Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu bệnh ký sinh trùng perkinsus olseni trên nghêu bến tre (meretrix lyrata) và trị bệnh trong điều kiện thí nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

NGHIÊN CỨU BỆNH KÝ SINH TRÙNG Perkinsus olseni
TRÊN NGHÊU BẾN TRE (Meretrix lyrata) VÀ TRỊ BỆNH
TRONG ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HỊA - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngành:
Mã số:
Quyết định giao đề tài:
Quyết định thành lập HĐ:
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:

Nuôi trồng thủy sản
60620301
1238/QĐ-ĐHNT ngày 30/12/2015


967/QĐ-ĐHNT ngày 08/11/2016
30/11/2016

PGS.TS. PHẠM QUỐC HÙNG
ThS. NGƠ THỊ NGỌC THỦY
Chủ tịch Hội đồng:
PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH MÃO
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của thầy Phạm Quốc Hùng và cô Ngô Thị Ngọc Thủy. Các số liệu kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và được lấy từ một phần của đề tài cấp bộ “Nghiên cứu đặc điểm
loài và phương thức lây nhiễm của ký sinh trùng Perkinsus spp. ký sinh trên nhuyễn thể
tại Việt Nam” của TS. Phạm Quốc Hùng. Các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Nhung

iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang,
Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Nam sông Hậu - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản
II, đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt q trình học tập và

thực hiện đề tài
Tơi chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Quốc
Hùng và ThS. Ngô Thị Ngọc Thủy đã trực tiếp hướng dẫn, động viên tôi trong định
hướng nghiên cứu, thực hiện đề tài và viết luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các quý thầy, cô trong Viện Nuôi trồng
Thủy sản đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tơi trong q trình hồn thành luận án.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể cán bộ và nhân viên Phịng
Mơi trường và Bệnh thủy sản-Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Nam sơng Hậu, đã giúp
đỡ tơi nhiệt tình về cơ sở vật chất trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã động viên và
giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian tôi học tập và thực hiện luận
văn tốt nghiệp.
Xin được bày tỏ những lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Nha Trang, tháng 10 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Nhung

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ..............................................................................................x
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1

Chương 1. TỔNG QUAN................................................................................................3
1.1.

Tình hình ni và dịch bệnh trên động vật thân mềm hai mảnh vỏ ......................3

1.1.1.

Tình hình ni động vật thân mềm hai mảnh vỏ ...............................................3

1.1.2.

Tình hình dịch bệnh trên động vật thân mềm hai mảnh vỏ ...............................5

1.2.

Bệnh do KST Perkinsus ........................................................................................8
Một số đặc điểm của KST Perkinsus .................................................................8

1.2.1.
1.2.1.1.

Vị trí phân loại ................................................................................................8

1.2.1.2.

Vịng đời .........................................................................................................9

1.2.1.3.

Phân bố .........................................................................................................11


1.2.1.4.

Bệnh Perkinosis ............................................................................................12

1.2.2.

Tình hình nghiên cứu bệnh do KST Perkinsus tại Việt Nam ..........................15

Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................16
2.1.

Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu ......................................................16

2.2.

Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................16

2.2.1.

Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ......................................................................16

2.2.2.

Vật liệu nghiên cứu ..........................................................................................17

2.2.3.

Phương pháp bố trí thí nghiệm ........................................................................19


2.2.3.1.

Nghiên cứu khả năng gây hại của KST P. olseni ở các giai đoạn khác nhau.19

2.2.3.2. Nghiên cứu sự cảm nhiễm Perkinsus olseni của nghêu Bến Tre (Thí nghiệm 2) ..20
2.2.3.3.

Thí nghiệm xác định phương thức lây truyền của Perkinsus olseni .......…20

2.2.3.4.

Nghiên cứu biện pháp trị Perkinsus olseni trong điều kiện thí nghiệm……21

2.2.4.

Phương pháp phân tích mẫu.............................................................................21

2.2.5.

Kiểm tra các yếu tố môi trường .......................................................................22
v


2.2.6.

Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................22

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................24
3.1.


Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường của các thí nghiệm ...............................24

3.2.

Khả năng gây hại của Perkinsus olseni ở các giai đoạn khác nhau ....................24

3.3.

Sự cảm nhiễm của kí sinh trùng Perkinsus olseni của nghêu Bến Tre ...............30

3.4.

Xác định phương thức lây truyền của Perkinsus olseni ......................................33

3.5.

Thử nghiệm trị bệnh Perkinsus olseni trong điều kiện thí nghiệm .....................35

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................38
PHỤ LỤC ......................................................................................................................44

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DFO: Deferoxamine
FTM: Fluid Thioglycollate Medium
KST: Ký sinh trùng
OIE: World Organisation for Animal Health

PCR: Polymerase Chain Reaction
ĐC: Đối chứng

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Sự thay đổi của các yếu tố mơi trường trong các thí nghiệm .......................24
Bảng 3. 2. Cường độ nhiễm Perkinsus olseni ở các mật độ bào tử nghỉ khác nhau ............25
Bảng 3.3. Cường độ nhiễm của nghêu khi tiêm Perkinsus olseni ở các mật độ bào tử
động khác nhau ..............................................................................................................27
Bảng 3.4. Cường độ nhiễm của nghêu cảm nhiễm bằng phương pháp ngâm ...............31
Bảng 3.5. Cường độ nhiễm và tỷ lệ nhiễm Perkinsus olseni trong thí nghiệm về phương
thức lây truyền ...............................................................................................................34
Bảng 3.6. Cường độ nhiễm Perkinsus olseni khi điều trị bằng DFO ở các mức liều lượng
khác nhau .......................................................................................................................35

