Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Đặc điểm văn hóa hý khúc trung hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 170 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
…..................

LƯU TUẤN ANH

ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA CỦA HÝ KHÚC TRUNG HOA

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CHÂU Á HỌC
Mã số: 60.31.50

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. PHAN THU HIỀN

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010


2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5
1.

Lý do chọn đề tài..............................................................................................5

2.

Mục đích nghiên cứu........................................................................................5

3.



Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...............................................................................5

4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu ..........................................11

5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................12

6.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................13

7.

Bố cục của luận văn .......................................................................................13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................................15
1.1. MỐI QUAN HỆ GIỮA KỊCH VÀ VĂN HÓA .............................................15
1.1.1. Khái niệm “văn hóa” ...............................................................................15
1.1.2. Khái niệm “kịch” .....................................................................................15
1.1.3. Kịch như một thành tố văn hóa................................................................21
1.2. Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HÝ KHÚC ............23
1.2.1. Khái niệm.................................................................................................23
1.2.2. Khởi nguồn ..............................................................................................24
1.2.3. Giai đoạn hình thành................................................................................27
Ca múa thời Tùy, Đường ...............................................................................27
Tạp kịch thời Tống .........................................................................................29

1.2.4. Các giai đoạn phát triển hưng thịnh.........................................................32
Tạp kịch thời Nguyên .....................................................................................33
Truyền kỳ thời Minh .......................................................................................36
Truyền kỳ thời Thanh .....................................................................................38
Kinh kịch thời cận đại....................................................................................41
1.2.5. Giai đoạn phát triển hiện nay...................................................................44
1.3. CẤU TRÚC NGHỆ THUẬT CỦA HÝ KHÚC.............................................46

 


3

1.3.1. Kịch bản...................................................................................................46
1.3.2. Âm nhạc...................................................................................................49
Đặc trưng .......................................................................................................50
Thanh nhạc.....................................................................................................53
Khí nhạc .........................................................................................................55
1.3.3. Mỹ thuật sân khấu....................................................................................57
Hóa trang, phục trang....................................................................................57
Thiết mạt ........................................................................................................59
Thiết kế sân khấu............................................................................................61
CHƯƠNG 2: TÍNH BIỂU TRƯNG TRONG VĂN HĨA HÝ KHÚC...............63
2.1. KHÁI NIỆM...................................................................................................63
2.2. BIỂU HIỆN ....................................................................................................65
2.2.1. Qua hệ thống mô hình hóa.......................................................................65
Phân chia vai diễn..........................................................................................65
Hóa trang, phục trang....................................................................................72
2.2.2. Qua động tác trình thức hóa.....................................................................80
2.2.3. Qua khơng gian – thời gian hình tượng hóa ............................................90

Đạo cụ, bài trí sân khấu.................................................................................91
Ngơn từ, lời hát của diễn viên........................................................................99
2.3. NGUYÊN NHÂN, VAI TRÒ, Ý NGHĨA....................................................101
Ngun nhân ................................................................................................101
Vai trị, ý nghĩa.............................................................................................103
CHƯƠNG 3: TÍNH TỔNG HỢP, TÍNH LINH HOẠT TRONG VĂN HĨA HÝ
KHÚC.....................................................................................................................104
3.1. TÍNH TỔNG HỢP TRONG VĂN HÓA HÝ KHÚC ..................................104
3.1.1. Khái niệm...............................................................................................104
3.1.2. Biểu hiện................................................................................................104
Quan hệ giữa các thành viên trong đoàn.....................................................104
Tổng hợp nhiều loại hình nghệ thuật ...........................................................109

 


4

Tổng hợp nhiều yếu tố truyền thống văn hóa...............................................114
3.1.3. Nguyên nhân, vai trò, ý nghĩa................................................................122
Nguyên nhân ................................................................................................122
Vai trò, ý nghĩa.............................................................................................122
3.2. TÍNH LINH HOẠT TRONG VĂN HĨA HÝ KHÚC ................................123
3.2.1. Khái niệm...............................................................................................123
3.2.2. Biểu hiện................................................................................................124
Qua cách hóa trang......................................................................................124
Qua động tác biểu diễn ................................................................................126
Qua thiết kế sân khấu...................................................................................127
3.2.3. Nguyên nhân, vai trò, ý nghĩa................................................................140
Nguyên nhân ................................................................................................140

Vai trò, ý nghĩa.............................................................................................140
KẾT LUẬN ............................................................................................................142
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................146
PHỤ LỤC...............................................................................................................156

 


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với bề dày lịch sử hơn 5000 năm, văn hóa Trung Hoa được biết đến như một
trong những nền văn hóa lâu đời, bền vững và đa dạng vào bậc nhất thế giới. Trong
số các di sản văn hóa phi vật thể truyền thống Trung Hoa, nghệ thuật hý khúc là
một kho tàng văn hóa dân gian lưu lại sống động các sáng tạo nghệ thuật.
Hý khúc là loại hình nghệ thuật có tính tổng hợp cao độ bao gồm ca, vũ,
nhạc, kịch… mang đến cho nền văn hóa Trung Hoa và văn hóa thế giới những diện
mạo, những ấn tượng và những đóng góp nhất định. Mỗi bước đi của hý khúc, mỗi
vở hý khúc, mỗi motif biểu diễn đều phản ánh thời cuộc, mang đậm dấu ấn văn hóa
của xã hội Trung Hoa đương thời.
Việc thực hiện đề tài “Đặc điểm văn hóa của hý khúc Trung Hoa” là cần
thiết để có cái nhìn khoa học và tồn diện về nền văn hóa nghệ thuật đặc thù này.

2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hý khúc Trung Hoa không phải trên bình diện nghệ thuật
học, mà là một hiện tượng văn hóa mang tính tổng hợp và đặc thù. Đề tài khai thác
các khía cạnh đặc điểm văn hóa của hý khúc, từ đó có sự hiểu biết hơn về diện mạo
văn hóa Trung Hoa. Mặt khác, qua việc so sánh với kịch Phương Tây và Kabuki
của Nhật Bản tìm ra những sự tương đồng và khác biệt giữa hý khúc với các loại

hình nghệ thuật sân khấu này.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay những đề tài liên quan đến hý khúc đã được các nhà nghiên
cứu người Trung Quốc, Việt Nam và các nước khác ít nhiều đề cập đến. Hầu hết
các cơng trình đều chưa tiếp cận trọn vẹn và có hệ thống các đặc điểm văn hóa của
hý khúc Trung Hoa.
 


