Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường khu công nghiệp tân hương, tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 99 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG NGUYỄN ĐỨC HUY

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIỂM SỐT Ơ NHIỄM
MƠI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP TÂN
HƯƠNG, TỈNH TIỀN GIANG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Mã chuyên ngành: 60.85.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Cơng nghiệp Tp. HCM.
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Đại Gái
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường
Đại học Công nghiệp thành phố Hờ Chí Minh ngày 22 tháng 08 năm 2020
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. Lương Văn Việt

- Chủ tịch Hội đồng

2. TS. Nguyễn Thanh Bình

- Phản biện 1


3. TS. Lê Hồng Anh

- Phản biện 2

4. TS. Vũ Ngọc Hùng

- Ủy viên

5. TS. Nguyễn Thị Thanh Trúc

- Thư ký

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

VIỆN TRƯỞNG

PGS.TS. Lê Hùng Anh


BỘ CƠNG THƯƠNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Dương Nguyễn Đức Huy

MSHV: 16003891

Ngày, tháng, năm sinh: 18/10/1991

Nơi sinh: Tiền Giang

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã chuyên ngành: 60.85.01.01
I. TÊN ĐỀ TÀI:
Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường
khu cơng nghiệp Tân Hương, tỉnh Tiền Giang.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1. Khái quát chung về KCN Tân Hương
2. Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Tân Hương
3. Đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại KCN Tân Hương
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Theo Quyết định giao số 73/QĐ-ĐHCN ngày 14
tháng 01 năm 2020 của Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp thành phố Hờ Chí
Minh.
III. NGÀY HỒN THÀNH NHIỆM VỤ: Ngày 15 tháng 06 năm 2020
IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Đinh Đại Gái
Tp. Hờ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2020
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

PGS.TS. Đinh Đại Gái

TS. Trần Thị Thu Thủy


VIỆN TRƯỞNG

PGS.TS. Lê Hùng Anh


LỜI CẢM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Thầy
hướng dẫn là PGS.TS. Đinh Đại Gái đã tận tình giúp đỡ Tôi từ những bước đầu tiên
xây dựng hướng nghiên cứu, cũng như trong suốt quá trình nghiên cứu và hồn
thiện luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường đã
truyền đạt cho tôi kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong q trình nghiên
cứu và hồn thành Luận văn.
Tôi xin gửi lời tri ân tới mọi thành viên trong gia đình, người thân, bạn bè về những
đợng viên, chia sẻ, giúp đỡ Tơi trong q trình hồn thành luận văn.

i


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Sự phát triễn các KCN bên cạnh những đóng góp tích cực, các KCN đang đặt ra
những thách thức về môi trường ở hiện tại và trong tương lai. Lượng rác thải, nước
thải, khí thải thải ra mơi trường tăng lên rất nhanh chóng. Trong khi đó, hệ thống
quản lý mơi trường của nước ta chưa thực sự hiệu quả, thiếu đồng bộ, đặc biệt đa số
các nhà máy sản x́t cơng nghiệp chưa có hệ thống xử lý chất thải trước khi thải ra
môi trường.
Nghiên cứu cho thấy các kết quả phân tích chất lượng môi trường nước thải đều
nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT, kết quả phân tích các
chỉ tiêu nước ngầm vẫn ở mức ổn định với hàm lượng các chất vi lượng, kim loại
nặng đều đạt QCVN 09-MT:2015/BTNMT. Kết quả đánh giá hiện trạng mơi trường

khơng khí cho thấy đã có sự ơ nhiễm về bụi và tiếng ồn. Hiện trạng thu gom và xử
lý rác thải rắn của KCN trong những năm qua đã có cải thiện do được đầu tư, trang
bị thêm các phương tiện vận chuyển và có khu vực tập kết rác thải, song so với yêu
cầu còn rất hạn chế.
Nghiên cứu đã đề x́t được các biện pháp nhằm kiểm sốt ơ nhiễm môi trường
trong KCN Tân Hương như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao
nhận thức, ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường; tăng cường công tác quản lý
Nhà nước về bảo vệ môi trường; xây dựng phương án phịng ngừa sự cố mơi trường
đối với nước thải khu công nghiệp; quy hoạch, xây dựng hệ thống cây xanh đạt tiêu
chuẩn môi trường nhằm giảm thiểu tác đợng của ơ nhiễm khơng khí tới mơi trường
khơng khí xung quanh; đẩy mạnh việc tái sử dụng, tái sinh, tái chế và trao đổi chất
thải; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động BVMT của các
Doanh nghiệp trong KCN.
Từ khóa: Khu cơng nghiệp Tân Hương, hiện trạng mơi trường KCN, biện pháp
kiểm sốt ơ nhiễm.

