Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG. KHU CÔNG NGHIỆP QUẢNG PHÚ - QUẢNG NGÃI VÀ ĐÈ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG
NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
--o0o--

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
KHU CÔNG NGHIỆP QUẢNG PHÚ QUẢNG NGÃI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

SVTH

: PHẠM THỊ NGỌC CẨM

MSSV

: 810229B

LỚP

: 08MT1N

GVHD

: ThS. PHẠM ANH ĐỨC

TP. HỒ CHÍ MINH: THÁNG 12/2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG
NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
--o0o--

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
KHU CÔNG NGHIỆP QUẢNG PHÚ QUẢNG NGÃI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
SVTH : PHẠM THỊ NGỌC CẨM
MSSV : 810229B

LỚP : 08MT1N
Ngày giao nhiệm vụ luận văn: 19/09
Ngày hoàn thành luận văn:

18/12
TP.HCM, ngày ….tháng ….năm 2008
Giảng viên hướng dẫn

ThS. PHẠM ANH ĐỨC


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................

........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................

TP.HCM, ngày….tháng….năm 2008


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Môi trường & Bảo hộ
lao động - Trường Đại Học Tơn Đức Thắng đã tận tình giảng dạy, truyền
đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt 4 năm học tập tại trường.
đđĐồng thời em cũng xin gửi lời biết ơn chân thành đến thầy Phạm Anh
Đức đã hết lòng hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành luận văn
này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Thái Hòa và các anh chị
phòng Quản lý và quy hoạch môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi để em
có thể hồn thành tốt bài báo cáo này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Phạm Thị Ngọc Cẩm


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3-1. Tình hình sử dụng đất .................................................................................. 23

Bảng 3-2. Tình hình sử dụng đất của các Nhà đầu tư thuê đất trong KCN .................. 23
Bảng 3-3. Các nhà máy trong KCN Quảng Phú .......................................................... 26

i


DANH MỤC HÌNH
Hình 2-1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi ............................................................ 8
Hình 3-1. Sơ đồ tổ chức Ban quản lý ......................................................................... 22
Hình 4-1. Kênh Bàu Lăng bị ơ nhiễm của nước thải cơng nghiệp ............................. 30
Hình 4-2. Giá trị pH qua các năm 2006, 2007, 2008 ................................................. 31
Hình 4-3. Diễn biến nồng độ SS qua các năm 2006, 2007, 2008 ............................. 31
Hình 4-4. Diễn biến nồng độ COD qua các năm 2006, 2007, 2008 .......................... 32
Hình 4-5. Diễn biến nồng độ BOD qua các năm 2006, 2007, 2008 .......................... 32
Hình 4-6. Nồng độ tổng P và NO 3 - đo ở các nhà máy năm 2008 .............................. 33
Hình 4-7. Diễn biến nồng độ dầu qua các năm 2006, 2007, 2008 ............................. 33
Hình 4-8. Ơ nhiễm vi sinh đo ở các nhà máy ............................................................. 34
Hình 4-9.

pH đo ở các vị trí gần KCN Quảng Phú.................................................... 35

Hình 4-10. Diễn biến nồng độ SS nước mặt so với tiêu chuẩn .................................. 35
Hình 4-11. Diễn biến nồng độ COD nước mặt so với tiêu chuẩn .............................. 36
Hình 4-12. Diễn biến nồng độ BOD nước mặt so với tiêu chuẩn .............................. 36
Hình 4-13. Diễn biến nồng độ DO nước mặt so với tiêu chuẩn ................................. 37
Hình 4-14. Coliform tại các vị trí gần KCN Quảng Phú ............................................. 37
Hình 4-15. Nồng độ dầu tại các vị trí gần KCN Quảng Phú ....................................... 38
Hình 4-16. Ơ nhiễm khơng khí do đốt nhiên liệu ........................................................ 39
H ình 4-17. Diễn biến nồng độ bụi qua các năm 2006, 2007, 2008 ............................. 40
Hình 4-18. Nồng độ CO tại các điểm đo ..................................................................... 40

Hình 4-19. Nồng độ NO 2 tại các điểm đo ................................................................... 41
Hình 4-20. Rác thải được chơn trong khn viên nhà máy......................................... 43
Hình 4-21. Rác được hợp đồng với cơng ty mơi trường thu gom .............................. 43
Hình 5-1. Sơ đồ xử lý bụi nhà máy chế biến gỗ ......................................................... 54
Hình 5-2. Sơ đồ xử lý nước thải tập trung khu cơng nghiệp Quảng Phú ................... 55
Hình 5-3. Sơ đồ các biện pháp kỹ thuật sản xuất sạch hơn ........................................ 58
Hình 5-4. Phương pháp luận về đánh giá SXSH ......................................................... 59
Hình 5-5. Các bước thực hiện phương pháp luận SXSH ............................................ 60

ii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BQL

:

Ban quản lý

BVMT

:

Bảo vệ môi trường

CN

:


Công nghiệp

CP

:

Cổ phần

DNTN

:

Doanh nghiệp tư nhân

ĐTM

:

Đánh giá tác động môi trường

GTSX

:

Giá trị sản xuất

ISO

:


Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

KCN

:

Khu công nghiệp

KKT

:

Khu kinh tế

KNXK

:

Kim ngạch xuất khẩu

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

THPT

:


Trung học phổ thông

TM&DV

:

Thương mại và dịch vụ

TN&MT

:

Tài nguyên và môi trường

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

TP

:

Thành phố

UBND

:


Uỷ ban nhân dân

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 3
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................... 3
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 4
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................ 4
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 4
1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ........................................................................ 4
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ........................................................ 5
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI .................................................................. 6
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ............................................................... 6
2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 6
2.1.2. Địa hình ................................................................................................... 6
2.1.3. Khí hậu .................................................................................................... 7
2.2. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ........................................................................ 8
2.2.1. Tài nguyên đất ......................................................................................... 8
2.2.3. Tài nguyên biển và ven biển ..................................................................... 9
2.2.4. Tài nguyên rừng ....................................................................................... 9
2.2.5. Tài nguyên khoáng sản ........................................................................... 10
2.3. PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ................................................................ 10

2.3.1. Lĩnh vực kinh tế ..................................................................................... 10
2.3.2. Lĩnh vực xã hội ..................................................................................... 14
2.4. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ................................ 16
2.5. ĐÁNH GIÁ ................................................................................................... 17
CHƯƠNG 3.

