Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Đặc điểm truyền kỳ và sự cách tân trong tiểu thuyết mạc ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 146 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---  ---

LÊ XUÂN HÙNG

ĐẶC ĐIỂM TRUYỀN KỲ VÀ SỰ CÁCH TÂN
TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGỒI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---  ---

LÊ XUÂN HÙNG

ĐẶC ĐIỂM TRUYỀN KỲ VÀ SỰ CÁCH TÂN
TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
MÃ SỐ: 60 22 30



LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN LÊ HOA TRANH

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
 Quý thầy cô Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, quý
thầy cô giảng dạy lớp cao học văn học nước ngồi khóa 02
năm 2009 đã tận tình giảng dạy giúp chúng tơi hồn thành
chương trình học.
 TS. Trần Lê Hoa Tranh, người thầy giúp tôi thực hiện luận văn
với tất cả lịng nhiệt tình và sự chu đáo.
 Phịng đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận
lợi cho chúng tơi trong q trình học tập và thực hiện luận
văn.
 Tơi gửi lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè – những
người đã không ngừng giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu đề tài này.

TP. Hồ Chí Minh, 10/2011
Lê Xuân Hùng



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG.........................................................................................10
Chương 1

TRUYỀN KỲ VÀ NHÀ VĂN MẠC NGÔN
1.1. TRUYỀN KỲ..................................................................................................10
1.2. TRUYỀN KỲ TRONG VĂN HỌC TRUNG QUỐC QUA CÁC THỜI
KỲ...........................................................................................................................14
1.2.1. Văn học đời Đường..............................................................................14
1.2.2. Văn học đời Tống - Nguyên.................................................................20
1.2.3. Văn học thời Minh - Thanh................................................................21
1.3. NHÀ VĂN MẠC NGÔN..............................................................................26
1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Mạc Ngôn.................................26
1.3.2. Nhận diện thế giới tiểu thuyết Mạc Ngôn..........................................31
Chương 2

ĐẶC ĐIỂM TRUYỀN KỲ
TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN
2.1. MOTIF TRUYỀN KỲ..................................................................................35
2.1.1. Motif hồn ma.......................................................................................37
2.1.2. Motif giấc mơ…….................................................................................43
2.1.3. Motif tái sinh.........................................................................................48
2.2. CHI TIẾT TRUYỀN KỲ..............................................................................52
2.2.1. Yếu tố kỳ ảo...........................................................................................53


2.2.2. Sự lạ hóa................................................................................................57
2.2.3. Phóng đại, cường điệu........................................................................63
2.3. NHÂN VẬT TRUYỀN KỲ ..........................................................................69

2.3.1. Người anh hùng Từ Chiêm Ngao.......................................................70
2.3.2. Người anh hùng Tơn Bính.................................................................73
2.3.3. “Trạng ngun đao phủ” Triệu Giáp..................................................74
2.3.4. “Thần thịt” La Tiểu Thông.................................................................76
2.3.5. “Thần rượu” Khoan Kim Cương........................................................78
2.4. KHƠNG GIAN – THỜI GIAN TRUYỀN KỲ ...........................................80
2.4.1. Khơng gian – thời gian vừa thực vừa ảo..........................................82
2.4.2. Không gian – thời gian hồi tưởng....................................................86

Chương 3

SỰ CÁCH TÂN CỦA KHUYNH HƯỚNG
TRUYỀN KỲ TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN
3.1 SỰ CÁCH TÂN CỦA KHUYNH HƯỚNG TRUYỀN KỲ TRONG TIỂU
THUYẾT MẠC NGÔN VÀ VĂN HỌC TRUYỀN KỲ CỔ ĐIỂN TRUNG
QUỐC.....................................................................................................................92
3.2. SỰ CÁCH TÂN CỦA KHUYNH HƯỚNG TRUYỀN KỲ TRONG TIỂU
THUYẾT MẠC NGÔN VÀ VĂN HỌC KỲ ẢO ĐƯƠNG ĐẠI TRUNG
QUỐC...................................................................................................................110

KẾT LUẬN....................................................................................................133
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................135


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đặc điểm truyền kỳ trong văn học là một vấn đề rất rộng, trải qua nhiều
giai đoạn và ở từng thời kỳ lịch sử có những chuyển biến khác nhau: từ thời Lục

Triều (TK.III – VI), đến thời nhà Đường (TK.VII – TK.IX), nhất là từ Trung
Đường (TK.VIII) những đoản thiên tiểu thuyết này rất phát triển với nhiều yếu tố
kỳ quái, hoang đường… Truyền kỳ là sáng tác văn học của một tác giả, có dấu ấn
cá nhân rất rõ, chú trọng ở văn chương và rất gần với tiểu thuyết sau này. Có thể kể
đến một số tác phẩm nổi tiếng như: Du tiên quật của Trương Trạc, Chẩm trung ký
của Thẩm Ký Tế, Nam Kha thái thú truyện của Lý Công Tá, Li hồn ký của Trần
Huyền Hựu, Oanh Oanh truyện của Nguyên Thận, Liễu Nghị truyện của Lý Triều
Uy,....
Văn học cổ Trung Quốc khơng chỉ có truyện Truyền kỳ đời Đường, bên
cạnh đó cịn có truyện kể thời Tống – Nguyên và đặc biệt là đời Minh với những
thiên tiểu thuyết nổi tiếng như: Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy
hử của Thi Nại Am, Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Phong thần diễn nghĩa của Hứa
Trọng Lâm và một loạt các tác phẩm mô phỏng khác… Đến đời Thanh là thời kỳ
hoàng kim của tiểu thuyết trường thiên với thế giới của hồ ly yêu quái trong Liêu
trai chí dị của Bồ Tùng Linh, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc…
Những tác phẩm này cũng đầy rẫy những chuyện lạ, ly kỳ và mang màu sắc ảo hóa
của tính truyền kỳ. Việc chọn một hiện tượng của văn học truyền thống để viết và
sự ảnh hưởng từ những yếu tố văn học truyền thống đó khơng phải là một lựa chọn
ngẫu hứng, mà là lựa chọn có căn cứ. Những đề tài như vậy ln chứa đựng nội
hàm văn hóa sâu xa và là tiền đề cho các nhà văn sau này xây dựng các tác phẩm
mới. Ngồi ra, do có khả năng tạo không gian sáng tạo rộng lớn mà yếu tố quan
trọng nhất của các nhà văn là sự sáng tạo, và làm mới lại các chất liệu sẵn, sự mở


2

rộng của đề tài gốc, sự phái sinh của chi tiết, sự phong phú của tính cách nhân vật
trong văn học truyền thống đều cung cấp không gian sáng tạo rộng lớn cho các nhà
văn sau này.
Đặc biệt, những thập niên cuối thể kỷ XX đến thập niên đầu của thế kỷ

