Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.44 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>UBND HUYỆN VỊ XUYÊN</b> <b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>BAN CHỈ ĐẠO XD XHHT</b> <b> Độc lập - Tự do - Hạnh phúc </b>
Số: /BC-BCD XDXHHT V<i>ị Xuyên, ngày 23 tháng 7 năm 2012</i>
<b>TèNH HèNH DUY TRè HOT NG </b>
<b>CA CÁC TTHTCĐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VỊ XUYÊN</b>
Thực hiện Kế hoạch số 53/KH-SGD, ngày 16/7/2012 của Sở GD&ĐT Hà
Giang “Về việc kiểm tra đánh giá hoạt động của các TTHTCĐ”.
Để đánh giá được hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ Ban chỉ đạo xây dựng
xã hội học tập huyện Vị Xuyên xin báo cáo một số nội dung như sau:
<b>1/ Đặc điểm tình hình chung:</b>
Huyện Vị Xuyên là một huyện vùng thấp của tỉnh Hà Giang với diện tích
149.000 km2<sub>, dân số khoảng trên 95.000 người với 17 dân tộc anh em sinh sống lao</sub>
động và học tập trên 22 xã và 2 thị trấn. Huyện Vị Xuyên có 10 xã vùng 3 thuộc diện
đặc biệt khó khăn. Tồn huyện có 80 đơn vị trường học (Trong đó Mầm non = 25 ;
Tiểu học = 29 ; THCS = 18 ; TH&THCS = 4 ; THPT = 2 ; Cấp 2+3 = 2 ; TTGDTX =
1). Có 5 trường Tiểu học và 3 trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia. Đến nay đã có
24/24 xã, thị trấn thành lập được TTHTCĐ đạt 100% kế hoạch; đáp ứng yêu cầu
nguyện vọng của nhân dân theo quan điểm “Cần gì học nấy”
2/ <b>Thuận lợi và khó khăn trong q trình hoạt động:</b>
<b>a, Thuận lợi:</b>
<b>- </b>Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo từ Trung ương đến Tỉnh và sự quan tâm kịp
thời của UBND huyện, sự phối kết hợp chặt chẽ của các ban ngành có liên quan.
- Được sự hỗ trợ của tổ chức ActionAid Việt Nam. Ban quản lý chương trình
Hỗ trợ - Phát triển huyện Vị Xuyên.
- Sự đồng tình ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn
thể trong xã.
- Ban giám đốc các TTHTCĐ đều là cán bộ người địa phương, hiệu trưởng các
đơn vi trường học trong xã, mỗi Trung tâm HTCĐ đều có 1 cán bộ bán chuyên trách
tham gia vào các hoạt động tại trung tâm HTCĐ (Đối với các xã có dự án AAV thì có
thêm 1 cán bộ chuyên trách là người dân tại địa phương).
- Đặc biệt được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân các dân tộc trong toàn huyện
trong việc huy động tham gia học tập, tập huấn.
<b>b, Khó khăn:</b>
- Ban chỉ đạo Dự án “Xây dựng xã hội học tập” cấp huyện đều là kiêm nhiệm
nên đôi khi triển khai công việc còn bị chồng chéo.
- Một số Cán bộ trong Ban giám đốc TTHTCĐ chưa nắm và hiểu rõ về quy
trình quản lý, vận hành TTHTCĐ.
- Kinh phí chi cho hoạt động, mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài liệu và
chi phí phụ cấp cho Ban giám đốc TTHTCĐ còn hạn chế.
- Ban giám đốc và các cộng tác viên các TTHTCĐ đều là những người kiêm
- Địa bàn xã rộng, dân cư khơng tập trung, đường đi lại khó khăn nên ảnh
hưởng đến việc điều tra nhu cầu và mở các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, công
nghệ, ... tại trung tâm
<b>3/Triển khai các văn bản chỉ đạo đối với TTHTCĐ:</b>
- Quyết định số 09/2008/QĐ-BGD&Đ, ngày 24/3/2008 của Bộ GD&ĐT “Về
việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã,
phường, thị trấn;
- Thông tư số 40/2010/TT-BGD&ĐT, ngày 30/12/2010 của Bộ GD&ĐT về
việc sửa đổi một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập
cộng đồng tại xã, phường, thị trấn;
- Công văn số 12/CT-UBND tỉnh về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng
xã hội học tập;
- Quyết định số 3533/QĐ-UBND, ngày 23/10/2008 của UBND tỉnh Hà Giang
quyết định phê duyệt Dự án “Xây dựng xã hội học tập tỉnh Hà Giang Giai đoạn
2008-2010, định hướng đến năm 2015”.
