Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa đối với chất lượng du lịch sinh thái tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 151 trang )

BỘ CÔNG THƢƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ NGUYỄN HỒI DUY

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG
CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI CHẤT LƢỢNG
DU LỊCH SINH THÁI TỈNH VĨNH LONG

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã chuyên ngành: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


Cơng trình đƣợc hồn thành tại Trƣờng Đại học Cơng Nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: T.S Đinh Kiệm, chữ ký: ...................................
Ngƣời phản biện 1: T.S Trần Đăng Khoa, chữ ký: ........................................
Ngƣời phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Quyết Thắng, chữ ký: .........................
Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trƣờng Đại
học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh ngày 17 tháng 04 năm 2019.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ bao gồm:
1. T.S Nguyễn Thành Long - Chủ tịch Hội đồng.
2. T.S Trần Đăng Khoa - Phản biện 1
3. PGS.TS Nguyễn Quyết Thắng - Phản biện 2
4. T.S Nguyễn Thị Vân - Ủy viên
5. T.S Nguyễn Quang Vinh - Thƣ ký
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG



TRƢỞNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


BỘ CƠNG THƢƠNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Lê Nguyễn Hoài Duy

MSHV: 16000451

Ngày, tháng, năm sinh: 08/04/1994

Nơi sinh: Vĩnh Long

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã chuyên ngành: 60340102

I. TÊN ĐỀ TÀI:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA
ĐỐI VỚI CHẤT LƢỢNG DU LỊCH SINH THÁI TỈNH VĨNH LONG

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Xác định, đo lƣờng và kiểm định mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến sự hài
lòng của du khách nội địa đối với chất lƣợng du lịch sinh thái Vĩnh Long.
- Đƣa ra những hàm ý quản trị nhằm góp phần nâng cao sự hài lòng của du khách
đến với du lịch sinh thái Vĩnh Long.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 29 /08/2018
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/03/2019
IV. NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S Đinh Kiệm
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 03 năm 2019
NGƢỜI HƢỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TRƢỞNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đƣợc đề tài này ngoài kiến thức của chính tác giả cịn có sự giúp đỡ
của rất nhiều ngƣời. Vì vậy tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của tất cả mọi
ngƣời.
Tác giả xin chân thành cảm ơn tất cả các quý Thầy, Cô của trƣờng Đại Học Công
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và đặt biệt là q Thầy, Cơ trong khoa Quản trị
Kinh doanh đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình truyền đạt vốn kiến thức
quý báu cho tác giả trong suốt thời gian học tập tại trƣờng, mà những kiến thức đó
là nền tảng để tác giả làm nên bài báo cáo này cũng nhƣ sẽ trang bị kiến thức để
giúp ích cho cơng việc tác giả sau này.

Đặc biệt tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy TS. Đinh Kiệm –
ngƣời đã tận tâm hƣớng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình làm đề tài nghiên
cứu.
Thời gian nghiên cứu còn giới hạn, do vậy còn nhiều hạn chế, những thiếu sót là
điều chắc chắn khơng thể tránh khỏi, tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng
góp quý báu của q Thầy, Cơ để đề tài đƣợc hồn thành tốt hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!

i


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đánh giá về sự hài lịng của du khách ln là một chủ đề nóng đối với nghiên cứu
du lịch hiện nay. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, việc nâng cao sự hài lòng của du
khách có tác động lớn đến sự trung thành trong việc sử dụng dịch vụ du lịch và cịn
kích thích quảng cáo bằng hình thức truyền miệng cho những du khách tiềm năng
khác. Nhận thức đƣợc điều này, tác giả tiến hành nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hƣởng
đến sự hài lòng của du khách nội địa đối với chất lƣợng du lịch sinh thái tỉnh Vĩnh
Long. Qua nghiên cứu, xác định đƣợc các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du
khách nội địa và đánh giá đƣợc mức độ tác động đến sự hài lòng của du khách nội
địa đối với chất lƣợng du lịch sinh thái tỉnh Vĩnh Long. Từ đó, tác giả xin đề xuất
những hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách nội địa đối với chất
lƣợng du lịch sinh thái của tỉnh.

ii


ABSTRACT
Assessment of tourists's satisfaction has always been a hot topic for current tourism
research. Many studies showed that improving the satisfaction of tourist had a great

impact on loyalty in the use of tourism services and also stimulates advertising by
word of mouth for other potential tourists . Recognizing this, the author conducted
the study: The factors affecting domestic tourists's satisfaction with service quality
Ecotourism in Vinh Long province. Through research, it identified the factors
affecting the satisfaction of domestic tourists and assessed the impact on the
satisfaction of domestic tourists for the quality of ecotourism in Vinh Long
province. Then, the author will propose governance implications to improve
domestic tourists' satisfaction with the quality of the province's ecotourism.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là bài báo cáo, đề tài nghiên cứu do chính tơi thực hiện. Tất
cả các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong bài báo cáo là trung thực,
khách quan do tơi tự thu thập, trích dẫn, phân tích dựa trên khảo sát thực tế, nghiên
cứu khoa học của tôi. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã đƣợc thực hiện trích dẫn
và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về đề
tài nghiên cứu của mình.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày15 tháng 03 năm 2019
Học viên

