Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 98 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KIỀU VIỆT CƯỜNG

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ
NỘI CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã chuyên ngành: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: KIỀU VIỆT CƯỜNG .................. MSHV:16003691
Ngày, tháng, năm sinh: 20/12/1990 ........................ Nơi sinh: Eakar – Daklak
Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng .................... Mã chuyên ngành: 60.34.02.01
I. TÊN ĐỀ TÀI:
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH


NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng tại SHB Chi
nhánh TP.HCM giai đoạn 2014 - 2017. Từ đó, nhận biết những thành công đạt
được cũng như những hạn chế cịn tồn tại trong hoạt động tín dụng tại SHB Chi
nhánh TP.HCM thời gian qua.
- Dựa vào kết quả phân tích, khảo sát ý kiến các chuyên gia, đề tài đề xuất
một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại
SHB Chi nhánh TP.HCM trong thời gian tới.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
Theo QĐ giao đề tài số 523/QĐ-ĐHCN ngày 26/01/2018 của Hiệu trưởng Trường
Đại học Cơng nghiệp TP.Hồ Chí Minh.
III. NGÀY HỒN THÀNH NHIỆM VỤ:
Theo QĐ ngày hoàn thành nhiệm vụ ngày …../…./…….
IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Họ và tên: TS. Nguyễn Thị Tuyết Nga
Học hàm, học vị: Tiến Sĩ
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2019
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA/VIỆN….………


LỜI CÁM ƠN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng với đề tài “Hiệu quả hoạt

động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội Chi
nhánh TP. Hồ Chí Minh” là kết quả của cố gắng không ngừng của bản thân và
được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy, cô, bạn bè, đồng nghiệp và
người thân. Qua trang viết này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp
đỡ tôi trong thời gian học tập – nghiên cứu khoa học vừa qua.
Tơi xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với cô giáo TS. Nguyễn Thị Tuyết
Nga đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học
cần thiết cho luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Cơng nghiệp TP.HCM, Khoa Tài
chính – Ngân hàng đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành tốt cơng việc nghiên cứu
khoa học của mình.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị cơng tác đã giúp đỡ tơi
trong q trình học tập và thực hiện Luận văn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Học Viên

Kiều Việt Cường

i

năm 2019


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn đã nghiên cứu các lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động tín dụng tại
NHTM, dựa trên các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước để làm nền tảng
nghiên cứu các chỉ tiêu tác động đến hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh một

NHTM.
Luận văn nghiên cứu đánh giá mức độ tác động của các chỉ tiêu tài chính đến hiệu
quả hoạt động tín dụng. Đồng thời đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại
SHB.HCM thơng qua các số liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn
2014-2017 tác giả đánh giá về hiệu quả hoạt động tín dụng của SHB.HCM.
Dựa trên cơ sở nghiên cứu, tác giả đề xuất những giải pháp hữu ích để nâng cao
hiệu quả hoạt động tín dụng tại SHB.HCM.
Tác giả hy vọng với những giải pháp được đưa ra từ kết quả nghiên cứu trong bài sẽ
phù hợp với điều kiện kinh doanh và những định hướng phát triển của SHB nói
chung và SHB.HCM nói riêng trong tương lai.

ii


ABSTRACT
The dissertation has studied the basic theories of credit performance at commercial
banks, based on the research works at home and abroad as the basis for studying the
indicators affecting the performance of credit activities. branch of a commercial
bank.
The thesis examines the impact of financial indicators on credit performance
through regression. Simultaneously, the assessment of credit performance in
SHB.HCM is based on data from the business results report for the period 20142017. The author assesses the credit performance of SHB.
Based on the research, the author proposes useful solutions to improve the
efficiency of credit operations in SHB.
The author hopes that the solutions given in the article will be relevant to the
business conditions and development orientations of SHB in general and
SHB.HCM in particular in the future.

iii



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Sài Gịn – Hà Nội Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh” là bài
nghiên cứu chính của tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi cam đoan
toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa được từng công bố hoặc được
sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm, nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại
học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Học Viên

Kiều Việt Cường

iv

năm 2019


MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................. ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... x

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 1
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu .................................................................... 2
1.6 Đóng góp của đề tài.................................................................................................. 2
1.7 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ........................................................................... 3
1.8 Kết cấu của luận văn ................................................................................................ 8
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................................ 9
2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt đơng tín dụng ................................................................... 9
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng ........................................ 10
2.2.1 Các nhân tố bên trong ........................................................................................ 10
2.2.2 Các nhân tố bên ngoài ........................................................................................ 12
2.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM ....................... 14
2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại .............. 14
2.4.1 Hiệu quả sử dụng vốn ........................................................................................ 14
2.4.2 Hệ số rủi ro tín dụng........................................................................................... 15
2.4.3 Hệ số thu nợ ....................................................................................................... 16
2.4.4 Vịng quay vốn tín dụng ..................................................................................... 16
2.4.5 Tỷ lệ nợ xấu ........................................................................................................ 17
2.4.6 Lạm phát (đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) .......................................... 19
2.4.7 Tốc độ tăng trường kinh tế (GDP) có thể được thay thế bởi IPI ....................... 20
2.4.8 Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng ........................................................................ 22
2.5 Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các ngân hàng ............. 22
2.5.1 Kinh nghiệm của ngân hàng Việt Nam .............................................................. 22
2.5.2 Kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài ..................................................... 25
2.5.2.1 Bài học kinh nghiệm cho SHB.HCM.............................................................. 25
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 27

CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN – HÀ NỘI CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH ......... 28

v


3.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội ................................................. 28
3.1.1 Giới thiệu về SHB .............................................................................................. 28
3.1.2 Khái quát về SHB Chi nhánh Hồ Chí Minh....................................................... 29
3.1.3 Cơ cấu tổ chức của SHB Chi nhánh Hồ Chí Minh ............................................ 30
3.1.4 Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh Hồ Chí Minh giai
đoạn 2014-2017 ........................................................................................................... 31
3.1.4.1 Tình hình huy động vốn của SHB.HCM......................................................... 32
3.1.4.2 Tình hình cho vay của SHB.HCM .................................................................. 35
3.1.4.3 Tình hình cho vay của SHB.HCM .................................................................. 35
3.1.4.4 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của SHB.HCM ........................................... 42
3.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Hà Nội
Chi nhánh Hồ Chí Minh .................................................................................................. 44
3.2.1 Tỷ lệ nợ xấu ........................................................................................................ 44
3.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn ........................................................................................ 46
3.2.3 Hệ số rủi ro tín dụng........................................................................................... 48
3.2.4 Hệ số thu nợ ....................................................................................................... 48
3.2.5 Vịng quay vốn tín dụng ..................................................................................... 50
3.2.6 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ sổ sản xuất công nghiệp (IPI) ....................... 51
3.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Hà Nội Chi
nhánh Hồ Chí Minh ......................................................................................................... 52
3.3.1 Những kết quả đạt được ..................................................................................... 52
3.3.2 Những tồn tại, hạn chế ....................................................................................... 55
3.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế ............................................................ 56

3.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan .................................................................................... 56
3.3.3.2 Nguyên nhân khách quan ................................................................................ 58
3.3.3.3 Nguyên nhân từ phía khách hàng .................................................................... 58
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 60
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN – HÀ NỘI CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH .. 61
4.1 Định hướng hoạt động của SHB đến năm 2020 ....................................................... 61
4.1.1 Một số tác động của chính sách tiền tệ đến hoạt động của SHB ....................... 61
4.1.2 Chiến lược, mục tiêu phát triển của SHB đến năm 2020 ................................... 61
4.1.2.1 Nội dung cơ bản của chiến lược phát triển đến năm 2020 .............................. 61
4.1.2.2 Mục tiêu chung ................................................................................................ 62
4.1.2.3 Các mục tiêu ưu tiên thực hiện........................................................................ 62
4.2 Định hướng hoạt động tín dụng của SHB.HCM đến năm 2020 ............................... 64
4.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gịn - Hà
Nội Chi nhánh TP.HCM ................................................................................................. 64
vi


4.3.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ......................................................................... 64
4.3.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ................................................................. 66
4.3.3 Gia tăng tài sản có và giảm thiểu rủi ro tín dụng ............................................... 67
4.3.4 Giảm tỷ lệ nợ xấu ............................................................................................... 68
4.3.5 Xem xét tỷ lệ lạm phát, chỉ số sản xuất công nghiệp ......................................... 69
4.3.6 Các giải pháp khác ............................................................................................. 70
4.4 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ................................ 72
4.4.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội ................................... 72
4.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước ............................................................. 73
4.4.3 Đối với các cơ quan nhà nước ............................................................................ 74
4.4.4 Đối với chính phủ ............................................................................................... 76

TĨM TẮT CHƯƠNG 4 .................................................................................................. 77
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 79
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 81
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN ............................................................... 85

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của SHB.HCM giai đoạn 2014-2017 ........ 311
Bảng 3.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động tại SHB.HCM giai đoạn 2014-2017 ............... 33
Bảng 3.3 Tăng trưởng tổng tài sản có tại SHB.HCM .................................................. 35
Bảng 3.4 Cơ cấu dư nợ cho vay tại SHB.HCM giai đoạn 2014-2017 ......................... 36
Bảng 3.5 Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2014-2017 ................ 38
Bảng 3.6 Dư nợ cho vay theo loại tiềngiai đoạn 2014-2017 ....................................... 39
Bảng 3.7 Dư nợ cho vay theo kỳ hạn giai đoạn 2014-2017 ......................................... 40
Bảng 3.8 Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế giai đoạn 2014-2017 .............................. 41
Bảng 3.9 Kết quả hoạt động tín dụng của SHB.HCM từ năm2014 đến 2017 ............ 43
Bảng 3.10 Hiệu quả sử dụng vốn của SHB.HCM giai đoạn 2014-2017 .................... 47
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của SHB.HCM giai đoạn 20142017 .............................................................................................................................. 31
Biểu đồ 3.2 Tổng nguồn vốn huy động của SHB.HCM giai đoạn 2014-2017 ............ 33
Biểu đồ 3.3 Lãi suất huy động vốn giai đoạn 2014-2017 ............................................ 34
Biểu đồ 3.4 Dư nợ cho vay của SHB.HCM giai đoạn 2014-2017 .............................. 36
Biểu đồ 3.5 So sánh tăng trưởng tín dụng của SHB so với các ngân hàng khác năm
2017 .............................................................................................................................. 38
Biểu đồ 3.6 Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền giai đoạn 2004-2017 ....................... 39
Biểu đồ 3.7 Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn giai đoạn 2004-2017 ...................... 400
Biểu đồ 3.8 Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế giai đoạn 2004-2017 ........... 401
Biểu đồ 3.9 Thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng giai đoạn 2014-2017 ............ 422

Biểu đồ 3.10 Nợ quá hạn của SHB.HCM giai đoạn 2014-2017 ................................ 444
Biểu đồ 3.11 Tỷ lệ nợ xấu của SHB.HCM giai đoạn 2014-2017 ............................. 444
Biểu đồ 3.12 Dư nợ tín dụng và tổng tài sản của SHB.HCM qua các năm ................ 46
Biểu đồ 3.13 Hệ số rủi ro tín dụng của SHB.HCM qua các năm ............................... 46
Biểu đồ 3.14 Doanh số thu nợ và cho vay của SHB.HCM giai đoạn 2014-2017 ....... 49
Biểu đồ 3.15 Hệ số thu nợ của SHB.HCM qua các năm ............................................ 49
Biểu đồ 3.16 So sánh doanh thu thu nợ và dư nợ bình quân của SHB.HCM giai đoạn
2014-2017..................................................................................................................... 50
Biểu đồ 3.17 Vịng quay vốn tín dụng của SHB.HCM giai đoạn 2014-2017.............. 50
Biểu đồ 3.18 Chỉ số CPI và IPI giai đoạn 2014-2017 ................................................ 511

viii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức SHB.HCM .............................................................. 300

