Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu, đề uất các giải pháp bảo vệ môi trường cho các cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 115 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ QUANG VŨ

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG CHO CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN
THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Mã chuyên ngành: 60.85.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Thu Nga
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường Đại
học Cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày 22 tháng 08 năm 2020
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. Đinh Đại Gái

- Chủ tịch Hội đồng

2. TS. Vũ Ngọc Hùng

- Phản biện 1

3. PGS.TS. Lương Văn Việt



- Phản biện 2

4. TS. Lê Hoàng Anh

- Ủy viên

5. TS. Nguyễn Thanh Bình

- Thư ký

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG VIỆN KHCN & QLMT


BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Lê Quang Vũ

MSHV: 16001771


Ngày, tháng, năm sinh: 03/03/1993

Nơi sinh: Khánh Hịa

Chun ngành: Quản lý Tài ngun Mơi trường
Mã chuyên ngành: 60.85.01.01
I. TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường cho các cơ sở chế biến thủy sản
trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Nhiệm vụ:
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường cho các cơ sở chế biến thủy sản
trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Nội dung:
Nội dung 1: Tổng hợp thơng tin, số liệu về tình hình phát triển ngành CBTS, hiện
trạng môi trường tỉnh Bạc Liêu
- Thu thập thơng tin số liệu về tình hình phát triển ngành chế biến thủy sản;
- Thu thập, kế thừa nguồn số liệu quan trắc trong Báo cáo kết quả quan trắc môi
trường tỉnh Bạc Liêu năm 2017.
Nội dung 2: Khảo sát, điều tra thực tế, đánh giá thực trạng môi trường
- Khảo sát thực tế, điều tra thu thập các thơng tin về tỉnh hình hoạt đợng sản x́t;
- Thu thập mẫu chất thải sau xử lý: nước thải, khí thải; xây dựng bản đồ vị trí lấy
mẫu;
- Đánh giá hiện trạng việc tuân thủ các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường;
- Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải, tính tốn tải lượng ơ nhiễm chất ô nhiễm
phát thải vào môi trường.
Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường tại các cơ sở chế biến thủy sản
- Các giải pháp công trình;



- Các giải pháp phi cơng trình.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: ngày 08 tháng 05 năm 2018
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: ngày 22 tháng 08 năm 2020
IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phan Thu Nga
Tp. Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng ..... năm 2020
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TS. Phan Thu Nga
VIỆN TRƯỞNG
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn bày tỏ lịng kính trọng và cảm ơn sâu sắc đến cô TS. Phan Thu Nga –
Trung tâm Tài nguyên Môi trường và Biển (RES) đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Tác giả cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến TS. Lê Việt Thắng – Đồng hướng dẫn
khoa học cho luận văn.
Xin cảm ơn các thầy, cô thuộc Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường –
Trường Đại học Cơng nghiệp Tp.HCM đã tận tình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm
trong suốt quá trình đào tạo đại học và sau đại học.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu và các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn
tỉnh đã tạo điều kiện trong quá trình thực hiện khảo sát thực tế của đề tài.
Xin chân thành cám ơn!


i


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành chế biến thủy sản đã phát triển vượt bậc trong thời gian qua, dần trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Bên cạnh đó, ngành chế biến thủy sản cũng để lại hệ lụy
không nhỏ về ô nhiễm môi trường. Đây cũng là thách thức chung cho các cơ quan quản
lý môi trường trên địa bàn tỉnh khi các thống kê, nghiên cứu về khía cạnh mơi trường
ngành chế biến thủy sản chưa đầy đủ.
Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường
cho các cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu” đã tiến hành khảo sát thực
tế, thu thập thơng tin về hoạt đợng sản x́t, tình hình phát sinh chất thải, công tác bảo
vệ môi trường tại các cơ sở CBTS. Qua kết quả khảo sát điều tra thực tế 53 cơ sở chế
biến thủy sản, để tài thống kê được:
- Về thủ tục pháp lý bảo vệ mơi trường: có 21/53 cơ sở CBTS hồn thành 100%, 32 cơ
sở cịn lại chưa hồn thành đầy đủ;
- Về xử lý nước thải: có 14/46 cơ sở xử lý nước thải đạt chuẩn, 32 cơ sở còn lại có ít
nhất 01 thơng số vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn.
- Về xử lý khí thải: tất cả 04 mẫu khí thải sau xử lý đều đạt quy chuẩn cho phép.
- Về công tác thu gom xử lý CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp đều được các cơ sở quan
tâm, xử lý đúng mức. Riêng CTNH còn bất cập trong quá trình chuyển giao, thu gom.
Sau khi nghiên cứu hiện trạng, đề tài đã đề xuất 02 nhóm giải pháp bảo vệ môi trường
cho các cơ sở chế biến thủy sản: nhóm giải pháp phi cơng trình và nhóm giải pháp kỹ
thuật cơng nghệ.
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu về mơi trường ngành
chế biến thủy sản, từ đó giúp các cơ quan quản lý nhà nước có cái nhìn tổng quan về
khía cạnh mơi trường, đặc biệt là cơng tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở CBTS trên
địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, triển khai các biện pháp phịng ngừa, ứng phó phù hợp, phục
vụ tốt cơng tác quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài
liệu tham khảo đáng tin cậy cho các cơ sở CBTS nghiên cứu áp dụng nhằm khắc phục

các vấn đề môi trường đang cịn tồn đọng, góp phẩn phát triển kinh tế gắn liền với bảo
vệ môi trường.