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bào tử nghỉ KST Perkinsus olseni...................................................................9
Hình 1.2. Vòng đời P. olseni ký sinh trên nghêu Manila R. philippinarum [26] ..........10
Hình 1.3. Sự phân bố của các lồi Perkinsus trên thế giới ............................................11
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu…………………………………………….16
Hình 2.2. Phân biệt nghêu Bến Tre khỏe mạnh thơng qua màu sắc thịt nghêu ............17
Hình 2.3. Đo kích thước của hàu, nghêu Bến Tre thí nghiệm .......................................19
Hình 2.4. Bố trí thí nghiệm gây hại của Perkinsus olseni .............................................20
Hình 2.6. Các bước thực hiện của phương pháp mơ bệnh ............................................22
Hình 3.1. Tỷ lệ chết cộng dồn của nghêu khi tiêm các mật độ bào tử nghỉ Perkinsus

olseni khác nhau……………………………………………………………………....25
Hình 3.2. Tỷ lệ chết cộng dồn của nghêu khi tiêm các mật độ bào tử động P. olseni khác nhau
........................................................................................................................................................ 26
Hình 3.3. P. olseni trên màng áo nghêu Bến Tre sau 16 ngày thí nghiệm ....................28
Hình 3.4. P. olseni trên ống gan nghêu Bến Tre sau 16 ngày thí nghiệm .....................28
Hình 3.5. Một số hiện tượng trong khi tiến hành thí nghiệm ........................................29
Hình 3.6. Tỷ lệ chết cộng dồn của nghêu cảm nhiễm bằng phương pháp ngâm ..........30
Hình 3.7. Tổn thương trên cơ thể nghêu khi tiêm. ........................................................32
Hình 3. 8. Tỷ lệ chết cộng dồn của các loài vật chủ trong thí nghiệm về phương thức lây
truyền của Perkinsus ......................................................................................................33
Hình 3.9. Perkinsus olseni xuất hiện trên biểu mơ ống tiêu hóa nghêu Bến Tre sau 20
ngày thí nghiệm .............................................................................................................34

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về bệnh trên nghêu, đặc biệt là ký sinh trùng (KST)
Perkinsus là rất ít và chưa có những dữ liệu có độ tin cậy cao để có thể so sánh với các
lồi KST Perkinsus đã được cơng bố trên thế giới. Các nghiên cứu về giai đoạn nào của
KST Perkinsus có khả năng gây độc cao cho vật chủ và con đường lây truyền của chúng
chưa được tiến hành. Quan trọng hơn, khả năng lây nhiễm KST Perkinsus của vật chủ
bị nhiễm với vật chủ không bị nhiễm thuộc cùng một lồi và các lồi khác nhau ni
cùng khu vực địa lý vẫn chưa được đánh giá. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về trị bệnh
KST Perkinsus bằng Deferoxamine (DFO) là chưa được thực hiện. Xuất phát từ những
vấn đề trên, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu bệnh ký sinh trùng Perkinsus olseni
trên nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) và trị bệnh trong điều kiện thí nghiệm” nhằm
xác định được khả năng gây hại của ký sinh trùng Perkinsus olseni lên nghêu Bến Tre
(Meretrix lyrata), đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng DFO về khả năng diệt
Perkinsus olseni.

Nghiên cứu khả năng gây hại của Perkinsus olseni ở các giai đoạn khác nhau có 3
nghiệm thức bào tử nghỉ, 103, 102 tế bào và nước biển 30 ‰ được tiêm vào nghêu; lặp
lại 3 lần; để đánh giá tác hại của bào tử động đối với nghêu, đặt 102, 103 tế bào bào tử
nghỉ vào ống falcon khi sự có mặt của bào tử động được quan sát, chúng sẽ được ly tâm
thu sinh khối để tiêm. Nghiên cứu con đường cảm nhiễm của Perkinsus olseni bao gồm:
phương pháp ngâm tiêm vào cơ khép vỏ; phương pháp ngâm, lặp lại 3 lần. Xác định
phương thức lây truyền của Perkinsus olseni nghêu nhiễm KST được ni chung với
nhuyễn thể cùng lồi và 2 loài nhuyễn thể khác. Nghiên cứu biện pháp trị Perkinsus
olseni trong điều kiện phòng thí nghiệm: Kiểm tra ngẫu nhiên cường độ nhiễm Perkinsus
olseni trước khi điều trị. Các cá thể sau kiểm tra sẽ được bố trí ngẫu nhiên vào các
nghiệm thức chứa 10, 15, 30 mg/L DFO, lặp lại 3 lần, 20 cá thể nghêu/đơn vị thí nghiệm.
Ở tất cả các thí nghiệm, các cá thể nghêu chết được thu mẫu sẽ được phân tích mức độ
cảm nhiễm Perkinsus bằng phương pháp nuôi cấy FTM.
Sau khi kết thúc nghiên cứu, các kết quả đạt được như sau: Khả năng gây hại của
các giai đoạn khác nhau của Perkinsus olseni là chưa thể xác định được chính xác; Con
đường cảm nhiễm chủ yếu của nghêu là thông qua con đường lọc thức ăn nên phương
pháp ngâm là phương pháp cảm nhiễm tốt nhất để đánh giá tác hại của Perkinsus olseni
lên nghêu Bến Tre; Perkinsus olseni có khả năng lây truyền từ cá thể cùng loài và khác
x


lồi (sị huyết, hàu cửa sơng); trị bệnh Perkinsus olseni bằng DFO là có kết quả giảm
được cường độ nhiễm Perkinsus olseni ở liều lượng 15 mg/L và 30 mg/L.
Từ khóa: Perkinsus olseni, nghêu Bến Tre, gây hại, lây truyền, trị bệnh.

xi


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nuôi động vật thân mềm ở Việt Nam đang từng bước

mở rộng về diện tích cũng như quy mô nuôi thương phẩm, các đối tượng nuôi phổ biến
như nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata), tu hài (Lutraria rhynchaena), ngao dầu (Meretrix
meretrix), nghêu lụa (Paphia undulata) không những mang lại giá trị xuất khẩu cao,
phát triển kinh tế các khu vực ven biển mà cịn góp phần cải thiện môi trường do khả
năng ăn lọc của các loài động vật này.
Hiện tượng động vật hai mảnh vỏ nói chung và nghêu nói riêng liên tục chết hàng
loạt trên diện rộng tại nhiều địa phương nhưng chưa rõ nguyên nhân đang trở thành vấn
đề quan tâm của người nuôi, nhà khoa học và nhà quản lý. Nghêu chết hàng loạt gây ra
những thiệt hại về kinh tế và môi trường nghiêm trọng đã đặt ra nhu cầu cấp thiết trong
việc tìm ra các giải pháp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại.
Hiện nay, có nhiều nguyên nhân được cho là đã gây ra dịch bệnh trên nghêu. Trong
đó có kí sinh trùng đơn bào thuộc giống Perkinsus. Theo các báo cáo khoa học tại các
nước có nền ni động vật hai mảnh vỏ phát triển thì KST Perkinsus đã gây ra tỷ lệ chết
cao và hàng loạt cho nhiều loại động vật thân mềm có giá trị trên toàn thế giới. Cảm
nhiễm bởi Perkinsus sp. gây hoại tử mô, giảm tăng trưởng, giảm khả năng sinh sản,
giảm sự tích trữ năng lượng của mơ vật chủ, và gây ra tỷ lệ chết cao và thường xuyên
cho vật chủ.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về bệnh trên nghêu, đặc biệt là bệnh do Perkinsus
olseni còn hạn chế. Hầu hết các kết quả nghiên cứu mới dừng lại ở mức độ mô tả sự
hiện diện của KST và đánh giá mức độ nhiễm của chúng trên các đối tượng động vật
thân mềm (nghêu Bến Tre, hàu, tu hài, trai ngọc,…). Những nghiên cứu về khả năng
gây bệnh và đường truyền lây của Perkinsus olseni hầu như chưa được nhắc đến. Bên
cạnh đó, các nghiên cứu về trị bệnh Perkinsus olseni bằng DFO là chưa được thực hiện.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu bệnh ký sinh
trùng Perkinsus olseni trên nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) và trị bệnh trong điều
kiện thí nghiệm”.
 Mục tiêu
Xác định được khả năng gây hại của P. olseni lên nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata).

