Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài tiểu luận hệ thống đánh lửa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.8 KB, 13 trang )

NỘI DUNG
I.

NHIỆM VỤ, PHÂN LOẠI VÀ YÊU CẦU HỆ THỐNG ĐÁNH LỦA

1. Nhiệm vụ hệ thống đánh lửa:
Hệ thống đánh lửa trên ơtơ có nhiệm vụ biến dịng một chiều hạ áp 12V , 24V
hoặc các xung điện xoay chiều hiệu điện thế thấp (trong hệ thống đánh lửa bằng
Manhêtô và Vô lăng manhêtic) thành các xung điện cao thế 12kV đến 24kV đủ để tạo
nên tia lửa (phóng qua ke hở bu gi) đốt cháy hỗn hợp làm việc trong các xy lanh của
động cơ vào những thời điểm thích hợp và tương ứng với trình tự xy lanh và chế độ làm
việc của động cơ.
Ngoài ra trong một số trường hợp, hệ thống đánh lửa còn dùng để hỗ trợ khởi
động (sấy nóng nhiên liệu), tạo điều kiện khởi động động cơ được dễ dàng ở nhiệt độ
thấp.
2. Phân loại:
Hệ thống đánh lửa là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong cấu tạo động
cơ xăng. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô, hệ thống đánh lửa đã không
ngừng được cải tiến, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm mục đích hoàn
thiện sự hoạt động của động cơ. Dựa vào cấu tạo và nguyên lý làm việc người ta phân
loại hệ thống đánh lửa như sau:
• Theo đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc, hệ thống đánh lửa được chia thành 4
loại:
- Loại đánh lửa dùng ắc quy: đây là loại thông dụng, được dùng trên hầu hết các
ô tơ thời gian trước đây, vì thế nó cịn được gọi là hệ thống đánh lửa thường hay HTĐL
cổ điển.
- Loại bán dẫn hay điện tử: với sự có mặt của các linh kiện bán dẫn trong thành
phần cấu tạo. Đây là loại mới, có nhiều ưu điểm hơn hẳn loại hệ thống đánh lửa thường
và có xu hướng thay thế dần các hệ thống đánh lửa thường.
- Loại đánh lửa bằng Manhêtơ hoặc Vơlăng manhêtíc: là loại hệ thống đánh lửa
cao áp độc lập, không cần đến ắc quy máy phát và có độ tin cậy cao.


- Loại nhiều tia lửa điện liên tục: là loại cơ cấu đánh lửa dùng để sấy nóng mơi
chất, hỗ trợ khởi động cho động cơ Điêzen hoặc động cơ máy bay.
• Theo dạng năng lượng được tích luỹ trước khi đánh lửa, hệ thống đánh lửa được chia
ra 2 loại:
- Loại điện cảm: bao gồm các hệ thống đánh lửa thường, đánh lửa bán dẫn dùng
transito, manhêtô. Ở loại này năng lượng đánh lửa được tích luỹ trong từ trường của
biến áp đặc biệt gọi là biến áp đánh lửa.
- Loại điện dung: là loại hệ thống mới về nguyên lý và có rất nhiều ưu điểm, nên
hiện nay được sử dụng nhiều trên các ô tô xe máy hiện đại. Ở loại này năng lượng đánh
lửa được tích luỹ khơng phải trong từ trường của biến áp đánh lửa mà trong một tụ điện
đặc biệt gọi là tụ tích.
3. Yêu cầu của hệ thống đánh lửa:
Phan Văn Hóa-10CDOT01-Cao đẳng cơng nghiệp Huế

1


Một hệ thống đánh lửa làm việc tốt phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Phải đảm bảo hiệu điện thế đủ để tạo ra được tia lửa điện phóng qua khe hở giữa
các điện cực của bu gi.
- Tia lửa điện phải có năng lượng đủ lớn để đốt cháy được hỗn hợp làm việc trong
mọi điều kiện làm việc của động cơ.
- Thời điểm đánh lửa phải tương ứng với góc đánh lửa sớm hợp lý nhất ở mọi chế
độ làm việc của động cơ.
- Độ tin cậy làm việc của hẹ thống đánh lửa phải tương ứng với độ tin cậy làm
việc của động cơ.
- Các phụ kiện của hệ thống đánh lửa phải hoạt động tốt trong điều kiện nhiệt độ
cao và độ rung xóc lớn.
- Kết cấu đơn giản, bảo dưỡng sửa chữa dễ dàng, giá thành hợp lí,...
II. SƠ ĐỒ, CẤU TẠO CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA.