ii


ABSTRACT
The development of industrial parks besides the positive contribution, the industrial
zones are posing environmental challenges now and in the future. The amount of
waste, waste water and emissions discharged into the environment increases very
quickly. Meanwhile, our country's environmental management system is not really
effective, not synchronized, especially the majority of industrial factories do not
have waste treatment systems before being discharged into the environment.
The study shows that the results of the analysis of the environmental quality of
wastewater are within the permissible limits according to qcvn 40: 2011/BTNMT,
the results of the analysis of groundwater parameters are still stable with the
concentration of micro substances. The amount and heavy metal all meet qcvn 09mt: 2015/BTNMT. Results of the current state of the air environment show that

there has been pollution of dust and noise. The situation of solid waste collection
and treatment in industrial zones has improved in the past years due to investment,
additional means of transportation and waste gathering area, but compared to very
limited requirements.
The study has proposed measures to control environmental pollution in tan huong
industrial zone such as promoting propaganda and education to raise awareness,
awareness and responsibility for environmental protection; strengthening the state
management of environmental protection; elaborate a plan to prevent environmental
incidents for industrial waste water; plan and build a system of green trees up to
environmental standards in order to minimize the impact of air pollution on the
surrounding air; promote reuse, recycling, recycling and waste exchange;
strengthening the inspection, examination and supervision of environmental
protection activities of enterprises in industrial zones.
Key words: Tan Huong industrial zone, current status of the environment of the IZ,
pollution control measures.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Dương Nguyễn Đức Huy, là tác giả của luận văn “đánh giá hiện trạng
môi trường và đề x́t giải pháp kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường khu công nghiệp
Tân Hương, tỉnh Tiền Giang”, xin cam đoan như sau:
Luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Đinh Đại Gái, những kết quả và số liệu trình bày trong luận văn là
trung thực và chưa được các tác giả cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Tơi xin cam đoan các nội dung ghi trên là đúng sự thật và hồn tồn chịu trách
nhiệm về tồn bợ nội dung nghiên cứu và kết quả của luận văn.
Học viên


Dương Nguyễn Đức Huy

iv


MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................x
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2
3.1

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................2

3.2

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................3
4.1

Ý nghĩa khoa học ...........................................................................................3

4.2

Ý nghĩa thực tiễn ...........................................................................................3


CHƯƠNG 1 ...................................... TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4
1.1

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang ......4

1.1.1

Điều kiện tự nhiên ...................................................................................4

1.1.2

Điều kiện kinh tế xã hội ..........................................................................5

1.2

Tổng quan về tình hình phát triển các khu cơng nghiệp ...............................6

1.2.1

Thực trạng phát triển KCN trên thế giới ................................................6

1.2.2

Thực trạng phát triển KCN tại Việt Nam................................................8

1.3

Hiện trạng môi trường tại các KCN ............................................................11


1.3.1

Nước thải ..............................................................................................11

1.3.2

Khí thải .................................................................................................13

1.3.3

Chất thải rắn .........................................................................................15

1.4

Những nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến đề tài nghiên cứu ...............19

1.5

Tổng quan đặc điểm KCN Tân Hương .......................................................20

v


1.5.1

Vị trí KCN Tân Hương ..........................................................................20

1.5.2


Quy hoạch phân khu chức năng của KCN Tân Hương ........................21

1.5.3

Hiện trạng đầu tư cơ sở hạ tầng tại KCN Tân Hương .........................23

CHƯƠNG 2 ................................ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
27
2.1

Nội dung nghiên cứu ...................................................................................27

2.2

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................27

2.2.1

Phương pháp thu thập số liệu ...............................................................27

2.2.2

Phương pháp lấy mẫu và phân tích ......................................................28

2.2.3

Phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước (VN_WQI) .................33

2.2.4


Phương pháp so sánh............................................................................33

2.2.5

Phương pháp thống kê và xử lý số liệu .................................................33

2.2.6

Phương pháp phỏng vấn .......................................................................33

CHƯƠNG 3 ................................................................. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
34
3.1

Kết quả đánh giá hiện trạng môi trường tại KCN Tân Hương ....................34

3.1.1

Các nguồn gây ô nhiễm trong KCN Tân Hương ..................................34

3.1.2

Hiện trạng, chất lượng mơi trường khơng khí ......................................38

3.1.3

Hiện trạng, chất lượng môi trường nước mặt ......................................41

3.1.4


Hiện trạng, chất lượng môi trường nước ngầm....................................45

3.1.5

Hiện trạng, chất lượng môi trường nước thải ......................................49

3.2

Thực trạng công tác quản lý, giám sát môi trường tại KCN Tân Hương ....55

3.2.1

Hiện trạng bộ máy quản lý môi trường tại KCN Tân Hương...............55

3.2.2

Hiện trạng quản lý chất thải rắn ..........................................................55

3.2.3 Hiện trạng thực hiện các thủ tục pháp lý về BVMT của các doanh
nghiệp trong KCN Tân Hương ...........................................................................59
3.3 Kết quả đánh giá ảnh hưởng của KCN Tân Hương đến kinh tế - xã hội và
môi trường của các hộ dân xung quanh .................................................................59
3.3.1

Tác động đến việc làm của hộ dân .......................................................60

3.3.2

Tác động đến thu nhập của hộ dân .......................................................61


vi


3.3.3

Tác động đến cơ sở vất chất .................................................................61

