Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa và cách chuyển dịch của nhóm động từ get, make, have, take

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 166 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN TRANG THÙY DUNG

ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP, NGỮ NGHĨA VÀ
CÁCH CHUYỂN DỊCH CỦA NHĨM ĐỘNG
TỪ GET, MAKE, HAVE, TAKE
Chun ngành: Ngơn ngữ học
Mã số: 60.22.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN CƠNG ĐỨC

TP. HỒ CHÍ MINH 2011


2

MỤC LỤC

PHẦN DẪN LUẬN ....................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ........................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................... 3
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ......................................................... 7
4. Nguồn ngữ liệu nghiên cứu .................................................................. 8


5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 8
6. Đóng góp của luân văn ........................................................................ 9
7. Bố cục luân văn ................................................................................... 9

PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................... 11
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP ....................................................... 11
1.1. Đặc điểm của động từ tiếng Anh ...................................................... 11
1.1.1.Trợ động từ ............................................................................. 11
1.1.2.Động từ tình thái ..................................................................... 11
1.1.3.Thực động từ ........................................................................... 12
1.2. Quan hệ giữa động từ với chủ ngữ và tân ngữ .................................. 14
1.2.1.Hệ từ ........................................................................................ 14
1.2.2.Nội động từ ............................................................................. 15
1.2.3.Ngoại động từ .......................................................................... 15
1.2.3.1.Ngoại động từ đơn chuyển ................................................. 16
1.2.3.2.Ngoại động từ song chuyển ................................................ 16
1.2.3.3.Ngoại động từ phức chuyển ................................................ 17
1.3. Đặc điểm ngữ pháp của động từ GET, HAVE, MAKE và TAKE..... 18
1.3.1.Đặc điểm chung ...................................................................... 18
1.3.2.Đặc điểm của động từ GET ...................................................... 19
1.3.2.1.Hệ từ ................................................................................... 23


3

1.3.2.2.Nội động từ ......................................................................... 25
1.3.2.3.Ngoại động từ...................................................................... 27
* Ngoại động từ đơn chuyển ....................................... 28
* Ngoại động từ song chuyển ...................................... 29
* Ngoại động từ phức chuyển....................................... 30

1.3.3.Đặc điểm của động từ HAVE .................................................. 32
1.3.3.1.Ngoại động từ đơn chuyển .................................................. 40
1.3.3.2.Ngoại động từ phức chuyển ................................................ 42
1.3.3.3.Cấu trúc HAVE – A – ĐỘNG TỪ ....................................... 43
1.3.4.Đặc điểm của động từ MAKE .................................................. 47
1.3.4.1.Hệ từ ................................................................................... 48
1.3.4.2.Nội động từ ......................................................................... 49
1.3.4.3.Ngoại động từ...................................................................... 49
* Ngoại động từ đơn chuyển ....................................... 49
* Ngoại động từ song chuyển ...................................... 51
* Ngoại động từ phức chuyển ....................................... 52
1.3.5.Đặc điểm của động từ TAKE ................................................... 54
1.3.5.1.Nội động từ ......................................................................... 55
1.3.5.2.Ngoại động từ ..................................................................... 55
1.3.5.2.1.Ngoại động từ đơn chuyển ............................................. 55
1.3.5.2.2.Ngoại động từ song chuyển ............................................ 56
1.3.5.2.3.Ngoại động từ phức chuyển ........................................... 56
1.3.5.3.Cấu trúc TAKE – A – ĐỘNG TỪ ....................................... 58
Tiểu kết ............................................................................................... 60
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA ............................................... 62
2.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của động từ trong mối quan hệ với các vai nghĩa 62
2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của động từ GET, HAVE, MAKE và TAKE.... 64


4

2.2.1.Đặc điểm chung ...................................................................... 64
2.2.2.Đặc điểm ngữ nghĩa của động từ GET...................................... 65
2.2.2.1.Hệ từ ................................................................................... 65
2.2.2.2.Nội động từ ......................................................................... 67

2.2.2.3.Ngoại động từ...................................................................... 69
* Ngoại động từ đơn chuyển ....................................... 69
* Ngoại động từ song chuyển ...................................... 71
* Ngoại động từ phức chuyển ....................................... 71
2.2.3.Đặc điểm ngữ nghĩa của động từ HAVE .................................. 74
2.2.3.1.Trợ động từ ......................................................................... 74
2.2.3.2.Động từ bán tình thái .......................................................... 78
2.2.3.3.Ngoại động từ ..................................................................... 80
* Ngoại động từ đơn chuyển ....................................... 80
* Ngoại động từ phức chuyển ....................................... 88
2.2.3.4.Cấu trúc HAVE – A – ĐỘNG TỪ ....................................... 92
2.2.4.Đặc điểm ngữ nghĩa của động từ MAKE ................................. 94
2.2.4.1.Hệ từ .................................................................................. 94
2.2.4.2.Ngoại động từ...................................................................... 95
* Ngoại động từ đơn chuyển ....................................... 95
* Ngoại động từ song chuyển .................................... 100
* Ngoại động từ phức chuyển ..................................... 101
2.2.5.Đặc điểm ngữ nghĩa của động từ TAKE ................................. 104
2.2.5.1.Nội động từ ...................................................................... 105
2.2.5.2.Ngoại động từ ................................................................... 106
* Ngoại động từ đơn chuyển ..................................... 106
* Ngoại động từ song chuyển .................................... 113
* Ngoại động từ phức chuyển ..................................... 114


5

2.2.5.3.Cấu trúc TAKE – A – ĐỘNG TỪ ..................................... 118
Tiểu kết .............................................................................................. 119
CHƯƠNG 3: CÁCH CHUYỂN DỊCH