ii


ABSTRACT
The aquatic product processing industry has grown tremendously in recent years,
gradually becoming a key economic sector of the province. In addition, the aquatic
product processing industry also has significant consequences for environmental
pollution. This is also a common challenge for the environmental management agencies
in the province when the statistics and research on the environmental aspects of the
aquatic product processing industry are incomplete.
Based on that practice, the "Researching and proposing environmental protection
solutions for aquatic product processing establishments in Bac Lieu province" project
has conducted a field survey, collecting information on production activities, the
situation of waste generation, environmental protection work at aquatic product
processing establishments. Through the survey results of the actual investigation in 53
aquatic product processing establishments, the project summarizes that:
- Legal procedures of environmental protection: 21/53 establishments have completed
entirely the procedures, the remaining 32 establishments have just been completed
partly;
- Wastewater treatment: 14/46 wastewater treatment facilities meet the standards, the
remaining 32 establishments have at least 1 parameter exceeding the permitted limit of
the standard.
- Waste gas treatment: all 04 samples of exhaust gas after being treated meet the
permitted standards.
- Collection and treatment of domestic and industrial solid wastes: are concerned and
properly treated. However, there are still shortcomings in the transfer and collection
process of hazardous waste.

After studying the current situation, the project proposes two groups of environmental
protection solutions for aquatic product processing establishments, including nonstructural solutions and technical solutions.
The research results of the project contribute to creating a database on the environment
of the aquatic product processing industry, thereby helping the state management

iii


agencies to have an overview of environmental aspects, especially environmental
protection work in aquatic product processing establishments in the province. On that
basis, to implement preventive and appropriate measures to well serve the state
management. In addition, the research results of the project will be a reliable reference
for the seafood processing facilities to apply in order to overcome outstanding
environmental issues, contribute to economic development associated with
environmental protection.

iv


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các kết quả nghiên cứu
và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và
dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích
dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Học viên

Lê Quang Vũ

v



MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... x
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 3
2.1 Mục tiêu tổng quát .....................................................................................................3
2.2 Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................3
3.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................3
4. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................ 3
4.1 Ý nghĩa khoa học .......................................................................................................3
4.2 Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................................4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................. 5
1.1 Tổng quan lĩnh vực chế biến thủy sản tỉnh Bạc Liêu ................................................ 5
1.2 Tổng quan các nghiên cứu về lĩnh vực chế biến thủy sản ......................................... 6
1.2.1 Tình hình nghiên cứu nước ngồi ...........................................................................6
1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ...........................................................................8
1.3 Tổng quan các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với lĩnh vực chế
biến thủy sản ........................................................................................................... 14
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 17
2.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 17
2.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 17
2.2.1 Phương pháp kế thừa, thống kê số liệu ................................................................17
2.2.2 Phương pháp điều tra xã hội học ..........................................................................18
2.2.3 Phương pháp lấy mẫu, phân tích ..........................................................................19


vi


2.2.4 Phương pháp so sánh với quy chuẩn ....................................................................21
2.2.5 Phương pháp bản đồ .............................................................................................21
2.2.6 Phương pháp tính tốn tải lượng ô nhiễm ............................................................21
2.2.7 Phương pháp chuyên gia ......................................................................................22
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 23
3.1 Hiện trạng môi trường tỉnh Bạc Liêu năm 2017 ..................................................... 23
3.1.1 Chất lượng nước mặt ............................................................................................23
3.1.2 Hiện trạng mơi trường khơng khí .........................................................................29
3.1.3 Hiện trạng môi trường nước dưới đất ...................................................................31
3.1.4 Hiện trạng môi trường đất ....................................................................................33
3.2 Đánh giá hiện trạng công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở CBTS theo kết quả
phiếu điều tra doanh nghiệp .................................................................................... 35
3.2.1 Đánh giá hiện trạng tuân thủ hồ sơ pháp lý về bảo vệ môi trường ......................35
3.2.2 Đánh giá hiện trạng cơng trình bảo vệ mơi trường tại các cơ sở CBTS ..............36
3.2.3 Những khó khăn trong bảo vệ môi trường tại các cơ sở CBTS ...........................57
3.2.4 Tác động từ hoạt động của các cơ sở CBTS ........................................................58
3.3 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tỉnh Bạc
Liêu ......................................................................................................................... 59
3.3.1 Hiện trạng công tác quản lý nhà nước về bảo vệ mơi trường...............................59
3.3.2 Những tồn tại, khó khăn trong công quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường .....62
3.4 Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường cho các cơ sở chế biến thủy sản ............ 63
3.4.1 Giải pháp phi cơng trình .......................................................................................63
3.4.2 Giải pháp kỹ thuật công nghệ ...............................................................................66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 69
1. Kết luận...................................................................................................................... 69
2. Kiến nghị ................................................................................................................... 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 71
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 73