3.3.4

Tác động đến an ninh trật tự tại địa phương ........................................62

3.3.5

Tác động đến mơi trường......................................................................62

3.4

Đề x́t các giải pháp kiểm sốt ơ nhiễm tại KCN Tân Hương ..................63

3.4.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức
và trách nhiệm bảo vệ môi trường .....................................................................63
3.4.2

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ...........64

3.4.3 Xây dựng phương án phịng ngừa sự cố mơi trường đối với nước thải
khu công nghiệp..................................................................................................65
3.4.4 Quy hoạch, xây dựng hệ thống cây xanh đạt tiêu chuẩn môi trường
nhằm giảm thiểu tác động của ơ nhiễm khơng khí tới mơi trường khơng khí
xung quanh .........................................................................................................65

3.4.5

Đẩy mạnh việc tái sử dụng, tái sinh, tái chế và trao đổi chất thải .......66

3.4.6 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động BVMT
của các Doanh nghiệp trong KCN .....................................................................67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................69
1. Kết luận ...........................................................................................................69
2. Kiến Nghị ........................................................................................................70
PHỤ LỤC ..................................................................................................................73
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN .........................................................86

vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Tình hình phát triển các KCN giai đoạn 1991 - 2008 [5] ............................9
Hình 3.1 Vị trí KCN Tân Hương ..............................................................................21
Hình 3.2 Sơ đờ cơng nghệ xử lý nước thải đang áp dụng tại KCN Tân Hương .......53
Hình 3.3 Hiệu suất xử lý của các chỉ tiêu phân tích..................................................54
Hình 3.4 Bợ máy quản lý mơi trường tại KCN Tân Hương .....................................55
Hình 3.5 Kết quả khảo sát tỷ lệ hợ gia đình có người thân tham gia làm việc tại
KCN Tân Hương ........................................................................................60
Hình 3.6 Kết quả khảo sát tỷ lệ hộ dân về thu nhập .................................................61

viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Đặc trưng về thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp (trước

xử lý) [7] ....................................................................................................12
Bảng 1.2 Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ơ nhiễm [5] ..........14
Bảng 1.3 Ước tính lượng chất thải nguy hại phát sinh theo ngành sản xuất và theo
số lượng công nhân trong ngành sản xuất (kg/người/năm) [9] .................17
Bảng 1.4 Ước tính và dự báo CTR các KCN Việt Nam đến năm 2020 [10]............18
Bảng 2.1 Vị trí lấy mẫu nước mặt .............................................................................28
Bảng 2.2 Phương pháp phân tích mẫu nước mặt ......................................................29
Bảng 2.3 Vị trí lấy mẫu nước thải .............................................................................29
Bảng 2.4 Phương pháp phân tích mẫu nước thải ......................................................30
Bảng 2.5 Vị trí lấy mẫu nước ngầm ..........................................................................31
Bảng 2.6 Phương pháp phân tích mẫu nước ngầm ...................................................31
Bảng 2.7 Vị trí lấy mẫu khí thải ................................................................................32
Bảng 2.8 Phương pháp phân tích mẫu khí thải .........................................................32
Bảng 3.1 Quy hoạch sử dụng đất KCN Tân Hương .................................................23
Bảng 3.2 Danh sách các doanh nghiệp trong KCN Tân Hương ...............................24
Bảng 3.3 Các ng̀n phát sinh khí thải tại các Doanh nghiệp ..................................35
Bảng 3.4 Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng khơng khí tại KCN Tân Hương,
đợt 1 tháng 12/2019 ...................................................................................39
Bảng 3.5 Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng khơng khí tại KCN Tân Hương,
đợt 2 tháng 03/2020 ...................................................................................40
Bảng 3.6 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại KCN Tân Hương ...................42
Bảng 3.7 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại KCN Tân Hương ...................43
Bảng 3.8 Kết quả tính tốn WQI tại các điểm quan trắc ..........................................44
Bảng 3.9 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm KCN Tân Hương tháng 8/2019
....................................................................................................................46
Bảng 3.10 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm KCN Tân Hương tháng
12/2019 ......................................................................................................47
Bảng 3.11 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm KCN Tân Hương tháng 3/2020
....................................................................................................................48
Bảng 3.12 Lưu lượng nước thải phát sinh của các doanh nghiệp .............................49

Bảng 3.13 Kết quả phân tích nước thải tại KCN Tân Hương ...................................51
Bảng 3.14 Khối lượng chất thải phát sinh tại KCN Tân Hương ...............................57

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp các Quốc gia Đông Nam Á

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

CTR

Chất thải rắn

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm


QCVN

Quy chuẫn kỹ thuật Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

x


MỞ ĐẦU
1.