3.1. Những vấn đề chung trong việc chuyển dịch động từ ..................... 122
3.1.1.Khái niệm về dịch ................................................................. 122
3.1.2.Đối chiếu ngôn ngữ và dịch ................................................... 123
3.1.2.1.Các nguyên tắc đối chiếu................................................... 124
3.1.2.2.Đối chiếu động từ Anh – Việt ........................................... 125
3.2. Đối chiếu và chuyển dịch động từ GET, HAVE, MAKE và TAKE 126
3.2.1.Nhóm tương đương ................................................................ 127
3.2.1.1.Nhóm nhị trị - cần 2 tham tố bắt buộc ............................... 127
* Động từ GET .......................................................... 127
* Động từ HAVE ....................................................... 129
* Đông từ MAKE ....................................................... 129
* Động từ TAKE ........................................................ 130
3.2.1.2.Nhóm tam trị - cần ba tham tố bắt buộc ............................. 130
* Động từ GET........................................................... 130
* Động từ HAVE ....................................................... 132
* Động từ MAKE ....................................................... 133
* Động từ TAKE ....................................................... 134
3.2.2.Nhóm khơng tương đương ..................................................... 136
3.2.2.1.Động từ GET..................................................................... 136
3.2.2.2.Động từ HAVE ................................................................. 136
* Ngoại động từ đơn chuyển ..................................... 139
* Ngoại động từ phức chuyển ..................................... 141
3.2.2.3.Động từ MAKE ............................................................... 142
* Hệ từ ...................................................................... 142


6

* Ngoại động từ ......................................................... 143
3.2.2.4.Động từ TAKE ................................................................. 145

* Nội động từ ............................................................. 146
* Ngoại động từ ......................................................... 146
Tiểu kết ........................................................................................... 149
PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................. 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 155


1

PHẦN DẪN LUẬN
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu ngơn ngữ ở cấp độ từ đang ngày càng trở nên cần thiết và
phổ biến hơn. Trong thời gian gần đây, nghiên cứu ngôn ngữ ở cấp độ nhóm
từ hoặc từ riêng lẻ đang được chú ý. Là thành phần cốt lõi trong câu và phát
ngôn, động từ thuộc nhóm từ được quan tâm nghiên cứu rất nhiều. Nghiên
cứu động từ tiếng Anh cũng nằm trong xu thế đó. Do đặc trưng cấu trúc hoặc
ý nghĩa diễn đạt mà động từ tiếng Anh được nghiên cứu và phân loại theo
những tiêu chí khác nhau. Dựa vào các tiêu chí trên cơ sở của phạm trù ngữ
pháp (số, thì, thể, dạng….), động từ tiếng Anh được chia thành 3 nhóm chính
thực động từ, trợ động từ và động từ tình thái. Các tiêu chí về mối quan hệ
chức năng chủ ngữ - động từ - tân ngữ phân chia động từ tiếng Anh thành 3
nhóm chính: hệ từ, nội động từ và ngoại động từ. Nhóm ngoại động từ bao
gồm những tiểu nhóm ngoại động từ đơn chuyển, ngoại động từ song chuyển
và ngoại động từ phức chuyển. Dựa vào tiêu chí động từ chính và động từ bổ
ngữ có thể chia động từ thành 2 nhóm chính động từ có ngơi (finite) và động
từ vơ ngơi (infinite). Ngữ pháp chức năng tập trung khai thác các vai nghĩa
(tham tố) đã chia động từ tiếng Anh thành các nhóm đơn trị, nhị trị và tam trị.
Rõ ràng tồn tại mối quan hệ giữa các tiêu chí phân loại động từ tiếng
Anh theo quan hệ chủ ngữ - động từ - tân ngữ và tiêu chí phân loại động từ
tiếng Anh theo sự tham gia của các vai nghĩa. Mối quan hệ này là vấn đề được

đề tài hướng đến nghiên cứu và khai thác. Các vai trò hệ từ, nội động từ và
ngoại động từ diễn đạt mối liên kết giữa những thành phần có liên quan trực
tiếp đến động từ. Mối liên kết này không những thể hiện những vấn đề về ngữ
pháp mà sâu trong nó thể hiện những vấn đề về ngữ nghĩa vì trong quá trình
giao tiếp, giảng dạy hay dịch thuật người sử dụng tiếng Anh thường gặp
những câu có những đặc điểm cấu trúc giống nhau những lại diễn đạt những ý


2

nghĩa hoàn toàn khác nhau. Ý nghĩa của động từ chỉ có thể được hiểu rõ hơn
khi được phân tích dựa trên sự đóng góp của các vai nghĩa.
Trên quan điểm vừa nêu, đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm ngữ
pháp và ngữ nghĩa của nhóm động từ GET, HAVE, MAKE và TAKE. Ngồi
những cách sử dụng mang tính đặc thù, nhóm động từ này nhìn chung thuộc
nhóm động từ thực. Mỗi động từ trong nhóm có thể thực hiện nhiều vai trị
ngữ pháp khác nhau thậm chí có thể đóng đầy đủ các vai trị hệ từ, nội động
từ, ngoại động từ (đơn chuyển, song chuyển và phức chuyển) như trường hợp
động từ GET. Do đặc điểm này, các động từ GET, HAVE, MAKE và TAKE
đòi hỏi các tham tố ở nhiều mức độ khác nhau. Điều rõ ràng là những động từ
này đều có thể là động từ đơn trị, nhị trị và tam trị. Việc đòi hỏi tham tố ở
nhiều mức độ khác nhau cũng cho thấy đây là nhóm động từ có nhiều nét
nghĩa. Phân tích đặc điểm ngữ nghĩa sẽ tập trung vào đánh giá các nét nghĩa
dựa trên mối quan hệ tổng hòa giữa vai trò ngữ pháp và yếu tố vai nghĩa của
mỗi động từ. Những cách sử dụng mang tính đặc thù của các động từ cũng
được phân tích nhằm giúp hoàn thiện việc đánh giá các động từ trên các
phương diện vừa nêu.
Thực tế cho thấy, GET, HAVE, MAKE và TAKE có thể được xem là
những động từ cơ bản và cần thiết trong tiếng Anh. Những động từ này nằm
trong số 2500 từ vựng cơ bản được sử dụng thường xun trong từ điển để

giải thích đặc điểm ngơn ngữ của toàn bộ từ vựng trong tiếng Anh [59]. Bốn
động từ trên cũng là những từ vựng đầu tiên mà người học tiếng Anh có thể
tìm thấy trong tất cả các giáo trình tiếng Anh. Và chắc hẳn, nhóm động từ này
cũng là một trong những từ được sử dụng nhiều nhất trong các hoạt động
ngôn ngữ. Xuất phát từ thực tế đó, nghiên cứu tập trung vào đặc điểm ngữ
nghĩa và ngữ pháp của GET, HAVE, MAKE và TAKE như là hướng tiếp cận
sâu trong lĩnh vực nghiên cứu động từ nói chung và động từ tiếng Anh nói


