Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

bai 26 Hoc thuyet tien hoa tong hop hien dai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.46 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Bài 26. HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI</b>


o0o


<b>---I. Mục tiêu:</b>


Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
<b>1. Kiến thức:</b>


- Giải thích được tại sao quần thể là đơn vị tiến hoá mà khơng là lồi hay cá thể


- Giải thích được quan niệm tiến hoá và các nhân tố tiến hoá của học thuyết tiến hố tổng hợp hiện đại.
- Trình bày và phân biệt được 2 khái niệm tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn của thuyết tiến hoá tổng hợp, nêu
được mối quan hệ giữa tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.


- Hiểu được sự ảnh hưởng của các nhân tố tiến hoá đến sự biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen trong
quần thể, trong đó CLTN là nhân tố cơ bản nhất.


<b>2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, so sánh và khái quát hố. </b>


<b>3. Thái độ: Giải thích được tính đa dạng và sự tiến hoá của sinh giới hiện nay.</b>


<i><b>Nội dung trọng tâm: </b></i>Giải thích cho HS rõ: quần thể là đơn vị tiến hoá và quan niệm về tiến hoá nhỏ của học
thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại. Nhấn mạnh và làm rõ cho HS khái niệm nhân tố tiến hoá là nhân tố làm
thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.


<b>II. Chuẩn bị</b>


- Phương pháp:


o Phương pháp chính: diễn giải, hỏi - đáp <sub></sub> rút ra kết luận.



o Phương pháp xen kẽ: thảo luận, quan sát và phân tích hình ảnh.
- Phương tiện dạy học:


o Sử dụng computer và projector để giảng dạy (nếu có điều kiện).
<b>III. Nội dung và tiến trình lên lớp:</b>


<b>1. Kiểm tra bài cũ: <5 phút> </b>


<i><b>Ổn định lớp:</b> kiểm tra sĩ số, vệ sinh</i>


GV: Trình bày nội dung chính của học thuyết Đacuyn. Phân biệt giữa CLTN và CLNT.
HS1: Trả lời.


HS2: Chỉnh sửa nếu có và đánh giá tham khảo cho HS1.
GV: Nhận xét chung và đánh giá HS1.


<b>2. Tiến trình dạy học: <35 phút></b>


<b>Hoạt động của GV và HS</b> <b>Nội dung</b>


<b>Tiết 28</b>
GV: Tiến hoá là gì?


HS: phát biểu.


GV: Thế nào là q trình tiến hố nhỏ?
HS: phát biểu.


GV: Thế nào là q trình tiến hố lớn? Kết quả
của q trình tiến hố lớn là gì?



HS: phát biểu.


GV:Về mặt thời gian và quy mô tác động của
q trình tiến hố nhỏ và tiến hoá lớn khác


<b>I. QUAN NIỆM TIẾN HOÁ VÀ NGUỒN</b>
<b>NGUN LIỆU TIẾN HỐ</b>


- Tiến hố: là q trình làm thay đổi tần số alen và
thành phần kiểu gen trong quần thể.


- Theo thuyết tiến hố tổng hợp thì quần thể được
xem là đơn vị tiến hoá.


<b>1. Tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn:</b>


<i><b>a. Tiến hoá nhỏ:</b></i>


- Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần
thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen
của quần thể).


- Q trình tiến hố nhỏ diễn ra trên quy mô 1
quần thể dưới tác động của nhân tố tiến hoá →
biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của
quần thể → xuất hiện sự cách li sinh sản so với
quần thể gốc → xuất hiện loài mới.


 <sub> Vậy quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến</sub>


hố, kết thúc tiến hố nhỏ là lồi mới xuất hiện.


<i><b>b. Tiến hố lớn:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

nhau như thế nào?
HS: phát biểu.


GV: Ranh giới giữa tiến hố nhỏ và tiến hố
lớn là gì?


HS: phát biểu.


GV: Vì sao đại đa số đột biến là có hại cho
sinh vật nhưng lại là nguồn nguyên liệu sơ cấp
cho quá trình tiến hố?


HS: phát biểu.


GV: Tạo sao biến dị tổ hợp lại được xem là
nguồn nguyên liệu thứ cấp cho q trình tiến
hố?


HS: phát biểu.


trong thời gian dài → hình thành các bậc phân loại
trên lồi.


- Sự hình thành lồi mới cơ thể xem như là ranh
giới giữa tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.



<b>2. Nguồn biến dị di truyền của quần thể:</b>


- Đột biến (biến dị sơ cấp) → nguồn nguyên liệu
sơ cấp.


- Qua giao phối → các alen được tổ hợp ngẫu
nhiên → biến dị tổ hợp (nguyên liệu thứ cấp).


- Ngoài nguồn nguyên liêu trên, nguồn biến dị của
quần thể còn được bổ sung bởi sự di chuyển của
các cá thể hoặc giao tử của các quần thể khác vào
(quá trình di nhập - gen).