XXI thì vấn đề ảnh hưởng của văn học truyền thống cũng như tính truyền kỳ trong
văn học đã có nhiều thay đổi và truyền kỳ vẫn tiếp tục có sức sống trong thời hiện
đại. Trong văn học thế giới một dạng thức khác tương tự với truyền kỳ chính là các
yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết như Miếng da lừa của Balzac, Hoá thân của F.
Kafka, và nhất là chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latin… Mạc Ngôn, nhà văn
đương đại Trung Quốc cũng tiếp nối truyền thống của văn học dân gian Trung
Quốc, tiếp nối tinh thần “Vô truyền bất kỳ, vô kỳ bất truyền” của văn học sử Trung
Hoa qua từng thời kỳ lịch sử đã lồng vào tác phẩm của mình những motif truyền
kỳ, yếu tố kỳ ảo,... và không ngừng cách tân, thay đổi diện mạo làm cho tác phẩm
ngày càng mới mẻ và cuốn hút bạn đọc nhiều hơn. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài
“Đặc điểm truyền kỳ và sự cách tân trong tiểu thuyết Mạc Ngôn” để nghiên cứu
nhằm chỉ ra những đặc điểm truyền kỳ, với cái kỳ, cái ảo, cái lạ… trong tiểu thuyết
của cây bút tiêu biểu cho văn xi đuơng đại Trung Quốc. Tính truyền kỳ là một
nhân tố quan trọng tạo nên giá trị của tác phẩm văn chương. Tìm hiểu nó giúp ta
hiểu được hơn về ý đồ của nhà văn muốn gửi gắm qua tác phẩm và đặc biệt là hiểu
sâu sắc về tác phẩm hơn.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
Là một trong những nhà văn tiêu biểu Trung Quốc thời kỳ đổi mới, các tác
phẩm của ông đã tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn, sự chú ý của người đọc. Thơng
qua các dịch giả Trần Trung Hỷ, Trần Đình Hiến, Lê Huy Tiêu… người đọc Việt
Nam đã tiếp cận được hầu hết những tác phẩm tiêu biểu của Mạc Ngơn. Tuy nhiên
giới nghiên cứu, phê bình về tác giả và tác phẩm của ông chưa nhiều và chưa đi
sâu vào các vấn đề cụ thể. Cùng với thời gian có hạn, hiện nay chúng tơi mới chỉ
cập nhật được một số bài viết về Mạc Ngôn, cũng như những bài viết liên quan đến


3

cái kỳ, cái ảo, cái lạ… trong một số tiểu thuyết của nhà văn.
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

2.1.1. Hướng nghiên cứu chung về Mạc Ngôn
Những bài viết về nhà văn Mạc Ngôn và các sáng tác của ông ở Việt Nam
hiện nay chủ yếu là các bài phỏng vấn, những bài nghiên cứu nhỏ được đăng trên
các tạp chí. Người viết xin nêu ra một số bài nghiên cứu về tác giả Mạc Ngôn,
cũng như các bài nghiên cứu về các khía cạnh trong sáng tác của ơng… Có thể kể
ra: Nguyễn Thị Vũ Hồi với bài viết “Giấc mơ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn” đăng
trên ngày 26/8/2010; Tạp chí Văn học nước ngồi, số 4
năm 2003 có bài viết của nhà nghiên cứu Lê Huy Tiêu nhan đề “Thế giới nghệ
thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn”; Trần Thị Thanh Thủy với bài viết: “Mạc
Ngôn và kết cấu lồng ghép trong tiểu thuyết “Bốn mốt chuyện tầm phào” đăng trên
; Bùi Thị Thanh Hương (luận văn thạc sĩ tại trường
ĐHKHXH & NV TPHCM (2010)), với đề tài “Người kể chuyện trong tiểu thuyết
Mạc Ngôn”; Nguyễn Thị Vũ Hoài (luận văn thạc sĩ tại trường ĐH Huế (2010)), với
đề tài “Tiểu thuyết Mạc Ngơn từ góc nhìn phân tâm học”; Tạp chí sơng Hương, số
224 tháng 10/2007, Hồng Thị Bích Hồng có bài viết: “Nghệ thuật trần thuật gắn
với thủ pháp lạ hoá trong tiểu thuyết Mạc Ngôn”; Nguyễn Khắc Phê viết “Thế giới
nghệ thuật của Mạc Ngôn qua hai tiểu thuyết “Báu vật của đời” và “Đàn hương
hình”, đăng trên Tạp chí sơng Hương, số 166, tháng 12/2002... Những cơng trình
này đã cung cấp cho chúng tơi nhiều cách nhìn về tác phẩm Mạc Ngơn, đặc biệt là
nghệ thuật trần thuật, kết cấu tác phẩm và một vài khía cạnh khác. Đó cũng là
những tài liệu tham khảo để chúng tôi nhận thấy cần phải khảo sát từ một hướng
tiếp cận khác nhằm hiểu tác giả và tác phẩm một cách đa diện hơn.
2.1.2. Hướng nghiên cứu tiểu thuyết Mạc Ngôn từ đặc điểm truyền kỳ
Xun suốt những tiểu thuyết của mình, khơng thể phủ nhận rằng Mạc
Ngơn là người có ý thức vận dụng đặc điểm truyền kỳ vào trong tác phẩm. Hơn
nữa, ngay từ nhỏ Mạc Ngôn đã được sống trong thế giới của những thiên truyền


4


kỳ, truyện cổ tích được nghe kể hay những E. Hemingway, F. Kafka hay W.
Faulkner, cùng với G. Marquez… ông đã say mê đọc khi có cơ hội. Đây là những
cứ liệu quan trọng để soi chiếu tác phẩm của ông từ góc độ của truyền kỳ với
những cái kỳ, cái ảo, cái lạ, cái huyền diệu, khác thường… kết hợp với nổ lực cách
tân, đổi mới… là những nguyên nhân quan trọng làm nên “chất” kỳ trong tiểu
thuyết Mạc Ngơn.
Theo tìm hiểu của chúng tơi, mặc dù những bài viết về Mạc Ngôn và các
sáng tác của ông chỉ là những nhận định chung chung song bên cạnh đó vẫn có
những ý kiến nhận định về tiểu thuyết Mạc Ngơn từ góc nhìn truyền kỳ với những
cái kỳ, cái ảo, cái lạ, cái huyền diệu, khác thường. Đầu tiên, có thể kể đến bài viết
của Nguyễn Thị Vũ Hồi “Giấc mơ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn” đăng trên
ngày 26/8/2010. Bài viết cung cấp một cách khá
đầy đủ về những giấc mơ, ấn dấu điều phi thực, kỳ lạ, những ham muốn khao khát
của nhân vật trong một số tiểu thuyết Mạc Ngôn. Tác giả bài viết khẳng định:
“Hầu như tiểu thuyết nào của Mạc Ngơn cũng có chỗ cho giấc mơ chiếm ngự, dù ít
hay nhiều. Báu vật của đời có 8 lần nhân vật nằm mơ, trong đó có 4 lần nhân vật
chìm trong những giấc mơ tỉnh thức, những cơn mộng mị chập chờn như thể giữa
thực và ảo còn dùng dằng chưa dứt” [94]. Mà giấc mơ là một trong những đặc
điểm thường gặp trong sáng tác văn chương nói chung và văn học cổ điển, hiện đại
Trung Quốc nói riêng.
Có thể kể đến bài viết của Lê Huy Tiêu nhan đề “Thế giới nghệ thuật trong
tiểu thuyết của Mạc Ngơn”, bài viết có đoạn:
“Trong Đàn hương hình có rất nhiều chi tiết hoang đường kì lạ. Khi “lục
quân tử” bị chém đầu, Đàm Tự Đồng đầu lìa khỏi cổ cịn ngâm trọn bài thơ thất
ngơn bát cú, đầu lâu Lưu Quang Đệ cịn chảy nước mắt, miệng réo hoài tên hoàng
thượng! Cảnh đọ râu giữa quan huyện Tiền Đinh và Tơn Bính; hậu mơn của người
coi kho có thể giấu vào đó cả đỉnh bạc 50 cân; thuốc chữa bệnh tương tư cho Mi
Nương là... phân của quan huyện Tiền Đinh phơi khô tán nhỏ...” [67].



