Phần thứ hai
HƯỚNG DẪN CỤ THỂ DẠY HỌC CÁC BÀI THỰC HÀNH
ĐỊA LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ
ĐỊA LÍ LỚP 6
Bài 6
TẬP SỬ DỤNG ĐỊA BÀN VÀ THƯỚC ĐO
ĐỂ VẼ SƠ ĐỒ LỚP HỌC
GỢI Ý DẠY HỌC
I. MỤC TIÊU
Sau bài thực hành, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu rõ cách thể hiện một đối tượng địa lí ở thực địa lên giấy
2. Kĩ năng
- Sử dụng địa bàn để xác định phương hướng của một số đối tượng địa lí trên thực
địa.
- Biết đo các khoảng cách trên thực tế và tính tỉ lệ khi đưa lên lược đồ.
- Biết vẽ sơ đồ đơn giản của một lớp học hoặc một khu vực của trường trên giấy.
II. CHUẨN BỊ
- Địa bàn
- Thước dây.
- Thước kẻ, com pa, giấy, bút chì, bút mực, tẩy....
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
6
* Hoạt động 1 : Học cách sử dụng địa bàn
- HS được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 địa bàn, quan sát và tìm hiểu cấu tạo,
cách sử dụng địa bàn.
- GV sử dụng địa bàn để giảng giải cho HS về tác dụng, cấu tạo và hướng dẫn các em
cách sử dụng địa bàn.
a) Tác dụng của địa bàn : dùng để xác định phương hướng nhanh và chính xác.
b) Cấu tạo của địa bàn :
+ Hộp nhựa đựng kim nam châm và vòng chia độ.
+ Kim nam châm đặt trên một trục trong hộp, đầu kim chỉ hướng bắc thường có màu
xanh, đầu kim chỉ hướng nam thường có màu đỏ.
+ Trên vòng chia độ có ghi 4 hướng chính : B (bắc), N (nam), Đ (đông), T (tây). Số độ
ghi trong địa bàn từ 0
0
đến 360
0
(B ứng với 0
0
và 360
0
, N ứng với 180
0
, Đ ứng với 90
0
, T
ứng với 270
0
. Nếu địa bàn sử dụng tiếng Anh thì hướng bắc có chữ N (North), nam có chữ
S (South), đông có chữ E (East), tây có chữ W (West).
c) Cách sử dụng địa bàn :
+ Đặt địa bàn thật thăng bằng trên mặt phẳng, tránh xa các vật bằng sắt như xe đạp,
khung cửa bằng sắt.... Mở cần hãm địa bàn (nếu có) cho kim chuyển động. Sau một thời
gian dao động, kim địa bàn sẽ đứng im, chỉ đầu xanh về hướng bắc. Lúc đó, xoay hộp cho
vạch số 0 hoặc chữ B (N) nằm trùng với đầu kim màu xanh. Khi đó, địa bàn đã được đặt
đúng hướng, đường 0 - 180
0
chính là đường bắc - nam.
+ Muốn biết hướng của các đối tượng trên thực địa (so với điểm quan sát), vạch từ
tâm địa bàn một vạch thẳng kéo dài đến vị trí của đối tượng, rồi đọc trên vòng chia độ trị số
đo góc của đường thẳng với hướng bắc của địa bàn (ví dụ : 30
0
, như vậy đối tượng nằm ở
cách hướng bắc 30
0
về phía đông, nếu là 330
0
, đối tượng nằm ở cách hướng bắc 30
0
về phía
tây.
- HS thực hành, sử dụng địa bàn để xác định hướng của bức tường lớp học.
- GV quan sát, hướng dẫn một số em sử dụng địa bàn, xác nhận cách làm đúng của
một số em, sửa chữa cho những lỗi sử dụng của một số em khác, khẳng định hướng của
bức tường lớp học.
* Hoạt động 2 : Tính tỉ lệ và vẽ sơ đồ lớp học trên giấy
- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm vẽ một sơ đồ.
