Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đạo đức truyền thống việt nam và sự suy thoái của nó trong nền kinh tế thị trường hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.14 KB, 77 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
—²–

VĂN THỊ MINH TÂM

ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
VÀ SỰ SUY THOÁI CỦA NÓ
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY

Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. VŨ TÌNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2010


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
Chương 1.

ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

1.1. KHÁI NIỆM “ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG” .......................................... 8
1.1.1. Khái niệm “đạo đức” .......................................................................... 8
1.1.2. Khái niệm “truyền thống” ................................................................... 9
1.1.3. Khái niệm “đạo đức truyền thống” ................................................... 11
1.2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM .......... 12


1.2.1. Sự tác động của môi trường địa lý với sự hình thành đạo đức truyền
thống Việt Nam................................................................................................. 12
1.2.2. Điều kiện kinh tế với sự hình thành đạo đức truyền thống ViệtNam.. 13
1.2.3. Lịch sử giữ nước với sự hình thành đạo đức truyền thống Việt Nam.. 14
1.2.4. Sự du nhập văn hố nước ngồi với sự hình thành đạo đức truyền
thống Việt Nam................................................................................................. 15
1.3. NHỮNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CƠ BẢN
CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ............................................................................... 18
1.3.1. Lòng yêu nước nồng nàn ................................................................... 18
1.3.2. Tinh thần đoàn kết dân tộc ................................................................ 22
1.3.3. Lòng nhân ái, khoan dung ................................................................. 24
1.3.4. Đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động .......................................... 28
Chương 2
SỰ SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ
SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT
NAM 32
2.1.1. Kinh tế thị trường và đặc điểm của nền kinh tế thị trường
ở Việt Nam ....................................................................................................... 32


2.1.2. Tác động của nền kinh tế thị trường đối với đạo đức truyền thống ở
Việt Nam .......................................................................................................... 35
2.2. SỰ SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NÓ ............................................. 37
2.2.1 Biểu hiện sự suy thoái đạo đức truyền thống trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam............................................................................................ 37
2.2.2 Nguyên nhân của sự suy thoái đạo đức truyền thống trong nền kinh
tế thị trường ở Việt Nam hiện nay..................................................................... 57

2.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM KHẮC PHỤC
SỰ SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG......................................................................................................... 59
2.3.1. Một số định hướng cơ bản nhằm khắc phục sự suy thoái đạo đức
truyền thống trong nền kinh tế thị trường ......................................................... 59
2.3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm khắc phục sự suy thoái đạo đức
truyền thống trong nền kinh tế thị trường ......................................................... 64
KẾT LUẬN..................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 77


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đạo đức đóng vai trị quan trọng trong mọi xã hội; nó góp phần quyết
định sự tồn tại và phát triển của cả cá nhân lẫn cộng đồng thông qua việc tác
động đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội theo hai hướng: thúc đẩy hoặc
kiềm hãm sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trong những giai đoạn
lịch sử cụ thể.
Lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là
lịch sử bốn nghìn năm hình thành nên những phẩm chất đạo đức của con
người Việt Nam trong sản xuất, xây dựng và chiến đấu. Những giá trị đạo đức
truyền thống vừa là kết quả, vừa là động lực của quá trình đấu tranh gian khổ,
quật cường của dân tộc ta chống chọi thiên tai và giặc ngoại xâm, góp phần
hình thành nên bản sắc văn hoá Việt Nam.
Trong những năm gần đây, tình hình trên thế giới và trong nước có
nhiều biến động. Tồn cầu hố trở thành xu thế tất yếu đang chi phối cuộc
sống của mọi quốc gia. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã

góp phần làm cho xã hội Việt Nam năng động hơn, phát triển hơn, con người
trở nên tự chủ hơn. Nó trở thành một lực đẩy quan trọng đối với dân chủ và
dân chủ hoá đời sống xã hội. Thực tế cho thấy, xã hội Việt Nam sau hơn hai
thập kỷ thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (từ năm
1986 đến nay) đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ; các lĩnh vực văn
hố, chính trị cũng đang có những thay đổi to lớn, tạo tiền đề cho q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
Song mặt trái của nền kinh tế thị trường đã thâm nhập rất mạnh vào
tâm lý, lối sống của người Việt Nam. Nó tác động mạnh mẽ vào các mối quan


2

hệ xã hội, đặc biệt là tác động đến đời sống đạo đức làm phát sinh nhiều hiện
tượng tiêu cực. Điều này có nguy cơ phá vỡ nhiều giá trị đạo đức truyền
thống vốn có từ lâu đời của dân tộc.
Thực trạng suy thoái đạo đức truyền thống gây nhức nhối cho tồn xã
hội. Nếu khơng giải quyết được sự suy thoái này sẽ rơi vào nguy cơ dân tộc tự
đánh mất mình. Tính chất nghiêm trọng của sự suy thoái đạo đức của một bộ
phận người dân Việt Nam được Đại hội X của Đảng coi là: “một nguy cơ lớn
đe doạ sự sống còn của chế độ ta” [30, 48]. Đây thực sự là một trong những
lực cản đối với sự phát triển xã hội.
Sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày
càng cao đối với sự hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp của con
người Việt Nam. Hiện nay, những thử thách lớn về xây dựng đạo đức mới
đang đặt ra đối với mỗi chúng ta. Kế thừa đạo đức truyền thống của dân tộc,
tiếp tục hoàn thiện những phẩm chất đạo đức đúng đắn, làm lành mạnh các
quan hệ xã hội, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội tạo động lực
cho đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của cuộc

sống. Đạo đức cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sơng, của suối;
“cây khơng có gốc thì cây héo, sơng khơng có nguồn thì sơng cạn”. Do đó,
việc chăm lo cái nền tảng, cái gốc, cái nguồn là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn
dân, toàn xã hội.
Muốn thực hiện được điều này
thì một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải thấy được những giá trị đạo
đức truyền thống của người Việt Nam và mức độ suy thoái của nó trong giai
đoạn hiện nay để có định hướng và những biện pháp khắc phục cụ thể.


