Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Huong dan day bai thuc hanh Dia ly 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.02 KB, 37 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐỊA LÍ 8 </b>



<b>Bài 4 </b>


<b>PHÂN TÍCH HỒN LƯU GIĨ MÙA Ở CHÂU Á </b>


<b>A. GỢI Ý DẠY HỌC</b>
<b>I. MỤC TIÊU </b>


Sau bài thực hành, HS cần:
<b>1. Kiến thức</b>


Hiểu được nguồn gốc hình thành và các hướng gió chính theo từng khu vực về mùa đơng
và mùa về mùa hạ.


<b>2. Kĩ năng</b>


Đọc, phân tích sự thay đổi khí áp và hướng gió trên lược đồ.
<b>II. CHUẨN BỊ </b>


- SGK Địa lí lớp 8 với hình 4.1 và hình 4.2.
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC </b>


<b>* Hoạt động 1 : Phân tích hướng gió về mùa đơng, hướng gió về mùa hạ</b>
- HS được chia thành các nhóm nhỏ. Có thể 4 hoặc 6 nhóm.


- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm :


+ Một nửa số nhóm (ví dụ nhóm 1 và 2) quan sát hình 4.1 (Lược đồ phân bố khí áp
và các hướng gió chính về mùa đơng (tháng 1) ở khu vực khí hậu gió mùa châu Á), hãy :



 Xác định và đọc tên các trung tâm áp thấp và áp cao và ghi vào bảng theo
mẫu bảng 4.1 dưới đây.


 Xác định các hướng gió chính theo từng khu vực về mùa đông và ghi vào
bảng theo mẫu bảng 4.2 dưới đây.


+ Một nửa số nhóm (ví dụ nhóm 3 và 4) quan sát hình 4.2 (Lược đồ phân bố khí áp
và các hướng gió chính về mùa hạ (tháng 7) ở khu vực khí hậu gió mùa châu Á), hãy :


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

mẫu bảng 4.1 dưới đây.


 Xác định các hướng gió chính theo từng khu vực về mùa đông và ghi vào
bảng theo mẫu bảng 4.2 dưới đây.


BẢNG 4.1. CÁC TRUNG TÂM ÁP THẤP VÀ ÁP CAO


<b>Mùa </b> <b>Trung tâm áp thấp</b> <b>Trung tâm áp cao </b>


BẢNG 4.2. GIĨ MÙA CHÂU Á
<b>Hướng gió theo mùa </b>


<b>Khu vực</b>


<b>Hướng gió mùa đơng</b>
<b>(tháng 1) </b>


<b>Hướng gió mùa hạ</b>
<b>(tháng 7) </b>



Đông Á


Đông Nam Á


Nam Á


- GV hướng dẫn HS dựa vào bản chú giải xác định các trung tâm áp thấp, áp cao trên
lược đồ. Theo dõi sự thay đổi trị số các đường đẳng áp để biết được là trung tâm áp thấp
hay áp cao.


- GV giải thích để HS hiểu :


+ Các trung tâm khí áp được biểu thị bằng những đường đẳng áp. Đường đẳng áp là
đường nối các điểm có trị số khí áp bằng nhau. Có các trung tâm áp cao và trung tâm áp
thấp. Ở khu vực áp cao, trị số các đường đẳng áp càng vào trung tâm càng tăng. Ở khu
vực áp thấp, trị số các đường đẳng áp cao càng vào trung tâm càng giảm.


+ Hướng gió được biểu thị bằng các mũi tên. Gió thổi từ vùng áp cao đến vùng áp
thấp.


+ Có hai lược đồ thể hiện sự phân bố khí áp và hướng gió của hai mùa : mùa hạ
(tháng 7) và mùa đông (tháng 12).


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

thổi ra biển, ở Đông Nam Á có gió bắc hoặc đơng bắc và ở Nam Á có gió đơng bắc từ
châu Á thổi về Xích đạo...


- HS làm việc theo nhóm, thực hiện yêu cầu của bài thực hành, ghi kết quả vào hai
bảng đã cho mẫu.


- Đại diện một số nhóm (ở cả hai nửa số nhóm) trình bày trước lớp. GV hướng dẫn


HS tồn lớp quan sát hình 4.1 và hình 4.2 trao đổi, bổ sung và khẳng địn các ý kiến đúng.


<b>* Hoạt động 2 : Tổng kết</b>


- HS (cá nhân) ghi những kiến thức đã biết qua các hoạt động trên vào vở học theo mẫu
bảng dưới đây :


BẢNG 4.3. CÁC HƯỚNG GIĨ CHÍNH THEO TỪNG KHU VỰC


VỀ MÙA ĐÔNG VÀ VỀ MÙA HẠ


<b>Mùa </b> <b>Khu vực</b> <b>Hướng gió chính</b> <b>Từ áp cao...</b>


<b>đến áp thấp...</b>
Đơng Á


Đông Nam Á
Mùa đông


Nam Á
Đông Á


Đông Nam Á
Mùa hạ


Nam Á


<b>B. BÀI LÀM THỰC HÀNH </b>


<b>1. Phân tích hướng gió về mùa đơng, hướng gió về mùa hạ</b>



BẢNG 4.1. CÁC TRUNG TÂM ÁP THẤP VÀ ÁP CAO


<b>Mùa </b> <b>Trung tâm áp thấp</b> <b>Trung tâm áp cao </b>


Đông (tháng 1) A-lê-út, Ai-xơ-len, Xích đạo,
Xích đạo Ơ-xtrây-li-a


Xi bia, A-xo, Nam Đại Tây
Dương, Nam Ấn Độ Dương


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Đại Tây Dương, Nam Ấn Độ
Dương, Nam Ơ-xtrây-li-a


BẢNG 4.2. GIĨ MÙA CHÂU Á
<b>Hướng gió theo mùa </b>


<b>Khu vực</b>


<b>Hướng gió mùa đơng</b>
<b>(tháng 1) </b>


<b>Hướng gió mùa hạ</b>
<b>(tháng 7) </b>


Đông Á Tây Bắc, Bắc Đông Nam


Đông Nam Á Đông Bắc Tây Nam, Nam


Nam Á Đông Bắc Tây Nam, Nam



<b>2. Tổng kết </b>


BẢNG 4.3. CÁC HƯỚNG GIÓ CHÍNH THEO TỪNG KHU VỰC


VỀ MÙA ĐƠNG VÀ VỀ MÙA HẠ


<b>Mùa </b> <b>Khu vực</b> <b>Hướng gió chính</b> <b>Từ áp cao...</b>


<b>đến áp thấp...</b>


Đông Á Tây Bắc, Bắc Từ áp cao Xi-bia đến áp thấp A-lê-út
Đông Nam Á Đông Bắc Từ áp cao Xi-bia đến áp thấp Xích


đạo
Mùa đông


Nam Á Đông Bắc Từ áp cao Xi-bia đến áp thấp
Ơ-xtrây-li-a


Đơng Á Đơng Nam Từ áp cao Ha-oai đến áp thấp I-ran
Đông Nam Á Nam-Tây Nam Từ áp cao Nam Ô-xtrây-li-a đến áp


thấp I-ran
Mùa hạ


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Bài 6</b>


<b>ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ</b>



<b>VÀ CÁC THÀNH PHỐ LỚN CỦA CHÂU Á </b>



<b>A. GỢI Ý DẠY HỌC</b>


<b>I. MỤC TIÊU </b>


Sau bài thực hành, HS cần:
<b>1. Kiến thức</b>


Hiểu được sự phân bố dân cư và các thành phố lớn ở chấu Á.
<b>2. Kĩ năng</b>


Đọc, phân tích lược đồ (hoặc bản đồ) để nhận biết đặc điểm phân bố dân cư và các
thành phố lớn ở châu Á.


<b>II. CHUẨN BỊ </b>


- SGK Địa lí lớp 8 với hình 6.1 và các bảng ở trang 19 SGK
- Lược đồ (hoặc bản đồ) tự nhiên châu Á.