5

Nguyễn Khắc Phê trong bài viết “Thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn qua
hai tiểu thuyết “Báu vật của đời” và “Đàn hương hình”, đăng trên Tạp chí sơng
Hương, số 166, tháng 12/2002. Bài viết là một cách nhìn khá toàn vẹn về thế giới
nghệ thuật được nhà văn sử dụng thơng qua hai tiểu thuyết này. Bên cạnh đó bài
viết cịn nói đến yếu tố huyền hóa, cái kỳ, cái ảo, cái lạ trong tiểu thuyết Mạc
Ngơn:
“Có vơ số chuyện lạ trong 2 tác phẩm của Mạc Ngôn. Chỉ riêng kiểu xử tử
“đàn hương hình” kỳ lạ và gớm ghiếc kia cũng còn nhiều chuyện lạ kèm theo nữa;
như cách ngâm tẩm gỗ đàn hương, cách đổ sâm hàng ngày giữ cho tội nhân không
được chết, rồi chuyện “cướp pháp trường” với đoàn múa hát Miêu Xoang bị tắm
trong bể máu... “Chuyện lạ” trong Đàn hương hình khơng chỉ tồn cảnh ghê rợn
mà cịn nhiều “pha” rất vui vẻ hiếm thấy như cảnh “đọ râu” giữa Tơn Bính và
viên quan huyện, cảnh bà huyện “đánh ghen” rồi chính bà lại che giấu Mi Nương
ngay trong phịng mình khi nàng bị quan quân đuổi bắt” [49].
Trần Thị Thanh Thủy với bài viết: “Mạc Ngôn và kết cấu lồng ghép trong
tiểu thuyết “Bốn mốt chuyện tầm phào” đăng trên />Bùi Thị Thanh Hương (luận văn thạc sĩ tại trường ĐHKHXH & NV TPHCM
(2010)), với đề tài Người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngơn… cũng có nhắc
đến tính truyền kỳ với cái kỳ, cái ảo, lạ hóa cũng như thủ pháp hiện thực huyền ảo
mà Mạc Ngôn thường sử dụng vào những tiểu thuyết của mình.
2.2. Tình hình nghiên cứu Mạc Ngơn ở nước ngồi
Mạc Ngơn là một tác giả tiêu biểu của văn học Trung Quốc đương đại và
nhận được nhiều sự quan tâm từ phía độc giả, từ nhà nghiên cứu trên thế giới. Tuy
nhiên hiện nay chúng tôi mới chỉ tiếp cận được một vài nguồn tài liệu nghiên cứu
về ông. Bài viết của Donald Morrison, với tựa đề “Holding up half the sky” (Tạm
dịch là: Giữ lấy nửa bầu trời), đăng trên trang web:
ngày



6

14/2/2005. Tác giả bài viết nhấn mạnh: “Trong những truyện ngắn và tiểu thuyết
của mình, Mạc Ngơn đã giải quyết sự hỗn loạn của xã hội Trung Quốc hàng thế kỷ
qua với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và châm biếm
sắc nét đã làm nên tên tuổi của ông”, nhà nghiên cứu tiếp tục khẳng định: “Mạc
Ngôn đã hư cấu từ làng Đông Bắc Cao Mật, một làng của tỉnh Sơn Đông thành
một nơi sinh động và là cảnh quan của văn học giống như Yoknapatawpha của
William Faulkner hoặc Thomas Hardy của Wessex” [74].
Trong bài viết: 莫 言 谈 新 作 “四 十 一 炮” (Mạc Ngơn nói về tác phẩm
mới “Tứ thập nhất pháo”), đăng trên ngày
28/7/2003, nhà văn cho rằng: “Bốn mốt chuyện tầm phào là cuốn tiểu thuyết viết
về nông thơn… và đó là tất cả ký ức sâu đậm và kinh nghiệm của tôi trong thời
gian dài sống ở nơng thơn”, ơng cịn khẳng định: “khi tơi viết về các làng quê ở
Trung Quốc, bao gồm cả những người ở Cao Mật quê hương tôi, tôi cẩn thận ghi
nhớ rằng: nơi đây là nguồn gốc làm cho tư tưởng và trí tưởng tượng sáng tạo của
tơi màu mỡ” [68].
Trên một số trang Web báo điện tử ở nước ta và nước ngồi cịn đề cập đến
một vài khía cạnh khác trong nghệ thuật tiểu thuyết của Mạc Ngôn: như tìm sự ảnh
hưởng của văn học phương Tây và Mĩ Latin đối với Mạc Ngôn thông qua tiểu
thuyết Báu vật của đời (Wolfgan Kubin, Các Hồng Binh, Tống Hồng Lĩnh). Hay
bản thân tác giả Mạc Ngôn cũng viết cuốn “Tự bạch” để giải bày thêm về việc viết
văn của mình… Hầu như những bài nghiên cứu đó đã thể hiện được chủ định của
người viết. Tuy nhiên đây chỉ là những đánh giá khái quát ban đầu mà chưa đi sâu
vào một vấn đề cụ thể. Đề tài “Đặc điểm truyền kỳ và sự cách tân trong tiểu thuyết
Mạc Ngôn”, chưa có một cơng trình nào đi sâu ngồi một vài bài báo và một vài
nhận định nêu trên. Do đó, đây là một đề tài hấp dẫn, chứa nhiều điều thú vị cần
được khai thác, nên chúng tôi quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài này.



7

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
→ Vì là một chuyên luận nghiên cứu về đặc điểm truyền kỳ nên “phê bình
huyền thoại học” là phương pháp được sử dụng nhiều trong luận văn.
→ Phương pháp so sánh được sử dụng trong việc tìm nghĩa gốc và nghĩa
phái sinh của các yếu tố của tính truyền kỳ. Cũng như dùng để so sánh giữa yếu tố
kỳ ảo, cái lạ của Mạc Ngôn so với các tác giả bậc thầy trước đó như Gabriel Garcia
Márquez, Franz Kafka, với văn học dân gian, văn học cổ điển Trung Hoa cũng như
những tác giả cùng thời với ơng… Từ đó, thấy được sự vận động không ngừng của
những thiên truyền kỳ cổ hay sự cách tân, khác biệt của Mạc Ngơn
→ Phương pháp phân tích. Dựa vào những yếu tố kỳ ảo, motif truyền kỳ để
phân tích kỹ những đặc điểm truyền kỳ trong tiểu thuyết Mạc Ngơn.
→ Ngồi ra trong q trình thực hiện luận văn chúng tơi cịn sử dụng
phương pháp nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa. Bởi vậy mà người nghiên
cứu phải đặt tác phẩm trong không gian văn hóa khi tác phẩm ra đời với phơng văn
hóa đã sản sinh ra nó. Bên cạnh đó thì phương pháp loại hình và phương pháp phê
bình tiểu sử cũng được chúng tơi sử dụng khá nhiều trong việc hồn thiện luận văn.
4. HƯỚNG TIẾP CẬN TƯ LIỆU ĐỂ THỰC HIỆN LUẬN VĂN
Thông qua các dịch giả Trần Trung Hỷ, Trần Đình Hiến, Lê Huy Tiêu,
Nguyên Trần,… hiện nay hầu hết những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Mạc Ngôn
đều đã được dịch và giới thiệu ở nước ta. Có thể kể đến: Báu vật của đời, Đàn
hương hình, Cây tỏi nổi giận, Rừng xanh lá đỏ, Tửu quốc, Tứ thập nhất pháo, Củ
cái đỏ trong suốt, Cao lương đỏ, Thẩm viên, Ma chiến hữu, Mạc Ngôn và những
lời tự bạch, Ba truyện ngắn Bùng nổ - Sét hòn – Cơ bé tóc vàng, Màng chán tổ
tiên, Lửa thiêu Hoa Lam các, Sống đọa thác đày, Hoan lạc, Người tỉnh nói chuyện
mộng du, Bạch niên hoa, Con đường nước mắt, Thập tam bộ, Băng tuyết mỹ nhân,
Trâu thiến, Ếch... Với đề tài “Đặc điểm truyền kỳ và sự cách tân trong tiểu thuyết
Mạc Ngôn” chúng tôi sử dụng các văn bản chính là:



8

• Mạc Ngơn, Báu vật của đời, Trần Đình Hiến dịch (2005), NXB Văn học.
• Mạc Ngơn, Tứ thập nhất pháo, Trần Trung Hỷ dịch (2007), NXB Văn học.
• Mạc Ngôn, Cao lương đỏ, Lê Huy Tiêu dịch (2007), NXB Lao động.
• Mạc Ngơn, Mạc Ngơn và những lời tự bạch, Nguyễn Thị Thại dịch (2004), NXB
Văn học.
• Mạc Ngơn, Đàn hương hình, Trần Đình Hiến dịch (2004), NXB Phụ nữ.
• Mạc Ngơn, Ma chiến hữu, Trần Trung Hỷ dịch (2006), NXB Văn học.
• Mạc Ngơn, Sống đọa thác đày, Trần Trung Hỷ dịch (2007), NXB Phụ nữ.
• Mạc Ngơn, Thập tam bộ, Trần Trung Hỷ dịch (2007), NXB Văn nghệ TP HCM.
• Mạc Ngơn, Tửu quốc, Trần Đình Hiến dịch (2004), NXB Hội nhà văn.
Ngoài ra, trong trường hợp khơng có bản in chúng tơi tham khảo một vài
bản dịch ở trang Web: hoặc tham khảo
nguyên tác thông qua trang Web: />5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Tiểu thuyết của nhà văn Mạc Ngôn xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam nhưng
chưa có một cơng trình nào đi sâu nghiên cứu về tồn bộ sáng tác của ơng. Do vậy,
thông qua việc thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn cung cấp một cái nhìn cụ thể
về đặc điểm truyền kỳ, một trong những yếu tố quan trọng tạo nên giá trị tác phẩm
của Mạc Ngơn. Từ đó chúng ta có thể thấy rõ được nghệ thuật đặc sắc mà nhà văn
đã sử dụng, thấy được sự cách tân, đổi mới về đặc điểm truyền kỳ so với tiểu
thuyết cổ điển Trung Hoa cũng như sự hịa mình đổi mới so với văn học đương đại
Trung Quốc. Với đề tài “Đặc điểm truyền kỳ và sự cách tân trong tiểu thuyết Mạc
Ngôn” chúng tôi hy vọng luận văn sẽ đem lại những đóng góp:
→ Có một cái nhìn hồn chỉnh hơn về nhà văn Mạc Ngôn và lớn hơn là đặc
điểm truyền kỳ cũng như sự cách tân, đổi mới trong một số tiểu thuyết của ông.
→ Tiếp cận tính truyền kỳ và sự cách tân trong tiểu thuyết của nhà văn
Mạc Ngôn chúng tôi muốn khai thác những đặc điểm của truyền kỳ, yếu tố kỳ ảo,



9

những motif truyền kỳ,…mà nhà văn sử dụng trong tác phẩm của mình như thế
nào? Điều nhà văn muốn nói qua việc vận dụng đặc điểm truyền kỳ trong sáng tác
của mình là gì?
→ Hy vọng góp một tiếng nói trong việc đưa vẻ đẹp trong tiểu thuyết Mạc
Ngôn đến với người u thích văn chương, qua đó cung cấp một cái nhìn tồn diện
hơn về một tác giả tiêu biểu của văn học đương đại Trung Quốc.
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần dẫn nhập mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm có 3 chương.
Chương 1. TRUYỀN KỲ VÀ NHÀ VĂN MẠC NGÔN
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM TRUYỀN KỲ TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN
Chương 3. SỰ CÁCH TÂN CỦA KHUYNH HƯỚNG TRUYỀN KỲ TRONG
TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN


10

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:
TRUYỀN KỲ VÀ NHÀ VĂN MẠC NGÔN
1.1. TRUYỀN KỲ
Từ điển văn học giải thích:
“Truyền kỳ là hình thức văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc, vốn bắt nguồn
từ truyện cổ dân gian… sử dụng những motif kỳ quái, hoang đường lồng trong
một cốt truyện có ý nghĩa trần thế mà phần lớn là chuyện tình. Sự tham gia của
yếu tố thần kỳ vào câu chuyện không phải do những vật có phép lạ như kiểu trời,
bụt, thần tiên,… trong chuyện cổ tích thần kỳ, mà phần lớn là ngay ở hình thức phi

nhân tính của nhân vật… Tuy nhiên, trong truyện bao giờ cũng có nhân vật là
người thật và chính những nhân vật mang hình thức “phi nhân” thì cũng là sự
cách điệu, phóng đại tâm lý, tính cách của một loại người nào đấy. Vì thế, truyện
truyền kỳ vẫn mang đậm yếu tố nhân bản, có giá trị nhân bản sâu sắc” [45,
tr.477].
Theo người Trung Quốc xưa thì “kỳ” (奇) truớc hết được giải thích là sự lạ,
cái khác biệt, trái ngược với cái bình thường, “kỳ” cịn là cái qi đản, cái phi
thường, siêu nhiên, độc đáo. Như vậy “truyền kỳ” là lưu truyền sự kỳ lạ. Ngồi ra,
“kỳ” cịn được hiểu là sự ly kỳ, bất ngờ làm cho người đọc không lường trước
được câu chuyện sẽ đi đến đâu và kết thúc như thế nào. Nó cịn là sự biến hóa lúc
hư lúc thực. Tác phẩm muốn có sức hấp dẫn, lơi cuốn người đọc thì tác phẩm ấy
phải có yếu tố “kỳ”. Trong quan niệm của họ “vô kỳ bất truyền, vô truyền bất kỳ”
tức là tác phẩm mà không có gì khác lạ thì khơng lưu truyền và ngược lại, tác
phẩm khơng được lưu truyền vì khơng có yếu tố kỳ lạ. Khổng Thượng Nhân đời
Thanh viết: Truyền kỳ là truyền đi những tình tiết kỳ lạ, tình tiết khơng kỳ thì