1



Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng DFO để tiêu diệt P. olseni.
 Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Nghiên cứu khả năng gây hại của các giai đoạn khác nhau và con
đường cảm nhiễm của Perkinsus olseni trên nghêu Bến Tre
Nội dung 2: Nghiên cứu xác định phương thức lây truyền của P. olseni
Nội dung 3: Nghiên cứu biện pháp trị P. olseni gây bệnh trên nghêu Bến Tre trong
điều kiện phịng thí nghiệm.
 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: nhằm góp phần cung cấp thêm thông tin về bệnh Perkinsus
olseni trên nghêu Bến Tre nói riêng và bệnh KST trên động vật thân mềm ở Việt Nam
nói chung.
Ý nghĩa thực tiễn: từ các kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra được các giải pháp về quản
lý sức khỏe và hạn chế những thiệt hại do Perkinsus olseni gây ra.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tình hình ni và dịch bệnh trên động vật thân mềm hai mảnh vỏ
1.1.1. Tình hình nuôi động vật thân mềm hai mảnh vỏ
Thế giới
Nuôi động vật động vật thân mềm hai mảnh vỏ là một trong những hướng phát
triển mạnh của một số nước trên thế giới và hiện nay được nuôi tại 76 quốc gia trên toàn
thế giới [39]. Năm 2012, mười quốc gia hàng đầu về nuôi thương phẩm nhuyển thể hai
mảnh vỏ là Trung Quốc (81,4 %, 12 triệu tấn), tiếp theo là Việt Nam (2,6 %, 400 nghìn
tấn), Hàn Quốc (2,5 %, 373 nghìn tấn), Nhật Bản (2,3 %, 345 nghìn tấn), Chile (1,7 %,
253 nghìn tấn), Tây Ban Nha (1,4 %, 206 nghìn tấn), Thái Lan (1,4 %, 205 nghìn tấn),
Mỹ (1,1 %, 168 nghìn tấn), Pháp (1,1 %, 160 nghìn tấn), và Ý (0,7 %, 110 nghìn tấn)

[38]. Vào năm 2012, nghêu, sị, trai, điệp là bốn nhóm chính và chiếm 87 % tổng sản
lượng nuôi trồng thủy sản động vật thân mềm hai mảnh vỏ [39]. Tổng sản lượng và giá
trị thương mại của bốn nhóm trên thay đổi theo từng năm. Hàu dẫn đầu sản xuất hàng
năm từ năm 2003 đến năm 2007 nhưng đã được thay thế bởi nghêu từ năm 2008. Nghêu
đại diện cho các sản phẩm hàng đầu về giá trị kinh tế, ở mức khoảng 5,0 tỷ USD vào
năm 2012, tiếp theo là hàu, sị, trai [38]. Năm 2012, tổng sản lượng ni nghêu trên thế
giới khoảng 5 triệu tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 5 tỷ USD [83]. Trong khi đó,
sản lượng hàu là 4,8 triệu tấn đạt kim ngạch xuất khẩu 3,9 tỷ USD, sản lượng vẹm là 1,8
triệu tấn đạt kim ngạch xuất khẩu là 2 tỷ USD, sản lượng điệp là 1,6 triệu tấn đạt kim
ngạch xuất khẩu 2,9 tỷ USD [83]. Trong năm 2014, Châu Âu sản xuất được 632 nghìn
tấn nhuyển thể hai mảnh vỏ, đứng đầu về sản lượng là Tây Ban Nha (223 nghìn tấn),
Pháp (155 nghìn tấn) và Italy (111 nghìn tấn) [40]. Trong khi đó, năm 2014, sản lượng
nuôi động vật thân mềm hai mảnh vỏ của Trung Quốc là khoảng 12 triệu tấn, gấp 5 lần
sản lượng của các nước còn lại trên thế giới. Các nước nuôi động vật thân mềm với sản
lượng lớn khác ở Châu Á bao gồm Nhật Bản (377 nghìn tấn), Hàn Quốc (347 nghìn tấn)
và Thái Lan (210 nghìn tấn) [40].
Việt Nam
Diện tích, sản lượng nuôi động vật thân mềm hai mảnh vỏ tại Việt Nam có sự tăng
lên về quy mơ sản xuất, từ 28.133 ha năm 2011 lên 40.685 ha năm 2015 chủ yếu là ni
hàu, sị và các lồi động vật thân mềm khác ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng
sơng Hồng. Sản lượng tăng 157 nghìn tấn năm 2011 lên 265 nghìn tấn năm 2015 [85].
3


Nghêu, sị và hàu là ba đối tượng có sản lượng tăng nhiều nhất trong giai đoạn vừa qua.
Nhuyễn thế hai mảnh vỏ Việt Nam xuất khẩu đi 42 nước (chủ yếu là nghêu, sị, ốc, điệp),
thị trường chính là EU, Bắc Mỹ, Mỹ, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Các sản phẩm xuất
khẩu chủ yếu là nghêu luộc đông lạnh IQF, đóng hộp, nghêu muối; sị đơng lạnh, sị khô,
ốc hương sống. Năm 2013, EU đã công nhận Việt Nam có 12 vùng ni động vật thân
mềm an tồn.