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Giá trị TSS nước mặt năm 2017 Bạc Liêu .....................................................25
Hình 3.2 Giá trị BOD5 nước mặt năm 2017 ..................................................................25
Hình 3.3 Vị trí lấy mẫu và chất lượng nước (WQI) năm 2017 .....................................28
Hình 3.4 Giá trị TSP mơi trường khơng khí năm 2017 .................................................30
Hình 3.5 Mức đợ hồn thành các thủ tục hồ sơ mơi trường ..........................................36
Hình 3.6 Số lượng cơ sở phát sinh nước thải quy mơ ...................................................37
Hình 3.7 Quy trình XLNT của Nhà máy CBTS Láng Trâm .........................................38
Hình 3.8 Quy trình XLNT đơn giản của Cơng ty TNHH MTV Thanh Phu .................39
Hình 3.9 Hệ thống XLNT Cơng ty TNHH MTV Thanh Phu .......................................39
Hình 3.10 Hệ thống XLNT của Cơ sở CBTS Hiệp Hưng .............................................40
Hình 3.11 Hệ thống XLNT của Cơ sở Thanh Thủy ......................................................41
Hình 3.12 Hệ thống XLNT của Công ty CBTS SANG YI VN ....................................41
Hình 3.13 Mức đợ XLNT của các cơ sở CBTS ............................................................48
Hình 3.14 Vị trí lấy mẫu và chất lượng nước thải tại các cơ sở CBTS .........................49
Hình 3.15 Quy trình xử lý khí thải điển hình của các cơ sở CBTS ...............................50
Hình 3.16 Hệ thống xử lý khí thải của Nhà máy Nha Trang Seafood ..........................52
Hình 3.17 Hệ thống xử lý khí thải của Cơng ty SANG YI VN.....................................53
Hình 3.18 Sơ đồ Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ mơi trường ..............................61
Hình 3.19 Mơ hình quản lý mơi trường cấp xã đến thôn/ấp .........................................64

viii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các loại hồ sơ, thủ tục môi trường bắt buộc thực hiện đối với các cơ sở hoạt
động trong lĩnh vực CBTS .............................................................................15
Bảng 2.1 Phương pháp lấy, bảo quản và phương pháp phân tích mẫu nước thải .........20
Bảng 2.2 Phương pháp phân tích mẫu khí thải..............................................................21
Bảng 3.1 Vị trí thu mẫu nước mặt năm 2017 ................................................................23
Bảng 3.2 Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2017 ........................24
Bảng 3.3 Giá trị WQI vị trí thu mẫu chất lượng nước mặt năm 2017 ..........................27
Bảng 3.4 Vị trí thu mẫu mơi trường khơng khí năm 2017 ............................................29
Bảng 3.5 Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng khơng khí năm 2017 .......................29
Bảng 3.6 Vị trí thu mẫu nước dưới đất năm 2017 .........................................................31
Bảng 3.7 Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất năm 2017 .................32
Bảng 3.8 Vị trí thu mẫu đất năm 2017 ..........................................................................33
Bảng 3.9 Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng đất năm 2017 ...................................34
Bảng 3.10 Thống kê mức độ tuân thủ hồ sơ môi trường của các cơ sở CBTS .............35
Bảng 3.11 Thống kê tổng lưu lượng nước thải theo đơn vị hành chính ........................37
Bảng 3.12 Kết quả phân tích mẫu nước thải sau xử lý của các cơ sở CBTS ................43
Bảng 3.13 Kết quả phân tích mẫu khí thải sau xử lý của các cơ sở CBTS ...................51
Bảng 3.14 Vị trí và phương pháp xử lý CTR sinh hoạt.................................................54
Bảng 3.15 Thống kê khối lượng chất thải rắn phát sinh ...............................................56
Bảng 3.16 Tải lượng ô nhiễm trong nước thải CBTS ...................................................58
Bảng 3.17 Chức năng của cán bộ quản lý TNMT cấp xã .............................................65
Bảng 3.18 Các cơ sở CBTS thuộc đối tượng lắp đặt bổ sung hệ thống quan trắc tự động,
liên tục đối với nước thải .............................................................................67