- HS các nhóm phân công nhóm viên : đo chiều dài, chiều rộng của lớp học, của cửa
7
ra vào, của bục, của bàn GV, của bàn HS...
- GV cung cấp cho HS cách tính tỉ lệ các khoảng cách và cách vẽ sơ đồ lớp học sao
cho vừa với khổ giấy.
- HS tiến hành đo, tính kích thước theo tỉ lệ, ghi kết quả đo và tính được theo tỉ lệ vào
bảng theo mẫu sau :
KÍCH THƯỚC LỚP HỌC
Các yếu tố Kích
thước đo
được (m)
Kích
thước
theo tỉ lệ
(cm)
Các yếu tố Kích
thước
đo được
(m)
Kích
thước
theo tỉ lệ
(cm)
Chiều dài lớp học 8 8 Chiều dài bục
giảng
Chiều rộng lớp học 5 5 Chiều rộng bục
giảng
Chiều rộng cửa lớn 1,2 1,
2
Chiều dài bàn học
sinh
Chiều rộng cửa sổ Chiều rộng bàn
học sinh
Chiều dài bàn giáo
viên
Chiều rộng ghế
học sinh
Chiều rộng bàn
giáo viên
Cự li giữa các bàn
học sinh
- Tiến hành vẽ sơ đồ lớp học
+ Trước tiên cần vẽ khung lớp học, sau đó mới đến các đối tượng ở bên trong.
+ Bản vẽ phải có đủ : tên sơ đồ, tỉ lệ, mũi tên chỉ hướng bắc và các ghi chú khác.
- GV dành thời gian cho các nhóm làm việc. Trong quá trình HS vẽ sơ đồ, GV kiểm
tra và có thể giúp các nhóm nắm vững thêm cách làm.
8
Bài 11
SỰ PHÂN BỐ CÁC LỤC ĐỊA VÀ ĐẠI DƯƠNG
TRÊN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
A. GỢI Ý DẠY HỌC
I. MỤC TIÊU
Sau bài thực hành, HS cần:
1. Kiến thức
- Biết được sự phân bố lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất, cũng như ở hai nửa cầu
Bắc và Nam.
- Biết được tên và vị trí của 6 lục địa và 4 đại dương trên quả Địa cầu hoặc trên bản đồ thế
giới.
2. Kĩ năng
- Xác định được 6 lục địa, 4 đại dương trên bản đồ hoặc quả Địa cầu.
II. CHUẨN BỊ
- SGK với các hình 28, 29, các bảng ở trang 34, 35.
- Quả Địa cầu
- Bản đồ tự nhiên thế giới
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Hoạt động 1 : Cho biết tỉ lệ diện tích lục địa và diện tích đại dương ở mỗi nửa
cầu
- HS (cá nhân) quan sát hình 28, tính toán để biết :
+ Tỉ lệ diện tích lục địa và diện tích đại dương ở nửa cầu Bắc.
+ Tỉ lệ diện tích lục địa và diện tích đại dương ở nửa cầu Nam.
Ghi kết quả tính được vào bảng theo mẫu sau :
9
TỈ LỆ DIỆN TÍCH LỤC ĐỊA VÀ DIỆN TÍCH ĐẠI DƯƠNG Ở MỖI NỬA CẦU
Tỉ lệ diện tích lục địa (%) Tỉ lệ diện tích đại dương (%)
Nửa cầu Bắc
Nửa cầu Nam
- GV mời một số em đọc kết quả tính được trước lớp, hướng dẫn HS khẳng định :
phần lớn các lục địa đều tập trung ở nửa cầu Bắc, còn các đại dương phân bố chủ yếu ở nửa
cầu Nam.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu các lục địa
- HS (cá nhân) quan sát bản đồ tự nhiên thế giới hoặc quả Địa cầu và bảng ở trang 34
SGK, cho biết :
+ Trên Trái Đất có những lục địa nào ?
+ Lục địa nào có diện tích lớn nhất ? Lục địa đó nằm ở nửa cầu nào ?
+ Lục địa nào có diện tích nhỏ nhất ? Lục địa đó nằm ở nửa cầu nào ?