GIỚI THIỆU VỀ KHU CÔNG NGHIỆP QUẢNG PHÚ ........... 19

3.1. SƠ LƯỢC VỀ BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP QUẢNG NGÃI . 19
3.1.1. Quyết định thành lập .............................................................................. 19
1


3.1.2. Chức năng của ban quản lý các khu công nghiệp ..................................... 19
3.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn ............................................................................. 19
3.1.4. Sơ đồ tổ chức các phòng trực thuộc ......................................................... 22
3.2. GIỚI THIỆU VỀ KHU CƠNG NGHIỆP QUẢNG PHÚ .................................. 22
3.2.1. Tình hình quy hoạch khu cơng nghiệp Quảng Phú ................................... 22
3.2.2. Tình hình sử dụng đất ............................................................................. 23
3.2.3. Các nhà máy trong khu công nghiệp ....................................................... 26
CHƯƠNG 4. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG Ở KHU CÔNG NGHIỆP QUẢNG
PHÚ ..................................................................................................................... 28
4.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG Ở KHU CÔNG NGHIỆP QUẢNG PHÚ ........ 28
4.1.1. Hiện trạng môi trường nước .................................................................... 29
4.1.2. Hiện trạng mơi trường khơng khí ............................................................ 38
4.2. ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP
QUẢNG PHÚ ....................................................................................................... 44
4.2.1. Ưu điểm ................................................................................................ 44
4.2.2. Nhược điểm ........................................................................................... 44
CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN

MÔI TRƯỜNG.................................................................................................... 47
5.1. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ................................................ 47
5.1.1. Chiến lược bảo vệ môi trường của tỉnh .................................................... 47
5.1.2. Chiến lược bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp Quảng Phú ................ 48
5.1.3. Giải pháp quản lý môi trường tại khu công nghiệp Quảng Phú ................. 49
5.2. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ....................................................................... 51
5.2.1. Xử lý cuối đường ống ............................................................................. 51
5.2.2. Quan trắc môi trường ............................................................................. 56
5.2.3. Sản xuất sạch hơn .................................................................................. 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 63
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 63
KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 65

PHỤ LỤC

2


CHƯƠNG 1.

MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, trong xu thế xã hội ngày càng phá t triển, tốc độ đơ thị hố – cơng nghiệp
hố đang diễn ra một cách ồ ạt, nhanh chóng, một mặt là động lực thúc đẩy phát triển
kinh tế đất nước, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân nhưng mặt khác nếu
khơng được kiểm sốt tồn diện và có hiệu quả thì đây cũng chính là ngun nhân gây
ô nhiễm môi trường và hủy hoại tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay, trên khắp thế giới
và cả Việt Nam thì vấn đề mơi trường đang là mối quan tâm hàng đầu của các cấp

chính quyền và các tổ chức quốc tế do những tác động xấ u của chúng làm suy giảm
nặng nề đến chất lượng môi trường và chất lượng cuộc sống con người. Trong các hoạt
động của con người thì hoạt động cơng nghiệp và các sản phẩm thải ra từ các nhà máy
là tác nhân gây ô nhiễm nhiều nhất đến môi trường.
Quảng Ngãi, một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung, đã và đang trên
đà phát triển với những cơ hội và thách thức mới, cũng khơng nằm ngồi qui luật phát
triển đó. Việc hình thành và phát triển của các KCN đã mở ra cơ hội phát triển mới
cho tỉnh nói riêng và cho cả nước nói chung. Trong những năm qua, tình hình thu hút
đầu tư vào các KCN ngày càng đạt kết quả cao, các nhà máy xí nghiệp đi vào hoạt
động càng nhiều, cùng với sự gia tăng năng lực sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm
đồng thời dẫn đến khối lượng nước thải, chất thải rắn, khí thải ngày càng tăng lên làm
cho mơi trường đất, nước, khơng khí ở các KCN đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Đây cũng là một vấn đề hết sức nan giải, cần có hướng giải quyết phù hợp để hạn chế
được những khó khăn do ơ nhiễm mơi trường gây nên, và từ đó đưa nền kinh tế tỉnh
nhà phát triển vươn lên.
Đặc biệt, ở đây với KCN Quảng Phú là một trong những KCN có ý nghĩa rất quan
trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với các ngành nghề hoạt động chủ yếu là
chế biến thủy sản, sản xuất đường, chế biến gỗ,… Tuy tỉ lệ lấp đầy mới chỉ đạt 67%
nhưng với các ngành nghề hoạt động trong KCN này đã l àm cho mơi trường bị suy
thối một cách nghiêm trọng, và có thể nói rằng “thực trạng KCN Quảng Phú hiện
đang sống chung với ơ nhiễm mơi trường”.
Đó là lý do đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Quảng Phú Quảng Ngãi và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường” được thực hiện nhằm góp
phần quản lý mơi trường của KCN dưới những tác động của hoạt động phát triển kinh
tế - xã hội đến môi trường và hệ sinh thái. Đồng thời giúp cho công tác quản lý môi
trường tại KCN tốt hơn, nhằm giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm mơi trường. Đồng thời,
tạo điều kiện để nền kinh tế tỉnh nhà phát triển sang một bước đáng kể song song với
3


mục tiêu bảo vệ môi trường ngày một tốt hơn nhằm mục tiêu hướng tới sự phát triển

bền vững, lâu dài, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
• Tìm hiểu về hiện trạng môi trường tại KCN Quảng Phú trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi;
• Phân tích và đánh giá các tácộng
đ ảnh hưởng ở KCN Quảng Phú đến mơi
trường;
• Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của KCN Quảng Phú đến mơi trường
xung quanh.

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
• Địa điểm nghiên cứu: Khu cơng nghiệp Quảng Phú
• Thời gian: 9/2008 ÷12/2008
• Đối tượng nghiên cứu: Mơi trường khu cơng nghiệp.

1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
• Thu thập thơng tin về tình hình phát triển của KCN Quảng Phú;
• Thu thập thơng tin về điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Quảng Ngãi liên quan đến hình thành và phát triển KCN;
• Khảo sát hiện trạng mơi trường tại KCN Quảng Phú;
• Khảo sát chất lượng mơi trường tại KCN Quảng Phú;
• Phân tích các thơng số chất lượng mơi trường của KCN;
• Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do sự phát triển của KCN gây ra;
• Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động đến mơi trường tại KCN;
• Viết báo cáo.

1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
• Phương pháp thu thập, tổng hợp các số liệu: trên cơ sở các số liệu thu thập được
từ Ban quản lý các KCN, Sở Tài nguyên môi trường để có thể đưa ra chính xác các

vấn đề ô nhiễm môi trường tại KCN Quảng Phú.
• Phương pháp khảo sát thực địa: qua quá trình đi thực địa để hiểu rõ tình hình
kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong KCN đã thực hiện như thế nào, có tuân thủ các
quy tắc bảo vệ môi trường theo quy định của luật hay khơng.
• Phương pháp phân tích, đánh giá: th
ống kê, tổng hợp các số liệu đã thu thập
được để đánh giá và phân tích để xem xét cơng tác quản lý môi trường đã đạt được kết
quả như thế nào, từ đó có những hướng giải quyết mới cho phù hợp.
4


• Phương pháp chuyên gia: trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia về
phương thức quản lý mơi trường KCN của các nhà quản lý để có thể có những biện
pháp bảo vệ mơi trường hiệu quả hơn.