11

khơng truyền…
Ở Việt Nam, theo nhà nghiên cứu Đồn Lê Giang trong bài viết “Về thể loại
truyền kỳ trong văn học Đông Á”, cho rằng “kỳ” là cái khác thường, cái hiếm có,
thậm chí là cái khơng hề có trong hiện thực, ông viết: “Người ta sống trong đời
sống tầm thường nhạt nhẽo nên cái “kỳ” mở ra một thế giới khác ghê rợn và đẹp
đẽ khác thường. Quái dị trở thành cái thu hút người ta bằng cách sợ hãi, hồi hộp
mà cuộc sống đời thường khơng có được” [18, tr.11].
Tác giả Phan Đình Cẩm Vân trong bài viết “Cái “kỳ” trong tiểu thuyết
truyền kỳ” (Tạp chí văn học, số 10, năm 2000) cho rằng: Truyền kỳ là truyền đi
một sự kỳ lạ, song cái kỳ không chỉ dừng lại ở việc ghi chép “kỳ sự”, “kỳ nhân”
mà còn là một phương thức tư duy nghệ thuật kiểu phương Đơng. Nhà nghiên cứu

chứng minh nó bằng những biểu hiện cụ thể nó về mặt tình tiết, khơng gian, thời
gian, nhân vật. Người đọc có thể nhận thấy “kỳ” theo tác giả là sự lạ và kỳ và lạ
vừa có thể là ảo cũng có thể là khơng ảo, nhưng khơng quen thuộc, khó gặp, hi
hữu…
Trong một cơng trình khác (“Tiếp cận thể loại văn học cổ Trung Quốc”
NXB ĐHSP Tp.HCM năm 2011), nhà nghiên cứu nhấn mạnh: Cái kỳ vừa là nội
dung, thủ pháp nghệ thuật vừa là tư tưởng, nghĩa là cái kỳ không chỉ phụ thuộc
phạm trù nội dung mà nó cịn là nét đặc trưng của nghệ thuật truyền kỳ khi truyền
kỳ không ghi chép, tường thuật chuyện lạ một cách giản đơn mà đã đạt đến một
trình độ nghệ thuật nhất định. Nói tóm lại “kỳ” trở thành một tiêu chí đánh giá chất
lượng, nghệ thuật của tác phẩm và “kỳ” trong “kỳ văn” là hay, là xảo điệu.
Học giả Nguyễn Thị Ngọc Thủy trong bài viết “Cái kỳ trong Thánh Tông di
thảo” lại cho rằng: Kỳ là một khái niệm chứa đựng những gì liên quan tới lực
lượng siêu nhiên, tới cảnh, tới vật phi thực, thần ảo; tới con người bí ẩn, thần kỳ,…
tức kỳ nhất định phải bao gồm cái ảo, cái siêu nhiên, cái kỳ lạ. Nói chung kỳ như
một cách thức tổ chức, kiến tạo nên những tác phẩm thuần hiện thực nhưng có sức
hấp dẫn kỳ lạ.


12

Như vậy, trong tư duy của người phương Đơng thì truyền kỳ là truyền đi
một sự kỳ lạ với nhiều tình tiết quái dị. “Kỳ” là một phương thức nghệ thuật của
người phương Đông để tạo nên những “kỳ văn”. “Kỳ” ở đây là bút pháp sử dụng
việc miêu tả những việc kỳ lạ, tức mang tính chất khác với những sự vật sự việc
theo lẽ thông thường trong cuộc sống và quan niệm sẵn có để làm nổi bật lên tư
tưởng, chủ đề của tác phẩm và gửi gắm những mong muốn, nguyện vọng, hàm ý,
mục đích thực sự của tác giả. Nó khơng chỉ đơn thuần là hiện tượng kì lạ chỉ để
mua vui hay thỏa mãn trí tị mị, thích nghe những chuyện mới lạ của độc giả mà là
một bút pháp nghệ thuật đặc sắc. Cái “kỳ” khơng chỉ góp phần tơ điểm cho tác

phẩm trở nên hấp dẫn, gay cấn, thu hút người đọc, quan trọng hơn nó chính là
phương pháp mà tác giả thơng qua đó để biểu đạt nội dung tư tưởng, chủ đề đấu
tranh của tác phẩm. Truyền kỳ không từ chối miêu tả những câu chuyện lạ, những
sự việc lạ bởi vì nếu khơng lạ thì khơng truyền. Nhìn chung yếu tố “kỳ” không chỉ
tạo ra sức hấp dẫn bề nổi cho câu chuyện, mà biểu hiện của cái kỳ còn ở tầng nghĩa
sâu hơn chi phối tư duy nghệ thuật của tác giả. Nó xử lý những yếu tố khơng gian
và thời gian, cách xây dựng hình tượng nhân vật theo một con đường và lối đi
riêng biệt, nhuốm màu sắc hư ảo, thần kỳ.
Truyền kỳ là một thể loại văn học xuất hiện khá sớm trong lịch sử văn học
Trung Quốc. Từ thời Lục Triều (TK.III – TK.VI), với “chí nhân chí quái”, nổi bật
nhất là các bộ: Sưu thần ký của Can Bảo, Thuật dị chí của Tổ Xung Chi... đã có
yếu tố “kỳ”. Đến đời Đường (TK.VII – TK.IX), văn học truyền kỳ mới thật sự định
hình và phát triển. Nội dung của truyền kỳ đời Đường ngoài một bộ phận ghi chép
chuyện thần linh ma quái ra thì một số lượng lớn ghi lại những chuyện nhân tình
thế thái trong nhân gian. Về nhân vật trong tiểu thuyết truyền kỳ thời đó thì có cả
những người thuộc tầng lớp trên, cũng có cả những người thuộc tầng lớp dưới
trong xã hội, diện phản ánh cũng rộng hơn rất nhiều so với truyện chí qi trước
đó. Và hơi thở cuộc sống cũng sâu sắc, nồng đậm hơn nhiều. Về mặt hình thức
nghệ thuật, khn khổ cũng dài hơn, tự thuật uyển chuyển, lời văn hoa mỹ diễm lệ


13

so với thể cách đời Lục Triều trình bày thơ thiển đại khái thì bước diễn tiến đã rất
rõ ràng. So với tiểu thuyết chí nhân chí quái thời Lục Triều, tiểu thuyết truyền kỳ
đời Đường là một bước phát triển lớn. Vì tiểu thuyết chí nhân chí qi nặng về
việc ghi chép và thuật lại những chuyện về người và việc quái dị, còn truyền kỳ đời
Đường tuy vẫn phổ biến là những chuyện lạ nhưng nội dung phản ánh trong câu
chuyện đã bắt đầu có ý nghĩa trần thế.
Truyện truyền kỳ đạt đến trình độ cực thịnh vào khoảng giữa thời nhà