Lê Nguyễn Hoài Duy

iv


MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v

DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... x
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.................................................................. 1
1.1 Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 3
1.4 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 4
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................... 4
1.6 Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................................... 5
1.7 Bố cục luận văn ......................................................................................................... 6
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỀ TÀI VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ... 7
2.1 Các khái niệm liên quan ............................................................................................ 7
2.1.1 Khách du lịch nội địa ............................................................................................. 7
2.1.2 Du lịch sinh thái ..................................................................................................... 7
2.1.2.1 Khái niệm du lịch sinh thái ................................................................................. 7
2.1.2.2 Sản phẩm du lịch sinh thái .................................................................................. 8
2.1.2.3 Các hình thức du lịch sinh thái:........................................................................... 9
2.1.2.4 Tài nguyên du lịch sinh thái .............................................................................. 10
2.1.2.5 Quan hệ giữa du lịch sinh thái và môi trƣờng ................................................... 10
2.1.2.6 Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái ................................................ 12
2.1.2.7 Mục tiêu và điều kiện phát triển du lịch sinh thái ............................................. 13
2.1.2.8 Ƣu nhƣợc điểm của du lịch sinh thái ................................................................ 14
2.2 Các lý thuyết liên quan đề tài .................................................................................. 15
2.2.1 Lý thuyết về chất lƣợng dịch vụ........................................................................... 15
2.2.1.1 Mơ hình chất lƣợng dịch vụ SERVQUAL (1988) ............................................ 15
2.2.1.2 Mơ hình chất lƣợng dịch vụ SERVPERF (1992).............................................. 17
2.2.2 Lý thuyết về sự hài lòng ....................................................................................... 17

2.2.3 Mối quan hệ giữa CLDV du lịch và sự hài lòng của khách hàng ........................ 20
2.3 Lƣợc khảo tài liệu tham khảo .................................................................................. 21
2.3.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài .................................................................................. 21
2.3.2 Các nghiên cứu trong nƣớc .................................................................................. 22
2.4 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu đề xuất .............................................................. 24
2.4.1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất................................................................................. 24
2.4.2 Giải thích các giả thuyết nghiên cứu đề xuất ...................................................... 27
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 31
v


3.1 Quy trình nghiên cứu .............................................................................................. 31
3.2 Nghiên cứu định tính ............................................................................................... 32
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính .............................................................................. 32
3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính ............................................................................... 32
3.3 Nghiên cứu định lƣợng............................................................................................ 34
3.3.1 Mã hóa thang đo nháp .......................................................................................... 34
3.3.2 Nghiên cứu sơ bộ ................................................................................................. 36
3.3.3 Nghiên cứu chính thức ......................................................................................... 38
3.3.3.1 Thang đo chính thức.......................................................................................... 38
3.3.3.2 Phƣơng pháp chọn mẫu và kích thƣớc mẫu ...................................................... 39
3.4 Các kỹ thuật và phƣơng pháp xử lý kết quả ........................................................... 40
3.4.1 Tần suất (Frequency) và thống kê mô tả (Statistic) ............................................. 40
3.4.2 Kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) ........................................................... 40
3.4.3 Phân tích nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis) ........................................ 40
3.4.4 Phân tích hồi qui................................................................................................... 41
3.4.5 Giá trị trung bình (Mean) ..................................................................................... 42
3.4.6 Phƣơng pháp kiểm định ANOVA ........................................................................ 42
CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 43
4.1 Tổng quan về thực trạng du lịch sinh thái tỉnh Vĩnh Long ..................................... 43
4.1.1 Tổng quan về du lịch sinh thái tỉnh Vĩnh Long ................................................... 43
4.1.2 Thuận lợi và thách thức của du lịch sinh thái tỉnh Vĩnh Long ............................. 46
4.2 Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của du khách nội địa đối với
DLST tỉnh Vĩnh Long ................................................................................................... 48
4.2.1 Cơ sở vật chất phục vụ du lịch sinh thái .............................................................. 48
4.2.2 Nguồn nhân lực phục vụ du lịch sinh thái ........................................................... 54
4.2.3 An toàn và an ninh ............................................................................................... 57
4.2.4 Sự đa dạng các loại hình sản phẩm dịch vụ du lịch sinh thái .............................. 57
4.3 Phân tích thông tin sơ cấp ....................................................................................... 61
4.3.1 Thống kê mô tả đặc tính mẫu ............................................................................... 61
4.3.2 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho từng thang đo ................................ 64
4.3.3 Phân tích EFA ...................................................................................................... 67
4.3.5 Kiểm định hồi quy ................................................................................................ 69
4.3.6 Đánh giá các yếu tố tác động (mean) ................................................................... 74
4.3.7 Kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng giữa các nhóm du khách nội địa
đối với chất lƣợng DLST tỉnh Vĩnh Long (kiểm định ANOVA) ................................. 80
4.4 Thảo luận kết quả .................................................................................................... 83
CHƢƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................... 86
5.1 Kết luận ................................................................................................................... 86
5.2 Hàm ý quản trị ......................................................................................................... 87
vi