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CP

Cổ phần

DPRR

Dự phòng rủi ro

ĐCTC


Định chế tài chính

GTCG

Giấy tờ có giá

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

KHCN

Khách hàng cá nhân

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

KHKD

Kế hoạch kinh doanh

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại


NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

QLRR

Quản lý rủi ro

SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội

SHB.HCM

Ngân hàng TMCP Sài Gịn Hà Nội
Chi nhánh TP Hồ Chí Minh

TCKT

Tổ chức kinh tế

TCTD

Tổ chức tín dụng

TD

Tín dụng


TGCKH

Tiền gửi có kỳ hạn

TGKKH

Tiền gửi khơng kỳ hạn

TSC

Tài sản có

TSĐB

Tài sản đảm bảo

x


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay, hoạt động tín dụng là một
nghiệp vụ truyền thống, nền tảng, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu
nhập nhưng cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn rủi ro lớn nhất đối với các NHTM. Vì
vậy chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với các NHTM.
Những năm gần đây, nợ xấu liên tục gia tăng mặc dù Chính phủ, NHNN, các bộ ngành có
liên quan cũng đã có khơng ít các biện pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho

các NHTM trong quá trình xử lý nợ xấu. Theo số liệu thống kê của NHNN, nợ xấu năm
2014 toàn hệ thống ngân hàng là 4,11% tương đương 162.000 tỷ đồng, so với năm 2013
là 3,61% tương đương 141.020 tỷ đồng. Đến cuối năm 2015, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống
ngân hàng là 2,55%, tương đương khoảng 127.212 tỷ đồng. Nợ xấu năm 2015 của hệ
thống ngân hàng có giảm hơn so với các năm trước. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề nan
giải của các NHTM.
Các NHTM nói chung và SHB Chi nhánh TP Hồ Chí Minh nói riêng, để tồn tại và
phát triển bền vững, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay thì một trong những nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu là phải nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng. Nhận thức được
tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả lựa chọn đề tài “Hiệu quả hoạt động tín dụng của
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn - Hà Nội Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh” làm
luận văn tốt nghiệp Cao học Kinh tế - Chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, với mong
muốn đề xuất được một số giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
của SHB Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh, giúp SHB.HCM vượt qua giai đoạn khó khăn trước
mắt.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện với các mục tiêu sau:
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng tại SHB Chi nhánh
TP.HCM giai đoạn 2014-2017. Từ đó, nhận biết những thành cơng đạt được cũng như
những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động tín dụng tại SHB Chi nhánh TP.HCM thời gian
qua.
- Dựa vào kết quả phân tích, khảo sát ý kiến các chuyên gia, đề tài đề xuất một số
giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại SHB Chi nhánh
TP.HCM trong thời gian tới.

1


1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Hiệu quả hoạt động tín dụng của SHB Chi nhánh TP.HCM.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: Hoạt động tín dụng của SHB Chi nhánh TP.HCM giai
đoạn 2014-2017.
- Không gian nghiên cứu: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu chủ yếu là hiệu
quả hoạt động tín dụng (chủ yếu là hoạt động cho vay) của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Hà
Nội CN-HCM thơng qua các chỉ tiêu đo lường hiệu quả.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp các cơ sở lý thuyết để hệ
thống hóa các khái niệm, nội dung liên quan đến tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng
của ngân hàng thương mại. Đồng thời luận văn cũng thu thập các cơng trình nghiên cứu
trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài để làm cơ sở tham khảo.
Phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp, mơ tả, phân tích định tính dựa trên số
liệu thống kê, các báo cáo của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội Chi nhánh TP. HCM,
các tài liệu tham khảo trong các cơng trình nghiên cứu để đánh giá hiệu quả hoạt động tín
dụng của Ngân hàng.
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Hiệu quả hoạt động tín dụng là điều đáng quan tâm của các NHTM Việt Nam nhất là
trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay vì hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu
mang lại lợi nhuận cho ngân hàng nhưng đồng thời cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi
ro, đe dọa đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, việc tìm kiếm giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại các NHTM luôn là một yêu cầu bức xúc,
cần thiết cho mỗi NHTM nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung.
1.6 Đóng góp của đề tài
Về mặt học thuật, luận văn đã nhận diện các chỉ tiêu tác động đến hiệu quả hoạt
động tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội Chi nhánh Tp HCM và kiểm định
sự tác động của các chỉ tiêu đó đến hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP
Sài Gịn Hà Nội Chi nhánh Tp HCM. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu phản ánh độ tin
cậy cũng như bổ sung và phát triển về mặt phương pháp nghiên cứu và đề xuất các giải
pháp khả thi. Đưa ra phương pháp nghiên cứu và mơ hình hồi quy phù hợp mà các nghiên

