Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Mot so bien phap nang cao chat luong tre 5 tuoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.92 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐỀ TÀI</b>



<b>MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRẺ 5 TUỔI</b>


<b> Ở TRƯỜNG MẦM NON</b>



<b>A. MỞ ĐẦU</b>
<b>1. Lý do chọn đề tài:</b>


Hiện nay, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục mầm non nói chung
và đặc biệt là mẫu giáo 5 tuổi - đây là độ tuổi chuẩn bị bước vào lớp 1 phổ thông. Nếu
các cháu được chuẩn bị đầy đủ về kiến thức, kỷ năng và tâm thế thì chắc chắn sẽ vững
vàng khi bước vào học tập ở một môi trường mới, sẽ là một điều kiện tốt để trẻ phát
triển tồn diện, hình thành về nhân cách sau này của trẻ.


Là một giáo viên được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi đã 6
năm học liền ( từ năm học 2006-2007 đến năm học 2011– 2012). Trong q trình
chăm sóc ni dạy các cháu do tôi phụ trách, tôi càng thấy được trách nhiệm nặng nề
là làm sao để chăm sóc giáo dục các cháu thật tốt, giúp trẻ phát triển toàn diện. Trong
q trình thực hiện nhiệm vụ, tơi đã có nhiều suy nghĩ, thực hành và có những biện
pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ Vì vậy tơi đã nghiên cứu, thực hành và thành
công với đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng trẻ 5 tuổi”. Đây là một đề tài
mà đã đưa lại những thành công nhất định cho tơi, nó góp phần khơng nhỏ đưa chất
lượng chăm sóc ni dạy các cháu của nhà trường ngày một đi lên.


<b>2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Năm học 2011 – 2012 này tôi đi sâu vào 2 nội dung đó là: “Giao tiếp đối với sự
<i>phát triển của trẻ và phát triển toàn diện cho trẻ 5 tuổi thông qua hoạt động làm quen</i>
<i>tác phẩm văn học”.</i>


<b>3. Mục đích nghiên cứu:</b>



Đề tài này nhằm giúp cho tơi tìm ra được các giải pháp tốt nhất để nâng cao hơn
nữa chất lượng chăm sóc giáo dục các cháu, chuẩn bị cho các cháu mẫu giáo 5 tuổi
chuẩn bị bước vào lớp 1 một cách vững vàng.


<b>4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu</b>
<b>4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu:</b>


- Hệ thống hóa các lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu:
+ Tầm quan trọng và đặc điểm phát triển của trẻ


+ Vài trò của giao tiếp và của các tác phẩm văn học đối với sự phát triển nhân
cách của trẻ.


+ Môi trường cho trẻ hoạt động


<b>- Tìm hiểu thực trạng của vấn đề: Nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi</b>
ở lớp mẫu giáo A1- Trường Mầm Non Tân Hợp. Trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp
để Nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi.


<b>4.2 Phương pháp nghiên cứu:</b>


Để thực hiện nghiên cứu đề tài này tơi tiến hành có một số phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát.


- Phương pháp trò chuyện.


- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
<b>5. Phạm vi nghiên cứu:</b>



Đề tài trên tôi nghiên cứu trong phạm vi của lớp mẫu giáo lớn A1 do tôi phụ
trách, thuộc Trường mầm non Tân Hợp.


Lĩnh vực nghiên cứu chỉ tập trung vào việc Nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu
giáo 5 tuổi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Làm giàu vốn sống và kinh nghiệm cho các cháu, giúp trẻ diễn đạt những suy
nghĩ của mình một cách mạch lạc, chính xác..


<b>B. NỘI DUNG</b>
<b>Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN</b>


<b>1. Những thuận lợi và khó khăn trong khi thực hiện đề tài.</b>
<i>1.1: Thuận lợi cơ bản:</i>


- Lớp ở khu vực trung tâm, các cháu cùng một độ tuổi. Nhà trường rất quan tâm
đến chất lượng toàn diện của trẻ. Cơ sở vật chất thường xuyên được tăng cường. Đa số
phụ huynh quan tâm chăm lo cho sự học hành của trẻ. Bản thân tơi rất có trách nhiệm
trọng công tác và được đào tạo trên chuẩn của ngành học mầm non.


