Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý khai thác thủy sản theo chuẩn mực quốc tế ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN QUỐC HƯNG

QUẢN LÝ KHAI THÁC THỦY SẢN THEO CHUẨN
MỰC QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------------------TRẦN QUỐC HƯNG

QUẢN LÝ KHAI THÁC THỦY SẢN THEO CHUẨN
MỰC QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN DŨNG

XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình, những lời động viên, chỉ bảo ân cần của các thầy, cô giáo
trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; các cá nhân, tập thể nơi
tôi công tác, nghiên cứu.
Tôi trân trọng cảm ơn thầy giáo, PGS. TS. Phạm Văn Dũng đã trực tiếp
hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành Luận văn; cảm ơn các thầy, cô giáo
trường Đại học Kinh tế, đồng nghiệp, bạn bè và những người thân đã tạo điều
kiện, giúp đỡ tơi hồn thành tốt chương trình học tập cũng như Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa
từng được công bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào của người
khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo
đúng các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách
báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh
mục tài liệu tham khảo của Luận văn.

Trần Quốc Hưng



TÓM TẮT LUẬN VĂN

Tên luận văn: Quản lý khai thác thủy sản theo chuẩn mực quốc tế ở
Việt Nam
Tác giả: Trần Quốc Hưng
Giáо viên hướng dẫn: РGS.TS Рhạm Văn Dũng
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích
Trên cơ sở hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản (lý thuyết và thực tiễn)
về quản lý khai thác thủy sản theo chuẩn mực quốc tế ở Việt Nam, Đề tài đề
xuất giải pháp góp phần hồn thiện cơng tác này ở Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và thực tiễn về quản lý khai thác thủy sản
theo chuẩn mực quốc tế.
- Đánh giá thực trạng quản lý khai thác thủy sản theo chuẩn mực quốc tế
ở Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý khai thác thủy
sản theo chuẩn mực quốc tế ở nước ta.
Những đóng góр mới củа luận văn
- Làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý khai thác

thủy sản theo chuẩn mực quốc tế.
- Рhân tích, đánh giá một cách có hệ thống thực trạng cơng tác quản lý

khai thác thủy sản theo chuẩn mực quốc tế ở Việt Nam.
- Đưа rа một số giải рháр nhằm hоàn thiện công tác quản lý khai thác

thủy sản theo chuẩn mực quốc tế ở Việt Nam.



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.............................................................................................. iii
Chương 1 ......................................................................................................................... 4
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN,
THỰC TIỄN TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC THỦY SẢN THEO CHUẨN
MỰC QUỐC TẾ ..................................................................................................................... 4
1.1. Tổng quan tình hình và khoảng trống nghiên cứu ........................................ 4
1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý khai thác thủy sản theo
chuẩn mực quốc tế (chống khai thác IUU) ................................................................... 7
1.2.1. Chuẩn mực quốc tế về khai thác thủy sản (chống khai thác IUU) và
thực tiễn áp dụng ............................................................................................................7
1.2.2. Nội dung quản lý khai thác thủy sản theo chuẩn mực quốc tế (chống
khai thác IUU) .............................................................................................................. 13
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khai thác thủy sản theo chuẩn
mực quốc tế (chống khai thác IUU) ......................................................................... 14
1.2.4. Tiêu chí đánh giá ............................................................................................. 15
1.3. Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý khai thác thủy sản theo chuẩn
mực quốc tế (chống khai thác IUU) .............................................................................. 17
1.3.1. Kinh nghiệm của các nước ............................................................................ 17
1.3.2. Một số bài học đối với Việt Nam.................................................................. 21
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 23
2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu, tài liệu........................................................... 23
2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu, tài liệu ................................................................. 24
Chương 3 ....................................................................................................................... 26
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC THỦY SẢN THEO CHUẨN
MỰC QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM ....................................................................................... 26
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khai thác thủy sản theo chuẩn
mực quốc tế (chống khai thác IUU) ở Việt Nam ....................................................... 26

3.1.1. Điều kiện tự nhiên và ngư trường khai thác ............................................. 26


3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 27
3.1.3. Mơi trường chính trị, an ninh trong nước và khu vực ........................... 29
3.2. Thực trạng quản l ý khai thác thủy sản theo chuẩn mực quốc tế
(chống khai thác IUU) giai đoạn 2012 - 2018 ............................................................. 30
3.2.1. Xây dựng cơ chế, chính sách quản lý.......................................................... 30
3.2.2. Tổ chức thực hiện ............................................................................................ 36
3.2.3. Kiểm tra, giám sát ........................................................................................... 47
3.3. Đánh giá chung .................................................................................................... 47
3.3.1. Thành tựu ......................................................................................................... 47
3.3.2. Hạn chế .............................................................................................................. 58
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế .............................................................................. 64
Chương 4 ....................................................................................................................... 68
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ KHAI THÁC
THỦY SẢN THEO CHUẨN MỰC QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM ................................. 68
4.1. Bối cảnh tình hình mới ảnh hưởng đến quản lý khai thác thủy sản
theo chuẩn mực quốc tế (chống khai thác IUU) ở Việt Nam .................................. 68
4.1.1. Bối cảnh quốc tế............................................................................................... 68
4.1.2. Bối cảnh trong nước ....................................................................................... 68
4.2. Định hướng ........................................................................................................... 69
4.2.1. Định hướng chung ........................................................................................... 69
4.2.2. Định hướng cụ thể ........................................................................................... 71
4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý khai thác thủy sản theo chuẩn mực
quốc tế (chống khai thác IUU) ở Việt Nam................................................................. 72
4.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách ........................................................ 72
4.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực thực thi và kiểm tra, giám sát ........ 73
KẾT LUẬN................................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 78