- Lược đồ trống châu Á tự chuẩn bị : mỗi HS 01 bản (có thể in phóng từ hình 6.1
trang 20 SGK)


- Bút chí màu.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC </b>


<b>* Hoạt động 1 : Nhận biết sự phân bố dân cư châu Á và giải thích</b>



- HS được chia thành các nhóm nhỏ (4 hoặc 6 nhóm). GV giao nhiệm vụ cho các
nhóm : đọc hình 6.1 (lược đồ mật độ dân số và những thành phố lớn của châu Á), nhận
biết khu vực có mật độ dân số từ thấp lên cao và điền vào bảng theo mẫu bảng 6.1.


BẢNG 6.1. PHÂN BỐ DÂN CƯ CHÂU Á
<b>STT </b> <b>Mật độ dân số </b>


<b>trung bình </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- GV hướng dẫn HS các nhóm đọc các yêu cầu của SGK, nhắc lại cho HS rõ cách
làm việc với bản đồ (lược đồ), đọc các kí hiệu mật độ dân số, sử dụng kí hiệu để nhận biết
nơi thưa dân, đơng dân của châu Á, nhận xét loại mật độ dân số nào chiếm diện tích lớn
nhất, nhỏ nhất,...


- Sau khi các nhóm HS làm xong, GV giao tiếp nhiệm vụ cho các nhóm : kết hợp
lược đồ tự nhiên châu Á và kiến thức đã học, giải thích tại sao dân cư châu Á có sự phân
bố như vậy.


- Để thực hiện yêu cầu này, GV hướng dẫn HS ôn lại những bài đã học có kiến thức
liên quan đến những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư :


+ Khí hậu : nhiệt đới, ơn hịa thuận lợi cho các hoạt động của con người.


+ Địa hình : vùng đồng bằng thuận lợi cho việc sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp,
nhất là đối với nền nông nghiệp lúa nước vốn phổ biến ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á
và Nam Á, nơi dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng châu thổ.


+ Nguồn nước : các lưu vực sông là nơi dân cư tập trung đông đúc.


Trên cơ sở những kiến thức đã được ôn lại, GV hướng dẫn HS quan sát bản đồ (lược


đồ) tự nhiên châu Á, so sánh và nhận biết đặc điểm tự nhiên vùng đơng dân, vùng thưa
dân, trao đổi trong nhóm tìm những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư. Kết quả đọc
lược đồ và giải thích sự phân bố dân cư châu Á có thể được trình bày vào bảng theo mẫu
bảng 6.1 ở trên.


<b>* Hoạt động 2 :</b> <b>Nhận biết các thành phố lớn ở châu Á </b>
- Hoạt động toàn lớp.


- GV cùng HS nhận biết các nước có tên trong bảng 6.1. Từ đó, xác định vị trí các
thành phố của những nước này. GV hướng dẫn HS : trên lược đồ hình 6.1, vị trí các thành
phố đã được đánh dấu bằng chấm tròn và ghi chữ cái đầu của tên thành phố, HS chỉ cần
tìm cho đúng và sau đó ghi vào lược đồ của cá nhân.


- HS trao đổi kết quả với bạn trong lớp để bổ sung hoặc chuẩn xác kiến thức và cùng
nhận xét về vị trí của các thành phố đông dân (thường ở vùng đồng bằng châu thổ, ở vùng
ven biển) và tìm nguyên nhân của hiện tượng này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- GV thu thập thông tin về kết quả làm việc của HS thơng qua các em trình bày trên
lớp, đồng thời cho HS tự so sánh, đối chiếu kết quả của mình với những kết luận đúng đã
khẳng định trước lớp, thông báo lại (giơ tay cho GV biết mức độ đúng của cá nhân sau
yêu cầu của GV).


<b>B. BÀI LÀM THỰC HÀNH </b>
<b>1. Phân bố dân cư châu Á</b>


PHÂN BỐ DÂN CƯ CHÂU Á
<b>STT </b> <b>Mật độ dân </b>


<b>số trung </b>
<b>bình </b>



<b>Nơi phân bố</b> <b>Giải thích</b>


1 Dưới 1
người/km2


- Bắc LB Nga (Bắc Xi-bia)
- Trung Á, Tây Trung Quốc,
bán đảo Ả Rập


- Khí hậu lạnh, băng giá.
- Khí hậu bán hoang mạc, khô


2 1 – 50
người/km2


- Nam LB Nga (Nam Xi-bia),
Mông Cổ, Tây Á


- Nội địa Đông Nam Á


- Khí hậu ấm, khơ


- Địa hình nhiều đồi núi,trở ngại
cho cư trú, sản xuất


3 51 - 100
người/km2


- Lục địa Nam Ấn



- Vùng đồi núi thấp đông Trung
Quốc


- Địa hình cao ngun, khí hậu
khơ


- Địa hình đồi núi
4 Trên 100


người/km2


- Đồng bằng sông Ân-Hằng,
Hồng Hà, sơng Trường Giang.
- Ven biển Trung Quốc, Việt
Nam, In đô-nê-xia, Ấn Độ,
Nhật Bản.


- Đất phù sa màu mỡ, tiện giao
thông, canh tác cây lương thực.
- Nhiều cảng, đầu mối giao thông;
tập trung các trung tâm công
nghiệp, dịch vụ.


<b>2. Các thành phố lớn ở châu Á</b>


a) Tên thành phố lớn và vị trí của chúng trên hình 6.1
CÁC THÀNH PHỐ LỚN Ở CHÂU Á


<b>Chữ </b>


<b>cái </b>


<b>Thành phố</b> <b>Nước</b> <b>Chữ </b>


<b>cái </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>đầu</b> <b>đầu</b>


T Tô-ki-ô Nhật Bản G Gia-các-ta In-đô-nê-xia


X Xơ-un Hàn Quốc Đ Đắc-ca Băng-la-đét


B Bắc Kinh Trung Quốc C Côn-ca-ta Ấn Độ


T Thượng Hải Trung Quốc M Mum-bai Ấn Độ


M Ma-ni-la Phi-lip-pin N Niu Đê-li Ấn Độ


H Hồ-Chí Minh Việt Nam C Ca-ra-si Pa-ki-xtan


B Băng Cốc Thái Lan T Tê-hê-ran I-ran


b) Điền tên của các thành phố trong bảng 6.1 vào lược đồ trống tự in có sẵn. (Trên
lược đồ trống cũng đã có các chữ cái đầu tên thành phố ở mỗi địa điểm của thành phố, HS
chỉ cần tìm và điền đúng tên)


c) Nhận xét và giải thích sự phân bố các thành phố lớn của châu Á


- Tại một số nước, các thành phố lớn thường phân bố ở các đầu mối giao thông trong
nội địa hoặc tại các đô thị cổ nay đang được nâng cấp hiện đai hóa thành trung tâm kinh


tế, chính trị của cả nước để thuận lợi cho giao lưu với các điểm dân cư và các khu vực
khác, như : Tê-hê-ran (I-ran), Bát-đa (I-rắc), Niu Đê-li (Ấn Độ).


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>Bài 18</b>


<b>TÌM HIỂU LÀO VÀ CAM-PU-CHIA</b>


<b>A. GỢI Ý DẠY HỌC</b>
<b>I. MỤC TIÊU </b>


Sau bài thực hành, HS cần:
<b>1. Kiến thức</b>


Hiểu được vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên ; điều kiện xã hội, dân cư ; kinh tế của Lào và
Cam-pu-chia.


<b>2. Kĩ năng</b>


- Tập hợp các tư liệu, sử dụng chúng để tìm hiểu địa lí một quốc gia.
- Trình bày lại kết quả làm việc bằng văn bản (kênh chữ, kênh hình).
<b>II. CHUẨN BỊ </b>


- SGK Địa lí lớp 8 với hình 18.1, hình 18.2 và bảng 18.1 ở trang 64.


- Bản đồ từng nước Lào, Cam-pu-chia hoặc bản đồ các nước Đông Nam Á.
- Một số tranh ảnh và tư liệu về Lào và Cam-pu-chia (nếu có).


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC </b>


<b>* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về Lào và Cam-pu-chia </b>



- HS được chia thành các nhóm nhỏ (4 hoặc 6 nhóm). Mỗi nhóm tìm thơng tin từ
bảng 18.1, từ hình 18.1 và hình 18.2, phân tích các thơng tin, kết hợp với hiểu biết bản
thân, viết một báo cáo ngắn về một trong hai nước (Lào hoặc Cam-pu-chia).


- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm :


+ Một nửa số nhóm (chẳng hạn nhóm 1,2,...) viết báo cáo về Lào, một nửa số nhóm
(chẳng hạn nhóm 3,4,...) viết báo cáo về Cam-pu-chia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Mỗi HS thực hiện nhiệm vụ được nhóm trưởng phân cơng. Sau đó, tiến hành thảo
luận tồn nhóm ; trao đổi, bổ sung các phần do mỗi cá nhân thực hiện, hồn thành báo cáo
của nhóm hồn chỉnh về một nước (Lào hoặc Cam-pu-chia).


<b>* Hoạt động 2 :</b> <b>Trình bày ở lớp </b>


- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp. Các nhóm
khác lắng nghe, trao đổi, nhận xét, bổ sung hoặc đối chiếu với kết quả làm việc của nhóm
mình, tự đánh giá, rồi thống báo cho GV biết.


(Cũng có thể yêu cầu các nhóm trao đổi báo cáo, đọc và nhận xét báo cáo cảu nhóm
bạn).


- Trên cơ sở kết quả của nội dung báo cáo và mức độ nghiêm túc tham gia của HS,
GV cho đánh giá, cho điểm bài thực hành của mỗi nhóm.


<b>B. BÀI LÀM THỰC HÀNH </b>


<b>TÌM HIỂU VỀ LÀO VÀ CAM-PU-CHIA </b>



<b>I. LÀO </b>


Diện tích : 236 800 km2 .
Dân số : 5,5 triệu người (năm 2002)
<b>1. Vị trí địa lí</b>


<b>- </b>Nằm trên bán đảo Đơng Dương.


- Giáp : Việt Nam (phía đơng ), Thái Lan (phía tây), Trung Quốc, Mi-an-ma (phía
bắc), Cam-pu-chia (phía nam)


- Nằm trong nội địa, khơng giáp biển. Do vậy, giao lưu với các nước trên thế giới có
phần trở ngại.


<b> 2. Điều kiện tự nhiên </b>
a) Địa hình


- Núi và cao nguyên chiếm 90% diện tích; từ bắc xuống nam có các cao nguyên:
Hủa Phan, Xiêng Khoảng, Khăm Muộn, Bô-lô-ven.


- Đồng bằng chiếm 10% diện tích, phân bố ở phía nam, dọc sơng Mê Cơng
b) Khí hậu


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

+ Mùa khơ : từ tháng 11 - 3, có gió mùa Đơng Bắc.


c) Sơng ngịi : chủ yếu là sơng Mê Cơng, chạy dọc biên giới phía tây với nhiều phụ
lưu có giá trị giao thơng, thủy điện và thủy lợi lớn.


<i>* Giá trị kinh tế của điều kiện tự nhiên</i>



- Thuận lợi : khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm quanh năm, giàu nguồn nước, nhiều
caonguyên đất đỏ, khá thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.


- Khó khăn : nằm xa biển, đồng bằng hẹp, nhiều đồi núi, cao nguyên, mùa khô thiếu
nước trầm trọng gây trở ngại cho giao thông và sản xuất nông nghiệp.


<b>3. Điều kiện xã hội, dân cư </b>
a) Dân cư:


- Dân số ít (5,5 triệu ngưịi), tỉ lệ tăng tự nhiên còn cao (2,3%).
- Mật độ dân số rất thấp (22 người/km2).


b/ Xã hội


- Thành phần dân tộc: người Lào (50%), người Thái (14%), người Mông (13%) và
các dân tộc khác. Tiếng Lào là ngôn ngữ phổ biến


- Đa số dân Lào sống ở nông thôn (83 %), bản tính hiền hịa và theo Phật giáo
(60%).


- Tỉ lệ người biết chữ thấp (56%), thu nhập bình quân theo đầu người thấp, chỉ đạt
317 USD/người.


<i>* Nhìn chung</i>, do dân số ít, trình độ văn hóa chưa cao nên nguồn lực lao động còn
nhiều hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng,


<b>4. Kinh tế : còn chậm phát triển </b>


a) Nông nghiệp : là hoạt động kinh tế chính, chiếm 52,9 % GDP.



- Lúa gạo : cây trồng chính, phân bố dọc sông Mê Công (sản lượng 2,1 triệu tấn,
năm 2000).


- Cây công nghiệp : cà phê, hồ tiêu, trồng trên các cao nguyên đất đỏ ở miền Nam.
- Chăn ni trâu, bị, lợn : khá phát triển (1 triệu con mỗi loại) nhờ có nhiều đồng cỏ
trên cao nguyên và nhiều loại hoa màu (ngô, khoai, sắn).


b) Công nghiệp


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

c) Các thành phố lớn đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp nhẹ và thực phẩm :
Viêng Chăn, Lng Pha-băng, Xa-van-na-khet, Pắc-xế.


<b>II. CAM-PU-CHIA </b>
Diện tích : 181 000 km2.
Dân số 12,3 triệu người (năm 2002).
<b>1. Vị trí địa lí</b>


- Thuộc bán đảo Đơng Dương.


- Giáp : Việt Nam (phía đơng), Thái Lan (phía tây), Lào (phía bắc), vịnh Thái Lan
(phía tây nam).


- Vị trí này giúp Cam-pu-chia mở rộng giao lưu bên ngồi bằng cả đường bộ, đường
sơng (Mê Công) và đường biển (cảng Xi-ha-nuc Vin).


<b>2. Điều kiện tự nhi</b><i><b>ên </b></i>
a) Địa hình


- Núi và cao nguyên : chiếm 25% diện tích.



+ Hai dãy núi chính : Đăng Rếch (phía bắc) và Cac-đa-mơn (phía tây nam).


+ Hai cao nguyên : Chơ-lông và Bô-keo (phía đơng, đơng bắc), có nhiều đất phù sa
cổ, đất đỏ.


- Đồng bằng : chiếm 75 % diện tích, chạy dài theo hướng tây bắc - đơng nam, do hai
sông Tông lê Sap và sông Mê Công bồi đắp.


b) Khí hậu


- Có tính chất cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt :
+ Mùa mưa từ tháng 4 - 10, có gió mùa tây nam ẩm.
+ Mùa khô từ tháng 11 - 3, có gió mùa đơng bắc khơ.
c) Sơng ngịi : sơng Mê Cơng, Tơng lê Sap


<i>* Giá trị kinh tế của điều kiện tự nhiên</i>


- Thuận lợi : đồng bằng rộng, đất màu mỡ; khí hậu cận xích đạo gió mùa, sơng ngịi
dày đặc, tạo thuận lợi cho trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và phát triển giao thông vận tải
thủy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

a) Dân cư


- Dân số trung bình (12,3 triệu người), tỉ lệ tăng tự nhiên khá cao (1,7%).
- Mật độ dân số trung bình (67 ng/km2).


b) Xã hội


- Thành phần dân tộc : chủ yếu là người Khơ-me (90%), người Việt (5 %), còn lại là
người Hoa và các dân tộc khác. Tiếng Khơ-me là ngôn ngữ phổ biến



- Đa số dân Cam-pu-chia sống ở nông thôn (84%) và theo Phật giáo (95%).


- Tỉ lệ người biết chữ rất thấp (35%), thu nhập bình quân đầu người kém (280
USD/người).


* Nhìn chung, do đa số dân sống về nơng nghiệp, trình độ văn hóa thấp, thu nhập
bình qn đầu người q ít khiến Cam-pu-chia gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh
tế và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.


<b>4. Kinh tế</b>: còn chậm phát triển
a) Nơng nghiệp


- Là hoạt động kinh tế chính, chiếm 37,1 % GDP.


- Lúa gạo, ngô là cây trồng phổ biến, phân bố dọc sông Mê Công và sông Tông-lê
Sap-Biển Hồ. Sản lượng lúa đạt 3,7 triệu tấn (năm 2000).


- Cây công nghiệp : cao su, hồ tiêu, thốt nốt, bông vải.