3

Xuất phát từ nhu cầu đó, tác giả chọn
đề tài “Đạo đức truyền thống Việt Nam và sự suy thoái của nó trong nền kinh
tế thị trường hiện nay” làm luận văn thạc sĩ Triết học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đạo đức truyền thống và sự suy thoái đạo đức truyền thống trong nền
kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu.
Nghiên cứu về đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam có nhiều tác
phẩm như: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam của GS.Trần
Văn Giàu (Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1993); Tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh và vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức trong nền kinh tế thị trường của
Hồng Trung (Tạp chí Triết học số 105, 1998); Những giá trị đạo đức của gia
đình truyền thống Việt Nam của Lê Thanh Hà (Tạp chí Lý luận Chính trị số
273, 2000); Giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu đạo đức đối với
nhân cách con người của Cao Thu Hằng (Tạp chí Triết học số 158, 2004); Tư
tưởng nhân văn truyền thống Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV của
Nguyễn Thị Hương (Nxb. Lao động - Xã hội, 2007), v.v.. Những tác
phẩm trên chủ yếu tập trung tìm hiểu cơ sở hình thành, nội dung và biểu

hiện của những phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Trong những năm gần đây, có nhiều cơng trình nghiên cứu về việc bảo
vệ và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Trước hết phải
kể đến tác phẩm Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay, thực
trạng và giải pháp của Nguyễn Thế Kiệt, Nguyễn Sỹ Dương (Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2005) đã phân tích sự suy thối đạo đức của cán bộ chính
trị hiện nay, từ đó vạch ra những nguyên nhân và biện pháp khắc phục sự suy
thoái ấy; tác phẩm Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - vấn đề và giải pháp
của các GS Nguyễn Duy Q, Hồng Chí Bảo (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà


4

Nội, 2006). Trong tác phẩm này, các tác giả đề cập đến đạo đức xã hội dưới
tác động và ảnh hưởng của kinh tế và chính trị ở nước ta hiện nay; thực
trạng và nguyên nhân suy thoái đạo đức trong xã hội. Đây là cơng trình khảo
sát về đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường và đưa ra những nguyên
nhân, giải pháp nhằm chấn hưng đạo đức dân tộc; tác phẩm Chuẩn mực đạo
đức con người Việt Nam hiện nay của Nguyễn Ngọc Phú (Nxb. Quân đội
nhân dân, 2006) đã vạch ra sự vận động, biến đổi các chuẩn mực đạo đức của
con người Việt Nam trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, trên cơ sở đó giúp
chúng ta nhận thức và phát huy những phẩm chất đạo đức của mình trong nền
kinh tế thị trường và trong công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc, v.v.
Bên cạnh những cơng trình kể trên cịn có nhiều bài viết về những vấn đề
về đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay như: Vấn đề bảo vệ
các giá trị đạo đức truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam của
Lê thị Tuyết Ba (Tạp chí Triết học số 107, 1999); Vấn đề kế thừa và phát huy
các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị
trường ở nước ta của Nguyễn Văn Lý (Tạp chí Triết học số 108, 1999); Đạo
đức truyền thống với vấn đề hội nhập ASEAN của Võ thị Dung (Tạp chí Triết

học số 2, 2001); Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
hiện nay và những biến động trong lĩnh vực đạo đức của Nguyễn Trọng
Chuẩn (Tạp chí Triết học số 127, 2001); Gía trị đạo đức truyền thống Việt
Nam và cái nhìn phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế thị
trường của Trần Nguyên Việt (Tạp chí Triết học số 132, 2002); Tác động tích
cực của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tới đạo đức gia đình
truyền thống của Nguyễn Thị Thọ (Tạp chí Lý luận Chính trị số 8, 2003); Xây
dựng và hồn thiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - một vài
giải pháp cơ bản để xây dựng và phát triển đạo đức của Trịnh Đức Huy (Tạp
chí Triết học số 165, 2005).


5

Mặc dù đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu đạo đức truyền
thống và đạo đức trong nền kinh tế thị trường, song chưa có cơng trình nào
chun sâu về Đạo đức truyền thống Việt Nam và sự suy thối của nó trong
nền kinh tế thị trường hiện nay.
Trên cơ sở kế thừa thành tựu của những người đi trước, tác giả luận văn
tiếp tục tìm hiểu những phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc, vạch ra
những nguyên nhân đưa đến sự suy thoái đạo đức truyền thống trong nền kinh
tế thị trường và đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục sự suy thoái ấy.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là làm rõ giá trị đạo đức truyền thống
Việt Nam và sự suy thối của nó trong nền kinh tế thị trường hiện nay, trên cơ
sở đó đưa ra một số định hướng và giải pháp để khắc phục sự suy thối ấy.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ điều kiện lịch sử hình thành và những phẩm chất đạo
đức truyền thống Việt Nam.

- Làm rõ đặc điểm nền kinh tế thị trường và biểu hiện sự suy thoái đạo
đức truyền thống trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
- Tìm ra nguyên nhân của sự suy thoái đạo đức truyền thống và đề xuất
một số giải pháp mang tính định hướng nhằm khắc phục sự suy thoái đạo đức
truyền thống ở Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử; những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức; những luận điểm cơ bản của Đảng và Nhà
nước về vấn đề văn hóa, đạo đức xã hội.