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Anh

Viết tắt
APFIC

Giải nghĩa tiếng Anh

Giải nghĩa tiếng Việt

The Asia - Pacific

Ủy ban nghề cá châu Á - Thái Bình

Fishery Commission

Dương

The Commission for the
CCAMLR

Conservation of Antarctic
Marine Living Resources

CCRF
CO


Cơng ước bảo tồn nguồn lợi vùng
biển Nam Cực

Code of Conduct for

Bộ quy tắc nghề cá có trách nhiệm

Responsible Fisheries

của FAO

Certificate of Origin

Giấy chứng nhận xuất xứ nguồn
gốc

CV

Cheval Vapeur

Đơn vị đo công suất

EU

European Union

Liên minh châu Âu

EC


European Committee

Ủy ban châu Âu

FAO
PSMA
ILO
IUU

Food and Agriculture

Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc

Organization
The Agreement on Port

Hiệp định về các biện pháp quốc

State Measures

gia có cảng

the International Labour
Organization

Tổ chức lao động quốc tế

Illegal, Unreported, and

Bất hợp pháp, không báo cáo và


Unregulated

không theo quy định

Regional management
RFMO

Tổ chức quản lý nghề cá khu vực

organizationor
arrangement

RPOA
SEAFDEC

The Regional Plan of

Kế hoạch hành động khu vực

Action
Southeast Asian Fisheries

Trung tâm phát triển nghề cá Đông

Development Center

Nam Á

i



SIMP

The Seafood Import

Chương trình giám thủy sản nhập

Monitoring Program

khẩu

The Trans-Pacific

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình

Partnership

Dương

TPP

The Vietnam Fisheries

VINAFIS

Hội nghề cá Việt Nam

Society
The vessel monitoring


VMS

Hệ thống giám sát tàu cá

system
The Vietnam Association

VASEP

of Seafood Exporters and
Producers
The United Nations

UNCLO

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu
Thủy sản Việt Nam
Công ước về Luật biển của Liên

Convention on the Law

hợp quốc

of the Sea
UNFSA

The 1995 United Nations

Hiệp định về đàn cá di cư của Liên


Fish Stocks Agreement

hợp quốc

2. Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Việt

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

LHQ

Liên hợp quốc

NN và PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng
Bảng 3.1
Bảng 3.2

Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5

Nội dung
Đặc điểm trình độ lao động khai thác thủy sản giai đoạn 2010
- 2016
Số tàu khai thác thủy sản biển có cơng suất từ 90 CV trở lên
phân theo vùng giai đoạn 2012 - 2017
Số tàu khai thác thủy sản biển có công suất từ 90 CV trở lên
phân theo địa phương giai đoạn 2012 - 2017
Tổng công suất các tàu khai thác thủy sản biển từ 90 CV trở
lên phân theo vùng giai đoạn 2012 - 2017
Tổng công suất các tàu khai thác thủy sản biển từ 90 CV trở
lên phân theo địa phương giai đoạn 2012 - 2017

Trang
28

50

51

53

53

Bảng 3.6

Sản lượng khai thác thủy sản Việt Nam giai đoạn 2012 - 2018


55

Bảng 3.7

Giá trị xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2012 - 2018

56

Bảng 3.8
Bảng 3.9

Sản lượng khai thác thủy sản phân theo vùng giai đoạn 2012 2017
Số lượng tàu cá và ngư dân bị bắt giữ xử lý giai đoạn 2010 2018

57

63

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Biểu đồ 3.1
Biểu đồ 3.2
Biểu đồ 3.3
Biểu đồ 3.4

Nội dung
Cơ cấu, công suất tàu khai thác thủy sản biển cả nước giai
đoạn 2012 - 2017
Biến động tàu khai thác thủy sản biển có cơng suất từ 90 CV

trở lên phân theo vùng giai đoạn 2012 - 2017
Biến động tổng công suất các tàu khai thác thủy sản biển từ
90 CV trở lên phân theo vùng giai đoạn 2012 - 2017
Sản lượng khai thác thủy sản phân theo ngành giai đoạn
2012 - 2017

iii

Trang
49

50

52

56


PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2, có tính
đa dạng sinh học khá cao, bờ biển dài 3.260 km, thuận lợi cho hoạt động khai
thác thủy sản. Từ một nghề cá thủ công, quy mô nhỏ, hoạt động ở vùng gần
bờ, khai thác thủy sản Việt Nam đã chuyển dịch theo hướng trở thành một
nghề cá cơ giới, tăng cường khai thác ở vùng biển xa bờ, hướng vào các đối
tượng khai thác có giá trị cao và các đối tượng xuất khẩu, đóng góp quan trọng
cho tăng trưởng kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng trên biển.
Tuy nhiên, năng suất khai thác thủy sản và trữ lượng nguồn lợi hải sản
ở các vùng biển có xu hướng giảm dần, nguy cơ phát triển không bền
vững. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngành khai thác thủy sản

Việt Nam đang chịu nhiều áp lực từ các luật lệ, chuẩn mực quốc tế, nhất là
những quy định về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không
theo quy định (IUU).
Thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại
bỏ khai thác IUU, từng bước hoàn thiện thể chế quản lý nghề cá theo hướng
phát triển nghề cá có trách nhiệm và theo chuẩn mực quốc tế; chú trọng việc
đánh giá nguồn lợi hải sản, xác định khả năng cho phép khai thác để quy
hoạch cường lực khai thác; loại bỏ các hành vi khai thác hủy diệt và ngăn
chặn tàu cá đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển của nước khác. Chính phủ
đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách nhằm đáp ứng các chuẩn mực quốc tế
trong khai thác thủy sản. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về chống khai
thác IUU cịn nhiều khó khăn, bất cập; việc xử lý các vấn đề liên quan đến
khai thác IUU vẫn chưa có hiệu quả rõ ràng. Đáng chú ý, từ ngày 23/10/2017,
Ủy ban châu Âu (EC) đã chính thức cảnh báo “thẻ vàng” đối với mặt hàng
hải sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU, vì những nỗ lực chưa đủ đáp

