Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Khái quát sự hình thành và phát triển KCN-KCX ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.1 KB, 29 trang )

1
Chương 1: Khái quát sự hình thành và phát triển
KCN-KCX ở Việt Nam
I. Khái niệm và đặc điểm của KCN, KCX
1. Khái niệm khu công nghiệp – khu chế xuất:
Xuất phát từ các quốc gia ở ven bờ Đông và Nam Địa Trung Hải vào đầu thế kỷ
19, quan niệm về kc lan sang châu Á dưới hình thức hải cảng tự do. Cùng với sự phát
triển của hoạt động thương mại và đầu tư, KCN dần xuất hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau: khu mậu dịch tự do, kho quá cảng, đặc khu kinh tế…
Theo nghĩa rộng thì KCN bao gồm tất cả cá khu vực được Chính phủ nước sở tại
cho phép chuyên môn hoá sản xuất công nghiệp, nó là khu biệt lập có chế độ mậu dịch
và thuế quan riêng, không phụ thuộc vào chế độ mậu dịch và thuế quan phổ thông ở
nước đó.
Theo Quy chế KCN, KCX, KCNC, ban hành kèm theo Nghị định số
36/1997/NĐ-CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ, KCN ở Việt Nam được hiểu là “khu tập
trung các doanh nghiệp KCN chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch
vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do
Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, trong KCN có thể có doanh
nghiệp chế xuất”.
Cũng theo Quy chế KCN,KCX,KCNC, KCX ở Việt Nam được hiểu là “khu công
nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện
các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lí xác
định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định
thành lập”.
1.1.2. Đặc điểm KCN-KCX:
Cho đến nay, các KCN đã được phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia, đặc
biệt là các nước đang phát triển. Mặc dù có sự khác nhau về quy mô, địa điểm và
1
2
phương thức xây dựng cơ sở hạ tầng, nói chung các KCN có những đặc điểm chủ yếu
sau :


Về tính chất hoạt động : Là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ mà không có dân cư (gọi chung là doanh
nghiệp KCN), KCN là nơi xây dựng để thu hút các đơn vị sản xuất sản phẩm công
nghiệp hoặc các đơn vị kinh doanh dịch vụ gắn liền với sản xuất công nghiệp. Theo điều
6 Quy chế KCN, KCX, KCNC ban hành kèm Nghị định 36/CP thì doanh nghiệp KCN
có thể là các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài hoặc các bên tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Các doanh
nghệp này được quyền kinh doanh trong các lĩnh vực cụ thể sau:
- Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng.
- Sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp để xuất khẩu và tiêu dùng
ở trong nước; phát triển và kinh doanh bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công
nghệ.
- Nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và
tạo ra sản phẩm mới
- Dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
Các KCN đều xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động sản xuất kinh doanh như đường xá, hệ thống điện nước, điện thoại… Thông
thường việc phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN do một công ty xây dựng và phát triển
cơ sở hạ tầng đảm nhiệm. Ở Việt Nam những công ty này là các doanh nghiệp liên
doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp trong nước thực hện. Các
công ty phát triển cơ sở hạ tầng KCN sẽ xây dựng các kết cấu hạ tầng sau đó được phép
cho các doanh nghiệp khác thuê lại.
Về tổ chức quản lý:
Trên thực tế mỗi KCN đều thành lập hệ thống BQL KCN cấp tỉnh tại các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương để trực tiếp thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước
đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh trong KCN. Ngoài ra tham gia vào quản lý tại
2
3
các KCN còn có nhiều Bộ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Công

