Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ ung thư biểu mô tuyến đại tràng giai đoạn II, III bằng phác đồ XELOX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.31 KB, 6 trang )

165

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HÓA TRỊ BỔ TRỢ UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN
ĐẠI TRÀNG GIAI ĐOẠN II, III BẰNG PHÁC ĐỒ XELOX
Đồn Xn Vũ, Lâm Quốc Thắng, Dương Văn Ninh
TĨM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả và tác dụng không mong muốn của phác đồ
XELOX trong điều trị bổ trợ ung thư biểu mô tuyến đại tràng giai đoạn II nguy cơ cao
và giai đoạn III. Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Đối tượng:16 bệnh nhân UTĐT giai
đoạn II nguy cơ cao và giai đoạn III, được hóa trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung Tâm
An Giang từ tháng 03/2016 đến 08/2018. Kết quả: Khơng có trường hợp bệnh tái phát.
Độc tính hóa trị ở mức độ 1,2. Tỉ lệ gặp chung 62,5%, trong đó tỉ lệ giảm bạch cầu là
50%, giảm huyết sắc tố 31,2%, giảm tiểu cầu 37,5%, buồn nôn-nôn (18,75%), tiêu
chảy(12,5%), viêm loét miệng(12,5%), đau thượng vị(18,75%), viêm thần kinh ngoại
biên(25%); hội chứng bàn tay-bàn chân (62,5%). Kết luận: Hóa trị bổ trợ phác đồ
XELOX mang lại hiệu quả, tương đối an toàn.
ABSTRACT
Objectives: Evaluate the results and side effects of XELOX regimen for
adjuvant chemotherapy of high risk stage II and stage III colon adenocarcinoma.
Methods: Cross sectional. Objects of study:16 high risk stage II and stage III colon
adenocarcinoma patients were treated at An Giang General Hospital from March
2016 to August 2018. Results: No recurrence was reported, the toxicities proportion
62,5%, mainly grade 1,2 which comprise: Hematological toxicities (Neutropenia:
50%; Anemia: 31,2%; Thompocytopenia: 37,5%). Gastrointestinal toxicities:
18,75%; Mucosa ulcer: 12,5%; Diarrhea: 12,5%; Neurological toxicity: 25%; Handfoot syndrome: 62,5%.Conclusion: Adding XELOX regimen for adjuvant
chemotherapy of high risk stage II and stage III colon adenocarcinoma is effective
and safety.
Keywords: adjuvant chemotherapy, XELOX, colon adenocarcinoma.


166



ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư đại trực tràng là một trong những loại ung thư mắc hàng đầu ở Việt
Nam cũng như trên toàn thế giới. Theo thống kê của tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu
(Globocan 2012), trên thế giới mỗi năm ước tính có 1.361.000 bệnh nhân mới mắc và
694.000 bệnh nhân chết do ung thư đại trực tràng, xuất độ mắc và tử vong đứng hàng
thứ 3 trong các bệnh ung thư. Cho đến nay phẫu thuật cắt đại tràng vẫn là phương pháp
điều trị hiệu quả nhất để điều trị khỏi UTĐT. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu và thử
nghiệm lâm sàng chứng minh điều trị hóa chất bổ trợ cho UTĐT giai đoạn III và giai
đoạn II có kèm các yếu tố nguy cơ cao như: u T4, kém biệt hóa, xâm nhập mạch máu bạch huyết, xâm nhập thần kinh, tắc - thủng ruột, cắt tiếp cận u, hoặc diện cắt u (+),
nạo vét < 12 hạch, CEA trước mổ cao, sẽ kéo dài thời gian sống thêm sau mổ. Thử
nghiệm lâm sàng NO16968, so sánh hóa trị bổ trợ phác đồ XELOX với phác đồ FUFA
trên bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn III, kết quả STKB 3 năm là 70,9%
(XELOX) và 66,5% (FUFA), p=0,0045. Hiện nay, các bệnh viện ung bướu, cũng như
một số cơ sở chuyên khoa ung thư khác đã sử dụng phác đồ XELOX điều trị bổ trợ ung
thư đại tràng giai đoạn II nguy cơ cao và giai đoạn III nhưng có ít nghiên cứu về kết
quả cũng như tác dụng không mong muốn của phác đồ này.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá kết quả và tác dụng không mong muốn của phác đồ XELOX trong
điều trị bổ trợ ung thư biểu mô tuyến đại tràng giai đoạn II nguy cơ cao và giai đoạn III.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiến hành trên 16 bệnh nhân UTĐT giai đoạn II nguy cơ cao và giai
đoạn III, được hóa trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung Tâm An Giang từ tháng 03/2016
đến 08/2018.
2.1.1.Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân được chẩn đoán là UTĐT giai đoạn II nguy cơ cao và giai đoạn III,
được phẫu thuật triệt căn, có kết quả mơ bệnh học là ung thư biểu mơ tuyến.
+ KPS ≥ 80.
+ Có đầy đủ các thông tin lâm sàng, cận lâm sàng (CTM, sinh hóa máu, chẩn