1. Hệ thống đánh lửa cơ bản.

Sơ đồ hệ thống đánh lửa cơ bản
1.Ắc quy
2. Khóa điện
5.Dây cao áp
6. Bộ chia điện
8.Bộ đánh lửa sớmchân không
12. Bugi

3. Điện trở
4.Bô bin
7. Bộ đánh lửa sớm li tâm
9.Vít lửa
10. Tụ điện
13.Cam

Đây là kiểu hệ thống đánh lửa cơ bản nhất. Khi hoạt động, khố điện 2 đóng lại
động cơ quay sẽ kéo trục bộ chia điện quay theo, cam 13 sẽ điều khiển đóng mở tiếp
điểm 9, rơ tơ bộ chi điện quay sẽ phân phối dịng điện cao áp đến mỗi bu gi theo thứ tự
nổ của xy lanh của động cơ.
2. Sơ đồ và cấu tạocác bộ phận của hệ thống đánh lửa
Phan Văn Hóa-10CDOT01-Cao đẳng công nghiệp Huế

2


a. Biến áp đánh lửa (Bô bin)
Đây là một loại biến áp cao thế đặc biệt nhằm biến những xung điện có hiệu điện
thế thấp (6, 12 hoặc 24V) thành các xung điện có hiệu điện thế cao (12000 ÷ 40000V)

để phục vụ cho vấn đề đánh lửa trong động cơ.

1. Lỗ cắm dây cao áp
2. Lò xo nối
3. Cuộn giấy cách điện
4. Lõi thép từ
5. Sứ cách điện
6. Nắp cách điện
7. Vỏ
8. Ống thép
9. Cuộn sơ cấp
10. Cuộn thứ cấp
11. Đệm cách điện

Sơ đồ cấu tạo biến áp đánh lửa B13
Cấu tạo biến áp đánh lửa gồm có các bộ phận sau:
- Lõi thép từ (4), được ghép từ các lá thép điện kỹ thuật dày 0,35 mm, có sơn cách điện
để tránh dịng điện xốy(dịng fuco). Lõi thép được chèn chặt trong một ống các tông
cách điện;
- Cuộn dây thứ cấp (10) có rất nhiều vịng (W2=19000÷26000 vịng) đường kính dây
khoảng (0,07÷0,1)mm, được quấn phía ngồi ống các tơng.
Giữa các lớp dây của cuộn thứ cấp có lót giấy cách điện mỏng, chiều rộng của
lớp giấy cách điện lớn hơn khoảng quấn dây khá nhiều để tránh chạm các lớp dây và
tránh bị phóng điện qua phần mặt bên của cuộn dây.
Lớp đầu tiên kể từ ống các tông trong cùng và một số lớp dây tiếp theo, khơng
quấn các vịng dây sít nhau mà cách nhau khoảng (1,0÷1,5) mm vì đây là đầu dây cao
thế của biến áp đánh lửa.
Đầu vòng dây đầu tiên của cuộn thứ cấp được hàn với đầu dây dẫn lên phía trên,
rồi thơng qua lị xo nối (2) dẫn ra cực trung tâm - lỗ cắm dây cao áp (1) của nắp cách
điện. Đầu thứ hai được nối với một đầu của cuộn sơ cấp (9). Cuộn thứ cấp sau khi quấn

xong được cố định trong ống các tông cách điện thứ hai.
- Cuộn dây sơ cấp (9) được quấn trên ống các tơng cách điện bao ngồi cuộn thứ
cấp. Số vịng dây của cuộn sơ cấp khơng nhiều (khoảng 250÷400 vịng), đường kính
dây lớn hơn khoảng (0,72÷0,86) mm.
Phan Văn Hóa-10CDOT01-Cao đẳng công nghiệp Huế

3


Cuộn sơ cấp được quấn bên ngoài cuộn thứ cấp để tăng điều kiện thốt nhiệt từ
nó ra ngồi vỏ và giảm chiều dài dây dẫn cần thiết để quấn cuộn thứ cấp.
Hai đầu của cuộn sơ cấp được nối ra 2 vít bắt dây trên nắp (6) ký. Hai vít này
rỗng trong và to hơn vít thứ ba là vít để gá hộp điện trở phụ.
Tồn bộ khối gồm các cuộn dây và lõi thép đó được đặt trong ống thép tư, ghép
bằng những lá thép biến thế uốn cong theo mặt trụ hở và các khe hở của những lá thép
này đặt chệch nhau. Cuộn dây và ống thép đặt trong vỏ thép và cách điện ở phía đáy
bằng miếng sứ cách điện(5), nắp cách điện (6) làm bằng vật liệu cách điện cao cấp.
b. Bộ chia điện.

