Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Bắc Ninh tiềm năng phát triển hoạt động du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.98 KB, 66 trang )

BÀI ĐIỀU KIỆN
MÔN MARKETTING DU LỊCH

Đề tài: Bắc Ninh - tiềm năng phát triển
hoạt động du lịch

Mục lục
Phần mở đầu......................................................................................................3
1


1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.....................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................4
Phần 2:...............................................................................................................5
Chương I:Khái quát chung về vùng đất và con người Kinh Bắc ....................5
1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................5
1.1. Vị trí địa lý.................................................................................................5
1.2. Địa hình......................................................................................................5
1.3 Khí hậu........................................................................................................5
1.4. Giao thơng..................................................................................................6
2. Dân cư.....................................................................................................6
Chương II: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh..............................7
1. Tài nguyên du lịch nhân văn. Tiềm năng du lịch – sức hút từ văn hóa tâm
linh..........................................................................................................7
1.1. Các di tích lịch sử văn hóa.........................................................................10
1.1.1.Văn Miếu..................................................................................................10
1.1.2. Đền Bà Chúa Kho...................................................................................11
1.1.3. Cụm di tích Đình Bảng............................................................................14
1.1.4. Chùa Phật Tích........................................................................................18


1.1.5. Chùa Dâu.................................................................................................20
1.1.6. Chùa Bút Tháp.........................................................................................22
1.1.7. Đình làng Diềm.......................................................................................24
1.2. Lễ hội truyền thống....................................................................................26
1.2.1.Hội chùa Dâu............................................................................................28
1.2.2. Hội Đền Đô.............................................................................................29
1.2.3. Hội Đền Bà Chúa Kho.............................................................................30
1.2.4. Hội Lim...................................................................................................30
1.3. Nghề thủ công truyền thống..................................................................32
1.3.1. Làng tranh Đông Hồ...........................................................................33
1.3.2. Làng gốm Phù Lãng...........................................................................37
2


1.3.3. Làng đúc đồng Đại Bái......................................................................38
1.4. Ca múa nhạc – dân ca quan họ...................................................................39
2. Tài nguyên du lịch – Tài nguyên du lịch sinh thái........................................40
Chương III. Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và giải pháp thúc đẩy hoạt
động du lịch.......................................................................................................41
1. Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch..........................................................41
1.1. Về thực trạng hoạt động du lịch.................................................................41
1.1.1. Về khách du lịch......................................................................................41
1.1.2. Về doanh thu du lịch...............................................................................43
1.1.3. Về lao động trong ngành du lịch.............................................................44
1.2. Thực trạng cơ sơ vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.........45
1.2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch................................................................45
1.1.2. Cơ sở hạ tầng...........................................................................................46
1.3. Thực trạng đầu tư trong du lịch..................................................................47
1.4. Hiện trạng tổ chức quản lý và các hoạt động kinh doanh du lịch.............48
2. Giải pháp, phương hướng thúc đẩy phát triển du lịch...................................49

2.1. Mở rộng thị trường.....................................................................................49
2.2. Sắp xếp hệ thống tổ chức hoạt động kinh doanh Du lịch trên địa bàn.......51
2.3. Tơn tạo các di tích văn hố-lịch sử, các lễ hội truyền thống và phát triển các
làng nghề phục vụ Du lịch ................................................................................52
2.4.Triển khai đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền quảng bá Du lịch...........53
2.5. Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng khu, điểm Du lịch................................54
2.6. Dự kiến cơ cấu và nguồn vốn huy động.........................................................55
2.7. Giải pháp về đào tạo cán bộ và lao động Du lịch ..........................................................57

2.8. Tổ chức thực hiện đề án................................................................................57
Phần 3: Kết luận................................................................................................61
Một số thong tin cần thiết khi đến Bắc Ninh................................................62
Phần mở đầu
1.Lý do chọn đề tài:
3


Du lịch với những loại hình sơ khai của nó được xuất phát đầu tiên từ nhu cầu
tồn tại, ước muốn mở rộng kinh doanh và chinh phục các vùng đất mới của nhân
loại. Cùng với sự cải tiến,phát triển của các phương thức vận chuyển(máy bay,
xe hơi, đường sắt…)và đời sống vật chất , con người đã tạo ra một ngành công
nghiệp mới dựa trên du lịch và đưa ý tưởng của du lịch truyền bá khắp thế giới.
Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời
sống văn hóa- xã hội của con người. Bước sang thế kỉ

XXI một kỉ nguyên

hậu công nghiệp, kèm theo đó là sự phát triển nhanh chóng về du lịch và các loại
hình của nó .Du lịch trở thành ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó
mang lại doanh thu rất cao và nhờ có sự phát triển của du lịch nó đã tạo ra rất

nhiều cơng ăn việc làm.
Hịa chung với xu hướng phát triển thế giới, du lịch Việt Nam từng bước
chuyển mình, khởi sắc ngày càng tự hoàn thiện từ khâu tiếp thị , thủ tục hành
chính cho đến các dịch vụ phục vụ khách du lịch ngày càng tốt hơn.Việt Nam
hiện nay được biết đến nhue một nước có tiềm năng du lịch rất lớn, đa dạng thể
hiện ở những tài nguyên du lịch cả về tự nhiên (bãi biển, hang động, đảo, động
vật quý hiếm…)lẫn phát triển nguồn du lịch nhân văn (di tích lịch sử, nghệ thuật,
kiến trúc, những phong tục tập quán, các làng nghề truyền thống …)
Bắc Ninh từ lâu đời nổi tiếng là một mảnh đất giàu tiềm năng du lịch, là một địa
danh du lịch hấp dẫn trong và ngoài nước với một nền văn hóa nhân văn rất đậm
đà với 204 di tích lịch sử-văn hố đã được Nhà nước cơng nhận: Văn miếu; Đền
Đơ, chùa Dâu, chùa Phật Tích... cộng với sự sầm uất của các làng nghề và hàng
chục lễ hội đợc tổ chức hàng năm đã tạo cho du lịch Bắc Ninh những tiềm năng
hết sức phong phú.
Tuy nhiên, trong thời gian qua so với tốc độ tăng trưởng du lịch của nhiều địa
phương khác và cả nước thì du lịch Bắc Ninh còn phát triển chậm chưa tương
xứng với những lợi thế và tiềm năng du lịch to lớn.Vì vậy khi nhận xét về du lịch
Bắc Ninh, các chuyên gia trong ngành đều nhận định, cho đến thời điểm này, du
lịch Bắc Ninh vẫn như "nàng công chúa ngủ quên" đang chờ người đánh thức.
4


Do vậy du lịch Bắc Ninh cần tạo ra những sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút
khách du lịch tới Bắc Ninh đông hơn, xứng đáng với tiềm năng du lịch của tỉnh.
Trên cơ sở tìm hiểu thực tế, thấy rõ những giá trị của những tiềm năng của tỉnh
có thể phát triển đẩy mạnh các hoạt động du lịch chúng em đã mạnh dạn lựa
chọn đề tài: Bắc Ninh- tiềm năng phát triển du lịch với mong muốn thúc đẩy
sự phát triển kinh tế -văn hóa - xã hội và đặc biệt là hoạt động du lịch của Bắc
Ninh.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:

Nghiên cứu tổng thể về các giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn của tỉnh trên
cơ sở đó nhìn nhận và đánh giá đúng mức vị thế tiềm năng trong hoạt đông phát
triển du lịch.
Dựa vào thực trạng những thuận lợi và vấn đề còn bất cập để đưa ra một số giải
pháp đúng đắn nhằm góp phần khơi phục, phát huy các giá trị văn hóa của tỉnh
để phát triển du lịch.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
3.1.Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về các giá trị tài nguyên du lịch nhân văn, tự nhiên có thể khai
thác để phát triển du lịch.
3.2.Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu trên phạm vi toàn tỉnh Bắc Ninh.
4.Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát, điền dã thực tế
-Phương pháp nghiên cứu liên ngành: tâm lý học, văn hóa học, xã hội học,
mỹ học…
-Phương pháp sưu tầm, phân tích, tổng hợp tư liệu.