1


ứng quy định chống khai thác IUU, ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu hải
sản Việt Nam.
Vì vậy, để đảm bảo phát triển ngành khai thác thủy sản hiệu quả, bền
vững và uy tín quốc gia, Việt Nam cần nâng cao hiệu quả quản lý khai thác
thủy sản theo hướng đáp ứng tối đa các cam kết, chuẩn mực quốc tế, trong đó
có chống khai thác IUU.
Đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với
lĩnh vực thủy sản. Tuy nhiên, các cơng trình này chủ yếu tập trung vào công
tác quản lý xuất khẩu thủy sản hay quản lý khai thác thủy sản theo hướng bền
vững, chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu cụ thể về quản lý khai thác
thủy sản theo chuẩn mực quốc tế về chống khai thác IUU.

Do đó, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý khai thác thủy sản
theo chuẩn mực quốc tế ở Việt Nam” là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về thực
tiễn và lý luận.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn tập trung trả lời câu hỏi: Bộ NN&PTNT Việt Nam cần làm gì
để hồn thiện quản lý khai thác thủy sản theo chuẩn mực quốc tế?
1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản (lý thuyết và thực tiễn) về
quản lý khai thác thủy sản theo chuẩn mực quốc tế ở Việt Nam, Đề tài đề xuất
giải pháp góp phần hồn thiện cơng tác này ở Việt Nam.
1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu đề ra, Đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và thực tiễn về quản lý khai thác thủy sản
theo chuẩn mực quốc tế.
- Đánh giá thực trạng quản lý khai thác thủy sản theo chuẩn mực quốc tế
ở Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần hồn thiện quản lý khai thác thủy
sản theo chuẩn mực quốc tế ở nước ta.
2


1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là công tác quản lý khai thác thủy sản
theo chuẩn mực quốc tế ở Việt Nam.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn cả nước,
trong đó tập trung một số tỉnh, thành phố trọng điểm về khai thác thủy sản.
1.4.2.2. Phạm vi về thời gian: Giai đoạn 2012 đến 2018, tầm nhìn 2025

(thực hiện Quyết định số 78/QĐ-TTg ngày 16/01/2018 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu
và loại bỏ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy
định đến năm 2025).
1.4.2.3. Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu quản lý khai thác thủy
sản theo chuẩn mực quốc tế, mà tập trung vào chống khai thác IUU. Trên cơ
sở đó đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác này ở Việt Nam.
1.5. Đóng góp của luận văn
Đề tài góp phần hồn thiện quản lý khai thác thủy sản theo chuẩn mực
quốc tế ở Việt Nam, đồng thời cung cấp tài liệu tham khảo cho cơ quan quản
lý nhà nước, các nhà hoạch định chính sách trung ương và các tỉnh, thành phố
có hoạt động khai thác thủy sản.
1.6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, Đề tài gồm 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn
trong quản lý khai thác thủy sản theo chuẩn mực quốc tế.
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Thực trạng quản lý khai thác thủy sản theo chuẩn mực quốc
tế ở Việt Nam.
- Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý khai thác thủy
sản theo chuẩn mực quốc tế ở Việt Nam.
3


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN,
THỰC TIỄN TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC THỦY SẢN THEO
CHUẨN MỰC QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan tình hình và khoảng trống nghiên cứu
Hiện nay có nhiều tài liệu nghiên cứu về hiện trạng khai thác thủy sản ở

Việt Nam, trong đó có đề cập đến quản lý khai thác thủy sản theo các chuẩn
mực quốc tế, điển hình là:
- Nghiên cứu “Tổng quan nguồn lợi thủy sản, chiến lược và chính sách
phát triển ngành thủy sản Việt Nam” của tác giả Nguyễn Duy Chinh (2008),
đưa ra bức tranh tổng quát về nguồn lợi thủy sản, theo đó cho phép nước ta
khai thác bền vững hàng năm khoảng 2 triệu tấn thủy sản. Giai đoạn 1990 2007, số lượng tàu thuyền lắp máy đánh bắt thủy sản và công suất tàu thuyền
ngày càng tăng theo tỷ lệ thuận với thời gian, việc đánh bắt khơng cịn hạn
chế ở nghề cá nhỏ ven bờ mà đã với ra khơi xa, chuyển dịch theo hướng đóng
tàu lớn, cơ giới hố và tăng cường trang bị cơng nghệ mới.
- Báo cáo tóm tắt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” của Viện kinh tế quy hoạch thủy sản đã
đánh giá cơ cấu tàu thuyền khai thác hải sản phân bố tương đối đồng đều so
với diện tích mặt nước biển của từng vùng biển, cơ cấu nghề nghiệp khai thác
hải sản giai đoạn 2001 - 2011 tiếp tục chuyển dịch theo hướng thị trường;
năng suất, sản lượng khai thác, công nghệ khai thác và cơ sở hạ tầng khai thác
ngày càng có nhiều thay đổi đáp ứng được nhu cầu. Tuy nhiên, sự gia tăng
quá nhanh và khơng có kiểm sốt các loại tàu thuyền ven bờ đã làm cho
nguồn lợi thủy sản đứng trước nguy cơ suy giảm nghiêm trọng. Ngành thủy
sản thiếu các quy hoạch chi tiết, thiếu các đánh giá thường niên về ngư trường
và nguồn lợi, vì vậy thiếu cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển các đội
tàu, các nghề khai thác phù hợp với từng vùng biển, từng địa phương trên cả
4


nước. Cơ cấu các đội tàu hiện nay vẫn còn nhiều phương tiện, loại nghề khai
thác tận thu. Nguồn lợi thủy sản bị suy giảm nghiêm trọng trước tình trạng
khai thác quá mức và khai thác trái phép thường xuyên xảy ra. Cơng tác thanh
tra, kiểm tra, giám sát cịn yếu, thiếu lực lượng, thiếu kinh phí, thiếu phương
tiện hoạt động. Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ
nguồn lợi thủy sản còn hạn chế; hệ thống bộ máy tổ chức từ Trung ương đến