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD


Nhu cầu oxy sinh hóa

BVMT

Bảo vệ mơi trường

CBTS

Chế biến thủy sản

COD

Nhu cầu oxy hóa học

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

DO

Oxy hịa tan trong nước

ĐBSCL

Đồng bằng sơng Cửu Long


ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

GDP

Tổng sản phẩm quốc nợi

GRDP

Tổng sản phẩm trong tỉnh

KCMT

Khía cạnh mơi trường

KHM

Ký hiệu mẫu

KQ QTMT

Kết quả quan trắc môi trường

NTN

Nguồn tiếp nhận

TNMT


Tài nguyên Môi trường

TP

Thành phố

TW

Trung ương

TX

Thị xã

UBND

Ủy ban nhân dân

VASEP

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

VIMCERTS

Chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

VSATTP

Vệ sinh an tồn thực phẩm


XLKT

Xử lý khí thải

XLNT

Xử lý nước thải

x


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Tỉnh Bạc Liêu thuộc vùng ĐBSCL, có tổng diện tích tự nhiên khoảng 257.094 ha,
gồm 7 đơn vị hành chính (01 thành phố, 01 thị xã, 05 huyện): thành phố Bạc Liêu,
thị xã Giá Rai, các huyện Vĩnh Lợi, Hịa Bình, Đơng Hải, Hồng Dân và Phước Long,
với tổng cợng 64 đơn vị hành chính cấp xã (xã, phường, thị trấn). [1]
Thời kỳ 2005-2015 được xác định là thời kỳ chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nơng
nghiệp theo Nghị quyết số 09/NQ-CP của Chính phủ, tỉnh Bạc Liêu đẩy mạnh thực
hiện chính sách chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang ni trồng thủy sản ở
vùng Nam Quốc Lợ 1A. Từ đó, kinh tế của tỉnh được cải thiện, bảo đảm duy trì tốc
đợ tăng trưởng khá nhanh trong bối cảnh suy thoái chung của kinh tế toàn cầu.
Theo số liệu niên giám thống kê, thời kỳ 2005-2015 kinh tế Bạc Liêu tăng trưởng cao
và liên tục, thể hiện qua giá trị GDP (giá thực tế) tăng từ 7.784 tỷ đồng (năm 2005)
lên 17.504 tỷ đồng (năm 2010) và 34.828 tỷ đồng (năm 2014). Nếu tính theo giá so
sánh 1994, thì GDP năm 2014 đạt gấp hơn 2,5 lần so với năm 2005. Tăng trưởng bình
quân giai đoạn 2005-2015 là 10,57 %/năm, cao hơn mức trung bình của cả nước. [2]
Về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tỉnh đã chú trọng phát triển nhanh hệ thống giao thông
đường bộ, đường thuỷ; Hệ thống cấp điện, nước; Thuỷ lợi, bưu chính viễn thơng phục

vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hạ tầng cơng trình bảo vệ mơi trường
chưa được chú trọng đầu tư, điển hình là các dự án xử lý nước thải tập trung, xử lý
rác thải đô thị - công nghiệp hầu hết đều thiếu vốn đầu tư dẫn đến chậm tiến độ triển
khai.
Bên cạnh phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng, cần được triển
khai quyết liệt nhằm giải quyết triệt để các điểm nóng về ơ nhiễm mơi trường, góp
phần thực hiện chủ trương phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường trên địa
bàn tỉnh Bạc Liêu. Đặc biệt, đối với ngành chế biến thủy sản (CBTS) - Một trong
những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhưng còn thiếu nhiều điều kiện nhằm đáp

1


ứng công tác bảo vệ môi trường, nhất là nguồn lực về đất đai, vốn, kỹ thuật và nguồn
nhân lực phù hợp.
Theo đánh giá của Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bạc Liêu [3], hiện nay còn tồn tại
nhiều bất cập về bảo vệ môi trường ngành chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh như:
các cơ sở chế biến thủy sản chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hoặc đã
đầu tư nhưng vận hành chưa đồng bợ, mang tính chất đối phó, cơng tác triển khai thu
phí bảo vệ mơi trường đối với các cơ sở này cịn gặp nhiều khó khăn.
Nhìn chung, bên cạnh những đóng góp ngày càng quan trọng vào quá trình phát triển
kinh tế - xã hợi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, thì các cơ sở chế biến thủy sản cũng đồng
thời gây ra tác động môi trường tiêu cực có xu hướng gia tăng gây ảnh hưởng khơng
nhỏ đến đời sống và sức khoẻ của cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, thực trạng môi trường
tại các cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu vẫn chưa được điều tra và
đánh giá đầy đủ, dẫn đến nhiều bất cập trong cơng tác quản lý.
Do đó, trong thời gian tới các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ mơi trường tỉnh sẽ
phải có sự điều tra, nắm bắt, cập nhật thông tin, để tăng cường công tác quản lý, đẩy
mạnh áp dụng các biện pháp kiểm sốt thực trạng ơ nhiễm có thể gây ra những hậu
quả xấu đối với chất lượng môi trường tự nhiên và các điều kiện sống của người dân