<i>1.2: Những khó khăn chính:</i>


- Cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ chăm sóc - ni
dạy trẻ, vẫn có khơng ít phụ huynh cịn giao khốn cho giáo viên, chưa chú ý quan
tâm đến con cái. Riêng cá nhân tơi phần năng khiếu cịn hạn chế ở một vài nội dung.


<b>Chương II: CÁC NGHIÊN CỨU CỤ THỂ</b>
<b>1. Giao tiếp đối với sự phát triển của trẻ:</b>
<i>1.1 Môi trường giao tiếp:</i>



Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi là giúp trẻ phát
triển một cách tồn diện, hình thành ở trẻ nhân cách ban đầu của con người mới. Ở
lứa tuổi này, trẻ học thơng qua “học mà chơi và chơi mà học”. Vì vậy, địi hỏi giáo
viên phải có năng lực tổ chức, hướng dẫn, dìu dắt trẻ phù hợp với đặc điểm tâm sinh
lý của trẻ. Trẻ được phát triển thông qua các hoạt động “học”, qua giao tiếp, hoạt động
vui chơi…Các cơng trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học và giáo dục đã chứng
minh rằng: “Giao tiếp đóng vai trị quyết định khơng chỉ làm giàu nội dung ý thức trẻ
em mà giao tiếp còn quyết định cấu trúc ý thức, xác định cấu trúc của các quá trình
tâm lý đại cương cao cấp của loài người”. Trong cuộc sống của trẻ, trẻ sống giữa xã
hội loài người nhưng về mặt tâm lý cũng có sự phát triển khác nhau. Sự phát triển của
nó cịn phụ thuộc vào sự giao tiếp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

ít quan tâm chăm sóc, giao lưu với trẻ sẽ dẫn đến tình trạng trẻ rất trầm tư, thu mình,
rụt rè, sợ sệt và cũng có trẻ thể hiện nóng nảy, cọc cằn. Hoặc như ở lớp, cơ giáo thiếu
quan tâm đến trẻ, ít gần gủi trẻ, các bạn ít chơi cùng, khơng có mối quan hệ thân tình,
yêu thương sẽ làm cho trẻ rất thụ động, sợ sệt bất kỳ cái gì hay khóc mỗi khi đột ngột
cơ giáo gọi đến tên mình đứng dậy trả lời câu hỏi. Trái lại, trẻ được sinh ra và lớn lên
ở những gia đình hay cơ sở mầm non có mơi trường giáo dục tốt, trẻ cảm thấy mình
được che chở u thương sẽ làm cho nó được phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh
thần. Hầu hết, những trẻ này hiếu động, ham học, học tốt, chủ động, sáng tạo và luôn
biết giúp đỡ bạn.


Nếu không có giáo tiếp thì trẻ khơng thể phát triển tốt được. Những đặc điểm
giao tiếp giữa trẻ và người lớn quyết định toàn bộ hứng thú của trẻ đối với thế giới
xung quanh, quan hệ với những người khác và với bản thân mình trẻ trở thành người
như thế nào, nhân cách trẻ phát triển ra sao. Vì vậy, người lớn chúng ta nhất là cô giáo
mầm non phải biết tạo ra môi trường giao tiếp tốt nhất để giúp trẻ phát triển.