1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
• Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài hỗ trợ các nhà quản lý KCN Quảng Phú cũng như Ban
Quản lý các KCN Quảng Ngãi đưa ra các giải pháp quản lý và bảo môi trường phù
hợp nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững cho tỉnh.
• Ý nghĩa thực tiễn
Từ hiện trạng mơi trường có thể đánh giá mức độ ô nhiễm do sự phát triển công
nghiệp gây ra. Từ đó làm cơ sở để các nhà quản lý có thể căn cứ vào hiện trạng mơi
trường chung để đưa ra những giải pháp giảm thiểu các tác động của hoạt động cơng
nghiệp, ngồi ra cịn giúp cho công tác quản lý môi trường tại KCN được tốt hơn, tạo
điều kiện để các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn vai trị và trách nhiệm của mình
trong việc bảo vệ môi trường.

5



CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Ngãi là tỉnh ven biển, thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, gồm 1 thành
phố, 6 huyện miền núi, 7 huyện đồng bằng ven biển và 1 huyện đảo. Diện tích tự nhiên
tồn tỉnh 5.137,5 km 2, dân số trung bình năm 200 7 là 1311,0 nghìn ng
ười, chiếm
1,76% diện tích và dân số của cả nước.
Tồn bộ lãnh thổ phần đất liền của tỉnh nằm trong tọa độ địa lý:
Từ 14032’04’’ đến 15025’00’’ vĩ độ Bắc
Từ 108014’05” đến 109005’00” kinh độ Đơng
Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam ( với chiều dài đường địa giới 98 km)
Phía Nam giáp tỉnh Bình Định ( với chiều dài đường địa giới 79 km)
Phía Tây giáp với tỉnh Kon Tum và Gia Lai
Phía Đông giáp biển với đường bờ biển dài 130 km.
Nối liền Quảng Ngãi với các tỉnh duyên hải miền Trung bằng quốc lộ 1A và đường sắt
Thống Nhất; với Tây Nguyên và Hạ Lào bằng đường bộ là quốc lộ 24; bằng đường
hàng không là cảng hàng không Đà Nẵng và sân bay Chu Lai; bằng đường biển là
cảng Dung Quất.
Vị trí địa lý đặc biệt và các yếu tố hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho Quảng Ngãi hình
thành và phát triển một cơ cấu kinh tế hết sức đa dạng, mở rộng giao lưu kinh tế với
các tỉnh trong vùng, đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng đỉểm miền Trung,
Tây Nguyên và cả nước, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phịng
khơng chỉ của Quảng Ngãi mà cịn của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng
duyên hải Trung bộ.
2.1.2. Địa hình
Địa hình tỉnh Quảng Ngãi tương đối phức tạp, đồi núi xen kẽ đồng bằng, thấp dần từ
Tây sang Đơng. Diện tích vùng đồi núi c hiếm 74%, đồng bằng chiếm 26% diện tích

tồn tỉnh. Phía Tây của tỉnh là sườn đông của dãy Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi
thấp và đồi xen kẽ đồng bằng.
• Địa hình đồi núi phân bố chủ yếu ở 7 huyện miền núi phía Tây Bắc và phía
Tây. Địa hình chủ yếu là đồi núi có độ cao từ 1500-1800 m, khó khăn cho giao thơng

6


và cho sản xuất. Đây là địa bàn cư trú của nhiều đồng bào dân tộc ít người với nền
kinh tế chậm phát triển.
• Địa hình đồng bằng ven biển chiếm khoảng 24,4% diện tích tự nhiên tồn
tỉnh, gồm chủ yếu diện tích của thành phố Quảng Ngãi, huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư
Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ và huyện đảo Lý Sơn… Đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi có
đặc điểm không liên tục mà bị phân cách bởi sông, đồi núi xen kẽ, vừa thể hiện tính
chất của đồng bằng phù sa và đồng bằng gò đồi. Trên khu vực địa hình này tập trung
đơng dân cư (77,43% dânốscủa tỉnh), riêng 28 xã ven biển và 03 xã đảo chiếm
khoảng 25% dân số cả tỉnh. Đây cũng là nơi tập trung các khu kinh tế, KCN, khu du
lịch quan trọng nhất của tỉnh.
• Bờ biển của tỉnh dài khoảng 130 km với các dạng địa hình đặc trưng là các
cồn cát, mũi đất, cửa sông, đầm nước mặn,… tạo thành một dải hẹp chạy dọc ven biển
với chiều rộng trung bình khoảng 2-3 km. Hình tháiđường bờ biển tạo ra các vũng
vịnh có giá trị cho phát triển cảng biển như Dung Quất, Sa Kỳ, Sa Huỳnh.
2.1.3. Khí hậu
Quảng Ngãi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, nền nhiệt độ cao và ít biến
động. Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú, nhiệt độ trung bình năm trên 250C. Lượng
mưa trung bình năm trên 2000 m m, tập trung từ tháng 8 đến tháng giêng (70 -80%
lượng mưa cả năm); bình qn 4 năm có một cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh
hưởng trực tiếp đến Quảng Ngãi, thường gây nên lũ lụt và hạn hán. Tổng lượng bức xạ
trong năm lớn tới 140-150 kcal/năm. Số giờ nắng khoảng 2000 giờ/năm.
Khí hậu Quảng Ngãi với lượng bức xạ lớn thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển

của nhiều loại cây trồng khác nhau, đặc biệt là một số cây cơng nghiệp có giá trị như:
mía, cao su, hồ tiêu,… và các loại cây ăn quả, cây đặc sản. Khí hậu của tỉnh cũng
thuận lợi cho việc sử dụng năng lượng mặt trời trong công nghiệp chế biến nông lâm
sản, hải sản, làm muối và sản xuất điện năng (năng lượng gió). Tuy nhiên do địa hình
dốc, mưa tập trung vào thu đơng gây lũ úng mùa mưa, nhưng xuân hè mưa ít, nền
nhiệt cao gây hạn nặng.