trên địa bàn Tỉnh.
Từ những phân tích trên đây, đề tài “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi
trường cho các cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu” là nội dung quan
trọng, cần được nhanh chóng triển khai nhằm điều tra, thống kê, đánh giá thực trạng
môi trường các cơ sở chế biến thủy sản: các nguồn thải phát sinh; thực trạng công tác
quản lý môi trường và công nghệ xử lý chất thải được áp dụng. Từ đó, nghiên cứu đề
xuất các giải pháp kiểm sốt ơ nhiễm, giảm thiểu các tác đợng tiêu cực, bảo đảm chất
lượng mơi trường tại chính các cơ sở chế biến thủy sản, góp phần vào cơng cuộc bảo
vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

2


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường cho các cơ sở chế biến thủy sản, góp phần cải
thiện chất lượng mơi trường, phát triển kinh tế bền vững trên địa bản tỉnh Bạc Liêu.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Điều tra, xác định các nguồn thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ
sở CBTS;
- Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại các cơ sở chế biến thủy sản;
- Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường tại các cơ
sở chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã được
UBND Tỉnh/Huyện phê duyệt một trong các loại hồ sơ môi trường sau: báo cáo đánh
giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết, cam kết bảo vệ môi trường,
đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường.
3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: tỉnh Bạc Liêu
- Phạm vi nội dung khoa học: điều tra hiện trạng phát sinh chất thải, hiện trạng áp
dụng các biện pháp mơi trường. Từ đó, nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm bảo vệ
môi trường cho các cơ sở CBTS trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả của Đề tài góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng chất lượng mơi
trường, tình hình áp dụng các cơng trình bảo vệ mơi trường tại các cơ sở chế biến
thủy sản trên địa bản tỉnh Bạc Liêu.

3


4.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ
công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với các cơ sơ chế
thủy sản trên địa bản tỉnh.
- Giúp các cơ sở chế thủy sản nhận dạng các khía cạnh mơi trường đang tồn đọng,
từ đó áp dụng các giải pháp khắc phục hiệu quả và kịp thời.

4


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan lĩnh vực chế biến thủy sản tỉnh Bạc Liêu
Những năm gần đây, ngành Thủy sản Việt Nam đã đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu
để đạt được kết quả ấn tượng, đóng góp đáng kể vào GDP cả nước. Cụ thể, trong khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành Thủy sản có mức tăng cao nhất với 5,54%,
do chế biến thủy sản năm 2017 có nhiều khởi sắc. Sản lượng chế biến thuỷ sản năm
2018 đạt 7.7575 nghìn tấn, tăng 6,1% so với năm 2017, trong đó cá đạt 5.192,4 nghìn

tấn, tăng 4,8% so với năm 2016; tơm đạt 887,5 nghìn tấn, tăng 8,8% so với năm 2016.
[4]
Hoạt động sản xuất thủy sản của Việt Nam nằm rải rác dọc đất nước với sự đa dạng
về chủng loại thủy sản. Nằm ở vùng ven biển ĐBSCL – Một trong năm vùng sản xuất
thủy sản lớn nhất nước, Bạc Liêu với điều kiện lý tưởng có hệ thống sơng ngịi chằng
chịt và đường bờ biển khoảng 56 km. Tổng diện tích ni trồng thủy sản của Bạc
Liêu khoảng 260 ngàn ha, địa hình bằng phẳng hình thành ba vùng sinh thái ngọt, lợ,
mặn rất phù hợp để phát triển từ nuôi trồng, khai thác đến chế biến thủy sản.
Cùng với lợi thế giáp biển phía Đơng, có sơng rạch thơng với biển Tây ngồi việc
hình thành ba vùng sản x́t, Bạc Liêu cịn có các tiểu vùng như: vùng chun canh
tơm Nam quốc lộ 1A với 19.000 ha nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh. Vài năm
trở lại đây, mơ hình nuôi tôm siêu thâm canh đưa Bạc Liêu trở thành thủ phủ tơm của
cả nước. Do đó, kéo theo ngành công nghiệp phụ trợ chế biến chủ yếu là chế biến
tôm. Trong giai đoạn 05 năm (2015 -2020), tỉnh Bạc Liêu đã ghi nhận nhiều chuyển
biến tích cực trong lĩnh vực chế biến thủy sản, tốc đợ tăng bình qn hàng năm 4,13%.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có hơn 50 cơ sở chế biến thủy sản lớn nhỏ, với
công suất thiết kế đạt gần 135.000 tấn sản phẩm/năm, mặc dù tổng công suất thiết kế
lớn của các cơ sở khá lớn nhưng sản lượng thủy sản thành phẩm xuất khẩu hàng năm
chưa đạt tới 60.000 tấn, tập trung chủ yếu vào những mặt hàng như: tôm, cá, mực, ...
[5]