đốn giải phẫu bệnh, chẩn đốn hình ảnh, xếp giai đoạn theo AJCC 2010).
+ Được hóa trị hổ trợ phác đồ XELOX 4-8 chu kỳ trong 12 tuần sau phẫu thuật.
2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ


167

- Bệnh nhân có UT ĐT nhưng khơng phải loại ung thư biểu mơ.
- Bệnh nhân có ung thư thứ hai, suy gan, suy thận, suy tim, suy tủy hoặc phụ nữ
mang thai.
- Bệnh nhân đã điều trị bằng hóa chất trước đó.
- Bệnh nhân hóa trị khơng đủ 4 chu kỳ hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu
-Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cát ngang
2.2.2 Các bước tiến hành
Đánh giá trước điều trị: Tất cả bệnh nhân được khám lâm sàng, xét nghiệm huyết
học, sinh hóa, chức năng gan, chức năng thận, nồng độ CEA.
Điều trị: Oxaliplatin 130mg/m2 pha với glucose 5% (TTM) ngày 1. Capecitabine
liều 1.000mg/ m2 uống 2 lần/ngày, cách 12 giờ, uống 2 tuần, nghỉ 1 tuần. Chu kỳ 3
tuần.
Xét nghiệm nồng độ CEA mỗi 02 chu kỳ; sau 4 chu kỳ, 8 chu kỳ hóa trị, bệnh
nhân được kiểm tra thêm siêu âm bụng, chụp XQuang phổi để đánh giá kết quả điều trị.
Đánh giá kết quả điều trị
-Tỉ lệ tái phát, di căn
-Tỉ lệ và mức độ các độc tính được xác định theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế
thế giới (WHO).
2.2.3. Phương pháp phân tích xử lí kết quả
-Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Từ tháng 03 năm 2016 đến tháng 08 năm 2018, chúng tôi tiến hành chọn được 16
bệnh nhân UTĐT giai đoạn II, III thỏa điều kiện nghiên cứu, thời gian theo dõi trung
bình là 12,1 tháng, ngắn nhất là 03 tháng và dài nhất là 29 tháng.
3.1. ĐẶC ĐIỂM NHÓM NGHIÊN CỨU
-Tuổi trung bình: 55,8±15,6; cao nhất: 82; thấp nhất: 29. Nhóm tuổi hay gặp
60-69 chiếm 31,25%; tỉ lệ nam/nữ: 1/1.
-Nhóm nghiên cứu chủ yếu bệnh nhân có thể trạng tốt. Bệnh nhân ở giai đoạn
II: 56,25%; giai đoạn III: 43,75%.
-Đặc điểm của nhóm nghiên cứu của chúng tơi cũng gần tương đồng với
nghiên cứu của tác giả Võ Văn Kha số lượng 136 bệnh nhân, tuổi trung bình 54,1,
nam/nữ: 1,3/1, bệnh giai đoạn II: 58,8%, giai đoạn III: 41,2%.


168

3.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
3.2.1. Tái phát
Theo Võ Văn Kha thì tỉ lệ tái phát, di căn sau hóa trị phác đồ XELOX là
19,1% với thời gian theo dõi trung bình 40,6 tháng. Theo Andre T tỉ lệ tái phát, di căn
sau hóa trị phác đồ FOLFOX là 21,1%.
Bệnh nhân của chúng tôi được theo dõi trong thời gian nghiên cứu chưa ghi
nhận trường hợp tái phát, di căn điều này có thể do số lượng nghiên cứu cịn ít và thời
gian theo dõi ngắn.
3.2.2. Độc tính hóa trị
Trong số 16 bệnh nhân, có 10 trường hợp (62.5%) bị ảnh hưởng bởi các độc tính,
trong đó khơng có độc tính độ 3-4, khơng ghi nhận trường hợp nào tử vong do độc tính
của hóa trị. Theo Võ Văn Kha thì tỉ lệ này là 79,4%, theo Schmoll và cộng sự (n=938)
thì tỉ lệ này đến 94%.
Bảng 1: Độc tính trên hệ tiêu hóa, thần kinh, da niêm
Độc tính


Độ 1-2

Độ 3-4

Tất cả

n (%)

n (%)

n (%)

Buồn nôn, nôn

3(18,75)

0

3(18,75)

Ỉa chảy

2(12,5)

0

2(12,5)

Viêm loét miệng


2(12,5)

0

2(12,5)

Đau thượng vị

3(18,75)

0

3(18,75)

4(25)

0

4(25)

10(62,5)

0

10(62,5)