3

riêng. Cách tiếp cận này đem đến những kết quả có thể được ứng dụng trong
giảng dạy tiếng Anh cũng như chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Cơ
sở dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu là từ điển, tài liệu và giáo trình có uy
tín trong và ngồi nước. Trong số đó, từ điển Oxford dành cho học viên ở
trình độ nâng cao (Oxford Advanced Learner’s Dictionary) đóng vai trị trung
tâm. Sự lựa chọn này đặt trên cơ sở tính phổ biến, sự uy tín và mức độ tin cậy
của cuốn từ điển này.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Động từ trong ngơn ngữ nói chung và động từ tiếng Anh nói riêng từ
lâu đã trở thành vấn đề quan trọng của các cơng trình nghiên cứu trong ngành
ngơn ngữ học nói chung và ngữ pháp học nói riêng vì vị trí và ý nghĩa quan
trọng của nó trong câu – cấu trúc cơ bản của ngơn ngữ. Ngữ pháp phổ quát
(Universal grammar) nghiên cứu những đặc điểm ngữ pháp chung cho mọi
ngôn ngữ của nhân loại dựa trên vị trí của của thành phần chủ từ (subject),
động từ (verb) và tân ngữ (object) [51, tr.25, 26]. Ngơn ngữ học loại hình
cũng dựa vào đặc điểm này để phân tích ngơn ngữ. Đặc biệt hơn ngơn ngữ
học loại hình đã xem mối quan hệ giữa động từ, chủ ngữ và tân ngữ là những
đặc điểm để khu biệt các loại ngôn ngữ khác nhau [51, tr.26]. Ngữ pháp tạo
sinh cũng bắt đầu phân tích cấu trúc câu từ các cụm danh từ và cụm động từ

(Noun phrase: NP – Verb phase – VP) [51, tr. 29]. Ngữ pháp chức năng vốn
chú trọng đến chức năng của ngôn ngữ và được xây dựng dựa trên quan điểm
xem ngôn ngữ như một phương tiện thực hiện giao tiếp giữa người và người,
mặc dù không nhấn mạnh cấu trúc trật tự từ trong câu vẫn, rất chú ý đến động
từ. Bàn về vấn đề này Cao Xuân Hạo đã viết ‘Thành tựu vững chắc nhất mà
các tác giả làm ngữ pháp chức năng đã đạt được là sự phân biệt minh bạch
giữa hai bình diện ngữ pháp và nghĩa học, chủ yếu là nhờ lí thuyết về tham trị
(valence) của vị từ và về cương vị tham tố (actance) …” [21, tr. 25]).


4

Với quan điểm ngữ pháp mô tả phục vụ cho việc dạy tiếng Anh (đặc
biệt là dạy tiếng Anh như ngoại ngữ hay ngôn ngữ thứ 2), Carter và McCathy
(2006) đã giải thích các đăc điểm ngữ pháp tiếng Anh chủ yếu dựa trên các
mối quan hệ giữa các yếu tố tạo thành câu. Trong đó, mối quan hệ giữa động
từ và những bộ phận liên quan (chủ ngữ, tân ngữ, bổ ngữ) được khai thác triệt
để. Carter và McCathy dành phần lớn cơng trình của mình để xác định cách
sử dụng của các nhóm động từ tiếng Anh dựa trên mối quan hệ giữa động từ
và những thành phần theo sau nó. Theo các tác giả này, các động từ GET,
HAVE, MAKE và TAKE có thể tham gia vào nhiều cấu trúc câu và đóng
những vai trị khác nhau. Mặc dù cơng trình này rất tỉ mỉ tuy nhiên trong một
số trường hợp đã không phân biệt được sự khác biệt của các động từ khác
nhau trong cùng cách sử dụng hoặc cùng cấu trúc. M. Swan (1997) phân tích
đặc điểm ngữ pháp đi kèm với những nét nghĩa cơ bản của từng điểm ngơn
ngữ riêng lẻ (thậm chí là từng từ riêng lẻ) đã cố gắng phân tích cách sử dụng
và nghĩa của các động từ GET, HAVE, MAKE và TAKE. Theo Swan, mỗi
động từ riêng lẻ trong nhóm đều có đặc điểm chung là có mối quan hệ rộng
rãi trong những điều kiện ngữ pháp và ngữ nghĩa khác nhau. Đặc điểm đặc
biệt này cho phép GET, HAVE, MAKE và TAKE trở thành những động từ

điển hình trong số các động từ cơ bản của tiếng Anh (theo sự phân loại và sắp
xếp trong các từ điển Oxford và Macmillan).
Khơng đi sâu vào phân tích rõ từng điểm ngôn ngữ cụ thể như
Michael Swan, các tác giả L. G. Alexander (1992), B. S. Azar (1989),
Thomson A. J & A. V Martinet (1998), M. Hewings (2007) đi vào nghiên cứu
những khía cạnh khác nhau của nhóm động từ. Kết quả của các cơng trình này
một lần nữa khẳng định tính đa năng và đặc điểm đa nghĩa của các động từ.
M. Hewings (2007) rất thực tế khi đưa ra những đánh giá về đặc điểm ngữ
pháp và ngữ nghĩa qua việc đối chiếu GET, HAVE, MAKE và TAKE với các