5


Hoạt động cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo về mặt chất lượng và số
lượng là điều kiện thuận lợi giúp tăng sản lượng và đảm bảo chất lượng đầu ra của
lĩnh vực chế biến thủy sản tỉnh Bạc Liêu, thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thực
tế trên địa bàn tỉnh cho thấy, đạt được mục tiêu phát triển kinh tế thì phải giải quyết
các vấn đề về môi trường và xã hội. Đây là một bất cập khá lớn, đặt biệt là đối với
một ngành có khả năng gây ơ nhiễm cao như chế biến thủy sản.

Trước đây, chế biến thủy sản là một công đoạn hoạt động của ngành thủy sản nhưng
trong những năm gần đây, với q trình phân cơng lao đợng diễn ra sâu sắc, chế biến
thủy sản đã dần đóng vai trị quan trong và có đầy đủ đặc trưng của một ngành kinh
tế với đầy đủ các hoạt động đầu vào, sản xuất – chế biến, đầu ra. Ngày nay, chế biến
thủy sản đã phát triển thành một nền kinh tế mũi nhọn của Bạc Liêu. Với sự phát triển
nhanh và hiệu quả, chế biến thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu
kinh tế nơng nghiệp, nông thôn.
1.2 Tổng quan các nghiên cứu về lĩnh vực chế biến thủy sản
1.2.1 Tình hình nghiên cứu nước ngồi
Trên Thế giới đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực chế biến thủy sản, từ công nghệ sản
xuất đến các vấn đề mơi trường phát sinh trong q trình sản x́t, mợt số nghiên cứu
điển hình được trình bày dưới đây:
Nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của nước thải phát sinh từ nhà máy chế biến thủy
sản đến lên các thủy sinh vật sống ở vùng nước cạn cửa sơng ở phía nam Vịnh St.
Lawrence, New Brunswick, Canada (2007) [6]. Nghiên cứu thực hiện khảo sát thực
tế quá trình sinh sản và phát triển của các loài cá khu vực tiếp nhận nước thải các nhà
máy chế biến thủy sản trong khu vực.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy nước thải từ các cơ sở CBTS trong khu vực làm tăng
hàm lượng dinh dưỡng trong lưu vực, khi được xử lý đạt chuẩn quy định, cợng với
sự pha lỗng tại nguồn tiếp nhận, các loài thủy sinh vật sử dụng nguồn dinh dưỡng
trong nước thải như nguồn thực phẩm, dó đó có thể thích nghi với lượng nước thải.

6


- Kết quả nghiên cứu không nhận thấy sự suy giảm phát triển nào của thủy sinh vật
trong Vịnh St. Lawrence. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này áp dụng không được áp
dụng cho nguồn nước thải với lưu lượng lớn.
Báo cáo hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong lĩnh vực chế biến cá (cá fille, đóng hợp)
của UNEP và Cơ quan Bảo vệ môi trường Đan Mạch, 2006 [7].

Trên cơ sở nhận diện các vấn đề môi trường phát sinh: lượng nước sử dụng lớn, phế
phẩm từ quá trình chế biến, độ ẩm trong môi trường làm việc, tiếng ồn và mùi, từ đó
nghiên cứu các cơ hợi cải thiện hiệu suất môi trường bằng cách sử dụng hiệu quả tài
nguyên, nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là nước sạch. Việc sử dụng hiệu quả nước sạch
góp phần cắt giảm lượng nước thải phát sinh.
Kết quả nghiên cứu của báo cáo đề xuất một số biện pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên
nước:
- Sử dụng các vòi nước áp lực cao, đầu phun nhỏ;
- Tái sử dụng nước thải sau xử lý cho mục đích tưới cây, vệ sinh;
- Sử dụng chổi cao su trong quá trình vệ sinh nhà xưởng;
- Sử dụng tuần hoàn nước trong các khâu sản xuất ít quan trọng;
- Lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng và thường xuyên kiểm tra để xác định rò rỉ, kịp thời
khắc phục.
Nghiên cứu về định lượng và đặc tính nước thải nhằm mục đích tái sử dụng nước
ngành chế biến thủy sản của Jonas T.Guimarães và Cộng sự, 2018. [8]
Nghiên cứu thực hiện khảo sát lượng nước sử dụng tại 06 khâu chế biến cá và thực
hiện lấy mẫu phần tích nước thải sau xử lý.
- Kết quả cho thấy, nước thải sau xử lý có Tổng Coliform, E. Coli từ 104 – 107
MNP/100 ml, không phù hợp để tái sử dụng trực tiếp. Tuy nhiên, có thể tái sử dụng
cho mục đích làm mát.
- Nếu các phương án tái sử dụng nước được tích cực triển khai, lưu lượng sử dụng
nước tại các cơ sở chế biến thủy sản có thể giảm từ 11% - 21,9%.