7


Hình 2-1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi

2.2. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
2.2.1. Tài nguyên đất
Quảng Ngãi có 9 nhóm đất chính là: cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đất phù sa,
đất glây, đất xám, đất đỏ vàng, đất đen, đất nứt nẻ, đất xói mịn trơ sỏi đá và chủ yếu
có thành phần cơ giới nhẹ, hơi chặt…Trong đó, nhóm đất xám chiếm diện tích lớn
nhất (74,65% diện tích tự nhiên) thích hợp với các loại cây cơng nghiệp dài ngày, cây
đặc sản, dược liệu,.. nhóm đất phù sa thuộc hạ lưu các sông (19,26% diện tích tự
nhiên) thích hợp với trồng lúa, cây cơng nghiệp ngắn ngày, rau đậu…
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2005, Quảng Ngãi có tổng diện tích 513.985 ha với
cơ cấu diện tích sử dụng như sau:
• Đất nơng nghiệp hiện có 338.592 ha, bằng 65,7% tổng diện tích tự nhiên.
Trong đó, đất sử dụng vào nơng nghiệp có 121.579 ha bằng 23,6% diện tích tự nhiên,
bình qn diện tích đất nơng nghiệp 826,5m 2/người, thấp hơn bình qn chung của cả
nước (1030m2/người). Đất lâm nghiệp 215.597 ha (41,8%). Đất sử dụng vào các mục
đích cơng nghiệp, xây dựng, thuỷ lợi, kho bãi,…khoảng 16.276 ha (3,2%), trong đó

8



đất sử dụng vào các mục đích cơng cộng là 13804 ha, chiếm 84,8% tổng quỹ đất
chuyên dùng.
• Đất chưa sử dụng cịn khoảng 131.806 nghìn ha, chiếm 25,6% tổng diện tích
tự nhiên. Trong đó, đất đồng bằng chưa sử dụng khoảng 9923 ha, đất đồi núi chưa sử
dụng là 120.184 ha, núi đá khơng có rừng cây là 1699 ha.
2.2.2. Tài ngun nước
Quảng Ngãi có hệ thống sơng Trà Bồng, Trà Khúc, Sơng Vệ, Trà Câu. Tổng lượng
dịng chảy lớn, riêng lưu vực sông Trà Khúc và Sông Vệ đã đạt 7431.10 6 m3. Nguồn
nước mặt này chủ yếu sử dụng cho nông nghiệp và cả cho các hoạt động kinh tế khác.
Tài nguyên nước ngầm không dồi dào về trữ lượng.
Tiềm năng thủy điện phong phú, đặc biệt là trên sông Trà Khúc, trữ năng kỹ thuật của
sông Trà Khúc là 360 nghìn KW, tổng lượng điện năng 1688 triệu KWh.
2.2.3. Tài nguyên biển và ven biển
Quảng Ngãi có bờ biển dài 130 km với 6 cửa lạch lớn nhỏ như Sa Cần, Sa Kỳ, Cổ
Luỹ, Cửa Lỡ, Mỹ Á, Sa Huỳnh. Vùng lãnh hải rộng lớn với ngư trường khai thác có
hiệu quả 11.000km2. Vùng biển Quảng Ngãi có trên 160 lồi cá, trữ lượng cá ước tính
khoảng 75.000 tấn, sản lượng cho phép khai thác hàng năm khoảng 25-30 nghìn tấn.
Trữ lượng tơm khoảng 1000-1500 tấn, khả năng khai thác khoảng 400 tấn. Biển Quảng
Ngãi có nhiều hải sản quý như các loại cá thu, nục, ngừ, tơm, mực,…
Quảng Ngãi có khoảng 5000-7000 ha đất để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt,
lợ. Đặc biệt, vùng ven biển với khí hậu nhiệt đới, nước biển có độ mặn cao và ổn định
nên vùng này có khả năng trở thành vùng nuôi trồng thuỷ sản lớn tập trung khoảng
2040 ha và ở một số đầm phá lớn như Lâm Bình, An Khê.
Biển và ven biển Quảng Ngãi thuận lợi cho phát triển kinh tế tổng hợp biển và giao
lưu với nước ngồi. Bờ biển Đơng Bắc tỉnh có Dung Quất là nơi đã hình thành KKT
ven biển với nhà máy lọc dầu đầu tiên ở nước ta.
2.2.4. Tài nguyên rừng
Theo kết quả kiểm kê diện tích ba loại rừng tồn quốc đến 2005, diện tích đất có rừng
tồn tỉnh kho ảng 215.597 ha. Trong đó diện tích rừng sản xuất 83.782 ha, diện tích

rừng phịng hộ là 129.740 ha, rừng đặc dụng là 2.075 ha. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt
41,84%. Rừng Quảng Ngãi phong phú về lâm, thổ sản với nhiều loại gỗ như trắc,
huỳnh, hương, sến, kiền kiền, gụ mật, dầu, dổi,...trữ lượng gỗ có khoảng 9,8 triệu m3.
Hàng năm khai thác trên 60 nghìn m 3 gỗ và 300 – 400 tấn lâm sản dưới tán rừng phục
vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

9


2.2.5. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của Quảng Ngãi c hủ yếu là các khoáng sản phục vụ cho cơng
nghiệp vật liệu xây dựng, nước khống và một số khống sản khác. Những khống sản
chủ yếu có ý nghĩa kinh tế đối với tỉnh là:
Graphit trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, trong đó trữ lượng cho phép đưa vào khai thác
2,5 triệu tấn, hàm lượng cacbon trung bình 20%.
Silimanhit trữ lượng 1 triệu tấn, phân bố ở Hưng Nhượng (Sơn Tịnh). Than bùn ở
Bình Phú (Bình Sơn) trữ lượng 476 nghìn m 3. Kao lanh ở Sơn Tịnh trữ lượng khoảng
4 triệu tấn.
Đá xây dựng bao gồm các loại làm vật liệu xây dựng, dùng để rải đường giao thông trữ
lượng trên 7 tỉ m3.
Đất sét sản xuất gạch ngói phân bố ở hầu hết các huyện, trong đó các mỏ có trữ lượng
lớn phân bố ở các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ, Sơn Tịnh.
Nước khống có trữ lượng lớn, tập trung ở các mỏ Thạch Bích (Trà Bồng), Đức Lân
(Mộ Đức), Nghĩa Thuận (Tư Nghĩa) và Sơn Tịnh. Chất lượng nước khoáng Quảng
Ngãi nói chung là cao, đủ tiêu chuẩn để sản xuất nước giải khát và chữa bệnh.

2.3. PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.3.1. Lĩnh vực kinh tế
• Quy mơ nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tổng GDP giá 1994 của tỉnh Quảng Ngãi đã tăng từ 2323 tỷ đồng năm 2000 lên 4765

tỷ đồng năm 2007 (gấp 2,05 lần so với năm 2000). Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình
quân giai đoạn từ 2001 -2005 đạt 10,3 %, các ngành nơng lâm ngư nghi
ệp tăng bình
qn 6,8%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 17,5%/năm; dịch vụ tăng 9,6% trên 1
năm. Thời kỳ 2006-2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế theo GDP là 13,2%/năm, trong đó
tăng trưởng nhóm ngành nông nghiệp là 4,5%/năm, ngành công nghiệp – xây dựng là
26,4%/ năm và các ngành dịch vụ là 10,9%/năm.
Đóng góp của các ngành cơng nghiệp và xây dựng vào tăng trưởng GDP chung ngày
càng tăng mạnh từ 10,6% năm 2001 lên 47,4% năm 2005 và 52,1% năm 2008. Tuy
vậy, suất chi phí điện năng cho một đơn vị giá trị GDP của tỉnh còn khá cao, tăng từ
0,61 kwh/$ năm 2000 lên 0,70 kwh/$ năm 2005 và 0,79 kwh/$ năm 2007.
GDP bình qn đầu người năm 2008 dự tính là 8,8 triệu đồng giá hiện hành 2008 (550
USD), gấp 2,86 lần so với mức bình quân của năm 2 000 song chỉ bằng 55% so với
trung bình tồn quốc.