Phần hai
Chương I: Khái quát về vùng đất và con người Bắc Ninh
1.Điều kiện tự nhiên.
1.1.Vị trí địa lý
5


- Bắc Ninh là một tỉnh Việt Nam thuộc khu vực phía bắc của vùng đồng bằng
sơng Hồng và tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh
là cửa ngõ phía đơng bắc của thủ đơ, cách trung tâm Hà Nội 31 km về phía Đơng
Bắc. Phía Tây và Tây Nam giáp thủ đơ Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang,
phía Đơng và Đơng Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên.

- Bắc Ninh là nơi chuyển tiếp từ đồng bằng trung du, có xen lẫn đồi núi sót với độ
cao từ 20-120m so với mặt biển. Độ nghiêng dốc từ Đơng Bắc xuống Tây Nam.
- Bắc Ninh có 3 sơng chính: sơng Đuống, sơng Cầu, sơng Thái Bình và các
nhánh rẽ ngang như: Ngũ Huyện Khê, Tào Khê...Những ngã ba sơng này đã hình
thành nên các thị tứ, thị trấn của một vùng châu thổ trù phú, vựa thóc của cả
vùng Bắc Hà xưa.
1.2. Địa hình
Địa hình của tỉnh này tương đối phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống
Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dịng chảy bề mặt đổ về sơng
Đuống và sơng Thái Bình. Vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3-7 m,
địa hình trung du (hai huyện Quế Võ và Tiên Du) có độ cao phổ biến 300-400 m.
Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích, chủ yếu ở hai
huyện Quế Võ và Tiên Du.
1.3. Khí hậu

6


Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt
(xuân, hạ, thu, đông). Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè và mùa
đông. Sự chênh lệch đạt 15-16 °C.
Mùa mưa kéo dài từ tháng năm đến tháng mười hàng năm. Lượng mưa trong
mùa này chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm.


Diện tích: 804 km² (là tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước)



Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.400-1.600 mm




Nhiệt độ trung bình: 23,3 °C



Số giờ nắng trong năm: 1.530-1.776 giờ



Độ ẩm tương đối trung bình: 79%



Tọa độ: 21°00' - 21°05' Bắc, 105°45' - 106°15' Đông.

1.4. Giao thông


Đường bộ có các quốc lộ 1A, 1B (Hà Nội - Lạng Sơn), 18 nối sân bay
quốc tế Nội Bài với Thành phố Hạ Long và cảng Cái Lân, Quảng Ninh và
đường 38 nối Bắc Ninh với tỉnh Hải Dương.



Đường sắt: có tuyến đường sắt quốc tế Hà Nội-Hữu Nghị Quan.




Đường thủy: qua sơng Cầu, sơng Thái Bình và sơng Đuống nối ra sông
Hồng; các sông nhỏ như sông Ngũ huyện Khê, sơng Dân, sơng Đơng Cơi,
sơng Bùi, ngịi Tào Khê (nay khơng cịn), sơng Đồng Khởi, sơng Đại
Quảng Bình.

2. Dân cư
Theo điều tra dân số 01/04/2009 Bắc Ninh có 1.024.151 người.
Thành phần dân số


Nông thôn: 76,5%



Thành thị: 23,5%

7


Chương II: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh.
Bắc Ninh là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi. là tỉnh tiếp giáp và cách Thủ đô
Hà Nội 30km: Cách sân bay Quốc tế Nội Bài 45km; cách cảng biển Hải Phòng
110km. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm - tam giác tăng trưởng: Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh; gần các khu, cụm công nghiệp lớn của vùng trọng điểm
Bắc bộ. Bắc Ninh có các tuyến trục giao thông lớn, quan trọng chạy qua; nối liền
tỉnh với các trung tâm kinh tế, văn hoá và thương mại của phía Bắc: đường quốc
lộ 1A-1B, quốc lộ 18 (Thành phố Hạ Long - sây bay Quốc tế Nội Bài), quốc lộ
38, đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc. Trong tỉnh có nhiều sơng lớn nối Bắc
Ninh với các tỉnh lân cận và c ảng Hải Phòng, cảng Cái Lân. Vị trí địa lý của tỉnh
Bắc Ninh là một trong những thuậ n lợi để giao lưu, trao đổi với bên ngoài, tạo

ra nhiều cơ hội to lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và khai thác các tiềm
năng hiện có của tỉnh. Con người Bắc Ninh mang trong mình truyền thống văn
hố, hiếu khách, cần cù và sáng tạo, với những bàn tay khéo léo mang đậm nét
dân gian của vùng trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ,
làm giấy, tranh vẽ dân gian... đặc biệt là những làn điệu dân ca quan họ trữ tình
nổi tiếng trong và ngồi nước.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 8 trường đại học, cao đẳng, trung học
dạy nghề và nhiều cơ sở giáo dục có quy mơ lớn, chất lượng khá. Trong tỉnh hiện
có hơn 600.000 lao động trong đó đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân
lành nghề phát triển khá nhanh phù hợp với nền kinh tế mở cửa. Đội ngũ lao
động trong tỉnh có khả năng tham gia hợp tác lao động quốc tế, đồng thời cũng là
cơ hội cho các nhà đầu tư khai thác lao động khi đến Bắc Ninh đầu tư.
1.Tài nguyên du lịch nhân văn: Tiềm năng du lịch –Sức hút từ văn hóa, tâm
linh
Trong kho tàng ca dao người Việt có những câu nói về xứ Bắc đáng chú
ý như sau: Ăn Bắc mặc Kinh; Chùa Bắc đình Đồi. Như vậy xứ Bắc (Bắc Ninh)
vừa có truyền thống ẩm thực tinh diệu vừa có bề dày truyền thống văn hố dân
tộc. Đấy là chưa kể truyền thống hiếu học và khoa bảng dẫn đầu cả nước: Một giỏ
8


ông Cống, một đống ông Nghè, một bè Tiến sĩ, một bị Trạng nguyên, một
thuyền Bảng nhãn.
Thực thế, xứ Bắc có núi khơng cao, có sơng khơng lớn, có hồ khơng rộng, nhưng
núi đầy huyền thoại, sơng đầy cổ tích làm nao lịng người. Đó là núi Thiên Thai Đài Trời với câu chuyện chàng Lưu Nguyễn nhập tiên. Đó là núi Lạn Kha tiên
xuống chơi cờ khiến chàng tiều phu Vương Chất mải xem nước cờ hay đến nát
cán búa. Đó là hội Hoa mẫu đơn núi Phật Tích cho chàng Từ Thức gặp tiên
Giáng Hương. Đó là núi Trâu nơi người anh hùng làng Gióng cưỡi ngựa sắt nhổ
tre làng Ngà đánh tan giặc Ân. Đó là núi Yên Phụ nơi Thái uý Lý Thường Kiệt
đóng đại bản doanh chỉ huy quân dân nhà Lý đánh tan quân xâm lược Tống mà

nay còn văng vẳng lời thơ thần Nam quốc sơn hà nam đế cư. Đó là dịng Tiêu
Tương vang tiếng hát Trương Chi mê đắm lòng người biết bao thế hệ. Đó là sơng
Dâu với câu chuyện nàng Man Nương và đứa con trong cây dung thụ sinh ra Tứ
Pháp linh thiêng. Đó là dịng Như Nguyệt vùi thây qn Tống, dịng Lục Đầu có
chàng thiếu niên Trần Quốc Toản bóp nát quả cam bên bến Bình Than. Đó là
đoạn bờ nam sơng Đuống với những vụ án oan thảm khốc lịch sử từ Cao Lỗ đời
An Dương Vương đến thái sư Lê Văn Thịnh đời Lý, Huyền Quang tam tổ đời
Trần, quân sư Nguyễn Trãi đời Lê. Xứ Bắc cịn là nơi định đơ Cổ Loa, Long
Biên, Luy Lâu dài hơn nghìn năm. Xứ Bắc có ngơi chùa Dâu sớm nhất, có
trường dạy học sớm nhất, có Văn miếu tiên nho đầu tiên của cả nước. Xứ Bắc là
đất phát tích vương triều Lý, triều đại đặt nền móng độc lập vững chắc, củng cố
uy danh quốc gia và ý thức dân tộc trước nước lớn phương Bắc và các nước láng
giềng. Xứ Bắc còn là quê hương nhiều danh nhân khoa bảng, danh nhân văn hoá,
danh nhân quân sự. Xứ Bắc xứng đáng là cái nơi văn hố người Việt, xóm làng
trù mật, nghề truyền thống phát triển. Đáng kể nhất là các làng nghề có tính nghệ
thuật cao, đặc sắc như làng đồng Đê Cầu, Đại Bái, tranh Đông Hồ, rối nước
Đồng Ngư, hát ả đào Thanh Tương, sơn mài Đình Bảng, Bình Cầu...
Sinh hoạt nghệ thuật có hát Quan họ ở nhiều làng quê mà tiêu biểu là Quan họ
làng Diềm và Quan họ hội Lim và đã được chuyên nghiệp hoá bằng việc tỉnh
thành lập Đoàn dân ca Quan họ Bắc Ninh. Về lễ hội có hội Tứ Pháp vùng Dâu
9