địa phương còn nhiều bất cập.
- Luận văn Thạc sĩ “Quản lý hoạt động khai thác thủy sản tỉnh Quảng
Ninh theo hướng bền vững” của tác giả Trần Quang Thái (2015) đánh giá,
giai đoạn 2008 - 2014, công tác quản lý khai thác thủy sản tỉnh Quảng Ninh
đạt nhiều kết quả nổi bật, số lượng tàu thuyền được mở rộng; cơ cấu nghề
nghiệp khai thác đa dạng, bước đầu có sự chuyển dịch theo loại nghề có tính
chọn lọc cao, thân thiện với môi trường; bảo vệ, phục hồi, tái tạo và phát triển
nguồn lợi thủy sản được chú trọng. Tuy nhiên, công tác quản lý vẫn vẫn bộc
lộ nhiều hạn chế; cơ cấu tàu thuyền, nghề nghiệp khai thác mất cân đối; số tàu
khai thác vùng ven bờ và vùng lộng nhiều, đặc biệt là vùng ven bờ; tồn tại
nhiều hình thức khai thác hủy diệt; cơng tác bảo vệ nguồn lợi và môi trường
sinh thái biển hiệu quả chưa cao. Tình trạng vi phạm luật về khai thác và bảo
vệ nguồn lợi thủy sản vẫn còn xảy ra khá phổ biến như sử dụng ngư cụ không
đúng quy định, khai thác thủy sản vượt công suất tuyến ven bờ.
- Luận án Tiến sĩ “Giải pháp tài chính hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt
động khai thác thủy sản ở Việt Nam” của tác giả Hồ Thị Hoài Thu (2018)
đánh giá thực trạng các giải pháp tài chính (chính sách chi ngân sách nhà
nước, chính sách thuế, chính sách tín dụng và chính sách bảo hiểm) được sử
dụng nhằm hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động khai thác thủy sản, trong
đó chú trọng hoạt động khai thác xa bờ và giảm thiểu đánh bắt cá trái phép.
- Luận án Tiến sĩ “Phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản của
Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)” của
tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2018) phân tích, đánh giá thực trạng phát
triển xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam theo các tiêu chí phát triển
5


xuất khẩu bền vững giai đoạn 2007-2017, trong đó có các quy tắc, quy định
quốc tế về chống khai thác IUU; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, định hướng
và giải pháp phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản của Việt Nam.

Đáng chú ý, tác giả đánh giá ngành thủy sản Việt Nam thời gian qua đã có
những bước thay đổi nhằm đáp ứng các quy định và tiêu ngày càng khắt khe
trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, việc quản lý đánh bắt kém hiệu quả, sử
dụng các phương pháp đánh bắt hải sản theo lối hủy diệt), trong khi khả năng
kiểm sốt của chính quyền và cộng đồng đối với hoạt động xuất khẩu thủy
sản, việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp và người dân
còn nhiều hạn chế. Việc đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật, mơi
trường, vệ sinh an tồn thực phẩm của các mặt hàng thủy sản xuất khẩu cịn
gặp những khó khăn do các tiêu chuẩn này ngày càng chặt chẽ.
- Trực tiếp đề cập đến chống khai thác IUU phải kể đến là nghiên cứu
“Thực trạng áp dụng quy định IUU của Liên minh châu Âu (EU) ở Việt Nam
trường hợp nghề câu cá ngừ đại dương” của tác giả Nguyễn Quốc Khánh,
Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản Đại học Nha Trang (2011)
và “Sách trắng về chống khai thác IUU ở Việt Nam” của Hiệp hội chế biến và
xuất khẩu thủy sản (VASEP) năm 2017. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Quốc Khánh chỉ rõ, theo quy định về IUU của EU thì từ ngày 01/01/2010,
điều kiện bắt buộc để xuất khẩu các sản phẩm thủy sản khai thác sang EU là
các lơ hàng phải có giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc (CO). Tuy nhiên việc
thực hiện quy định này đối với Việt Nam ban đầu gặp rất nhiều khó khăn, một
phần do sự khác biệt về quy định pháp luật và yếu kém trong thực thi.
“Sách trắng về chống khai thác IUU ở Việt Nam” của VASEP cung cấp
một cách khái quát thông tin về ngành thủy sản Việt Nam, các quy định
chống khai thác IUU quốc tế và của Việt Nam, các hoạt động mà chính quyền
địa phương và cộng đồng kinh doanh đang triển khai để chống hoạt động khai
thác IUU. Đáng chú ý, VASEP đã đưa ra các tác động tiêu cực của của các
lệnh phạt về IUU của EU đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, bao gồm: (1)
Xuất khẩu hải sản sang EU sẽ giảm do khi một nước bị nhận thẻ vàng, các
6