10


• Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng ngày càng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư
nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng.
Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng tính theo GDP tăng ừ
t 23,0% năm 2000 lên 29,9%
năm 2005; 38,5% năm 2008. GDP dịch vụ giảm từ 36,8% năm 2000 xuống còn 35,3%
năm 2005 và 33,5% năm 2008. GDP các ngành nông lâm ngư nghi
ệp giảm từ 40,2%
xuống 34,8% và 31,9%, 27,5% cùng kỳ. Cơ cấu lao động đã có những cải thiện, song
đến năm 2005 tỷ trọng lao động nơng nghiệp vẫn cịn khá cao, chiếm 66,5% so với
tổng lao động đang làm việc.
• Cơng nghiệp

GTSX tăng bình quân giaiđoạn 2001 -2005 là 18,3%/ năm. Năm 2006 GTSX công
nghiệp đạt 2.095 tỷ đồng (giá so sánh 1994), bằng 100,7% kế hoạch, tăng 16,8% so
với năm 2005. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 233 tỷ đồng, bằng 19% kế hoạch, giảm
76,9%; kinh ết ngoài nhà nước đạt 1.859 tỷ đồng, bằng 221,6% kế hoạch, tăng
138,6%. Năm 2007 GTSX ngành công nghi
ệp đạt 2931 tỷ đ ồng (giá 1994), tăng
17,5% so với 2006, trong đó kinh tế nhà nước đạt 354 tỷ đồng, kinh tế ngoài nhà nước
đạt 2.105 tỷ đồng, khu vực vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,8 tỷ đồng.
Mục tiêu phát triển là quy hoạch phát triển ngành cơng nghiệp – xây dựng có tốc độ
tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 là: 24%/ năm; giai đoạn 2011 -2015
là: 17%/năm và giai đoạn 2016 -2020 là 14%/năm, nâng tỷ trọng GDP các ngành công
nghiệp – xây dựng từ 29,9% năm 2005 lên 61,1% vào năm 2020.
• Mục tiêu cụ thể:
Giai đoạn 2006-2010: đầu tư hoàn thành đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và thu hút các dự án
để lấp đầy diện tích của hai KCN Tịnh Phong và Quảng Phú. Triển khai đầu tư hạ tầng
kỹ thuật và thu hút các dự án vào KCN Phổ Phong. Cơ bản hoàn thành kết cấu hạ tầng
giai đoạn I của cụm, điểm công nghiệp và thu hút các dự án vào các cụm công nghiệp
địa phương.
Giai đoạn 2011-2015: tập trung mọi nguồn lực phát triển công nghiệp – xây dựng với
nhịp độ cao và bền vững tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế của tỉnh, hình thành
các ngành cơng nghiệp chủ lực gồm cơng nghiệp lọc dầu, hố chất phân bón, đóng tàu
biển, cơ khí tàu thuyền, cơ khí hố chất, cơng nghiệp luyện kim, cán thép.
Giai đoạn 2016 -2020: giữ vững sự ổn định trong phát triển, phấn đấu tốc độ tăng
trưởng bình quân đạt 14,0%. Cuối năm 2020 giá tr
ị GDP đạt 12.895 tỷ đồng (giá
1994), chiếm 61% tổng GDP của tỉnh.
Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng cơng nghiệp hố,
hiện đại hố, tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm có thể cạnh tranh như công nghiệp
11



hố dầu, cơng nghiệp thép, cơng nghiệp chế biến nơng lâm thủy sản và các ngành dịch
vụ có hàm lượng khoa học cơng nghệ cao, tạo những đột phá có khả năng mang lại
hiệu quả lớn, hình thành cơ cấu kinh tế tỉnh là công nghiệp - dịch vụ - nơng nghiệp.
• Thương mại, dịch vụ và du lịch
Thương mại nội địa : Thương mại nội địa phát triển khá, bảo đảm nhu cầu cung ứng
hàng hoá trong tỉnh và các mặt hàng thiết yếu ở miền núi. Hoạt động vận tải, thông tin
liên lạc, ngân hàng đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ giai đoạn 2001 - 2005 tăng 17,72%, riêng khu
vực miền núi giảm trung bình 3,17%/năm. Trong hai năm 2006 – 2007 tổng mức bán
lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng trung bình 31%/năm và đạt 8286 tỷ đồng vào
năm 2007.
Hoạt động xuất, nhập khẩu: Tổng giá trị xuất nhập khẩu toàn tỉnh tăng nhanh từ 13,1
triệu USD năm 2001 lên 40,3 triệu USD năm 2005 và 77,0 triệu USD năm 2007; tốc
độ tăng trưởng giai đoạn 2001 – 2005 đạt 17,5%, trong đó giá trị xuất khẩu từ 6,3 triệu
USD lên 31 triệu USD năm 2005 và 57 triệu USD năm 2007; giá trị nhập khẩu từ 6,9
triệu USD năm 2001 lên 9,3 triệu USD năm 2005 và 20 triệu USD năm 2007 (chưa
tính nhập khẩu thiết bị tại KKT Dung Quất).
Nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (86%
tổng giá trị xuất khẩu), hàng thuỷ sản (11,26%); tinh bột mỳ, nguyên liệu giấy,..thị
trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan, Đức, Anh. Hàng nhập khẩu chủ
yếu là vải may mặc, bao bì, gỗ ngun liệu,..
• Ngành nơng, lâm, ngư nghiệp
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ,.. nhưng nhìn
chung những năm qua ngành nông - lâm - thuỷ sản của Quảng Ngãi vẫn tăng trưởng
khá. Tổng GTSX toàn ngành thời kỳ 2001 – 2005 đạt mức tăng trưởng trung bì nh
6,9%/năm. Năm 2001 GTSX tồn ngành đạt 1734 tỷ đồng, đến năm 2005 đạt 2299 tỷ
đồng và đạt 2491 tỷ đồng năm 2007, tăng 4,1%/năm. Dự kiến năm 2008 tăng 5,5% so
2007.
Cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng

khối lâm nghiệp và thủy sản, tuy nhiên độ dịch chuyển chậm. Năm 2001 cơ cấu tồn
ngành là: nơng nghiệp chiếm 69 ,1%, lâm nghiệp chiếm 5% và th ủy sản chiếm 30,7%;
năm 2007 tương ứng là 65%; 51%; 29,8%.
Trong nội bộ ngành:
− Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng
trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp (năm 2007 tỷ trọng trồng
trọt cịn 66,5%; chăn ni ở mức 25,8% và dịch vụ tăng lên 7,7%). Chuyển dịch mạnh
12


cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo
nhu cầu lương thực, tạo nguồn nguyên liệu bền vững cho công nghiệp chế biến như
mía, điều, quế…Sau thời kỳ gia tăng về diện tích và sản lượng mía từ 1996 - 1999, quy
mơ sản xuất mía của Quảng Ngãi giảm mạnh do biến động giá đường trên thị trường
toàn quốc từ sau năm 2000. Một số địa phương trong đó có Quảng Ngãi đã chuyển từ
trồng mía sang trồng các loại cây khác nên diện tích mía đã giảm từ 7.395 ha năm
2001 xuống 7.014 ha năm 2005. Tốc độ giảm diện tích bình quân trong 5 năm là
6,7%/năm, đồng thời năng suất mía cũng giảm nhẹ từ 507 tạ/ha năm 2001 xuống cịn
504 tạ/ha năm 2005 nên sản lượng mía giảm mạnh từ 374,6 ngàn tấn năm 2001 xuống
chỉ còn 353 ngàn tấn năm 2005. Tuy nhiên do sự ổn định của thị trường đường trong
nước từ năm 2005 đến nay nên diện tích trồng mía của Quảng Ngãi đã tăng nhẹ trở lại
và đạt 7.288 ha năm 2007 (tăng 247 ha so với năm 2005), sản lượng đạt 379,1 ngàn
tấn (tăng 231 tấn so với năm 2005).
− Cơ cấu kinh tế lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lâm sinh
(14,3%), khai thác lâm sản (82,5%) giảm tỷ lệ các lâm sản khác (3,2%). Hiện nay tỉnh
Quảng Ngãi có diện tích đất lâm nghiệp là 296.087 ha, trong đó diện tích đất có rừng
188.802 ha và đất lâm nghiệp chưa có rừng là 107.285 ha. Theo tính năng của rừng
tỉnh có 130.499 ha rừng phịng hộ (chiếm 691% diện tích đất lâm nghiệp tồn tỉnh),
trong đó 32.827 ha là đất rừng phịng hộ chưa có rừng, chiếm 25,2% chiếm diện tích
đất rừng phịng hộ. Diện tích đất rừng sản xuất của tỉnh là 165.588 ha (chiếm 30,9%

diện tích đất lâm nghiệp tồn tỉnh), trong đó diện tích chưa có rừng là 74.458 ha. Sản
phẩm khai thác từ rừng gia tăng nhanh chóng qua các năm. Sản lượng gỗ trịn khai
thác hàng năm có xu hướng tăng mạnh, năm 2005 đạt 151.350 m 3, tăng 2,66 lần so với
năm 2000, đến năm 2 007 đạt 180 ngàn m 3 (tăng gần 29 nghìn m 3 so với năm 2005).
Do chủ trương hạn chế khai thác rừng tự nhiên nên thời kỳ 2001-2005 sản lượng khai
thác gỗ rừng tự nhiên có chiều hướng giảm dần.
GTSX ngành lâm nghiệp năm 2001 là 87,0 tỷ đồng, năm 2005 đạt 118,6 tỷ đồng, tăng
bình quân 7,7%/năm giai đoạn 2001-2005, đến năm 2007 đạt 128,4 tỷ đồng (tăng thêm
9,8 tỷ đồng so với năm 2005). Trong đó tỷ lệ GTSX của nhóm ngành khai thác gỗ và
lâm sản tương đối ổn định khoảng 72,5% (năm 2005 là 111 tỷ đồng); trồng và nuô i
rừng tăng từ 16,6% năm 2000 lên 24,3% năm 2005; các hoạt động lâm nghiệp khác
(thu nhặt lâm sản từ rừng, dịch vụ lâm nghiệp) tạo GTSX khoảng 3% tổng GTSX của
toàn ngành lâm nghiệp. Công tác trồng rừng, bảo vệ, khoanh nuôi rừng được chú trọng
phát triển và đạt nhiều kết quả khả quan, độ che phủ rừng tăng từ 27,6% năm 2000 lên
34,5% năm 2005 và đạt 35% năm 2007. Trong hai năm 2006 -2007 đã trồng 12.461 ha
rừng tập trung; quản lý bảo vệ 99.514 ha rừng phòng hộ, bằng 100% kế hoạch; khoanh
13


ni đạt 6.251 ha rừng tái sinh; chăm sóc ừr ng: 26.855 ha. Khai thác gỗ nguyên liệu
giấy đạt 180.000 tấn, khai thác vỏ quế đạt 3 tấn.
− Cơ cấu kinh tế th ủy sản chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng, và
dịch vụ thủy sản, giảm dần tỷ trọng đánh bắt. Năm 2001 tỷ trọng đánh bắt chiếm
85,0% đến 2005 chiếm 80,6% tổng GTSX của ngành. Vùng biển có thể khai thác thủy
sản hàng năm khoảng 90.000 tấn th ủy hải sản các loại. Diện tích ni trồng thủy sản
khoảng 2000 ha, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 6000 tấn/năm. Thời gian qua, kinh
tế - xã hội vùng ven biển của tỉnh đã đạt được những thành tựu khả quan về tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu so với các khu vực khác trong tỉnh, đời sống của đại bộ
phận dân cư đã được nâng lên một bước, hiệu quả đầu tư vào các ngành kinh tế biển...
Với bờ biển dài khoảng 130 km, vùng lãnh hải rơng lớn với ngư trường khai thác có

hiệu quả khoảng 11.000 km2 và có nhiều hải sản quý như: cá thu, cá nục, cá trích, cá
ngừ, tơm, mực… nghề đánh bắt hải sản Quảng Ngãi phát triển tương đối mạnh. Năng
lực đánh bắt thủy sản tăng nhanh với số lượng tàu thuyền lớn ngày càng nhiều, đội ngũ
lao động có kinh nghiệm đánh bắt và đang từng bước chuyển đổi từ khai thác gần bờ
sang khai thác xa bờ, sử dụng ngày càng nhiều trang thiết bị, ngư cụ tiên tiến giúp cho
nghề khai thác hải sản trong thời gian tới có khả năng vươn ra khơi xa, nâng cao hiệu
quả kinh tế.
Sản lượng th ủy sản đánh bắt hàng năm liên tục tăng lên trong những năm gần đây:
năm 2001 sản lượng đánh bắt đạt 69.045 tấn đến năm 2007 sản lượng đánh bắt đạt
88.700 tấn. Năm 2007 là năm mà thị trường trong nước có nhiều biến động về giá tiêu
dùng đã làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sản xuất của ngư dân. Để đảm bảo hiệu
quả sản xuất, nhiều ngư dân đã chủ động chuyển đổi nghề và có lựa chọn thời điểm,
vùng biển khai thác. Do cường độ khai thác giảm nên sản lượng khai thác tăng chậm
và mới đạt 88.700 tấn, giảm 1,2% so với cùng kỳ đạt 85,93%.
Trong giai đoạn 2001 -2005, tại Quảng Ngãi đã hình thành mơ hình ni tơm trên cát.
Đến nay, diện tích và sản lượng ni tơm chân trắng trên cát phát triển nhanh và đạt
hiệu quả kinh tế cao. Năm 2007, diện tích thả tơm là 720 ha; trong đó: diện tích ni
tơm trên cát (ni tôm thẻ chân trắng đạt 176 ha, tăng 9 ha); diện tích ni tơm vùng
triều là 544 ha. Sản lượng tơm ni 2007 đạt 4.950 tấn; trong đó tơm thẻ chân trắng
đạt 1.960 tấn, tôm sú đạt 200 tấn. Năng suất bình qn đối với tơm sú từ 1,5-2 tấn/ha;
tơm thẻ chân trắng từ 9-10 tấn/ha.
2.3.2. Lĩnh vực xã hội
• Dân cư
Đến năm 2007 dân số trung bình của tỉnh Quảng Ngãi là 1311,0 nghìn người, tốc độ
gia tăng dân số thời kỳ 2001 - 2005 khoảng 1,08%, 2006 - 2007 là 1,035%/năm. Dân
14