6

- Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp biện chứng
duy vật và các phương pháp khác như lịch sử - lơgic, phân tích - tổng hợp,
quy nạp - diễn dịch, v.v.

5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ những phẩm chất đạo đức truyền thống của
người Việt Nam, trên cơ sở đó vạch ra những biểu hiện về sự suy thoái đạo
đức truyền thống ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường.
- Luận văn đề xuất một số giải pháp để khắc phục sư suy thoái về đạo
đức truyền thống của người Việt Nam hiện nay nhằm phục vụ công cuộc đổi
mới đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho những ai quan tâm đến vấn đề đạo đức của người Việt Nam; nó cũng có
thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho cuộc đấu tranh chống các tệ nạn
xã hội đang diễn ra ở Việt Nam hiện nay.

6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn được kết cấu thành 2 chương, 6 tiết.


7

Chương 1
ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

1.1. KHÁI NIỆM “ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG”

1.1.1. Khái niệm “đạo đức”
Ngay từ khi mới ra đời, con người đã sống trong cộng đồng - xã
hội. Để duy trì sự tồn tại và phát triển của mỗi thành viên cũng như của
cả cộng đồng, nhiều phương thức điều chỉnh các hành vi ứng xử giữa
người với người đã ra đời mà đạo đức là một trong những phương thức
cơ bản nhất.
Trong lịch sử nhân loại, đã có nhiều quan niệm khác nhau về đạo đức.
Sơcrate xem đạo đức là cái thiện phổ biến; Aritxtốt quan niệm đạo đức là thói
quen tránh xa các hình thức ứng xử thái quá; Kant cho rằng đạo đức là suy
nghĩ vì bổn phận, hành động vì bổn phận; Phoiơbach đã nhìn nhận đạo đức
như những quan hệ, những đức tính trừu tượng, bất biến, mang tính nhân bản
thuần tuý, v.v. Quan niệm được coi là mang tính nhân văn hơn cả là quan
niệm về đạo đức của Lênin: “Đạo đức là những gì góp phần đồn kết tất cả
những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội
mới”[71, 369].
Tất cả những quan điểm trên đều đã phản ánh một góc độ nào đó của
đạo đức. Quan niệm được coi thể hiện đầy đủ cả bản chất và chức năng của
đạo đức mà tác giả sử dụng làm cơ sở để nghiên cứu là quan niệm nhìn nhận

đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội; “là tập hợp những nguyên
tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của


8

con người trong quan hệ với người khác và quan hệ với xã hội, chúng được
thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh từ dư luận xã
hội”[39, 7].
Theo quan điểm này, đạo đức là một hiện tượng xã hội thuộc lĩnh vực
đời sống tinh thần. Đạo đức xuất hiện, tồn tại và phát triển cùng với q trình
hình thành, phát triển của xã hội lồi người. Ngay từ thời nguyên thủy, những
quy định dưới dạng phong tục, tập quán, tín ngưỡng đối với các quan hệ của
con người “được xem là hình thức sơ khai của các chuẩn mực đạo đức và
được thừa nhận, đánh giá như là những nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử sớm
nhất của con người trong lịch sử”[49, 7].
1.1.2. Khái niệm “truyền thống”
Cho đến nay, đã có nhiều người nghiên cứu về truyền thống. Giáo sư
Trần Quốc Vượng cho rằng truyền thống là một hệ thống các tính cách, các
thế ứng xử của một cộng đồng được hình thành trong lịch sử, trong một môi
trường tự nhiên và nhân văn nhất định[92, 28]; Giáo sư Vũ Khiêu quan niệm
truyền thống “là những thói quen lâu đời đã được hình thành trong nếp sống,
nếp suy nghĩ và hành động của một dân tộc, một gia đình, một dịng họ, một
làng xã, một tập đoàn lịch sư ”[51, 536]. Theo Từ điển Tâm lý học thì truyền
thống “là các dạng hoạt động, hành vi, cũng như các tập quán, các quy định,
các giá trị, các biểu tượng song hành được hình thành mang tính lịch sử và
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”[18, 943]; theo Từ điển Bách khoa thì
truyền thống là “những yếu tố của di tồn văn hoá, xã hội truyền từ đời này
sang đời khác và được lưu giữ trong xã hội, giai cấp và nhóm xã hội trong
một quá trình lâu dài, truyền thống được thể hiện trong chế định xã hội, chuẩn

mực của hành vi, các giá trị, tư tưởng, phong tục, tập quán và lối sống”[40,
630].


9

Từ những quan điểm trên và từ những gì được xã hội thừa nhận là
truyền thống, có thể hiểu: Truyền thống là tập hợp những quy tắc ứng xử,
phong tục, tập quán, thói quen của một cộng đồng người nhất định được hình
thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định đạt tới giá trị chuẩn mực trong lối
sống của một dân tộc.
Mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng trong q trình tồn tại và phát triển đều có
truyền thống. Truyền thống ấy được hình thành trên cơ sở những điều kiện
sống của chính dân tộc đó trong suốt tiến trình lịch sử; nó “là bộ phận bền
vững nhất của xã hội tộc người. Truyền thống xấu có tác dụng duy trì chế độ
xã hội và nền văn hố lỗi thời. Truyền thống tốt đẹp (trong lao động sản xuất,
chiến đấu, trong quan hệ người với người…) góp phần tích cực xây dựng xã
hội mới, con người mới. Tuy nhiên sự đối lập trên là tương đối. Trong quá
trình phát triển của lịch sử những truyền thống cũ, không phù hợp với tình
hình mới, mất dần, một số thay đổi hình dạng, những yếu tố mới nảy sinh và
dần dần trở thành truyền thống. Tính bền vững của truyền thống là tương
đối”[40, 630]. Truyền thống là chiếc cầu nối cho phép chúng ta hiểu về quá
khứ, là nền tảng của hiện tại, góp phần định hướng cho tương lai; nó là cơ chế
tích luỹ, lưu truyền, chắt lọc, chuyển giao, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ
khác.
“Cái quá khứ không biến đi mà không để lại một dấu vết nào trong
dịng chảy vơ tận của thời gian. Thật ra, nó đã tham gia vào việc tạo ra cái
hiện tại, nó tạo thành mối liên hệ sống động trong thời gian. Một trong những
hình thức quan trọng của cái kế thừa trong đời sống xã hội là truyền thống.
Truyền thống là cái chứa đựng trong bản thân mình những năng lực to lớn để