khách hàng tại EU sẽ rất e ngại việc bị phạt theo quy định IUU của EC nên sẽ
giảm hoặc ngừng mua hàng của các quốc gia đang bị thẻ vàng (không hợp
tác); (2) Tên quốc gia bị cảnh báo sẽ được cơng khai trên các tạp chí và
website chính thức của EU. Điều này làm xấu đi hình ảnh và ảnh hưởng xấu
đến uy tín, thương hiệu của ngành hải sản nước đó; (3) Các thị trường khác có
thể sẽ áp dụng các quy định kiểm soát nghiêm ngặt hơn dành cho nước bị EU
áp thẻ vàng; (4) Trong thời gian bị thẻ vàng, 100% lô hàng hải sản xuất khẩu
từ nước bị thẻ vàng sang EU bị giữ lại để kiểm tra nguồn gốc khai thác, sẽ
mất thời gian dài, thậm chí 3-4 tuần, chịu phí kiểm tra “nguồn gốc” cũng như
phí lưu giữ cảng, rủi ro bị từ chối, trả lại tăng cao (trường hợp như
Phillipines, có đến 70% số lơ hàng bị từ chối trả lại).
Có thể thấy, đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về quản lý nhà
nước đối với lĩnh vực thủy sản. Tuy nhiên, các cơng trình này chủ yếu tập
trung vào công tác quản lý xuất khẩu thủy sản hay quản lý khai thác thủy sản
theo hướng bền vững; một số nghiên cứu trực tiếp vấn đề khai thác IUU
nhưng ở phạm vi hẹp, chưa có cơng trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về
chống khai thác IUU.
Vì vậy, vấn đề quản lý khai thác thủy sản theo chuẩn mực quốc tế về
chống khai thác IUU ở Việt Nam cần được nghiên cứu cả về lý luận và thực
tiễn, để góp phần hồn thiện quản lý khai thác thủy sản trong bối cảnh Việt
Nam chuyển sang giai đoạn chủ động hội nhập quốc tế và thủy sản Việt Nam
đang gặp nhiều trở ngại do EU áp thẻ vàng về khai thác IUU.
1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý khai thác thủy sản theo
chuẩn mực quốc tế (chống khai thác IUU)
1.2.1. Chuẩn mực quốc tế về khai thác thủy sản (chống khai thác
IUU) và thực tiễn áp dụng
1.2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
* Khai thác thủy sản
Khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh
bắt nguồn lợi thủy sản (Luật Thủy sản 2019, Điều 3, khoản 18). Một cách cụ

7


thể hơn, khai thác thủy sản là hoạt động của con người (ngư dân) thông qua
các ngư cụ, ngư thuyền và ngư pháp nhằm khai thác các nguồn lợi thủy sản
trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác (Hồ Thị Hoài
Thu, 2018, tr.22).
Khai thác thủy sản bao gồm khai thác thủy sản nội địa (khai thác thủy
sản nước lợ và khai thác thủy sản nước ngọt) và khai thác thủy sản biển (gồm
khai thác ven bờ và khai thác xa bờ). Trong phạm vi đề tài chủ yếu tập trung
nghiên cứu khai thác thủy sản biển (còn gọi là khai thác hải sản).
*Quản lý khai thác thủy sản
Quản lý khai thác thủy sản là một phạm trù thuộc quản lý nhà nước về
kinh tế. Theo tác giả Phan Huy Đường, “Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác
động có tổ chức, có mục đích của nhà nước lên các hoạt động kinh tế (đối
tượng và khách thể hoạt động kinh tế) để sử dụng có hiệu quả tiềm năng, các
nguồn lực, các cơ hội xã hội nhằm đạt được mục tiêu trước mắt và lâu dài của
nền kinh tế - xã hội” (Phan Huy Đường, 2010, tr.67).
Một cách cụ thể hơn, “Quản lý nhà nước là một q trình, trong đó các
cơ quan của hệ thống bộ máy quyền lực của một quốc gia cấp Trung ương
đến cấp cơ sở (ở Việt Nam là cấp xã, phường) thực hiện các tác động vào đối
tượng là: Hệ thống các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội,
các đoàn thể và các hộ gia đình trong xã hội bằng các cơng cụ hành chính (các
Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định) và các biện pháp phi hành chính (sử dụng các
chính sách khuyến khích kinh tế, các chương trình hỗ trợ phát triển ...) nhằm
đạt được tới mục tiêu phát triển được định sẵn thể hiện qua các chủ trương, quy
hoạch, kế hoạch phát triển về kinh tế, xã hội và môi trường” (Hồ Thị Hoài Thu,
2018, tr.9).
Từ các khái niệm trên có thể rút ra, quản lý khai thác thủy sản là việc
nhà nước sử dụng các cơng cụ hành chính, phi hành chính nhằm quản lý hoạt

động khai thác thủy sản do các tổ chức, hộ gia đình thực hiện sao cho đảm
bảo các quy tắc, quy định, pháp luật quốc tế về khai thác thủy sản.
8


* Chuẩn mực quốc tế
Theo từ điển Tiếng Việt (Từ điển Tiếng Việt, 2012, tr.181), chuẩn mực
là (1) cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó mà làm cho
đúng; (2) vật được chọn làm mẫu để thể hiện một đơn vị đo lường; (3) cái
được cơng nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội.
Chuẩn mực quốc tế đã được một hội nghị cân đo quốc tế quy định.
Trên cơ sở đó, có thể hiểu chuẩn mực quốc tế là những quy định, luật
pháp, quy tắc quốc tế được công nhận rộng rãi, làm căn cứ để các quốc gia,
vùng lãnh thổ đối chiếu, thực hiện theo. Chuẩn mực quốc tế thường được một
tổ chức uy tín quốc tế (như LHQ, các cơ quan tiêu chuẩn quốc tế…) đưa ra.
* Chuẩn mực quốc tế về khai thác thủy sản (chống khai thác IUU)
Chuẩn mực quốc tế về khai thác thủy sản rất đa dạng, bao gồm các
chuẩn mực về khai thác bền vững, bảo vệ mơi trường, an tồn thực phẩm…
Trong đó, quy định về chống khai thác IUU là một trong vấn đề được thế giới
và Việt Nam quan tâm nhất hiện nay, giao thoa và là chuẩn mực quan trọng
để có thể đáp ứng được nhiều chuẩn mực khác. Hoạt động khai thác IUU tồn
tại ở tất cả các vùng nước trên thế giới như vùng biển cả, vùng đặc quyền
kinh tế, vùng lãnh hải, vùng nước nội thủy, sông, hồ,…, nhưng thường diễn ra
phổ biến ở các quốc gia đang phát triển, có hệ thống thực thi pháp luật kém
hiệu lực, không hiệu quả. Hoạt động khai thác IUU dẫn đến tình trạng khai
thác quá mức và làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái thủy sinh. Do
đó, trong phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề này.
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) định nghĩa hoạt động khai
thác IUU bao gồm: (1) Các hoạt động khai thác và liên quan đến khai thác
được thực hiện trái với các quy định của luật pháp quốc gia, khu vực và quốc