6

3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong phạm vi tư liệu chúng tôi bao quát được, liên quan đến đề tài, nhìn
chung ở Việt Nam các đề tài về hý khúc chưa được nghiên cứu nhiều và có hệ thống.
Phần lớn trong các sách, các tạp chí viết về văn học, nghệ thuật, văn hóa, lịch sử của
Trung Quốc có nhắc đến một vài khía cạnh liên quan đến cấu trúc nghệ thuật, lịch
sử hình thành của hý khúc như một phần, hay một mục nhỏ trong tổng thể nội dung.
Các tác phẩm có đề cập đến hý khúc của các tác giả Việt Nam có thể dẫn ra
như Về những bộ tiểu thuyết hay nhất Trung Quốc (Trần Xuân Đề 1991), Đại
cương văn hóa Phương Đơng (Lương Duy Thứ (cb), Phan Thu Hiền, Phan Nhật
Chiêu 1998), Tác giả, tác phẩm văn học Phương Đông (Trung Quốc) (Trần Xuân
Đề 2000).
3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
3.2.1. Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc
Ở Trung Quốc, những cơng trình giới thiệu và nghiên cứu hý khúc khá nhiều,
khá rộng từ phạm vi nhỏ là những bài viết trên các tạp chí, cho đến quy mơ lớn hơn
là những cơng trình sách. Có thể phân ra làm ba nhóm tiếp cận.
Những cơng trình nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển hý khúc
Các sách trong nhóm này có thể kể đến khá nhiều như Giản sử hý khúc

Trung Quốc (Dương Thế Tường 1989), Khởi nguồn hý kịch Trung Quốc (Lý Tiêu
Băng, Hoàng Thiên Ký, Viên Hạc Tường, Hạ Tả Thời 1990), Thống luận hý kịch cổ
đại Trung Quốc (Từ Chấn Quý 1997), Tân luận lịch sử hý khúc Trung Quốc (Chu
Hoa Bân 2003), Khai thác và kế thừa hý kịch cận đại (Điền Căn Thắng 2005), Lịch
sử hý khúc đương đại Trung Quốc (Dư Tùng, Vương An Quỳ (cb) 2005)…
Trong Giản sử hý khúc Trung Quốc, Dương Thế Tường đề cập đến sự thai
nghén, sự hình thành và các giai đoạn phát triển của hý khúc ứng với các triều đại
Tống, Liêu, Kim, Nguyên, Minh, Thanh. Trong đó tác giả cũng có nhắc đến mỹ
thuật sân khấu, âm nhạc, biểu diễn và sáng tác kịch bản của Nam kịch, Tạp kịch

 


7

Nguyên, Tạp kịch Minh Thanh, Kinh kịch. Ngoài ra cũng có một chương viết về hý
khúc các dân tộc thiểu số như Tạng kịch, Động kịch, Choang kịch, Thái kịch.
Trong Khởi nguồn hý kịch Trung Quốc và Thống luận hý kịch cổ đại Trung
Quốc đều nói đến sự hình thành của hý khúc với các thuyết khởi nguồn cùng ca, vũ,
thi ca, tôn giáo… Riêng Thống luận hý kịch cổ đại Trung Quốc tập trung khai thác
những vấn đề liên quan đến hý kịch cổ đại Trung Quốc như kết cấu, những đặc
trưng cơ bản, sự bao hàm tư tưởng, phong cách nghệ thuật, loại hình hình tượng và
những động lực lịch sử trong việc phát triển của hý kịch cổ đại Trung Quốc.
Bên cạnh đó cũng có những tác phẩm viết về quá trình hình thành và phát
triển của hý khúc ở từng giai đoạn cụ thể như Lịch sử hý khúc Tống – Nguyên
(Vương Quốc Duy (biên soạn) 2006), Hý khúc Nguyên – Minh (Lý Giản 2007)…
Trong Khai thác và kế thừa hý kịch cận đại đề cập đến sự định hình, ảnh
hưởng và địa vị của hý kịch cận đại Trung Quốc, sự nổi lên và chuyển đổi của các
trường phái, sự hình thành và phồn thịnh của các loại kịch (kịch thời sự và kịch lịch
sử), sự cách tân của hý khúc.

Cơng trình Tân luận lịch sử hý kịch Trung Quốc bên cạnh các vấn đề liên
quan đến lịch sử hình thành và phát triển của hý khúc, kịch trường hý khúc, điện
ảnh hý khúc, cũng có một phần nhỏ đề cập đến văn hóa hý khúc.
Nhìn chung những cơng trình trong nhóm này có nội dung nghiên cứu khởi
nguồn, sự hình thành cho đến phát triển của hý khúc trong các thời kỳ, các triều đại
lịch sử, nhưng tập trung chủ yếu ở khởi nguồn của hý khúc với những thuyết lý giải
khác nhau. Một số cơng trình có nhắc đến những yếu tố trong cấu trúc nghệ thuật
của hý khúc, hay những biểu hiện của văn hóa trong con đường phát triển của hý
khúc, nhưng vẫn chưa đầy đủ và trọn vẹn để nhìn nhận tồn cảnh về đặc điểm văn
hóa của hý khúc.
Những cơng trình nghiên cứu về cấu trúc nghệ thuật của hý khúc
Khía cạnh cấu trúc nghệ thuật của hý khúc được đề cập rộng rãi và khá đầy
đủ trong nhiều những cơng trình nghiên cứu về hý khúc Trung Hoa. Có thể kể đến
một vài cơng trình tiêu biểu tập trung vào khía cạnh này như: Tuyển tập lý luận
 


8

nghệ thuật hý khúc, Lý luận nghệ thuật hý khúc (Trương Canh 1980), Thông luận:
Nghệ thuật Tạp kịch Trung Quốc (Trương Chính Học 2007), Lý luận nghệ thuật
Khúc nghệ Trung Quốc (Ngô Văn Khoa 2003)…
Nội dung chủ yếu của cấu trúc nghệ thuật hý khúc được các cơng trình
nghiên cứu khai thác là: kịch bản, âm nhạc, mỹ thuật sân khấu, đạo diễn, nghệ thuật
diễn xuất… Đây là nguồn tài liệu cần thiết cho việc tiếp cận và minh chứng cho
những luận điểm của luận văn về các đặc điểm văn hóa của hý khúc.
Những cơng trình nghiên cứu đặc điểm văn hóa của hý khúc
Các cơng trình nghiên cứu về văn hóa hý khúc Trung Quốc một cách có hệ
thống cịn khá ít. Hầu hết nội dung về văn hóa hý khúc chủ yếu là các phần nhỏ, các
tiểu chương mục, nằm xen kẽ trong các cơng trình nghiên cứu về lý luận cấu trúc

nghệ thuật hay lịch sử hình thành của hý khúc. Trong đó đặc điểm văn hóa hý khúc
vẫn cịn chưa được tiếp cận trọn vẹn từ góc độ văn hóa học.
Có thể dẫn ba cơng trình là Văn hóa hý khúc Trung Quốc (Chu Dục Đức
1996), Khái luận văn hóa hý khúc Trung Quốc (Trịnh Truyền Dần 1993/2003) và
Khái luận hý khúc học Trung Quốc (Chu Văn Tương 2004).
Khái luận văn hóa hý khúc Trung Quốc được chia làm ba phần, trong đó
dành riêng một phần gồm hai chương nói về khởi nguồn của hý khúc. Trong hai
phần còn lại, phần hai tác giả bàn đến hình thái thẩm mỹ của hý khúc cổ điển, và
phần ba đề cập đến chất đặc trưng của tinh thần văn hóa hý khúc. Tuy nhiên trong
phần ba lại chỉ tập trung vào hý khúc cổ điển với những khía cạnh như việc biểu
hiện tinh thần dân tộc, sự phản đối với lễ giáo phong kiến, ý thức thời gian – khơng
gian. Nhìn chung cơng trình chưa thật sự đi vào khai thác tinh thần hay các đặc
điểm văn hóa được biểu hiện trong hý khúc một cách đầy đủ như tên gọi Khái luận
văn hóa hý khúc Trung Quốc. Phần lớn nội dung của cơng trình chỉ mới bàn đến hý
khúc cổ điển.
Văn hóa hý khúc Trung Quốc được chia làm bốn phần. Trong đó, phần thứ
nhất đề cập đến sự thai nghén và hình thành của văn hóa hý khúc từ cổ đại đến thời
Lưỡng Tống. Phần thứ hai là phần phân loại kịch, nói đến các loại hình của hý khúc
 