nghiệp.
1.2.Vai trò của khu công nghiệp – khu chế xuất:
Trong gần 20 năm thực hiện cải cách kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế thế
giới, Việt Nam đã đạt được những thành quả quan trọng như: tỷ lệ tăng trưởng cao và
liên tục trong nhiều năm, cơ cấu ngành kinh tế thay đổi theo công nghiệp hóa, hiện đại
hóa; tỷ lệ tiết kiệm tăng nhanh,... Trong các thành quả đó nền kinh tế chung của đất
nước, các khu công nghiệp đã đóng góp đáng kể thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của đất nước.
1.2.1. Vai trò của các khu công nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế
Toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ và gắn liện với nó là ngày càng có
nhiều nước hội nhập và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, ở nước ta,
tư duy về hội nhập kinh tế quốc tế cũng được hình thành và phát triển tích cực qua các kì
Đại hội Đảng. Quan điểm “sẵn sàng mở rộng quan hệ kinh tế với tất cả các nước, các
công ty nước ngoài trên cơ sở hai bên cùng có lợi và không có điều kiện chính trị ràng
buộc, nhưng phải chủ động phòng ngừa, tránh bị lệ thuộc”(Đại hội Đảng khoá VI,1986)
đã nâng cao thành “đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế (Đại hội Đảng khoá
VII, 1991), “trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút
các nguồn lực bên ngoài; tích cực chủ động thâm nhập, mở rộng thị trường quốc tế” (Đại
hội Đảng khoá IX, 2001), “lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất và là
nguyên tắc chủ đạo; đồng thời linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với thông lệ quốc tế” (Đại
hội Đảng khoá X, 2006). Như vậy, quan điểm chấp nhận hội nhập đã được nâng lên
“chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là bước đột phá trong quan điểm
của Đảng, đóng vai trò tích cực đối với phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong
những năm qua.
 Để hội nhập và phát triển trong điều kiện nền tích luỹ nội bộ còn thấp thì thu hút được
nhiều vốn đầu tư nước ngoài là rất quan trọng. Khu công nghiệp, khu chế xuất là một mô
hình quản lý kinh tế hiện đại, tập trung, hiệu quả,là giải pháp hữu hiệu nhằm huy động
3
4

vốn đầu tư nước ngoài, cũng là điểm giao thoa của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế
thế giới. Từ đó chúng ta có thể từng bước học hỏi, nâng cao nhận thức và chuẩn hoá luật
pháp, các quy trình và thông lệ theo tiêu chuẩn quốc tế, đưa đất nước từng bước hội
nhập, trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Theo đường lối
đổi mới đó của Đảng, khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) ở Việt Nam ra đời
và phát triển mạnh mẽ.
Từ khi khu công nghiệp đầu tiên (KCN Tân Thuận, thành phố Hồ Chí Minh)
được thành lập năm 1991, sau 16 năm, việc xây dựng và phát triển KCN đã được Nhà
nước đặc biệt quan tâm. Tính đến hết năm 2006, cả nước có 139 KCN nằm ở 50 tỉnh,
thành phố, với tổng diện tích đất tự nhiên trên 29.000 ha (không kể các khu kinh tế tổng
hợp như Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội…). Trong đó, 90 KCN đã đi vào hoạt động, các
khu còn lại đang trong quá trình giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng. Trong
quy hoạch từ nay đến năm 2010, cả nước sẽ thành lập và xây dựng mới gần 100 KCN,
đồng thời mở rộng thêm gần 30 KCN khác, đưa tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của
các KCN (trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước) từ 26,4% hiện nay lên 35%
và tỷ lệ xuất khẩu (trong giá trị xuất khẩu cả nước) tăng 18,7% lên 32% vào 2010. Các
KCN tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc 3 vùng kinh tế trọng điểm, là các mũi nhọn phát
triển công nghiệp của địa phương và của vùng. Số lượng các KCN được phân bố như
sau :
• Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có 25 khu, diện tích 4601 ha, lao động Việt Nam
116.668 người.
• Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ có 67 khu, diện tích 16.565 ha, lao động Việt Nam
592.109 người.
• Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ có 11 khu, diện tích 2.495 ha, lao động Việt Nam
83.204 người.
• Các khu vực khác có 36 khu, diện tích 5.731 ha, lao động Việt Nam 126.273 người.
Như vậy, riêng 3 vùng KTTĐ đã chiếm tới 74% số KCN, 81% diện tích đất KCN
và 86% lao động trong tổng số KCN trong cả nước. Hơn nữa, 3 vùng KTTĐ lại có điều
kiện về cơ sở hạ tầng và kinh tế- xã hội thuận lợi hơn các vùng khác. Do vậy, thu hút
4