- Hướng dẫn số: 01/HD-KH, tháng 8/2008 của Hội khuyến học tỉnh Hà Giang
“Về việc hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng”;
<b>4/ Tổ chức, quản lý và chỉ đạo các TTHTCĐ:</b>
<b>a, Về cơng tác tổ chức.</b>
- Tháng 7/2008 UBND huyện có văn bản số 828/UBND, ngày 22/7/2008 “V/v
Cụ thể là:
- Tháng 9/2008 được sự nhất trí của UBND huyện Vị Xuyên, được sự hỗ trợ
của tổ chức ActionAid Việt Nam (AAV) 9 TTHTCĐ của 9 xã vùng dự án được chính
thức thành lập (gồm các xã Quảng Ngần, Thượng Sơn, Cao Bồ, Ngọc Linh, Ngọc
Minh, Bạch Ngọc, Thuận Hoà, xã Việt Lâm). Đến tháng 3/2009 mơ hình TTHTCĐ
được nhân rộng ra 15 xã, thị trấn còn lại.
- Đến nay Ban Giám đốc TTHTCĐ được biên chế gồm: 01 Giám đốc; 02 Phó
giám đốc; 01 Kế tốn; 01 Thủ quỹ; 04 tổ chuyên môn; 01 giáo viên bán chuyên trách
hỗ trợ cho TTHTCĐ .
- Đến tháng 10/2009 được sự hỗ trợ của dự án AAV các xã trong vùng dự án đã
có 01 cán bộ chuyên trách TTHTCĐ cấp xã hưởng phụ cấp với mức 600.000/tháng;
Tháng 9/2011 căn cứ vào công văn 675/UBND-VX, ngày 29/3/2011 của UBND tỉnh
Hà Giang. Phòng GD&ĐT đã tham mưu cho huyện cử 25 cán bộ giáo viên sang hỗ
trợ cho các TTHTCĐ trong toàn huyện.
- Được sự hỗ trợ của dự án AAV, 9 TTHTCĐ xã vùng dự án được trang bị cơ
sở vật chất ban đầu như: 1 bộ bàn ghế làm việc, 1 tủ tài liệu, con dấu; Bảng biểu phục
vụ hoạt động. Các TTHTCĐ của 15 xã còn lại việc trang bị cơ sở vật chất sử dụng
nguồn ngân sách nhà nước cấp 20.000.000 đồng.
- Trụ sở của các TTHTCĐ được đặt tại UBND xã, thị trấn hoặc trường Tiểu
học; riêng TTHTCĐ xã Việt Lâm, Thượng sơn đã có trụ sở riêng.
- Một số xã đã bố trí phịng làm việc nhưng chưa có sự chuẩn bị cơ sở vật chất
đảm bảo yêu cầu hoạt động như: Chưa có đủ bàn ghế, hệ thống bảng tin kế hoạch hoạt
động, nội quy, ...
- Tính đến nay 24/24 TTHTCĐ các xã, thị trấn đã có tài khoản tại kho bạc nhà
nước và sử dụng nguồn kinh phí này vào việc trang bị cơ sở vật chất cho TTHTCĐ và
trả phụ cấp cho Ban giám đốc TTHTCĐ theo quy định. Tổng số kinh phí hỗ trợ năm
2009 là: 20.000.000 đồng/năm ; Năm 2010, 2011 là 5.000.000 đồng/năm ; Năm 2012
là 15.000.000 đồng/năm.
- Cùng với sự giúp đỡ của chính quyền xã, trường, các thôn bản cùng phối hợp,
tạo điều kiện về lớp học, phòng hội họp, các lớp học, nhóm học tập, các Câu lạc bộ
của TTHTCĐ đã được duy trì, hoạt động thường xuyên, thực hiện theo kế hoạch phù
hợp với điều kiện địa phương và đối tượng theo học, đã có những hình thức học
phong phú, đa dạng, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của nhân dân theo quan điểm
“Cần gì học nấy”.
- Trong khi chưa có sự hỗ trợ của Tỉnh các xã đã tự cân đối ngân sách hỗ trợ
một phần kinh phí cùng với sự hỗ trợ của dự án AAV và chương trình mục tiêu của xã
để trả cho Giảng viên với mức 60.000/buổi (cấp xã); 100.000/buổi (cấp huyện). Ban
quản lý TTHTCĐ (9 xã vùng dự án) được AAV hỗ trợ phụ cấp theo chế độ kiêm
nhiệm với mức 150.000/ tháng (đến hết tháng 7 năm 2009).