9

từ trước Viện bản thời Kim cho đến lúc Kinh kịch được ra đời. Nội dung của phần
này chủ yếu là quá trình phát triển của hý khúc, sự tiếp nối của các loại kịch, không
tập trung nghiên cứu văn hóa hý khúc. Phần thứ ba là phần văn học, đề cập đến
bước khởi đầu của văn học hý khúc trong quỹ đạo văn hóa truyền thống. Và cuối
cùng là phần diễn xuất. Ở phần này có chứa đựng nội dung liên quan đến cấu trúc
nghệ thuật của hý khúc như các phương pháp sân khấu, nguyên tắc tạo hình nhân
vật, từ vựng nghệ thuật đặc thù trong biểu diễn hý khúc. Ngồi ra, ở chương cuối

này cũng có nhắc đến quan niệm thời gian và không gian của sân khấu hý khúc.
Nhìn chung tuy tên cơng trình là văn hóa hý khúc Trung Quốc nhưng nội dung vẫn
chưa thật sự thuyết phục và đủ để luận bàn về văn hóa hý khúc một cách hệ thống.
Tuy nhiên trong bốn phần thì một số nội dung của hai phần cuối đã được luận văn
tiếp cận và khai thác có hiệu quả.
Cơng trình Khái luận hý khúc học Trung Quốc chia làm ba phần.
Phần một được phân thành ba chương. Chương một khai thác khía cạnh hý
khúc với văn hóa Trung Quốc, trong đó nêu ra ba đặc trưng lớn của văn hóa hý
khúc là tính dân tục, tính tổng hợp và tính dung hợp. Trong tính tổng hợp, cơng
trình đề cập đến tính tổng hợp của tư tưởng mỹ học, và tính tổng hợp của hình thức
nghệ thuật. Trong tính dung hợp, cơng trình nêu ra ba đặc điểm là: sự thống nhất
biện chứng giữa tính thời đại và tính dân tộc, mối quan hệ giữa tính biến dị và tính
kế thừa, quan hệ giữa tính bất đồng và tương đồng; ngồi ra cịn đề cập đến khái
niệm trình thức và trình thức hóa trong hý khúc. Ở đặc trưng tính dân tục, cơng
trình nói đến “nhã” và “tục” trong văn hóa truyền thống Trung Quốc và trong hý
khúc, đồng thời đưa ra nhận xét về định vị nghệ thuật của hý khúc. Chương này có
hai mươi hai trang, và mỗi vấn đề đều được triển khai khá ngắn gọn, không nhiều.
Chương hai của phần một tiến hành so sánh hý khúc Trung Quốc với kịch
Phương Tây ở ba điểm: văn hóa, cấu trúc nghệ thuật và lý luận. Chương ba nói đến
việc bồi dưỡng nhân tài hý khúc.
Phần hai của cơng trình khai thác khía cạnh cấu trúc nghệ thuật của hý khúc.
Phần ba nói về tư duy và ý tưởng trong việc sáng tạo hý khúc.

 


10

Nhìn chung ở cơng trình này, chương một của phần một là hữu ích đối với
luận văn, tuy vẫn cịn sơ sài.

Tình hình nghiên cứu hý khúc của các tác giả người Trung Quốc không chỉ
được tiếp cận bằng tiếng Hoa, mà cịn bằng tiếng Việt thơng qua hình thức dịch
thuật. Ở nhóm các sách và bài viết này, hý khúc hầu hết chưa được đề cập nhiều,
chỉ là một phần trong tổng thể nghiên cứu về văn hoá, văn học, âm nhạc, sân
khấu… Trung Quốc nói riêng, Phương Đơng nói chung. Các sách đã được dịch
sang tiếng Việt có thể dẫn ra như Dân tục học Trung Quốc cổ (Cao Quốc Phiên
1998), Lịch sử văn học Trung Quốc (Dư Quan Anh, Tiền Chung Thư, Phạm Ninh
(cb) 1995), Lịch sử văn hoá Trung Quốc (Đàm Gia Kiện (cb) 1993), Lịch sử con hát
(Đàm Phàm 2004)… Số ít tác phẩm đề cập khái quát về hý khúc, trong đó có Hý
khúc Trung Quốc (Chương Di Hoà (cb) 2002), Hý khúc Trung Quốc (Nguyên –
Minh – Thanh) (Khổng Đức, Long Cương (soạn dịch) 1998). Có thể nói trong nhóm
các cơng trình này, hý khúc chưa phải là đề tài chính để khai thác triệt để, đặc biệt
là đặc điểm văn hoá của hý khúc.
3.2.2. Tình hình nghiên cứu ở các nước khác
Ở các nước khác hý khúc được nhắc đến trong các sách viết về Trung Quốc.
Một số tạp chí viết bằng tiếng Anh ở các nuớc như Mỹ, Úc cũng có đăng tải các bài
viết liên quan đến hý khúc hay sân khấu Trung Quốc, chẳng hạn như tạp chí Asian
Theatre Journal của đại học Hawai’i ở Mỹ. Ở Nhật, hý khúc cũng được đề cập đến
trong sự so sánh với các loại hình sân khấu truyền thống của nước này như Kabuki,
Noh… Ở những cơng trình này chủ yếu khai thác các phương diện nghệ thuật của
hý khúc như phục trang, hóa trang, âm nhạc, đạo cụ, bài trí sân khấu… Khía cạnh
văn hóa của hý khúc được làm nổi bật qua việc so sánh với các loại hình kịch khác,
nhưng vẫn chưa cụ thể và chưa mang tính chủ đạo.
Có thể nói tình hình nghiên cứu về hý khúc ở Trung Quốc khá đa dạng và
phong phú, chủ yếu tập trung ở khía cạnh lịch sử hình thành hý khúc (với sự quan
tâm nhiều đến giai đoạn khởi nguồn), và ở khía cạnh cấu trúc nghệ thuật của hý
khúc. Những cơng trình có tên gọi liên quan đến văn hóa hý khúc thì cũng bao hàm
 



11

hai khía cạnh đó, đặc điểm văn hóa hý khúc được triển khai chưa đầy đủ, chưa hệ
thống, một số chỉ là bước đầu đưa ra những gợi mở. Phương pháp so sánh chủ yếu
được vận dụng trong một số cơng trình có các chương mục liên quan đến việc so
sánh hý khúc và kịch Phương Tây. Tuy nhiên, hướng tiếp cận liên ngành chưa được
vận dụng nhiều và tập trung, chỉ thấy những phương pháp như phương pháp văn
học, phương pháp lịch sử, phương pháp nghệ thuật học được sử dụng trong một vài
cơng trình.
Luận văn này được tiếp cận từ góc nhìn văn hóa học. Trong đó, bên cạnh
hướng tiếp cận liên ngành, phương pháp hệ thống – cấu trúc và phương pháp so
sánh là hai trong những phương pháp văn hóa học làm nên những giá trị đóng góp
mới của luận văn trong chuỗi những nghiên cứu về văn hóa nghệ thuật Trung Quốc.
Bên cạnh những cơng trình sách, luận văn cũng tiếp cận những bài viết từ
các tạp chí chuyên ngành nghệ thuật học, văn học, văn học nghệ thuật, văn hóa
học… trong nước và ngồi nước có liên quan đến văn hóa Trung Quốc, hý khúc,
Kabuki, kịch Phương Tây như Tạp chí văn hóa nghệ thuật, Tạp chí nghiên cứu văn
học, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, Tạp chí nghiên cứu Đại học Ngoại ngữ Tokyo,
Tạp chí Asian Theatre Journal.
Nhìn chung tuy luận văn hướng đến đối tượng không mấy xa lạ với những
nhà nghiên cứu văn hóa nghệ thuật trong và ngồi nước là hý khúc, nhưng nội dung
tiếp cận các đặc điểm văn hóa hý khúc của luận văn một cách có hệ thống thì lại
khá mới mẽ và có giá trị, đặc biệt ở Việt Nam.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu
a. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: phạm vi đề tài xác định theo
hệ tọa độ: chủ thể, thời gian, không gian.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hý khúc Trung Hoa, với chủ thể là dân
tộc Hán, trong không gian xã hội Trung Hoa, trục thời gian kéo dài từ lúc hình
thành cho đến ngày nay. Trong khuôn khổ cho phép, luận văn tập trung phân tích

những nội dung biểu hiện được các đặc điểm văn hóa của hý khúc. Tuy đã giới hạn

 


