Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Khai quat su hinh thanh va phat trien cua nha truong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.88 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG BƯỚC ĐI
CỦA TRƯƠNG THCS NGUYỄN KHUYẾN


<i> Nguyễn Thưởng (Hiệu trưởng)</i>
Nhân dân Phường An Phú vốn có truyền thống đồn kết, hiếu học và giàu
lịng yêu nước.


Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp nhân dân Phường An
Phú tích cực hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, của Bác Hồ ra sức thi đua chống
“Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
nhân dân ta chịu ảnh hưởng của chính sách ngu dân của thực dân Pháp làm cho
95% người mù chữ. Nhưng sau cách mạng tháng Tám từ năm 1945-1954 với
phong trào thi đua chống giặc dốt, được nhân dân hưởng ứng sôi nỗi, phong trào
“nhà nhà học tập, người người học tập” nhiều lớp bình dân học vụ, bổ túc văn
hóa, Tiểu học được mở đến khắp các thơn, xóm. Đặc biệt các xã vùng đông Tam
Kỳ, đã xây dựng được trường cấp II tại quê hương Tam Phú và có nhiều người
tham gia học tập tiếp tục tạo nên truyền thống hiếu học cho đến ngày nay.




Từ sau ngày giải phóng 1975 xã Tam Phú (cũ) gồm có hai trường phổ
thơng cơ sở (PTCS Tam Phú 1 đóng trên địa bàn thơn 5 xã Tam Phú. Trường
PTCS Tam Phú 2 nằm trên địa bàn thôn 6 xã Tam Phú) mỗi trường có trên 30 lớp
kể cả cấp 1 và cấp II.


Trường PTCS Tam Phú 2 là tiền thân của trường THCS Nguyễn Khuyến
hôm nay. Nơi đó, đã một thời sản sinh các lớp học trò thành đạt, nhiều em ngày
nay đã giữ nhiều vị trí quan trong trong các lãnh vực cơng tác ở địa phương, ở
cấp Tỉnh cũng như ở Trung Ương. Có được thành quả đó là kết quả của bao lớp
thầy giáo nơi đây đã miệt mài cống hiến thầm lặng mà hôm nay chúng ta cần phải
trân trọng.



Cho đến những năm 1985, hai trường Tam Phú 1 và Tam Phú 2 sáp nhập
chung gọi là trường THCS Tam Phú, trong những năm thăng trầm đó cùng với sự
thăng trầm của một vùng q đầy cát và gió, hình ảnh cần mẫn, tận tụy của bao
lớp thày dạy đã để lại cho quê hương Tam Phú nhiều tấm gương đáng quý, họ đã
dùi dắt bao lớp trẻ Tam Phú tiếp tục trưởng thành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

một thi hào lớn, một nhà nho yêu nước, một tấm gương vinh hoa trên đường học
vấn “Tam Nguyên Yên đỗ” . Những nét đẹp, thanh cao, trí tuệ của Cụ Nguyễn
Khuyến đã lay động và góp phần bồi dưỡng nhân cách Thầy và Trị chúng ta sau
những năm đồng cam cộng khổ xây dựng mái trường. Từ đó, dáng dấp ngơi
trường và con người nơi đây hầu như có những nét “đẹp riêng” mà khơng ai giải
thích được.


Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày mất của Cụ Nguyễn Khuyến tôi thay mặt
Thầy và Trò xin tâm niệm và cảm ơn Người đã cho chúng con điều đó.


Sau 5 năm đầy thử thách và trưởng thành, 5 năm là một thời gian quá ngắn
để khẳng định sự “Trụ hạng” và “Thăng tiến” của một ngôi trường, nhưng cũng
là thời gian khá dài đầy thử thách đối với Thầy và trò chúng ta và chúng ta đã
chiến thắng. Vinh quang này có được là kết quả của sự cần mẫn làm việc không
mệt mõi của thầy cô giáo và sự nỗ lực của hàng ngàn học sinh ngoan hiền, chăm
chỉ chịu khó học tập, bất chấp những gian khó của gia đình trong một địa phương
cịn nhiều khó khăn bất cập. Vinh quang này thuộc về sự lãnh đạo sâu sát, tập
trung và đầy trách nhiệm của Đảng và chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt
chẽ gắn bó của phụ huynh học sinh với nhà trường và của các lực lượng xã hội
trong và ngoài nhà trường…Lịch sử giáo dục An Phú mãi mãi ghi dấu mốc son
đẹp đẽ này.