5.2.1 Yếu tố Sự đa dạng các loại hình dịch vụ DLST................................................... 87
5.2.2 Yếu tố Tài nguyên và cơ sở vật chất .................................................................... 89
5.2.3 Yếu tố Sự đáp ứng ................................................................................................ 91
5.2.4 Yếu tố Sự đồng cảm ............................................................................................. 94

5.2.5 Yếu tố Năng lực phục vụ ..................................................................................... 95
5.2.6 Yếu tố Sự tin cậy .................................................................................................. 96
5.3 Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ................................................. 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 99
PHỤ LỤC I. THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU SƠ CẤP............................... 104
PHỤ LỤC II. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ........................................................ 137
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN ........................................................... 138

vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Mơ hình sự hài lịng khách hàng của Kano (2000) ....................................... 18
Hình 2.2 Mơ hình đề xuất các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách nội địa
đối với du lịch sinh thái tỉnh Vĩnh Long ....................................................................... 27
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 31
Hình 4.1 Biểu đồ doanh thu và tổng số lƣợt du khách từ 2010 -2017 .......................... 46
Hình 4.2 Biểu đồ P – P plot của hồi quy phần dƣ chuẩn hóa ...................................... 73
Hình 4.3 Biểu đồ phân phối chuẩn của phần dƣ .......................................................... 73
Hình 4.4 Kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết ............................................................. 85

viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Mối quan hệ giữa mô hình gốc và mơ hình hiệu chỉnh ................................. 16
Bảng 2.2 Thống kê nguồn các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lịng ................................ 24
Bảng 3.1 Mã hóa thang đo nháp.................................................................................... 34
Bảng 3.2 Hệ số Cronbach’s Alpha của các biến nghiên cứu sơ bộ .............................. 37
Bảng 4.1 Tổng số lƣợt khách từ năm 2010- 2017 ......................................................... 44

Bảng 4.2 Doanh thu du lịch từ năm 2010-2017 ............................................................ 45
Bảng 4.3 Sản lƣợng cây lâu năm cam, bƣởi, chôm chôm ............................................. 54
Bảng 4.4 Thống kê phân bổ chi tiết .............................................................................. 61
Bảng 4.5 Tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha ................................................................ 64
Bảng 4.6 Kết quả EFA cuối cùng của thang đo các yếu tố ........................................... 68
Bảng 4.7 Kết quả phân tích tƣơng quan Pearson .......................................................... 69
Bảng 4.8 Tổng hợp kết quả hồi qui ............................................................................... 71
Bảng 4.9 Đánh giá giá trị trung bình từng biến quan sát .............................................. 75

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

CLDV

Chất lƣợng dịch vụ

DK

Du khách

DL

Du lịch

DLST


Du lịch sinh thái

DV

Dịch vụ

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

EFA

Exploratory Factor Analysis

HS

Hệ số

HSHQ

Hệ số hồi qui

HST

Hệ sinh thái

KDL

Khu du lịch


KS

Khách sạn

MHHQ

Mơ hình hồi quy

NGTK

Niên giám thống kê

NTD

Ngƣời tiêu dùng

NXB

Nhà xuất bản

PKS

Phiếu khảo sát

SG-VL

Sài Gòn-Vĩnh Long

SHL


Sự hài lòng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNTN

Tài ngun thiên nhiên

TP

Thành phố

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTĐT

Thơng tin điện tử

UBND

Ủy ban nhân dân

VHTTDL

Văn hóa, thể thao và du lịch


x


CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1 Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây ở nƣớc ta cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì du lịch cũng
phát triển không ngừng và thu hút hàng chục triệu lƣợt du khách mỗi năm. Du lịch
nói chung và du lịch sinh thái nói riêng đã và đang trở thành một xu hƣớng tích cực
để đảm bảo sự phát triển bền vững gắn liền với việc bảo tồn thiên nhiên và môi
trƣờng, các giá trị nhân văn giàu bản sắc văn hóa của mọi dân tộc, thơng qua việc
giáo dục nhận thức của xã hội, của cộng đồng. Việt Nam là một nƣớc đƣợc thiên
nhiên ƣu đãi với tiềm năng phát triển du lịch sinh thái với những ƣu thế của thiên
nhiên nhiệt đới ẩm, địa hình, cảnh quan đa dạng với nhiều hệ sinh thái điển hình
khác nhau từ vùng núi, cao nguyên đến vùng đồng bằng, ven biển và hải đảo. Trên
những khu vực cảnh quan này, cùng với ngƣời kinh còn là địa bàn cƣ trú của hàng
chục các dân tộc thiểu số anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với những
phong tục tập quán, nền văn hóa dân gian đặc sắc, độc đáo.
Khi đời sống tinh thần của con ngƣời ngày càng nâng cao, thì địi hỏi nhu cầu vui
chơi và giải trí sẽ tăng lên, chính vì vậy, phần lớn du khách sẽ tìm đến du lịch để
đƣợc đáp ứng những nhu cầu cần thiết trên. Đặc biệt du lịch sinh thái miệt vƣờn,
sông nƣớc ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đang trở thành một loại hình du
lịch đƣợc ƣa thích của du khách hiện nay. Qua những năm gần đây, sự nổi bật về
các điểm du lịch sinh thái nhƣ Chợ Nổi- Cần Thơ, Tràm Chim, Gáo Giồng- Đồng
Tháp, các khu du lịch Lan Vƣơng, Cái Mơn- Bến Tre, cũng góp phần giới thiệu du
lịch Đồng bằng Sơng Cửu Long đến bạn bè cả nƣớc cũng nhƣ quốc tế. Vĩnh Long
cùng hòa nhịp vào sự phát triển du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long, với các khu du