12

nhưng vì để nêu bật bản sắc văn hóa riêng của hý khúc nên luận văn có mở rộng ra
so sánh với kịch Phương Tây và Kabuki của Nhật Bản.
b. Nguồn tư liệu: Nguồn tư liệu tham khảo là các sách chun khảo, các cơng
trình nghiên cứu, các bài viết từ các tạp chí, các website thuộc các chuyên ngành
như văn hóa học, văn hóa học nghệ thuật, nghệ thuật học, lịch sử, văn học, lý luận
văn học, mỹ học có liên quan đến nội dung luận văn. Nguồn tư liệu này được thu
thập từ nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc, số ít ở Nhật Bản) và Việt Nam, bao
gồm các sách, bài viết bằng tiếng Trung, tiếng Việt, tiếng Anh phong phú về nội
dung và thể loại. Nguồn tư liệu này sẽ cung cấp những cứ liệu văn hóa, lịch sử cần
thiết cho việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài này liên quan đến mảng đề tài về loại hình nghệ thuật đặc sắc của
người Trung Quốc – hý khúc, liên quan đến vấn đề nhìn nhận truyền thống và hiện
đại của văn hóa hý khúc. Đề tài sẽ phân tích, làm sáng tỏ các vấn đề về những đặc
trưng văn hóa được định hình trong hý khúc như tính biểu trưng ước lệ, tính linh
hoạt, tính tổng hợp. Từ đó có sự nhận thức đúng đắn về vị trí của hý khúc trong văn
hóa Trung Hoa. Đồng thời, thơng qua việc so sánh hý khúc với kịch Phương Tây,
hý khúc với Kabuki thấy được những đặc điểm riêng độc đáo của hý khúc và văn
hóa hý khúc.
Ở Việt Nam chưa có một cơng trình nghiên cứu hay sách nào bàn một cách
cụ thể và toàn diện những đặc điểm, thuộc tính văn hóa của hý khúc Trung Hoa từ
góc nhìn văn hóa. Vì vậy cơng trình nghiên cứu này sẽ đóng góp tài liệu khoa học

hiệu quả vào việc tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa Trung Hoa ở bình diện văn hóa
nghệ thuật. Kết quả của cơng trình này sẽ là một tài liệu quan trọng trong nghiên
cứu, giảng dạy và học tập các chuyên đề về văn hóa, văn hóa Trung Hoa, văn hóa
nghệ thuật, văn hóa so sánh… của các ngành Văn hóa học, Trung Quốc học, Đông
Phương học, v.v.

 


13

6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được vận dụng trong luận văn là phương
pháp nghiên cứu văn hóa học với các tiểu phương pháp chính như phương pháp hệ
thống – cấu trúc, phương pháp so sánh.
-

Phương pháp hệ thống – cấu trúc: xem hý khúc như một chỉnh thể với nhiều

thành tố trực thuộc như âm nhạc, vũ đạo, kịch bản văn học, hóa trang… Bản thân
mỗi thành tố đó lại tiếp tục trở thành một hệ thống nhỏ hơn gồm nhiều yếu tố. Mặt
khác ở phương pháp này, hý khúc cũng được xem như là một cấu trúc trong hệ
thống lớn hơn là nghệ thuật biểu diễn của Trung Hoa nói riêng và văn hóa Trung
Hoa nói chung. Phương pháp này làm sáng tỏ cấu trúc nội tại của hý khúc, đồng
thời cũng giúp thấy được vị trí và vai trị của hý khúc trong văn hóa Trung Hoa.
-

Phương pháp so sánh: so sánh một số yếu tố của hý khúc Trung Hoa như sự bài

trí và thiết kế sân khấu, đạo cụ, phục trang, hóa trang, nghệ thuật biểu diễn, kết cấu

thời gian – không gian… với các yếu tố tương ứng trong kịch Phương Tây, và
Kabuki của Nhật Bản. Từ đó làm nổi bật hơn các đặc tính của hý khúc như những
nét bản sắc của văn hóa nghệ thuật Trung Hoa. Phương pháp này được vận dụng
linh hoạt trong luận văn.
Ngoài ra, bản thân nghệ thuật hý khúc vốn có tính tổng hợp, phối hưởng
nhiều bộ mơn khác nhau. Vì vậy hướng tiếp cận liên ngành cũng được vận dụng
trong luận văn với việc tích hợp những kiến thức và phương pháp nghiên cứu của
các chuyên ngành khoa học liên quan như nghệ thuật học, văn học, lịch sử, xã hội
học, tâm lý học, mỹ học, triết học, dân tộc học.

7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia làm ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Đây là chương có tính chất lý luận,
trình bày về kịch như một thành tố của văn hóa, q trình hình thành và phát triển
của hý khúc, cùng với cấu trúc nghệ thuật của hý khúc, là cơ sở để triển khai phân
tích ở những chương tiếp theo.

 


14

Chương 2: Tính biểu trưng trong văn hóa hý khúc. Chương này phân tích
những biểu hiện của tính biểu trưng trong cấu trúc nghệ thuật hý khúc nhìn từ các
góc độ chủ thể, hoạt động, phương tiện và tác phẩm. Bên cạnh đó cũng bước đầu có
sự mở rộng so sánh hý khúc với kịch Phương Tây và Kabuki của Nhật Bản.
Chương 3: Tính tổng hợp và tính linh hoạt trong văn hóa hý khúc. Chương
này tiếp cận hai thuộc tính đặc trưng khác của văn hóa hý khúc Trung Quốc được
thể hiện thơng qua nghệ thuật tạo hình, sự bài trí sân khấu, việc vận dụng đạo cụ,
động tác trình diễn, quan niệm thời gian – khơng gian… Chương ba cũng tiếp nối

chương hai trong việc so sánh hý khúc với kịch Phương Tây và Kabuki.

 


15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. MỐI QUAN HỆ GIỮA KỊCH VÀ VĂN HÓA
1.1.1. Khái niệm “văn hóa”
Trần Ngọc Thêm trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam định nghĩa “Văn hóa
là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích
lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với mơi
trường tự nhiên và xã hội của mình” [Trần Ngọc Thêm 1996/2004: 25]. Văn hóa chỉ
chứa cái đẹp, chứa các giá trị. Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con
người.
E.B.Tylor định nghĩa văn hóa như một “phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng,
nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, cũng như mọi khả năng và thói quen khác
mà con người như một thành viên của xã hội tiếp thu được” [dẫn theo Trần Ngọc
Thêm 1996/2004: 21].
Có thể chia các giá trị của văn hóa thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá
trị thẩm mỹ. Các giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ đều thuộc phạm trù tinh thần. Văn
hóa như một hệ thống gồm bốn thành tố (bốn tiểu tố) cơ bản: văn hóa nhận thức, văn
hóa tổ chức cộng đồng, văn hóa ứng xử với mơi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với
mơi trường xã hội. Trong đó nghệ thuật sân khấu thuộc văn hóa tổ chức cộng đồng.