tế; (2) Hoạt động khai thác mà không báo cáo, báo cáo không đúng các thông
tin về hoạt động khai thác và sản lượng khai thác của tàu thuyền; (3) Sử dụng
tàu khơng có quốc tịch để khai thác thủy sản; (4) Hoạt động khai thác trong
vùng nước hiệp định do các tổ chức quản lý nghề cá khu vực (RFMO) quản lý
9


bởi tàu cá của các nước không là thành viên; (5) Hoạt động khai thác khơng
được kiểm sốt bởi các quốc gia và không thể theo dõi và giám sát được.
Khai thác IUU đề cập đến các hoạt động khai thác không tuân thủ các
biện pháp bảo tồn hoặc quản lý thủy sản của khu vực, quốc gia hay quốc tế,
bao gồm 3 yếu tố:
- Khai thác bất hợp pháp: là các hoạt động khai thác vi phạm luật pháp
quốc gia hay quốc tế. Theo thuật ngữ thực tế, khai thác bất hợp pháp có thể
bao gồm khai thác khơng có giấy phép, báo cáo sản lượng thấp hơn thực tế,
đánh bắt cá nhỏ hơn kích cỡ cho phép, đánh bắt ở vùng cấm, sử dụng công
cụ đánh bắt đã bị cấm, trung chuyển thủy sản bất hợp pháp hoặc vi phạm
luật khác.
- Khai thác không theo quy định: là các hoạt động khai thác tại khu vực
không áp dụng các biện pháp quản lý hoặc bảo tồn quốc gia hoặc quốc tế.
Khai thác không theo quy định thực chất khơng phải là bất hợp pháp và có thể
xảy ra trong một nghề không được quản lý trong vùng đặc quyền kinh tế của
một nước (EEZ) hoặc ở vùng biển chung, chẳng hạn như khai thác bởi tàu
được gắn cờ hoặc không gắn cờ quốc gia không tham gia các công ước quốc tế.
- Khai thác không báo cáo: là các hoạt động khai thác không được báo
cáo đúng. Khai thác không báo cáo không nhất thiết phải là bất hợp pháp hoặc
khơng theo quy định, mặc dù nó có thể là một trong hai. Khai thác không báo
cáo thường liên quan đến việc thu thập dữ liệu kém hoặc quản lý nghề cá yếu;
thiếu sót trong báo cáo cũng có thể che giấu hoạt động bất hợp pháp.
1.2.2.2. Thực tiễn áp dụng

Để ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU, cộng đồng quốc tế
đã ban hành nhiều quy định như: (1) Công ước về Luật biển của Liên hợp
quốc năm 1982 (UNCLOS 1982); (2) Hiệp định về đàn cá di cư của Liên hợp
quốc (UNFSA) năm 1995; (3) Bộ quy tắc nghề cá có trách nhiệm của FAO
(CCRF) năm 1995; (4) Kế hoạch hành động quốc tế nhằm hạn chế, ngăn chặn
và loại bỏ khai thác IUU của FAO (IPOA-IUU) năm 2001; (5) Hiệp định về
các biện pháp quốc gia có cảng (PSMA) của FAO năm 2009… Bên cạnh đó,
10


một số tổ chức quốc tế và quốc gia (FAO, Công ước bảo tồn nguồn lợi vùng
biển Nam Cực (CCAMLR), EU, Mỹ,…) sử dụng một số biện pháp kỹ thuật
và thương mại như hệ thống giám sát tàu cá (VMS), danh sách tàu cá IUU, cơ
chế chứng nhận xuất xứ sản phẩm để ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ hoạt
động khai thác IUU và tiêu thụ các sản phẩm từ khai thác IUU…
EU là khu vực tích cực nhất trong việc áp dụng các quy định chống khai
thác IUU. Năm 2002, EC thông qua Kế hoạch hành động chống khai thác
IUU, trên cơ sở triển khai Kế hoạch hành động quốc tế của FAO năm 2001
nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ các hoạt động IUU. Từ năm 2010,
EC bắt đầu thiết lập một hệ thống trên toàn EU nhằm ngăn chặn và loại bỏ
việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản bị khai thác IUU vào thị trường này.
Theo đó, tất cả các sản phẩm thủy sản muốn xuất sang EU phải có chứng
nhận khai thác, ghi rõ về lồi, vị trí, tàu cá, ngày khai thác. Các nước xuất
khẩu được xác định là khơng có các biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo khai
thác hợp pháp sẽ bị cảnh cáo chính thức (nhận thẻ vàng) để cải thiện. Nếu các
nước này không cải thiện sẽ đối mặt với lệnh cấm xuất khẩu các sản phẩm hải
sản khai thác sang thị trường EU (nhận thẻ đỏ). Trong trường hợp các nước
này đã có những cải cách cần thiết, sẽ được xóa cảnh báo (nhận thẻ xanh).
Tính đến hết năm 2018, có 23 quốc gia đã bị EU áp dụng hình thức phạt
thẻ, trong đó thẻ đỏ đối với 04 nước (Campuchia, Comoros, Saint Vincent