tạo cái mới”[22, 334]. Truyền thống khơng phải là tất cả những gì diễn ra
trong q khứ, mà là một số yếu tố có tính cốt lõi, bền vững, đó là những giá


10

trị tinh thần của con người được hình thành trong hoạt động, trong quan hệ
ứng xử của một cộng đồng.
1.1.3. Khái niệm “đạo đức truyền thống”
Trên cơ sở tìm hiểu khái niệm “đạo đức” và “truyền thống”, chúng ta
có thể hiểu: Đạo đức truyền thống là tập hợp những tiêu chuẩn, những
nguyên tắc, quy tắc về ứng xử trong xã hội được hình thành trong lịch sử, đã
trở nên ổn định và đạt tới giá trị chuẩn mực của một cộng đồng người.
Đối với dân tộc, đạo đức truyền thống khơng phải sẵn có mà do các thế
hệ nối tiếp nhau tạo thành; nó là sự kết tinh tồn bộ những tinh hoa được cơ
đúc qua q trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vì vậy, đạo đức truyền
thống là cái thể hiện bản chất nhất, đặc trưng nhất của cốt lõi văn hoá dân tộc
tạo nên sức mạnh tiềm tàng và bền vững; nó là sức mạnh nội sinh để một dân
tộc tồn tại và phát triển.
Đạo đức truyền thống vừa mang tính bền vững vừa vận động, biến đổi
cùng với sự vận động, biến đổi của lịch sử. Trong quá trình vận động của
mình, một mặt đạo đức truyền thống vẫn giữ lại những hạt nhân, những giá trị
cốt lõi căn bản nhất; mặt khác, nó được bổ sung những phẩm chất mới để phù
hợp với đặc trưng, tính chất của từng giai đoạn lịch sử nhất định.
1.2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

Trên thế giới, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có đạo đức truyền thống
của mình, nhưng sự hình thành của nó lại khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm,
tình hình của quốc gia, dân tộc đó. Ở Việt Nam, đạo đức truyền thống có
nguồn gốc sâu xa từ sự tác động của môi trường - địa lý, đời sống kinh tế, lịch

sử giữ nước và sự tác động của mơi trường văn hố.
1.2.1. Sự tác động của mơi trường - địa lý với sự hình thành đạo
đức truyền thống Việt Nam


11

Việt Nam là dải đất nằm giữa một bên là núi, một bên là biển. Đây là
dải đất có hệ thống sơng ngịi chằng chịt. Hàng nghìn năm sinh sống trên dải
đất này, dấu vết sông nước đã in đậm nét trong cách tư duy và văn hoá của
người dân nước Việt.
Nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, nắng nóng, mưa nhiều, cùng với sự
bồi đắp của phù sa sơng ngịi, đất đai màu mỡ, người Việt Nam có điều kiện
trồng trọt, chăn nuôi; đặc biệt là trồng lúa nước trên những mảnh đất đã bị
sơng ngịi giới hạn.
Mặt khác, nằm trong khu vực xích đạo nên Việt Nam có khí hậu thất
thường. Tình trạng hạn hán, bão, lũ thường xun xảy ra đã gây khơng ít khó
khăn đối với cư dân nông nghiệp lúa nước. Con người nơi đây phải vượt qua
mọi thử thách để sinh tồn.
Có thể nói, tất cả những thành tựu trong q trình dựng nước đều thấm
đẫm mồ hôi, nước mắt và xương máu của bao thế hệ. Nhưng cũng chính
những khó khăn, thách thức đó đã đào luyện cho người dân nơi đây những
đặc tính ln tìm tịi, cải biến, sáng tạo để thích nghi với hồn cảnh, thoả mãn
nhu cầu sống của bản thân. Và cũng từ đó đã hình thành ở con người khả
năng chịu đựng khó khăn gian khổ, kiên trì bền bỉ để vươn lên; đã tạo nên sự
gắn bó cộng đồng, gắn bó q hương, nặng tình, nặng nghĩa. Đây là cơ sở
hình thành tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người, là cội nguồn
đầu tiên hình thành những phẩm chất đạo đức truyền thống của người Việt
Nam.
Về mặt địa lý, Việt Nam là đất nước nằm ở Đơng Nam châu Á, phía

Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Đơng giáp biển
Thái Bình Dương; đây là khu vực vừa có vị trí chiến lược, vừa là nơi giao
thoa của nhiều nền văn hoá khác nhau nên người Việt Nam chịu ảnh hưởng


