Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Ngay le hoi song Nile

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.04 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Ngày lễ hội sông Nile



Người ta thường so sánh lũ lụt với thú dữ, nhưng cư dân 2 bên bờ sông Nile lại
không cho là như vậy. Họ thậm chí cịn mong ngóng những trận ngập lụt và sẽ
tổ chức các hoạt động chào mừng rất long trọng.


Trung tuần tháng 6 hằng năm, hễ nhìn thấy màu nước sông Nile ngả màu xanh
(dấu hiệu sắp có lũ lụt) là người ta hào hứng tập trung đến bờ sông Nile để tổ
chức “đêm rơi lệ”. Khi ấy, trên mặt sông, người ta ca hát nhảy múa trên những
con thuyền đang ngang dọc ngược xuôi dày đặc. Ở trên bờ người ta đặt một bức
tượng thần sông Nile tạc bằng gỗ để mọi người lần lượt cúi đầu tỏ lịng kính
trọng trong tiếng tụng niệm của vị chủ tế. Đến tháng 8, khi nước sông Nile tràn
qua hai bờ đê dâng ngập cả một vùng đất mênh mơng thì người ta lại thêm một
lần tưng bừng chào đón nữa. Lúc này cả pháp quan, quần thần văn võ và thủ lĩnh
của giáo phái cũng đến tham gia. Cùng với việc tổ chức ca hát và nghi thức chúc
mừng, người ta cịn tạc một cơ gái đẹp kính dâng lên thần sông Nile để họ kết
thành vợ chồng.


Ngày hội sông Nile bắt nguồn từ một truyền thuyết rất sinh động: một hôm,
chồng của nữ thần Aixirong đi chơi gặp nạn và bị chết. Nữ thần vô cùng đau
đớn, khóc lóc thảm thiết, nước mắt của bà trút xuống như mưa. Như lũ làm dâng
ngập cả hai bên bờ của dịng sơng Nile. Để làm giảm bớt nỗi đau thương của nữ
thần, người ta đã ca hát vỗ về rất nhiều và cuối cùng thì nữ thần cũng đã đổi
buồn thành vui, nụ cười lại trở về nơi kh miệng. Người ta cịn nói rằng, vì
nước tràn dâng qua hai bên bờ sông là nước mắt của nữ thần nên tất cả những
nơi có nước sơng tràn qua đều rộ hé mầm non, làm xuất hiện các cây lương
thực. Và từ đó, mỗi khi nước sơng Nile dâng tràn là người ta lại mừng vui ca
hát.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×