- Chăn nuôi trâu, bò, thủy sản nước ngọt khá phát triển nhờ có điều kiện thiên nhiên
thuận lợi


b) Cơng nghiệp : chiếm 20,5% GDP, chủ yếu là khai thác quặng sắt, mangan, sản
xuất xi măng, chế biến lương thực, thực phẩm, cao su và gỗ.


c) Dịch vụ : chiếm 42,4% GDP, đặc biệt du lịch có vai trị quan trọng; nổi tiếng là di
tích đền Ăngco (Xiêm Riệp).


d) Các thành phố lớn cũng là trung tâm công nghiệp và dịch vụ: Phnôm Pênh,


Bat-đom-bong, Công-pông-xom, Xiêm Riệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>Bài 27</b>
<b>ĐỌC BẢN ĐỒ VIỆT NAM</b>


<b>(Phần hành chính và khống sản)</b>


<b>A. GỢI Ý DẠY HỌC</b>
<b>I. MỤC TIÊU </b>


Sau bài thực hành, HS cần:
<b>1. Kiến thức</b>


- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, tổ chức hành chính của nước ta.
- Hiểu được tài nguyên khoáng sản và sự phân bố khoáng sản ở nước ta.
<b>2. Kĩ năng</b>


- Sử dụng bản đồ hành chính để xác định vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ
phần đất liền nước ta ; xác định vị trí địa phương.


- Đọc bản đồ khoáng sản Việt Nam : nhận xét sự phân bố khoáng sản nước ta, xác
định được các mỏ khoáng sản lớn và các vùng mỏ trên bản đồ.


<b>II. CHUẨN BỊ </b>


- Bản đồ hành chính Việt Nam treo tường.


- Bản đồ khoáng sản Việt Nam treo tường hoặc Lược đồ khống sản Việt Nam trong
SGK phóng to.



- Mỗi HS cần có các bản đồ hành chính Việt Nam đã được vẽ lại theo SGK để thực
hành (bản đồ hành chính ở trang 82 SGK).


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC </b>


<b>* Hoạt động 1 : Xác định vị trí địa phương </b>


- HS (cá nhân) sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam, xác định vị trí địa phương :
xác định địa phương mà em đang sống ở kinh độ, vĩ độ nào.


- Để HS xác định được vị trí địa phương, GV cần :


+ Nhắc lại hệ thống kinh, vĩ tuyến trên Trái Đất và trên bản đồ Việt Nam (xem lại
phần hình dạng Trái Đất và cách thể hiện ở SGK lớp 6).


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

địa phương.


- HS dựa vào tọa độ do GV đã xác định trên bản đồ treo tường, tìm trên bản đồ nhỏ
đã được chuẩn bị trước tọa độ địa phương.


- GV kiểm tra kết quả của một số em, khẳng định đúng hoặc hướng dẫn các em xác
định cho chính xác,...


<b>* Hoạt động 2 :</b> Xác định các điểm cực phần đất liền Việt Nam tr<b>ên bản đồ </b>
- HS theo nhóm đơi căn cứ vào bảng 23.2 trang 84 SGK để tìm các điểm cực trên
bản đồ.


- GV hướng dẫn HS ghi nhớ các địa danh này với các đặ trưng riêng biệt. Ví dụ :
+ Điểm cực Bắc với lá cờ Tổ quốc tung bay trên đỉnh núi Rồng, Lũng Cú, Hà Giang.
+ Điểm cực Nam là đất Mũi với rừng ngập mặn xanh tốt.



+ Điểm cực Tây là núi Khoan La San, ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào, nơi một
tiếng gà gáy cả ba nước đều nghe thấy.


+ Điểm cực Đơng là mũi Đơi, bán đảo Hịn Gốm che chắn cho vịnh Văn Phong, nơi
có phong cảnh biển vào loại đẹp nhất trong cả nước.


<b>* Hoạt động 3 :</b> <b>Lập bảng thống kê các tỉnh, thành phố theo mẫu đã cho</b>


- HS (cá nhân) căn cứ vào bản đồ hành chính, lập bảng thống kê theo mẫu (ở SGK)
và cho biết có bao nhiêu tỉnh ven biển.


- GV lưu ý các em phân loại các tỉnh, thành phố theo đặc điểm địa lí : các tỉnh ven
biển, các tỉnh nội địa, các tỉnh biên giới với Trung quốc, với Lào và với Cam-pu-chia.


- Sau khi hoàn thành, GV yêu cầu HS trao đổi bảng cho nhau, đánh giá kết quả của
nhau trên cơ sở hướng dẫn kết luận đúng của GV.


<b>* Hoạt động 4 :</b> Đọc bản đồ khoáng sản Việt Nam


Nhiệm vụ : HS (cá nhân) đọc lược đồ khoáng sản Việt Nam trong SGK hoặc trong
Atlat Địa lí Việt Nam, vẽ lại các kí hiệu và ghi vào vở học nơi phân bố của mười loại
khoáng sản chính theo mẫu ở SGK.


- GV nhắc HS ơn lại kí hiệu 10 loại khống sản chính (theo mẫu bảng thống kê ở
trang 100) trên lược đồ khoáng sản hay trên bản đồ khống sản treo tường. Nếu kí hiệu
hai bản đồ không giống nhau, GV thống nhất theo kí hiệu của bản đồ treo tường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp. GV hướng dẫn các em khác quan sát lược
đồ khoáng sản hoặc bản đồ khoáng sản treo tường nhận xét, bổ sung, đi đến các kết luận


đúng.


<b>B. BÀI LÀM THỰC HÀNH </b>
<b>1. Đọc bản đồ h</b><i><b>ành chính </b></i>


a)Vị trí của tỉnh (thành phố) mà em đang sống :


Tên địa phương :...ở kinh độ :..., vĩ độ :...
b) Xác định trên bản đồ hành chính VIệt Nam vị trí, tọa độ các điểm cực Bắc, cực
Nam, cực Đông, cực Tây của lãnh thổ phần đất liền nước ta


VỊ TRÍ, TỌA ĐỘ CÁC ĐIỂM CỰC CỦA LÃNH THỔ PHẦN ĐẤT LIỀN NƯỚC TA


<b>Tọa độ địa lí</b>
<b>Điểm </b>


<b>cực</b>


<b>Vị trí</b>


<b>Vĩ độ</b> <b>Kinh độ</b>


Bắc<b> </b> Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 23o 23’ B 105o 20’ Đ
Nam Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau 8o 34’ B 104o 40’ Đ
Tây Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên 22o 22’ B 102o 09’ Đ
Đông Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa 12o 40’ B 109o 24’ Đ


c) Thống kê các tỉnh, thành phố nước ta


CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ NƯỚC TA



<b>Đặc điểm về vị trí địa lí</b>


<b>Có biên giới chung với</b>
<b>Số </b>


<b>TT </b>


<b>Tên tỉnh, thành phố</b>


<b>Ven biển</b> <b>Nội địa </b>


<b>Trung </b>
<b>Quốc</b>


<b>Lào </b> <b></b>


<b>Cam-pu-chia </b>


1 An Giang x x


2 Bà Rịa - Vũng Tàu x


3 Bạc Liêu x


4 Bắc Giang x


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

6 Bắc Ninh x


7 Bến Tre x



8 Bình Dương x


9 Bình Định x


10 Bình Phước x


11 Bình Thuận x


12 Cà Mau x


13 Cao Bằng x


14 Cần Thơ x


15 Đà Nẵng x


16 Đắk Lắk x


17 Đắk Nông x


18 Điện Biên x x


19 Đồng Nai x


20 Đồng Tháp x


21 Gia Lai X


22 Hà Giang x



23 Hà Nam x


24 Hà Nội x


25 Hà Tĩnh x x


26 Hải Dương x


27 Hải Phòng x


28 Hậu Giang x


29 Hịa Bình x


30 Hưng Yên x


31 Khánh Hòa x


32 Kiên Giang x x


33 Kon Tum x x


34 Lai Châu x


35 Lang Sơn x


36 Lào Cai x


37 Lâm Đồng x



</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

39 Nam Định x


40 Nghệ An x x


41 Ninh Bình x


42 Ninh Thuận x


43 Phú Thọ x


44 Phú Yên x


45 Quảng Bình x x


46 Quảng Nam x x


47 Quảng Ngãi x


48 Quảng Ninh x x


49 Quảng Trị x x


50 Sóc Trăng x


51 Sơn La x x


52 Tây Ninh x x


53 Thái Bình x



54 Thái Nguyên x


55 Thanh Hóa x x


56 Thừa Thiên-Huế x x


57 Tiền Giang x x


58 TP.Hồ Chí Minh x x


59 Trà Vinh x x


60 Tuyên Quang x


61 Vĩnh Long x


62 Vĩnh Phúc x


63 Yên Bái x


<b>2. Đọc lược đồ khoáng sản Việt Nam </b>


CÁC LOẠI KHỐNG SẢN CHÍNH Ở NƯỚC TA


<b>Số</b> <b>Loại</b>


<b>khống sản</b>


<b>Kí hiệu trên </b>


<b>bản đồ</b>


<b>Phân bố các mỏ chính</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

2 Dầu mỏ Thềm lục địa phía Nam (các mỏ : Bạch Hổ, Đại Hùng,
Rồng....)


3 Khí đốt Thái Bình (Tiền Hải)


4 Bơ xít Al Cao Bằng, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai
5 Sắt Thái Nguyên (Trại Cau), Hà Giang (Tòng Bá), Hà