and Grenadines); thẻ vàng đối với 08 nước (Kiribati, Liberia, Saint Kitts and
Nevis, Sierra Leone, Đài Loan, Trinidad and Tobego, Tuvalu và Việt Nam);
11 nước đã bị phạt thẻ nhưng đã được thu hồi do hệ thống quản lý đã được cải
thiện (thẻ đỏ đối với Belize, Fiji, Ghana, Guinea, Panama, Sri Lanka, thẻ
xanh đối với Papua New Guinea, Philippines, Hàn Quốc, Tog và Thái Lan).
Mỹ gần đây cũng tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU. Từ
ngày 01/01/2018, Mỹ bắt đầu áp dụng Chương trình giám sát thủy sản nhập
khẩu (SIMP) do Cơ quan nghề cá thuộc Cục Quản lý Đại dương và Khí
quyển quốc gia Mỹ đưa ra. Đây là giai đoạn đầu tiên của chương trình truy
xuất nguồn gốc dựa trên các rủi ro, yêu cầu nhà nhập khẩu phải thu thập để
11


cung cấp và báo cáo các dữ liệu quan trọng từ khi khai thác đến khi đưa vào
thị trường Mỹ, trong danh mục của các sản phẩm cá và thủy sản nhập khẩu
được xác định là dễ bị khai thác IUU và/hoặc gian lận thủy sản. SIMP đưa ra
các yêu cầu về việc báo cáo và lưu trữ hồ sơ cần thiết nhằm ngăn chặn việc
khai thác IUU và/hoặc mô tả sai lệch về sản phẩm được nhập khẩu vào thị
trường Mỹ.
Tại khu vực Đông Nam Á, với sự hỗ trợ quốc tế và hợp tác trong khu
vực, Diễn đàn phòng chống khai thác IUU khu vực (RPOA-IUU) đã được
thiết lập từ năm 2007. Diễn đàn này có sự tham gia của 11 quốc gia (gồm Úc,
Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Papua New Guinea, Philippines,
Singapore, Thái Lan, Đông Timo và Việt Nam), 04 tổ chức nghề cá khu vực
(APFIC-FAO, SEAFDEC, InfoFish, Worldfish Center) và một số quan sát
viên khác như CCAMLR, Green Peace,… nhằm thúc đẩy các hoạt động nghề
cá có trách nhiệm, bao gồm cả việc khai thác IUU trong vùng biển Nam và
Đông Nam Biển Đông, vùng biển Sulu-Sulawesi, tiểu vùng vịnh Thái Lan và
vùng biển Arafura-Timor. Trung tâm Phát triển nghề cá Đông Nam Á
(SEAFDEC) phối hợp với ASEAN đang dự thảo Kế hoạch hành động hạn

chế, ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU để áp dụng trong khu
vực. Hầu hết các quốc gia trong khu vực đã ban hành Kế hoạch hành động
ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU của quốc gia mình.
Tuy nhiên, do đặc thù nghề cá khu vực Đơng Nam Á là quy mơ nhỏ, đa
lồi, nhiều vùng, vịnh ven bờ khó phân định ranh giới quốc gia trên biển nên
hoạt động khai thác IUU còn diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là hoạt động khai
thác trái phép ở các vùng biển chồng lấn, hoặc thuộc chủ quyền của nước
khác. Hoạt động đánh giá nguồn lợi, xây dựng và cập nhật dữ liệu về nguồn
lợi, tàu thuyền của các quốc gia và khu vực còn chưa được thực hiện thường
xuyên nên chưa có đủ cơ sở khoa học để quản lý cường lực và bảo vệ nguồn
lợi thủy sản. Thể chế và năng lực thực thi pháp luật của các quốc gia còn hạn
chế, chưa hiệu quả. Cơ chế điều phối, hợp tác khu vực còn hạn chế và chưa
hiệu quả nên chưa có cơ sở dữ liệu nghề cá dùng chung và cơ chế khu vực
12


hiệu quả để thực thi pháp luật hiệu quả, công bằng. Số lượng tàu nước ngoài
khai thác bất hợp pháp ở vùng biển của nước khác vẫn khá phổ biến.
1.2.2. Nội dung quản lý khai thác thủy sản theo chuẩn mực quốc tế
(chống khai thác IUU)
1.2.2.1. Xây dựng cơ chế, chính sách
Chính sách quản lý khai thác thủy sản là tổng thể các quan điểm, tư
tưởng, các giải pháp và cơng cụ mà chính quyền sử dụng để tác động lên các
đối tượng và khách thể của hoạt động khai thác thủy sản. Mục tiêu cơ bản của
các chính sách quản lý khai thác thủy sản hiện nay là thúc đẩy khai thác thủy
sản hiệu quả, bền vững và hướng tới đáp ứng tối đa các chuẩn mực quốc tế.
Trong quản lý khai thác thủy sản theo chuẩn mực quốc tế về chống khai
thác IUU, các chính sách ban hành cần đồng bộ hỗ trợ nâng cao và cân bằng
năng lực khai thác, thúc đẩy áp dụng khoa học công nghệ mới và khai thác có
chứng nhận. Bên cạnh đó là các quy định hạn chế hoạt động khai thác quá