Viêm TK ngoại vi
Hội chứng
chân


tay

Nhận xét: Độc tính hệ tiêu hóa, thần kinh, da niêm chủ yếu ở độ 1-2, khơng có độc
tính độ 3-4.
- Độc tính lên hệ tiêu hóa, thần kinh, da niêm:
Hội chứng bàn tay-chân: Đây là biểu hiện thường gặp, trong nghiên cứu, tỉ lệ
gặp 62,5% ở độ 1-2, các triệu chứng này thường hồi phục dần sau khi ngưng hóa trị.
Viêm thần kinh ngoại vi chiếm 25% ở độ 1-2, không gặp độ 3-4. Nơn và buồn nơn, đau
thượng vị có tỉ lệ gặp 18,75%, chúng tôi thường dùng loại chống nôn như primperan 10


169

mg, ondansetron 8mg trước khi truyền. Ỉa chảy và viêm loét miệng gặp ở độ 1-2 là
12,5%, đây là biến chứng dễ xử lý.
Bảng 2: Độc tính trên hệ tạo huyết

Độc tính

Độ 1-2

Độ 3-4

Tất cả

n (%)

n (%)


n (%)

Giảm bạch cầu hạt 8(50)

0

8(50)

Giảm bạch cầu có
sốt
0

0

0

Giảm huyết sắc tố

5(31,2)

0

5(31,2)

Giảm tiểu cầu

6(37,5)

0


6(37,5)

Nhận xét: Độc tính trên hệ tạo huyết chủ yếu ở độ 1-2
- Độc tính trên hệ tạo huyết
Giảm bạch cầu hạt: trong nghiên cứu của chúng tôi, giảm bạch cầu chiếm tỉ lệ 50%.
Phần lớn những bệnh nhân này sau nghỉ 1 tuần, tự hồi phục lại tiếp tục điều trị. Giảm
tiểu cầu chiếm 37,5%. Phần lớn bệnh nhân tự hồi phục. Giảm huyết sắc tố độ 1-2 gặp
31,2%, thông thường bệnh nhân tự phục hồi, không cần phải sử dụng thuốc kích thích
tăng hồng cầu.
Theo Võ Văn Kha độc tính da niêm, thần kinh gặt ở mức độ 1-2 với tỉ lệ là: Buồn
nôn, nôn 20,6%, viêm thần kinh ngoại biên 16,2%, hội chứng bàn tay-chân 17,7%,
giảm bạch cầu 55,6%, trong đó có 7,4% ở mức độ 3-4, giảm tiểu cầu 32,3%, trong đó
mức độ 3-4 là 8,8%, giảm huyết sắc tố 8,1%. Schmoll và cs, nghiên cứu 938 bệnh nhân
UTĐT giai đoạn III, hóa trị bổ trợ phác đồ XELOX, cho thấy độc tính thần kinh là 78%,
trong đó độ 3-4 là 11%; buồn nơn và nơn là 43% và 66% trong đó độ 3-4 lần lượt 6%
và 5%; ỉa chảy 60% độ 3-4 là 19%; hội chứng bàn tay bàn chân 29% trong đó độ 3-4 là
5%; giảm bạch cầu 27%, độ 3-4 9%; đau thượng vị 17%, 94% bệnh nhân có liên quan
đến ít nhất 1 dấu hiệu độc tính trong đó 55% bệnh nhân có liên bị ảnh hưởng độc tính
độ 3-4.
Hạn chế của nghiên cứu là cỡ mẫu nhỏ, thời gian theo dõi chưa đủ dài.


170

KẾT LUẬN
Hóa trị bổ trợ bằng phác đồ XELOX cho những bệnh nhân UTĐT giai đoạn III và
giai đoạn II nguy cơ cao mang lại hiệu quả, tăng tỉ lệ sống thêm, tương đối an tồn, các
độc tính ở mức độ nhẹ có thể kiểm sốt được.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Chấn Hùng và cộng sự (2006), “Gánh nặng ung thư tại Thành phố Hồ
Chí Minh”, Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, phụ bản số 4, tập 10, tr.iii-iv.
2. Võ Văn Kha, luận án tiến sĩ y học (2016), “Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ phác
đồ XELOX trong ung thư biểu mô tuyến đại tràng giai đoạn II,III.
3. National Comprehensive Cancer Network (NCCN) guidelines www.nccn.org.
4. Schmoll HJ, Tabemero J, Maroun J, et al. Capecitabine plus oxaliplatin
compared with fluorouracil/folinic acid as adjuvant therapy for stage III colon cancer:
final results of the NO16968 randomized controlled phase III trial. J Clin Oncol 2015;
33:3733-40.
5. Andre T., Boni C., Navarro M. et al (2009). “Improved overal survival with
oxaliplatin, fluorouracil, and leucovorin as adjuvant treatment in stage II or III colon
cancer in the MOSAIC trial”, J Clin Oncol,vol27, pp.310.



×