Tĩnh (Thạch Khê)


6 Crôm Thanh Hóa (Cổ Định)


7 Thiếc Cao Bằng (Tĩnh Túc), Nghệ An (Quỳ Hợp)


8 Ti tan Ti Tuyên Quang (Núi Chúa), Hà Tĩnh


9 Apatít Lào Cai (Cam Đường)


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>Bài 30</b>


<b>ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM </b>


<b>A. GỢI Ý DẠY HỌC</b>
<b>I. MỤC TIÊU </b>



Sau bài thực hành, HS cần:
<b>1. Kiến thức</b>


- Biết được các đơn vị địa hình cơ bản nước ta.
<b>2. Kĩ năng</b>


Đọc bản đồ địa hình Việt Nam
<b>II. CHUẨN BỊ </b>


- SGK Địa lí lớp 8 với hình 28.1 (Lược đồ địa hình Việt Nam), hình 33.1 (Lược đồ
các hệ thống sơng lớn ở Việt Nam).


- Átlat Địa lí Việt Nam


- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC </b>


<b>* Hoạt động 1 : Xác đinh các dãy núi và các dịng sơng lớn dọc theo vĩ tuyến </b>
<b>220B, từ biên giới Việt - Lào đến biên giới Việt - Trung </b>


- HS theo nhóm đơi căn cứ vào lược đồ địa hình Việt Nam (hình 28.1) và bản đồ
treo tường, tìm vĩ tuyến 220B, xác định các dãy núi và các dịng sơng lớn dọc theo vĩ
tuyến 220B, từ biên giới Việt - Lào đến biên giới Việt - Trung.


- GV hướng dẫn HS ghi kết quả tìm được vào bảng theo mẫu sau :
CÁC DÃY NÚI VÀ CÁC DỊNG SƠNG LỚN DỌC VĨ TUYẾN 220B


<b>Các dãy núi </b> <b>Các dịng sơng lớn</b>


- Một số HS trình bày kết quả trước lớp. GV hướng dẫn các HS trong lớp quan sát


bản đồ xác nhận các kết quả đúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>hình và nham thạch của các cao nguyên </b>


- HS theo nhóm đơi căn cứ vào lược đồ địa hình Việt Nam (hình 28.1) và bản đồ
treo tường, tìm kinh tuyến 1080Đ ; quan sát hình 30.1 (Lát cắt địa hình dọc kinh tuyến
1080Đ, từ Bạch Mã đến Phan Thiết), xác định hướng và vị trí của lát cắt trên bản đồ treo
tường hoặc lược đồ địa hình Việt Nam. Sau đó :


+ Tìm các cao nguyên dọc kinh tuyến 1080Đ, từ Bạch Mã đến Phan Thiết .
+ Nhận xét về địa hình và nham thạch của các cao nguyên trên.


- GV hướng dẫn HS ghi kết quả tìm được vào bảng theo mẫu sau :
CÁC CAO NGUYÊN DỌC THEO KINH TUYẾN 1080Đ


<b>Các cao nguyên </b> <b>Địa hình và nham thạch</b>


- Một số HS trình bày kết quả trước lớp. GV hướng dẫn các HS trong lớp quan sát
bản đồ xác nhận các kết quả đúng.


<b>* Hoạt động 3 :</b> <b>Tìm các đèo lớn dọc quốc lộ 1A từ Lạng Sơn đến Cà Mau </b>
- HS theo nhóm đơi căn cứ vào lược đồ địa hình Việt Nam (hình 28.1) và bản đồ
treo tường, tìm quốc lộ 1A, sau đó tìm các đèo lớn.


- GV lưu ý HS kí hiệu đèo ở trên bản chú giải và hướng HS chú ý nhiều hơn vào
đoạn quốc lộ 1A đi qua miền Trung, nơi có nhiều dãy núi đâm ngang ra biển.


- HS tìm trên bản đồ các đèo. Một số em trình bày trước lớp, GV hướng dẫn HS toàn
lớp quan sát bản đồ xác nhận các kết quả đúng.



- GV tổ chức cho HS thảo luận lớp về ảnh hưởng của các đèo đến giao thông bắc -
nam. (Hoặc, có thể yêu cầu mỗi em HS tự thực hiện câu này, GV kiểm tra kết quả và kết
luận chung trước toàn lớp)


<b>B. BÀI LÀM THỰC HÀNH </b>


<b>1. Các dãy núi và các dòng sông lớn dọc theo vĩ tuyến 220B, từ biên giới Việt - </b>
<b>Lào đến biên giới Việt - Trung </b>


CÁC DÃY NÚI VÀ CÁC DỊNG SƠNG LỚN DỌC VĨ TUYẾN 220B


<b>Các dãy núi </b> <b>Các dịng sơng lớn</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Hồng Liên Sơn
Con Voi


Cánh cung sơng Gâm
Cánh cung Ngân Sơn
Cánh cung Bắc Sơn


Hồng
Chảy

Gâm
Cầu
Kì cùng


<b>2. Cáccao nguyên dọc kinh tuyến 1080Đ, từ dãy núi Bạch Mã đến bờ biển Phan </b>
<b>Thiết </b>



CÁC CAO NGUYÊN DỌC THEO KINH TUYẾN 1080Đ


<b>Các cao nguyên </b> <b>Địa hình và nham thạch</b>


- Cao nguyên Kon Tum, cao trên 1400m
- Cao nguyên Đăk Lăk, dưới 1000m
- Cao nguyên Mơ Nông và Di Linh, cao
trên 1000m


- Địa hình : các cao ngun có độ cao khác
nhau, được gọi là những cao nguyên xếp
tầng.


- Nham thạch : đá badan trẻ là chủ yếu, xen
kẽ có đá cổ Tiền Cambri.


<b>3. Các đèo lớn dọc quốc lộ 1A từ Lạng Sơn đến Cà Mau </b>
a) Các đèo lớn phải vượt qua trên quốc lộ 1A


- Sài Hồ (Lạng Sơn)
- Tam Điệp (Ninh Bình)


- Ngang (Hà Tĩnh - Quảng Bình)
- HảiVân (Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng)
- Cù Mơng (Bình Định - Phú Yên)
- Cả (Phú Yên - Khánh Hịa)


b)Trở ngại của các đềo đến giao thơng theo hướng bắc - nam :
- Làm chậm tốc độ và dễ gây ra tai nạn giao thông đường bộ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>Bài 35</b>


<b>THỰC HÀNH VỀ KHÍ HẬU, THỦY VĂN VIỆT NAM </b>


<b>A. GỢI Ý DẠY HỌC</b>
<b>I. MỤC TIÊU </b>


Sau bài thực hành, HS cần:
<b>1. Kiến thức</b>


- Củng cố được kiến thức về khí hậu và thủy văn Việt Nam thông qua lưu vực sông Hồng
(Bắc Bộ) và lưu vực sông Gianh (Trung Bộ).


<b>2. Kĩ năng</b>


- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, kĩ năng xử lí và phân tích số liệu khí hậu - thủy văn.
<b>II. CHUẨN BỊ </b>


- Bản đồ sơng ngịi Việt Nam treo tường hoặc lược đồ các hệ thống sơng lớn ở Việt
Nam (hình 33.1).