Nhìn lại chặng đường 5 năm đi lên của nhà trường chúng ta quả thật là một


sự phát triển phi thường.


Năm học 2004-2005, năm học đầu tiên trường ta có 506 học sinh, chúng ta
tiếp quản 14 phòng học khang trang bề thế với 100 bộ bàn ghế học sinh, 7 tấm
bảng chống lóa, 7 bộ bàn ghế của giáo viên và 01 máy vi tính, thiết bị dạy học
xem như chưa có gì, sân trường ngổn ngang là một cơng trình đang dang dỡ. Lúc
đó nhà trường phải đi quan hệ với các trường bạn trong đó có trường THPT Trần
Cao Vân để xin “viện trợ” hàng “cũ” như bàn ghế cũ, bảng cũ… để dùng tạm
trong năm đầu khai giảng. Với phương châm tự lực. trong năm học đầu tiên có
hàng ngàn ngày cơng của phụ huynh học sinh tham gia ngày lao động “Vì con em
thân yêu” đổ đất san nền sân trường ; Thầy cơ giáo đóng góp 03 ngày lương để
xây dựng Thư viện đạt chuẩn theo QĐ 01 của Bộ Giáo dục. Thật phi thường,
bằng nhiều biện pháp vận động, trong năm học đầu tiên ấy nhà trường đã xây
dựng thành công thư viện Đạt chuẩn, lắp đạt hệ thống nước lọc tia cực tím phục
vụ nước uống cho học sinh và CBGVNV nhà trường. Với khí thế đó, ngày ngày
bên trong từng lớp học là những trái tim rộn rã, yêu thương, cần mẫn của thầy và
trị bất chấp những khó khăn thiếu thốn. Từ trong khó khăn đó cuối năm học học
sinh lớp 9 đỗ TNTHCS 100% ; Có 03 học sinh lớp 9 đỗ vào trường Chuyên
Nguyễn Bĩnh Khiêm, có 14 Giỏi cấp Thị xã, Học sinh lên lớp đạt 90%, hoàn
thành nhiệm vụ PCTHCS.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Năm học 2005-2006, ngôi trường vẫn thế, khu hiệu bộ vẫn “trơ gan”
những trụ bê tông đứng lẻ loi chờ đợi. Tuy vậy dáng dấp của một ngôi trường
mỗi ngày thay da đổi thịt, những hàng cây xà cừ, phượng vĩ…được dựng lên như
trong thần thoại, mới ngày hơm qua sân trường cịn trơ đất cát, hôm nay một
màu xanh trải rộng tạo dáng che chở cho hàng trăm học sinh ngày ngày đến lớp.
Đó là giải pháp trồng cây “hiện đại” được phụ huynh lựa chọn.


Để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, nhà trường phối hợp địa phương,
và hội phụ huynh học sinh tổ chức thành công Hội nghị “Giáo dục Tay ba” nhằm


xây dựng các giải pháp chấn chỉnh tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng và nâng
cao chất lượng dạy học. Chính qua hội nghị này đã xác định thêm một số việc
làm cụ thể trong mối quan hệ giáo dục Tay ba. Thực tế cuối năm học tỉ lệ học
sinh nghỉ học xuống còn 1,3%. Học sinh lên lớp thẳng 96,7% ; Học sinh lớp 9 đỗ
TNTHCS 96,1% ; Có 12 học sinh đạt Giải cấp Thành phố. Có 05 học sinh đỗ vào
trường chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hồn thành PCTHCS.