Đường (TK.VIII), tiểu thuyết chí quái chỉ phát triển vào thời Ngụy Tấn Nam Bắc
Triều là giai đoạn phân ly hỗn tạp, còn truyền kỳ ra đời vào lúc xã hội phong kiến
Trung Hoa phát triển đến đỉnh cao. Nếu như chí qi săn tìm chuyện kỳ lạ đề cao
sự linh thiêng, thì truyền kỳ đời Đường tuy không khỏi nhuốm màu sắc kỳ lạ
nhưng lại không sa vào tật hoang đường trái lẽ. Các tác giả chí quái đem chuyện kỳ
lạ làm sự thực, chịu sự ảnh hưởng về ý thức thần đạo rất sâu sắc, vả lại khơng có ý
thức sáng tạo nghệ thuật hoặc ý thức sáng tác văn học rõ ràng, còn tác giả của
truyền kỳ thì “cố ý viết tiểu thuyết”, mặc tình hư cấu, sáng tác tận tình. Truyền kỳ
đạt đến hình thức đoản thiên tiểu thuyết chính thức bằng văn ngơn, nếu so với
chuyện chí qi của Lục Triều thì khn khổ lớn hơn nhiều, tình tiết phức tạp hơn,
nội dung càng nghiêng về việc phản ánh nhân tình thế thái, việc tạo dựng hình
tượng nhân vật và khắc họa hình tượng nhân vật hiển nhiên cũng được đề cao hơn.
Văn chương truyền kỳ đạt đến mức trau chuốt bóng bẩy, hoàn chỉnh, bền bỉ, tiến
dần đến việc thể nghiệm sinh hoạt của tác giả và thái độ của họ đối với cuộc sống.
Có thể thấy rằng, vào thời nhà Đường người ta vẫn chưa thốt khỏi cách
nhìn lệch lạc truyền thống đối với tiểu thuyết, chung quy người ta vẫn gạt nó ra
ngồi văn học chính thống, chính bởi vì “cấu tứ chuộng sự ly kỳ” của nó, cho nên
gọi là “truyền kỳ”. Nhưng đội ngũ những người sáng tác tiểu thuyết ngày một đông
hơn, điều ấy thể hiện rõ con đường sáng tác tiểu thuyết đã ngày càng hấp dẫn mọi
người và đã bắt đầu trở thành một hoạt động nghệ thuật có ý thức. Hồ Ứng Lân
viết: “Truyện biến hoá linh dị, thịnh ở đời Lục Triều, nhưng phần lớn là truyền


14

chép những điều sai ngoa hỗn loạn, chứ chưa hẳn là tưởng tượng đặt bày ra tất
cả, đến đời Đường mới thật là tự mình suy nghĩ ra một cách hay ho kỳ diệu, mượn
tiếng tiểu thuyết để gởi gắm tình ý mình vào ngịi bút” [30, tr.93].
1.2. TRUYỀN KỲ TRONG VĂN HỌC TRUNG QUỐC QUA CÁC
THỜI KỲ

Truyền kỳ là sáng tác văn học của một tác giả, có dấu ấn cá nhân rất rõ, chú
trọng ở văn chương, rất gần với tiểu thuyết sau này. Truyền kỳ là sản phẩm của xã
hội và văn hố có tính Cận thế (Hậu kỳ trung đại). Truyện truyền kỳ sau khi ra đời
và khẳng định được vị thế của mình thì tiếp tục phát triển vào đời Tống. Phát triển
mạnh hơn nữa vào thời Minh - Thanh và đã tách ra thành một dòng riêng để phân
biệt với tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết xã hội, tài tử giai nhân lúc bấy giờ. Trong
bài viết “Vũ nguyệt vật ngữ của Ueda Akinari và Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn
Dữ”, Đoàn Lê Giang cho rằng:
“Những tác phẩm có ảnh hưởng lớn đối với khu vực là Cổ kim tiểu thuyết,
Tỉnh thế hằng ngôn, Cảnh thế thông ngôn của Phùng Mộng Long, Tiễn đăng tân
thoại của Cù Hựu và Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh. Có thể nói thơng qua
những bộ sách này, chứ không phải trực tiếp là những truyện đời Đường, mà
truyện truyền kỳ phát triển rộng trong khu vực, trong đó Tiễn đăng tân thoại của
Cù Hựu có vai trò tiên phong” [18].
Như vậy, văn học truyền kỳ kể từ khi ra đời vào thời nhà Đường (TK.VII –
TK.IX) vẫn khơng ngừng phát triển, qua từng thời kỳ thì nó ln để lại dấu ấn
riêng của mình và là một thể loại văn học hấp dẫn người đọc cũng như giới nghiên
cứu văn chương.
1.2.1. Văn học đời Đường
Trung Hoa là đất nước của văn chương thi họa. Từ xa xưa, người Trung Quốc
đã tự hào rằng quốc gia của họ là quốc gia “thi ca chi bang”. Từ Kinh thi, Sở từ,
Sử ký đến những tác phẩm văn học hiện đại đều thể hiện tinh thần yêu chuộng thơ


15

văn rất mực của người dân Trung Quốc. Nền văn học Trung Quốc đã gặt hái được
những thành tựu vô cùng rực rỡ, đã để lại cho đời sau nhiều tác phẩm kiệt xuất, có
giá trị cao về mặt nội dung, nghệ thuật, tư tưởng và ý nghĩa lịch sử. Tùy theo từng
thời kỳ phát triển, do sự tác động của bối cảnh lịch sử và đời sống kinh tế, chính

trị, xã hội mà nền văn học Trung Quốc đã có những bước phát triển khác nhau, các
loại hình văn học do đó cũng có sự thay đổi qua các thời kỳ, nhưng mỗi giai đoạn
văn học Trung Quốc đều đạt được những bước tiến hết sức quan trọng. Mặt khác,
khi nhắc đến lịch sử Trung Quốc như một quốc gia có lịch sử phát triển lâu dài và
trải qua mấy nghìn năm dưới chế độ phong kiến, người ta thường nghĩ ngay đến
thời nhà Đường – triều đại phát triển vẻ vang nhất trong lịch sử chế độ phong kiến
Trung Hoa. Thời nhà Đường, sự phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời
sống chính trị, kinh tế, xã hội đã có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ các loại hình văn
hóa nghệ thuật phát triển, trong đó có văn học. Văn học thời Đường là một điểm
sáng, một dấu son chói lọi trong kho tàng văn học Trung Quốc nói riêng và của cả
nhân loại nói chung.
Có thể thấy rằng tiểu thuyết truyền kỳ đời Đường là sự kế thừa và ảnh
hưởng lẫn nhau trong nội bộ nền văn học cũng như phát triển trên một xã hội thịnh
trị phong kiến Trung Quốc. Ngồi ra nó cịn kế thừa và tiếp thu, ảnh hưởng của
một nền văn học giàu giá trị trước đó đặc biệt là từ tiểu thuyết chí nhân chí quái
thời Lục Triều. Vào thời Ngụy Tấn và Nam Bắc Triều, thời cuộc xáo trộn, thiên hạ
lao đao. Kẻ thống trị chuyên quyền, cuộc sống loạn lạc, sống chết không biết lúc
nào, thành thử tâm lý căng thẳng, trầm uất, hoang mang, bế tắc. Thời cuộc hiểm ác
ấy xua đuổi một bộ phận lớn văn nhân tránh xa chính trị, lánh khỏi hiện thực, đua
nhau ẩn dật. Kẻ thì suốt ngày bàn sng, chẳng quan tâm gì đến thời thế. Kẻ thì
sống bê tha, say sưa bừa bãi để che giấu nỗi khổ tâm về chính trị. Kẻ thì lui về
vườn tược, chẳng thích hơn thua với đời, chọn nếp sống an nhàn không bụi trần…
Họ bằng mọi cách không chen chân vào thời cuộc cốt được yên thân. Trong xã hội
thì rêu rao điều mê tín, trầm trồ chuyện linh thiêng, hơ hốn quỉ thần, làm xuất hiện