1.1.2. Khái niệm “kịch”
Về phương diện lý luận, cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa thật trọn vẹn về
nghệ thuật vì nó là một hiện tượng vô cùng phong phú và phức tạp. Tuy nhiên có thể
hiểu như sau: “nghệ thuật là một loại hoạt động, nhưng là một hoạt động tinh thần –

thực tiễn. Đó là một mơ hình đa diện phản ánh tồn bộ những hình thái hoạt động quan
trọng nhất của con người: thực tiễn, giao tiếp, nhận thức và giá trị. Nghệ thuật thực
hiện mơ hình hóa tồn diện cuộc sống của con người nhằm tái hiện một cách toàn diện

 


16

những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm tình cảm của con người” [Lâm Vinh 1997: 87,
88]. Đến thế kỷ XVIII người ta bắt đầu phân biệt nghệ thuật thành useful art (nghệ
thuật tiện ích) và fine art (nghệ thuật thẩm mỹ). Trong phạm vi của fine arts có thể
phân chia thành nghệ thuật ngôn từ (văn chương), nghệ thuật biểu diễn (nhạc, vũ, kịch),
và nghệ thuật tạo hình (hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc).
Moisej Samojlovič Kagan phân chia các loại nghệ thuật dựa vào hai tiêu chuẩn:
tiêu chuẩn bản thể học và tiêu chuẩn ký hiệu học. Các loại hình, loại thể nghệ thuật
được phân chia theo ba nhóm: nhóm nghệ thuật khơng gian, nhóm nghệ thuật thời gian,
và nhóm nghệ thuật khơng gian – thời gian(1). Trong đó, kịch là loại hình nghệ thuật
tổng hợp, thuộc lớp nghệ thuật khơng gian – thời gian.
Tác giả Hà Minh Đức xác định khái niệm kịch ở hai cấp độ: cấp độ loại hình và
cấp độ loại thể. “Ở cấp độ loại hình: Kịch là một loại hình nghệ thuật sân khấu, đồng
thời là một trong ba phương thức phản ánh của văn học (…) bên cạnh phương thức tự
sự và trữ tình (...) Ở cấp độ loại thể, kịch được sáng tạo nên bởi nhà văn, là một thể
loại gắn với một phương thức phản ánh tồn tại độc lập – phương thức kịch” [Hà Minh
Đức (cb) 2007: 260].
Kịch có những loại chung như kịch hát, kịch múa, kịch câm, kịch nói… Bản
thân các khái niệm đó đã nói lên đặc trưng biểu diễn của từng loại hình. Bên cạnh một
cái gốc là kịch bản văn học, ở mỗi loại hình đều có những chất liệu riêng khác nhau để
làm nên một tác phẩm kịch, chẳng hạn như ở kịch hát là ngôn ngữ âm nhạc, ở kịch
múa là ngôn ngữ vũ đạo, ở kịch nói là ngơn ngữ văn học. Ngồi ra cịn có nhiều cách

phân loại kịch theo những tiêu chí khác. Nếu phân chia theo trường phái thì có kịch cổ
điển, kịch lãng mạn, kịch hiện đại, kịch hiện sinh… Phân chia theo tính chất thì có thể
là kịch tâm lý, kịch lịch sử, kịch tượng trưng, kịch phi lý… Phân chia dựa trên cơ sở
xung đột chủ yếu có ba loại: bi kịch, hài kịch và chính kịch.

(1)

Nghệ thuật thời gian chịu những hạn chế của thời gian, nghệ thuật không gian chịu những hạn chế của không

gian. Nghệ thuật sân khấu tất chịu những hạn chế của cả thời gian lẫn khơng gian, vì vậy nó gọi là nghệ thuật
tổng hợp, bên trong tất có nghệ thuật thời gian và nghệ thuật không gian [Trương Canh (张庚) 1980: 199].

 


17

Một tác phẩm kịch trải qua chặng đường hình thành với hai giai đoạn chính là
sáng tác kịch bản và biểu diễn trên sân khấu. Kịch bản là một thể loại văn học kịch, chỉ
thực sự được khai thác trọn vẹn và bộc lộ được đầy đủ vẻ đẹp của một tác phẩm kịch
khi được biểu diễn trên sân khấu. Bằng những trình thức nghệ thuật của dàn dựng,
diễn xuất, âm nhạc, màu sắc, ánh sáng, bài trí, trang phục… những người đạo diễn,
diễn viên, nhạc sĩ, họa sĩ đã đem nội dung kịch bản văn học tái hiện một cách trực tiếp
và sinh động trên sàn diễn. Nói một cách khác, trình diễn là nghệ thuật nhằm “âm
thanh hố, vận động hố, hình tượng hố kịch bản” [Hà Minh Đức (cb) 2007: 261].
Kịch theo quan niệm của các nhà nghệ thuật Phương Tây có hai thành tố cơ bản
là xung đột và hành động.
Thành tố thứ nhất là “xung đột”. Xung đột là động lực chính thúc đẩy sự phát
triển của hành động kịch, xác lập nên các quan hệ mới giữa các nhân vật. Đây là yếu tố
tất yếu của tác phẩm kịch, hiển hiện trong sự vận động đa chiều giữa các mặt đối lập từ

tính cách nhân vật, quan hệ giữa các vai, hay trong bối cảnh câu chuyện, chi phối đến
cấu trúc tác phẩm và sự chuyển biến của cốt truyện. “Cấu trúc cốt truyện tức cách sắp
xếp các hành động bao gồm phần bắt đầu, khúc giữa và phần kết thúc” [Dẫn theo Phan
Thu Hiền 2006a: 98].
Thành tố này có sự diễn tiến xuyên suốt qua năm giai đoạn giới thiệu xung đột,
phát triển, cao trào, đột biến và giải quyết xung đột. Nội dung của xung đột phản ánh
cuộc sống hiện thực, được khái quát và nghệ thuật hóa cao độ từ trong kịch bản cho
đến trên sân khấu.
Thành tố thứ hai là “hành động”. Hành động là phương tiện nghệ thuật của kịch.
Hệ thống hành động bao gồm hành động hình thể, hành động ngôn ngữ và hành động
tâm lý.
Trong đời sống hàng ngày, hành động là một trong những phương tiện bộc lộ rõ
nét đặc điểm cá tính, trạng thái tâm lý hay sự phản ứng trước bối cảnh đương thời của
mỗi cá nhân. Hành động khi lên sân khấu không còn mang nghĩa đơn thuần chỉ là
những động tác, cử chỉ của một nhân vật, mà nó đã được nghệ thuật hóa trở thành loại
ngơn ngữ cơ thể mang nét đặc sắc riêng của diễn viên, góp phần chuyển tải nội dung

 