lịch sinh thái miệt vƣờn ở các khu du lịch, cù lao và cù lao dài nhƣ Cù lao An Bình
(An Bình, Bình Hòa Phƣớc, Đồng Phú, Hòa Ninh), Cù lao Mây (Lục Sĩ Thành, Phú
Thành), Cù lao Dài (Qƣới Thiện, Thanh Bình). Với quyết tâm của tỉnh nhà, đem thế
mạnh mà thiên nhiên ƣu đãi nhƣ cù lao trải dài với đất đai trù phú, những con kênh,
1


nhánh sông trải phù sa màu mỡ, cây cối sum xuê, trái ngọt, và sự đầu tƣ về các hoạt
động giải trí trên chính quê hƣơng của những anh tài đất nƣớc Phạm Hùng, Võ Văn
Kiệt, Trần Đại Nghĩa đã góp phần phát triển du lịch sinh thái tỉnh trong hơn tám
năm qua.
Tuy nhiên thực trạng phát triển du lịch ở Vĩnh Long những năm qua vẫn còn chậm
so với các tỉnh còn lại trong khu vực, chƣa thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
nhƣ tiềm năng sẵn có. Lƣợng khách đến Vĩnh Long tuy có tăng lên, nhƣng cịn rất
ít, nhƣ năm 2017 đón hơn 1,1 triệu lƣợt khách, năm 2018 tăng lên hơn 1,3 triệu lƣợt
khách. Bên cạnh đó doanh thu đạt đƣợc cũng chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của
ngành du lịch tỉnh, năm 2017 thu hơn 115 tỷ đồng. ĐBSCL năm 2017 doanh thu du
lịch đạt hơn 17.000 tỷ đồng, và lƣợt khách đạt hơn 33 triệu lƣợt, nhƣ vậy có thể
thấy doanh thu và số lƣợt du khách của du lịch Vĩnh Long là rất nhỏ so với doanh
thu và lƣợt khách chung của ĐBSCL (Theo Sở VHTTDL Vĩnh Long). Nguyên
nhân xuất phát từ chất lƣợng dịch vụ du lịch sinh thái còn nhiều hạn chế hay nói
cách khác du khách chƣa thực sự hài lòng với chất lƣợng du lịch sinh thái Vĩnh
Long, có thể kể đến là dịch vụ du lịch sinh thái hiện nay giống nhƣ nhau ở các tỉnh
ĐBSCL, cơ sở vật chất hạ tầng có cải thiện nhƣng chƣa đáp ứng tốt, nhân lực phục
vụ du lịch vẫn còn nhiều bất cập, v.v... Do đó, việc đánh giá chất lƣợng dịch vụ du
lịch sinh thái là rất cần thiết, vì là cơ sở nền tảng cho việc nâng cao chất lƣợng dịch
vụ du lịch sinh thái cũng nhƣ góp phần vào việc thỏa mãn sự hài lòng của du khách
khi đến đây. Bên cạnh đó có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về đề tài có liên quan
nhƣ Nor'Aini Yusof và cộng sự (2014) đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ DLST tại Tasik
Kenyir, Maraj Rehman Sofi và các cộng sự (2014) nghiên cứu về Chất lƣợng dịch

vụ và sự hài lòng của khách du lịch tại điểm đến Jammu và Kashmir, Mukhles AlAbabneh (2013) nghiên cứu về Chất lƣợng dịch vụ và những ảnh hƣởng của nó đến
sự hài lòng của du khách, nghiên cứu Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của du
khách nội địa đối với chất lƣợng dịch vụ du lịch tỉnh Tây Ninh của tác giả Phƣớc
Minh Hiệp và Nguyễn Văn Bé Quí (2017), nghiên cứu của Lƣu Thanh Đức Hải
(2014) về Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của du khách về chất
2


lƣợng dịch vụ du lịch ở Tiền Giang, nghiên cứu của Lƣu Thanh Đức Hải và ctg
(2011) về Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du
lịch ở Kiên Giang, nghiên cứu của Đinh Công Thành và ctg (2011) về Đánh giá
mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên đối với
DLST Vĩnh Long vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu về đề tài này, cho nên để tìm hiểu về
sự phát triển du lịch sinh thái và những yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của du
khách nội địa đến du lịch sinh thái và hƣớng tới một sự hoàn thiện hơn nữa trong
mảng du lịch của Tỉnh trong tƣơng lai, tác giả xin mạnh dạn chọn đề tài “Các yếu tố
ảnh hƣởng đến sự hài lòng của du khách nội địa đối với chất lƣợng du lịch sinh thái
tỉnh Vĩnh Long”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm xác định và đánh giá tác động
của các yếu tố đến sự hài lòng của du khách nội địa đối với chất lƣợng du lịch sinh
thái Tỉnh Vĩnh Long, từ đó đề xuất những hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự hài
lòng của du khách khi đến đây.
Mục tiêu cụ thể:
+ Xác định những yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của du khách nội địa đối với
chất lƣợng du lịch sinh thái tỉnh Vĩnh Long.
+ Đo lƣờng, kiểm định mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đối với sự hài lòng của du
khách đối với chất lƣợng du lịch sinh thái tỉnh Vĩnh Long.
+ Kiểm định sự khác biệt trong việc đánh giá sự hài lịng của du khách nội địa giữa
nhóm giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ, đến từ các tỉnh thành khác