<i>1.2: Giao tiếp thông qua các hoạt động:</i>



Cô giáo mầm non là người được giao nhiệm vụ chăm sóc – giáo dục trẻ. Mối
quan hệ giữa cơ và trẻ là sự tác động qua lại giữa cô và trẻ nhằm mục đích hiểu biết
trẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển tồn diện. Đối với
những giáo viên có hiểu biết cao về trẻ, họ biết đánh giá, quan sát một cách tinh tế,
biết lắng nghe trẻ, có khả năng xâm nhập vào nội tâm trẻ, biết đặt mình vào từng vị trí
của trẻ, biết thơng cảm, chia sẻ với trẻ, rất nhiệt tình tổ chức hoạt động hấp dẫn gây
hứng thú đối với trẻ, lôi cuốn những trẻ nhút nhát, thiếu tự tin vào hoạt động. Biết sử
dụng những câu hỏi phát huy tính chủ động sáng tạo của trẻ. Những giáo viên này
luôn quan tâm đến những thay đổi trong sự phát triển của trẻ…Từ những hiểu biết
trên lý thuyết trên, tơi đã vận dụng vào thực tế của mình để chăm sóc - giáo dục trẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

cháu này tơi hiểu ra rằng, các cháu rất tình cảm, chỉ cần nhắc nhỡ nhẹ nhàng là các
cháu tự sửa sai được, không nên la mắng cháu.


Ở tuổi mẫu giáo lớn, các cháu ham thích học hỏi, tìm tịi khám phá. Trẻ thường
xuyên đặt ra các câu hỏi như tại sao? Cái gì? Cơ ơi con gà có rốn khơng ạ? Hoặc như
vào ban đêm có mặt trời khơng?...Tơi đã ln giải thích những câu hỏi của trẻ, khơng
tìm cách lãng tránh hay bỏ qua từng câu hỏi của trẻ. Bởi vì, nếu khơng trả lời câu hỏi
của trẻ thì sẽ làm thui đột tính ham hiểu biết của trẻ. Bên cạnh đó, tơi phải ln tạo
cho trẻ tính tị mị, ham hiểu biết, tơn trọng trẻ, phải biết kết hợp nhiều hoạt động để
giáo dục trẻ. Những câu hỏi tôi đặt ra cho trẻ là những câu hỏi mở, ví dụ: Cháu có
nhận xét gì? Cháu thấy thế nào? Theo cháu thì thế nào? Nếu trẻ khơng trả lời cháu sẽ
đem câu hỏi đó về hỏi bố mẹ và như vậy bố mẹ trẻ đã tham gia vào hoạt động nhận
thức của trẻ.


Một vấn đề tơi quan tâm đó là phải kiên trì, phải thật sự yêu thương trẻ. Tơi
khơng bao giờ nói: Hỏi gì mà hỏi nhiều thế?...Đối với các cháu 5 tuổi, giao tiếp nhân
cách ngồi tình huống phát triển mạnh, chủ yếu là đặt ra các câu hỏi về xã hội, về con
người và về mối quan hệ xung quanh trẻ. Điều này giúp trẻ hình thành và phát triển


tốt nhất vì trẻ rất muốn được hiểu biết, muốn được yêu thương, động viên, khuyến
khích, có tấm lịng u thương trẻ cơ giáo mới giáo dục được trẻ, trẻ dễ tiếp thu. Còn
ngược lại, giáo viên khơng độ lượng, thờ ơ với trẻ thì trẻ sẽ tiếp thu một cách miễn
cưỡng hoặc có khi khơng nghe lời cơ, có khi trẻ biết sai mà vẫn cứ làm.


Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thật cần thiết, nhưng địi hỏi cơ giáo mầm
non phải luôn gần gũi trẻ, hiểu trẻ, tạo mọi cơ hội để trẻ được nói thật thoải mái ở mọi
nơi, vì chỉ khi nào trẻ sử dụng ngơn ngữ mẹ đẻ lưu lốt thì trẻ mới có cơ hội phát triển
tồn diện.


2. Nội dung thứ hai mà tơi đã chú ý sâu hơn trong năm học 2011 – 2012 đó là
“nâng cao chất lượng cho trẻ 5 tuổi thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm
<i><b>văn học”.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

2.1 Trước hết, văn học không chỉ cung cấp vốn sống, vốn kinh nghiệm mà còn
<i>làm nhiệm vụ nâng cao nhận thức cho trẻ. Tác phẩm văn học giúp trẻ phát triển khả</i>
<i>năng suy đốn.</i>


Ví dụ: Các cháu thử đoán xem nếu dê đen giống như dê trắng thì sẽ thế nào?
( trong chuyện “Chú dê đen”)


<i>2.2 Tác phẩm văn học giúp trẻ phát triển khả năng so sánh, ví dụ: Các cháu so</i>
sánh giữa thỏ anh và thỏ em xem có gì giống và khác nhau ( trong chuyện Ai đáng
khen nhiều hơn ). Khi cho trẻ làm quen tác phẩm văn học là giúp trẻ phát triển trí nhớ,
nếu các cháu có chú ý thì mới nhớ được chuyện, trẻ mới kể lại được chuyện.