cứu tương lai có thể vận dụng, tham khảo.
2


Về mặt thực nghiệm, kết quả nghiên cứu góp phần vào cơng tác hoạch định chính
sách tín dụng, giúp nhà quản trị ngân hàng có một cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về các
chỉ tiêu tác động đến hiệu quả hoạt động tín dụng cùng với các giải pháp để hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng giúp nhà quản trị có thể đưa ra những chiến lược
đúng đắn trong việc xây dựng mục tiêu và định hướng phát triển trong tương lai.
1.7 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Liên quan đến nội dung “các chỉ tiêu tác động đến hiệu quả tín dụng” đã có một số
cơng trình nghiên cứu trong nước và nước ngồi tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau như
sau:
Các cơng trình nghiên cứu trong nước:
Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Bùi Nhật Quang năm 2015 về đề tài “Hiệu quả
hoạt động tín dụng của Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi
nhánh Thị Xã Bình Minh”. Luận văn đã phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng
của Ngân hàng Agribank CN Bình Minh thơng qua một số chỉ tiêu như tốc độ tăng trưởng
tín dụng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, chênh lệch lãi suất bình quân, tỷ lệ nợ quá hạn, hiệu
suất sử dụng vốn, vòng quay vốn tín dụng, lãi rịng từ tín dụng. Bên cạnh đó luận văn
cũng khảo sát ý kiến của nhân viên ngân hàng về thực trạng hoạt động tín dụng của
Agribank Bình Minh để đưa ra những đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng và
từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
của ngân hàng. Ngồi việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng, nghiên
cứu của luận văn cũng đã chỉ ra hoạt động ngân hàng đang bộc lộ nhiều hạn chế như: nợ
xấu tăng cao, công tác quản trị rủi ro yếu kém, bị âm vốn, việc phân tích định tính các chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng chưa chặt chẽ và thuyết phục,
việc khảo sát ý kiến của nhân viên ngân hàng không đủ về mặt số lượng mẫu phiếu và
chất lượng đối tượng nghiên cứu nên kết quả mang tính chủ quan.
Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Trần Duy Tân năm 2013 về đề tài “Phân tích

hiệu quả hoạt động tín dụng nơng nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Gị Cơng”. Luận văn đã phân tích một số chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả hoạt động tín dụng nơng nghiệp tại chi nhánh Gị Cơng như sau: tỷ lệ tăng
trưởng dư nợ, tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay, hiệu quả sử dụng vốn, hệ số thu nợ, tỷ
lệ thu lãi, vòng quay vốn tín dụng, tỷ lệ nợ xấu, lợi nhuận mang lại cho ngân hàng từ hoạt
động tín dụng. Dựa trên việc đánh giá hiệu quả tín dụng của Ngân hàng TMCP, luận văn
đã chỉ ra một số mặt còn hạn chế đó là:Thứ nhất, trong cơ cấu vốn để cho vay chưa hiệu
quả, việc huy động nguồn vốn trung dài hạn còn chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay do
3


nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn; Thứ hai, hoạt động cho vay của ngân hàng vẫn
còn tập trung vào một số lĩnh vực nhạy cảm có mức độ rủi ro cao như cho vay bất động
sản, các dự án BOT giao thông; Thứ ba, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu vẫn cịn cao, nợ có khả
năng mất vốn ngày một tăng có những ngân hàng do nợ xấu cao đã mất hết vốn điều lệ
buộc ngân hàng nhà nước phải mua lại, việc sở hữu chéo, cho vay sân sau gây ra rủi ro
tiềm ẩn lớn đối với các ngân hàng; Thứ tư, quy trình tín dụng chưa chặt chẽ phù hợp
thông lệ quốc tế, các bước cịn chưa mang tính độc lập cao dễ dẫn đến rủi ro khi phê
duyệt tín dụng.Qua đó luận văn cũng đã tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động tín dụng và đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn, nâng cao hiệu quả
hoạt động tín dụng. Nhìn chung, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng mà
luận văn đề cập khá nhiều, chưa xác định được các chỉ tiêu quan trọng, chưa có sự liên
kết các chỉ tiêu trong phân tích.
Phạm Thị Bích Lương trong Luận án tiến sĩ “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động của các Ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam hiện nay” đã tiếp cận hiệu quả
hoạt động của NHTM từ góc độ khách hàng (với các chỉ tiêu: sự hợp lý về giá cả sản
phẩm, dịch vụ; số lượng, chất lượng, chủng loại dịch vụ; sự thuận tiện của các kênh phân
phối; độ an tồn và uy tín); từ góc độ xã hội (với các chỉ tiêu đo lường: khả năng huy
động vốn của NHTM; hiệu quả đầu tư của NHTM; ổn định ngân sách nhà nước; ổn định
kinh tế - xã hội) và hiệu quả xét về phía NHTM (với các chỉ tiêu: quy mô lợi nhuận;

ROE; ROA; chênh lệch lãi suất cơ bản; các chỉ tiêu đánh giá thu nhập chi phí; chỉ tiêu
đánh giá khả năng thanh tốn; khả năng sinh lời). Nghiên cứu này xác định năng lực tài
chính của NHTM; năng lực quản trị của NHTM; môi trường kinh doanh; khn khổ luật
pháp và chính sách của Nhà nước; cầu về dịch vụ tài chính và mức độ mở cửa thị trường
tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng. Tuy nhiên nghiên cứu này tiếp cận
trên phương diện hệ thống ngân hàng thương mại, với các chỉ tiêu đo lường liên quan tới
báo cáo tài chính cộng gộp của ngân hàng, do đó khơng phù hợp với hướng tiếp cận tác
giả nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP
Sài Gòn Hà Nội.
Một nghiên cứu khác gần đây với hướng tiếp cận đầy đủ hơn, bao gồm cả thảo
luận phân tích định tính, tổng hợp các kinh nghiệm của các quốc gia, và cả xây dựng mơ
hình định lượng đo lường các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động tín dụng ở
NHNN&PTNT tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2009 – 2013. Luận án tiến sĩ của tác giả
Nguyễn Thị Như Thủy “Hiệu quả hoạt động tín dụng ở NHNN&PTNT tỉnh Quảng Nam
trong giai đoạn 2009 – 2013” đã giới thiệu các phương pháp đánh giá hiệu quả theo cách
4