Trong các lồi động vật thân mềm ni ở Việt Nam hiện nay, nghêu là một đối
tượng nuôi đang phát triển mạnh và được nhiều địa phương ở vùng ven biển đặc biệt
quan tâm. Nghêu Meretrix sp. phân bố nhiều ở Gị Cơng Đơng - Tiền Giang, Bình Đại,
Ba Tri, Thạnh Phú - Bến Tre, Cầu Ngang, Duyên Hải - Trà Vinh, Vĩnh Châu - Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Vĩnh Lợi Ngọc Hiển - Cà Mau, ven biển Cần Giờ - thành phố Hồ Chí
Minh, chưa thấy ở các vùng ven biển Bắc Trung Bộ [4]; [3]. Nghề nuôi nghêu tại Việt
Nam xuất hiện ở các tỉnh ven biển từ Bắc tới Nam như Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Tiền
Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh [9].
Ngun nhân là do dễ ni, chi phí thấp và thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước đang
lớn mạnh [8]. Từ hoạt động khai thác tự nhiên trước năm 1980 chỉ khoảng 300 - 400
tấn/năm lên đến 700 - 800 tấn/năm trong các năm 1982 - 1986. Đầu những năm 2000,
tổng sản lượng nghêu của khu vực ven biển phía Đông của Nam bộ (Đồng bằng sông
Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh) đã đạt 70 - 80 nghìn tấn/năm [6]. Gần đây, nghêu
Bến Tre cịn được ni nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Nam Định, Thái Bình,… [8]. Năm
2005, Nam Định đã thả ni 1.300 ha sản lượng đạt 15 - 17 nghìn tấn, Thái Bình thả
ni 1.500 ha, đạt sản lượng 30 nghìn tấn [5]. Cùng với việc phát triển của cả nước đạt
17.624 tấn, giá trị trên 37,2 triệu USD, tăng 49,6 % về khối lượng và 50,3 % về giá trị so
với cùng kì năm 2008.
Ni, chế biến và thị trường xuất khẩu nghêu trắng có nguồn gốc Bến Tre đang
được mở rộng. Thị trường tiêu thụ nghêu mạnh nhất là Mỹ và Nhật, sản lượng nhập
khẩu hằng năm của hai quốc gia này khoảng 120 nghìn tấn từ các nước Đông Nam Á
(gần đây có Việt Nam), đem lại nguồn ngoại tệ khoảng 300 - 400 triệu USD mỗi năm
cho khu vực đang phát triển này. Nghêu được xuất khẩu ở nhiều dạng: tươi sống, đông
lạnh và sấy khô [8]. Giá trị xuất khẩu trung bình đạt 2,11 USD/kg. Nhu cầu về nghêu
trên thế giới đang ngày càng tăng cao sau khi ngày 9/11/2009 con nghêu trắng Bến Tre
đã được Hội đống Quản lý biển MSC (Marine Stewardship Council) cấp giấy chứng
4


nhận thương hiệu MSC. Sản phẩm nghêu của Bến Tre nói riêng và Việt Nam nói chung,

sẽ có nhiều cơ hội tiến sâu hơn vào thị trường, đồng thời khẳng định được uy tín và vị
thế của mình trên thị trường thế giới [8].
Chỉ tiêu phát triển sản xuất, tiêu thụ động vật thân mềm của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đến năm 2020 là: Tổng diện tích ni đạt 48.370 ha, trong đó diện
tích ni nghêu/ngao 23.110 ha; hàu: 2.770 ha, ốc hương 1.000 ha, 12.720 ha sò; 190
ha tu hài và 8.580 ha động vật thân mềm khác. Tốc độ tăng bình quân đạt 4,4 %/năm
(giai đoạn 2016 - 2020). Tổng sản lượng 384.100 tấn, trong đó sản lượng nuôi
nghêu/ngao: 305.550 tấn, 17.580 tấn hàu, 5.120 tấn ốc hương, 54.280 tấn sò, 490 tấn tu
hài, và 16.980 tấn đối tượng động vật thân mềm khác, tốc độ tăng trưởng bình qn đạt
10,8 %/năm. Năng suất ni động vật thân mềm đạt trung bình 8,27 tấn/ha, tốc độ tăng
trưởng bình quân đạt 6,1 %/năm (giai đoạn 2016 - 2020). Chủ động cung cấp 70 - 80
% tổng nhu cầu giống nuôi thương phẩm đảm bảo chất lượng cho các đối tượng ni
chính. Giá trị xuất khẩu động vật thân mềm đạt khoảng 150 triệu USD; tốc độ tăng trưởng
bình quân đạt 12,8 %/năm (giai đoạn 2016 - 2020) [1].
1.1.2. Tình hình dịch bệnh trên động vật thân mềm hai mảnh vỏ
Thế giới
Trong số các loài sinh vật biển, động vật thân mềm hai mảnh vỏ là nhóm động vật
có tầm quan trọng về kinh tế. Nuôi động vật thân mềm là một ngành công nghiệp nổi
tiếng trên nhiều nước, đặc biệt ở Bắc bán cầu, ví dụ như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Pháp, Tây Ban Nha và Hà Lan. Như vậy, hàng tỷ đơ la sị, trai, điệp, và nghêu
được nuôi và thu hoạch mỗi năm trên toàn thế giới. Cùng với sự phát triển của nghề nuôi
nhuyển thể, dịch bệnh trên đối tượng này cũng xuất hiện và bùng phát mạnh hơn. Các
bệnh gây hại chủ yếu lên động vật thân mềm hai mảnh vỏ đã được gây ra bởi vi rút, vi
khuẩn, nấm và các sinh vật đơn bào
KST đơn bào thuộc các chi Perkinsus, Haplosporidium, Marteilia, và Bonamia đã
ảnh hưởng nghiêm trọng đến một loạt các động vật thân mềm nuôi thương mại trên thế
giới vì chúng có khả năng lây nhiễm trong quần đàn và gây chết với tỷ lệ cao [41]; [62].
Các loài Perkinsus marinus, P. olseni, Marteilia refringens, Bonamia ostrea và Bonamia
exitiosa có thể gây bệnh và tử vong ở bào ngư, sị, hến, hàu và điệp [62], vì vậy các loài
này đang được giám sát bởi Tổ chức Thú y Thế giới (OIE - World Organisation for