<i>2.3 Làm quen văn học giúp trẻ thêm vốn sống, vốn kinh nghiệm.</i> Vốn sống càng
phong phú thì vốn kinh nghiệm của trẻ càng phong phú hơn. Ví dụ: trẻ được nhìn thấy
mưa thì sẽ biết thêm được mưa to, mưa nhỏ, mưa lộp bộp, mưa tí tách…



<i>2.4 Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học giúp trẻ phát triển khả năng sáng</i>
<i>tạo. Trẻ ln tìm ra những ý tưởng mới, cách giải quyết mới để phục vụ cho mình đạt</i>
được hiệu quả cao. Đứa trẻ có tính sáng tạo là những đứa trẻ biết thay từ, thay câu…
làm cho chi tiết bên trong câu chuyện phong phú hơn. Còn trái lại, những trẻ khơng có
tính sáng tạo thì sẽ thụ động, không bao giờ nãy ra được ý tưởng mới, chậm chạp, lề
mề…


<i>2.5 Khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là chúng ta giúp trẻ hình thành,</i>
<i>phát triển đạo đức xã hội. Thông qua nội dung câu chuyện, bài thơ mà giúp trẻ đồng</i>
cảm với nhân vật một cách sâu sắc. Ví dụ: Cơ út biết thương bà nên cô út được các
con yêu quý. Vậy, thương yêu chính là điều mà ta giáo dục trẻ.


Từ chỗ giáo dục trẻ những việc làm cụ thể như đánh răng, rửa tay chân, vâng
lời mẹ, dần dần đứa trẻ biết đánh giá bạn khác qua động cơ chứ không phải qua hành
vi nữa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

chị Hai quá thờ ơ, lạnh lùng khi nghe tim mẹ ốm. Cô giảng giải như thế sẽ giúp trẻ
hiểu, làm cho trẻ động lịng, rung cảm. Thơng qua giáo dục đạo đức mới hình thành
lịng nhân ái, ln ln đối xử tốt với mọi người xung quanh. Có đối xử tốt với mọi
người thì mọi người mới đối xử tốt với mình được.


<i>2.6 Tác phẩm văn học đem lại cho các cháu lịng hướng thiện, tình cảm u</i>
<i>cuộc sống, vươn tới cái hay, cái đẹp. Qua tác phẩm văn học nó đọng lại cái gì ở trẻ?</i>
Ví dụ: chuyện: Chú dê đen, giáo dục trẻ phải bình tĩnh, gan dạ, khơng nên nhút nhát,
sợ sệt. Vai trò của giáo dục ở đây giúp trẻ định hướng nhưng không áp đặt. Qua tác
phẩm văn học giúp trẻ hướng tới cái thiện mà còn hiểu được ở hiền gặp lành.


Đối với trẻ, nhờ làm quen với tác phẩm văn học mà trẻ phát triển vốn từ. Thông
qua tác phẩm văn học mà làm cho vốn kinh nghiệm, vốn tù của trẻ phát triển. Ví dụ:
nóng: nóng rát; lạnh: se lạnh.