5
đầu tư vào các KCN tại 3 vùng KTTĐ đóng vai trò then chốt trong tiến trình công
nghiệp hoá hiện đại hoá, tạ đà cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong
thời gian tới.
Hiện nay, tại vùng KTTĐ phía Nam, Đồng Nai - địa phương nổi lên là một trong
những tỉnh có các KCN phát triển mạnh nhất - đặt mục tiêu: đến năm 2010, thu hút 30 tỉ
USD vốn đầu tư vào các KCN, trong đó đầu tư mới là 20 tỉ USD và đầu tư mở rộng 10 tỉ
USD. Đã có 26 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh Đồng Nai, trong đó Đài Loan
2,47 tỉ USD, Hàn Quốc 1,13 tỉ USD, Nhật Bản 1,06 tỉ USD, Mỹ 203 triệu USD, Liên
minh châu Âu 601 triệu USD, các nước ASEAN 1.470 triệu USD. Tính đến hết năm
2006, các KCN Đồng Nai đã thu hút được 828 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 8,34 tỉ
USD. Trong đó, 198 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đầu tư khoảng 514 triệu
USD, chiếm 6% tổng vốn đầu tư vào các KCN, doanh nghiệp liên doanh có khoảng 50
dự án, tổng vốn đăng ký trên 900 triệu USD, chiếm 11%, doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài trên 450 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 6.900 triệu USD, chiếm 83%.
Tại vùng KTTĐ Bắc Bộ, những tín hiệu khả quan cũng đang đến với các KCX,
KCN Hải Phòng trong năm 2006. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
trong KCX, KCN khá ổn định với vốn thực hiện đạt 2 triệu USD, tăng 43% so với cùng
kỳ 2005. Các doanh nghiệp đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu với doanh thu 10 triệu
USD, tăng 50% so với tháng 1/2005.
Theo các nhà quản lý kinh tế, nhờ tốc độ tăng trưởng và hiệu quả hoạt động của
các KCN, KCX trên toàn quốc tiếp tục được giữ vững nên dòng vốn đầu tư của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trong nước đều tăng đều đặn, trong đó có
nhiều dự án công nghiệp công nghệ cao. Vì vậy, nhiều KCN đã được Chính phủ cấp
phép thành lập mới hoặc mở rộng, như KCN Tân Trường (199,3 ha, thuộc tỉnh Hải
Dương); KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn (230 ha, tỉnh Bắc Ninh). KCN Ninh Phúc (Ninh
Bình) giai đoạn 1 được mở rộng thêm 40,8 ha. Chỉ tính riêng năm 2006, đã có 9 KCN
được cấp phép và bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng trên cả nước với tổng diện tích là 1900
ha bằng 6,9% so với tổng diện tích KCN trước 2006, lớn nhất là KCN Phước Nam (Ninh
Thuận) có diện tích 370 ha.

5
6
Cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 11 năm 2006, triển vọng thu
hút đầu tư nước ngoài nói chung vào các KCN, KCX từ nay đến năm 2010 được mở
rộng hơn bất cứ thời điểm nào trong lịch sử phát triển các KCN. Việt Nam trở thành
điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các thành viên của
WTO. Các đoàn doanh nghiệp lớn, công nghệ cao liên tục đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội
đầu tư. Nhiều dự án lớn với vốn đầu tư trên 500 triệu USD đã và đang được cấp phép và
đi vào hoạt động như dự án nhà máy sản xuất thép của Tập đoàn Posco (Hàn Quốc) tại
Khu công nghiệp Phú Mỹ 2, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,2 tỷ USD, dự án của Tập
đoàn Intel vốn đầu tư 605 triệu USD. Đối với đầu tư trong nước, Luật Doanh nghiệp tiếp
tục phát huy hiệu quả, được đánh giá là có tiềm năng to lớn trong việc huy động vốn.
Theo dự báo, những lĩnh vực có triển vọng hơn cả trong việc thu hút đầu tư vào các
KCN trong 5 năm tới sẽ là ngành công nghiệp năng lượng (điện, than và dầu khí); tiếp
đến là công nghiệp ô tô; công nghiệp dệt may, da giày; cơ khí đóng tàu; sản xuất máy
móc, thiết bị điện tử, thiết bị thông tin, phần mềm và vật liệu xây dựng.
2. Đóng góp của các KCN vào phát triển kinh tế - xã hội
Nhờ việc tích cực thực hiện cải cách kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
theo chủ trương của Đại hội Đảng đề ra, trong 20 năm đổi mới vừa qua(1986-2006),
Việt Nam đã đạt được những thành quả quan trọng về kinh tế cũng như đời sống văn
hoá, xã hội.
- Tỷ lệ tăng trưởng cao và liên tục trong nhiều năm (trung bình giai đoạn 2001-
2005 đạt 7,5%), riêng năm 2006 đạt 8,17%, tổng GDP toàn xã hội ước tính đạt 61,7 tỷ
USD, GDP đầu người đạt 11,5 triệu đồng, tương đương 720 USD.
- Cơ cấu ngành kinh tế thay đổi theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa (chuyển dịch
theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu
vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản). Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng từ
40,97% năm 2005 lên 41,52% trong năm 2006; khu vực dịch vụ tăng từ 38,01% lên
38,08%; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 21,02% xuống còn 20,40%.; tỷ
lệ tiết kiệm tăng nhanh (gấp 3 lần, từ 11% GDP năm 1986 lên 39% năm 2005).