Năm học 2006-2007, những tín hiệu mới bắt đầu, cơng trình xây dựng khu
hiệu bộ được khởi động lại, sau một năm dãy phòng 2 tầng mọc lên trong sự chờ
đón của Thầy và trị cũng như phụ huynh học sinh. Cơ sở vật chất ngày càng
hoàn thiện, một bức tranh hoàn mỹ của khu lớp học, khu hiệu bộ khi đứng nhìn
từ một góc đường Lê Thánh Tông trông vào. Tuy vậy, vườn trường vẫn “rộng”,
bờ rào vẫn “thưa” đó là nỗi lo canh cánh bên lòng của Thầy và Trò. Bất chấp
những bất lợi đó Thầy và Trị chúng ta cứ cần mẫn, chăm chỉ làm việc, học tập.
Cuối năm ấy học sinh lên lớp thẳng đạt 96,9%. Đỗ TNTHCS 97,8%, học sinh
nghỉ học giữa chừng giảm xuống cịn 0,79%, Có 23 em học sinh đạt học sinh
Giỏi cấp Thành phố, Có 05 em đỗ vào trường chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, vẫn
duy trì được tốc độ PCTHCS.


Đây là năm học thể hiện sự phát triển toàn diện của nhà trường về Số
lượng lẫn Chất lượng.


Năm học 2007-2008 là năm học tiếp tục được hoàn thiện về cơ sở vật chất,
đi lên theo hướng trường Chuẩn Quốc gia, mọi sự nỗ lực của Thầy và trò được
nhân lên,làm cho chất lượng giáo dục được tăng tiến, cụ thể lên lớp đạt 97,4%.
Đỗ TNTHCS 95,6%. Học sinh nghỉ học giữa chừng 0,96%. Có 25 em đạt học
sinh Giỏi cấp Thành phố. Có 06 em đỗ vào trường Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Về PCGD vẫn giữ vững tỉ lệ an toàn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

sinh lên lớp. Đỗ TNTHCS 100%. Học sinh bỏ học giữa chừng 0,40%. Có 30 em


đạt học sinh Giỏi cấp Thành phố và 01 em đạt học sinh Giỏi cấp Tỉnh. Có 06 em
đỗ váo trường Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tình hình PCGD ln được giữ
vững. Mơ hình trường học Thân thiện, học sinh tích cực được hình thành. Vẽ
đẹp, diện mạo ngôi trường tạo sự cuốn hút những ai bước chân đến dẫu chỉ một
lần. Cái màu sắc, kết cấu hài hịa của một ngơi trường làm cho Thầy và Trị thêm
yêu trường, yêu lớp. Ngày ngày từ trong lớp học vang lên lời ca tiếng hát “Em
yêu trường em với bao bạn thân và cô giáo hiền – Như yêu quê hương cắp sách
đến trường trong muôn vàn yêu thương”. Quả thật là tthân thiện…


Có thể nói đây là năm học mang dấu ấn đẹp đẽ nhất, năm học với nhiều
mốc son quan trọng nhất : Năm mà trường chúng ta vinh dự được công nhận
Trường Chuẩn Quốc gia giai đoạn I, năm kỷ niệm 5 năm thành lập trường, năm
kỷ niệm 100 năm ngày mất của Cụ Nguyễn Khuyến.


Được sống trong những ngày có ý nghĩa trọng đại này mỗi thầy cô giáo
dến từng em học sinh và mỗi phụ huynh lại có chung một niềm vui, một suy nghĩ
, một cảm nhận thầm lắng bởi cái “Linh hồn” của một ngơi trường đang chuyển
hóa chúng ta.


Một lần nữa xin cảm ơn Đảng, Chính quyền các cấp, lãnh đạo Ngành đã
quan tâm đặc biệt trong bước đường đi lên của nhà trường chúng ta trong 5 năm
qua. Xin cảm ơn một Con Người có nhân cách lớn, một con người tiêu biểu cho
bản sắc tâm hồn Việt Nam, một “Tam Nguyên Yên đỗ” đây quả là sự vinh dự, là
niềm vui và hạnh phúc của một ngôi trường được mang tên Cụ.


</div>

<!--links-->

×