được sử sách đánh giá là chuẩn mực cho lễ hội cả nước học tập. Như vậy sức hút
của nền văn hố truyền thống chính là thế mạnh đầy tiềm năng của du lịch Bắc
Ninh. Tỉnh Bắc Ninh cũng rất quan tâm đến ngành cơng nghiệp khơng khói này.
Từ năm 1986 đến nay bằng ngân sách nhà nước, các tổ chức, cá nhân hưng cơng
và do nhân dân đóng góp, các di tích tiêu biểu được đầu tư hàng trăm tỉ đồng để
tôn tạo và xây mới nhiều hạng mục quan trọng như ở đền Đô, chùa Bút Tháp,
chùa Dâu, chùa Phật Tích, đền Bà Chúa Kho, Văn Miếu... Đường giao thông, bãi

đỗ xe, quầy dịch vụ cũng được xây dựng mới. Thảm cây xanh được phủ kín đất
trống, đồi núi tạo cảnh quan đẹp, thanh tịnh cho cả vùng khơng gian văn hố.
Ngành văn hố tỉnh phân cấp hạng di tích để định mức thu vé tham quan, trong
đó có các di tích tiêu biểu là : đình chùa Đồng Kỵ; đình Đồng Hương; chùa Dâu;
chùa Bút Tháp; đền và lăng Kinh Dương Vương; thành Luy Lâu; chùa Phật Tích;
chùa Hồng Ân; núi Lim; đền Đơ và đình Đình Bảng; chùa Tam Sơn; chùa Thiên
Tâm; đền Bà Chúa Kho; chùa Hàm Long; chùa Dạm; đền Hàn Thuyên; đền Lê
Văn Thịnh. Nhiều cơ quan du lịch đã tổ chức các tua du lịch văn hoá trong phạm
vi nội tỉnh hoặc kết hợp các di tích ở các tỉnh lân cận như: Hà Nội-đền Đơ-chùa
Phật Tích-đền Bà Chúa Kho-Văn Miếu-chùa Hàm Long-Cơn Sơn-đền Kiếp Bạc;
Hà Nội-đền Đơ-chùa Phật Tích-làng tranh Đơng Hồ-lăng Kinh Dương Vươngchùa Bút Tháp-chùa Dâu- thành Luy Lâu-làng rối nước Đồng Ngư . Có khi du
khách chỉ đến dự một canh hát Quan họ làng Diềm hoặc một ca diễn rối nước
Đồng Ngư... Số lượng khách du lịch văn hoá vùng Bắc Ninh ngày một tăng. Như
thống kê riêng khách quốc tế về tham quan chùa Bút Tháp năm 2007 là 921 đoàn
với 3987 người; 5 tháng đầu năm 2008 là 1213 đoàn với 4511 người.
Tiềm năng du lịch văn hoá, tâm linh của Bắc Ninh rất lớn, song để tiềm năng này
thành hiện thực trong tương lai gần quả là vấn đề đáng trăn trở, khi mà một số dự
án du lịch mặc dù đã được phê duyệt nhưng việc khởi động tiến độ thi công rất
chậm chạp.
1.1.

Các di tích lịch sử văn hóa.

1.1.1. Văn miếu Bắc Ninh - Điểm du lịch văn hóa truyền thống đặc sắc.
10


Sức hút từ văn hố truyền thống chính là thế mạnh đầy tiềm năng để phát triển
ngành du lịch Bắc Ninh. Một trong số những di tích lịch sử văn hố có giá trị
tiêu biểu, phản ánh rõ nét nhất truyền thống khoa bảng vẻ vang vùng đất Kinh

Bắc chính là Văn miếu Bắc Ninh. Văn miếu Bắc Ninh nổi tiếng với 677 vị tiến sĩ
của xứ Kinh Bắc (chiếm gần một phần tư tổng số tiến sĩ cả nước) được ghi danh.
Với những giá trị vật thể và phi vật thể còn tồn tại của Văn miếu Bắc Ninh đã
khẳng định truyền thống hiếu học của lớp lớp các thế hệ con người quê hương
Kinh Bắc. Chúng ta có quyền tự hào vì q hương mến u có bề dày truyền
thống sinh thành, nuôi dưỡng: “Một giỏ ông Đồ/ Một bồ ông Cống/Một đống
ông Nghè/ Một bè Tiến sỹ/Một bị Trạng nguyên/Một thuyền Bảng nhãn”.
Văn miếu Bắc Ninh được khởi dựng tại vùng sơn phận Thị Cầu thuộc tổng Đỗ
Xá huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc vào thời Lê Sơ, cách đây hàng
trăm năm trước. Cùng với sự thăng trầm phát triển của đất nước, Văn miếu Bắc
Ninh cũng trải qua rất nhiều lần tu bổ, tơn tạo và chuyển đổi vị trí. Năm 1893,
Văn miếu được xây dựng trên đỉnh núi Phúc Sơn thuộc xóm 10 (Phường Đại
Phúc – TP Bắc Ninh). Tổng thể công trình Văn miếu gồm: Tiền Tế (5 gian), Hậu
Đường (5 gian) hai bên hồi Hậu Đường là Bi Đình (3 gian), hai bên hồi Tiền
Đường là Hội Đồng trị sự và Tạo Soạn; hai bên sân trước Tiền Tế là nhà Tả Vu,
Hữu Vu; chính diện có bia bình phong “Bắc Ninh tỉnh trùng tu Văn miếu bi ký”
khắc dựng năm 1928. Tồn bộ cơng trình được xây dựng bằng gỗ lim được bào
trơn đóng bén. Tại đây thờ Khổng Tử, Tứ Phối và 12 tấm bia lưu danh 677 vị
tiến sĩ quê hương Kinh Bắc (bao gồm cả Bắc Ninh, Bắc Giang và một số xã sau
này nhập về huyện Gia Lâm, Đông Anh thuộc Hà Nội và Văn Lâm, Văn Giang
thuộc Hưng Yên).
Có thể nói nét đặc sắc nổi trội trong số tồn bộ những giá trị cịn tồn tại của Văn
miếu Bắc Ninh chính là 15 tấm bia đá. Trong đó, 12 bia “Kim bảng lưu phương”
có kích thước lịng bia như nhau (110cm x70cm), trán bia cong và được trang trí
lưỡng long chầu mặt trời, ở diềm bên phải của mỗi bia được khắc vị trí của bia
đó trong nhà bia. Một bia phụ nhỏ có kích thước lịng bia (70cm x 40cm) khắc
vào năm 1896 ghi chép lại số ruộng do các quan viên tỉnh Bắc Ninh cung tiến
11