6
7
- Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao kỷ lục, xấp xỉ 40 tỷ USD, tăng
24% so với năm 2005 và vượt 2 tỷ USD so với kế hoạch. Số mặt hàng xuất khẩu chủ lực
đạt giá trị từ 1 tỉ USD trở lên tăng từ 0 mặt hàng năm 1981 lên 9 năm 2006, trong đó 4
mặt hàng lớn truyền thống là dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản kim ngạch mỗi mặt
hàng đạt trên 3,3 tỷ USD.
- FDI và ODA ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, góp
phần cung cấp vốn, cải thiện công nghệ, phương thức quản lý tiên tiến, tạo ra những sản
phẩm có chất lượng cao hơn, thị trường xuất khẩu lớn hơn, đa dạng hơn, tăng tính cạnh
tranh và tạo việc làm cho người lao động. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng đột
biến, đạt trên 10,2 tỷ USD, là mức cao nhất từ trước đến nay và cũng là một trong những
sự kiện kinh tế nổi bật nhất trong năm 2006; tỷ suất FDI/GDP tăng từ cuối thập kỷ 1980
lên 6,41% năm 1994 lên 16,5% năm 2006. Tổng lượng vốn ODA đạt giá trị 2.666 triệu
USD, trong đó vốn vay đạt 2.412 triệu USD và vốn viện trợ đạt 254 triệu USD, cam kết
năm 2007 là 4,5 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hoá năm 2006 ước tính đạt 39,6 tỷ USD, trong
đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 14,5 tỷ USD, tăng 30,1% so với năm
2005, đóng góp 46,9% vào tổng giá trị xuất khẩu cả nước.
Trong sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, KCN là
điểm sáng, đóng góp to lớn cho tăng trưởng kinh tế, giữ vai trò quan trọng trong định
hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng cường khả năng tiếp nhận công
nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tạo việc làm cho người lao động, góp phần
xoá đói, giảm nghèo, thúc đẩy xuất nhập khẩu. Điều này được thể hiện ở những khía
cạnh chủ yếu sau:
- Trong năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp của DN trong các KCN cả nước
(không kể doanh thu dịch vụ) đạt 16,8 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2005 và chiếm
khoảng 30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước.
- Trong đó, giá trị xuất khẩu hàng hóa của DN KCN đạt khoảng 8,3 tỷ USD, tăng
hơn 22% so với năm 2005 và chiếm 28% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp
xuất khẩu của cả nước.

7
8
- Trong năm, các DN KCN đã nộp ngân sách Nhà nước khoảng 880 triệu USD,
tăng 35,4% so với năm 2005.
- Số lao động trực tiếp làm việc tại KCN cuối năm 2005 là 80 vạn người, đến
cuối năm 2006 là 91,8 vạn người. Như vậy, cả năm tăng thêm 11,8 vạn người, tăng 15%
so với cuối năm 2005.
. Tại Hà Nội, vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN chiếm tỷ trọng lớn, đạt tới
98% tổng vốn đầu tư. Nguồn vốn này đóng góp 7,5% vào tổng vốn đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội của Thành phố và được coi là xung lực, tạo sự đột phá cho sự tăng
trưởng kinh tế của Hà Nội. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2005, có 67 doanh nghiệp
hoạt động trong 3 KCN tập trung đã đạt tổng doanh thu 795,4 triệu USD, xuất khẩu
550,52 triệu USD, nộp ngân sách Nhà nước 25,48 triệu USD và tạo thêm 28.160 việc
làm cho người lao động. Mặc dù các KCN của Hà Nội chỉ chiếm 16% tổng số dự án và
18% tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn
nhưng lại chiếm tới 43% tổng doanh thu, 88% tổng kim ngạch xuất khẩu và 18% tổng
mức nộp ngân sách Nhà nước và đã tạo được 35% số việc làm mà các dự án đầu tư nước
ngoài trên địa bàn tạo ra.
- Thu hút lượng khá lớn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Riêng đầu tư trực tiếp nước
ngoài, tính chung cả vốn đăng ký mới và vốn bổ sung vào các KCN trong năm 2006 đầu
tư đạt 5682 triệu USD tăng gần 2 lần so với năm 2005, chiếm 56% tổng vốn FDI đăng
ký mới và bổ sung trong năm của cả nước. Tổng hợp đến cuối năm 2006, các KCN đã
thu hút được 2433 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 21,79 tỷ USD. Đầu tư
trong nước cũng diễn biến khả quan với hơn 300 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn
đầu tư đăng ký đạt trên 15.000 tỷ đồng (tương đương 940 triệu USD). Đến cuối năm
2006, tổng số dự án trong nước là 2623 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 135.690
tỷ đồng (tương đương khoảng 9 tỷ USD). Tỷ lệ so sánh giữa hai nguồn vốn này là 0,41
thể hiện nguồn vốn đầu tư trong nước đã có vai trò quan trọng nhất định trong phát triển
các KCN những năm qua. Như vậy, các KCN, KCX trên cả nước có 5056 dự án còn hiệu
lực, bao gồm 2433 dự án đầu tư nước ngoài, 2623 dự án đầu tư trong nước,đã có gần