Nếu vốn từ phong phú thì giúp trẻ phát âm đúng. Ví dụ: Nước chảy ào ào; cậu
bé lao theo tiếng chim én kêu…từ đó giúp trẻ diễn đạt mạch lạc hơn. Diễn đạt mạch
lạc liên quan đến tư duy. Nếu trẻ hiểu được vấn đề ngôn ngữ phát triển mới mới diễn
đạt mạch lạc được. Đối với trẻ ngay từ đầu đã có khả năng sáng tạo nhưng nếu có
được tác động của văn học cô giáo sẽ thổi bùng lên khả năng sáng tạo của trẻ ( qua
đóng kịch…) nếu khơng khả năng đó sẽ thui chột dần dần. Bằng ngơn ngữ văn học
giúp trẻ hiểu được cách cư xử thế nào cho tốt, cho phù hợp. Ví dụ: bẩn thì phải rửa
tay, thay quần áo…Dần dần, trẻ biết đánh giá nhân vật, cảm nhận tâm trạng của nhân
vật qua động cơ ( chứ không qua hành vi ), cao hơn nữa là giáo dục lòng hướng thiện
cho trẻ.


Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ta cho trẻ hiểu được câu chuyện, bài thơ
đó nói về cái gì? Ví dụ: thơng qua hình ảnh so sánh ví von qua bài thơ “Trăng ơi! Từ
đâu đến?” em bé hỏi trăng như hỏi mọi người. Em bé tự tìm câu trả lời và câu trả lời
thật gần gũi: Trăng tròn như “quả bóng”, như “mắt cá”, như “quả chín”…nhằm nâng
cao khả năng quan sát, tưởng tượng của trẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Hoặc như trong bài thơ “Em yêu nhà em”, cô hỏi: Ngôi nhà của bạn có gì mà bạn lại
u q đến thế? Bạn nào cho cô biết? Cô giáo luôn tạo cho trẻ động não, sáng tạo. Vì
thế, giáo viên ln tạo cho trẻ những tình huống, tạo cơ hội để trẻ suy nghĩ, tìm cách
giải quyết. Về ngơn ngữ, tơi luôn giúp trẻ phát triển vốn từ, từ chỗ trẻ chỉ biết sử dụng
danh từ, sau thêm tình từ. Ví dụ: em bé ngoan ngoãn; hoa hồng đỏ thắm…. Tù chỗ nói
câu đơn đến trẻ nói câu phức có 2 cụm từ trở lên và dùng những từ láy. Ví dụ như:
xanh: xanh xao. Hôm trước tôi cho trẻ xem tranh, hơm sau tơi hỏi “tranh nói lên điều
gì?” hoặc “tại sao con biết em bé nghe lời mẹ?...Hoặc khi kể chuyện, tôi không kể
đoạn kết mà lại hỏi: Theo con, con kết thúc câu chuyện này thế nào? Trong q trình
phát triển tơi ln bám sát kinh nghiệm của trẻ, nâng cao và mở rộng hơn nữa những
hiểu biết của trẻ. Ví dụ: Con đóng vai Dê đen tốt rồi bây giờ con đóng tốt hơn nữa. Vì
thế, lúc đầu cháu đứng yên một chỗ nói, sau cháu có thêm những hành động như nhún


mình, nói to và trơi chảy hơn…Trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn
học, tôi luôn tạo cho trẻ cơ hội diễn đạt ý tưởng của mình – tức là phải thực hành. Đứa
trẻ phải được trao đổi với cô, được kể lại từng đoạn chuyện rồi đóng kịch qua các trị
chơi phân vai, qua các ngày lễ hội, thông qua các hoạt động khác để diễn tả cảm xúc
của mình như tạo hình, âm nhạc, vận động…Tơi ln tạo tình huống để giúp trẻ trực
quan trong q trình phám phá. Ví dụ, ở lần 1 sử dụng tranh để trẻ làm quen, lần 2 sử
dụng tranh để trẻ nhớ, trẻ sáng tạo sử dụng tranh cũng thể hiện nâng dần kiến thức cho
trẻ. Trong trực quan, tôi không sử dụng 1 dạng mà ln có nhiều đồ dùng như tranh,
rối…nhằm làm cho buổi hoạt động trở nên sinh động hơn, tăng sự chú ý của trẻ và từ
đó làm cho trí tưởng tượng của trẻ phong phú thêm. Bên cạnh đó, việc đọc, kể diễn
cảm, lời nói ngữ điệu…tạo tình huống kích thích trẻ tư duy, phát triển ngơn ngữ diễn
cảm của trẻ. Những câu hỏi gợi mở cho từng đối tượng cùng giúp trẻ phát triển. Bởi vì
khả năng từng trẻ khác nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