<b>Tiết 29</b>
GV: Thế nào là nhân tố tiến hố? Có những
nhân tố tiến hoá nào?


HS: phát biểu.


GV: Chứng minh rằng, đột biến gen là một
trong những nhân tố làm thay đổi tần số alen
và thành phần kiểu gen trong quần thể?


HS: thảo luận nhóm và phát biểu.


GV: Di nhập gen là gì? Vì sao lại có hiện
tượng di nhập gen?


HS: phát biểu.



GV: Sự di nhập gen được hiểu như thế nào?
HS: thảo luận và phát biểu.


GV: Sự di nhập gen diễn ra dẫn đến vốn gen
trong quần thể biến đổi như thế nào?


HS: thảo luận và phát biểu.


GV: Phải chăng môi trường thay đổi làm thay
đổi kiểu hình của sinh vật khơng?


HS: thảo luận và phát biểu.


GV: Vậy thực ra chọn lọc tự nhiên có vai trị
gì?


HS: phát biểu.


GV: Sự thích nghi của sinh vật là kết quả của
quá trình nào?


HS: phát biểu.


GV: Các yếu tố ngẫu nhiên làm biến đổi tần số
alen trong quần thể có đặc điểm như thế nào?
HS: phát biểu.


<b>II. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HOÁ</b>


* Khái niệm: là các nhân tố làm biến đổi tần số


alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Các
nhân tố tiến hoá bao gồm:


<b>1. Đột biến và giao phối: </b>


Tần số đột biến ở mỗi gen là rất thấp (10-6 <sub>-10</sub>-4<sub>);</sub>
nhưng số lượng gen trong cá thể sinh vật rất lớn,
hơn nữa số cá thể trong quần thể cũng khơng ít →
mỗi thế hệ có rất nhiều alen bị đột biến tạo nguồn
nguyên liệu sơ cấp. Qua giao phối → biến dị tổ
hợp tạo thành nguồn nguyên liệu thứ cấp.


<b>2. Di - nhập gen:</b>


Các quần thể lân cận thường không cách li hoàn
toàn với nhau → trao đổi các cá thể hoặc các giao
tử (di nhập gen) → làm phong phú (hoặc nghèo
đi) vốn gen của quần thể → làm thay đổi tần số
alen.


<b>3. Chọn lọc tự nhiên (CLTN): </b>


- Tất cả các biến dị xuất hiện trong quần thể,
những biến dị nào có lợi cho sinh vật thì được
CLTN giữ lại và khơng có lợi cho sinh vật sẽ bị
đào thải.


- CLTN trực tiếp tác động lên kiểu hình, gián tiếp
làm biến đổi tần số kiểu gen theo một hướng xác
định.



<i>⇒</i> CLTN là nhân tố quy định chiều hướng tiến
hoá của sinh giới.


- CLTN làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm
tuỳ thuộc vào việc chọn lọc chống lại alen trội hay
alen lặn.


<b>4. Các yếu tố ngẫu nhiên:</b>


Ngay khi khơng có hiện tượng đột biến hay di
-nhập gen, tần số alen của quần thể cũng có thể
thay đổi do các yếu tố ngẫu nhiên.


- Yếu tố ngẫu nhiên làm biến đổi tần số alen của
quần thể không theo hướng xác định, đôi khi
không tuân theo CLTN.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

GV: Thế nào là hiện tượng tự thụ phấn và giao
phối cận huyết?


GV: Như vậy kết quả của hiện tượng này là gì?
GV: Có thể xem sự giao phối không ngẫu
nhiên này là ngun nhân của sự tiến hố được
khơng?


đến quần thể có cấu trúc lớn → có thể làm nghèo
vốn gen của quần thể.


<b>5. Tự thụ phấn và giao phối cận huyết (Giao</b>


<b>phối không ngẫu nhiên)</b>


- Giao phối cận huyết, tự thụ phấn hoặc giao phối
có chọn lọc → mặc dù khơng làm thay đổi tần số
alen nhưng lại làm thay đổi thành phần kiểu gen
theo hướng tăng đồng hợp và giảm dị hợp → làm
nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di
truyền.


<b>3. Củng cố và dặn dò: <5 phút></b>
<b>3.1.</b> <b> Củng cố:</b>


Phân biệt tiến hoá lớn và tiến hoá nhỏ? Nêu các nhân tố tiến hoá? nhân tố nào quy định
chiều hướng tiến hoá của sinh giới? vì sao?


<b>3.2.</b> <b> Dặn dị:</b>


- Trả lời các câu hỏi ở cuối bài trong SGK.
<b>4. Rút kinh nghiệm</b>


...
...
...
...
...
...
...
...
...
...


...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...


</div>

<!--links-->

×