12

của nhiều hệ tư tưởng đặc biệt là của Nho giáo, Đạo giáo ở Trung Quốc và
Phật giáo ở Ấn Độ. Đây là một trong những cơ sở hình thành nên những quan
điểm, quan niệm đạo đức của người Việt Nam truyền thống.
1.2.2. Điều kiện kinh tế với sự hình thành đạo đức truyền thống
Việt Nam
Điều kiện tự nhiên ở Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
hình thành và phát triển nền kinh tế tiểu nông lúa nước. Nền kinh tế này gắn
liền với lực lượng sản xuất ở trình độ thấp kém, cơng cụ lao động thô sơ, lạc
hậu. Tương ứng với lực lượng sản xuất thấp kém ấy là quan hệ sản xuất mang
tính cá thể, quy mô sản xuất nhỏ. Đây là nét đặc trưng của phương thức sản
xuất phong kiến tồn tại hàng nghìn năm ở Việt Nam; là một trong những cơ
sở hình thành nên sự cố kết cộng đồng dân tộc, gắn kết nhà - làng - nước.
Trong lao động sản xuất, người Việt Nam đã lấy nhà - gia đình - làm
đơn vị kinh tế. Những thành viên trong gia đình cùng chung sống, cùng lao
động. Tuy nhiên, để có sức mạnh chống chọi với thiên tai, trước hết là lũ lụt,
hạn hán và giúp nhau trong sản xuất, nhiều gia đình đã hội tụ thành làng.
Làng đã tạo nên một nếp sống văn hoá “bán anh em xa mua láng giềng gần”,
“tối lửa tắt đèn có nhau”, “lá lành đùm lá rách”. Ý chí kiên cường bất khuất,
lịng tha thiết yêu quê hương đất nước, lòng nhân ái, khoan dung cũng bắt đầu
nảy sinh từ những đơn vị “làng”. Làng là cộng đồng cơ sở của nước.
Nước được coi là tập hợp của nhiều làng. Nước gắn liền với nhà và
làng. Văn hố ở nhà, ở làng khơng thể tách rời văn hoá của nước. Việc nhà,
việc làng, việc nước là việc chung của mọi người.

Nền kinh tế tiểu nông lúa nước và sự gắn kết cộng đồng nhà - làng nước đã góp phần hình thành khơng chỉ phong tục, tập quán của người Việt


13

Nam mà nó cịn góp phần hình thành nên quan điểm, quan niệm, những phẩm
chất đạo đức của người Việt Nam truyền thống.
1.2.3. Lịch sử giữ nước với sự hình thành đạo đức truyền
thống Việt Nam
Nằm ở vị trí chiến lược về quân sự và giao lưu văn hóa, kinh tế
nên hàng nghìn năm nay Việt Nam ln là mục tiêu xâm lược của nhiều
thế lực.
Điểm lại lịch sử, trong hơn 23 thế kỷ, kể từ cuộc kháng chiến chống Tần
thế kỷ thứ III trước Công nguyên đến cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi,
thời gian kháng chiến giữ nước của dân tộc Việt Nam chống ngoại xâm hơn 12
thế kỷ.
Mặt khác, trong các cuộc kháng chiến này, người Việt Nam luôn phải
đương đầu với những kẻ thù lớn mạnh hơn mình nhiều lần. Do đó, con đường
sống cịn và chiến thắng của người Việt Nam là phải biết huy động sức mạnh
cả về vật chất và tinh thần của tồn dân tộc.
Như vậy, cùng với q trình lao động sản xuất, chung lưng đấu cật,
chống thiên tai, lịch sử giữ nước của dân tộc ta đã góp phần hình thành ở
người Việt Nam tinh thần đồn kết gắn bó cá nhân, gia đình với làng, với
nước; hình thành nên khí phách quật cường vì nền độc lập dân tộc và toàn vẹn
chủ quyền quốc gia.
1.2.4. Sự du nhập văn hố nước ngồi với sự hình thành đạo đức
truyền thống Việt Nam
Cùng với hoàn cảnh địa lý và lịch sử giữ nước, người Việt còn chịu ảnh
hưởng của nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới. Những nền văn hoá này



14

góp phần khơng nhỏ vào q trình hình thành nên những phẩm chất đạo đức
truyền thống của người Việt Nam.
Ảnh hưởng của văn hố phương Đơng
Ơ phương Đơng, Việt Nam chịu ảnh hưởng chủ yếu văn hoá của Trung
Quốc và Ấn Độ mà trước hết phải nói đến Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo.
Nho giáo là học thuyết chính trị - xã hội luôn lấy đạo đức làm trọng.
Ngay từ khi mới du nhập vào Việt Nam, Nho giáo đã được giai cấp thống trị
Việt Nam tiếp nhận với mục đích sử dụng nó như một cơng cụ quản lý đất
nước. Cả những tư tưởng tích cực như lịng yêu thương con người, đề cao lễ
nghĩa, tư tưởng thân dân, v.v. lẫn tư tưởng tiêu cực như trọng nam khinh nữ,
coi thường lao động chân tay, v.v. của Nho giáo dần dần đã ăn sâu vào tâm lý,
lối sống, nếp sống của người Việt.
Cùng với Nho giáo, Đạo giáo cũng ảnh hưởng đến đạo đức của người
dân Việt Nam. Đạo giáo đã đem lại thêm cho nhân dân ta “tinh thần đồn kết,
hữu ái của nơng dân lao động và… một phần cái ý thức và sức mạnh có chính
nghĩa của mình chống mọi sự bất cơng, áp bức, hà hiếp của vua chúa, cường
hào, ác bá”[36, 87].
Phật giáo là một trong những tôn giáo ra đời ở Ấn Đô, du nhập vào
Việt Nam bằng con đường buôn bán của những thương nhân Ấn Độ và giao
lưu văn hoá với Trung Quốc.
Ngay từ khi mới vào Việt Nam, Phật giáo được dân chúng tiếp nhận
một cách rất tự nhiên vì giáo lý của Phật giáo phù hợp và gần gũi với đời sống
tinh thần của người dân Việt; đó là tư tưởng về bình đẳng, lịng từ bi bác ái,
khoan dung, độ lượng, v.v.