5

động từ khác trong các cấu trúc hoặc ý nghĩa có vẻ tương đồng, ví dụ tác giả
này đã đối chiếu MAKE với DO, HAVE với GET…. B. S. Azar đi sâu vào
phân tích ý nghĩa ngữ pháp đã cho thấy những ý nghĩa nội hàm khác nhau
trong những cấu trúc tình thái hồn thành (modal perfect) trong mối liên hệ
với trợ động từ HAVE.
Thời gian gần đây, R. M. W. Dixon (2005) đã thu hút nhiều sự chú ý
qua cơng trình A Semantic Approach to English Grammar (Tiếp cận Ngữ
pháp tiếng Anh trên phương diện ngữ nghĩa). Trong công trình này Dixon dựa
vào khả năng hành chức và kết hợp của động từ với những thành phần theo
sau đã phân chia động từ thành 2 nhóm: nhóm chính cấp – PRIMARY và
nhóm thứ cấp – SECONDARY. Nhóm chính cấp bao gồm những động từ ‘có
thể tự nó hình thành câu khi kết hợp với những cụm danh từ thích hợp’ [47,
tr.96]. Nhóm thứ cấp bao gồm những động từ đóng vai trị ‘cung cấp sự bổ trợ
ngữ nghĩa cho một động từ khác’. Cũng dựa vào khả năng hành chức và kết
hợp của động từ, Dixon đã phân chia động từ trong từng nhóm thành những
nhóm nhỏ hơn (chính cấp A, B; thứ cấp A, B, C, D). Điều thú vị là tác giả đã
dựa vào vai nghĩa để phân chia các nhóm động từ chính cấp cũng như thứ cấp

theo nhiều nhóm nhỏ hơn. Theo cách phân chia này, GET, HAVE, MAKE và
TAKE trở thành thành viên của rất nhiều nhóm nghĩa khác nhau và địi hỏi
những vai nghĩa khác nhau. Ví dụ, là động từ của nhóm chính cấp A, TAKE
là thành viên của các tiểu nhóm motion (chuyển động) cùng với bring, fetch,
send, move…, nhóm rest (nghỉ) cùng với leave, desert, abandon, ground…,
nhóm affect (tác động) với unwrap, uncover, unroof, ….; là động từ của nhóm
chính cấp B, TAKE làm thành viên của các tiểu nhóm happening (xảy đến)
cùng với organize, arrange, do, tie…. Trong một số trường hợp, nhiều hơn
hai động từ nằm trong cùng một tiểu nhóm ví dụ HAVE và GET cùng thuộc
tiểu nhóm own (sở hữu) cùng với lack, obtain, gain…., hoặc GET, HAVE và


6

MAKE đều thuộc tiểu nhóm making (tạo) cùng với force, cause, drive …Việc
phân chia nhóm này tỏ ra rất hiệu quả vì tác giả đã sử dụng đồng thời cả hai
phương diện ngữ pháp và ngữ nghĩa. Rõ ràng trên thực tế khơng thể giải thích
đặc điểm ngữ pháp một cách đầy đủ mà không đề cập đến đặc điểm ngữ nghĩa
và tiến trình ngược lại cũng xảy ra như vậy. Hơn nữa, cách thức phân tích đặc
điểm ngữ pháp dựa trên nét nghĩa của động từ và đặc biệt là vai trò của các
tham tố càng làm rõ hơn mối quan hệ này.
Và cũng chính R. M. W. Dixon nhìn nhận sự tồn tại của cấu trúc GET
A VERB, HAVE A VERB và TAKE A VERB bên cạnh cấu trúc GET A
NOUN, HAVE A NOUN và TAKE A NOUN. Tuy nhiên, Dixon đã không
thể diễn giải hết mọi nét nghĩa mà một số động từ có được, ví dụ GET có một
nét nghĩa là đi (go) (ví dụ: I often get home right after school – Tôi thường đi
về nhà ngay sau khi làm việc xong).
Một cơng trình khác khơng thể khơng đề cập đến trong q trình thu
thập dữ liệu phục vụ cho công việc nghiên cứu, công trình Từ điển dành cho
học viên nâng cao của Oxford – Từ điển Oxford (Oxford Advanced Learner’s

Dictionary). Đặc điểm ngữ pháp của các động từ được thể hiện trong từ điển
này dựa trên mối quan hệ giữa động từ và các thành phần phía sau (được kí
hiệu VN: động từ - danh từ, VNN: động từ - danh từ - danh từ; VN adj: động
từ - danh từ - tính từ). Cách thể hiện này cũng diễn đạt khá rõ tính phổ quát và
quan trọng của ngữ pháp miêu tả hiện đại (modern descriptive grammar).
Cũng như các cơng trình nghiên cứu khác có liên quan đến GET, HAVE,
MAKE và TAKE, từ điển Oxford chỉ ra rất nhiều cấu trúc mà mỗi động từ
tham gia. Tuy nhiên sẽ thật khó phân định những vai trò ngữ pháp khác nhau
khi dựa vào những kí hiệu có trong từ điển. Đối với đặc điểm ngữ nghĩa, từ
điển Oxford rất hữu ích cho người cần tra cứu những nét nghĩa của các động
từ vì các nét nghĩa riêng biệt đã được phân tích ra từng nhóm cụ thể. Tuy