Tính cấp thiết của đề tài

Từ Thực tiễn phát triển của đất nước những năm qua đã chứng tỏ rằng việc thành
lập các khu công nghiệp (KCN) là một trong những giải pháp quan trọng đối với
việc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Cùng với sự phát triển ngày càng vượt bậc trên toàn thế giới, Việt Nam đã trở
thành thành viên thứ 150 của WTO, nước ta đã bước vào giai đoạn cơng nghiệp hóa
– hiện đại hóa theo kế hoạch 10 năm. Với tốc đợ nhanh chóng và quy mơ mạnh mẽ
hàng loạt các KCN, tập trung đã được thành lập, xây dựng và đi vào hoạt động theo
chiến lược nền kinh tế công nghiệp quy mô lớn nhằm thực hiện thành công mục tiêu
chiến lược của Nghị quyết Đại Hội Đảng lần XII phấn đầu đến năm 2020 “Đẩy
mạnh tồn diện, đờng bợ cơng cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững,
sớm đưa nước ta cơ bản trở thành Tnước công nghiệp theo hướng hiện đại”[1].
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, sự phát triển của các KCN đang đặt
ra những thách thức về môi trường ở hiện tại và trong tương lai. Lượng rác thải,
nước thải, khí thải thải ra mơi trường tăng lên rất nhanh chóng. Trong khi đó, hệ
thống quản lý mơi trường của nước ta chưa thực sự hiệu quả, thiếu đồng bộ, đặc biệt
đa số các nhà máy sản x́t cơng nghiệp chưa có hệ thống xử lý chất thải trước khi
thải ra môi trường. Vấn đề về môi trường thực sự trở thành một bài tốn khó cịn
bởi cơ chế quản lý mơi trường còn lỏng lẻo và quan trọng hơn cả là ý thức của
người dân chỉ quan tâm tới lợi nhuận trước mắt mà khơng để ý đến mơi trường
quanh mình đang ô nhiễm nghiêm trọng.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có 04 KCN tập trung với tổng diện tích
1.101,47 ha. Trong đó, KCN Tân Hương tḥc xã Tân Hương, huyện Châu Thành
là một trong những KCN lớn của tỉnh Tiền Giang, do Công ty TNHH Nhựt Thành
Tân làm chủ đầu tư. Mục tiêu của KCN là đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ
tầng KCN Tân Hương có diện tích 197,33 ha với đầy đủ phân khu chức năng và tổ
chức hệ thống kỹ thuật hạ tầng; Thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước thuê đất
1



xây dựng nhà máy, xí nghiệp trong KCN Tân Hương. Tạo ra những sản phẩm có
chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đồng thời đảm bảo điều
kiện bảo vệ cảnh quan môi trường. KCN Tân Hương đã đi vào hoạt động từ năm
2007, đến nay đã có 28 doanh nghiệp thứ cấp đầu tư nhà máy, xí nghiệp và hoạt
đợng sản x́t kinh doanh trong KCN. Trong q trình hoạt đợng của KCN Tân
Hương đã có những tác đợng nhất định đến mơi trường, ảnh hưởng đến các thành
phần môi trường trong và xung quanh KCN [2].
Nhằm đánh giá hiện trạng môi trường tại KCN Tân Hương, đồng thời đưa ra được
các giải pháp nhằm kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường tại KCN Tân Hương. Chính vì
thế học viên lựa chọn đề tài: “đánh giá hiện trạng mơi trường và đề xuất giải pháp
kiểm sốt ô nhiễm môi trường khu công nghiệp Tân Hương, tỉnh Tiền Giang” làm
đề tài nghiên cứu của mình.
2.

Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá thực trạng ơ nhiễm mơi trường nước, khí và chất thải rắn do sự phát triển
công nghiệp ở KCN Tân Hương, nghiên cứu các nhân tố tác động đến tình hình ơ
nhiễm tại KCN này. Đề x́t hệ thống các giải pháp kinh tế – xã hội – pháp luật để
giải quyết tình trạng ơ nhiễm ở KCN Tân Hương.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1

Đối tượng nghiên cứu


Đề tài tập trung đánh giá các số liệu thu thập được mợt cách cụ thể như: nước thải,
khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại của khu công nghiệp Tân Hương. Phương
án xử lý các loại chất thải, từ đó đánh giá được những ưu, nhược điểm và đề x́t
các biện pháp kiểm sốt ơ nhiễm nhằm u cầu các doanh nghiệp chấp hành nghiêm
chỉnh luật và các chính sách mơi trường.

2


3.2

Phạm vi nghiên cứu

KCN Tân Hương, xã Tân Hương, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4.1

Ý nghĩa khoa học

Góp phần bổ sung nguồn cơ sỡ dữ liệu cho các nghiên cứu về kiểm sốt ơ nhiễm
mơi trường trong KCN.
4.2

Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm tạo ra cơ sỡ thực tiễn cho các nhà quản lý Nhà
nước đề ra các giải pháp, chính sách thực tế nhằm tăng cường, nâng cao hệ thống

kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong KCN. Đồng thời giúp cán bộ quản lý KCN có
thêm cơ sở cho việc đưa ra các hoạch định, giải pháp bền vững cho việc quản lý
môi trường KCN.

3


CHƯƠNG 1
1.1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang

1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Châu Thành nằm ở phía Tây của tỉnh Tiền Giang.
-

Phía đơng giáp huyện Chợ Gạo và TP Mỹ Tho;

-

Phía tây giáp huyện Cai Lậy;

-

Phía nam giáp sơng Tiền;

-


Phía bắc giáp huyện Tân Phước- Tiền Giang và tỉnh Long An.