- Biểu đồ khí hậu - thủy văn do GV đã vẽ sẵn ở nhà hoặc GV vẽ mẫu trên bảng bằng
phấn màu (theo số liệu đã cho).


- Dụng cụ đo vẽ : thước kẻ có chia mm, bút chì đen, bút chì màu, tẩy,...(tất cả HS
đều có)


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC </b>



<b>* Hoạt động 1 :</b> <b>Vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên từng </b>
<b>lưu vực</b>


- HS (cá nhân) căn cứ vào bảng 35.1 SGK, vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ
dòng chảy trên từng lưu vực (một lưu vực một biểu đồ)


- GV hướng dẫn HS :


+ Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường


 Biểu đồ lượng mưa : hình cột, tơ màu xanh.
 Biểu đồ lưu lượng : đường biểu diễn, màu đỏ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

+ Chọn tỉ lệ phù hợp để vẽ biểu đồ cân đối.
+ Thống nhất thang chia cho hai lưu vực sông.
+ Xác định đường giá trị trung bình trên các biểu đồ.


<b>* Hoạt động 2 : Xác định mùa mưa và mùa lũ theo chỉ tiêu vượt trung bình </b>
- GV cung cấp cho HS một số kiến thức cần thiết và cách xác định mùa mưa và mùa
lũ theo chỉ tiêu vượt trung bình.


+ Mùa mưa bao gồm các tháng liên tục trong năm có lượng mưa tháng lớn hơn hay
bằng 1/12 lượng mưa cả năm.


+ Mùa lũ bao gồm các tháng liên tục trong năm có lưu lượng dòng chảy lớn hơn hay
bằng 1/12 lưu lượng dòng chảy cả năm.


+ Tính giá trị trung bình của lượng mưa tháng bằng cách cộng lượng mưa các tháng,
rồi chia cho 12.



+ Tính giá trị trung bình của lượng dòng chảy tháng bằng cách cộng lượng dòng
chảy các tháng, rồi chia cho 12.


+ Xác định mùa mưa hay mùa lũ bằng cách so sánh với giá trị trung bình. Mùa mưa
(hoặc mùa lũ) là những tháng có lượng mưa (hay lượng dòng chảy) lớn hơn hay bằng giá
trị trung bình đã xác định.


+ Trên biểu đồ, có thể căn cứ vào đường giá trị trung bình của lượng mưa hay lượng
dòng chảy để xác định mùa mưa hay mùa lũ. Đó là phần biểu đồ nằm trên đường trung
bình.


- HS tồn lớp dưới sự hướng dẫn của GV tính thời gian và độ dài (số tháng) của mùa
mưa và mùa lũ tại các lưu vực theo chỉ tiêu vượt giá trị trung bình tháng. GV yêu cầu HS
ghi kết quả tính tốn vào bảng theo mẫu sau :


BẢNG 35.1. CÁC THÁNG VƯỢT GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH


<b> Tháng vượt giá trị trung bình (x) </b>
<b>Lưu </b>


<b>vực </b>


<b>Giá trị trung </b>
<b>bình/tháng </b>


<b>1 </b> <b>2 </b> <b>3 </b> <b>4 </b> <b>5 </b> <b>6 </b> <b>7 </b> <b>8 </b> <b>9 </b> <b>10 </b> <b>11 </b> <b>12 </b>


Lượng mưa
:...
Sông



Hồng


<i>(trạm </i>
<i>Sơn </i>
<i>Tây)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Lượng mưa
:...
Sông


Gianh


<i>(trạm </i>
<i>Đồng </i>
<i>Tâm)</i>


Lưu lượng
:...


<b>* Hoạt động 3 : Nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng </b>
<b>lưu vực sông </b>


- GV giảng giải để HS rõ :


+ Giữa khí hậu và thủy văn nước ta có quan hệ chặt chẽ với nhau : sơng ngịi đã
phản ánh đặc điểm chung của khí hậu nước ta có một mùa mưa và một mùa khơ. Chế độ
nước sơng ngịi phụ thuộc vào chế độ mưa ẩm. Mùa mưa dẫn tới mùa lũ và mùa khô dẫn
đến mùa cạn. GV cũng cần lưu ý HS về sự khác biệt về mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu
vực sông thuộc các miền khí hậu khác nhau. Mùa mưa ở từng miền đến sớm hoặc muộn


khác nhau.


+ Về quan hệ mưa và lũ : trên thực tế mùa lũ không hồn tồn trùng khớp với mùa
mưa, vì ngồi mưa cịn có các nhân tố khác tham gia và làm biến đổi dòng chảy tự nhiên
như độ che phủ rừng, hệ số thấm của đất đá, hình dạng mạng lưới sông và các hồ chứa
nước nhân tạo. Ví dụ : ở lưu vực cịn nhiều rừng, hệ số thấm của đất đá cao, nhiều hang
đơng ngầm thì mùa lũ diễn ra chậm hơn mùa mưa.


- HS toàn lớp dưới sự hướng dẫn của GV căn cứ vào bảng 35.1, xác định trên từng
lưu vực sông :


+ Các tháng mùa lũ trùng hợp với các tháng mùa mưa.


+ Các tháng của mùa lũ không trùng hợp với các tháng mùa mưa.


Từ đó trao đổi, rút ra nhận xét về quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu
vực sông.


<b>B. BÀI LÀM THỰC HÀNH </b>


<b>1. Biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên từng lưu vực</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>


100


1 2 3 4- 5 6 7 8 9 10 11 12


200
300
0


400
2000
4000
6000
0
8000
10000


(mm) (m3/s)


500


100


1 2 3 4- 5 6 7 8 9 10 11 12


200
300
0
400
2000
4000
6000
0
8000
10000


(mm) (m3/s)


500



<b>Sông Hồng</b> <b><sub>Sông Gianh</sub></b>


Tháng <sub>Tháng</sub>


<b>Biểu đồ lượng mưa và lưu lư ợng nước của sông Hồng và sông Gianh</b>
Nhiệt độ Lượng mưa


<b>2. Mùa mưa và mùa lũ </b>


- Giá trị trung bình các đại lượng trên lưu vực sơng Hồng


+ Tổng lượng mưa cả năm (12 tháng) : 1839,2mm  lượng mưa trung bình/tháng :
153,3 mm


+ Tổng lưu lượng nước cả năm: 43.591m3/s  lưu lượng nước trung bình/tháng :
3632 m3/s


- Giá trị trung bình các đại lượng trên lưu vực sơng Gianh


+ Tổng lượng mưa cả năm: 2.230,1mm  lượng mưa trung bình/tháng : 185,8mm
+ Tổng lưu lượng nước cả năm : 740,4 m3/s  lưu lượng nước trung bình/tháng :
61,7 m3/s


- Các tháng vượt giá trị trung bình về lượng mưa và lưu lượng dòng chảy


BẢNG 35.1. CÁC THÁNG VƯỢT GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH


<b> Tháng vượt giá trị trung bình (x) </b>
<b>Lưu </b>



<b>vực </b>


<b>Giá trị trung </b>
<b>bình/tháng </b>


<b>1 </b> <b>2 </b> <b>3 </b> <b>4 </b> <b>5 </b> <b>6 </b> <b>7 </b> <b>8 </b> <b>9 </b> <b>10 </b> <b>11 </b> <b>12 </b>


Sông
Hồng


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

153,3 mm


<i>(trạm </i>
<i>Sơn </i>


<i>Tây)</i> Lưu lượng


3632 m3/s


x x x x x


Lượng mưa :
185,8 mm


x x x x


Sông
Gianh



<i>(trạm </i>
<i>Đồng </i>
<i>Tâm)</i>


Lưu lượng :
61,7 m3/s


x x x


- Trên lưu vực sông Hồng :


+ Mùa mưa kéo dài 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10)
+ Mùa lũ chậm hơn, dài 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10)
- Trên lưu vực sông Gianh :


+ Mùa mưa kéo dài 4 tháng (từ tháng 8 đến tháng 11)
+ Mùa lũ chậm hơn, dài 3 tháng (từ tháng 9 đến tháng 11)


<b>3. Nhận xét về quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực sông </b>


- Trên lưu vực sông Hồng : mùa mưa bắt đầu sớm hơn vào tháng 5, từ tháng 6 đến
tháng 10, mùa mưa trùng khớp với mùa lũ.