7

nhiên, cũng như những khó khăn có thể gặp phải ở đặc điểm ngữ pháp, những
nét nghĩa trong từ điển được nêu ra theo từng nhóm nghĩa mang tính phổ quát
và không thể phân biệt một cách rõ ràng.
Trong mối quan tâm chung, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam
đã có những nghiên cứu tìm hiểu ở mức độ từng cá thể động từ như Cấn Thị
Thu Hà (2007) với luận văn về đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp của động từ
‘be’. Tuy nhiên, vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu đầy đủ đặc điểm của bất
kì động từ nào trong nhóm GET, HAVE, MAKE và TAKE.
Tác giả Nguyễn Thị Quy trong cơng trình Ngữ pháp chức năng tiếng
Việt (Vị từ hành động) đã phân tích và đánh giá kết cấu nghĩa cầu khiến của
các động từ tell, make, have [30, tr. 167]
Những cơng trình vừa nêu tất cả đều là những đóng góp đáng được
trân trọng cho vấn đề nghiên cứu động từ tiếng Anh nói chung và đặc điểm
ngữ pháp và ngữ nghĩa của nhóm động từ GET, HAVE, MAKE và TAKE nói
riêng. Các cơng trình trên đã phân tích, đánh giá và nhận định những điều

quan trọng và cần thiết của nhóm động từ đang nghiên cứu. Tuy nhiên, một
vấn đề chung cho tất cả các cơng trình trên là mang tính bao qt và xử lý vấn
đề động từ kể cả phần ngữ pháp và ngữ nghĩa trong đặc điểm chung của các
nhóm động từ có liên quan. Nỗ lực của chúng tơi trong nghiên cứu này là có
thể giúp bổ sung những vấn đề nêu trên.
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phạm vi đề tài không cho phép chúng tôi nghiên cứu hết mọi vấn đề
liên quan đến đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa và cách chuyển dịch của các
động từ nghiên cứu. Tất cả các đặc điểm ngữ pháp của các động từ sẽ được
nhắc đến, tuy nhiên phần trọng tâm của đề tài tập trung nghiên cứu các động
từ trong mối quan hệ với những thành phần cốt lõi có liên quan. Hơn nữa mục


8

đích nghiên cứu của chúng tơi là việc sử dụng các động từ GET, HAVE,
MAKE và TAKE trong tiếng Anh hiện đại và trong các văn bản hiện đại.
4. NGUỒN NGỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Nguồn ngữ liệu chủ yếu được khai thác dựa trên cách sử dụng của các
động từ đã được xác định trong từ điển (từ điển Oxford và Macmillan). Các
cơng trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Anh cũng được sử dụng nhằm có
những kết luận chính xác hơn đối với đặc điểm của các động từ. Trên bình
diện thực tế, sách giáo khoa tiếng Anh (lớp 10, 11, 12) của Việt Nam và giáo
trình tiếng Anh uy tín của nước ngồi cũng là nguồn ngữ liệu làm dẫn chứng
quan trọng.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi sử dụng chủ yếu 2 phương pháp miêu tả và so sánh trong
việc phân tích đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của nhóm động từ GET,
HAVE, MAKE và TAKE.
Phương pháp miêu tả dựa trên quan điểm của ngữ pháp mô tả hiện đại

và ngữ pháp chức năng. Trong việc phân tích đặc điểm ngữ pháp chúng tôi
dựa trên quan điểm của ngữ pháp mô tả hiện đại nhằm đi sâu vào nghiên cứu,
phân tích và đánh giá những cấu trúc câu theo các chức năng mà các thành
phần có liên quan đến động từ có được. Ở phương diện đặc điểm ngữ nghĩa
chúng tôi miêu tả ngôn ngữ dựa trên thủ pháp phân tích vị từ tham tố nhằm
phân tích những đặc điểm ngữ nghĩa mà các động từ có được trong mối quan
hệ với các vai nghĩa tham gia.
Thủ pháp đối chiếu của phương pháp so sánh được tập trung vào so
sánh các nét nghĩa của động từ với những động từ tương ứng trong tiếng Việt
trên ba bình diện: trật tự từ, số lượng tham tố và đặc điểm tham tố. Kết quả
của việc đối chiếu này sẽ giúp tìm ra những cơ sở phục vụ cho việc đưa ra


9

những giải pháp trong việc chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt theo cơ
chế nhóm tương đương và khơng tương đương.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn ‘Đặc điểm ngữ pháp, đặc điểm ngữ nghĩa và cách chuyển
dịch của nhóm động từ GET, HAVE, MAKE và TAKE’ tập trung vào mô tả
các đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa dựa trên cơ sở của ngữ pháp mô tả và
ngữ pháp chức năng. Qua đó diễn giải mối liên hệ giữa cấu trúc bề mặt của
các động từ, hiện đang được sử dụng rất nhiều trong việc giảng dạy ngữ pháp
tiếng Anh ở các trường phổ thông, và đặc điểm ngữ nghĩa của chúng. Ý nghĩa
thực tiễn của đề tài thể hiện qua việc tập hợp, phân tích, đánh giá và đưa ra
những nhận định về đặc điểm cũng như cách chuyển dịch từ Anh sang Việt
của các động từ.
7. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Luận văn được chia thành 3 phần chính: dẫn nhập, nội dung chính và
kết luận. Phần nội dung chính của luận văn có 3 chương: chương 1- đặc điểm

ngữ pháp, chương 2 – đặc điểm ngữ nghĩa và chương 3 – cách chuyển dịch.
Trong chương 1, chúng tơi tập trung phân tích nhằm mơ tả đặc điểm
của các động từ trên bình diện ngữ pháp. Đặc điểm ngữ pháp chủ yếu của các
động từ tập trung vào mối quan hệ của động từ với các thành phần chủ ngữ, vị
ngữ và bổ ngữ (cho chủ ngữ và tân ngữ) theo từng vai trò (hệ từ, nội động từ,
ngoại động từ, động từ tình thái…) mà mỗi động từ có được. Kết quả có được
ở chương 1 là cơ sở phục vụ cho công việc nghiên cứu ở chương 2
Trong chương 2, chúng tơi phân tích những nét nghĩa dựa trên những
đặc điểm ngữ pháp, đặc biệt là những cấu trúc xét trong mối quan hệ với các
thành phần làm tân ngữ và bổ ngữ theo sau động từ, và các yếu tố liên quan
đến vai nghĩa của động từ. Các nét nghĩa trong từng động từ được phân tích


10

trong mối quan hệ với những đặc điểm của chức năng động từ. Các tham tố
bắt buộc (diễn tố) là những yếu tố giúp làm rõ đặc điểm của các nét nghĩa.
Ở chương 3, chúng tôi tập trung vào khảo sát và đưa vào đối chiếu các
nét nghĩa của động từ tiếng Việt tương ứng. Việc đối chiếu tập trung vào khai
thác những nét tương đồng và không tương đồng với những động từ tiếng
Việt tương ứng, từ đó đề xuất phương cách dịch cho từng nét nghĩa của mỗi
động từ.