1.1.1.2 Địa hình
Huyện Châu Thành có địa hình tương đối phức tạp, thấp dần từ Nam đến Bắc, từ
Đông sang Tây xen kẽ những giờng cát gị cao và những vùng trũng, gờm có 3 dạng
chính như sau:
-

Vùng cao: có đợ cao từ 1,1 mét - 1,7 m, phân bố dọc theo quốc lợ 1A và khu
vực Đơng Nam của huyện;

-

Vùng trung bình: có đợ cao từ 0,8 - 1,2 m, phân bố chủ yếu phía Nam Quốc lợ
1A;

-

Vùng thấp: có đợ cao từ 0,5 - 0,8 m, phân bố phía Bắc Quốc lợ 1A, gờm các
xã Điềm Hy mợt phần Nhị Bình, Long Định, Tam Hiệp.

1.1.1.3 Sơng ngịi
Trên địa bàn huyện Châu Thành có các sơng, ngịi, ao, với hệ thống sơng ngịi hiện
tại huyện Châu Thành có trữ lượng nước khá lớn, đáp ứng được yêu cầu nguồn
nước tưới tiêu và tải lượng phù sa cho các cánh đồng trong huyện.

4



1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Nhờ vị trí địa lý kinh tế khá thuận lợi, tồn huyện có quốc lộ 1A đi xuyên qua chiều
dài của huyện, nằm cặp bờ sông Tiền; cửa ngõ của Tiền Giang với Tp. Hờ Chí Minh
nên những năm, nền kinh tế phát triển khá nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và thương mại - dịch vụ, đến nay cơ cấu như sau:
-

Khu vực I: 40,38%

-

Khu vực II: 32,06%

-

Khu vực III: 27,56%

1.1.2.1 Sản xuất nông nghiệp
Chủ yếu là kinh tế vườn với diện tích 11.359 ha với các loại cây chủ yếu như sapô,
nhãn, vú sữa và các loại cây có múi với sản lượng hàng năm khoảng 135.000 tấn.
Cây lúa có diện tích canh tác 4.990 ha, sản lượng hàng năm khoảng 8.000 tấn. Cây
rau màu thực phẩm diện tích xuống giống hàng năm khoảng 7.200 ha.
1.1.2.2 Cơng nghiệp - Tiểu thủ cơng nghiệp
Huyện có 709 cơ sở sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, qui mô vốn 950,34
tỷ đồng, giải quyết việc làm 18.642 lao đợng. Hiện có 1 cụm Cơng nghiệp Song
Thuận 5 ha, đang quy hoạch cụm Công nghiệp Tam Hiệp qui mơ 80 ha.
1.1.2.3 Thương mại - dịch vụ
Huyện có 18 chợ, trong đó có 1 chợ đầu mối là Vĩnh Kim, có sức mua bán trao đổi
khá lớn, huyện đang kêu gọi đầu tư mở rợng.
Các loại hình dịch vụ tương đối đa dạng, đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng.

Ngồi ra cịn có các di tích lịch sử như Đình Long Hưng, Rạch Gầm Xồi Mút, có
khả năng phát triển du lịch gắn với giáo dục truyền thống.

5


1.1.2.4 Văn hóa xã hội
Giáo dục: huyện có 17 trường trung học cơ sở, 29 trường tiểu học và 1 trường mầm
non, 11 trường mẫu giáo; đội ngũ giáo viên có 1.896 người, cơ bản đạt chuẩn; số
lượng học sinh năm học 2009-2010 có 35.276 em, trong đó trung học cơ sở 12.397
em, tiểu học 18.176 em, mẫu giáo 4.703 cháu. Huyện đạt chuẩn phổ cập trung học
cơ sở năm 2005.
Y tế: có 1 bệnh viện đa khoa Trung tâm, 1 Trung tâm y tế dự phòng và phòng khám
khu vực ở Vĩnh Kim và Dưỡng Điềm; có 64 bác sĩ, 145 y sĩ. 100 % xã có bác sĩ
phục vụ.
Văn hóa trung tâm thể thao: 105 /134 ấp đạt chuẩn văn hóa. Phong trào đàn ca tài
tử nam bợ có 11 xã được duy trì thường xun hàng tháng. Đã đầu tư xây dựng
Trung tâm văn hóa huyện; có 1 sân vận đợng huyện và 9 xã có sân vận đợng.
Chính sách xã hợi: có 13 xã được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ
trang, 3.554 liệt sĩ, 1.926 thương binh và 5.518 gia đình có cơng cách mạng.
1.2