- Trên lưu vực sông Gianh : mùa mưa bắt đầu sớm hơn vào tháng 8, từ tháng 9 đến
tháng 11, mùa mưa trùng khớp với mùa lũ.




</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>Bài 40</b>



<b>ĐỌC LÁT CẮT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỔNG HỢP </b>


<b>A. GỢI Ý DẠY HỌC</b>
<b>I. MỤC TIÊU </b>


Sau bài thực hành, HS cần:
<b>1. Kiến thức</b>


- Hiểu được cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của một lát cắt tổng hợp địa lí tự nhiên.


- Hiểu được mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu,
thực vật,...).


- Hiểu được sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên (đồi núi, cao nguyên, đồng bằng) theo một tuyến
cắt cụ thể dọc Hoàng Liên Sơn, từ Lào Cai đến Thanh Hóa.


<b>2. Kĩ năng</b>


Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp.
<b>II. CHUẨN BỊ </b>


- Bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam treo tường.
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường.
- Lát cắt tổng hợp trong SGK được phóng to.
- Thước kẻ có chia mm.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC </b>


<b>* Hoạt động 1 : Xác định tuyến cắt A - B trên bản đồ</b>



- HS (cá nhân) căn cứ vào lược đồ Việt Nam (góc phải lát cắt) để xác định hướng
của tuyến cắt A - B. Sau đó, căn cứ vào lát cắt tổng hợp địa lí tự nhiên từ Phan-xi-păng tới
thành phố Thanh Hóa (A - B) đễ xác định lát cắt đi qua những khu vực địa hình nào. Một
số HS cơng bố kết quả trước lớp. HS tồn lớp xác định kết quả đúng.


- HS (cá nhân) tính độ dài của tuyến cắt A - B theo tỉ lệ ngang của lát cắt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

+ HS tính tốn cho kết quả.


+ Một số em cơng bố kết quả trước lớp. HS tồn lớp xác định kết quả đúng.
<b>* Hoạt động 2 :</b> Xác định tr<b>ên lát cắt các loại đất, đá, các kiểu rừng </b>


- HS theo nhóm (lớp được chia thành ba nhóm, mỗi nhóm phụ trách một khu vực địa
lí) dựa trên kí hiệu và bản chú giải của từng hợp phần tự nhiên, cho biết trên lát cắt (từ A
đến B và từ dưới lên trên) :


+ Có những loại đá, loại đất nào ? Chúng phân bố ở đâu ?


+ Có mấy kiểu rừng ? Chúng phát triển trong điều kiện tự nhiên như thế nào ?
- GV hướng dẫn HS ghi kết quả làm việc nhóm vào bảng theo mẫu gợi ý sau :


BẢNG 40.1. CÁC HỢP PHẦN TỰ NHIÊN TRÊN LÁT CẮT


<b>Khu núi cao </b>
<b> Hoàng Liên Sơn</b>


<b>Khu cao nguyên </b>
<b> Mộc Châu</b>



<b>Khu dồng bằng </b>
<b>Thanh Hóa </b>


Độ cao


Loại đá
Loại đất
Kiểu rừng


- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả trước lớp. GV hướng dẫn HS toàn lớp quan
sát lát cắt, xác nhận các kết quả đúng.


<b>* Hoạt động 3 :</b> <b>Trình bày sự khác biệt khí hậu trong khu vực </b>


- HS theo nhóm (lớp được chia thành ba nhóm, mỗi nhóm phụ trách một khu vực địa
lí) căn cứ vào bảng số liệu 40.1 (Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng của ba trạm khí
tượng trên tuyến cắt A - B) và biểu đồ khí hậu của ba trạm Hồng Liên Sơn, Mộc Châu,
Thanh Hóa để trình bày sự khác biệt khí hậu trong khu vực.


- GV gợi ý để HS nhắc lại đặc điểm của các kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận
nhiệt gió mùa núi cao, ơn đới gió mùa núi cao.


- HS thực hiện yêu cầu của bài thực hành. GV hướng dẫn HS ghi kết quả làm việc
nhóm vào bảng theo mẫu gợi ý sau :


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>Khu vực</b>
<b>Yếu tố khí hậu</b>


<b>Khu núi cao </b>
<b> Hồng Liên Sơn</b>



<b>Khu cao nguyên </b>
<b> Mộc Châu</b>


<b>Khu dồng bằng </b>
<b>Thanh Hóa </b>


Nhiệt độ TB năm
Lượng mưa năm


Các mùa trong
năm


Kiểu khí hậu


- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả trước lớp. GV hướng dẫn HS toàn lớp quan
sát lát cắt, xác nhận các kết quả đúng.


<b>* Hoạt động 4 :</b> <b>Tổng hợp điều kiện địa lí tự nhiên theo ba khu vực và báo cáo </b>
<b>trước lớp</b>


- HS theo nhóm (lớp được chia thành ba nhóm, mỗi nhóm phụ trách một khu vực địa
lí) tổng hợp điều kiện địa lí tự nhiên theo ba khu vực trên cơ sở kết quả hoạt động 2 được
thể hiện ở bảng 40.1, bảng 40.2 và kết quả của hoạt động 3.


- GV mời đại diện của mỗi nhóm báo cáo kết quả trước lớp ; hướng dẫn HS các
nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung, hồn thành báo cáo.


<b>B. BÀI LÀM THỰC HÀNH </b>



<b>1. Xác định tuyến cắt A - B trên lược đồ</b>


- Hướng của tuyến cắt A - B : tây bắc - đông nam. Lát cắt đi qua ba khu vực địa hình
: khu núi cao Hồng Liên Sơn, khu cao nguyên Mộc Châu, khu đồng bằng Thanh Hóa.


- Độ dài tuyến cắt A - B trên thực địa : 18 cm x 20 km = 360 km.
<b>2. Xác định trên lát cắt các loại đất, đá, các kiểu rừng </b>


BẢNG 40.1. CÁC HỢP PHẦN TỰ NHIÊN TRÊN LÁT CẮT


Khu vực
Yếu tố


<b>Khu núi cao </b>
<b> Hoàng Liên Sơn</b>


<b>Khu cao nguyên </b>
<b> Mộc Châu</b>


<b>Khu dồng bằng </b>
<b>Thanh Hóa </b>


Độ cao Trên 2000m Dưới 1000m Dưới 200m
Loại đá Mác ma xâm nhập


(Phan-xi-păng), mác


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

ma phun trào.


Loại đất Mùn núi cao Feralít trên đá vôi Phù sa trẻ


Kiểu rừng Rừng ôn đới Rừng cận nhiệt và


rừng nhiệt đới


Cây bụi và hệ sinh
thái nông - lâm
nghiệp


<b>3. Sự khác biệt khí hậu của ba khu vực </b>


BẢNG 40.2. SỰ KHÁC BIỆT KHÍ HẬU GIỮA BA KHU VỰC


<b>Khu vực</b>
<b>Yếu tố khí hậu</b>


<b>Khu núi cao </b>
<b> Hoàng Liên Sơn</b>


<b>Khu cao nguyên </b>
<b> Mộc Châu</b>


<b>Khu dồng bằng </b>
<b>Thanh Hóa </b>


Nhiệt độ TB năm 12,80C 18,50C 23,60C


Lượng mưa năm 3553mm 1560mm 1746mm
Các mùa trong


năm



Mùa mưa dài (7
tháng), mùa khô
ngắn (5 tháng).


Thời gian mùa mưa
và khơ bằng nhau (6
tháng)


Có 2 mùa, mưa và
khơ rõ rệt


Kiểu khí hậu Ơn đới gió mùa núi
cao


Cận nhiệt gió mùa
núi cao


Nhiệt đới gió mùa


<b>4.Tổng hợp điều kiện địa lí tự nhiên theo ba khu vực </b>
a) Khu Hoàng Liên Sơn


- Đá mác ma xâm nhập và phun trào.


- Địa hình núi trung bình và núi cao trên 2000 - 3000m.
- Khí hậu lạnh quanh năm, mưa nhiều.