15


Ảnh hưởng của văn hoá phương Tây
Thế kỷ XVII, văn hố phương Tây đã theo chân các tàu bn của người
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp du nhập vào Việt Nam. Trong sắc thái văn
hoá đa dạng của các quốc gia này, Thiên Chúa giáo đã thể hiện rõ nét ảnh
hưởng của nó đối với đời sống của dân tộc Việt; nó hướng con người làm
điều thiện, tránh làm điều ác; yêu thương đồng loại, sống phúc âm để
chết được lên thiên đàng; và nếu phát huy hết ảnh hưởng tích cực nó “có
khả năng đóng góp làm phong phú thêm bản chất Việt Nam”[36, 91].
Thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Việt Nam đã
ảnh hưởng sâu sắc đến quan điểm, quan niệm về đạo đức của người Việt.
Những nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác - Lênin đã xây dựng nên học
thuyết đạo đức mới - đạo đức của những người cộng sản. Xét về bản chất, đạo
đức mới “là những gì góp phần phá huỷ xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần
đồn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng
tạo ra xã hội mới của những người cộng sản”[71, 369]; đây là đạo đức “hồn
tồn phục tùng lợi ích đấu tranh giai cấp của giai cấp vơ sản”[71, 367]. Do đó,
ngay từ khi mới vào Việt Nam, nó đã đáp ứng nhu cầu của cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc mà nhân dân Việt Nam đang thực hiện. Từ đó đến nay, những
tư tưởng cơ bản nhất về đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đóng vai trị
chủ yếu trong việc củng cố, duy trì và phát triển những phẩm chất đạo đức
truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Chính điều kiện hình thành và phát triển của xã hội Việt Nam đã làm
cho các giá trị đạo đức được bồi đắp thường xuyên trong suốt chiều dài lịch
sử. Cùng với thời gian, những giá trị này trở nên ổn định và được lưu truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành những phẩm chất đạo đức truyền
thống của con người Việt Nam.


16


1.3. NHỮNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CƠ BẢN CỦA
NGƯỜI VIỆT NAM

Những phẩm chất đạo đức truyền thống của người Việt Nam thể hiện
phong phú, đa dạng song trước hết nó thể hiện ở: lịng u nước nồng nàn;
tinh thần đồn kết; lịng nhân ái, khoan dung; đức tính cần cù, sáng tạo trong
lao động [27, 56].
1.3.1 Lòng yêu nước nồng nàn
Yêu nước là “một trong những tình cảm sâu sắc nhất, đã được củng cố
qua hàng trăm, hàng nghìn năm tồn tại của các Tổ quốc biệt lập” [68, 326];
Đó là tình cảm tự nhiên của con người, biểu hiện qua tình yêu quê hương, xứ
sở, là niềm tự hào của mỗi dân tộc.
Đối với Việt Nam, lòng u nước khơng chỉ dừng lại ở tình cảm,
tư tưởng tự nhiên mà nó cịn là sản phẩm của lịch sử và là phẩm chất đạo đức
cao quý nhất trong thang giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.
Những truyền thuyết như Thánh Gióng, Hồ Hồn Kiếm, v.v; những dấu
ấn cổ xưa như thành Cổ Loa, Ải Chi Lăng, v.v. là những minh chứng cho
truyền thống yêu nước của các thế hệ ngày xưa. Những địa danh lịch sử như
Điện Biên Phủ, Sài Gòn - Gia Định, v.v. trong cuộc kháng chiến giải phóng
dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã làm phong phú
thêm những trang sử về truyền thống yêu nước của các thế hệ ngày nay.
Hồ Chí Minh cho rằng nhân dân ta có lịng u nước nồng nàn và
đó là một truyền thống quý báu của dân tộc. Truyền thống này thể hiện rõ
nhất khi đất nước có giặc ngoại xâm, “khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần
ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua
mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp
nước”[65, 171].



17

Đỉnh cao của lòng yêu nước là ý thức độc lập và chủ quyền lãnh thổ,
coi độc lập dân tộc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Lý Thường Kiệt tuyên
bố một cách đanh thép:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”
Ý thức về một đất nước độc lập và chủ quyền ngày càng mang tính tồn
diện hơn về khối cộng đồng dân tộc Việt, có đủ các yếu tố địa lý, lãnh thổ,
văn hố, khơng phụ thuộc vào tộc Hán mà Nguyễn Trãi là người thể hiện
trong Bình Ngơ đại cáo:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác”[83, 125].
Xuất phát từ ý thức độc lập và chủ quyền lãnh thổ, trong các cuộc chiến
tranh chống giặc ngoại xâm, thời kỳ nào Việt Nam cũng có anh hùng, hào
kiệt. Trong “Bình Ngơ đại cáo” - bản tun ngơn lần hai của dân tộc - Nguyễn
Trãi đã tổng kết:
“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có” [83, 125]
Đối với mỗi người Việt Nam, Tổ quốc là trên hết. Khi quyền lợi của Tổ
quốc bị xâm phạm, người Việt Nam sẵn sàng gác bỏ lợi ích riêng để bảo vệ
lợi ích chung; họ thà hy sinh tất cả để Tổ quốc được độc lập, được tự do. Các
thế hệ người Việt Nam luôn đi vào cuộc chiến đấu chống ngoại xâm với tinh