Tổng quan về tình hình phát triển các khu công nghiệp

1.2.1 Thực trạng phát triển KCN trên thế giới
Khu công nghiệp xuất hiện từ thế kỷ XIX bao gồm nhiều hình thức từ các hình
truyền thống như: khu mậu dịch tự do, cảng tự do,… đến các hình thức mới xuất
hiện cuối thế kỹ XX như: khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu công nghiệp tập
trung, khu văn phòng, khu Thương mại,…[3].
Từ thế kỷ thứ XVI tại Italia đã xuất hiện dạng cổ điển, sơ khai của KCN là “cảng tự

do”. Cảng tự do được thành lập với mục đích ủng hợ tự do thơng thương, trong đó
hàng hóa từ nước ngồi vào và từ cảng đi ra, được vận chuyển một cách tự do mà
không phải chịu thuế, chỉ khi hàng hóa vào nợi địa mới phải chịu thuế quan. Các
cảng tự do đã đóng vai trị quan trọng thúc đẩy nền ngoại thương của các nước, hình
thành các đơ thị, trung tâm thương mại, dịch vụ như New York, Singapore và dần

6


dần khái niệm cảng tự dọ đã được mở rộng, vận dụng thành loại hình mới là KCN
[4].
KCN đầu tiên được hình thành năm 1896 tại Anh, sau đó là vùng công nghiệp
Chicago (Mỹ), KCN Napoli (Ý) vào những năm đầu thập kỷ 40 của thế kỷ trước.
Đến những năm 50, 60 của thế kỷ XX, các vùng công nghiệp và các KCN phát triển
nhanh chóng và rợng khắp các nước công nghiệp như là một hiện tượng lan toả, tác
đợng và ảnh hưởng. Vào thời kỳ này, Mỹ có 452 vùng cơng nghiệp và gần 1.000
KCN, Pháp có 230 vùng cơng nghiệp, Canada có 21 vùng cơng nghiệp. Đến những
năm 60, 70 của thế kỷ trước, hàng loạt các KCN và KCX được hình thành và phát
triển nhanh chóng ở các nước cơng nghiệp hố thế hệ sau như: Hàn Quốc, Đài
Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan… Cũng trong thời kỳ này, ở các nước xã hội
chủ nghĩa trước đây, Liên Xô, Đức, Tiệp Khắc đang tiến hành xây dựng các xí
nghiệp liên hợp, các cụm cơng nghiệp lớn, các trung tâm công nghiệp tập trung [4].
Trong những năm mới phát triển, KCN được xem là mợt mơ hình quy hoạch công
nghiệp. KCN được sử dụng như một công cụ phát triển kinh tế, và mục đích kinh tế
này ngày càng được chú trọng, đặc biệt là các nước đang phát triển. Vì vậy, ngay từ
rất sớm, mợt số nước đang phát triển ở Đơng Nam Á cũng đã có số lượng KCN tăng
lên đáng kể nhằm tạo bước đột phá trong nền kinh tế của họ. Hoạt động của các
KCN mợt mặt mang lại lợi ích kinh tế, mặt khác lại phát sinh tác hại môi trường do
hoạt động công nghiệp đã không được quan tâm đúng mức trong một thời gian dài
[4].

KCN Bangchan được thành lập năm 1972, là KCN đầu tiên tại Thailan, rộng
khoảng hơn 108 ha ở huyện Min Buri của Bangkok. Được quản lý bởi Ban quản lý
các KCN Thái Lan (IEAT). Hiện nay, IEAT đang quản lý hoặc cùng quản lý 38
KCN đang hoạt động phân bố ở Bangkok và 14 tỉnh khác, với 400 nghìn lao đợng
trong 3300 doanh nghiệp.
Số lượng các KCN đang hoạt đợng tăng lên nhanh chóng từ con số 0 năm 1970 lên
105 năm 2002 tại Maylaisia. Trong khí đó, ở các vùng phát triển, con số các KCN

7


đã tăng từ con số 8 năm 1970 lên 188 năm 2002 và hầu như các KCN được đặt tại
các trung tâm tăng trưởng quan trọng.
Tính đến tháng 11/2007, tại Indonesia có 225 KCN đang hoạt đợng với tổng diện
tích 75.457 ha, hầu hết ở trên đảo Java. Số lượng các KCN ở Indonesia tăng mạnh
từ năm 1990 đến khi khủng hoảng 1997 nổ ra. Từ năm 2003, khi hiệp định thương
mại tự do ASEAN có hiệu lực, các KCN phát triển khá mạnh trở lại. Tuy nhiên, tỷ
lệ lấp đầy khá thấp, bình quân khoảng 42% vào năm 2006.
Các KCN được xây dụng tại Trung Quốc từ năm 1990. Đến cuối năm 1991, Trung
Quốc chỉ có 117 KCN, con số này đã lên đến 2.700 vào cuối năm 1992 và các khu
này được phê duyệt từ các cấp khác nhau, từ cấp chính quyền trung ương, cấp tỉnh,
thành phố, thị trấn cho đến cấp quận và nhiều khu thậm chí được xây dựng mà
khơng có cấp chính quyền nào phê chuẩn. Và trong những năm gần đây, trước chiến
lược mới của Trung Quốc nhằm phát triển miền Tây nước này, nhiều KCN mới
chính thức được chính quyền Trung ương phê duyệt. Do vậy, số lượng các KCN lại
có cơ hội bùng nổ lần nữa. Theo Bộ Tài nguyên và Mơi trường, trong số 3.837
KCN chỉ có 6% được phê duyệt bởi Quốc vụ viện và 26,6% được phê duyệt bởi
chính quyền cấp tỉnh [4].
Hiện nay, các KCN được phát triển ở hầu hết tất cả các quốc gia, đặc biệt là các
nước đang phát triển, mục đích chủ yếu để phục vụ các hoạt động công nghiệp.