18

của vở diễn. Tuy nhiên để hiểu trọn vẹn ý nghĩa của hành động, cần đặt nó trong mối
tương quan với các yếu tố khác của tác phẩm, như nội dung, diễn biến, và những xung
đột trong cốt truyện…
Hành động kịch được chia thành hai dạng chính là hành động bên trong và hành
động bên ngoài. Hành động bên trong là diễn biến của những yếu tố nội tâm nhân vật,
như chiều hướng tâm lý, cảm xúc, tình cảm. Hành động bên ngồi chính là cử chỉ, điệu
bộ, động tác hình thể của diễn viên. Hai dạng hành động này tồn tại trong sự tương hỗ
nhau, không thể tách rời. Hành động bên trong là cái gốc phát xuất quan trọng, ảnh

hưởng đến khâu biểu diễn những điệu bộ và cử chỉ của diễn viên trên sân khấu. Trong
khi đó, hành động bên ngồi lại chính là phương tiện diễn đạt hiệu quả thế giới nội tâm
của nhân vật với những chiều sâu tâm lý tinh tế, tạo ra sự sinh động và biểu cảm cho
vở diễn. Hành động kịch trên sân khấu Phương Tây là dạng thức gần gũi với cuộc sống,
phản ánh chân thật hiện thực. Trong khi hành động kịch trên sân khấu truyền thống
Phương Đông lại mang tính ước lệ, biểu trưng.
Trong một tác phẩm kịch, hai thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
tương quan lẫn nhau, và đều là những yếu tố cần để hình thành nên một tác phẩm.
“Trong một kịch bản dù bi, hài, hay chính kịch, nếu xung đột được coi là điều kiện cần
thiết làm nảy sinh tác phẩm thì hành động lại là yếu tố duy trì sự vận hành của tác
phẩm” [Hà Minh Đức (cb) 2007: 268]. Nhờ hành động, nội dung của những xung đột
được phô bày và giải quyết một cách cụ thể và sinh động hơn. Sự phát triển của hành
động kịch phụ thuộc vào tính chất của xung đột kịch, hành động kịch sẽ quyết liệt nếu
xung đột kịch gay gắt, mạnh mẽ.
Tuy nhiên trên sân khấu truyền thống Phương Đông hai thành tố xung đột và
hành động hiện hữu khá linh hoạt, khơng hồn tồn giống với quan niệm về kịch của
Phương Tây. Điển hình như kịch Ấn Độ rất khác kịch Phương Tây. Kịch Ấn Độ đậm
chất trữ tình. “Linh hồn của kịch, lần đầu tiên được khẳng định trong tác phẩm của
Bharata, không phải là xung đột và hành động mà chính là cảm xúc” [Phan Thu Hiền
2006a: 34, 35].

 


19

Hay chẳng hạn như trên sân khấu Noh 能 truyền thống của Nhật Bản chỉ xuất
hiện một nhân vật chính là Shite 仕手 bên cạnh vai trò dẫn chuyện của Waki 脇. Shite
có thể đảm nhiệm cả hai nhân vật trong một vở diễn. Trong nửa đầu vở diễn Shite xuất
hiện trong vai một người bình thường, sau khi nhân vật chết đi, diễn viên lại vào vai

một hồn ma. Hay như ban đầu diễn viên vào vai nông dân, sau đó lại trở thành q tộc.
Bên cạnh Shite cịn có các diễn viên trong vai Waki, thường là những thầy tu hành khất.
Waki chỉ có vai trị chất vấn nhân vật chính, tạo điều kiện để phát triển câu chuyện.
Nếu chiếu theo quan niệm về hành động và xung đột kịch của Phương Tây thì vở diễn
với sự xuất hiện của một nhân vật như kiểu sân khấu Noh truyền thống không thể tạo
ra xung đột kịch. Hơn nữa diễn viên của Noh trên sân khấu chủ yếu là biểu diễn vũ đạo
được cách điệu trên nền của nhạc đệm, đơi khi có rất ít động tác. Vì vậy thành tố hành
động trong Noh không phải là chủ đạo, khơng phải là quy tắc cần có.
Có thể nói cơ sở quan trọng của kịch trên sân khấu vẫn là nghệ thuật biểu diễn
của diễn viên. Ở sân khấu kịch Phương Tây và Phương Đơng vai trị của người diễn
viên ln ở vị trí quan trọng và khơng gì thay thế được. Người diễn viên kịch hát cũng
như kịch nói đều vừa là chủ thể vừa là phương tiện sáng tạo nghệ thuật. Thiếu kịch bản
chi tiết, diễn viên có thể chủ động sáng tạo. Thậm chí trên sân khấu truyền thống
Phương Đơng, thiếu trang trí người diễn viên vẫn có thể tạo nên khơng gian, thời gian
bằng chính động tác, diễn xuất của họ. Thế nhưng nếu thiếu nghệ thuật diễn xuất của
diễn viên thì khó làm nên một tác phẩm sân khấu. “Nghệ thuật diễn xuất bao giờ cũng
là linh hồn, là trung tâm, là thành tố chính yếu nhất để tạo nên sân khấu” [Đỗ Hương
2004:82]. Khi bước lên sân khấu, diễn viên trở thành một mắc xích trong chuỗi những
hành động, và là đối tượng tham gia vào các tuyến xung đột. Các tình huống, cảnh
diễn trong các màn diễn của một tác phẩm kịch đều hướng đến đặc điểm này mà phát
triển, làm nổi bật nét tính cách của nhân vật. Nemirovich Dantsenco đã từng nói:
“Kịch đó là người diễn viên, mặc dầu vai trị chủ đạo là thuộc về văn học, và nghệ
thuật kịch trước hết là nghệ thuật diễn viên” [Dẫn theo Moisej Samojlovič Kagan 2004:
515].

 


20


Khi diễn xuất, ngôn ngữ hành động cơ thể cần có sự kết hợp chặt chẽ với ngơn
ngữ lời thoại của diễn viên. Vì vậy ở khâu viết kịch bản và đạo diễn cần có sự chuẩn bị
kỹ lưỡng về chuyên môn.
Văn bản kịch được xây dựng theo tinh thần của ngôn ngữ đối thoại. Tác giả
kịch bản kịch kể lại câu chuyện bằng lời nói của nhiều nhân vật. Bên cạnh ngôn ngữ
đối thoại, ngôn ngữ độc thoại của từng nhân vật cũng được vận dụng trong kịch, tuy
không phải là dịng chảy chính, nhưng cũng tạo ra những hiệu quả nghệ thuật tinh tế
và sâu sắc trong khía cạnh khai thác diễn tiến nội tâm nhân vật. Tuy nhiên ngôn ngữ
kịch ở dạng nào cũng đều hướng đến việc bộc lộ tính cách, miêu tả nhân vật, khắc họa
hình tượng. Vì vậy có thể nói ngơn ngữ kịch cũng mang tính hành động. Đây là đặc
tính quan trọng giúp tác giả kịch bản, đạo diễn và diễn viên có những sự chọn lựa,
sáng tạo, và xử lý phù hợp cho từng vai diễn, cảnh diễn trên sân khấu.
Không gian và thời gian được vận dụng trong kịch có những đặc trưng riêng
biệt. Không gian kịch được bao gồm không gian thực và không gian tưởng tượng.
Không gian thực là không gian diễn xuất trên sân khấu, với những gì người xem có thể
thấy được trực tiếp. Khơng gian tưởng tượng thuộc về tâm thức, không hiện hữu trực
tiếp trên sân khấu, là không gian liên tưởng được mở ra theo mạch cảm xúc của người
xem trước chiều hướng vận động của những xung đột và hành động trong vở diễn.
Thời gian kịch cũng chia làm hai dạng, thời gian diễn xuất thật trên sân khấu và
thời gian giả định của cảnh diễn. Thời gian diễn xuất được phân chia thành các cảnh,
các màn, các lớp, các hồi, các phân đoạn… Thời gian giả định của cảnh diễn được quy
chiếu theo thời gian trong cuộc sống thực của một ngày, hay khoảng thời gian dài của
một số phận, một quãng đời. Trong đó, hành động của các nhân vật và mâu thuẫn của
câu chuyện thể hiện trên sân khấu đều được chọn lọc vào những thời điểm quan trọng,
và là những điểm nhấn mang nhiều ý nghĩa.
Sự thành công của một vở kịch được cấu thành từ nhiều thành tố nghệ thuật như
thiết kế mỹ thuật sân khấu, ánh sáng, phục trang, âm nhạc. Các thành tố nghệ thuật
tham gia trong kịch đều được mang một màu sắc khác, chịu sự chi phối của thuộc tính
sân khấu. Tất cả đều xoay quanh việc biểu diễn của diễn viên, có sự hỗ trợ quan trọng