mức dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi thủy sản trong thời gian nhất định hoặc lâu
dài, cấm đánh bắt thủy sản tự nhiên bằng các phương tiện và dụng cụ mang
tính hủy diệt, đánh bắt cá ở các vùng biển quốc gia khác.
1.2.2.2. Tổ chức thực hiện
Về bản chất, tổ chức thực hiện quản lý là phân chia công việc, sắp xếp
các nguồn lực và phối hợp các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu chung của
quản lý khai thác thủy sản. Trong tổ chức thực hiện, yêu cầu cơ bản nhất là
tính chun mơn hóa cơng việc một cách khoa học, phân cấp rõ ràng, có tính
phối hợp cao, tránh tình trạng chồng chéo và khơng phân định được trách
nhiệm khi thực thi.
Căn cứ vào các mục tiêu, chính sách quản lý đã được xây dựng, bố trí,
phân bổ các nguồn lực (con người, ngân sách, phương tiện, trang thiết bị…);
xây dựng các cơ chế cơ chế, chính sách điều hành; phân công, phân cấp quản
lý… theo một quy trình chặt chẽ từ trên xuống cơ sở theo một mơ hình thống
nhất. Trong thực hiện quản lý khai thác thủy sản theo chuẩn mực quốc tế về
chống khai thác IUU, cần tập trung quản lý cường lực theo hướng nâng cao
13


và cân bằng năng lực khai thác, khai thác có trách nhiệm, hạn chế hoạt động
khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi thủy sản; quản lý tàu cá, cảng
cá và truy xuất nguồn gốc xuất xứ; quản lý và giảm thiểu tàu cá Việt Nam
đánh bắt cá trái phép vùng biển các nước, tàu cá các nước vi phạm vùng biển
Việt Nam.
1.2.2.3. Kiểm tra, giám sát
Kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý khai thác thủy sản là hoạt động của
các cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo các quy hoạch, kế hoạch, chính
sách khai thác thủy sản được thực thi nghiêm túc ở mọi cấp. Trong quản lý
khai thác thủy sản theo chuẩn mực quốc tế về chống khai thác IUU, ngoài
việc các đơn vị quản lý chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, thanh

tra nội bộ để kịp thời phát hiện, điều chỉnh những điểm bất cập trong quy
trình quản lý, hoạt động quản lý còn tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt
động khai thác thủy sản của những người sống và hoạt động trong nghề khai
thác thủy sản, phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi
phạm luật quốc gia và quốc tế.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khai thác thủy sản theo
chuẩn mực quốc tế (chống khai thác IUU)
Về điều kiện tự nhiên, khai thác thủy sản là một loại hình khai thác tài
nguyên thiên nhiên, đồng thời là một lĩnh vực kinh tế biển có tính đặc thù
cao, diễn ra trên mặt nước trải rộng, điều kiện thời tiết phức tạp, gây khó khăn
cho cơng tác quản lý nói chung, trong đó có chống khai thác IUU. Các nguồn
lợi thủy sản có tính đa dạng cao, bao gồm nhiều giống, nhiều chủng lồi thủy
sản với tính sinh học, phân bố và yêu cầu đánh bắt khác nhau, khó khăn trong
việc bảo vệ nguồn lợi. Trong khi đó, biến đổi khí hậu đang làm thay đổi đáng
kể sự phân bố các nguồn lợi, khiến ngư dân dễ vi phạm các quy định về
chống khai thác IUU.
Về điều kiện kinh tế - xã hội, lao động khai thác thủy sản phần lớn là bộ
phận dân cư nghèo, kiến thức và hiểu biết hạn chế, ảnh hưởng đến việc triển
khai thực hiện các cơ chế, chính sách trong q trình quản lý. Bên cạnh đó,
14


trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của từng quốc gia, từng vùng chi
phối nhiều đến việc ban hành và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách
quản lý.
Về mơi trường chính trị, an ninh, sự ổn định về chính trị, an ninh sẽ tạo
điều kiện, môi trường thuận lợi trong việc triển khai thực hiện hiệu quả các cơ
chế, chính sách quản lý khai thác thủy sản. Các vùng ven biển thường là khu
vực xung yếu về quốc phòng, an ninh, trong khi ngư dân với đặc thù “bám
biển” là lực lượng quan trọng trong tham gia bảo vệ chủ quyền quốc gia trên

biển. Chính vì vậy, quản lý khai thác thủy sản nói chung, chống khai thác
IUU nói riêng phải đặt trong tổng thể chiến lược bảo đảm quốc phòng, an
ninh, chủ quyền quốc gia vùng ven biển và trên biển. Bên cạnh đó, do sự
phân định biên giới quốc gia trên biển không rõ ràng, cộng thêm yếu tố tranh
chấp chủ quyền, lãnh thổ trên biển tạo ra sự phức tạp, khó khăn đối với cơng
tác quản lý khai thác thủy sản nói chung, trong đó có chống khai thác IUU.
1.2.4. Tiêu chí đánh giá
Tùy theo góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu, có thể đánh giá quản
lý khai thác thủy sản trên những tiêu chí khác nhau. Ở góc độ tiếp cận và mục
đích nghiên cứu của Luận văn này, tác giả đánh giá quản lý khai thác thủy sản
theo chuẩn mực quốc tế về chống khai thác IUU theo các tiêu chí cơ bản sau:
1.2.4.1. Sự phù hợp của cơ chế, chính sách
Đây là tiêu chí định tính, thể hiện ở mức độ phù hợp của cơ chế, chính
sách với các quy định, quy tắc quốc tế về chống khai thác IUU (tuân thủ các
cam kết quốc tế mà Việt Nam cam kết, tham gia; đánh giá của các tổ chức
quốc tế và khu vực có liên quan đến khai thác thủy sản); phù hợp về chính trị
- xã hội (mức độ ủng hộ, hài lòng của ngư dân, doanh nghiệp), về kinh tế (khả
năng ngân sách, nguồn lực để triển khai kế hoạch, chính sách); mức độ thống
nhất và phù hợp với các chính sách khác (kinh tế, thương mại, xã hội, an
ninh, quốc phòng…).

15


×