vào Văn miếu để làm từ điền. Một bia nhỏ nữa hiện đang được dựng ở đầu hồi
phía trái trong nhà bia có tên “Trùng tu Bắc Ninh bi đình ký”có số đo lịng bia là
50cm x 30cm, dựng vào năm 1912, ghi chép việc chuyển vị trí Văn miếu từ Thị
Cầu về núi Phúc Sơn. Hai tấm bia nhỏ này khơng có hoa văn trang trí ở trán bia.
Và đặc biệt cịn một tấm bia có kích thước lớn gần 10 m2, được coi là bảo vật
của Văn miếu, hiện được dựng ở ngoài sân mang tên “Bắc Ninh tỉnh trùng tu
Văn miếu bi ký”, khắc vào năm Bảo Đại thứ 3 (1928). 15 tấm bia đá là những
trang lịch sử văn hoá - giáo dục, những cứ liệu vô cùng giá trị giúp nghiên cứu
về lịch sử của nhiều vấn đề phong phú thuộc thế hệ cha ông.
Văn miếu Bắc Ninh đã được coi là trung tâm nghiên cứu giáo dục truyền thống
hiếu học của Bắc Ninh - Kinh Bắc. Chính vì thế, Văn miếu Bắc Ninh sẽ trở
thành điểm du lịch văn hoá truyền thống đặc sắc nhất để du khách được tham
quan, ngắm cảnh và hiểu biết sâu sắc hơn những giá trị truyền thống văn hoá,
giáo dục, nghệ thuật… của con người xứ Kinh Bắc nói riêng và Việt Nam nói
chung trong lịch sử cũng như hiện tại và tương lai.
1.1.2. Đền Bà Chúa Kho - Ngơi đền thờ mẫu điển hình ở Bắc Ninh
Vùng q Kinh Bắc cổ kính và văn hiến có khơng ít những đền thờ thần mẫu,
trong đó đền thờ Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ ven chân núi Kho, nằm bên bờ
sông Cầu (thuộc phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh) được coi là một ngơi đền thờ
mẫu điển hình trong vùng, từ lâu đời đã đi vào tín ngưỡng dân gian và gần đây
nổi tiếng là tâm điểm hành hương tâm linh của nhân dân cả nước hướng về để
cầu may, sống hướng thiện.
Đền Bà Chúa Kho là một trong những di tích cổ kính thâm nghiêm gắn liền với
hàng ngàn năm lịch sử và văn hiến của quê hương Kinh Bắc- Bắc Ninh. Theo bề
dày lịch sử, tín ngưỡng đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ đã có nhiều lớp văn hóa tín
ngưỡng của nhiều thời đại. Song điều quan trọng hơn cả là từ lâu đời ngôi đền cổ
này đã đi vào tâm linh tín ngưỡng dân gian vô cùng linh thiêng “sở cầu đắc cầu,
sở nguyện đắc nguyện” và những năm gần đây là điểm nhấn tâm linh tín ngưỡng
của nhân dân cả nước. Hàng năm, có tới hàng ngàn lượt khách của khắp các tỉnh
12



thành trong nước hành hương tìm về đền Bà Chúa Kho để cầu phúc, cầu tài, cầu
lộc, cầu con, cầu của, cầu bình an và sống hướng thiện.
Hàng năm, cứ vào dịp đầu và cuối năm, hàng nghìn lượt khách thập phương
trong cả nước lại về vãng cảnh, cầu may ở đền Bà Chúa Kho, các hoạt động tín
ngưỡng và dịch vụ hành lễ cũng theo đó được mùa làm ăn sơi động.
Hình ảnh Bà Chúa Kho được truyền tụng trong dân gian với sự ngưỡng mộ tôn
thờ của dân vùng Kinh Bắc và khách thập phương cả nước.
Tương truyền, bà Chúa Kho là người phụ nữ nhan sắc tuyệt trần, lại khéo tổ chức
sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong và sau chiến
thắng Như Nguyệt (1076), có cơng chiêu dân dựng lập làng xóm vùng Quả Cảm,
Cổ Mễ, Thượng Đồng. Giúp mọi người khai khẩn đất đai nông nghiệp... Sau này
bà trở thành một vị hoàng hậu (tương truyền vào thời Lý), giúp nhà vua trong
việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương, bà đã bị giặc giết trong lúc phát
lương cứu đỡ dân làng vào ngày 12 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1077). Cảm kích
đối với tấm lịng bao dung của bà, nhà vua đã có chiếu phong cho bà là Phúc
Thần, nhân dân Cổ Mễ nhớ ơn và lập đền thờ ở vị trí kho lương trước kia. Khơng
ai biết tên thật của Bà là gì, chỉ gọi một cách tơn kính là Bà Chúa Kho. Hàng
năm nhân dân địa phương tổ chức ngày tưởng nhớ đến bà rất trang nghiêm trọng
thể.
Ngơi đền nhìn về hướng Nam, phía trước là dải đồng trũng, uốn khúc theo triền
núi bên dịng sơng Cầu, quanh năm nước đầy tạo thành hồ lớn - gọi là hồ Đồng
Trầm (hiện đã được quy hoạch xây dựng Khu Du lịch). Đền có kiến trúc của thời
Lê, được bố trí theo chiều dọc, chạy từ chân lên sườn núi Kho. Cổng tam quan là
cơng trình mở đầu cho cụm kiến trúc này, các cơng trình chính của đền bao gồm
sân đền, hai dải vũ, toà tiền tế, công đệ nhị và hậu cung, tất cả tạo thành một thể
thống nhất, uy nghi. Chị Hồng, quê ở TP Nam Định, người có 7 năm liền đến lễ
ở đền Bà Chúa Kho kể: “Mình đi nhiều nơi song thích nhất kiểu kiến trúc ở đây.
Mấy năm trước đến đây mình thường bị những người bán lễ, sớ, khấn thuê bám

theo, chèo kéo, ép giá nhưng giờ hiện tượng này gần như khơng cịn. Các khu
vực bán hàng, dịch vụ hành lễ được quy hoạch rõ ràng, mỗi cửa hàng đều treo
13


bảng giá chi tiết dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ của các cụ trong Ban Quản lý
di tích, an ninh trật tự cũng được bảo đảm nên mình thấy rất yên tâm và thoải
mái”.
Đi lễ Bà Chúa Kho đã trở thành thói quen đối với nhiều người, đặc biệt là giới
kinh doanh. Cứ vào dịp đầu xuân năm mới hàng ngàn khách thập phương trong
cả nước lại đến chiêm bái, thắp hương và dâng phẩm vật kính lễ bà Chúa kho,
cầu mong một năm mới an lạc thịnh vượng và hạnh phúc. Ông Nguyễn Văn
Quân, Trưởng Ban Quản lý cụm di tích đền Bà Chúa Kho cho biết: “Khách thập
phương về ngắm cảnh, hành lễ tại đây năm sau đông hơn năm trước, tập trung
nhiều nhất vào 3 tháng lễ hội từ tháng Chạp sang đến Giêng, Hai. Có ngày, lượng
khách lên đến hàng nghìn người, chúng tơi phải huy động toàn bộ 500 thành viên
trong Ban Quản lý ra để trực và phục vụ. Sau mùa lễ hội, tiền công đức được
dùng để trùng tu, mua sắm đồ thờ, dụng cụ ngay năm đó. Trung bình mỗi năm
tính cả tiền mặt và hiện vật được nhân dân cơng đức có giá trị khoảng hơn 1 tỷ
đồng…”.
Có thể nói, hiện tượng tín ngưỡng thờ mẫu ở đền Bà Chúa Kho là nét văn hoá
dân gian vừa làm thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng tâm linh vốn có của một bộ phận
người dân Việt vừa giúp các hộ dân trong vùng phát triển nghề dịch vụ, tăng
thêm thu nhập gia đình. Đồng thời, tạo thêm nguồn kinh phí để trùng tu, tơn tạo
các cơng trình trong cụm di tích ngày càng khang trang, tố hảo. Lại sắp bước vào
mùa lễ hội, hy vọng các cơ quan chức năng sớm quan tâm, phối hợp chặt chẽ bảo
đảm an ninh trật tự, văn minh quanh khu vực cụm di tích để vượng khí tốt lành
của đền Bà Chúa Kho được ban phát đều khắp cho tất cả dân chúng đến vãn
cảnh và hành lễ nhằm giữ gìn nét văn hố lành mạnh trong đời sống tín ngưỡng
của nhân dân.