cư nông thôn chiếm 85,7% tổng dân số. Mật độ dân số trung bình tồn tỉnh năm 2000
khoảng 237 người/km2, đến năm 2007 là trên 252 người/km 2. Dân số phân bố kh ông

đều giữa đồng bằng và miền núi. Ở khu vực đồng bằng, mật độ dân số khoảng 538
người/km2 bằng 2,3 lần mật độ dân số chung của tỉnh và bằng 9,8 lần mật độ dân số
của khu vực miền núi (55 ng/km2). Phân bố dân cư giữa các huyện và thành phố trong
tỉnh cũng không đều. Ở thành phố và các huyện ven biển, trung bình là 569 người/km2.
Vùng miền núi đất rộng người thưa, mật độ dân số 58,6 người/km2.
• Lao động, việc làm
Theo số liệu báo cáo về lao động việc làm năm 2007 của Sở Lao động thương binh xã
hội thì ở Quảng Ngãi laođộng làm việc trong nền kinh tế quốc dân khoảng 681,5
nghìn người, chiếm 94% dân số trong tuổi lao động. Tốc độ tăng trưởng lao động của
tỉnh giảm dần từ 8,56%/năm năm 2001 xuống còn 1,4%/năm năm 2006 – 2007. Tỷ lệ
sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng từ 73% lên 80% năm 2007.
Về cơ cấu sử dụng lao động: lao động hoạt động trong lĩnh vực nơng lâm thủy sản là
437,5 nghìn người, lao động cơng nghiệp – xây dựng 92 nghìn người, lao động trong
khu vực dịch vụ 138,55 nghìn người, chiếm tương ứng 65,5%, 13,8% và 20,7% ổt ng
lao động đang làm việc của tỉnh. Tính chung lao động trong khu vực nhà nước chỉ
chiếm 7,8% tổng lao động đang làm việc, lao động khu vực tư nhân là 5,79%, khu
vực cá thể là 85,8%. Khu vực có đầu tư nước ngồi mới sử dụng 1600 lao động, bằng
khoảng 0,24% tổng lao động đang làm việc trong tỉnh.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2001 là 13,5% tăng lên 20,6% năm 2006, ước năm
2007 khoảng 23%. Theo trình độ chun mơn kỹ thuật của nguồn lao động Quảng
Ngãi có 66,1 nghìn người, chiếm 10,7 % dân số trong tuổi lao động (tỷ lệ này của cả
nước là 15,5%). Trong đó, từ sơ cấp trở lên 10,7%; cơng nhân kỹ thuật có bằng trở lên
chiếm 6,5%. Nhìn chung, tỉ lệ lao động có kỹ thuật (từ công nhân kỹ thuật trở lên ) so
với lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc doanh vẫn còn quá nhỏ, thiếu
cán bộ khoa học có trình độ cao trong quản lý xuất nhập khẩu và hoạt động dịch vụ,
trong kinh doanh thuộc các lĩnh vực cơng nghiệp, du lịch…
• Giáo dục – đào tạo
Giáo dục phổ thông: đến năm 2007 Quảng Ngãi đã cơ bản hoàn thành phổ cập THCS
(147/180 xã hoàn thành ph
ổ cập THCS, đạt tỷ lệ 81,66%), 180/180 xã tiếp tục giữ

vững việc hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, trong đó có 10 huyện, thành phố hồn
thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Cơng tác xã hội hố giáo dục chuyển biến khá rõ,
đến nay các huyện đồng bằng đều có trường THPT bán cơng, ngồi ra cịn có 02
trường THPT dân lập ở Sơn Tịnh và TP. Quảng Ngãi; hiện đang xây dựng thêm các
trường tư thục, hệ trường mầm non dân lập được phát triển.
15


Tuy nhiên, chất lượng giáo dục tồn diện cịn thấp, phong trào xã hội h óa đầu tư cho
giáo dục cịn chậm. Tình trạng học sinh bỏ học vẫn cịn, riêng miền núi học sinh bỏ
học có xu hướng tăng, việc dạy thêm, học thêm không đúng quy định vẫn cịn xảy ra ở
nhiều nơi.
Cơng tác đào tạo: Hằng năm đã tuyển sinh 1200 – 1400 học sinh nghề dài hạn, 4300 –
4700 học sinh nghề ngắn hạn. Cuối năm 2006, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 20,6%,
trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 16%.
• Y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
Cơng tác phịng chốn g dịch bệnh được duy trì thường xun ở các cấp, các địa bàn.
Công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường thanh tra,
kiểm tra, giám sát thường xuyên và số cơ sở thực phẩm được quản lý ngày càng tăng.
Các công trình của ngành y tế đang được đẩy nhanh tiến độ như: bệnh viện đa khoa
tỉnh 600 giường, bệnh viện lao và bệnh phổi, bệnh viện tâm thần, để sớm đưa vào phục
vụ việc khám, chữa bệnh cho nhân dân. Công tác khám chữa bệnh không ngừng được
nâng cao, đã khống chế được các bệnh dịch nguy hiểm.