truyền thống đến những phương pháp định lượng hiện đại mà hiện nay các nhà kinh tế
đang sử dụng phổ biến để đo lường chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh. Sau đó hệ
thống hóa được các vấn đề cơ bản về tín dụng, hiệu quả tín dụng, các nhân tố tác động,
các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tín dụng, đó là: nhóm chỉ tiêu đánh giá trực tiếp hiệu quả
tín dụng của ngân hàng được thể hiện ở các chỉ tiêu riêng biệt như hệ số rủi ro tín dụng
(CRF), hiệu qủa sử dụng vốn (EUC), vịng quay vốn tín dụng (TOC), hệ số thu nợ
(ROD), tỷ lệ nợ xấu (NPL) và chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả tín dụng tổng thể là lợi nhuận từ
hoạt động tín dụng (PG). Mơ hình kinh tế lượng được sử dụng để đánh giá mối quan hệ
giữa các chỉ tiêu phản ánh hiệu qủa tín dụng riêng biệt với chỉ tiêu hiệu quả tín dụng tổng
thể (PG).
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Thủy sử dụng phương pháp hồi quy tổng bình
phương sai số nhỏ nhất với các kiểm định về các giả thiết cổ điển định lượng bao gồm đa

cộng tuyến, phương sai thay đổi và tự tương quan – đây là các khuyếm khuyết định lượng
có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy của kết quả định lượng trong đóng góp bằng chứng thực
nghiệm. Kiểm định đa cộng tuyến của tác giả cho bằng chứng các nhân tố độc lập ảnh
hưởng đến hiệu quả tín dụng theo tác giả là tin cậy, vì các nhân tố nghiên cứu Luận án
Nguyễn Thị Như Thủy được tổng hợp có hệ thống từ các nghiên cứu trước và kinh
nghiệm của nhiều quốc gia, các nhân tố độc lập nghiên cứu thực tách biệt. Kiểm định tự
tương quan với kiểm định Breusch-Godfrey với cỡ mẫu tác giả chỉ là 60 quan sát, trong
khi kiểm định Breusch-Godfrey chỉ phù hợpvới cỡ mẫu nghiên cứu lớn, theo sách kinh tế
lượng nâng cao của tác giả Phạm Trí Cao, đây là một điểm hạn chế của luận án này. Ở
khía cạnh của bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng kiểm định Durbin Watson phù hợp trên
cỡ mẫu nhỏ. Một khác biệt tiếp theo là nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Thủy sử dụng
kiểm định White kiểm tra phương sai thay đổi, tác giả đã không tìm ra sự thay đổi của
nhiễu trong mơ hình các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động tín dụng. Khơng tìm
thấy phương sai thay đổi tức là có sự đồng nhất về hiệu quả tín dụng trong mọi quan sát
trên mọi phương diện lớn nhỏ của hệ số rủi ro tín dụng (CRF), hiệu quả sử dụng vốn
(EUC), vịng quay vốn tín dụng (TOC), hệ số thu nợ (ROD), tỷ lệ nợ xấu (NPL), đây là
một điều kiện rất khó khi các đối tượng khách hàng thay đổi khác nhau trong sự thay đổi
về thời gian. Đối với trường hợp tác giả, Ngân hàng TMCP Sài Gòn -Hà Nội, với tiêu
chuẩn phương sai thay đổi White, nhiễu sai số không thay đổi theo bất cứ biến độc lập
nào, tác giả cũng tìm thấy bằng chứng tương tự nghiên cứu Nguyễn Thị Như Thủy, không
tồn tại phương sai thay đổi theo tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, trên phương diện vi phạm
phương sai thay đổi Harvey-Godfrey (1978), logarit tự nhiên của bình phương sai số thay
5


đổi theo biến độc lập trong mơ hình, tác giả tìm thấy bằng chứng tồn tại hiện tượng
phương sai thay đổi trong mơ hình. Đối với nghiên cứu Nguyễn Thị Như Thủy chỉ trình
bày một kiểm định phương sai thay đổi White, chỉ kiểm tra trên một phương diện phương
sai thay đổi, đây là hạn chế của đề tài này. Phương sai thay đổi ảnh hưởng tới kết quả ước
lượng OLS, kiểm định trên OLS mất tính tin cậy, phương sai ước lượng lớn. Ở khía cạnh

bài nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy có trọng số khắc phục hiện tượng
phương sai thay đổi, kết quả khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi thể hiện qua biểu
đồ phân tán nhiễu của mơ hình hồi quy có trọng số thể hiện sự hiệu quả của phương pháp
tiếp cận.
Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi:
Theo các nghiên cứu của Bourke (1989), Molyneux và Thornton (1992), tỷ lệ tăng
trưởng GDP tác động cùng chiều đến lợi nhuận ngân hàng. Kết quả thực nghiệm này
được khẳng định trong một số nghiên cứu khác của Hassan và Bashir (2003), Pasiouras
và Kosmidou và cộng sự (2007) và Kosmidou (2008), các nghiên cứu này cho rằng hiệu
quả hoạt động của ngành tài chính tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng GDP hay nghiên cứu
của Neely và Wheelock (1997), Ayadi và Boujelbene (2011) cho rằng sự phát triển mơi
trường nền kinh tế có ảnh hưởng tới hiệu quả tín dụng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
hơn khuyến khích ngân hàng cho vay nhiều hơn và cho phép họ tính phí cao hơn từ đó gia
tăng lợi nhuận và cải thiện chất lượng tài sản.
Nghiên cứu của Vong và Chan (2009) sử dụng hồi quy GLS để nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng tại Ma Cao trong khoản thời gian từ 1993 – 2007.
Tác giả sử dụng biến phụ thuộc là ROA để đo lường lợi nhuận ngân hàng. Kết quả cho
thấy quy mô vốn chủ sở hữu và lạm phát có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận ngân hàng.
Ngược lại, hệ số rủi ro tín dụng có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng.
Tuy nhiên theo nghiên cứu Perry (1992) tác động của lạm phát đến lợi nhuận của
ngân hàng phụ thuộc vào việc lạm phát được dự đốn hoặc khơng được dự đốn. Trong
trường hợp lạm phát được dự đốn trước thì NHTM sẽ có điều chỉnh lãi suất ở mức hợp
lý để tác động làm tăng doanh thu nhanh hơn so với chi phí, khi đó lạm phát góp phần
kích cầu, kích thích kinh tế phát triển, gia tăng lợi nhuận ngân hàng. Trong trường hợp
lạm phát khơng được dự đốn trước, các NHTM sẽ chậm trể trong việc điều chỉnh lãi suất
làm chi phí tăng nhanh hơn doanh thu, giảm lợi nhuận. Các nghiên cứu của Molyneux và
Thornton (1992), Sufian và Chong (2008), Vong và Chan (2009) nêu trên đều kết luận
lạm phát có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tín dụng.