1.1.3.Cụm di tích Đình Bảng.
1.1.3.1.Đền Đơ.
14


Những ngày đầu xuân, có một điểm đến của du khách thập phương nằm lặng lẽ
giữa vùng văn hoá Kinh Bắc, mang trong mình những tinh hoa của cả một triều
đại nhà Lý thịnh trị, đền Đô (nằm trên đất Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh) nơi mà thế hệ trẻ và tất cả những ai muốn tìm về lịch sử, tìm về cội nguồn
đất nước mỗi dịp xuân về.
Ngày mùng 5 Tết âm lịch, từng đoàn xe nối đi nhau tìm về Đền Đơ dường như
đơng hơn những năm trước. Khu vực để xe bên trong sân đền đã khơng cịn chỗ
chứa mà phải lập một bãi trơng xe phía ngồi khn viên. Khơng có cảnh chen
lấn xơ đẩy, khơng có cảnh thương mại hố cổng đền như ở nhiều di tích, danh
thắng khác, du khách đến với Đền Đô với một tâm thế thanh thản, nhẹ nhàng
hiếm có ở nơi đền chùa, hội hè đầu năm.
Quần thể Đền Đô cách trung tâm Hà Nội 16km, cách TP Bắc Ninh 14km là một
khu di tích khang trang, bề thế, trên một khu đất cao, rộng và bằng phẳng, nổi
bật trên cánh đồng rộng lớn. Đền Đô nguyên là "Thái miếu nhà Lý" do Lý Thái
Tổ khởi dựng. Lý Thái Tổ (Lý
Cơng Uẩn) là người Cổ Pháp (vùng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh ngày nay).
Tháng 2/1010, nhà vua về thăm quê nhà Cổ Pháp, ban tiền lụa cho các bậc kỳ
lão, yết lăng Thái hậu và đo mươi dặm đất làm cấm địa thuộc Sơn Lăng (Thọ
Lăng Thiên Đức, nơi yên nghỉ của các vị vua triều Lý ngày nay). Nơi đây được
gọi là cung kinh thành và cũng được hiểu là kinh đô nơi các vua đã tạ thế "đang
ngự".
Đền Đơ cịn có tên gọi là Cổ Pháp Điện, nơi thờ 8 vị vua nhà Lý trên đất Lý
hương Cổ Pháp nên cũng có tên gọi là đền Lý Bát Đế: Lý Thái Tổ (Lý Công
Uẩn), Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh
Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông. Riêng Lý Chiêu Hồng được thờ ở đền

Rồng, cách đền Đơ chừng 1,5 km về phía Tây.
Đền Đơ gồm 21 hạng mục cơng trình xây dựng cơng phu, kiến trúc độc đáo,
chạm khắc tinh xảo với tổng diện tích 31.250m 2 , được chia làm hai khu nội
thành và ngoại thành có nhà Hậu cung, nhà Chuyển bồng, nhà Tiền tế, nhà Bia,
nhà Văn chỉ, Võ chỉ, nhà Thuỷ đình nằm giữa hồ... trong khuôn viên rộng lớn.
15


Du khách đến với những vị vua triều Lý như thấy lịng mình trải rộng cùng đất
trời, cây cỏ ở nơi mang đậm chất Kinh Bắc. Mới chỉ bước vào cổng đền, khơng
gian thống đạt và những giá trị lịch sử nơi đây khiến du khách có cảm giác mọi
ồn ào phố xá và những bon chen đời thường được rũ bỏ hồn tồn.
Khác hẳn với những khu di tích lịch sử văn hố hoặc đền chùa khác, Đền Đơ
gây thiện cảm với du khách từ những bước chân đầu tiên bởi sự thanh khiết và
không gian trầm lắng, yên tĩnh. Giữa vùng quê giàu truyền thống văn hoá này,
con người nơi đây cũng thật thà, chất phác đáng quý. Khơng có những hình ảnh
của thương mại hố từ cổng đền như những nơi mà người ta thường gặp như
chèo kéo khách, dịch vụ mê tín dị đoan hay hàng hố các loại tràn ngập lối vào...
Bên ngồi cổng đền chỉ có vài hàng quán sơ sài cho du khách tạm dừng chân và
mua thẻ hương làm lễ. Trong đền, thứ hàng duy nhất mà khách có thể tìm mua
và mang về làm kỷ niệm cho chuyến du ngoạn chính là sách và chữ. Chữ, tất
nhiên là những chữ thánh hiền dạy ta điều hay, lẽ phải. Còn sách bán trong sân
đền rồng cũng là những cuốn sách có chọn lọc từ các nhà xuất bản mang đậm nét
giáo dục truyền thống lịch sử và tâm linh.
Du khách đến đây cịn có dịp được gặp một hướng dẫn viên du lịch đặc biệt
trong Ban quản lý di tích đền Đơ chính là Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao
động Nguyễn Đức Thìn - người con của quê hương . Từng đồn du khách như
cuốn theo dịng lịch sử qua lời của vị giáo già khả kính.
Ơng kể lại cho thế hệ sau về đền Đô, về nhà Lý, về những danh nhân được thờ ở
đền Đô: Nguyên phi Ỷ Lan, Lý Đạo Thành, Tô Hiến Thành, Đào Cam Mộc, Lê

Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt, về nền văn hiến Kinh Bắc và cả sự hiển linh của
rồng vàng trên nóc đền Đơ mà những người có cơ dun đã lưu giữ được. Phải
chăng vì thế mà đền Đơ ngày càng lơi cuốn khách thập phương tìm
Đến với Đền Đơ (Từ Sơn), du khách sẽ hiểu thêm về những công lao to lớn của
vơng triều Lý trong việc khai sinh, củng cố và phát triển nền quân chủ tập quyền
đầu tiên ở Việt Nam. Tại đây, trên tấm văn bia đợc Phùng Khắc Khoan ghi lại từ
năm 1604 khẳng định " Việc dựng lại triều chính, các việc lớn nhỏ đều là mẫu
mực cha từng có...", tạo nên "thế nớc thật vững vàng". Hiện nay, các vị lãnh đạo
cao nhất của Đảng, Nhà nước cũng thờng đến thăm và dâng hương tại đền Đô,
16


thể hiện truyền thống "Uống nớc nhớ nguồn". Đồng thời, hiện nơi đây đang ngày
càng trở thành điểm hấp dẫn du khách trong nớc và quốc tế, nhất là vào ngày hội
Đền Đơ (15/3 âm lịch). Mặc dù có nhiều lợi thế, nhng thật đáng tiếc cho đến thời
điểm này, ngồi Đền Đơ hiện đã đợc tơn tạo và trở thành một địa chỉ hấp dẫn,
thu hút khách thăm quan trong và ngồi nước.
1.1.3.2. Đình Đình Bảng.
Vị trí: Làng Đình Bảng thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 20km
về phía bắc.
Đặc điểm: Làng Đình Bảng có mười lăm xóm họp lại thành một làng, cả làng
thành một xã.
Theo chiều dài lịch sử, Đình Bảng là một làng trù phú, kinh tế văn hoá phát triển,
thuận lợi giao thơng thủy và bộ. Nằm ở vị trí tiếp giáp, nối liền miền đồi núi
đơng bắc với đồng bằng phía nam cho nên Đình Bảng là nơi hội tụ và đón nhận
ảnh hưởng của cả phương bắc, phương nam, phía đơng và phía tây.
Bước chân vào làng Đình Bảng, ta như vào một đô thị sầm uất, nhộn nhịp nhưng
vẫn thấy cái riêng của một làng quê có truyền thống lịch sử và văn hố. Mỗi tên
xóm, tên thơn, tên đất đều mang một dấu ấn lịch sử. Đình Bảng là đặc trưng tiêu
biểu của làng xã Việt Nam vừa mang đậm tính dân tộc, vừa có vóc dáng của làng

xã văn minh hiện đại.
1.1.3.3. Chùa Tiêu - trung tâm Phật giáo xưa của Việt Nam.
Dọc quốc lộ 1 A đường Hà Nội - Lạng Sơn, ai đã từng đi đâu, về đâu, nhưng
chưa lấy một lần đến vãng cảnh chùa Tiêu thì thật là đáng tiếc.
Trở ngại về địa lý hay eo hẹp về thời gian, nhưng chỉ cần mạnh dạn một chút,
quyết tâm vượt qua các ngại ngùng trong lịng là có thể đến được chùa Tiêu.
Chùa Tiêu có tên là chùa Thiên Tâm cịn gọi là Tiêu Sơn tự, chùa nằm trên lưng
chừng núi Tiêu. Nay thuộc xã Tương Giang - huyện Tiên Sơn - tỉnh Bắc Ninh.
Chùa Tiêu là một danh thắng nổi tiếng và cũng là - trung tâm Phật giáo cổ xưa
của Việt Nam.
Những cơng trình cịn lại của chùa Thiên Tâm (chùa Tiêu) hiện nay là sản phẩm
kiến trúc nghệ thuật thời Lê - Nguyễn.
17