1.2.2 Thực trạng phát triển KCN tại Việt Nam
Trong giai đoạn từ năm 1991 đến 2008, Việt Nam đã thành lập được 223 KCN với
tổng diện tích tự nhiên đạt 57.264 ha, phân bố rộng khắp trên 56/63 Tỉnh, Thành
phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, diện tích đất sử dụng cho phát triển cơng
nghiệp có thể cho th theo quy hoạch đạt gần 40.000 ha, chiếm khoảng 65% diện
tích đất quy hoạch các KCN [5].

8


Hình 1.1 Tình hình phát triển các KCN giai đoạn 1991 - 2008 [5]
Tính chung cho tồn bợ các KCN cả nước thì tỷ lệ lấp đầy chỉ đạt khoảng 46% với
17.107 ha đất công nghiệp đã cho thuê. Trong đó số 223 KCN chỉ có 171 KCN đã
đi vào hoạt đợng, 52 KCN đang trong q trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật [5].
Theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về thành lập, hoạt đợng, chính sách và
quản lý nhà nước đối với KCN, KCX và khu kinh tế, quy định việc thống nhất hoạt
động của KCN trên các lĩnh vực theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý cho Ban
quản lý các KCN. Nghị định cũng đã góp phần đổi mới sâu sắc về thể chế, môi
trường đầu tư kinh doanh cùng q trình hợi nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ sau khi
Việt Nam gia nhập WTO. Công tác quản lý Nhà nước về KCN cũng như bản thân
hoạt đợng của các KCN đã có những điều chỉnh về cơ cấu tổ chức, năng lực,
chương trình hoạt đợng để thích nghi với điều kiện mới.
Tuy nhiên, q trình phát triển KCN cũng đã nảy sinh mợt số vấn đề như sự gia
tăng về số lượng không tỷ lệ thuận với tỷ lệ lấp đầy KCN. Qua khảo sát ở một số
KCN, cho thấy, các KCN do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập có cơ sở
hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thuận tiện, nhưng tốc độ lấp đầy chậm, không thu hút
được các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi suất đầu tư cao, cho nên các doanh nghiệp

9



Việt Nam với tài chính có hạn rất khó th ở các KCN này. Các KCN do UBND
cấp tỉnh quyết định thành lập và hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì có tốc đợ
lấp đầy nhanh nhưng không thể thành lập nhiều do ngân sách địa phương hạn hẹp.
Các KCN khác cho các doanh nghiệp sản xuất thuê đất trước khi xây dựng hạ tầng
kỹ thuật nên śt đầu tư thấp, có tốc đợ triển khai xây dựng và lấp đầy nhanh nhưng
lại gặp khó khăn trong quản lý môi trường, hệ thống hạ tầng kỹ thuật không đồng
bộ.
Số liệu về số lượng KCN thành lập mới và mở rộng năm 2008 cũng như những năm
trước cho thấy, mặc dù sự phân bố KCN đã được điều chỉnh theo hướng tạo điều
kiện cho một số địa bàn đặc biệt khó khăn ở Trung du miền núi phía Bắc (n Bái,
Tun Quang, Hịa Bình, Bắc Kạn...), Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai,
Kon Tum, Lâm Đồng), Tây Nam Bợ (Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng…) nhằm
phát triển công nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, song các KCN vẫn tập trung ở
23 tỉnh, thành phố thuộc 4 vùng KTTĐ (vùng KTTĐ Bắc bộ, vùng KTTĐ miền
Trung, vùng KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ vùng ĐBSCL). Đến cuối tháng
12/2008, với 167 KCN, tổng diện tích đất tự nhiên đạt 46.825 ha, các KCN thuộc 4
vùng KTTĐ chiếm tới 74,9 % tổng số KCN và 81,8 % tổng diện tích đất tự nhiên
các KCN cả nước [5]. Đờng Nai và Bình Dương là những địa phương có số lượng
KCN lớn nhất trong cả nước. Vùng KTTĐ Bắc bợ có 49 KCN với diện tích khoảng
10.114 ha, chiếm khoảng 22% tổng số KCN trên toàn quốc [6].
Ngày 21/8/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1107/2006/QĐ-TTg
phê duyệt Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng
đến năm 2020. Quy hoạch đã xác định sẽ hình thành hệ thống các KCN chủ đạo có
vai trị dẫn dắt sự phát triển cơng nghiệp quốc gia, đờng thời hình thành các KCN có
quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu
kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng cơng nghiệp trong GDP thấp [4].