2.4. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CƠNG NGHIỆP
Hiện nay, ngồi khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi cịn có 03 KCN tập trung gồm:
KCN Quảng Phú, KCN Tịnh Phong và KCN Phổ Phong.
− KCN Tịnh Phong ở huyện Sơn Tịnh, diện tích 141,72 ha, cách cảng Dung Quất,
sân bay Chu Lai hơn 25 kmề vphía Tây Nam, hiện đã sử dụng 45,9 ha đất công
nghiệp với tỷ lệ lấp đầy 63%. Đây là KCN tập trung các nhà máy, xí nghiệp qui mơ

vừa và nhỏ, bao gồm các loại hình cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến
nông lâm sả n, lắp ráp cơ khí, thiết bị vận tải, hàng tiêu dùng và các nhà máy sản xuất
bao bì sản xuất hàng xuất khẩu.
− KCN Quảng Phú diện tích 120,41 ha ở phía tây thành phố Quảng Ngãi, hiện đã
sử dụng 56,6 ha đất công nghiệp với tỷ lệ lấp đầy 67%. Các ngành nghề chủ yếu là: chế
biến các loại nông, lâm, hải sản, các sản phẩm sau đường, bao bì, nhựa,…
− KCN Phổ Phong ở huyện Đức Phổ diện tích 143,7 ha đã quy hoạch cách trung
tâm thành phố Quảng Ngãi 45 km về phía Nam. Đây là KCN tập trung ưu tiên thu hút
các dự án sử dụng nguồn nguyên liệu địa phương như chế biến nông, lâm, th ủy sản,
các ngành cơng nghiệp nhẹ ít gây ô nhiễm môi trường.
• Về xây dựng kết cấu hạ tầng
Tính từ 2001 đến nay, tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng KCN Quảng Ngãi đạt 101 tỷ
đồng, trong đó nguồn ngân sách nhà nước được tỉnh cấp là 57,623 tỷ đồng; đã giải
ngân 47,3 tỷ đồng, các ngành điện lực, bưu chính viễn thơng, cấp thốt nước đã đầu tư
43,367 tỷ đồng. Giá trị khối lượng hoàn thành đến cuối năm 2005 là 95 tỷ đồng ( kế cả
16


chi phí trả đền bù), trong đó KCN Quảng Phú là 38 tỷ đồng và KCN Tịnh Phong 57 tỷ
đồng, chiếm 23% tổng mức được duyệt tại 02 KCN là 409 tỷ đồng.
Với kinh phí nêu trên đến cuối năm 2005 đã san nền được 59,3 ha, xây dựng 4,8 km
đường giao thông, 6 trạm biến áp tổng công suất 1.460 KVA; 1,63 km kênh tiêu úng;
cổng chính KCN Tịnh Phong khẩu độ 36 m và một số cơng trình kỹ thuật khác. Các
hạng mục hạ tầng thiết yếu cho KCN như hệ thống xử lý nước thải KCN Quảng Phú,
các tuyến giao thông nội bộ KCN, san lấp mặ t bằng, cây xanh, điện chiếu sáng, cấp
thoát nước, khu dân cư, dịch vụ phục vụ KCN, nhà điều hành KCN… đang chờ thẩm
định phê duyệt và quyết định đầu tư của UBND tỉnh để thực hiện.
• Tình hình hoạt động
Nhờ những nổ lực trong việc hồn thiện mơi trường và những chính sách thu hút đầu
tư, tính đến nay các KCN Quảng Ngãi đã thu hút được 77 dự án đầu tư với tổng vốn

đăng ký 1.563 tỷ đồng, sử dụng 47,7 ha đất công nghiệp tại KCN Quảng Phú (lấp đầy
67% diện tích KCN) và 41,76 ha đất c ông nghiệp tại KCN Tịnh Phong ( lấp đầy
51,4%) giải quyết việc làm cho trên 14.000 lao ộđng. Trong đó, đã có 37 nhà máy
đang hoạt động sản xuất kinh doanh, 10 dự án đang triển khai xây dựng và 13 dự án
đang hồn chỉnh. Số lượng, quy mơ và chất lượng các dự án vào các KCN của tỉnh
tăng dần qua các năm, hầu hết các dự án đã triển khai cho thấy sản xuất kinh doanh có
hiệu quả.
GTSX công nghiệp của các doanh nghiệp KCN đạt từ 550 - 600 tỷ đồng, chiếm
khoảng 45 -50% GTSX công nghiệp của tồn tỉnh, tăng bình qn hàng năm từ 16 20%. Nộp ngân sách hàng năm khoảng 30% thu ngân sách toàn tỉnh.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu trực tiếp hàng năm bình quân đạt từ 5,0-5,5 trịêu USD,
riêng năm 2003 đạt KNXK 7,93 triệu USD và năm 2004 đạt 9,2 triệu USD, tăng bình
quân 60-70%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tại các KCN hiện nay là các sản phẩm
của ngành may mặc, bàn ghế, đá ốp lát, thủy hải sản, và bánh kẹo. Các sản phẩm khác
chủ yếu tiêu dùng nội địa. Nhờ các cơ chế chính sách hấp dẫn thu hút đầu tư, số lượng
dự án triển khai hoạt động ở các KCN tỉnh tăng lên hàng năm. Từ năm 2000 trở về
trước chỉ có 20 dự án đang hoạt động, với 4202 lao động; đến nay, các KCN Quảng
Ngãi đã thu hút được 77 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1563 tỷ đồng, hầu hết các
dự án đã đi vào hoạt động sản xuất.

2.5. ĐÁNH GIÁ
Quảng Ngãi là một tỉnh tuy cịn gặp nhiều khó khăn trong q trình phát triển như địa
hình phức tạp, vùng đồng bằng ven biển có địa hình hẹp, mơi trường sinh thái khắc
nghiệt, mùa mưa thì úng lụt, mùa khơ lại thiếu nước, khó phát huy tiềm năng đất để
phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, với những lợi thế vốn có của mình, Quảng Ngãi đã
khai thác triệt để tiềm năng và lợi thế của tỉnh đồng thời huy động mọi nguồn lực để
17


phát triển cơng nghiệp. Điển hình như khí hậu Quảng Ngãi có nhiều điều kiện thuận
lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị như

mía, cao su, hồ tiêu,.. Ngồi ra, bởi nhờ vùng biển, ven biển và hải đảo có tiềm năng
lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thời gian qua, kinh tế - xã hội vùng ven
biển của tỉnh đã đạt được những thành tựu khả quan về tăng trưởng và chuyển dịch cơ
cấu so với các khu vực khác trong tỉnh, đời sống của đại bộ phận dân cư đã được nâng
lên điều này đã giúp ngành thủy sản có cơ hội phát triển. Việc nuôi trồng th ủy sản
trong những năm gần đây phát triển nhanh và đạt hiệ u quả kinh tế cao. Với nguồn
nguyên liệu dồi dào sẵn có Quảng Ngãi đã ưu tiên để phát triển các ngành công nghiệp
có thế mạnh về nguồn ngun liệu (cơng nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm)
mang lại nguồn thu nhập cho tỉnh nói riêng và cho cả nước nói chung, hồ cùng với sự
phát triển cơng nghiệp hố - hiện đại hố của đất nước. Điển hình như KCN Quảng
Phú phát triển các ngành nghề như chế biến th ủy sản, các ngành cơng nghiệp mía
đường và sản phẩm sau đường, chế biến gỗ,.. Chính nhờ vậy, mà các KCN ở Quảng
Ngãi đã hình thành và phát triển để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết
việc làm cho lực lượng lao động trong tỉnh.

18


×