7


1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường tại một số làng nghề chế biến thủy sản trên
địa bản tỉnh Nghệ An” của Nguyễn Thị Thanh Phương (2014) [9]
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường tại 10 làng nghề

chế biến thủy sản tại Nghệ An nhằm thu thập số liệu về tình hình sản x́t, hiện trạng
mơi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường được áp dụng. Ngoài ra, đề tài thực
hiện thu mẫu, phân tích chất lượng khơng khí xung quanh, nước thải sau xử lý của
các làng nghề. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường tại các làng
nghề chế biến thủy sản này.
Kết quả nghiên cứu của đề tài:
- Về quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn: có trên 95% số lượng cơ sở đổ trực tiếp
chất thải rắn từ quá trình sản xuất ra sàn nhà hoặc lưu chứa trong các thùng khơng có
nắp đậy kín. Trên 80% cơ sở chế biến nước mắm không chú trọng đến công tác xử lý
bã chượp trong khu vực kín đáo, mùi phát sinh gây ảnh hưởng đến khu vực dân cư
xung quanh.
- Về xử lý nước thải: có 9/10 làng nghề khơng có hệ thống xử lý nước thải tập trung,
trên 95% cơ sở xả thải trực tiếp ra môi trường, không qua hệ thống thu gom, xử lý
cục bợ. Qua kết quả phân tích nước thải cho thấy: 10/10 mẫu nước thải thu thập tại
10 làng nghề đều vướt quá giới hạn cho phép của quy chuẩn.
- Về khí thải: hầu hết các cơ sở đều khơng thực hiện các biện pháp xử lý khí thải,
cũng như mùi phát sinh từ quá trình lưu giữa chất thải rắn công nghiệp.
- Đề tài nhận dạng, thống kê được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường từ các
làng nghề, cơ sở hoạt động chế biến thủy sản, từ ý thức bảo vệ môi trường đến các
hoạt động gây phát sinh chất thải và biện pháp bảo vệ môi trường.
- Xác định được tác động từ hoạt đợng gây ơ nhiễm mơi trường đến nhiều khía cạnh
của xã hơi, trong đó gây suy thối mơi trường tự nhiên và gây tác hại đến các lĩnh
vực kinh tế khác được xác định là hai tác đợng xấu chính.

8


Các giải pháp được đề xuất:
- Giải pháp về cơ chế chính sách: xây dựng và đề xuất chính sách khuyến khích các
cơ sở di dời vào khu sản xuất tập trung đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập

trung, chính sách hỗ trợ các làng nghề nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống
xử lý nước thải tập trung.
- Phối hợp chặt chẽ trong công tác thanh kiểm tra giữa cơ quan quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường cấp tỉnh, thành phố/huyện, xã/phường.
- Cải tạo, ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động sản xuất nhằm giải thiểu chất
thải tại nguồn.
- Về xử lý nước thải: đề tài nghiên cứu đề xuất quy trình xử lý nước thải cho từng
lĩnh vực chế biến thủy sản cụ thể.
Kết quả đạt được của đề tài:
-

Thu thập thông tin thực tế, thống kê được các loại hình hoạt đợng chế biến thủy

sản, số lượng cơ sở hoạt động tại các làng nghề.
- Thu thập thông tin về công nghệ sản xuất và nguồn phát sinh chất thải trong quá
trình sản xuất. Xác định được thành phần có nguy cơ gây ơ nhiễm chính từ chất thải
phát sinh.
- Điều tra hiện trạng áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí
thải/tiếng ồn, chất thải rắn. Lấy mẫu nước thải sau xử lý để phân tích, đánh giá hiện
trạng mơi trường.
- Cơ bản đề xuất được các giải pháp áp dụng cho các làng nghề CBTS. Trong đó,
bao gồm giải pháp kiểm soát đầu đường ống (áp dụng sản xuất sạch hơn), các giải
pháp kiếm sốt cuối đường ống (quy trình cơng nghệ cơng trình xử lý chất thải), xây
dựng quy trình thu gom, xử lý CTR.
Các mặt hạn chế của đề tài:
- Quá trình điều tra, khảo sát hiện trạng mơi trường của đề tài cịn mang tính chủ
quan, chưa xây dựng phiếu thơng tin điều tra, chưa có các thông tin cụ thể như: số
lượng cơ sở khảo sát, thời gian thực hiện khảo sát.