16

khá nhiều tiểu thuyết chí quái, bàn xằng những điều kỳ lạ.
Tiểu thuyết chí quái thời Lục Triều lấy đề tài từ chuyện thần thoại, truyện

cổ tích tơn giáo, truyền thuyết dân gian, những người, những việc kỳ lạ trong hiện
thực lịch sử, trong truyền thuyết về vạn vật, về địa phương. Tác giả thì đa dạng và
xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau như: vương công đại thần, sử học gia, nhà
toán học,… Dù bất kể là ai và thuộc tầng lớp nào thì tác giả cũng bất đồng về giai
tầng xã hội, bất đồng cả về năng lực học vấn cùng sự từng trải nữa, cho nên sự
phức tạp về khuynh hướng tư tưởng của tiểu thuyết chí qi là điều chẳng có gì
khó hiểu, kẻ thì nêu cao luật nhân quả báo ứng, kẻ thì tán dương tượng Phật linh
thiêng, kẻ thì đả kích quan lại thối nát, kẻ thì ca ngợi một mối tình thắm thiết, kẻ
thì trầm trồ một thắng cảnh địa phương. Thời Ngụy - Tấn Nam - Bắc triều xứng
đáng là thời vàng son của tiểu thuyết chí quái mà Sưu thần kí của Can Bảo, U Minh
lục, Thế thuyết tân ngữ của Lưu Nghĩa Khánh là những tác phẩm tiêu biểu và tiên
phong cũng như ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiểu thuyết truyền kỳ đời Đường nói
riêng và văn học Trung Quốc thời kỳ sau nói chung.
Bước phát triển của tiểu thuyết Trung Quốc tương đối muộn, từ thời nhà
Hán người ta mới bắt đầu xem tiểu thuyết là một hình thức văn học nghệ thuật độc
lập. Về tiểu thuyết trong thời kỳ Hán Ngụy Lục Triều thì chí qi là phong phú
nhất. Truyện truyền kỳ đời Đường sau khi hấp thụ được sự ni dưỡng này cũng
có sự thay đổi mang tính chất căn bản, ví dụ như đề tài và nội dung ngày một
phong phú và mở rộng hơn, kết cấu của tiểu thuyết cũng được hoàn thiện, về mặt
tình tiết của câu chuyện thì càng trở nên khúc chiết và uyển chuyển hơn. Về mặt
bút pháp thể hiện, thì bắt đầu hư cấu một cách rõ ràng, có ý thức, và những lời lẽ
ngôn ngữ được vận dụng một cách đẹp đẽ và hoa lệ hơn. Lỗ Tấn từng so sánh một
cách hết sức giản dị nhưng lại vơ cùng thấu đáo tỉ mỉ:
“Văn chương chí qi và chí nhân thời Lục Triều rất ngắn gọn, mà cịn
được coi như là sự thực; đến đời Đường thì do có ý thức mà viết tiểu thuyết, điều
này có thể xem như một bước tiến bộ lớn trong lịch sử tiểu thuyết. Hơn nữa, văn


17


chương rất dài, có thể miêu tả khúc chiết, khác với thể văn cổ trước đây, điều này
cũng được xem như một tiến bộ lớn về mặt văn thể. Có điều những người làm văn
cổ, xem thì rất lấy làm không vừa ý, gọi là lối văn truyền kỳ. Hai chữ “truyền kỳ”
thời bấy giờ thực ra là ngụ ý chê cười, chứ hồn tồn khơng phải như ý chúng ta
hiểu danh từ truyền kỳ hiện nay” [53, tr.327].
Những tiến bộ này thể hiện sự phát triển của tiểu thuyết cổ đại Trung Quốc,
tiểu thuyết Trung Quốc đã có một bước nhảy vọt quan trọng, bước vào một thời kỳ
mới. Thời nhà Đường khơng chỉ là thời đại hồng kim của thi ca mà còn là thời kỳ
phát triển đỉnh cao của đoản thiên tiểu thuyết Trung Quốc. Nhắc đến văn học nghệ
thuật đời Đường người ta sẽ nghĩ ngay đến thơ Đường với những thành tựu rực rỡ,
những bài thơ nổi tiếng như Hồng Lạc Lâu của Thơi Hiệu, Tĩnh Dạ Tư của Lý
Bạch, Thu hứng của Đỗ Phủ, Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, Phong kiều dạ bạc của
Trương Kế, .v.v. các thi nhân đời Đường với tâm hồn yêu chuộng thơ ca, bút pháp
tài tình, ý thơ dạt dào và chí khí bất phàm đã để lại cho đời sau vơ số tác phẩm trứ
danh, đóng góp cho kho tàng văn học thế giới nói chung và văn học Trung Quốc
nói riêng những giá trị vơ giá. Nếu xem Đường thi là một báu vật của văn học
Trung Quốc đời Đường thì truyền kỳ cũng rất xứng đáng là một viên dạ minh châu
sáng lấp lánh, vì nó đã vượt qua khỏi những hạn chế của tiểu thuyết chí quái thời
Lục Triều để vươn lên một tầm cao mới nên được lưu truyền cũng như có sức ảnh
hưởng tới muôn đời.
“Việc lấy “Truyền kỳ” làm tên tác phẩm, bắt đầu từ Nguyên Thận. Danh
tác Oanh Oanh truyện của ơng, ngun có tên là “Truyền kỳ”, cịn tên hiện nay là
do người đời Tống khi đưa vào quyển Thái Bình Quảng Ký mới đổi nhan đề trở lại.
Về sau Bùi Hình viết một tập tiểu thuyết cũng gọi là “Truyền kỳ”. Nhưng đến thời
bấy giờ “Truyền kỳ” chỉ là nhan đề một bài văn đơn lẻ, hoặc một bộ sách đơn lẻ.
Đại khái do chịu ảnh hưởng sách “Truyền kỳ” tức “Oanh Oanh Truyện” của
Nguyên Thận, nên đời Tống “Thuyết Thoại” (một loại hình văn học kể chuyện
bằng lời nói) và các nhạc khúc theo cung điệu ở đời Tống, khi lấy đề tài trong tình



18

yêu dân gian thì đều gọi là “Truyền kỳ”. Đấy là danh xưng trong việc phân loại đề
tài đối với những câu chuyện kể. Còn việc danh xưng “Truyền kỳ” một cách rõ rệt
để chuyên gọi tiểu thuyết văn ngôn đời Đường… Ở đây, cũng nên nói rõ, danh
xưng “Truyền kỳ” được ứng dụng rất rộng, chẳng những trong thể loại “Thuyết
thoại”, “Giảng xướng” có một loại gọi là “Truyền kỳ”, mà theo đời nhà Minh, thể
loại “Nam hí” cũng được gọi là “Truyền kỳ”.
Truyện Truyền kỳ đời Đường bắt nguồn từ những sách chí quái thời Lục
Triều. Nhưng hai loại này có sự khác biệt nhau cơ bản. Cho dù truyện Chí qi ở
thời Lục Triều khơng phải hồn tồn dùng để tun dương thần đạo, mà nó cũng
có mục đích giải trí nhưng nói chung thì nó chỉ chịu ảnh hưởng về ý thức thần đạo
rất sâu sâu sắc, cịn ý thức sáng tác văn học thì lại khơng rõ ràng. Trong số đó
(đặc biệt là ở thời kỳ sau), tuy có một số tác phẩm tình tiết khá phức tạp, nhưng cơ
bản vẫn là rất đơn sơ, thô thiển, thiếu sự miêu tả sâu sắc” [47, tr.380-381].
Truyền kỳ vốn bắt nguồn từ tiểu thuyết chí quái thời Hán Ngụy Lục Triều,
đặc điểm của tiểu thuyết chí quái là ghi chép lại những câu chuyện hoang đường
quái dị, những câu chuyện về quỉ thần ma quái, do đó tiểu thuyết truyền kỳ ra đời
không khỏi nhuốm màu sắc kỳ ảo, huyền bí. Nó hấp thụ trí tưởng tượng phong phú
của chí quái để tạo nên yếu tố ly kỳ trong các câu chuyện và thu hút hấp dẫn người
đọc. Có thể nói, các truyện truyền kỳ đã thực sự trở thành những tác phẩm văn học
mang đầy đủ giá trị tư tưởng và giá trị thẫm mỹ của nó.
Lỗ Tấn cho rằng: “Dịng phái truyền kỳ, vốn bắt nguồn từ chí quái, chỉ khác
là ở chổ văn vẻ lan tỏa, cho nên thành tựu đặc biệt kỳ lạ. Thảng hoặc cũng có
mượn phóng dụ để tả tình sầu, nói họa phúc để hịng răn dạy, nhưng cứu cánh vẫn
là văn chương cùng ý tứ, cùng với chuyện nói về quỉ thần, chứng minh nhân quả
xưa khơng khác gì hết, thú vị lạ lùng” [53, tr.94].
Nội dung tư tưởng của tiểu thuyết truyền kỳ Đường mới lạ, rộng lớn và gần
gũi với đời sống hiện thực. Trên thì đề cập cuộc sống sinh hoạt chốn cung đình của
các bậc vua chúa cung phi hoặc các cuộc đấu tranh trong nội bộ tập đoàn thống trị