+ Các lục địa nào nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam ?
+ Các lục địa nào nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc ?
- GV hướng dẫn HS vừa quan sát bảng, vừa xác đinh vị trí của các lục địa trên bản đồ
hoặc quả Địa cầu.
- HS (cá nhân) thực hiện các câu hỏi của bài thực hành.
- GV mời một số em đọc kết quả có được trước lớp, kết hợp với chỉ vị trí các lục địa
trên bản đồ hoặc quả Địa cầu. GV hướng dẫn HS toàn lớp quan sát bản đồ hoặc quả Địa
cầu và bảng để xác định các ý kiến đúng.
* Hoạt động 3 : Cho biết các bộ phận của rìa lục địa
- HS (cá nhân) quan sát hình 29 và cho biết :
+ Rìa lục địa gồm những bộ phận nào ?
+ Nêu độ sâu của từng bộ phận.
- GV yêu cầu HS ghi kết quả làm việc vào bảng theo mẫu gợi ý sau :
10
CÁC BỘ PHẬN CỦA RÌA LỤC ĐỊA VÀ ĐỘ SÂU
Các bộ phận của rìa lục địa Độ sâu (m)
- GV mời một số em đọc kết quả được trước lớp. GV gợi ý HS toàn lớp quan sát hình
29 để xác định các ý kiến đúng.
* Hoạt động 4 : Tìm hiểu các đại dương trên Trái Đất
- HS (cá nhân) quan sát bảng ở trang 35, cho biết :
+ Nếu diện tích bề mặt Trái Đất là 510 triệu km
2
thì diện tích bề mặt các đại dương
chiếm bao nhiêu phần trăm ?
+ Tên của bốn đại dương trên thế giới.
+ Đại dương nào có diện tích lớn nhất trong bốn đại dương ?
+ Đại dương nào có diện tích nhỏ nhất trong bốn đại dương ?
- GV mời một số em đọc kết quả có được trước lớp, kết hợp với chỉ vị trí các đại
dương trên bản đồ hoặc quả Địa cầu. GV hướng dẫn HS toàn lớp quan sát bản đồ hoặc quả
Địa cầu và bảng để xác định các ý kiến đúng.
B. BÀI LÀM THỰC HÀNH
1. Xác định tỉ lệ diện tích lục địa và diện tích đại dương ở mỗi nửa cầu
TỈ LỆ DIỆN TÍCH LỤC ĐỊA VÀ DIỆN TÍCH ĐẠI DƯƠNG Ở MỖI NỬA CẦU
Tỉ lệ diện tích lục địa (%) Tỉ lệ diện tích đại dương (%)
Nửa cầu Bắc 39,4 60,6
Nửa cầu Nam 19,0 81,0
2. Tìm hiểu các lục địa
- Tên các lục địa trên Trái Đất : Âu - Á, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực, Ô-xtrây-li-
a.
- Lục địa có diện tích lớn nhất: Âu - Á, nằm ở nửa cầu Bắc.
- Lục địa có diện tích nhỏ nhất : Ô-xtrây-li-a, nằm ở nửa cầu Nam.
11
- Các lục địa nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam : Nam Cực, Ô-xtrây-li-a
- Các lục địa nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc : Âu-Á.
3. Các bộ phận của rìa lục địa
CÁC BỘ PHẬN CỦA RÌA LỤC ĐỊA VÀ ĐỘ SÂU
Các bộ phận của rìa lục địa Độ sâu (m)
Thềm lục địa 0 - 200
Sườn lục địa 200 - 2500
4. Các đại dương trên Trái Đất
- Tỉ lệ diện tích bề mặt các đại dương : 70,78% (cách tính : 361 triệu km
2
: 510 triệu
km
2
x 100).
- Tên của bốn đại dương trên thế giới : Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ
Dương, Bắc Băng Dương.
- Đại dương có diện tích lớn nhất: Thái Bình Dương
- Đại dương có diện tích nhỏ nhất: Bắc Băng Dương
12