11

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP
1.1.


Đặc điểm của động từ tiếng Anh

Động từ là lớp từ lớn thứ hai sau danh từ. Động từ là những từ diễn đạt
hành động, sự kiện, tiến trình hoặc tình trạng của người hay vật … Ví dụ: nói,
viết, làm…. Trên phương diện ngữ pháp, tiếng Anh có ba nhóm động từ cơ
bản: thực động từ (lexical verb), trợ động từ (auxiliary verb) và động từ tình
thái (modal verb) [43, tr. 303].
1.1.1. Trợ động từ:
Trợ động từ (auxiliary verb) bao gồm các động từ ‘be’, ‘do’ và ‘have’,
chủ yếu thực hiện chức năng bổ sung thêm nghĩa cho động từ chính (thực
động từ) “Trợ động từ bổ sung thêm thông tin cho các thực động từ” [43, tr.
419]. Trợ động từ ‘be’ được sử dụng để diễn đạt thể tiếp diễn và dạng bị động
(passive voice). Trợ động từ ‘do’ dùng để cấu trúc nên các thể nghi vấn, phủ
định và nhấn mạnh. Trợ động từ ‘have’ được dùng cho việc diễn đạt thể hoàn
thành. Các trợ động từ thường được sử dụng với một động từ chính (thực
động từ) theo sau. Ngồi ra, các trợ động từ cịn được sử dụng để diễn đạt ý
nghĩa ngữ pháp về số (số ít & số nhiều), ngôi (phân biệt ngôi một và ngôi ba
số ít với các ngơi cịn lại), thì (thì hiện tại & thì quá khứ), và yếu tố quan
trọng trong các cấu trúc nghi vấn (câu hỏi) và cấu trúc phủ định khi kết hợp
với not. Ví dụ
- He was not working over there.
- What do they call them?
- Have you been home?
[43, tr.420]


12

1.1.2. Động từ tình thái
Động từ tình thái (modal verbs) là những động từ biểu thị thái độ của

người nói đối với trạng thái hoặc sự tình do động từ khác biểu thị bao gồm
các thành viên chủ chốt: can, could, may, might, shall, should, will, would,
must, need [43, tr.427]. Ví dụ:
- Could I speak to Maureen please?
- These gate will be locked at 8 pm.
Đặc điểm chung của các động từ tình thái là kết hợp với động từ ở hình
thức ngun mẫu mà khơng có to và là yếu tố quan trọng giúp hình thành nên
cấu trúc nghi vấn và phủ định. Trong vấn đề này có một tương đồng giữa
nhóm trợ động từ và tình thái động từ (cách sử dụng ở hai nhóm đối tượng là
tương đối giống nhau). Bản thân động từ tình thái khơng diễn đạt những ý
nghĩa thuộc phạm trù ngữ pháp như số, ngơi, thể. Đối với phạm trù thì, động
từ tình thái khơng thể phân biệt rõ ràng liệu có hay khơng chức năng phân biệt
thì.
Tiếng Anh có thêm một số động từ/cụm động từ được sử dụng và mang
ý nghĩa ngữ pháp như các động từ tình thái – động từ bán tình thái (semimodal verbs): dare, need, ought to, used to, have to …Ví dụ
- He has to be going to start writing soon. [47, tr.174]
- My sister is going to get married on Tuesday, so I’m going home on
that day. [47, tr.174]
1.1.3. Thực động từ (động từ chính danh)
Thực động từ (lexcial verbs) là những động từ có ý nghĩa từ vựng hiển
minh, có thể tự mình đóng vai trị làm thành tố chính trong động ngữ. Trong
ba nhóm động từ này, thực động từ thuộc nhóm từ mở (open word class); tuy
vậy về mặt ngữ pháp, việc sử dụng này có khuynh hướng giản lược hóa. Thực
động từ là nhóm động từ thực hiện các chức năng ngữ pháp của động từ: thể


13

hiện các phạm trù ngữ pháp, chức năng liên kết các thành phần trong câu.
Ngồi ra, thực động từ cịn có thể chia thành những nhóm nhỏ thể hiện mối

liên quan của nó với các thành phần khác (chủ yếu là các ngữ danh từ trong
câu). Sự biến đổi về hình thức phản ánh sự thay đổi của chức năng ngữ pháp
(grammatical functions). Các hình thức (form) của động từ thực hiện chức
năng diễn đạt thì, thức vơ ngơi (infinitude), vị danh từ (gerund), thể, dạng,
nghĩa tính từ.
Hình

thức Chức năng

Ví dụ

mẫu Present tense

People always look at me.

(form)
Nguyên

(base form)

Infinitive (with or without to)

I want to look/ Let me
look.

Dạng thêm –s

Thì hiện tại đơn (chủ từ ngôi 3 She looks at everyone.

(-s form)


số ít (present simple – 3rd
person)
Progressive aspect

What are you looking at?

Phi thì trong cấu trúc vơ định Looking ahead, we should
(non-tensed
-ing form

in

non-finite book

clause)

flights

the

summer holidays.

Vị danh từ, (gerund - nominal Looking shouldn’t offend
form)

anyone.

Hình thức tính từ (Ing form They had to


-ed form

for

work in

adjective)

freezing temperature.

Thì quá khứ đơn (past tense)

I looked for a taxi

Quá

khứ

participle)

phân

từ

(past I’ve looked everywhere.


14

Phi thì trong cấu trúc vơ ngơi

Non-tensed

in

Looked at in that way, it

non-finite seemed less problematic.

clauses
hình thức tính từ

We had some wonderful

(-ed form adjectives)

Irish smoked salmon.
[43, tr.420]

1.2.