lên. Ví dụ: có phải dê đen có móng bằng đồng khơng? Dê trắng khơng có móng bằng
đồng phải khơng? Đặc biệt, nên cho trẻ tự đặt câu hỏi. Khi đầu, các câu hỏi của trẻ
chưa trơn tru nhưng cô phải hiểu, câu hỏi cuả trẻ phải được cả lớp thảo luận. Bên cạnh
những trẻ đặt yêu cầu cao thì những trẻ yếu chỉ yêu cầu trẻ thuộc chuyện là được.


Cần phải chú ý một vấn đề rất quan trọng là luôn lấy trẻ làm trung tâm ( cá nhân
hóa). Q trình nhận thức phát triển khơng phải cháu nào cũng giống cháu nào. Vì
vậy, tôi luôn chú ý gợi mở, tạo môi trường, tạo điều kiện để trẻ có vốn sống, vốn kinh
nghiệm. Khơng chỉ ta dạy thơ để trẻ đọc thuộc lòng mà ta giúp trẻ phát triển vốn từ,
thể hiện cảm xúc của mình qua bài thơ, câu chuyện, hiểu được ý nghĩa của câu
chuyện.


Để giúp trẻ phát triển nhận thức và khả năng tư duy tốt, khi dạy trẻ làm quen tác
phẩm văn học tôi luôn dùng các hệ thống câu hỏi có các dạng như:


- Câu hỏi mang tính nhận biết là những câu hỏi bắt buộc để giúp trẻ nhận biết


sự vật, hiện tượng xảy ra trong chuyện, tên nhân vật.


Ví dụ như: - Trong chuyện có những nhân vật nào?
- Câu chuyện xảy ra vào lúc nào?


Nếu chỉ sử dụng câu hỏi như vậy thì chưa được mà ngay trong câu hỏi mang
tính nhận biết cũng phải có tính nâng cao, ví dụ như:


+ Tại sao con biết câu chuyện xảy ra vào buổi sáng/tối?


Hoặc: Bạn gà đang kiến ăn trên bãi cỏ thì con gì đang rình bắt gà con?
- Có những câu hỏi địi hỏi trẻ phải vận dụng kinh nghiệm, ví dụ:
+ Thỏ trắng trong chuyện được tả như thế nào?


+ Theo con, bạn thỏ trắng là nhân vật thế nào?


+ Con hãy so sánh giữa thỏ nâu và thỏ trắng hái bạn đó có gì khác nhau?
Có các câu hỏi mang tính giải thích, phỏng đốn, suy luận. Ví dụ:


+ Làm thế nào mà con biết cậu bé là người nết na, tốt bụng? ( trong chuyện :
quả bầu tiên )


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Với những giải pháp tôi áp dụng trong quá trình CS- GD trẻ mẫu giáo 5 tuổi do
lớp tôi phụ trách, tôi thấy chất lượng các cháu được nâng lên rõ rệt.


<i><b>1. Về phía trẻ:</b></i>


<b>STT</b> <b>KIẾN THỨC CỦA TRẺ</b> <b><sub>TỐT</sub>ĐẦU KỲ<sub>KHÁ</sub></b> <b><sub>TỐT</sub>CUỐI KỲ</b>
<b>KHÁ</b>
1 Lĩnh vực phát triển nhận thức <sub>65%</sub> <sub>35%</sub> <sub>95,7%</sub> <sub>4.3%</sub>



2 Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ <sub>55%</sub> <sub>45%</sub> <sub>98%</sub> <sub>2%</sub>


<i><b>2.Về phía cơ giáo:</b></i>


- Riêng cá nhân tơi, việc tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ đã
giúp tôi chủ động hơn trong cơng việc, u thích cơng việc và ln sáng tạo, có những
phương pháp hướng dẫn phù hợp hơn. Đặc biệt, giúp tơi có thêm nhiều kinh nghiệm
hơn trong chăm sóc, ni dạy các cháu.