Chùa Tiêu hầu như không bị ảnh hưởng bởi các biến cố lịch sử qua nhiều thời kỳ
và chỉ cách thủ đô Hà Nội khoảng 20 km mà thôi.
Từ xưa, ở đây, núi bắc, sơng nam sơn thủy hữu tình, con sông Tiêu Tương chảy
qua bây giờ đã biến thành đồng ruộng, làng mạc trù phú. Dấu ấn một thời chỉ
còn lại là một cái hồ sen dưới chân núi trước cửa chùa.
Ðến thăm chùa Tiêu, du khách sẽ được đắm mình trong chốn tu thiền huyền bí
của người xưa để biết thêm một trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam
Theo bước chân du khách về chốn này, dưới bóng cây xanh mát rượi, ta bước lên
từng bậc gạch. Ta đang lần tìm đến nơi phát tích của một triều đại phát triển toàn
diện và một quốc gia phong kiến độc lập: triều nhà Lý.
Trước mắt ta, trên sân lữ khách dừng chân, cũng là đường dẫn đến chùa chính
nhà thờ tổ, hiển hiện một nhà bia mới dựng. Thành kính thắp nén hương, trân
trọng xem câu đối trên cột nhà bia viết bằng chữ Hán:
"Lý gia linh tích tồn bi kỷ
Tiêu Lĩnh danh kha đắc sử truyền"

(Dẫu thiêng nhà Lý cịn bia tạc
Danh thắng non tiên có sử truyền).
Mặt chính của tấm bia khắc chữ Hán Nơm:
"Lý gia linh thạch". Mặt sau bia quay vào phía núi khắc chữ Hán nhỏ. Theo ông
Nguyễn Công Nha người làng Đình Bả n g tạm dịch như sau:
"Chùa Thiên Tâm có Lý Vạn Hạnh (là người trụ trì tăng viện
người làng Cổ Pháp (nay thuộc làng Đình Bảng - huyện Tiên Sơn
- tỉnh Bắc Ninh).
Cảnh đấy, ng ười đây đã tạo cảnh quan xứ này thêm trang trọng
và bề thế.
Đến thăm chùa Tiêu, đọc lại 10 điều tâm niệm của người xưa, để tưởng nhớ suy
ngẫm, học hỏi những gì tốt đẹp về đạo đức lẽ sống, cách làm người, âu cũng là
để cho lịng ta thanh thản, cho trí óc ta trong sáng hơn. Đồng thời ta cũng biết
thêm một di tích lịch sử và nghệ thuật được Nhà nước cơng nhận.
1.1.4. Chùa Phật Tích.
18


Chùa Phật Tích cịn được gọi là Vạn Phúc Tự, toạ lạc trên sườn núi Lạn Kha, xã
Phật Tích (Tiên Du) là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Bắc Ninh gắn liền
với nhiều sự tích hấp dẫn như Vương Chất gặp Tiên, Từ Thức gặp tiên được
nhiều người biết đến. Chùa xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ VII-X. Tại đây, vua
Lý Thánh Tông đã cho dựng cây tháp quý và đúc pho tượng Phật mình vàng.
Nhưng do chiến tranh, chùa bị phá huỷ hoàn toàn, đến năm 1991 mới được khôi
phục dần theo kiến trúc truyền thống nhưng còn đơn giản. Hiện tại, di vật của
chùa còn lại là bức tượng Phật A-di-đà bằng đá ngồi thiền định trên toà sen cao
1,87m. Chân cột chùa chạm trổ hoa sen và các nghệ nhân chơi sáo, tiêu, nhị, đàn
tranh, đàn bầu, trống cơm… Chùa Phật Tích xưa kia là nơi có nhiều nhà tu hành
tu luyện. Theo sử sách để lại thì đây chính là nơi Phật ngự.
Qua khảo sát cho thấy Phật Tích là nơi có nhiều tiềm năng phát triển du lịch

như : đồi, núi, rừng cây… tạo cảnh quan mơi trường hấp dẫn. Vì vậy, mấy năm
gần đây tỉnh đã có hướng quy hoạch 4 xã: Phật Tích, Hồn Sơn, Hiên Vân, Việt
Đồn làm khu du lịch tâm linh-sinh thái với quy mô 1.500 ha, trong đó lấy Phật
Tích làm trung tâm với tổng vốn đầu tư dự kiến 1.000 tỷ đồng. Hình thức đầu tư
huy động 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc trong nước. Bước đầu để thu hút
khách và tạo điều kiện cho các nhà vào đầu tư… tỉnh đã xây dựng và triển khai
dự án (giai đoạn 1) gồm 7 tuyến đường nhánh vịng quanh khu du lịch Phật Tích
có chiều dài 5 km với tổng kinh phí gần 11 tỷ đồng. Đến nay, 3 tuyến đã hoàn
thành đưa vào sử dụng với chiều dài 3 km, các tuyến còn lại đang được đẩy
nhanh tiến độ. Song song với đó, nhà chùa đã chủ động xây dựng và hoàn thiện,
đưa vào sử dụng một số cơng trình như: Trung tâm tu tập Phật Tích (Quán âm
viện); khu nhà khách, khu thư viện, hội trường, đường lên đỉnh núi Phật Tích và
một số hạng mục khác với tổng kinh phí hơn chục tỷ đồng. Đặc biệt, hiện nay
nhà chùa tiếp tục đầu tư làm pho tượng phật A-di đà bằng đá xanh cao 27m dự
kiến đặt trên đỉnh núi Phật Tích. Kinh phí chủ yếu do khách thập phương, sự hảo
tâm cơng đức của các doanh nghiệp và Trung tâm Phật giáo Việt Nam trợ giúp.
Nhờ vậy, bước đầu Phật Tích đã có cảnh quan mơi trường xanh-sạch-đẹp,… hấp
dẫn ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, trung bình
19


ước đạt 28-30 nghìn lượt/năm, dịp lễ hội (mồng 4 và 5-1 âm lịch) ước đạt 1820.000 lượt
Mặc dù đã có bước tiến triển rõ rệt, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại
làm hạn chế việc khai thác tiềm năng du lịch vốn có của khu du lịch Phật Tích.
Nguyên nhân chủ yếu do các cấp, các ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm
chú trọng đến đầu tư phát triển du lịch. Tại điểm du lịch, sản phẩm du lịch và các
dịch vụ phục vụ khách du lịch cũng như hướng dẫn viên giới thiệu di tích, bán
hàng lưu niệm, khu vui chơi giải trí…. hầu như khơng có. Cơng tác tun truyền,
quảng bá về giá trị di tích, lễ hội hạn chế. Dự án quy hoạch khu du lịch Tâm linh,
sinh thái chậm được triển khai. Ơng Nguyễn Trọng Hoan, Chủ tịch UBND xã