- Đất mùn núi cao.
- Rừng ôn đới trên núi.



b) Khu cao nguyên Mộc Châu


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

- Rừng và đồng cỏ nhiệt đới (vùng chăn ni bị sữa)
c) Khu đồng bằng Thanh Hóa


- Địa hình bồi tụ phù sa thấp và bằng phẳng.
- Khí hậu nhiệt đới.


- Đất phù sa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<b>Bài 44</b>


<b>TÌM HIỂU ĐỊA PHƯƠNG </b>



<b>A. GỢI Ý DẠY HỌC</b>


<b>I. MỤC TIÊU </b>


Sau bài thực hành, HS cần:
<b>1. Kiến thức</b>


- Biết được một số địa điểm ở địa phương về vị trí, hình dạng, độ lớn, lịch sử phát triển, vai
trò và ý nghĩa đối với nhân dân trong xã, huyện, tỉnh, cả nước.


<b>2. Kĩ năng</b>


- Hiểu và vận dụng trong thực tế quy trình tìm hiểu, nghiên cứu một địa điểm cụ thể
cả về mặt lịch sử, địa lí.



- Rèn luyện kĩ năng điều tra, thu thập thông tin, vẽ sơ đồ, biểu đồ, phân tích tơng tin,
viết báo cáo, trình bày thông tin qua hoạt động thực tế với một nội dung xác định.


<b>II. CHUẨN BỊ </b>
1) Giáo viên


- Lựa chọn địa điểm : GV tìm hiểu một số địa điểm như khu dân cư, kinh tế, di tích
lịch sử, danh lam thắng cảnh, khu du lịch,... giới thiệu với HS và cùng HS lựa chọn một
trong những địa điểm đó có vị trí, q trình xây dựng, phát triển gắn với lịch sử địa
phương và ở gần nơi trường đóng để thuận tiện cho việc tổ chức cho HS đến tìm hiểu.
Nên tránh những địa điểm gần sơng hoặc nơi dễ xảy ra tai nạn.


- Chuẩn bị thông tin về địa điểm


+ GV yêu cầu HS thu thập thông tin từ người thân, sách báo,...về địa điểm đó (càng
nhiều càng tốt).


+ GV xác định vị trí địa điểm được chọn trên bản đồ tỉnh (thàn phố). Việc này cũng
có thể giao cho HS tự thực hiện.


+ GV nên liên hệ với ban phụ huynh lớp hoặc người quản lí địa điểm (nếu có) để
mời báo cáo về lịch sử và hiện trạng của địa điểm và xin phép cho HS đến tham quan, tìm
hiểu ; cần nêu rõ yêu cầu về nội dung và thời gian HS đến tham quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

- Chuẩn bị đồ dùng học tập :giấy, bút, la bàn, thước kẻ, thước dây.


- Thu thập trước một số thông tin về sự vật, hiện tượng địa lí, lịch sử liên quan đến
địa điểm được chọn để nghiên cứu, tìm hiểu.



<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC </b>


<b>* Hoạt động 1 : Chuẩn bị đi thực địa </b>
a) HS tìm hiểu nhiệm vụ thực hành
- GV thống báo để HS hiểu :


+ Tên và địa điểm sẽ nghiên cứu, tìm hiểu.
+ Mục đích nghiên cứu, tìm hiểu địa điểm.
- GV giao nhiệm vụ cho HS


+ Nội dung cần tìm hiểu :


 Tên gọi, vị trí địa lí của địa điểm : nằm ở đâu trong xã, huyện ; gần những
cơng trình xây dựng, đường sá hoặc sơng, núi nào của địa phương.


 Hình dạng và độ lớn : hình dạng, diện tích ; cấu trúc trong, ngồi.


 Lịch sử phát triển của địa điểm : được xây dựng từ khi nào, hiện trạng hiện
nay.


 Vai trò và ý nghĩa của địa điểm : đối với nhân dân trong xã, huyện ; đối với
nhân dân của tỉnh, nhân dân cả nước.


+ Cách tiến hành : xác định vị trí trên thực địa, quan sát, nhận xét và ghi chép các
đặc điểm của địa điểm (diện tích, hình dạng, tuổi, cảnh quan chung, cấu trúc,...), các
hoạt động đang diễn ra tại địa điểm đó ; vai trò, ý nghĩa của địa điểm đối với đời
sống dân cư trong địa phương ; nêu suy nghĩ của mình đối với địa điểm đó.


b) GV phổ biến một số quy định



- GV phổ biến rõ ràng, rành mạch nội quy đi đường và làm việc tại địa điểm để
tránh xảy ra tai nạn (chú ý những u cầu về an tồn giao thơng, quy định về trật tự, vệ
sinh, bảo vệ môi trường sạch, đẹp,...).


- Phổ biến thời gian bắt đầu và kết thúc công việc, nơi tập trung, tuyến đường đi
(nên cho HS quay về trường ròi giải tán).


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

chỉ đạo cơng việc chung của nhóm theo sự phân công của giáo viên, hai thư kí có trách
nhiệm ghi chép, vẽ sơ đồ, bảo quản những tư liệu chung của cả nhóm.


<b>* Hoạt động 2 :</b> <b>Tổ chức hoạt động thực địa </b>


- Sau khi HS đã tập kết tại địa điểm, cho HS nghe báo cáo viên trình bày khái quát
về địa điểm, chú ý những yếu tố lịch sử. GV nên nhắc lại một số điểm chính như : năm
hình thành, các bước phát triển, đặc điểm cấu trúc lớn, ý nghĩa.


- HS làm việc theo sự phân cơng :


+ Nhóm trưởng : nhắc lại cơng việc từng người phải thực hiện, tham gia đồng thời
giám sát, nhắc nhở việc thực hiện của các bạn trong nhóm đảm bảo đủ cơng việc, đúng
giờ quy định.


+ Thư kí ghi chép các kết quả quan sát, tìm hiểu được ; vẽ sơ đồ địa điểm và chọn kí
hiệu để điền các sự vật vào sơ đồ theo sự thống nhất trong nhóm.


+ Các HS khác trong nhóm làm nhiệm vụ đo, quan sát, mơ tả, tìm hiểu, bàn bạc để
giải thích,... và cung cấp thơng tin cho thư kí.


<b>* Hoạt động 3 :</b> <b>Hồn thiện báo cáo và trình bày trước lớp</b>



- Nhóm dựa vào sự phân cơng, đặt tên cho các phần báo cáo (về vị trí, quy mơ, cảnh
quan, về lịch sử phát triển, về hoạt động....).


- Từng nhóm hồn thành báo cáo theo đề cương hướng dẫn trong SGK, chú ý nêu
được các việc đã làm, sản phẩm, các kết quả thu được bao gồm cả những giải thích liên
quan đến địa điểm đó, suy nghĩ của HS về địa điểm được nghiên cứu, tìm hiểu.


- Các nhóm nhận xét kết quả của mình và của bạn, so sánh và đánh giá. GV nhận xét
và đánh giá từng báo cáo và tổng hợp các báo cáo để HS có một cái nhìn đầy đủ về địa
điểm được nghiên cứu, tìm hiểu.


<b>B. BÀI LÀM THỰC HÀNH </b>
<b>1. Đề tài gợi ý</b>


- Di tích lịch sử - văn hóa địa phương.


- Cơ sở kinh tế (nông, lâm, ngư nghiệp) tại địa phương.


- Cơng trình phúc lợi về văn hóa, thể thao, dịch vụ, du lịch atij địa phương


- Cảnh quan thiên nhiên tại địa phương (núi, sông, hồ đầm, bãi biển, hang động, suối
khoáng....)


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

a) Tên gọi, vị trí địa lí của địa điểm : nằm ở đâu trong thôn, xã, huyện ; gần những
cơng trình xây dựng, đường sá hoặc sơng, núi nào của địa phương.


b) Hình dạng và độ lớn : hình dạng, diện tích ; cấu trúc trong, ngồi.


c) Lịch sử phát triển của địa điểm : được xây dựng từ khi nào, hiện trạng hiện nay.
d) Vai trò và ý nghĩa của địa điểm :



- Đối với nhân dân trong xã, huyện.


- Đối với nhân dân của tỉnh, nhân dân cả nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37></div>

<!--links-->

×