Animal Health) [41], [62]. Haplosporidium nelsoni được phát hiện vào cuối năm 1950
5


và đầu năm 1960, tỷ lệ tử vong của hàu Crassostrea gigas trưởng thành đến gần 100 %
trong 3 năm tại vùng có độ mặn cao của vịnh Chesapeake và vịnh Delaware [81]. Vào
mùa thu năm 2002, dịch bệnh H. nelsoni bùng phát xảy ra trong d'Bras Hay Lakes, Cape
Breton, Nova Scotia, Canada với tỷ lệ tử vong trên 80 % ở hàu C. virginica trưởng thành
[70]. Marteilia refringens/maurini cho tỷ lệ tử vong 100 % ở trai Mytilus edulis được
báo cáo tại Pháp [80]. Thebault et al. [74] chứng minh rằng Bonamia ostreae là tác nhân
gây bệnh cho cái chết hàng loạt của hàu Ostrea edulis. B. ostreae cùng với dịch bệnh
gây ra bởi Martelia refringens đã gây ra sự sụt giảm mạnh mẽ trong sản xuất O. edulis
của Pháp từ 20.000 tấn mỗi năm trong năm 1970 còn 1.800 năm 1995. B. ostreae cũng
đã có tác động tiêu cực đến sản xuất hàu O. edulis ở châu Âu [79].
Bệnh do KST nội ký sinh Perkinsus là một trong số những bệnh được nghiên cứu
nhiều nhất của động vật thân mềm vì gây thiệt hại nghiêm trọng nhất về mặt kinh tế trên
phạm vi toàn cầu [11]. Lần đầu tiên Perkinsus marinus (Dermocystidium marinum)
được phát hiện ở vịnh Mexico [57]. KST nội kí sinh này đã được báo cáo gây ra tỷ lệ
chết cao và thường xuyên cho nhiều loài động vật thân mềm nước mặn (hàu, điệp, bào
ngư, nghêu, vẹm, sị huyết và trai ngọc) có giá trị ở tất cả các châu lục [75]; [14]; [16];
[64]. Do những nguy cơ nghiêm trọng cho thương mại thủy sản toàn cầu, Perkinsus
marinus và P. olseni là hai tác nhân đã được tổ chức Thú y Thế giới đưa vào danh mục
các bệnh bắt buộc phải công bố và kiểm dịch trên động vật thân mềm xuất khẩu [62].
Cho đến nay, 10 lồi Perkinsus khác nhau đã được cơng bố, tuy nhiên chỉ có 7 lồi
được cơng nhận do sự khác biệt một số đặc điểm chính như: cấu trúc di truyền, độc lực,
sự biển đổi vòng đời, phạm vi địa lý phân bố của kí sinh trùng và các dạng vật chủ [60].
Sản lượng hàu ở Maryland Chesapeake Bay bị suy giảm vào giữa năm 1981 và 1988,
với sản lượng thấp 15.000 tấn kể từ năm 1986 (so với khoảng 80.000 tấn giữa khoảng
1910 và 1980) do các nguyên nhân chủ yếu là Perkinsus marinus và Haplosporidium
nelsoni, động vật ăn thịt và quản lý yếu kém [51], [50]. Bên cạnh đó, P. olseni cũng

dược phát hiện và là nguyên nhân gây tỷ lệ chết cao cho nghêu thương phẩm ở Châu Âu
[32];[22]. Perkinsus olseni (hay Perkinsus atlanticus) là kí sinh gây bệnh trên nhiều loài
động vật thân mềm nhất với hơn 40 loài đã được báo cáo cảm nhiễm tự nhiên và nhân
tạo với tác nhân này. So với các lồi trong cùng một giống, P. olseni có phân bố địa lý
rộng lớn nhất bao gồm các vịnh thuộc cả Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ và Châu Đại
Dương [62]. Chính vì vậy, tác nhân này được cho là đã gây ra sự sụt giảm sản lượng và
6


thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho nền công nghiệp nuôi thủy sản hai mảnh vỏ của nhiều
quốc gia trên thế giới. Tại Australia, những nốt sần trên cơ làm giảm giá trị thương mại
và gây chết trên diện rộng cho bào ngư môi đen Haliotis ruber, H. laevigata và nghêu
Tridacna crocea được xác định do sự cảm nhiễm bởi P. olseni [46]. Tại Hàn Quốc, Park
& Choi [63], cũng cho rằng dịch bệnh do P. olseni là nguyên nhân gây sụt giảm 80 %
sản lượng nghêu Ruditapes philippinarum trong những năm 1990. Tác nhân này cũng
được phát hiện và được cho là nguyên nhân gây nên dịch bệnh cho nhiều loài động vật
thân mềm ở các quốc gia châu Á khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
Việt Nam
Từ đầu năm 2003 cho đến nay, Việt Nam ghi nhận hiện tượng nhiều loài động vật
hai mảnh vỏ ni trong các mơ hình bị chết liên tục trên phạm vi cả nước, gây thiệt hại
nghiệm trọng cho kinh tế, xã hội và môi trường của quốc gia. Theo báo cáo của Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thơn tỉnh Thái Bình nghêu thương phẩm sắp tới mùa thu
hoạch của xã chết gần 3.500 tấn, trị giá trên 20 tỉ đồng và số ngao giống chết hơn 2.000
tấn, trị giá gần 30 tỉ đồng vào tháng 05/2003 [9]. Sau đó nghêu chết cũng được báo cáo
tại nhiều tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long như 100 % nghêu chết trên 400
ha tại Tiền Giang; 900 ha ni nghêu của huyện Bình Đại - Bến Tre bị thiệt hại chết
hàng chục tỷ đồng [9].
Hiện tượng nghêu chết không rõ nguyên nhân cũng được ghi nhận trên 800 ha ni
nghêu tại Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh cuối năm 2007 [9]. Cho đến thời điểm
hiện tại, hiện tượng nghêu chết vẫn liên tục xảy ra và lan nhanh tại Hải Phịng, Nam