 


21

trong việc phát triển xung đột kịch, thể hiện nội tâm nhân vật, bối cảnh của màn diễn,
tạo ra những giá trị biểu cảm cho một vở diễn.
Bên cạnh kịch bản và diễn xuất, thì đối tượng thưởng thức cũng là một thành tố
cơ bản của sân khấu kịch. Bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào khi ra đời đều phục vụ cho
nhu cầu thưởng thức của khán giả, kịch cũng khơng là trường hợp ngoại lệ. Vai trị của
khán giả đối với sự tồn tại của một tác phẩm kịch khi được đưa lên sân khấu rất quan
trọng.
Tác phẩm kịch từ khâu định hình bằng văn bản cho đến khi được trình diễn trên
sân khấu đều trải qua các quá trình sáng tác của nhà văn, sáng tạo của diễn viên, và
thưởng thức của khán giả. “Tác giả mơ thấy một tác phẩm, ông ta viết ra một tác phẩm
thứ hai, các diễn viên trình diễn một tác phẩm thứ ba, và khán giả được xem một tác
phẩm thứ tư” [Đình Quang 2003: 16]. Các tác giả kịch bản cần tuân thủ những yêu cầu
của nghệ thuật đạo diễn và nghệ thuật biểu diễn. Kịch bản không thể tách rời khỏi cái
tổng thể của vở diễn.
Sân khấu kịch trên thế giới ngày nay, bên cạnh loại hình sân khấu tuân thủ
nghiêm ngặt quy tắc tam duy nhất 三唯一, đã có những sân khấu mới với những cách
tân, sáng tạo, phá bỏ quan niệm không gian và thời gian hạn hẹp trên sân khấu. Trong
thế kỷ XX và thế kỷ XXI, sân khấu tả thực Phương Tây và sân khấu ước lệ Phương
Đơng đã có những sự giao lưu và học hỏi lẫn nhau tạo ra nhiều thành tựu mới lạ trên
vũ đài nghệ thuật.

1.1.3. Kịch như một thành tố văn hóa
Trong sự cấu thành văn hóa của mỗi tộc người đều đã bao hàm những loại hình
nghệ thuật. Chủ nghĩa Marx xem mỗi hiện tượng nghệ thuật tồn tại một cách có quy
luật trong mối liên hệ qua lại với các hiện tượng khác trong đời sống xã hội. “Xét về

mối quan hệ giữa tồn tại và ý thức, nghệ thuật là một hình thái ý thức phản ánh tồn tại
vật chất, chịu sự quy định của tồn tại vật chất. Xét từ bình diện cấu trúc xã hội, nghệ
thuật là một hình thái ý thức thuộc kiến trúc thượng tầng, chịu sự chi phối của phương
thức sản xuất xã hội” [Hà Minh Đức (cb) 2007: 6, 7]. Điều kiện kinh tế xã hội của một

 


22

nền nghệ thuật nào đó khơng cịn nhưng nhiều những sáng tác đương thời vẫn tự bảo
tồn và phát huy giá trị cho đến ngày nay. Điều đó lý giải việc những tác phẩm đó mang
ý nghĩa như những bằng chứng sinh động phản ánh một thời đại lịch sử.
Nghệ thuật tham dự vào sự vận động chung của xã hội như một nhân tố thúc
đẩy hoặc kìm hãm thơng qua sự tác động đến tư tưởng, tình cảm con người, trong đó
có kịch. Kịch cùng với những loại hình biểu diễn khác đóng vai trị khơng thể thiếu
trong đời sống. Các loại hình đều hướng đến những giá trị chân - thiện - mỹ và bồi đắp
những giá trị ấy trong mỗi con người, mỗi dân tộc.
Văn hóa là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người. Do gắn liền với con
người và hoạt động của con người trong xã hội, văn hóa trở thành một cơng cụ giao
tiếp quan trọng. Tất cả các loại hình nghệ thuật biểu diễn, đặc biệt là kịch, đều lấy hiện
thực cuộc sống làm đối tượng phản ánh. Mỗi tác phẩm, mỗi sáng tạo đều có phương
tiện ngơn ngữ biểu đạt và cách thức phản ánh hiện thực riêng của mình. Nghệ thuật
biểu diễn được tiếp cận dưới góc độ văn hóa học như “một trong những thiết chế nền
tảng của văn hoá, trong quan hệ qua lại nhiều chiều với văn hố, nó được đặt trong
mối quan hệ giao thoa giữa nghệ thuật học và văn hoá học” [Phan Thu Hiền 2006b: 9].
Nghiên cứu các loại hình nghệ thuật kịch sẽ góp phần quan trọng trong sự khám phá
tinh thần văn hóa của một dân tộc, một cộng đồng.
Cùng với sự phát triển của lịch sử loài người, kịch cũng trải qua những bước
thăng trầm biến đổi và ngày càng thỏa mãn sự tiến bộ trong nhu cầu đa dạng của đời

sống tinh thần con người. Kịch luôn vận động phát triển và tồn tại như một bộ phận
cấu thành của văn minh nhân loại.
Phạm vi nội dung của kịch khá rộng, được xác định trong mối quan hệ thẩm mỹ
với con người. Những gì liên quan đến đời sống, tâm tư tình cảm của con người ln
là trung tâm chú ý, là đối tượng chủ yếu, nổi bật, làm nên những sản phẩm biểu diễn.
Cuộc sống muôn màu muôn vẻ của con người đã được tái hiện trên sân khấu với
những tính cách độc đáo và với những số phận cụ thể, gửi gắm tình cảm đến người
xem, và tạo ra giá trị giải trí về mặt tinh thần cho họ. Kịch luôn là diễn đàn tư tưởng
của cuộc sống, là mối giao cảm sâu xa giữa tác giả với khán giả.

 


23

Tồn bộ cấu trúc nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật phải phản ánh
hiện thực dân tộc, phù hợp với tập qn dân tộc, hình thức ngơn ngữ mà người dân ưa
chuộng. Mỗi dân tộc, mỗi xã hội ở những giai đoạn lịch sử khác nhau tất sẽ sản sinh ra
những nét văn hóa riêng. Kịch cùng với những loại nghệ thuật biểu diễn sân khấu khác
là một loại văn hóa. Khi xã hội thay đổi nghệ thuật biểu diễn cũng thay đổi để phù hợp.
“Xã hội thế nào văn nghệ thế ấy” [Hà Minh Đức (cb) 2007: 7].
“Văn hoá học nghệ thuật coi nghiên cứu các tác phẩm / các nền nghệ thuật như
phương tiện để nhằm đến mục đích hiểu biết những nền văn hố đã sản sinh, nuôi
dưỡng, là môi trường hoạt động của các tác phẩm / các nền nghệ thuật đó” [Phan Thu
Hiền 2006b: 13].
Kịch là loại hình nghệ thuật tổng hợp và liên kết vì mang đặc trưng của nhiều
nghệ thuật, sử dụng phương tiện của tất cả các nghệ thuật đó. Các tác phẩm chứa đựng
những phong cách ứng xử, hành xử, chiều sâu triết lý và các phương thức của đời sống.
Các tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật kịch sẽ chỉ được khai thác trọn vẹn và bộc lộ
đầy đủ vẻ đẹp của nó khi được trình diễn trên sân khấu.