10



Kế hoạch đến năm 2015
-

Đầu tư đờng bợ để hồn thiện các KCN hiện có, thành lập mới mợt cách có
chọn lọc các KCN với tổng diện tích tăng thêm khoảng 20.000 - 25.000 ha;
nâng tổng diện tích các KCN đến năm 2015 khoảng 65.000 - 70.000 ha. Phấn
đấu đạt tỷ lệ lấp đầy các KCN bình qn trên tồn quốc khoảng trên 60%;

-

Xây dựng các cơng trình xử lý chất thải công nghiệp tập trung quy mô lớn ở
những khu vực tập trung các KCN tại các vùng KTTĐ;

-

Tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào các KCN,
phấn đấu thu hút thêm khoảng 6.500 - 6.800 dự án với tổng vốn đầu tư đăng
ký khoảng trên 36 - 39 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư thực hiện khoảng 50%.

Định hướng đến năm 2020
-

Quản lý tốt và có quy hoạch sử dụng hợp lý diện tích đất dự trữ cho xây dựng
KCN;

-

Hồn thiện về cơ bản mạng lưới KCN trên toàn lãnh thổ với tổng diện tích các
KCN đạt khoảng 80.000 ha vào năm 2020;


-

Quản lý, chuyển đổi cơ cấu đầu tư phát triển các KCN đã được thành lập theo
hướng đờng bợ hố.

1.3

Hiện trạng mơi trường tại các KCN

Song song với q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa tồn cầu kết hợp với sự gia
tăng dân số đã làm cho lượng chất thải phát sinh ngày càng tăng. Trong đó, lượng
chất thải được tạo ra nhiều nhất tại các nước phát triển, đặc biệt là chất thải tại các
khu công nghiệp, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi trường.
1.3.1 Nước thải
Theo thống kê, tính đến đầu năm 2018, cả nước có 326 KCN được thành lập với
tổng diện tích đất tự nhiên gần 95.000 ha. Trong đó có 232 KCN đã đi vào hoạt
đợng. Tỷ lệ lấp đầy bình qn tại các KCN đang hoạt đợng hiện nay là 73%. Có thể
nói, sự phát triển của các KCN Việt Nam, mang đến cho ngành kinh tế những bước

11


đi mới. Tuy nhiên quá trình phát triển các KCN Việt Nam đang tạo ra nhiều thách
thức lớn về ô nhiễm môi trường.
Thành phần nước thải từ các KCN phụ thuộc vào ngành nghề của các cơ sở sản xuất
trong KCN (bảng 1.1), nhưng chủ yếu bao gồm các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ
(thể hiện qua hàm lượng nhu cầu oxy sinh hóa, nhu cầu oxy hóa học), các chất dinh
dưỡng (biểu hiện bằng hàm lượng tổng nitơ và tổng phốtpho) và kim loại nặng.
Chính vì vậy, chất lượng nước thải đầu ra của các KCN phụ thuộc rất nhiều vào

việc nước thải có được xử lý hay không.
Bảng 1.1 Đặc trưng về thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp
(trước xử lý) [7]
Ngành công nghiệp
Chế biến đồ hộp, thủy sản, rau
quả, đông lạnh
Chế biến nước uống có cờn,
bia, rượu
Chế biến thịt
Sản x́t bợt ngọt
Cơ khí
Tḥc da
Dệt nḥm
Phân hóa học
Sản x́t phân hóa học
Sản x́t hóa chất hữu cơ, vơ

Sản x́t giấy

Chất ơ nhiễm chính

Chất ơ nhiễm phụ

BOD, COD, pH, SS

Màu, tổng P, N tổng

BOD, pH, SS, N, P

TDS, màu, độ đục


BOD, pH, SS, độ đục
BOD, SS, pH, NH4+
COD, dầu mỡ, SS, CN-, Cr,
Ni
BOD5, COD, SS, Cr, NH4+,
dầu mỡ, phenol, sunfua
SS, BOD, kim loại nặng, dầu
mỡ
pH, đợ axít, F, kim loại nặng
NH4+, NO3-, urê
pH, tổng chất rắn, SS, Cl-,
SO42-, pH
SS, BOD, COD, phenol,
lignin, tanin

NH4+, P, màu
Độ đục, NO3-, PO43SS, Zn, Pb, Cd
N, P, tổng Coliform
Màu, độ đục
Màu, SS, dầu mỡ, N, P
pH, hợp chất hữu cơ
COD, phenol, F,
Silicat, kim loại nặng
pH, độ đục, độ màu

Chất lượng nước thải đầu ra của các KCN phụ thuộc rất nhiều vào việc nước thải có
được xử lý hay khơng. Hiện nay, tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt đợng có trạm xử lý
nước thải tập trung chỉ chiếm khoảng 43%, rất nhiều các KCN đã đi vào hoạt đợng
mà hồn tồn chưa triển khai xây dựng hạng mục này. Nhiều KCN đã có hệ thống

xử lý nước thải tập trung nhưng tỷ lệ đấu nối của các doanh nghiệp trong KCN còn
thấp. Nhiều nơi doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ nhưng
không vận hành hoặc vận hành không hiệu quả. Thực trạng trên đã dẫn đến việc
12


×