Quan hệ giữa động từ với chủ ngữ và tân ngữ (complement)
Mối quan hệ của động từ với chủ ngữ, tân ngữ và những bộ phận danh

ngữ khác trong câu cũng là một yếu tố để xác định những đặc điểm ngữ pháp
của thực động từ. Từ những đặc điểm trong mối quan hệ này, động từ được
chia thành các nhóm động từ khác nhau bao gồm hệ từ, nội động từ, ngoại
động từ (đơn chuyển, song chuyển và phức chuyển)
1.2.1. Hệ từ:
Động từ là hệ từ (copular hoặc copular verbs) là nhóm động từ đặc biệt
trong tiếng Anh được sử dụng để nối tính từ hoặc danh từ làm chức năng bổ

ngữ với chủ từ của nó. Những động từ là hệ từ trong tiếng Anh chiếm tỉ lệ
không lớn: appear, be, become, feel, get, grow, look, prove, remain, seem,
smell, sound, stay, taste, turn …
Hệ từ có thể được sử dụng khi chủ từ và bổ ngữ (thành phần theo sau
động từ) đều nói đến một người hoặc vật hoặc khi chủ từ có phẩm chất mà do
bổ ngữ diễn đạt. Loại động từ này diễn đạt mối quan hệ giữa chủ từ và thành
phần bổ nghĩa cho chủ từ (subject complement), và theo sau động từ. Trong
khi những động từ khác mô tả hành động thì hệ từ diễn đạt một mối quan hệ
hoặc một điều kiện đang có. Đơi khi loại động từ này được mô tả như là việc
thực hiện chức năng của một ký hiệu tương đương bởi chúng cung cấp sự liên
kết giữa chủ từ và tình trạng hiện có của nó. Ví dụ
- They soon became angry. [38, tr.222]


15

- He turned nasty when we refused to give him the money. [38,
tr.2664]
Có thể chia hệ từ thành ba nhóm chính: nhóm chỉ sự tồn tại (be,
remain); nhóm chỉ sự thể (appear, feel, keep, look, remain, seem, smell,
sound, taste) và nhóm chỉ kết quả (become, come, fall, get, go, grow, prove,
run, turn). Ngữ pháp tiềng Anh chỉ ra rằng thành phần bổ ngữ cho chủ từ
(subject complement) có thể là tính từ/cụm tính từ (The reception was (very)
successful), danh từ (The reception was a successful event) hoặc trạng từ (The
reception went well).
1.2.2. Nội động từ
Nội động từ (intransitive verbs) là những động từ đã có đầy đủ ý nghĩa
và tự nó có thể hình thành câu mà khơng cần đến các thành phần bổ ngữ. Nếu
cần từ bổ nghĩa thì nó phải là một cụm giới từ hoặc một trạng ngữ. Trong
trường hợp diễn đạt sự di chuyển có nguồn, đích hoặc hướng thì các nội động

từ ln phải đi kèm với các trạng từ hoặc cụm giới từ. [43, tr.908]
 She walks in the garden. (Cô ấy đi bộ trong vườn).
 Birds fly in the sky.(Chim bay trên bầu trời).
 After work, I always go home (Sau khi xong việc, tôi luôn đi về
nhà)
1.2.3. Ngoại động từ
Ngoại động từ (transitive verb) là những động từ đòi hỏi danh từ/cụm
danh từ bổ nghĩa cho nó, để chỉ đối tượng mà hành động đó tác động lên, đối
tượng này được gọi là tân ngữ (object) trong tiếng Anh. Tân ngữ là điều kiện
cần thiết và quan trong trong sự kết hợp với chủ ngữ để động từ có thể hành
chức và diễn đạt ý nghĩa. Số lượng, thành phần và đặc điểm của tân ngữ cũng
là những yếu tố giúp phân tích ngoại động từ thành theo những đặc điểm hành
chức khác nhau: ngoại động từ đơn chuyển, ngoại động từ song chuyển, ngoại


16

động từ phức chuyển. Sự phân biệt này hoàn toàn khơng mang tính tuyệt đối.
Một sơ động từ có thể hành chức nhiều hơn một vai trò.
1.2.3.1. Ngoại động từ đơn chuyển
Là động từ yêu cầu có một tân ngữ theo sau. Tân ngữ theo ngoại động
từ đơn chuyển (tân ngữ trực tiếp) là tổ hợp đóng vai trị danh ngữ. Tổ hợp đó
có thể là một danh từ, cụm danh từ hoặc một mệnh đề [43, tr.911].
Tổ hợp làm tân ngữ

Ví dụ

danh ngữ

My mother is making a birthday

cake.

động từ ở hình thức vơ ngơi
- ngun mẫu

They decided to buy it.

- V-ING

We love buying old furniture.

mệnh đề THAT

He thinks that I’m right.

Mệnh đề W-H

We understand what you are saying.

Mệnh đề W-H với động từ nguyên How did you know who to write to?
mẫu (to infinitive)
[43, tr. 508]
1.2.3.2. Ngoại động từ song chuyển
Ngoại động từ song chuyển (ditransitive verb) đòi hỏi 2 tân ngữ (tân
ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp). Tân ngữ trực tiếp chỉ đối tượng chịu sự tác
động trực tiếp của hành động. Trong câu ‘She gave me her address’ her
address (địa chỉ của cô ấy) là tân ngữ trực tiếp – đối tượng trực tiếp của hành
động ‘cho’ và me là tân ngữ gián tiếp – đối tượng hưởng lợi của hành động.
Các tổ hợp làm tân ngữ trực tiếp và tân ngữ làm gián tiếp có thể đứng hốn
đổi vị trí cho nhau. Tuy nhiên, khi tân ngữ gián tiếp đứng sau so với tân ngữ

trực tiếp thì phải sử dụng giới từ. Các giới từ thường được sử dụng trong
trường hợp này là to hoặc for. Các yếu tố ngôn ngữ của các tân ngữ trực tiếp


17

danh từ, cụm danh từ, mệnh đề và gián tiếp có thể là danh từ, cụm danh từ,
cụm giới từ hoặc cụm động từ nguyên mẫu [43, tr. 508]
. Tân ngữ gián tiếp

tân ngữ trực tiếp

danh ngữ hoặc đại từ

danh ngữ

ví dụ

hoặc She gave me her address

đại từ
danh ngữ hoặc đại từ

mệnh đề THAT

We

told

her


that

she

couldn’t have them.
danh ngữ hoặc đại từ

mệnh đề W-H

cụm giới từ

danh ngữ

hoặc I offered my condelences to

đại từ
động từ nguyên mẫu

Don’t ask me what it is.

the family.

danh ngữ hoặc Who taught you to play
đại từ

the guitar?
[43, tr. 508]

1.2.3.3.