8
9
3.424 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh và trên 856 dự án đang triển khai xây dựng cơ
bản.
- Tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Năm 2006
các KCN đã thu hút thêm gần 118.000 lao động trực tiếp, tăng 15% so với năm trước,
đưa tổng số lao động trực tiếp trong KCN lên 918.000 người, không kể gần 2 triệu lao
động gián tiếp khác. Tại Hà Nội, chỉ tính 67 doanh nghiệp đi vào hoạt động, đã thu hút
gần 43.000 lao động trực tiếp và khoảng 45.000 lao động gián tiếp, bằng 40% số lao
động làm việc tại các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn, phần lớn các lao động đều
được đào tạo huấn luyện để nhanh chóng nắm bắt và sử dụng các dây chuyền sản xuất
mới, làm gia tăng chất lượng nguồn nhân lực kể cả lao động quản lý và kỹ năng lao động
trực tiếp.
- Thúc đẩy việc đổi mới và hoàn thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực
cạnh tranh. Các doanh nghiệp trong các KCN, đi tiên phong trong việc thu hút vốn đầu
tư nước ngoài và áp dụng công nghệ, dây chuyền sản xuất tiên tiến, là mô hình thử
nghiệm thích hợp nhất để cải thiện môi trường đầu tư trong nước, đã đem lại nhiều bài
học kinh nghiệm góp phần quan trọng vào việc đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế, hệ
thống pháp luật, thủ tục hành chính, nhất là thể chế tiền tệ và tín dụng, ngoại hối của các
địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Các doanh nghiệp này cũng góp phần làm
thay đổi bộ mặt và cấu trúc mạng lưới thương mại hàng hoá và dịch vụ, cơ cấu hệ thống
hậu cần thương mại cũng như toàn bộ lĩnh vực phân phối, lưu thông và dịch vụ xã hội.
- Tạo điều kiện cho các địa phương phát huy thế mạnh đặc thù của mình, đồng
thời hình thành mối liên kết, hỗ trợ phát triển sản xuất trong vùng, miền và cả nước.
- Các KCN góp phần tạo ra những năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới và
công nghệ mới, làm cho cơ cấu kinh tế của nhiều tỉnh, thành phố và khu vực toàn tuyến
hành lang kinh tế nói chung từng bước chuyển biến theo hướng một nền kinh tế công
nghiệp hoá, thị trường, hiện đại. Nhiều KCN nói chung đã phát triển các ngành công
nghiệp hoàn toàn mới có hàm lượng vốn lớn, công nghệ cao như thiết bị văn phòng
(Canon), điện tử (Orion -Hanel...), phụ tùng ôtô, xe máy, vật liệu xây dựng, sản phẩm