18

thần “chết vinh cịn hơn sống nhục”. Hình ảnh cậu bé làng Gióng đang nằm
trong nơi nhưng khi nghe tin giặc Ân sang quấy nhiễu nước ta, bỗng vụt lớn
lên, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt ra trận; hình ảnh Hai bà Trưng cưỡi voi với khí
thế hiên ngang “Một xin rửa sạch quân thù, Hai xin đem lại nghiệp xưa họ
Hùng. Ba kẻo oan ức lòng chồng, Bốn xin vẻn vẹn sở cơng lệnh này” ; hình
ảnh Bà Triệu khởi nghĩa trong khí thế “muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng
sóng dữ, chém cá kình tràng ở biển khơi” đã giết chết thứ sử làm chấn động
Giao Châu; Lý Bí đánh tan quân Lương, giành độc lập dân tộc, thành lập
nước Vạn Xuân, xưng là Nam Đế, đặt mình ngang hàng với hồng đế phương
Bắc; những tiếng hơ “quyết đánh” của các bô lão trong Hội nghị Diên Hồng
thể hiện tinh thần quyết chiến chống Nguyên - Mông; lời tuyên bố đanh thép
của Trần Quốc Tuấn trước Vua “Nếu bệ hạ muốn hàng, trước hết hãy chém
đầu tôi đi đã”; Trần Bình Trọng tuy bị bắt nhưng vẫn hiên ngang thét vào mặt
quân thù “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm Vương đất Bắc”, v.v. là
những biểu hiện về lịng u nước gắn liền với khí phách quật cường của cả
dân tộc; đó là những tấm gương lịch sử để các thế hệ sau noi theo.
Những tấm gương ấy càng được thể hiện rực rỡ hơn, sáng chói hơn
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ qua sự chịu
đựng, cống hiến vô bờ bến của dân tộc với tinh thần “thà hy sinh tất cả chứ
không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Người Việt Nam sẵn sàng xả
thân vì nước, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản
thân mình. Tinh thần chiến đấu giữ nước, giữ nhà đã ăn sâu vào trí óc và tình
cảm của của mỗi người dân, trở thành ý thức thường trực của các thế hệ. Biết
bao người con của dân tộc đã tự nguyện hy sinh tuổi thanh xuân của mình cho
đất nước. Biết bao người vợ phải xa chồng, mẹ phải xa con; đây là sự hy sinh
to lớn được thúc đẩy bởi lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc ta.



19

Lịng u nước khơng chỉ có ở những người cầm súng ra chiến trường
tiêu diệt kẻ thù, mà còn ở những người hậu phương nhịn ăn để ủng hộ kháng
chiến; ở những bà mẹ săn sóc, thương yêu bộ đội như con đẻ của mình; ở
những nam nữ cơng nhân và nông dân thi đua tăng gia sản suất ủng hộ cho
kháng chiến. Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam thật phong phú, diễn ra ở
mọi nơi, mọi lúc, mọi lứa tuổi.
Lòng yêu nước nồng nàn là một trong những sản phẩm tinh thần cao
quý nhất, là “một giá trị đứng đầu bảng giá trị tinh thần của dân tộc ta”, là
tư tưởng tình cảm thiêng liêng nhất trong bậc thang giá trị đạo đức truyền
thống Việt Nam; nó là động lực nội sinh của cộng đồng dân tộc Việt trong
toàn bộ sự nghiệp dựng nước và giữ nước của mình; là sợi chỉ đỏ xun qua
tồn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại.
1.3.2. Tinh thần đoàn kết
Tinh thần đoàn kết là một trong những nhân tố cốt lõi trong hệ giá trị
đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Từ xưa, mọi người chung sống trên lãnh thổ Việt Nam được quan niệm
cùng cha, cùng mẹ, “bọc trăm trứng, nở trăm con” được gọi là “đồng bào”.
Cách gọi này thể hiện sự gắn kết của dân tộc Việt.
Sự gắn kết ấy trước hết là sự gắn kết của các thành viên trong gia đình
và những gia đình với nhau. Mỗi gia đình khơng thể tồn tại biệt lập mà có
quan hệ mật thiết hình thành nên cộng đồng làng - xã. Trong cộng đồng ấy,
mọi người cùng nhau chung sức lao động sản xuất, chung sức chống thiên tai,
chống kẻ thù xâm lược; từ đó ý thức của những con người riêng lẻ hồ thành
ý thức của cộng đồng. Theo thời gian, ý thức đó ngày càng được bồi đắp, phát
triển, củng cố vững chắc, tạo nên truyền thống thấm sâu vào tình cảm, tâm
hồn của mỗi con người Việt Nam; là cơ sở quan trọng hình thành tinh thần



20

đoàn kết dân tộc. Triết lý “đoàn kết là sức mạnh” bắt nguồn từ chính trong
cuộc sống của cộng đồng.
Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng “tồn tại như một tâm linh bền
vững có giá trị giữ nước và dựng nước trong suốt chiều dài 4000 năm lịch sử
của Việt Nam”[85, 8], nó “trở thành cốt lõi tinh thần để tạo ra sự đoàn kết dân
tộc, sức mạnh của dân tộc chống thiên tai, địch hoạ”[85, 8].
Lần giở lại những trang sử của dân tộc, tình đồn kết của nhân dân ta
thật đáng tự hào. Khi có giặc ngoại xâm thì tất cả mọi tầng lớp, mọi giai cấp
ln đồn kết thống nhất với nhau vì mục tiêu chung là đánh đuổi giặc ngoại
xâm, bảo vệ đất nước.
Thế kỷ thứ III trước Công nguyên, khi quân xâm lược nhà Tần vào đất
Việt thì từ đứa trẻ con cho đến người già đều tìm mọi cách giúp những người
tuấn kiệt ra đánh giặc.
Thế kỷ thứ X, tồn dân đồng lịng ủng hộ công cuộc khôi phục và đấu
tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, Dương Đình Nghệ và Ngơ Quyền.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán trên sơng Bạch Đằng
chấm dứt một nghìn năm Bắc thuộc.
Thế kỷ thứ XI, Lý Thường Kiệt đã huy động được cả quân triều đình,
quân địa phương, cả dân đồng bằng và dân miền núi tham gia kháng chiến.
Toàn dân trên dưới một lịng, đập tan tồn bộ qn xâm lược của nhà Tống
bên bờ sông Như Nguyệt.
Thế kỷ thứ XIII, ba lần giặc Nguyên - Mông sang xâm lược nước ta là
ba lần “tồn dân là lính”. Đúng như Trần Quốc Tuấn đã tổng kết “Vua tôi
đồng tâm, anh em hồ mục, cả nước góp sức” nên đã đánh tan giặc.
Thế kỷ thứ XV, trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, nghĩa quân
Lam Sơn đi đến đâu cũng nhận được sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của
tất cả các tầng lớp nhân dân tạo thành một lực lượng hùng hậu, mạnh mẽ