nhau.
+ Đƣa ra những hàm ý quản trị nhằm tăng lƣợng khách du lịch đến đây và nâng cao
sự hài lòng của du khách trong tƣơng lai.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Sự hài lòng của du khách nội địa đối với chất lƣợng du lịch sinh thái tỉnh Vĩnh
Long chịu sự tác động bởi những yếu tố nào?
3


- Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của du khách nội địa
đối với chất lƣợng du lịch sinh thái tỉnh Vĩnh Long nhƣ thế nào?
- Có sự khác biệt hay khơng trong việc đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa
giữa nhóm giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ, đến từ các tỉnh thành
khác nhau?
- Từ các yếu tố đƣợc xác định có tác động đến sự hài lịng của du khách, có những
hàm ý quản trị gì để nâng cao sự hài lịng của du khách nội địa đối với chất lƣợng
dịch vụ du lịch sinh thái?
1.4 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu chính: Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của du khách
nội địa đối với chất lƣợng du lịch sinh thái tỉnh Vĩnh Long.
Khách thể nghiên cứu: Du khách nội địa.
Không gian nghiên cứu: đề tài chủ yếu nghiên cứu về du lịch sinh thái trên địa bàn
Tỉnh Vĩnh Long tập trung chính ở các điểm, khu DLST điển hình có lƣợng du
khách lớn nhƣ An Bình, Vinh Sang, Trƣờng Huy, các cù lao Dài, cù lao Mây, v.v…
Thời gian nghiên cứu: Thời gian lấy số liệu thứ cấp từ 2010 đến đầu năm 2018.
Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ tháng 09/2018-tháng 03/2019.
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện dựa trên việc kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu định tính
và định lƣợng, qua hai giai đoạn chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính
thức.

- Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ
+ Phƣơng pháp định tính: Thơng qua kỹ thuật thảo luận (hỏi ý kiến chuyên gia); kế
thừa, tham khảo những tài liệu đã có liên quan tới nội dung nghiên cứu. Thông tin
đƣợc thu thập nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thang đo thành phần của
mơ hình nghiên cứu.

4


+ Phƣơng pháp định lƣợng: Kỹ thuật áp dụng là phỏng vấn trực tiếp 50 du khách tại
các khu du lịch, cơ sở kinh doanh DLST Vĩnh Long, thông qua bảng câu hỏi chi
tiết. Mục đích nhằm sàn lọc và hiệu chỉnh các biến quan sát của các yếu tố thuộc mơ
hình đề xuất. Để từ đó đƣa ra bảng câu hỏi khảo sát chính thức.
- Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức
Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng thông qua việc thu thập thông tin trực
tiếp dựa vào bảng câu hỏi khảo sát điểu tra du khách nội địa tại các điểm, khu du
lịch và cơ sở kinh doanh DLST Vĩnh Long. Mục đích là để kiểm định mối quan hệ
giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc từ mơ hình đề xuất. Qua việc sử dụng phân
tích và suy diễn thống kê bằng cơng cụ SPSS 20.0.
Phƣơng pháp thu thập thông tin:
+ Thông tin thứ cấp: thu thập từ nhiều nguồn thông tin, qua các phƣơng nhƣ tạp chí,
sách báo, các nghiên cứu trƣớc đó của các tác giả khác trong và ngồi nƣớc, cơng
cụ Internet hỗ trợ cho việc tìm kiếm thơng tin nhanh, tiện lợi và hiệu quả.
+ Thông tin sơ cấp: thu thập dựa vào việc xây dựng, thiết kế bảng câu hỏi và phát
phiếu khảo sát cho các khách thể nghiên cứu.
Phƣơng pháp xử lý dữ liệu: thông qua công cụ SPSS 20.0.
1.6 Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Hoàn thành đề tài này mong rằng sẽ góp phần củng cố, làm rõ
hơn một số nội dung liên quan đến cơ sở lý luận về sự hài lòng của du khách nội địa
đối với chất lƣợng du lịch sinh thái trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long.

Ý nghĩa thực tiễn: Điều tra khảo sát, và nghiên cứu mức độ hài lòng của du khách
nội địa đối với chất lƣợng du lịch sinh thái tỉnh Vĩnh Long. Trên cơ sở đó, đề ra
những hàm ý quản trị để góp phần phát huy những lợi thế và khắc phục những hạn
chế còn tồn tại góp phần thúc đẩy mảng du lịch sinh thái Tỉnh phát triển hơn trong
tƣơng lai và nâng cao sự hài lòng của du khách nội địa đối với loại hình du lịch sinh
thái. Bên cạnh đó, đề tài hi vọng giúp các nhà quản lí mảng du lịch sinh thái ở địa

5


phƣơng có kế hoạch điều chỉnh để phát triển du lịch chung của chính địa phƣơng,
của tỉnh và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
1.7 Bố cục luận văn
Bố cục gồm có 5 chƣơng:
Chƣơng 1. Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chƣơng 2. Cơ sở lý thuyết về đề tài và mơ hình nghiên cứu.
Chƣơng 3. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chƣơng 5. Kết luận và hàm ý quản trị.
Tóm tắt chƣơng 1
Chƣơng 1 tác giả trình bày những nội dung chính về lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối
tƣợng, phạm vi, câu hỏi và phƣơng pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và bố cục
của luận văn.