6



Cùng cách tiếp cận của Vong và Chan (2009) về hệ số rủi ro tín dụng, nghiên cứu
Miller và Noulas (1997), Duca và MCLaughlin (1990) cũng tìm ra mối quan hệ tương
quan âm giữa hệ rủi ro tín dụng và lợi nhuận của ngân hàng. Khi hệ số rủi ro tín dụng liên
quan đến các khoản vay càng lớn sẽ là vấn đề khó khăn trong việc tăng lợi nhuận của
ngân hàng khi các ngân hàng phải trích lập dự phịng rủi ro nhiều hơn, từ đó làm tăng chi
phí hoạt động và giảm lợi nhuận của ngân hàng.
Nghiên cứu của Molyneux và Thornton (1992) đã sử dụng dữ liệu nghiên cứu từ
18 nước Châu Âu từ năm 1986 đến 1989 để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận của các ngân hàng Châu Âu. Kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến
lợi nhuận ngân hàng bao gồm: sở hữu nhà nước, hiệu quả quản lý, lãi suất thực và tỷ lệ
tập trung. Ngược lại, hệ số rủi ro tín dụng có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của ngân
hàng.
Nghiên cứu tác giả Vong và Chan (2009) cho rằng tiền gửi và cho vay được coi là
quan trọng nhất bảng cân đối kế tốn. Các khoản cho vay là nguồn thu nhập chính và dự
kiến sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Gul và ctg (2011) cũng
nêu ra với những điều kiện khác không đổi, các khoản tiền gửi chuyển đổi thành các
khoản vay nhiều hơn, ngân hàng hưởng thu nhập từ lãi cao hơn và thu được hiệu quả tín
dụng cao hơn. Tuy nhiên tác giả cũng cho rằng mặc dù các khoản cho vay của ngân hàng
là nguồn chính của doanh thu và dự kiến sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận tích cực, tuy nhiên,
nếu một ngân hàng có một tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản cao hơn dẫn đến tăng nguy cơ và
chi phí hoạt động như các chi phí thẩm định, chi phí theo dõi khoản vay, sau đó có thể
làm giảm hiệu quả tín dụng.
Theo các nghiên cứu của Kwan và Eisenbeis (1994), Hughes và Moon (1995),
Resti (1995) đã chỉ ra rằng nợ xấu càng tăng thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng
giảm. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao cũng dẫn tới xu hướng muốn thu hẹp tín dụng của các ngân
hàng. Nghiên cứu của Agung et.al. (2001) đã sử dụng phân tích dữ liệu vi mơ và vĩ mô để
kiểm chứng cho sự tồn tại của hiện tượng thu hẹp tín dụng tại Indonesia sau khủng hoảng
1997, khi mà tỷ lệ nợ xấu tại nước này tăng vọt.


7


Nhìn chung trong các nghiên cứu mà tác giả có điều kiện tham khảo về các nội
dung liên quan đến hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại, các nghiên cứu
trên đã hệ thống hóa cơ bản các lý luận về hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng thương
mại, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển, hồn thiện hệ thống tín dụng của
ngân hàng thương mại, tuy nhiên các nghiên cứu trong nước đa số chỉ phân tích định tính
các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại chưa làm rõ
được mức độ ảnh hưởng, mối quan hệ giữa các nhân tố tác động. Đối với các cơng trình
nghiên cứu nước ngồi đa số sử dụng các biến kinh tế vĩ mô, nghiên cứu bao quát trên
phạm vi lớn nên chưa phù hợp với đặc thù kinh tế tài chính của đa số các ngân hàng
thương mại Việt Nam.
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài, những
thành quả nghiên cứu đã có về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại và những
chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, luận văn sẽ tập
trung nghiên cứu thực trạng để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội CN HCM phù hợp với định hướng phát triển và mục
tiêu chiến lược của nhà quản trị.
1.8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao
gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM.
Chương 3: Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn
Hà Nội – Chi nhánh TP Hồ Chí Minh.
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Sài Gịn Hà Nội – Chi nhánh TP Hồ Chí Minh.


8


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động tín dụng
Theo Giáo trình “Tín dụng ngân hàng”, Hồ Diệu, NXB Thống kê 2003, hoạt động
tín dụng được hiểu như sau:
Hoạt động tín dụng là một trong những nghiệp vụ cơ bản của NHTM, nó là một
hoạt động sinh lợi chủ yếu và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có của các
NHTM với nội dung chủ yếu là huy động vốn với chi phí đầu vào là trả lãi tiền gửi cho
người gửi tiền và các chi phí có liên quan đến việc huy động vốn để thực hiện cho vay,
kết quả đầu ra là thu lãi cho vay. Trong trường hợp có khả năng xảy ra rủi ro do các
khoản cho vay không thu hồi được buộc ngân hàng phải trích lập và sử dụng nguồn dự
phịng rủi ro để hồn trả cho người gửi tiền, tức là tăng chi phí đầu vào, từ đó làm giảm
hiệu quả hoạt động tín dụng.
Hiệu quả hoạt động tín dụng là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại và phát triển
của ngân hàng, vì hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận nhưng
cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đe dọa hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, việc nâng
cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại các NHTM luôn là một yêu cầu bức xúc, là điều kiện
sống còn cho bản thân mỗi ngân hàng, cho hệ thống ngân hàng và rộng hơn nữa là cho cả
nền kinh tế.
Hiệu quả hoạt động tín dụng bao gồm 2 yếu tố: mức độ an toàn và khả năng sinh
lời do hoạt động tín dụng mang lại. Trong hoạt động tín dụng, rủi ro càng cao thì tỷ suất
sinh lợi kỳ vọng càng lớn và ngược lại. Do đó, ngân hàng có thể theo đuổi hoạt động tín
dụng có mức độ rủi ro cao hay thấp trong ngắn hạn, tuy nhiên, trong dài hạn đều phải tính
đến mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời, đảm bảo gia tăng thu nhập cho ngân

hàng và chủ sử dụng vốn.
Theo các cơ sở trên có thể đưa ra một khái niệm chung về hiệu quả hoạt động tín
dụng của NHTM như sau: “Hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM là thu lãi tối đa từ
việc cấp tín dụng với chi phí trả lãi tối thiểu trên cơ sở rủi ro thấp nhất”.
Khi đánh giá hiệu quả tín dụng ngân hàng cần phải xem xét cả hai mặt là hiệu quả
kinh tế và lợi ích xã hội:

9


- Đối với ngân hàng: hiệu quả tín dụng được xét trên hai phương diện là khả năng
đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng và khả năng thu hồi nợ vay. Ngân hàng phải thu
được nợ và lãi đầy đủ, đúng hạn, có nghĩa là ngân hàng đã hồn tất một chu kỳ hay vịng
quay vốn tín dụng ở mức độ rủi ro thấp nhất và hiệu quả cao nhất. Hay nói khác đi là hiệu
quả tín dụng thường đi đôi với chất lượng các khoản cho vay, chất lượng của các khoản
vay tốt mới đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng, ngược lại chất lượng các khoản cho vay
kém sẽ dể kéo theo rủi ro và tổn thất cho ngân hàng.
- Đối với khách hàng: hiệu quả tín dụng đối với khách hàng được hiểu là khoản
tín dụng mà ngân hàng cung cấp sẽ được khách hàng sử dụng đúng mục đích, an tồn và
hiệu quả, đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng theo đúng cam kết trong hợp đồng
tín dụng. Để đảm bảo hiệu quả khoản vay, khách hàng phải thực hiện đầy đủ các điều
kiện tín dụng, điều kiện giải ngân một cách tốt nhất, đồng vốn phải thật sự đi vào sản xuất
và lưu thơng hàng hóa và kết thúc q trình này thì hàng hóa phải được tiêu thụ, hạn chế
hàng hóa tồn kho, nâng cao vịng quay vốn và hiệu quả sử dụng vốn vay, giúp doanh
nghiệp hoàn thành tốt phương án vay vốn sản suất kinh doanh, tăng doanh thu và lợi
nhuận cho khách hàng.
- Đối với nền kinh tế: ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế, trong đó tíndụng
có vai trị quan trọng và quyết định đến các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Đảng và
nhà nước, góp phần phát triển các vùng kinh tế, các ngành kinh tế mũi nhọn. Ngành kinh
tế phát triển sẽ tạo công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết nạn thất nghiệp, góp

phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, từ đó góp phần ổn định trật
tự, an ninh xã hội. Ngồi ra, hiệu quả tín dụng cịn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
thúc đẩy quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần ổn định kinh tế tiền
tệ, ổn định kinh tế vĩ mơ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn liền phát triển kinh tế
- xã hội.
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng
2.2.1 Các nhân tố bên trong
- Nguồn nhân lực: là yếu tố hàng đầu đối với hầu hết các tổ chức. Tùy thuộc vào
trình độ, năng lực, kỹ năng của nguồn nhân lực mà các NHTM có thể quyết định phát
triển kinh doanh theo hướng nào, hoặc đào tạo nguồn nhân lực theo hướng đã hoạch định.
Xây dựng một đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh
tranh, chất lượng phục vụ khách hàng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
10


- Mơ hình tổ chức của ngân hàng: mơ hình tổ chức của ngân hàng phải đảm bảo
khả năng vận hành của từng phòng ban, đồng thời cơ chế vận hành phải đồng bộ, phối
hợp nhịp nhàng, mục tiêu cuối cùng là cung cấp các sản phẩm dịch vụ tốt nhất, nhanh
nhất, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất, hiệu
quả cao nhất. Trong mơ hình cần phải phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng khâu,
từng bộ phận, đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng cần phải tách bạch các khâu từ tiếp nhận hồ
sơ tín dụng, thẩm định, tác nghiệp, quản lý tín dụng nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động
cấp tín dụng, hạn chế thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra, đảm bảo khả năng thu hồi vốn
và hiệu quả tín dụng cao.
- Chính sách tín dụng: được các NHTM thiết lập nhằm mục đích quy định thống
nhất cách ứng xử, đảm bảo tính minh bạch, cơng khai và cơng bằng của ngân hàng trong
việc phát triển mối quan hệ đối với từng nhóm khách hàng vay vốn. Một chính sách tín
dụng hợp lý sẽ tạo điều kiện để NHTM sử dụng tối đa hóa ngồn vốn của mình khi cho
vay, bảo đảm an toàn trong kinh doanh là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả tín
dụng của NHTM.

- Cơng tác thẩm định và phân tích tín dụng : là khâu đầu tiên và quyết định đến
chất lượng tín dụng, nếu cán bộ làm cơng tác tín dụng khơng quan tâm đúng mức thì nguy
cơ xảy ra rủi ro rất cao. Việc nâng cao chất lượng thẩm định thông qua việc đánh giá
chính xác tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực của khách hàng để
đề xuất tín dụng phù hợp, nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng của NHTM.
- Mạng lưới hoạt động: Mạng lưới hoạt động của ngân hàng càng rộng khắp thì
càng có nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng cũng như cung cấp các sản phẩm dịch vụ nhanh
chóng hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
- Hoạt động Marketing: thực hiện tốt cơng tác chăm sóc khách hàng truyền thống
của SHB nhân dịp lễ, tết, sinh nhật, ngày thành lập, ngày Quốc tế Phụ nữ,… nhằm củng
cố lòng trung thành của khách hàng, đồng thời giới thiệu sản phẩm dịch vụ của SHB
nhằm thu hút thêm khách hàng mới, mang lại lợi ích cho SHB.
- Thơng tin tín dụng: là những thông tin về khách hàng, dự án, phương án sản xuất
kinh doanh, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, đối thủ cạnh tranh, thông tin
về môi trường kinh tế, xã hội, luật pháp ... Thông tin tín dụng có vai trị quan trọng, là
một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả tín dụng. Thơng tin càng
đầy đủ, kịp thời, chính xác và tồn diện thì hoạt động cho vay của ngân hàng đối với từng
11