21

đến mức “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn, voi uống nước, nước sông phải
cạn”. Giặc Minh bị đánh tan. “Chiếu Duy Tân” được ban khắp chốn.
Thế kỷ thứ XVIII, nghĩa quân Tây sơn được đông đảo nhân dân Bắc Hà
hưởng ứng, khiến cho quân “đông như kiến cỏ, thế lực ồ ạt như nước triều
dâng” dẫn đến một cuộc hành quân đánh tan quân Thanh, dẹp loạn vua chúa.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chiến thắng Điện Biên Phủ lại một
lần nữa khẳng định tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam, buộc thực dân
Pháp phải ký hiệp định Giơnevơ chấm dứt chiến tranh miền Bắc. Cuộc chiến
chống thực dân Pháp vừa kết thúc, dân tộc ta lại phải đối đầu với lực lượng
quân sự hùng mạnh, đó là đế quốc Mỹ. Tổng kết truyền thống đồn kết của
dân tộc, Hồ Chí Minh cho rằng đồn kết là một trong những vấn đề có ý nghĩa
chiến lược, quyết định thành công của cách mạng. Người nhận thấy “trong
bầu trời khơng có gì q bằng nhân dân, trong thế giới, khơng gì mạnh bằng
lực lượng đồn kết của nhân dân”[63, 276]. Từ sự tin vào sức mạnh của nhân
dân, Người cho rằng sự nghiệp cách mạng phải dựa vào dân, gắn bó với quần
chúng dân để nhân dân tin yêu và giúp đỡ. Người khẳng định “dễ trăm lần
khơng dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” và Người đúc kết
thành nguyên lý “Đoàn kết, đồn kết đại đồn kết; thành cơng, thành cơng đại
thành cơng”.
Tóm lại, tinh thần đồn kết là phẩm chất q báu của dân tộc ta; nó là
vũ khí bách chiến bách thắng, là sức mạnh trường tồn của dân tộc trước mọi
thử thách; nó góp phần làm phong phú thêm hệ giá trị đạo đức truyền thống
Việt Nam.
1.3.3. Lòng nhân ái, khoan dung
Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta, là
giá trị tinh thần trong nền đạo đức Việt Nam truyền thống. Lòng nhân ái có

quan hệ mật thiết với lịng u nước. Trong quan hệ này, lòng nhân ái là cơ sở


22

xuất hiện lòng yêu nước, còn lòng yêu nước là một trong những hình thức
biểu hiện của lịng nhân ái. Nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê
Duẩn đã từng khẳng định: “Khơng có lịng nhân ái thì khơng thể có lịng u
nước”. Lịng nhân ái chính là cái gốc của lòng yêu nước. Yêu nước, nhân ái là
phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam.
Nhân ái là lịng u thương con người. Đức tính này, từ xưa đã được
ông bà ta đúc kết từ trong cuộc sống hằng ngày như “Thương người như thể
thương thân”, “Tối lửa, tắt đèn có nhau”, “Chị ngã em nâng”, “Nhiễu điều
phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, “Bầu ơi
thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “lá lành đùm
lá rách”, v.v.
Phát huy truyền thống yêu thương con người ấy, giai đoạn lịch sử nào
người Việt cũng coi “ý dân”, “lòng dân” là cơ sở của mọi quốc sách. Trong
chiếu dời đô, Lý công Uẩn khẳng định: “Trên vâng mệnh trời, dưới theo ý
dân, thấy thuận tiện thì thay đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn
thịnh[24, 138]. Vậy nên, Trần Quốc Tuấn đưa ra chính sách “Khoan thư sức
dân” để làm kế sâu rễ bền gốc; Nguyễn Trãi phải lo “trừ bạo” cốt để yên dân.
Với Hồ Chí Minh, u thương con người là giải phóng con người thốt khỏi
áp bức, bóc lột, bất cơng, dành độc lập tự do cho Tổ quốc. Vì vậy, Người đã
khơng quản khó khăn, gian khổ ra đi tìm đường cứu nước. Người từng nói:
Nghĩ cho cùng, mọi vấn đề là ở đời và làm người. Ở đời và làm người phải là
thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức [58, 174]. Xuất
phát từ lịng nhân ái, đức tính khoan dung, vị tha của dân tộc Việt Nam đã
được hình thành.
Khoan dung là thái độ trân trọng, sự nhân từ, độ lượng với người khác.

Đây là tinh thần cơ bản của nền chính trị thân dân, tạo nên sức mạnh cộng
đồng trong dựng nước và giữ nước. Khúc Hạo, một nhà cải cách đầu tiên ở


×