1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HÝ KHÚC
1.2.1. Khái niệm
“Hý khúc là một loại hình mà dân tộc Trung Hoa, xã hội Trung Quốc thai
nghén trong một thời gian dài mà thành, là một sản vật mà văn hóa truyền thống Trung
Quốc trường kỳ lắng đọng mà thành” [Chu Văn Tương (朱文相) 2004: 11].
Văn hóa hý khúc của Trung Quốc có lịch sử lâu đời, nhưng cách gọi “hý khúc”
thì ra đời cách đây khơng lâu. Cho đến cuối đời nhà Thanh thì “hý khúc” mới trở thành
cách gọi chung để chỉ một môn nghệ thuật diễn xuất ở Trung Quốc. “Sau khi Vương
Quốc Duy viết cuốn Tống Nguyên hý khúc khảo 宋元戏曲考 dưới tác động của ông
người ta mới dùng từ “hý khúc” để gọi chung cho nền văn hóa kịch nghệ truyền thống
Trung Quốc, đương nhiên cũng nói đến văn học hý khúc và nghệ thuật biểu diễn
truyền thống Trung Quốc” [Phùng Quốc Siêu (cb) 2004: 60].

 


24

Hý khúc Trung Quốc là nghệ thuật sân khấu mang tính tổng hợp giữa thơ ca,
biểu diễn, âm nhạc, vũ đạo và mỹ thuật sân khấu. Hình thái tổng hợp chứ khơng phải
tập hợp, là sự tổ chức có lớp lang trên nguyên tắc khắc họa hình tượng nhân vật thông
qua vai diễn của diễn viên. Tất cả các thành phần nghệ thuật khác tham gia vào việc
sáng tạo hý khúc đều phải thừa nhận và tuân theo nguyên tắc đó.
Hý khúc Trung Quốc ra đời muộn hơn nghệ thuật kịch Phương Tây. Sau khi
phát triển qua một quá trình lâu dài, đến đời Tống – Nguyên hý khúc trở thành một
hình thái nghệ thuật tương đối hồn chỉnh, và phát triển đa dạng hơn từ cuối thời
Thanh đầu thời dân quốc. Khi nước Trung Quốc mới thành lập, nghệ thuật hý khúc
bước vào thời kỳ hưng thịnh trăm hoa đua nở. Sự hình thành về phong cách chung và
đặc trưng nghệ thuật của hý khúc Trung Quốc được quyết định bởi truyền thống nghệ

thuật dân gian dân tộc sâu dày. Trong đó ca múa, biểu diễn tạp kỹ cổ đại là hai tuyến
lớn giúp tìm về cội nguồn của hý khúc.

1.2.2. Khởi nguồn
Các hình thức ca múa thời xã hội nguyên thủy đã chứa đựng sự manh nha của
nghệ thuật hý khúc. Trong đó nghệ thuật ca múa có nhân tố biểu diễn cốt truyện và
hóa trang nhân vật có quan hệ nguồn gốc với hý khúc.
Ca múa nguyên thủy được xuất hiện trong các buổi lễ hội của người xưa, tái
hiện những hình ảnh cuộc sống của cộng đồng thị tộc trong cuộc đấu tranh với thiên
nhiên để sinh tồn, trong việc nhận thức hiện thực thế giới, hay trong những ham muốn
và cảm xúc của bản thân, như hái lượm, săn bắt, trồng trọt, tình yêu nam nữ, chiến
tranh, bày tỏ sự kính sợ đối với giới tự nhiên... Đây tuy chỉ là những trạng thái nguyên
thủy của việc biểu đạt nghệ thuật nhưng những biểu diễn ấy lại khiến người xem lúc
đó say mê.
Ca múa thời kỳ đầu đều mang tính tập thể, sau đó dần xuất hiện những người
giỏi ca múa. Trong đó phải nhắc đến vai trò của những thầy mo. Vào thời chế độ nô lệ,
thần quyền và tộc quyền chiếm địa vị thống trị, họ có vị trí đặc biệt trong bộ lạc thị tộc.

 


25

Từ trong những động tác cúng tế của các thầy mo đã mang yếu tố kịch, có tính tượng
trưng, mơ phỏng các hình tượng quỷ thần từ cách ăn mặc, động tác cho đến ngoại hình.
Xã hội nơ lệ hình thành, hình thức cúng tế được thâm nhập sâu rộng, một bộ
phận được lưu truyền trong dân gian và dần hình thành nên nghệ thuật Na hý(2)傩戏,
bắt đầu biểu diễn những vở đơn giản. Một bộ phận khác được đưa vào cung đình và
phát triển, đây chính là nguồn gốc của kịch hoạt kê(3) 滑稽, cũng là một trong những
nguồn gốc trực tiếp của hý khúc Trung Quốc.

Vào thời Tây Chu cách đây hơn 7000 năm đã xuất hiện những nghệ nhân
chun nghiệp được các gia đình Vương cơng q tộc nuôi dưỡng. Họ chuyên đem lại
niềm vui cho các quý tộc bằng những câu chuyện hoạt kê và biểu diễn múa hát. Thông
qua biểu diễn hoạt kê cũng đã khởi lên những tác dụng châm chọc tầng lớp thống trị.
Thời Xuân Thu (năm 722 – 841 TCN) có những hình thức biểu diễn để mua vui
gọi là ưu 优. Ưu hay ưu linh 优伶 là tên gọi chung chỉ những người chuyên phục vụ ca
múa, pha trò, chơi nhạc, và biểu diễn tạp kỹ giúp vui cho vua chúa và quan lại. Những
người giỏi pha trò được gọi là bài ưu 排忧, người giỏi đàn hát gọi là xướng ưu 倡优.
Mũ áo Ưu Mạnh(4) 优孟衣冠 là một đại diện cho loại hình ca múa thời kỳ này mà yếu
tố hý khúc ẩn hiện trong đó được thể hiện rõ nét.

(2)

Loại hình Na hý vừa có tính tự sự, tính trữ tình, và tính kỹ nghệ. Na hý biểu diễn những câu chuyện sử thi thần

thoại, truyền kỳ anh hùng, và cả những mẫu chuyện nhỏ trào phúng hài hước. Loại hình này thể hiện rõ nét văn
hóa dân gian của hý khúc Trung Quốc. Đây là bước đi đầu của hý khúc Trung Quốc.
(3)

Hoạt kê 滑稽 nghĩa là hài hước, khôi hài. Kịch hoạt kê lấy những chuyện trào phúng, khơi hài làm đặc trưng

phong cách chính.
(4)

Sách Sử ký có kể ở nước Sở thời Xuân Thu có diễn viên tên là Ưu Mạnh – tức là người diễn trị tên Mạnh –

khéo léo đóng giả một vị tướng đã chết Tôn Thúc Ngao để khuyên can vua nước Sở. Khi gặp Trang vương để kể
về hoàn cảnh túng quẫn hiện tại của gia đình họ Tơn, cùng với những cống hiến vì nước của Tơn Thúc Ngao, Ưu
Mạnh đã xướng lên một đoạn ca làm cho Trang vương tỉnh ngộ. Tuy đây chỉ là sự mô phỏng chưa mang tính
chất một sáng tác nghệ thuật hồn chỉnh, chưa phải là một vở hý khúc thực thụ, nhưng việc vào vai một người

khác đã mang tính kịch, chứa đựng nhân tố của biểu diễn hý khúc.

 


×