9



- Các giải pháp về công tác quản lý, cơ chế chính sách tương đối tổng quát, chưa
bám sát theo thực trạng quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh.
Nghiên cứu “Đánh giá quy trình áp dụng sản xuất sạch hơn cho khâu rửa nguyên liệu
và dụng cụ tại nhà máy chế biến thủy sản” của Nguyễn Phương Thảo (2006) [10]
Nghiên cứu bước đầu nhận diện các cơ hội sản xuất sạch hơn tại nhà máy CBTS cụ
thể, tìm hiểu xác định các giải pháp sản xuất sạch hơn tại nhà máy. Nghiên cứu bố trí
thí nghiệm áp dụng sản xuất sạch hơn tại công đoạn rửa sản phẩm và công đoạn rửa
dụng cụ.
- Các giải pháp được áp dụng tại khâu rửa nguyên liệu, tôm được rửa trong dung
dịch chlorin pha lỗng nhiều nồng đợ khác nhau sau đó kiểm tra vi sinh vật. Kết quả
cho thấy các mẫu tôm được rửa ở nồng độ 20 ppm và 100 ppm đều có lượng vi sinh
vật đạt tiêu chuẩn. Vì vậy, để tăng hiệu quả kinh tế cũng như giảm lượng nước thải
phát sinh, đề xuất chỉ rửa tôm ở nồng độ 20 ppm.
- Tại khâu vệ sinh dụng cụ, thiết bị sản xuất: đề tài thực hiện thí nghiệm gắn đồng
hồ đo lưu lượng theo hiện trạng nhà máy, theo dõi lượng nước sử dụng trong 15 ngày.
Sau đó, gắn vòi phun nước áp lực tại các điểm vệ sinh dụng cụ sản xuất, tiếp tục theo
dõi trong 15 ngày. Kết quả cho thấy, tiết kiệm được khoảng 44% lượng nước sử dụng
sau khi gắn vòi phun nước áp lực.
Các mặt cịn hạn chế của đề tài:
- Thí nghiệm của nghiên cứu chỉ được áp dụng tại 02 công đoạn trong dây chuyền
sản xuất của nhà máy. Nếu mở rợng được thí nghiệm cho các cơng đoạn khác, kết
quả nghiên cứu sẽ tổng quan hơn cho lĩnh vực chế biến thủy sản cụ thể.
- Khó khăn trong q trình áp dụng sản xuất sạch hơn trong hoạt động sản xuất vẫn
là sự đồng thuận và phối hợp giữa các bợ phận sản x́t. Nghiên cứu chưa đi sâu tìm
hiểu và đề xuất giải pháp cho vấn đề này khi thực hiện nghiên cứu tại 01 nhà máy cụ
thể.

10



Nghiên cứu “Đặc tính bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy sản xuất bia
và chế biến thủy sản” của nhóm tác giả tḥc Khoa Tài nguyên và Môi trường,
Trường Đại học Đồng Tháp (2016) [11]
- Nghiên cứu thực hiện lấy mẫu bùn là sản phẩm cuối cùng của quá trình xử lý nước
thải, được lấy từ các nhà máy trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Các mẫu
bùn được phân tích các chỉ tiêu cơ bản và kim loại nặng theo QCVN
50:2013/BTNMT, so sánh với thành phần bùn thải mía và phân bị;
- Kết quả nghiên cứu đạt được: bùn thải chế biến thủy sản có đợ ẩm tươi, hàm lượng
đạm, lân và các yếu tố vi lượng cao hơn; hàm lượng kali thấp hơn; đặc biệt các chỉ
tiêu kim loại nặng bùn chế biến thủy sản nằm trong giới hạn cho phép của QCVN
50:2013/BTNMT. Từ đó, kết luận bùn chế biến thủy sản phù hợp làm phân bón hữu
cơ trong nơng nghiệp.
Đề tài “Quản lý môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường giữa các doanh
nghiệp thủy sản với cộng đồng dân cư trên địa bản tỉnh Bạc Liêu” của Nguyễn Thị
Thu Thảo (2013) [12]
Các vấn đề môi trường thông qua nhận diện xung đột môi trường:
- Sự phát triển nhanh ngành thủy sản và tự phát dẫn đến sự mất cân bằng trong phát
triển kinh tế và bảo vệ môi trường;
- Các cơ sở CBTS nằm xen kẽ khu dân cư là vấn đề nan giải. Chất thải không được
xử lý đạt chuẩn gây suy giảm chất lượng các thành phần môi trường tự nhiên;
- Ý thức bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp chưa cao.
Các giải pháp được đề x́t:
- Về thể chế, chính sách: phải có chính sách phát triển nguồn lực có trình đợ chun
mơn về quản lý mơi trường; Xây dựng chính sách ưu đãi cho các cơ sở áp dụng công
nghệ sản xuất sạch; Ban hành quy chế về phân loại, tái chế chất thải rắn;
- Về mặt tổ chức: tổ chức lại hệ thống quản lý ngành sao cho chức năng thực hiện
được tách biệt và phân cấp rõ ràng; Quy hoạch chi tiết việc xây dựng các cơng trình


11


×