<i><b> 3. Về phía phụ huynh:</b></i>


- Đã yên tâm tin tưởng gửi con em vào trường, cùng phối hợp giáo viên trong
lớp có những biện pháp tích cực để rèn thêm cho trẻ lúc ở nhà nhằm nâng cao chất
lượng cho trẻ. Đồng thời, đóng góp nguyên liệu: tranh ảnh, lịch cũ, …để cô và cháu
cùng hoạt động.


<i><b>4. Một số bài học kinh nghiệm</b></i>


Qua việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện một số hoạt đồng nhằm nâng cao chất
<i>lượng cho trẻ 5 tuổi, cái được là rất nhiều và rất quan trọng. Kết quả giúp trẻ khám phá</i>
tác phẩm văn học, nâng cao khả năng giao tiếp vừa hợp với chương trình đổi mới hiện
nay, vừa phát huy được tính tích cực tị mị khám phá của trẻ mà lại mang lại hiệu quả
cao. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tôi rút ra được kinh nghiệm như sau:


<i><b> *. Phải ln ln tạo ra mơi trường trị chuyện sống động gần gũi giữa trẻ với</b></i>
<i><b>giáo viên.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

được. Cách thức tạo ra mơi trường trị chuyện đối thoại sống động như trên đã trình bày rất
phù hợp với đổi mới giáo dục mầm non hiện nay là tổ chức giáo dục trẻ gắn liền với hoạt


động trẻ thích thú, phù hợp với năng lực, kinh nghiệm của trẻ.


<i><b> *. Giáo viên phải biết gợi mở, tạo môi trường, tạo điều kiện cho trẻ để trẻ có</b></i>
<i><b>vốn sống, vốn kinh nghiệm cho trẻ để từ đó nâng cao và phát triển nhận thức của</b></i>
<i><b>trẻ. </b></i>


Chúng ta không chỉ dạy cho trẻ học thuộc các câu chuyện, các bài thơ, mà cái
chính là ta giúp trẻ phát triển vốn từ, phát triển cẩm xúc của mình qua bài thơ, câu
chuyện, hiểu được ý nghĩa của câu chuỵện, giúp trẻ tự do lựa chọn những phương tiện
để diễn đạt, đây mới là cái đích mà cơ giáo chúng ta cần chú ý. Tạo tình huống để kích
thích trẻ hoạt động, tạo cơ hội để trẻ được tiếp xúc với nhiều chữ, nhiều kiểu chữ, trên
giá góc, trên đồ dùng đồ chơi, trên biểu bảng, trên đồ dùng cá nhân.


Ngồi ra, phải luôn nắm bắt, theo sát thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay


để luôn cập nhật những thông tin khoa học mới, những phương pháp, biện pháp
mới đã được công nhận trong giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Luôn trau dồi
năng lực của mình, đem những hiểu biết của mình áp dụng vào q trình chăm sóc
ni dạy các cháu một cách có hiệu quả, góp phần thiết thực vào sự nghiệp chung
của đất nước – sự nghiệp trồng người.


<b>C. KẾT LUẬN</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

lượng chăm sóc ni dạy trẻ nói chung và đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 tuổi nói riêng, bởi
đây là độ tuổi cuối cùng của bậc mầm non để chuẩn bị vào một môi trường học mới
trong thời gian không xa của trẻ.


Với đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 tuổi”, tơi sẽ tiếp tục
nghiên cứu để có thêm những biện pháp tiếp tục vận dụng vào các năm học tiếp theo.
Tơi rất mong được sự góp ý của Ban giám hiệu và của đồng nghiệp để tơi có được


những kinh nghiệm q báu hơn trong cơng tác giảng dạy của mình.


<i><b> Tân Hợp, ngày 28 tháng 3 năm 2012</b></i>
<i><b> Ý kiến của Hội đồng khoa học Người viết </b></i>


</div>

<!--links-->

×