Định, Thái Bình, Thanh Hố và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang,
Bến Tre, Bạc Liêu). Nghêu chết ở mọi kích cỡ (chủ yếu là cỡ 50 - 90 con/kg), tỷ lệ chết
20 - 80 % (nhiều nhất là 50 - 60 %) và thường xảy ra ở các quần thể nghêu ở vùng cao
triều và mọi kích cỡ [9].
Nguyên nhân chính gây ra dịch bệnh trên động vật thân mềm nuôi của Việt Nam
vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, những cơng bố bước đầu của các nhóm
nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Viện Nghiên cứu Ni trồng
Thủy sản II cho thấy có rất nhiều nguyên nhân liên quan đến hiện tượng chết hàng loạt
của nghêu, tu hài ở Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hố và một số tỉnh Đồng
bằng sơng Cửu Long [84]; [9]. Các tác nhân sinh học như vi khuẩn, virus đã được phân
7


lập với tỷ lệ cao trên các nhóm động vật hai mảnh vỏ này; các yếu tố môi trường như
nhiệt độ và độ mặn cao kéo dài trong nhiều ngày đã khiến các chỉ số COD, NH4 và H2S
đều vượt ngưỡng cho phép; chất rắn lơ lửng cũng cao hơn mức giới hạn (thậm chí có
nơi cao gấp 5 - 6 lần mức cho phép) đều được nghi ngờ là nguyên nhân gây chết động
vật hai mảnh vỏ nuôi [9]; [84].
Theo điều tra của Ngơ Thị Ngọc Thủy [9] có 4 nhóm tác nhân hiện diện trên các lồi
động vật thân mềm nuôi ở Việt Nam: sinh vật bám, KST, vi khuẩn và nấm. KST đơn bào
nội ký sinh Perkinsus olseni (ở Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh) và Perkinsus sp. là một
trong các nguyên nhân gây hiện tượng nghêu chết hàng loạt trong điều kiện nhiệt độ và độ
mặn cao. Nhóm vi khuẩn Vibrio là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng sò
huyết chết tại Kiên Giang, Tiền Giang, Bến Tre trong thời gian qua. Nấm Exophilia sp.
cùng với nhóm vi khuẩn Vibrio là nguyên nhân gây chết sò huyết giống tại Kiên Giang
tháng 10/2010 [9]. Các tác nhân khác: copepod Conchyliurus sp., trùng lông, Nematopis
sp., các loại vi khuẩn, các loại nấm thường lành tính thường là các tác nhân cơ hội cho động
vật thân mềm. Lần đầu tiên ghi nhận sự hiện diện của Haplosporidium sp. trên nghêu,
Marteilia sp. và sinh vật giống Mollicutes trên hàu cửa sông [9].
Bệnh trên động vật thân mềm đã xảy ra trên nhiều đối tượng khác nhau (hàu,

nghêu, trai,…) gây ra những thiệt hại đáng kể cho nghề nuôi động vật thân mềm ở nhiều
quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Một trong những bệnh nguy hiểm và được
nhắc đến nhiều nhất là bệnh do KST đơn bào nội ký sinh Perkinsus olseni gây ra .
1.2. Bệnh do KST Perkinsus
1.2.1. Một số đặc điểm của KST Perkinsus
1.2.1.1. Vị trí phân loại
KST Perkinsus được bắt đầu nghiên cứu vào năm 1954. Khi đó, các nhà nghiên
cứu xác định chúng là một loại nấm tên Dermocystidium marinum [55] gây ra hiện tượng
chết hàng loạt cho hàu nuôi tại California. Sau đó, Levine (1978) đã phân loại và xếp
chúng vào ngành KST Apicomplexa, lớp Perkinsea, bộ Perkinsida, giống Perkinsus
[75]. Tuy nhiên, vì các lồi thuộc giống Perkinsus có các đặc điểm của ngành
Apicomplexa và ngành Dinoflagellate nên chúng được xếp vào ngành mới là
Perkinsozoa [78]. Perkinsus olseni lần đầu tiên được tìm thấy trên bào ngư Haliotis
rubra ở Úc [54]. Dựa trên các dữ liệu phân tử, P. olseni và P. atlanticus đã được chứng
minh là cùng một loài trong hệ thống phân loại [61].
8


Hệ thống phân loại Perkinsus olseni
Ngành: Perkinsozoa
Lớp: Perkinsea
Bộ: Perkinsida
Họ: Perkinsidae
Giống: Perkinsus
Lồi: Perkinsus olseni

Hình 1.1. Bào tử nghỉ KST Perkinsus olseni
1.2.1.2. Vịng đời
Các lồi Perkinsus có vịng đời tương tự nhau với nhiều giai đoạn với 3 giai đoạn
biến thái chính, bao gồm: thể dinh dưỡng (Trophozoite) trong tế bào vật chủ, bào tử nghỉ

(Hypnospore) trong xác vật chủ ngoài tự nhiên hoặc trong môi trường nuôi cấy ở điều
kiện thực nghiệm và bào tử động (Zoospore) trong nước biển [75].
Giai đoạn thể dinh dưỡng xảy ra trong các mô của vật chủ cịn sống [75]. Nó là
một tế bào hình cầu với một khơng bào lớn chiếm diện tích lớn trong tế bào, và nhân tế
bào ngoại vi nên được gọi là tế bào nhẫn (signet ring) [75]. Thể dinh dưỡng tăng sinh
trong mô vật chủ và tiến hành phân chia bên trong tế bào vật chủ. Khi thành tế bào bị
vỡ cho phép giải phóng các tế bào con hình cầu hoặc thể dinh dưỡng chưa trưởng thành,
và sau đó sẽ dần dần mở rộng, tạo thành một không bào bên trong và trở thành một thể
tự dưỡng hoàn chỉnh [47]; [77]; [16].

9


Giai đoạn bào tử nghỉ xuất hiện ở những mô của vật chủ bị nhiễm Perkinsus được
ủ trong dung dịch FTM (Fluid Thioglycolate Medium) [75]. Lúc này, thể dinh dưỡng
của chúng mở rộng, thành tế bào phát triển dày lên, hình thành một giai đoạn phát triển
mới gọi là bào tử nghỉ. Quá trình này được quan sát thấy trong các loài Perkinsus khác
trừ P. qugwadi [16]. Khi bào tử nghỉ được hình thành trong FTM sẽ được phân lập và
chuyển vào trong mơi trường nước biển, và q trình hình thành bào tử động bắt đầu.
Giai đoạn bào tử động xuất hiện trong nước biển. Hàng trăm bào tử động sẽ hình
thành và được phóng thích ra mơi trường ngồi thơng qua một hoặc hai ống nhỏ. Ống
này sẽ xuất hiện trên mỗi bào tử nghỉ trước khi quá trình phân chia tế bào hình thành
bào tử động bên trong diễn ra [54]; [14]; [58]. Bào tử động mới sẽ sử dụng roi để di
chuyển vào vật chủ và lặp lại chu kỳ sống của chúng.