Phật Tích dẫn chúng tơi đến thăm chùa Phật Tích. Ơng Hoan kể cho chúng tơi
nghe sự tích Vương Chất gặp Tiên… và tỏ vẻ tiếc nuối vì bao năm qua vùng đất
này vẫn bị bỏ ngỏ. Theo ông, muốn khai thác tiềm năng du lịch của khu vực này
phải đầu tư nguồn kinh phí lớn nằm ngồi khả năng của địa phương cũng như
người dân quanh đây mà đòi hỏi phải có sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và
các doanh nghiệp ở các nơi…
Để khu du lịch tâm linh, sinh thái Phật Tích sớm trở thành hiện thực và thực sự
là điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch thì địa phương cũng như các ban, ngành có
liên quan cần tăng cường tuyên truyền quảng bá. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng
các cơng trình hạ tầng kinh tế và thu hút các thành phần kinh tế, các doanh
nghiệp đầu tư xây dựng các cơng trình dịch vụ phục vụ khách du lịch… Vừa qua,
Chủ tịch UBND tỉnh đã ký quyết định cho Công ty TNHH Đầu tư phát triển Hạ
Long vào nghiên cứu lập quy hoạch khu đô thị du lịch thể thao và vui chơi giải
trí tại khu du lịch Phật Tích… đây là tín hiệu vui, bước khởi đầu tốt đẹp để dự án
khu du lịch Tâm linh, sinh thái Phật Tích sớm trở thành hiện thực.
1.1.5. Chùa Dâu.
Chùa Dâu cịn có tên là Diên ứng, tọa lạc ở làng Dâu, xã Thanh Khương, huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ðây là ngôi chùa đầu tiên của Việt Nam, được khởi
dựng vào đầu thế kỷ thứ III. Từ những thế kỷ đầu công nguyên, chùa Dâu đã là
một trung tâm Phật giáo nổi tiếng trong nước và ngoài nước. Từ cuối thế kỷ thứ
20


IV, Thiền sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi đã mở đạo tràng thuyết pháp tại chùa, lập nên
thiền phái đầu tiên ở Việt Nam.
Chùa được ông Mạc Ðĩnh Chi đứng ra dựng lại với qui mô lớn vào thế kỷ XIV,
và trùng tu nhiều lần ở các thế kỷ sau. Hiện nay ở sân chùa có tháp Hịa Phong 3
tầng cao khoảng 17 m. Trong tháp có chng lớn đúc dưới triều Cảnh Thịnh
(1793), khánh lớn bằng đồng đúc năm Minh Mạng 18. Ngoài ra, cịn có tượng bà
Pháp Vân, tượng Kim Ðồng và Ngọc Nữ.

Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về
Gần hai ngàn năm biến dịch với bao lần đổi thay, tu tạo có lẽ bây giờ cảnh quan
chùa Dâu đã khác xưa nhiều. Nghe nói, trước đây con đường vào chùa đẹp lắm.
Qua tam quan đồ sộ và bãi đất rộng nằm giữa hai dãy ao dài in bóng chiếc cầu
chín nhịp có mái lợp, kiểu nhà cầu cổ ta còn thấy ở Hội An và một số nơi khác,
khách bộ hành vào chùa dâng hương thờ Phật. Đây là ngôi chùa được xây dựng
sớm nhất ở Việt Nam, ngay từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên.
Cũng như nhiều chùa chiền trên đất Việt, chùa Dâu được cất theo kiểu nội công
ngoại quốc, một kiểu kiến trúc Á Đông truyền thống. Bốn dãy nhà liên thơng
hình chữ nhật bao quanh ba ngơi chính: Tiền đường, Thiện hương và Thượng
điện. Hậu đường xưa giờ khơng cịn nữa, nhưng khách thăm chùa vẫn còn được
chứng kiến bốn mươi tễ gian nhà oản hai bên tả hữu. Giữa sân chùa trải rộng là
cây tháp Hòa Phong. Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ
công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Thời gian đã lấy đi sáu tầng trên của
tháp, nay chỉ còn ba tầng dưới nhưng vẫn uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm.
Dấu vết xưa nhất còn lại của ngôi chùa được khảo cổ học xác định là từ đời Trần,
đợt tu bổ lớn nhất là vào năm 1313, đời vua Trần Anh Tông.
Theo nghiên cứu sử học, chùa Dâu với nhiều tên gọi: Diên ứng tự, Pháp Vân tự,
Thiền Đình tự, Cổ Châu tự...có thể ra đời đồng thời với truyền thuyết Man
Nương, một trong những mã khóa mở vào tầng sâu của văn hóa Kinh Bắc. Vậy
nên, hợp với chùa tổ Man Nương là cả một quần thể những chùa Dâu, chùa Đậu,
chùa Tướng, chùa Dàn thờ tứ pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện.
21


Là nơi giao lưu của hai luồng văn hóa Phật giáo, một từ ấn Độ sang, một từ
phương Bắc xuống, nơi đây từng là nơi "kinh đô" của Phật giáo Việt Nam hơn
mười thế kỷ đầu; với nhiều nhà sư nổi tiếng, với hội tắm Phật mùng tám tháng tễ
hàng năm.

Đến với Chùa Dâu (Thuận Thành)-trung tâm Phật giáo cổ của Việt Nam qua
nhiều thế kỷ, quý khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm điêu khắc cổ, tượng Phật mẫu Man Nương; tượng Mạc Đĩnh Chi... được chạm khắc tinh xảo,
sơn son thiếp vàng lộng lẫy... Vì thế, từ xa xa, hàng năm cha ông ta đã tổ chức lễ
hội chùa Dâu vào ngày mồng 8 tháng 4 (âm lịch) và đến nay nơi đây vẫn còn lu
truyền câu ca dao:
"Dù ai buôn đâu bán đâu
Nhớ ngày mồng 8 hội Dâu thì về "
Một trong những ấn tượng khó có thể quên được ở nơi đây là những pho tượng
thờ. Tượng Pháp Vân uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun. Gương mặt đẹp với nốt
ruồi to đậm giữa trán gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ ấn, tới quê hương Tây
Trúc, nơi cội nguồn của tễ tưởng thiện căn, của đức Từ - Bi - Hỉ - Xả. Tượng
Pháp Vũ với những nét thuần Việt, đức độ, cao cả. Đặc biệt hai pho tượng Kim
Đồng, Ngọc Nữ đặt hai bên điện thờ chính gợi nhớ tới những cơ thôn nữ của
miền quê quan họ nơi này. Dáng người thắt đáy lưng ong uyển chuyển, vành
khăn vấn trên đầu bình dị và mềm mại, chiếc áo tứ thân mớ ba mớ bảy với dải
lụa đào thướt tha... Cha ông ta đã rất tinh tế, nhuần nhị khi đặt tượng thờ Kim
Đồng, Ngọc Nữ. Về đây, ta gặp sự giao hịa đẹp đẽ giữa tễ tưởng Phật giáo chính
thống, một dạng thức văn hóa tinh thần ngoại nhập, với tâm linh, tinh thần bình
dân, thuần phác. Ta cũng lại thấy ở đây một minh chứng rõ nét cho quá trình tiếp
biến văn hóa, sự Việt hóa những giá trị tinh thần khi nhập nội.

Về chùa Dâu, về Thuận Thành, ta như được tắm mình trong khơng khí cổ xưa
qua dấu ấn của nhiều tầng bậc lịch sử - văn hóa. Đây, đơ thành Luy Lâu xưa bên
dịng Thiên Đức gợi nhớ thời oanh liệt của Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống xâm
lược Đông Hán những năm đầu thế kỷ. Đây dịng sơng Dâu đã vào thơ Tố Hữu
22


"con sông Dâu chảy về đâu, mà lơ thơ đến Luy Lâu lại dừng". Đây nữa, miền đất
trù phú Keo - Dâu với tích truyện cơ thơn nữ hái dâu nết na, xinh đẹp trở thành