Ngoại động từ phức chuyển.

Về mặt hình thức ngoại động từ phức chuyển cũng có 2 tổ hợp theo
sau, tuy nhiên chỉ có 1 tổ hợp làm chức năng tân ngữ (tân ngữ trực tiếp) của
động từ. Tổ hợp còn lại làm chức năng bổ ngữ cho tân ngữ (object
complement). Các yếu tố ngôn ngữ cấu thành tân ngữ trực tiếp và bổ ngữ cho
tân ngữ rất đa dạng.
Tân ngữ trực tiếp

bổ ngữ cho tân ngữ

ví dụ

danh ngữ hoặc đại từ

tính ngữ

It used to drive me crazy.

danh ngữ hoặc đại từ

danh ngữ hoặc đại She used to call her Aunt Susie.
từ

danh ngữ hoặc đại từ

động

từ


mẫu có to
danh ngữ hoặc đại từ

động

từ

nguyên I certainly believe it to be very
rare.
nguyên I heard her scream.


18

mẫu không to
danh ngữ hoặc đại từ

động từ thêm Ing

I noticed them doing that.

danh ngữ hoặc đại từ

quá khứ phân từ

Let’s get this stuff washed.

danh ngữ hoặc đại từ


cụm giới từ chỉ nơi You could put the water in a
chốn

bottle.
[43, tr. 509]

1.3 . Đặc điểm ngữ pháp của các động từ GET, HAVE, MAKE và TAKE
1.3.1. Đặc điểm chung
Các hình thức: thể hiện đầy đủ những đặc tính của 5 hình thức động từ
trong tiếng Anh. Cả 4 động từ đều có hình thức thêm –s, hình thức –ed, hình
thức quá khứ phân từ. Đặc biệt cả 4 động từ đều là những động từ bất quy tắc.
Nguyên mẫu

-s

-ing

-ed

QKPT

get

gets

getting

got

got/gotten


have

has

having

had

had

make

makes

making

made

made

take

takes

taking

took

taken


Là những động từ đặc trưng cho nhóm động từ thực (lexical verbs)
trong tiếng Anh, nhóm động từ GET, HAVE, MAKE và TAKE đảm bảo đầy
đủ các chức năng diễn đạt về số trong tiếng Anh. Tất cả các động từ trong
nhóm này đều có hình thức diễn đạt số ít: thêm –s (gets, makes, takes). Động
từ ‘have’ là một trong hai động từ tiếng Anh có hình thức bất quy tắc ở hình
thức ‘-s’: has
Nhóm động từ GET, HAVE, MAKE và TAKE cũng đảm bảo các chức
năng diễn đạt phạm trù thì đối với ngơn ngữ biến hình. Nhóm động từ này có
thể được sử dụng ở cả 2 thì q khứ và hiện tại đồng thời có thể đi với các
động từ tình thái (động từ khiếm khuyết) hoặc bán tình thái để diễn tả hành


19

động trong tương lai. Tuy nhiên, đặc điểm này của động từ khơng hồn tồn
cố định.
Thể hồn thành và thể tiếp diễn đều sử dụng được cho nhóm động từ
này. Tuy nhiên, có thể nhận thấy sự khác biệt đối với từng động từ. Tùy cách
sử dụng mà mỗi động từ có thể bị giới hạn trong việc khi nào sử dụng thể
hoàn thành. Động từ HAVE và TAKE trong rất nhiều trường hợp không sử
dụng ở thể tiếp diễn (no progressive)
Đối với phạm trù dạng, cả bốn động từ đều tham gia tích cực vào phạm
trù dạng trong tiếng Anh. Tùy theo vị trí, mỗi động từ tham gia vào phạm trù
này ở những vị trí và chức năng khác nhau. Động từ GET và HAVE tham gia
phạm trù dạng ở chức năng trợ động từ. Động từ MAKE và TAKE thực hiện
vai trị là động từ chính trong cấu trúc bị động. Tuy nhiên, cũng tùy trường
hợp mà các động từ này không tham gia vào cấu trúc bị động.
Là những động từ đa cấu trúc – tham gia nhiều cấu trúc khác nhau.
Nhóm động từ GET, HAVE, MAKE và TAKE có thêm một đặc điểm chung

nữa là có mặt trong nhiều cấu trúc khác nhau xét trong mối quan hệ với các
cụm danh từ làm chức năng chủ ngữ và tân ngữ.
1.3.2. Đặc điểm của động từ GET:
Động từ GET là một trong những động từ thông dụng nhất của tiếng
Anh và được sử dụng ở nhiều cách khác nhau [61, tr.228]. Khi không đề cập
đến việc sử dụng ở hình thức động từ kép (phrasal verbs), từ điển Anh – Việt
của Viện Ngôn ngữ học – Viện khoa học xã hội Việt nam liệt kê được 6 cách
sử dụng chung; từ điển Macmillan English (Macmillan English Dictionary)
đưa ra 15 cách sử dụng; Do vậy đối với các phạm trù ngữ pháp động từ GET
tham gia đầy đủ. Động từ này được sử dụng trong hầu hết các thì của tiếng
Anh mà khơng gây ra sự khác biệt nào về nghĩa hoặc ảnh hưởng đến các


×