Hình 1.2. Vịng đời P. olseni ký sinh trên nghêu Manila R. philippinarum [26]

Vòng đời của Perkinsus olseni ký sinh trên nghêu manila R. Philippinarum được
miêu tả qua Hình 1.2. Giai đoạn nhân bản vơ tính (Vegetative multiplication stage) trong
mơ vật chủ, nơi xảy ra sự nhân lên của hàng trăm thể dinh dưỡng (Schizogony), làm suy

giảm sức đề kháng của tế bào vật chủ, dẫn đến sự hình thành của các u nang và u hạt.
Giai đoạn tăng trưởng xảy ra khi vật chủ chết, tạo ra mơi trường yếm khí thích hợp cho
sự biến đổi từ thể dinh dưỡng sang giai đoạn tiền bào tử động [26]. Các mô sắp chết
cung cấp mơi trường kị khí gần tương đồng với những thơng số môi trường trong môi
trường FTM. Giai đoạn tăng sinh trong nước biển là nơi mà các tiền bào tử động trưởng
thành và tiến hành nguyên phân, dẫn đến sự giải phóng của hàng trăm bào tử động thơng
qua ống phóng [26]. Giai đoạn lây nhiễm xảy ra khi các bào tử động tự do di chuyển
10


trong nước bằng 2 roi. Các con nghêu khỏe có thể bị lây nhiễm trong quá trình lọc thức
ăn từ nước biển khi ăn phải các bào tử động này, chúng sẽ biến thành các thể dinh dưỡng
và lặp lại chu kì sống [26].
Tùy theo lồi mà thời gian phát triển vòng đời của chúng là khác nhau, nhưng đặc
điểm chung cho thấy sự biến thái các giai đoạn của Perkinsus chịu ảnh hưởng bởi các
yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn và tình trạng hiếu hay hiếm khí [28]; [27]; [30].
1.2.1.3. Phân bố
Phạm vi địa lý phân bố của kí sinh trùng Perkinsus được thể hiện qua Hình 1.3.
Perkinsus marinus phân bố chủ yếu ở các vùng biển ôn đới như: bờ biển phía Đông của
Hoa Kỳ (Mỹ) từ Maine đến Florida [18], dọc theo bờ biển của bán đảo Yucutan Vịnh
Mexico [19] và sông Paraiba, đông bắc Brazil. Trong khi đó, P. olseni được xem là lồi
phân bố chính ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như: Hàn Quốc, Australia, New Zealand,
Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Việt Nam, Thái Lan và
Uruguay [82]. Các lồi Perkinsus khác được tìm thấy rải rác ở các vùng nuôi động vật
thân mềm tập trung chính ở Châu Âu Perkinsus qugwadi trên điệp (Patinopecten
yessoensis) nuôi ở British Columbia, Canada [15]. P. chesapeaki và P. andrewsi được
phân lập từ ngao từ vịnh Chesapeake [58]; [75]. P. mediterraneus đã được tìm thấy ở
hàu châu Âu Ostrea edulis quần đảo Balearic (Tây Ban Nha, biển Địa Trung Hải) [24].

Hình 1.3. Sự phân bố của các lồi Perkinsus trên thế giới [82]


11


1.2.1.4. Bệnh Perkinosis
Dấu hiệu bệnh lý
Sinh trưởng chậm, mở vỏ và chết hàng loạt là những dấu hiệu điển hình của việc
nhiễm KST Perkinsus ở quần thể nghêu và hàu [56]; [63]. Quan sát tiêu bản mô ta thấy
Perkinsus thường xuất hiện từng đám trên màng áo, mang, mô liên kết tuyến tiêu hóa,
mơ liên kết tuyến sinh dục. Những đám bào tử này gây tổn thương và xung huyết trên
mang sẽ làm giảm hiệu quả lọc thức ăn đãn đến làm giảm sinh trưởng, mở vỏ và chết
hàng loạt đối với vật chủ [56]; [63]. Bào tử KST xâm nhập trên mơ liên kết ống tiêu hóa
có thể làm thay đổi cấu trúc, làm mất dần các tế bào hấp thu dinh dưỡng do đó ảnh
hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Thêm vào đó, Perkinsus cịn xâm
nhập mơ liên kết tuyến sinh dục làm ảnh hưởng đến quá trình sinh sản. Ở nghêu Manila,
bào tử Perkinsus thường xuất hiện từng đám trên màng áo, mang, mơ liên kết tuyến tiêu
hóa và tuyến sinh dục nhưng chúng ít xuất hiện ở chân, cơ khép vỏ và siphon [73].
Những con nghêu bị nhiễm nặng thường có những đốm trắng trên màng áo, mang và
chân do phản ứng của cơ thể khi bị KST xâm nhập. Đường kính bào tử Perkinsus biến
động từ 7,7 - 15,8 µm, trung bình 10,9 µm [63]. Tuy nhiên, trên cùng một lồi nghêu
Manila, đường kính bào tử Perkinsus có sự biến động theo địa điểm thu mẫu: 2 - 10 µm
ở Trung Quốc và 5,3 - 32,5 µm ở Nhật Bản.
Điều kiện phát triển bệnh
Liên quan đến các tác động của môi trường đến diễn biến của bệnh do Perkinsus ở
thực địa, các kết quả nghiên cứu dịch tễ của bệnh do tác nhân P. marinus và P. olseni
cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động tỷ lệ, cường độ nhiễm và độc lực
của Perkinsus trên các loài vật chủ khác nhau bao gồm địa lý phân bố, nhiệt độ, độ mặn,
mức độ ô nhiễm của môi trường hay các tác động từ con người [29]; [28]; [27]. Trong
những yếu tố này thì nhiệt độ và độ mặn cho thấy môi tương quan mật thiết nhất, khi tỷ
lệ chết của vật chủ thường được ghi nhận khi nhiệt độ trên 20οC và độ mặn vượt 15 ‰.

Tỷ lệ tử vong của động vật thân mềm hai mảnh vỏ giảm trong thời kỳ độ mặn thấp, ở
các cửa sơng ít bị ảnh hưởng nhưng bệnh vẫn xuất hiện ở độ mặn 5 ‰ khi nuôi hàu với
mật độ cao [75]. Tuy nhiên ở một số quốc gia, vật chủ lại khơng hoặc rất ít cho thấy bị
ảnh hưởng bởi tác hại của P. marinus và P. olseni ở cùng phạm vi nhiệt độ và độ mặn
này [59]. Thực tế này có lẽ cho thấy sự tồn tại của các chủng khác nhau của 2 loài tác
nhân này và xa hơn là các chủng khác nhau của các loài Perkinsus khác.
12