6


CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỀ TÀI VÀ MƠ
HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Các khái niệm liên quan

2.1.1 Khách du lịch nội địa
Khách du lịch nội địa: là những ngƣời đi ra khỏi mơi trƣờng sống thƣờng xun của
mình để đến một nơi khác ở trong nƣớc với thời gian liên tục ít hơn 12 tháng, mục
đích chính của chuyến đi để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục
đích khác ngồi việc tiến hành các hoạt động nhằm đem lại thu nhập và kiếm sống ở
nơi đến.
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài thƣờng trú tạị Việt
Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ (Khoản 2, điều 10, Luật du lịch Việt Nam
2017).
Đặc điểm của du khách ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn:
- Khoảng cách giữa nơi cƣ trú thƣờng xuyên của du khách với điểm đến du lịch: khi
khoảng cách càng lớn thì sự khác biệt về khí hậu, thời tiết, văn hóa, phong tục tập
qn, tính cách dân tộc, v.v… sẽ càng lớn.
- Thu nhập của du khách: Nhìn chung phần đơng du khách có thu nhập cao sẽ chi
cho các dịch vụ nhiều hơn. Họ mong muốn đƣợc nhận lại sự phục vụ có chất lƣợng.
- Tuổi của du khách: Mỗi lứa tuổi mang một tâm lý đặc trƣng, tức là tâm lý ở các
nhóm tuổi khác nhau là khác nhau.
- Giới tính của du khách.
2.1.2 Du lịch sinh thái
2.1.2.1 Khái niệm du lịch sinh thái
Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần
mỗi ngƣời dân, trong đời sống văn hóa xã hội của mỗi quốc gia. Trong nhiều thập
niên gần đây du lịch đã có bƣớc tiến vƣợt bậc và trở thành hiện tƣợng ngày càng có
7


vai trị quan trọng trong nền kinh tế tồn cầu. Cuối thập niên 60, Du lịch sinh thái
xuất hiện nhƣ là một khái niệm, tuy hình thành chậm hơn so với du lịch thơng
thƣờng nhƣng DLST là loại hình du lịch đầy tiềm năng. Ngày nay, DLST đã trở
thành một loại hình du lịch bền vững và thơng dụng nhất. Theo Hector Ceballos–

Lascurain (1987, trang 13): “DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên cịn ít bị
thay đổi, với những mục đích đặc biệt: Nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng
thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”.
Ở Việt Nam, khái niệm về DLST đƣợc đƣa vào văn bản pháp luật Nhà nƣớc. Theo
Khoản 19, Điều 4, Chƣơng I của Luật du lịch Việt Nam (2005) xác định DLST là
hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phƣơng với sự
tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.
Nhìn chung có nhiều khái niệm về DLST, nhƣng tác giả hiểu DLST là loại hình du
lịch gắn liền những hoạt động có nhận thức mạnh mẽ về thiên nhiên, có ý thức trách
nhiệm đối với xã hội, hàm chứa các đặc trƣng: Định hƣớng phát triển dựa vào
những giá trị hấp dẫn của tài nguyên, văn hóa bản địa; Tính giáo dục cao về mơi
trƣờng. Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, duy trì tính đa dạng
sinh học, phát triển cộng đồng địa phƣơng nơi đến. Thu hút sự tham gia của cộng
đồng địa phƣơng. Hƣớng dẫn viên phải có kiến thức về TNTN và văn hóa bản địa.
2.1.2.2 Sản phẩm du lịch sinh thái
Sản phẩm DLST là một tổng thể bao gồm tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn,
cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ và đội ngũ cán bộ nhân viên phục vụ
cho DLST. Thành phần của sản phẩm du lịch sinh thái bao gồm: Những thành phần
tạo lực hút đối với du khách: gồm nhóm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân
văn; Điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch: gồm cơ sở hạ tầng kỹ thuật và
cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; Dịch vụ du lịch: là kết quả mang lại dựa vào các hoạt
động tƣơng tác giữa những tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch và khách du lịch, thơng
qua đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cung
cấp dịch vụ du lịch.
8


2.1.2.3 Các hình thức du lịch sinh thái:
Theo tổ chức Du lịch thế giới và Liên Hợp Quốc (1997-1998), DLST gồm: Du lịch
xanh, du lịch dã ngoại; Du lịch nhạy cảm, du thuyền trên sông, hồ, trên biển,v.v…;