thép... Theo đánh giá, những công nghệ đang sử dụng ở các dự án FDI trong các KCN
9
10
đều hiện đại hơn công nghệ vốn có của nước ta, là cơ hội để các doanh nghiệp trong
nước học hỏi và áp dụng, nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp.
- KCN còn góp phần quan trọng vào mở rộng thị trường, đẩy mạnh kinh tế đối
ngoại và tăng kim ngạch xuất khẩu cho khu vực hành lang kinh tế. Do đa dạng hoá thị
trường, đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, các doanh nghiệp trong các KCN có
cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu hàng hóa của DN KCN đạt khoảng 8,3 tỷ
USD, chiếm 28% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp xuất khẩu của cả nước.
Các doanh nghiệp trong các KCN còn góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá xuất khẩu
và cơ cấu nhập khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ trong khu vực và trên thế giới.
2.3. Nâng cao trình độ công nghệ, hiện đại hoá cách thức quản lý sản xuất
KCN, KCX là khu vực có những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cùng với
nhiều chính sách ưu đãi đầu tư được áp dụng nên đây chính là điểm đến lý tưởng của các
nhà đầu tư, trong đó có đầu tư nước ngoài. Một số công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế
giới cùng trình độ quản lý cao của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp, trình độ tay nghề của
công nhân theo các chuẩn mực quốc tế đã được áp dụng tại Việt Nam. Đây cũng là
những nhân tố quan trọng góp phần để nước ta thực hiện việc chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế.
KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Cùng với dòng vốn đầu tư nước
ngoài đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh trong KCN, các nhà đầu tư còn đưa vào
Việt Nam những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại, trong đó có cả
những dự án công nghiệp kỹ thuật cao (phần lớn của Nhật Bản), như Công ty TNHH
Canon Việt Nam, Mabuchi Motor, Orion Hanel..., những lĩnh vực mà chúng ta còn yếu
kém và cần khuyến khích phát triển như cơ khí chính xác, điện tử...
Các dự án đầu tư vào KCN tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp nhẹ như
dệt may, da giầy, công nghiệp chế biến thực phẩm (chiếm trên 50% tổng số dự án), đây
là các dự án thu hút nhiều lao động, có tỷ lệ xuất khẩu cao và đã góp phần nâng cấp các

ngành này về dây chuyền công nghệ, chất lượng sản phẩm... Tuy nhiên, các KCN cũng
đã thu hút được các dự án có quy mô và yêu cầu vốn lớn, công nghệ cao như dầu khí,
10
11
sản xuất ôtô, xe máy, dụng cụ văn phòng, cơ khí chính xác, vật liệu xây dựng... Mặc dù
số lượng các dự án này trong KCN mới chiếm khoảng 5-10% số dự án, nhưng cũng đã
góp phần phát triển và đa dạng hoá cơ cấu ngành nghề công nghiệp.
Các doanh nghiệp trong KCN, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài đã góp sức đào tạo được đội ngũ lao động công nghiệp sử dụng và vận hành thành
thạo các trang thiết bị phục vụ quản lý và sản xuất, nắm vững công nghệ, có tác động lan
toả và nâng trình độ tay nghề của đội ngũ lao động Việt Nam lên một bước. Một lượng
đáng kể người lao động Việt Nam được đảm nhận các vị trí quản lý doanh nghiệp, được
tiếp xúc với phương thức quản trị doanh nghiệp tiên tiến, hiện đại, kỹ năng marketing,
quản lý tài chính, tổ chức nhân sự... Việc được trực tiếp làm việc trong môi trường có kỷ
luật cao, yêu cầu tay nghề cao, đã rèn luyện được những kỹ năng và bản lĩnh làm việc
giúp người lao động Việt Nam thích ứng với một nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại.
2.4. Hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng
Việc phát triển các KCN trong thời gian qua không những thúc đẩy các ngành
dịch vụ phát triển, thúc đẩy CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, mà còn đẩy nhanh tốc
độ đô thị hóa, góp phần đáng kể vào việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trong và
ngoài KCN. Điều này được thể hiện qua một số khía cạnh sau:
- Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng các KCN có tác dụng kích thích sự phát
triển kinh tế địa phương, góp phần rút ngắn sự chênh lệch phát triển giữa nông thôn và
thành thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Điều này có thể dễ dàng
nhận nhất ở những vùng có KCN phát triển mạnh như Biên Hòa, Nhơn Trạch (Đồng
Nai), Thuận An (Bình Dương), Tiên Sơn (Bắc Ninh)… cùng với quá trình phát triển
KCN, các điều kiện về kỹ thuật hạ tầng trong khu vực đã được cải thiện đáng kể, nhu
cầu về các dịch vụ gia tăng, đã góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh cho các cơ sở
dịch vụ trong vùng.
- Cùng với các chính sách ưu đãi về tài chính và công tác quản lý thuận lợi của

nhà nước, có thể nói việc thu hút nguồn vốn để đầu tư xây dựng hoàn thiện và đồng bộ
các kết cấu hạ tầng trong KCN có vai trò quyết định trong việc thu hút đầu tư. Việc các
doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế (doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp
11

×