19

nhằm mục đích tranh quyền đạt lợi. Dưới thì đề cập đến bi kịch trong tình u hơn
nhân của kỹ nữ và sĩ tử hoặc cuộc sống của những kẻ lưu lạc, những thương nhân
bn bán xa. Khơng có gì là khơng có trong truyền kỳ đời Đường cả.
Phương diện cuộc sống được mô tả trong truyền kỳ đời Đường gần như đề
cập đến mọi góc độ của xã hội thời Đường. Cái mà ngòi bút của tác giả hướng đến
ở đây không chỉ là vạch trần những hiện tượng đen tối xấu xa trong xã hội, còn là
theo đuổi lý tưởng tốt đẹp ngay thẳng. Có một số tác phẩm tuy thuộc loại sưu tầm
ghi chép chuyện kỳ lạ tản mạn, tiếp nối theo phong khí cịn lại của tiểu thuyết chí
quái thời Lục Triều, viết những câu chuyện vu vơ về ma quỉ thần tiên yêu quái, cầu
đạo luyện đơn. Những nhân vật trung tâm trong tác phẩm đa số đều là những nhân
vật trong hiện thực cuộc sống. Cho dù là ma quỉ thần tiên như Nhâm Thị truyện,
Liễu Nghị truyện cũng đều rất giàu tình người, sự sắp xếp phát triển của tình tiết
câu chuyện vượt qua ngoài sự tưởng tượng nhưng lại nằm trong sự hợp lý hợp tình.
Chủ đề của truyền kỳ đời Đường tiến bộ và hết sức sâu sắc, có bốn phương
diện nội dung tư tưởng chủ yếu như: phê phán lễ giáo phong kiến có: Hoắc Tiểu
Ngọc truyện, Oanh Oanh truyện, Lý Oa truyện…; vạch trần những hiện tượng đen
tối trong xã hội có: Cấu Lan Đình Tự, Đơng Thành lão phu truyện, Chấn Trung ký,
Nam Kha Thái thú,…; ca ngợi tinh thần nghĩa hiệp có: Cơn Lơn Nơ, Vơ song
truyện,…; bác bỏ, khơng tin sợ quỉ thần có: Huyền qi Lục, Họa tì bà,… Truyền
kỳ đời Đường từ lúc ra đời đã đánh dấu sự thành thục của loại hình đoản thiên tiểu
thuyết văn ngơn cổ Trung Quốc. Nó đã mở ra một chân trời nghệ thuật hoàn toàn
mới và có ảnh hưởng lớn đến văn học Trung Quốc thời kỳ sau, chủ yếu ảnh hướng
đến các loại hình văn học nghệ thuật như tiểu thuyết, hý khúc, văn học diễn xướng.
Nói tóm lại, nếu như truyền kỳ đời Lục Triều là nặng về yếu tố kỳ, dị, ảo thì
đến truyền kỳ đời Đường là “cấu tứ chuộng sự ly kỳ” nên gọi là truyền kỳ và kỳ trở
thành nồng cốt của thể loại truyền kỳ, là hạt nhân tự sự chi phối toàn bộ cấu trúc

của tiểu thuyết truyền kỳ.


20

1.2.2. Văn học đời Tống - Nguyên
Truyện truyền kỳ đời Đường ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến sự phát triển
của văn học thời kỳ sau. Từ thời nhà Tống trở đi, tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
phát triển thành hai dịng là văn ngơn và bạch thoại, trong đó tiểu thuyết bút ký văn
ngơn có quan hệ nối tiếp với cùng mạch với truyền kỳ đời Đường nên hiển nhiên
nó chịu sự tác động sâu sắc, cịn tiểu thuyết bạch thoại cũng tiếp thu những ảnh
hưởng nhất định. Thể loại truyền kỳ đã trở thành dạng thức văn học chủ yếu của
truyện ngắn viết bằng văn ngôn nhiều thời từ Tống trở về sau, cho đến khi tiểu
thuyết bạch thoại ra đời và phát triển thì nó vẫn có một vị trí nhất định.
Các tác giả truyện kể thời Tống – Nguyên là các nghệ nhân dân gian, các
nhà văn lận đận. Từ thời Nam Tống đến đời Nguyên, do nghệ nhân thuyết xướng
và hí khúc phát triển, nảy sinh một giới văn nhân chuyên môn biên soạn truyện kể,
kịch bản cho diễn viên, họ tổ chức thành thư hội, người trong thư hội được gọi là
tiên sinh hay tài nhân. Tiểu thuyết tuy bị xã hội thượng lưu khinh bỉ nhưng lại địi
hỏi tác giả phải có kiến thức rộng rãi, phải đọc thật nhiều tác phẩm sử học, văn
học, nắm rõ biến cố của các triều đại, truyền thuyết. Họ phải đọc Thái Bình quảng
ký, Di tiên chí… là các loại sách tập hợp những truyện chí quái, truyền kỳ. Những
chuyện phong hoa tuyết nguyệt, thế thái nhân tình mở miệng ra là phải kể được
cho làu làu, vanh vách.
Từ khi xuất hiện thể loại truyện kể thời Tống – Nguyên về sau, nền văn học
Trung Quốc đã xuất hiện cái gọi là tiểu thuyết thông tục. Nó đặt nền móng vững
vàng cho việc phát triển tiểu thuyết thời Minh – Thanh. Từ thời Tống – Nguyên,
tiểu thuyết và hí khúc dần dần phát triển rồi thay thế cho thơ ca, văn xuôi. Truyện
kể ra đời chứng tỏ tiềm lực lớn lao của nghệ thuật tiểu thuyết lừng danh Minh –
Thanh với Tam quốc chí diễn nghĩa, Thủy hử truyện, Tây du ký đều trải qua chặng

đường từ truyện kể tiến một bước lên mài giũa gia cơng, cuối cùng do tác giả viết
nên, trong đó bộ Tam quốc chí diễn nghĩa dùng nửa bạch thoại nửa văn ngôn.


×