- Hệ thống hồ sơ của TTHTCĐ đã có nhưng cịn thiếu, chưa cập nhật thường
xun. Hồ sơ cá nhân của Ban giám đốc đang được các trung tâm học tập cộng đồng
hoàn thành theo quy định. Tổng số sổ sách đã dùng tại các TTHTCĐ là: 9 loại
- Thông tin báo cáo hàng tháng, hàng quý kịp thời, đủ nội dung theo yêu cầu.
<b>c, Tình hình triển khai các hoạt động:</b>
Sau khi thành lập các TTHTCĐ đã triển khai thực hiện, xây dựng kế hoạch hoạt
động hàng tháng, hàng quý, thành lập các nhóm, câu lạc bộ.
Kết quả thực hiện tại các TTHTCĐ 6 tháng đầu năm 2012 như sau:
* Chuyên đề giáo dục pháp luật: 44 lớp 6.047 lượt người tham gia
* Chuyên đề Phát triển kinh tế: 46 lớp 3.671 lượt người tham gia
* Chuyên đề Văn hóa - Xã hội, đời sống: 72 lớp 5.437 lượt người tham gia
* Chuyên đề Chăm sóc sức khỏe, mơi trường: 22 lớp 1.609 lượt người tham gia
Ngoài các chuyên đề trên các Trung tâm HTCĐ cịn duy trì các nhóm, câu lạc
bộ đang hoạt động hiệu quả cụ thể như sau:
+ 13 nhóm phụ nữ cùng chia sẻ: 312 thành viên tham gia.
+ 34 nhóm PTCĐ: 871 học viên.
+ 06 Nhóm Phân tích ngân sách xã: 60 hội viên.
Nhìn chung các TTHTCĐ đã có các hoạt động thiết thực và hiệu quả; Chủ yếu
các hoạt động tập trung vào các chương trình giúp dân phát triển sản xuất như: Mở
các lớp tập huấn ngắn ngày về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, chuyển giao khoa học kỹ
thuật. Các hoạt động này chủ yếu là các ban ngành đoàn thể tổ chức chứ chưa thật sự
đáp ứng nhu cầu của người dân.
+ Đối với BCĐ Dự án XDXHHT huyện đã tổ chức các lớp tập huấn như sau:
- Tháng 01/2012 mở lớp tập huấn về phương pháp điều tra, thu thập thông tin
nhu cầu người học cho cán bộ bán chuyên trách, chuyên trách TTHTCĐ: 33 người
tham gia.
- Tháng 03/2012 Tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ cho giám đốc, cán bộ chuyên
trách, bán chuyên trách về kỹ năng và phương pháp lập kế hoạch hoạt động trong các
- Tổ chức thăm quan, học tập mơ hình TTHTCĐ tại xã Quảng Ngần: 38 người
- Mở 01 lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho BGĐ TTHTCĐ: 27 người
Trong năm 2012 theo đánh giá cụ thể có 08/24 xã có TTHTCĐ đã đi vào hoạt
động có hiệu quả chiếm 33,3 %. Các xã cịn lại cũng có nhiều cố gắng Ban giám đốc
TTHTCĐ đã xây dựng được kế hoạch hoạt động tháng, quý phù hợp với địa phương
và đối tượng người học.
<b>V. Kiến nghị đề xuất:</b>
- Sở GD&ĐT Hà Giang xây dựng bộ hướng dẫn về mức chi mua sắm cơ sở vật
chất, thanh toán phụ cấp cho Ban giám đốc và các hoạt động của TTHTCĐ.
- Bố trí cho Ban giám đốc các TTHTCĐ đi tham quan học tập kinh nghiệm tại
các tỉnh bạn có mơ hình TTHTCĐ hoạt động tốt.
- Sở GD&ĐT chỉ đạo các TTGDTX huyện phối hợp với Phòng GD&ĐT xây
dựng kế hoạch hoạt động và tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động của TTHTCĐ
trong huyện. Biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn đánh giá xếp loại chung cho các hoạt
động trong TTHTCĐ
Trên đây là báo cáo tình hình duy trì hoạt động của các Trung tâm HTCĐ trên
địa bàn huyện vị xuyên năm 2012
<i><b>Nơi nhận:</b></i>
- Sở GD&ĐT Hà Giang (B/c);
- Hội khuyến học tỉnh (B/c);
- Lưu VT.
<b>TRƯỞNG BAN</b>
<b>PHĨ TRƯỞNG BAN</b>
<b>Chưa duyệt</b>
<b>TRƯỞNG PHỊNG GD&ĐT HUYỆN</b>
<b>Lê Thị Tuyết Vân</b>