Du lịch thiên nhiên, tham quan miệt vƣờn, làng bản, v.v…; Du lịch môi trƣờng; Du
lịch thám hiểm, mạo hiểm, lặn biển, thăm hang động, v.v… Một số dạng phổ biến:
- Du lịch biển: Thƣởng ngoạn phong cảnh hữu tình của mặt biển, đáy biển, các đảo,
bán đảo, thể thao biển, tắm biển, lặn biển, xem chim thú các loài động thực vật,
nghỉ dƣỡng, câu cá, mực, du thuyền, thƣởng thức cua, sò, cá, thảm cỏ biển. Loại
hình này phù hợp cho ngƣời thu nhập cao và có thể lƣu lại dài ngày.
- Du lịch núi và hang động: thích hợp cho du lịch tham quan, khám phá các đỉnh
núi cao, hang động huyền ảo, cắm trại, mạo hiểm, ngắm phong cảnh, chim thú lạ,
v.v… phù hợp những du khách ƣa thích cảm giác mạnh.
- Du lịch rừng sinh thái thiên nhiên: tham quan HST thiên nhiên hoang dã, ngắm
phong cảnh, chim, thú, thƣởng thức các sản phẩm của rừng, điển hình là các vƣờn
quốc gia. Loại hình du lịch này thu hút ngƣời có thu nhập, trình độ cao, ngƣời làm
việc bận rộn, căng thẳng, tìm hiểu lịch sử, nghiên cứu khoa học, v.v...
- Du lịch thăm bản làng dân tộc: với nét độc đáo về văn hoá truyền thống của họ
nhƣ: các món ăn đặc sản, kiến trúc nghệ thuật, lối sống, sinh hoạt, lễ hội và văn hoá
dân gian, v.v... loại hình này rất hấp dẫn du khách nƣớc ngồi.
- Du lịch thơn q: Khơng khí trong lành, cảnh vật thanh bình, khơng gian thống
đãng, giúp phục hồi sức khỏe sau những chuỗi ngày làm việc căng thẳng, giá cả
hàng hóa nơng sản thực phẩm rẻ hơn, tƣơi hơn. Làm tăng mối thiện cảm của du
khách thị thành tiềm năng, tìm về cội nguồn, cảm nhận tình cảm chân thành, mến
khách. Gồm tham quan làng quê, chèo thuyền, câu cá, thăm vƣờn cây ăn trái, trải
nghiệm ở nhà dân, về nguồn, thăm viếng ngƣời thân.
- Du lịch gắn với chữa bệnh: thƣởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên, yên tĩnh, môi
trƣờng trong lành gắn với chữa bệnh nhƣ suối nƣớc, nghỉ dƣỡng, v.v... loại hình này
rất thích hợp cho ngƣời lớn tuổi.

9


Theo Nguyễn Sơn (2017), DLST theo xu hƣớng hòa quyện với con ngƣời và thiên

nhiên, bao gồm: nhóm du lịch tìm hiểu sơng nƣớc miệt vƣờn; nhóm du lịch văn hóa,
lễ hội; nhóm du lịch ẩm thực; nhóm du lịch biển đảo; nhóm DLST và nghiên cứu
khoa học, v.v… Những năm gần đây, ở một số tỉnh trong vùng cũng đã xuất hiện
những cách làm, mơ hình phát triển DLST dựa trên những đặc thù và tiềm năng, lợi
thế riêng của địa phƣơng, nhƣ: An Giang phát triển du lịch sinh thái từ mơ hình
nơng nghiệp, Đồng Tháp chú trọng tổ chức các tour du lịch sinh thái kết hợp các
công ty du lịch, Vĩnh Long phát triển du lịch sinh thái kết hợp với homestay, v.v…
2.1.2.4 Tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên tổng quát bao gồm tất cả các dạng vật chất đƣợc hình thành trong suốt
quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên, của cuộc sống sinh vật và con ngƣời.
Tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú. Theo Phạm Trung Lƣơng (2002), một
số loại tài nguyên DLST chủ yếu thƣờng đƣợc nghiên cứu khai thác nhằm đáp ứng
nhu cầu của khách DLST bao gồm:
- Các HST tự nhiên đặc thù, các nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều lồi sinh
vật đặc hữu, quý hiếm (các vƣờn quốc gia, khu BTTN, các sân chim, v.v…).
- Các HST nông nghiệp (vƣờn cây ăn trái, trang trại, làng hoa cây cảnh, v.v…).
- Các giá trị văn hố bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của HST
tự nhiên nhƣ các phƣơng thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn với
truyền thuyết, v.v… của cộng đồng.
Vùng đồng bằng sơng Cửu Long có hai HST điển hình là đất ngập nƣớc và rừng
ngập mặn, cịn có miệt vƣờn trên các cù lao dọc sông Tiền, sông Hậu là những điểm
DLST hấp dẫn của vùng, nổi bật là Bến Tre, Vĩnh Long. Tính độc đáo của hoạt
động du lịch ở vùng ĐBSCL là du lịch sinh thái sông nƣớc, miệt vƣờn.
2.1.2.5 Quan hệ giữa du lịch sinh thái và môi trường
2.1.2.5.1 Du lịch sinh thái với bảo tồn đa dạng sinh học
DLST là loại hình du lịch chủ yếu dựa vào môi trƣờng tự nhiên, nhờ vào sự đa
dạng, phong phú của thế giới tự nhiên đã tạo nên những giá trị của loại hình này.
10



Mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học nhằm hƣớng tới sự hài hịa giữa con ngƣời, động
vật với mơi trƣờng sinh thái hiện hữu. Đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái ở đất
liền, bầu khí quyển trái đất, đại dƣơng, đa dạng các giống loài và các HST; tạo nên,
duy trì, phát triển cuộc sống của con ngƣời hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai. DLST
là một loại hình du lịch xanh, nên khi triển khai tổ chức DLST không thể thiếu yếu
tố về sự tồn tại của các HST tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao. Có
thể nói khơng có đa dạng sinh học thì khơng có DLST vì hai nội dung này có mối
liên hệ chặt chẽ khơng tách rời, muốn phát triển DLST ở một nơi nào đó thì bắt
buộc nơi đó phải có sự phong phú, đa dạng sinh học.
Hiện nay, du lịch đã dần trở thành ngành mũi nhọn, mang lại hiệu quả kinh tế cao,
tuy nhiên nó tác động đến mơi trƣờng tồn diện hơn bất cứ ngành kinh tế nào khác,
vì trong quá trình hoạt động nó đã sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên lấy từ môi
trƣờng. Phát triển du lịch dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên là xu thế tất yếu,
nhƣng do hai mục tiêu kinh tế và môi trƣờng luôn mâu thuẫn nhau, khai thác tài
nguyên không đi đôi với bảo tồn và phát triển tất yếu sẽ đƣa đến những hậu quả tiêu
cực cho môi trƣờng sinh thái và các cộng đồng dân cƣ bản địa. Nhƣ vậy trong quá
trình hoạt động phát triển DLST còn phải gắn thêm một trọng trách lớn lao là việc
bảo tồn và phát triển cả về mặt môi trƣờng tự nhiên lẫn cộng đồng sở tại.
2.1.2.5.2 Quan hệ giữa DLST và phát triển bền vững
Ở thời điểm hiện tại, dân số bùng nổ khá mạnh mẽ, nhu cầu về sử dụng tài nguyên
cho phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia tăng cao, làm nguồn tài ngun tự nhiên
nhanh chóng cạn kiệt, mơi trƣờng suy thối nặng nề. Trong xu thế đó, con ngƣời
muốn trở lại hịa hợp, có trách nhiệm với thiên nhiên để góp phần tạo nên sự cân
bằng bền vững, xu thế này đã đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, đồng
thuận và đang hợp lực tìm kiếm những giải pháp hƣớng tới sự phát triển bền vững.
Tính bền vững của tài nguyên sẽ đƣợc duy trì khi mức độ sử dụng khơng vƣợt q
mức độ có thể tái tạo bổ sung của tài nguyên đó. Cùng với việc gia tăng mức độ
khai thác tài nguyên, quy mô cộng đồng dân số phát triển, sự tái tạo tài nguyên
11



không kịp thời, dẫn đến cân bằng bền vững bị phá vỡ, làm suy thối mơi trƣờng
sống. Trong phát triển du lịch, tính bền vững thể hiện qua q trình quản lý họat
động du lịch nhằm mục đích xác định, tăng cƣờng cung ứng các dịch vụ phục vụ tốt
nhất cho du khách. Quá trình phát triển DLST yêu cầu tuân thủ ba yếu tố: :
+ Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trƣờng và các lợi ích kinh tế.
+ Q trình phát triển trong thời gian dài.
+ Đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hƣởng đến nhu cầu của các
thế hệ tƣơng lai.
2.1.2.5.3 Du lịch sinh thái với môi trường tự nhiên
Mơi trƣờng tự nhiên có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển và đa dạng hóa các hoạt
động du lịch, tạo tiền đề cho sự phát triển các điểm, khu du lịch. Các thành phần của
môi trƣờng tự nhiên là điều kiện cần thiết cho các hoạt động du lịch, có sức hấp dẫn
đối với du khách. Các yếu tố cơ bản của mơi trƣờng tự nhiên có tác động tới du lịch
đáng kể là vị trí địa lí, địa chất, khí hậu thời tiết, nƣớc, thủy văn, đa dạng sinh học.
Tác động của hoạt động du lịch đến mơi trƣờng tự nhiên:
+ Tích cực: Sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, gia tăng nhận thức với
mơi trƣờng, bảo vệ và giữ gìn mơi trƣờng.
+ Tiêu cực: Ơ nhiễm mơi trƣờng khơng khí- tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nƣớc, ô nhiễm
do rác thải, tài nguyên đất bị ảnh hƣởng, suy giảm tài nguyên sinh học, v.v…
Nhìn chung, du lịch sinh thái chủ yếu dựa vào môi trƣờng tự nhiên. Môi trƣờng tự
nhiên là tiền đề cho phát triển du lịch sinh thái nói riêng, gắn bó rất chặt chẽ với
nhau, nên khi hoạt động DLST cần phải quan tâm môi trƣờng tự nhiên về bảo tồn
đa dạng sinh học và phát triển bền vững.
2.1.2.6 Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái
Theo Lê Huy Bá (2005), cho rằng có những nguyên tắc cơ bản của DLST sau đây:
- Giáo dục nâng cao hiểu biết cho khách du lịch về môi trƣờng tự nhiên, qua đó tạo
ý thức tham gia của khách du lịch vào các nỗ lực bảo tồn.

12



×