặc biệt là cây Đỗ Quyên vì những nghiên cứu
về phương pháp nhân giống hữu tính (gieo hạt) của loại cây này không được
quan tâm nhiều do cây con gieo hạt thường sinh trưởng chậm.
Vậy trải qua một quá trình nghiên cứu tìm tịi sáng tạo của các nhà khoa

học họ đã tạo ra những cây con giống đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn
đặc biệt việc tạo giống bằng cây mô hom đã mở ra một hướng đi mới đầy
triển vọng trong công tác tạo giống cây trồng ở các nước trên thế giới.


1.1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước
Những thành tựu trong nghiên cứu tạo giống cây trồng bằng phương
pháp giâm hom đã và đang được ứng dụng tại Việt Nam. Song song với nó
các nhà khoa học của cũng khơng ngừng nỗ lực tìm ra những quy trình,
phương pháp riêng cho việc giâm hom cây rừng nói chung và cây cảnh quan
nói riêng. Lần đầu tiên Việt Nam đã thử nghiệm giâm hom một số cây Bạch
đàn, Thông …được tiến hành tại trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu giấy
Phù Ninh - Phú Thọ (nay đổi tên thành viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy).
Năm 1984, Nguyễn Ngọc Tân đã giâm hom thành cơng lồi cây Mỡ từ
cây non hoặc từ chồi gốc cây trưởng thành, ông cho biết tỉ lệ ra rễ của hom
giâm là 40% ở hom chưa hoá gỗ của cây Mỡ khi các hom này được xử lý với
thuốc 2,4 D, nồng độ 50 ppm trong 3 giây (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001) [18].
Năm 1990, Nguyễn Hoàng Nghĩa nhân giống cây Sở (Camellia oleosa)
bằng hom cành với tỉ lệ ra rễ của hom giâm là 80%. Đến năm 1992 Dương
Mộng Hùng đã nhân giống Phi Lao bằng hom cành có tỉ lệ ra rễ lớn đạt tới
76,6% (Hồng Thái Sơn, 1997) [20].
Từ những năm 1990 trở lại đây, Lê Đình Khả cùng Phạm Văn Tuấn và
Nguyễn Hồng Nghĩa đã tiến hành nghiên cứu giâm hom các loài Bạch đàn
(1990 - 1991), cây Sở (Lạng Sơn, 1990), Keo lá tràm và Keo lai (1995), cây
Bách xanh (1999), Pơ mu (Lâm Đồng, 1997), Thơng đỏ (Ba Vì, 1995).
Trung tâm nghiên cứu cây rừng viện khoa học Việt Nam sau một thời
gian nghiên cứu xây dựng mơ hình ứng dụng và chuyển giao khoa học công
nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi đã sản xuất nhiều
giống cây lâm nghiệp có năng suất và chất lượng cao bằng phương pháp giâm
hom, phục vụ cho công tác trồng rừng trong 4 năm 2007 - 2011. Tính đến nay

trung tâm đã sản xuất được 650 triệu cây giống giâm hom và đã được trồng
thử nghiệm trên 80 ha rừng nguyên liệu tại các tỉnh miền trung.


Với một số loài dạng cây bụi cho hoa đẹp và làm cảnh, đặc biệt là cây
hoa Đỗ Quyên mới chỉ có một vài nghiên cứu phương pháp nhân giống vơ
tính bằng phương pháp giâm hom thành cơng. Những lồi này hầu hết có
nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và Nhật Bản, được nhân giống ở các khu
vực chủ yếu như Đà Lạt, Tam Đảo, Hà Nội, Nam Định ... Những nghiên cứu
về phương pháp nhân giống hữu tính (gieo hạt) khơng được quan tâm nhiều
do các lồi Đỗ qun được du nhập về Việt Nam thường khơng có khả năng
cho quả, cây con sinh trưởng chậm nên hầu như chưa có nghiên cứu nào về
phương pháp này ở Việt Nam.
1.2. Tổng quan về loài hoa Đỗ quyên
1.2.1. Nguồn gốc, đặc điểm, phân loại hoa Đỗ quyên
* Đặc điểm: Cây Đỗ quyên (Rhododendron) thuộc nhóm cây gỗ hay cây
bụi. Lá đơn mọc cách, ít khi mọc đối hoặc mọc vịng, mép lá ngun hoặc có
răng cưa, khơng có lá kèm. Hoa tự đơn lẻ hoặc chùm, tán hoặc viên chùy ở
nách lá hoặc đầu cành, thường có 1 - 3 lá bắc. Hoa lưỡng tính đều hoặc khơng
đều. Đài 4 - 5 cánh, hợp gốc, tràng hợp gốc, 4 - 5 cánh xếp lợp, đỉnh cánh
tràng thường có vết lõm. Nhị rời thường gấp đôi số cánh tràng, nhị 5 - 10, lộ
ra ngoài ống tràng, bao phấn 2 ô thường mở lỗ và có cựa. Triền hoa trong nhị.
Bầu trên 4 - 5 ô, đôi khi nhiều hơn. Quả nang tách ô hoặc nứt vách.
Đỗ quyên là một trong những loài hoa cảnh rất được ưa chuộng ở nhiều
nước trên thế giới bởi vẻ đẹp dịu dàng của nó. Cây có nguồn gốc ơn đới, mọc
nhiều ở những vùng núi cao, thích hợp với khí hậu mát mẻ quanh năm. Đỗ
qun rất sợ nắng và nơi khơng thốt nước, Đỗ Quyên rất đa dạng phong phú
về chủng loại, kích cỡ và màu sắc. Trên thế giới, đỗ quyên phân bố nhiều ở
vùng ôn đới Bắc Mĩ, vùng cao nguyên tiếp giáp Á - Âu và Đông Á, khá phổ
biến ở Nhật và Bắc Triều Tiên. Hoa đỗ quyên cũng hay được nhắc đến trong

các tác phẩm nghệ thuật như thi ca và hội họa Nhật Bản, Triều Tiên, Trung
Quốc...Ở Việt Nam, đỗ quyên có ở những vùng núi cao như Đà Lạt, Sapa,


×