khách hàng sẽ chuẩn xác hơn và chủ động hơn, giúp ngân hàng cũng như khách hàng
không bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh, đồng thời khả năng phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho
những khoản tín dụng của ngân hàng càng tốt, chất lượng tín dụng càng được nâng cao và
ngược lại.
- Kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng: để hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả tín
dụng thì ngồi việc thẩm định trước khi cho vay, ngân hàng cịn phải tiến hành kiểm tra,
kiểm sốt quá trình sử dụng vốn vay ngân hàng nhằm phát hiện kịp thời và xử lý những
khoản vay có vấn đề. Bên cạnh đó cần kết hợp thường xuyên với cơng tác kiểm sốt nội
bộ ngân hàng nhằm kịp thời phát hiện và ngăn ngừa các thiếu sót trong hệ thống xử lý
nghiệp vụ. Đồng thời giảm thiểu được các rủi ro: rủi ro khơng tn thủ chính sách và quy

trình nghiệp vụ, rủi ro gian lận do bên thứ ba hoặc cán bộ của ngân hàng gây ra.
2.2.2 Các nhân tố bên ngồi
- Yếu tố mơi trường: gồm mơi trường kinh tế, mơi trường chính trị xã hội, mơi
trường pháp lý, môi trường cạnh tranh, môi trường tự nhiên.
+ Môi trường kinh tế: Khi nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tín
dụng ngân hàng phát triển. Nền kinh tế ổn định, các doanh nghiệp hoạt động sảnxuất kinh
doanh thuận lợi, có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao, doanh nghiệp hoàn trả được vốn vay
ngân hàng cả gốc và lãi vay, nên hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển, chất lượng
tín dụng được nâng cao. Ngược lại trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sản xuất kinh doanh bị
thu hẹp, đầu tư, tiêu dùng đều giảm sút, nhu cầu tín dụng giảm, vốn tín dụng đã thực hiện
cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
+ Mơi trường chính trị, xã hội: Mơi trường chính trị, xã hội ổn định sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, thu hút đầu tư. Ngược lại, nếu mơi trường
chính trị, xã hội khơng ổn định thì các doanh nghiệp khơng thể n tâm mà phát triển và
luôn đặt trong trạng thái rủi ro có thể ập tới bất kì lúc nào, khi đó, hoạt động tín dụng của
ngân hàng cũng có khả năng xảy ra rủi ro, chất lượng tín dụng kém.
+ Mơi trường pháp lý: Pháp luật có vai trị quan trọng, là một hàng rào pháp lý tạo
ra một môi trường kinh doanh bình đẳng thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
các chủ thể kinh tế, nhà nước, cá nhân công dân, bắt buộc các chủ thể phải tuân theo.
Nhân tố pháp lý ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, đó là sự đồng bộ thống nhất của hệ
thống pháp luật, ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật
và cơ chế đảm bảo cho sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh triệt để. Quan hệ tín
12


dụng phải được pháp luật thừa nhận, pháp luật quy định cơ chế hoạt động tín dụng, tạo ra
những điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng lành mạnh, phát huy vai trò đối với sự
phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời duy trì hoạt động tín dụng được ổn định, bảo vệ quyền
và lợi ích của các bên tham gia quan hệ tín dụng.
+ Mơi trường cạnh tranh: là yếu tố tác động mạnh mẽ đến chất lượng tín dụng nói

riêng và hoạt động kinh doanh chung của NHTM. Sự tác động đó diễn ra theo hai chiều
hướng: thứ nhất, để chiếm ưu thế trong cạnh tranh ngân hàng luôn phải quan tâm tới đầu
tư trang thiết bị tốt, tăng cường đội ngũ nhân viên có trình độ, củng cố và khuyếch trương
uy tín và thế mạnh của ngân hàng. Hướng tác động này đã tạo điều kiện nâng cao chất
lượng tín dụng. Tuy nhiên, ở hướng thứ hai, dưới áplực của cạnh tranh gay gắt các ngân
hàng có thể bỏ qua những điều kiện tín dụng cần thiết khiến cho độ rủi ro tăng lên, làm
giảm chất lượng tín dụng.
+ Mơi trường tự nhiên: Các yếu tố rủi ro do thiên nhiên gây ra như lũ lụt, hoả
hoạn, động đất, dịch bệnh,… có thể gây ra những thiệt hại không lường trước được cho cả
người vay và ngân hàng.
- Các yếu tố thuộc về khách hàng như năng lực, uy tín, trung thực, rủi ro trong hoạt
động kinh doanh, trình độ, đạo đức của khách hàng vay.
+ Năng lực, trình độ của khách hàng: là nhân tố quyết định đến việc khách hàng sử
dụng vốn vay có hiệu quả hay khơng. Nếu năng lực của khách hàng yếu kém, hoạt động
kinh doanh của khách hàng sẽ gặp khó khăn, khả năng trả nợ của khách hàng cũng như
chất lượng tín dụng của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng.
+ Uy tín, sự trung thực của khách hàng: Khách hàng có uy tín càng cao thì khoản
cho vay của ngân hàng càng có chất lượng, khả năng xảy ra rủi ro là càng thấp và ngược
lại nếu khách hàng khơng có uy tín, hoặc cung cấp các số liệu tài chính khơng trung thực
thì sẽ chây ỳ, khơng có thiện chí trả nợ cho ngân hàng, chất lượng khoản vay ngày càng đi
xuống.

13


×