Nhiếp chính ỷ Lan tài giỏi, trơng coi việc nước, giúp vua đánh giặc. Cịn kia là
Bút Tháp với tượng Phật Bà nghìn mắt, nghìn tay nổi tiếng; là làng tranh Đông
Hồ, nơi tâm hồn dân gian dẫu hồn cảnh nào vẫn ln mỉm cười trên sắc vàng
giấy điệp. Cạnh đó, dịng sơng Đuống "ngày xưa cát trắng phẳng lỳ" giờ vẫn
bình thản trơi như đã từng trôi qua những bến bờ lịch sử. Và từ chùa Dâu, ta có
thể rẽ ngang thăm núi Thiên Thai hay về bên kia sông Đuống dâng hương các vị
vua đời Lý tại đền Đô.
Lịch sử đã từng khẳng định vị trí của chùa Dâu trong đời sống văn hóa, tâm linh
dân tộc. Ngày nay, chùa Dâu đang được Nhà nước và Giáo Hội Phật giáo Việt
Nam quan tâm trùng tu, tôn tạo để xứng đáng với tên gọi "trung tâm của Phật
giáo Việt Nam" nhiều thế kỷ.
1.1.6. Chùa Bút Tháp.
Chùa Bút Tháp tọa lạc ở phía tây thơn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa Bút Tháp có nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cổ
độc đáo tài tình, có nhiều tượng Phật và cổ vật q.
Nói đến Bắc Ninh, ta khơng thể khơng nói đến chùa Bút Tháp. Ðây là một ngơi
chùa cổ, mặc dù đã trải qua những lần trùng tu, sửa chữa nhưng chùa vẫn giữ
được những nét nguyên sơ hấp dẫn của nó.
Chùa được xây dựng từ thời hậu Lê (thế kỷ 17). Theo lịch sử, chùa được bà
Trinh Thị Ngọc Trúc (vợ vua Lê Thánh Tông) cùng hai nhà sư người Việt gốc
Hoa thiết kế. Chùa có tên chữ là "Ninh Phúc Thiền Tự" được xây dựng theo kiểu
"Nội cơng ngoại quốc". Ngồi cùng là Tam Quan, tiếp đến là gác chuông rồi đến
Tiền Ðường, tiếp theo là Thượng điện - gian đẹp nhất cả kiến trúc lẫn điêu khắc.
Phía ngồi Thượng điện có lan can bằng đá xanh bao quanh, chạm khắc các hình
động vật, điểm xuyết thêm mây, trời, hoa, lá...
Ðáng chú ý là những chim, hươu, khỉ, rồng,... đều rất sinh động, thần tình. Bên
trong có bày các bộ tượng Tam Thế, Tam Thân và tượng Phật Bà Quan Âm
nghìn mắt, nghìn tay. Những cái tên, những kiểu kiến trúc gợi nên một vẻ hoang
23



sơ độc đáo mà hấp dẫn, một nét đẹp rêu phong cổ kính. Pho tượng Quan Âm
trong chùa có kích thước lớn và đồ sộ: cao 3,7m, có 11 đầu, 42 bàn tay lớn và
958 tay nhỏ. Ðiều kỳ lạ là mỗi bàn tay có một mắt, độc đáo hơn nữa là nhịp điệu
mỗi cánh tay không giống nhau. Tượng được đặt trên toà sen Rồng đội, đằng sau
là vầng hào quang toả sáng, bên dưới là các hình trang trí sóng nước sống động
như một thuỷ cung.
Nối giữa Thượng điện và Tích thiện là chiếc cầu đá cong mà ngồi ở đó, ta có thế
ngắm những nét đẹp riêng của cảnh chùa. Cầu được chạm khắc rất công phu,
tinh xảo và bố trí rất hợp lý: đầu cầu là hai con sư tử và thành cầu là những kiểu
chạm trổ cổ quen thuộc, rất hài hoà. Ðấy là chưa kể đến một cơng trình nghệ
thuật độc đáo của chùa: toà "Cửu phẩm Liên Hoa". Toà bằng gỗ, gồm 9 tầng có
khắc tượng phật xung quanh. Ðiều đặc biệt là nó có thể quay được và khơng hề
phát ra tiếng kêu dù được làm từ mấy thế kỷ!.
Ðến với chùa là đến với một điểm du lịch mang tính nhân văn cao. Trong chùa,
có nhiều cổ vật quý, nhiều tháp to, nhỏ rất đẹp là nơi đặt xá lị của các thiền sư
xưa. Tháp Báo Nghiêm, trên đỉnh có hình nậm rượu, 5 tầng, 8 mặt, cao 13m, là
nơi đặt xá lị của thiền sư Chuyết Chuyết; tháp Tôn Ðức 5 tầng, cao 10m là nơi
đặt xá lị thiền sư Minh Hành, vị tổ thứ hai của chùa.
Với những giá trị độc đáo cịn ngun vẹn, chùa Bút Tháp khơng chỉ là nơi để
khách thập phương về hành hương, lễ Phật mà còn là điểm du lịch hấp dẫn. Đến
Bút Tháp và bắt đầu từ Bút Tháp, du khách có thể mở đầu một chuyến tham
quan, du lịch kỳ thú trên miền đất Kinh Bắc cổ xưa với thành cổ Luy Lâu, Chùa
Dâu - đất Phật, Lăng Kinh Dương Vương, xa hơn chút nữa là làng tranh Đông
Hồ đượm hồn dân tộc.
1.1.7. Làng Diềm - Điểm du lịch văn hóa truyền thống
Nếu du khách đã từng đặt chân về đến Bắc Ninh mà chưa một lần ghé thăm làng
Diềm (xã Hồ Long, TP Bắc Ninh), để hít thở khơng khí trong lành, rất đỗi n
bình của một ngơi làng cổ vùng Kinh Bắc vừa được đắm chìm trong câu ca quan
họ thì thật đáng tiếc

Làng Diềm là tên gọi nơm của thôn Viêm Xá - một ngôi làng cổ, nơi có đền thờ
24


Đức Vua Bà - Thuỷ tổ Quan họ. Cảm giác thân quen, gần gụi giữa một khơng
gian thống rộng, tĩnh lặng, n bình của vùng thơn q sẽ là ấn tượng đầu tiên
khi du khách đặt chân đến đầu làng Diềm... Hàng cây xanh rủ bóng xuống hồ
nước trong vắt, xung quanh là cụm di tích lịch sử văn hố đã được xếp hạng với
Đền thờ Vua Bà trầm mặc, uy nghiêm, ngơi Đình Diềm rêu phong cổ kính cùng
vẻ đẹp huyền ảo, linh thiêng của Giếng Ngọc, Đền Cùng… Chính cảnh sắc “sơn
thuỷ hữu tình” như thế đã khơi nguồn cảm hứng cho khơng ít thế hệ văn nghệ sỹ
và rồi từ đó, họ chắt lọc, kết tinh, nảy nở ra những áng thơ văn ngập tràn cảm
xúc, những khúc ca đi cùng năm tháng. Với lợi thế nằm ấp mình bên dịng sơng
Cầu hiền hồ, vừa qua, Bến du lịch làng Diềm đã được hoàn thiện và đưa vào sử
dụng. Trên bến là bãi mía, nương dâu - nơi các liền anh liền chị vẫn dùng dằng,
ngân nga câu quan họ “người ơi người ở đừng về”. Hơn thế, nếu ai đó muốn
được tận mắt nhìn những con tằm nhả tơ, kéo kén thì cứ theo chân cơ thôn nữ hái
dâu...
Thế nhưng, nét đặc trưng, độc đáo nhất của du lịch làng Diềm chính là “nghề
chơi” quan họ. Đó mới thật sự là sức hút để lơi cuốn du khách. Truyền rằng, Vua
Bà chính là người đã sáng tác ra các làn điệu dân ca quan họ đầy tình tứ và
quyến rũ. Nhưng khơng chỉ có đền thờ Thuỷ tổ Quan họ, người dân làng Diềm
cịn ln tự hào vì nghệ thuật và phong cách ca hát Quan họ vừa cổ xưa, độc đáo
vừa phong phú, điêu luyện. Trong số 49 làng Quan họ của Bắc Ninh hiện nay,
hiếm làng nào cịn duy trì được đội Quan họ đông tới gần 100 người gồm đủ các
thế hệ liền anh liền chị với nhiều lứa tuổi. Từng bọn Quan họ, mỗi nhóm liền
anh, liền chị, hễ có dịp gặp gỡ là họ có thể cất giọng hát tuỳ theo nhu cầu, tâm
trạng cảm xúc. Việc truyền dạy hát Quan họ cũng được quan tâm ngay trong
từng gia đình chứ không phụ thuộc hay phải chờ đợi việc tổ chức các lớp học.
Sức sống của sinh hoạt ca hát Quan họ được người dân gìn giữ, duy trì liên tục

một cách tự nhiên, tự nguyện như để thoả mãn nhu cầu của bản thân chứ không
phải theo quy định hay vì bất cứ một lý do nào khác. Chính bởi thế, trong hầu hết
cuộc thi hát Quan họ, bao giờ liền anh, liền chị làng Diềm cũng giành giải cao và
chiếm được tình cảm u mến của đơng đảo người nghe. Thế mạnh cơ bản nhất
25


×