Phương pháp chuẩn đốn bệnh
Bệnh KST Perkinosis có thể được phát hiện dựa vào dấu hiệu bệnh lý, nuôi trong
môi trường Ray FTM, mơ bệnh học, kính hiển vi điện tử, phương pháp sinh học phân
tử Polymerase Chain Reaction (PCR) [62].
Trong lĩnh vực định danh và phân loại Perkinsus, nhiều phương pháp đã được đề
xuất các tiêu chí xác định đặc điểm lồi với ưu và nhược điểm riêng. Ni cấy Perkinsus
bằng môi trường FTM là một trong những phương pháp được sử dụng để phân lập và
nuôi tế bào Perkinsus được sử dụng rất phổ biến từ những năm 1950 cho đến ngày nay.
Phương pháp này dựa trên đặc điểm sự biến thái của thể dinh dưỡng thành bào tử nghỉ
và bào tử này của Perkinsus bị nhuộm thành xanh - đen bằng thuốc thử Lugol. Tuy nhiên
các phát hiện của Figueras et al. [42] cho thấy rằng các loài kí sinh trùng đơn bào khác
như Pseudo Perkinsus tapetis và Mesomycetozoa cũng phát triển trong FTM. So sánh
hiệu quả của các phương pháp dựa vào kiểm tra đặc điểm Perkinsus bằng ánh sáng quang
học như Mơ học hay kính hiển vi điện tử [14]; [67]; [71] cho rằng có rất ít sự khác biệt
về mặt hình thái giữa các loài Perkinsus khác nhau, chủ yếu ở giai đoạn bào tử nghỉ và
bào tử động. Mặc dù vậy, các phương pháp này được đánh giá là có vai trò rất lớn trong
việc đánh giá tác hại ở mức vi thể của bệnh gây ra trên vật chủ.
Balseiro et al. [15] đã so sánh ba kỹ thuật chẩn đoán để phát hiện P. olseni trên các
loài nghêu khác nhau ở Galicia, Tây Ban Nha. PCR là phương pháp thích hợp cho việc
sàng lọc nhanh chóng ở nhiều lồi nghêu. Sự nhạy cảm cao và sự tương quan giữa các
nhóm nghiên cứu, nhanh hơn so với mô bệnh học và phương pháp Ray trong FTM, ít

tốn kém hơn so với mơ bệnh học. Ngoài ra, PCR cần đào tạo cán bộ chuyên môn về kỹ
thuật ít hơn so với mô bệnh học. Mặc dù, nuôi cấy theo phương pháp Ray trong môi
trường FTM thiếu khả năng phân tích và đưa ra kết quả giữa các loài khác nhau, đặc
biệt là trong trường hợp cường độ nhiễm thấp, nhưng phương pháp này hữu ích cho các
mục đích giám sát dịch bệnh.
Ngày nay, các nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật giải trình tự gen đã đưa ra các dữ
liệu phân tử chính xác và nhanh chóng cho việc xác định đặc điểm di truyền khác biệt
của các lồi Perkinsus [75]. Ba dạng trình tự của chuỗi DNA (Deoxyribonucleic Acid)
ribosome: SSU (Small SubUnit), ITS (Internal Transcribed spacer) và NTS (NonTranscribed Spacer) gần đây được ứng dụng trong xác định P. marinus, P. olseni, P.
13


chesapeaki, P. mediterraneus, P. honshuensis. Hiện nay, có hơn 200 trình tự gen của
Perkinsus spp. được lưu giữ ở Genbank. Phần lớn trong số chúng là trình tự DNA của
phức hợp gen RNA (Ribonucleic acid) ribosome, đặc biệt là vùng ITS của các lồi
Perkinsus. Những trình tự này cho phép đánh giá những biến đổi đặc trưng trên khu vực
ITS và có thể được sử dụng để so sánh sự khác biệt giữa các lồi trong giống [17].
Phương pháp phịng và trị bệnh do Perkinsus
Ngay khi Perkinsus được phát hiện từ những năm 1950, một số biện pháp can thiệp
để giảm thiểu mức độ nhiễm của tác nhân này ở các loài mẫn cảm đã được thực hiện tại
nhiều quốc gia, nhưng phần lớn không hiệu quả hay hiệu quả rất ít. Theo Villalba et al.
[75], nguyên nhân của thực trạng này là do thiếu những hiểu biết cơ bản về vòng đời
hay các giai đoạn phát triển của các lồi Perkinsus, chính vì vậy mà thành quả của các
nghiên cứu in vitro lên đặc điểm sinh học, tế bào và phân tử của vịng đời một số lồi
Perkinsus được bắt đầu từ những năm 1990 đã cung cấp một số dữ liệu cốt lõi cho các
thử nghiệm in vivo về khả năng kiểm soát và điều trị Perkinsus ở thực tiễn. Tuy nhiên
cho đến nay các thông tin này chủ yếu tập trung vào P. marinus và P. olseni.
Một số thử nghiệm in vitro and in vivo đã được thực hiện để kiểm tra hiệu quả của
liệu pháp sử dụng hóa chất để làm giảm bệnh do Perkinsus [52]; [34]; [35]; [36]; [37].
Một số chất như cycloheximide và deferoxamine cho thấy có hiệu quả trong việc giảm

sự cảm nhiễm Perkinsus ở hàu và khơng có tác hại cho vật chủ mặc dù khơng thể tiêu
diệt hồn tồn Perkinsus cảm nhiễm. Các thử nghiệm với chlorine [48]; [20]; [23], Nhalamine [33], nước ngọt [19]; [13]; [23]; [53] và màn lọc kết hợp với chiếu xạ bằng tia
UV [44] được chứng minh có thể diệt các tế bào tự do của Perkinsus.
Theo Cigarría et al. [31] tỷ lệ tử vong nghêu có thể được giảm thiểu bằng cách
tránh các điều kiện căng thẳng như mật độ cao, thu hoạch hoặc tảo nở hoa khi nhiệt độ
cao (nhiệt độ nước lớn hơn 20 °C vì nhiệt độ dưới 15 °C ngăn ngừa Perkinsus sp. lây
truyền trong T. decussatus ), cũng như thực hiện loại bỏ hoàn toàn nghêu nhiễm ký sinh
trùng ở nghêu thương phẩm và nghêu giống tại các vùng nuôi.
Như vậy, hiện nay trên thế giới đã nghiên cứu nhiều về Perkinsus ký sinh trên
nhuyển thể nước mặn, các nghiên cứu đều xoay quanh các lĩnh vực như xác định tác
nhân, định danh thành phần loài, thử nghiệm biện pháp chữa trị, xác định vòng đời phát
triển và các yếu tố ảnh hưởng đến chúng. Tuy nhiên các thông tin này gần như chưa
14


×