Sơ đồ cấu tạo bộ chia điện
1.Tiếp điểm than 2.Nắp chia đện
6.Khóa giữ nắp 7.Mâm tiếp điểm
10.Giá đỡ
11.Vít hãm
nối
15.Tụ điện
quay
21,22.Lị xo
23.Màng
27.Má động tiếp điểm


3.Lá đồng
4.Con quay
5.cam
8.Cơ cấu chỉnh 9.Thang chia độ
12.Trục quay
13.Thân
14.Đầu dây
16.Bộ điều chỉnh 17.Đầu trục 18.Đòn dẫn
19.Quả văng 20.Chốt quay
24.Thanh kéo 25.Vít chỉnh 26.Vít định vị

Bộ chia điện là một thiết bị quan trọng trong hệ thống đánh lửa. Nó có nhiệm vụ
tạo nên những xung điện ở mạch sơ cấp của HTĐL và phân phối điện cao thế đến các
xy lanh theo thứ tự nổ của động cơ đúng thời điểm quy định.
Bộ chia điện có thể chia làm ba bộ phận: bộ phận tạo xung điện, bộ phận chia điện
cao thế và các cơ cấu điều chỉnh góc đánh lửa.
Bộ phận tạo xung điện
Phan Văn Hóa-10CDOT01-Cao đẳng công nghiệp Huế

4


1,9- Vít điều chỉnh
2- Vít hãm
3- Má vít tĩnh
4- Má vít động
5- Cần tiếp điểm
6- Trục lắc 11.Phần cam
7- ống lót 12.Mâm tiếp điểm

8- Lị xo lá
10- Giá gắn tiếp điểm tĩnh
Bộ phận tạo xung cấu tạo gồm các chi tiết, như: Mâm tiếp điểm (12), phần cam
(11) và tụ điện.
Mâm tiếp điểm thường gồm hai mâm: mâm trên di động được, cịn mâm dưới cố
định. Giữa hai mâm có ổ bi mục đích để có thể điều chỉnh góc đánh lửa sớm. Ở mâm
trên lắp giá gắn má vít tĩnh (3), cần tiếp điểm (5) (giá má vít động 4) để tạo nên tiếp
điểm ngắt nối mạch sơ cấp.
Phần cam được lắp lỏng trên trục bộ chia điện và dẫn động từ trục này thông qua
các chốt (20) của bộ điều chỉnh ly tâm lắp trong các rãnh xyên của phần cam (sơ đồ cấu
tạo bộ chia điện).
Khi cam quay, các vấu cam sẽ lần lượt tác động lên gối cách điện của cần tiếp
điểm, làm tiếp điểm đóng mở, tạo nên các xung điện trong mạch sơ cấp.
Tiếp điểm ln có xu hướng đóng lại dưới tác dụng của lực lò xo lá. Khi tiếp điểm
mở hết, khe hở giữa các má vít δ=0,3÷0,5 mm. Khe hở này được điều chỉnh nhờ các vít.
Bộ phận chia điện cao thế

b)

a)

a- Bộ chia điện và nắp;
b- Mặt dưới của nắp.
1- Tụ điện;
2- Trục dẫn động;
3- Bộ điều chỉnh ốc tan;
4- Vòng kẹp;
5- Bộ điều chỉnh ly tâm;
6- Mâm tiếp điểm;
7- Con quay chia điện;

8- Cần kim loại;
9- Nắp;
10- Điện cực bên;
11- Đầu nối dây ra;
12- Điện cực giữa;
13- Hòn than;
14- Bộ điều chỉnh chân khơng
15- ống lót và cam;
16- Thân bộ chia điện.

Bộ chia điện P-20

Phan Văn Hóa-10CDOT01-Cao đẳng cơng nghiệp Huế

5


Bộ phận chia điện cao thế gồm: nắp chia điện và con quay chia điện.
Nắp chia điện làm bằng chất cách điện cao cấp, có một cực giữa (12) và các cực
bên bằng đồng (10). Số cực bên bằng số xy lanh của động cơ.
Con quay chia điện (7) cũng được làm bằng nhựa cách điện cao cấp và được lắp
vào phần đầu vát (15) của cam (Chỗ vát của đầu cam có tác dụng định vị, đảm bảo
đúng vị trí tương đối giữa con quay và cam).
Phần trên con quay có gắn cần kim loại (8). Điện cao thế từ biến áp đánh lửa được
truyền đến cực giữa của nắp chia điện rồi qua lò xo và hòn than (13) (có điện trở
khoảng 8000÷14000 Ω) xuống cần kim loại của con quay. Hịn than ngồi cơng dụng
truyền điện cịn có tác dụng giảm mức nhiễu xạ vơ tuyến khi hệ thống đánh lửa làm
việc.
Khi con quay quay, đầu cần kim loại của nó quay đến vị trí tương ứng với cực
bên nào thì điện cao thế sẽ phóng qua khe hở δ=0,3÷0,7 mm, giữa đầu cần và cực bên

rồi qua dây dẫn đến các bu gi đánh lửa. Khe hở δ này có tác dụng ngăn cản bớt khả
năng rò điện cao áp khi bu gi bị ướt hoặc muội bẩn nhiều
Các cơ cấu điều chỉnh góc đánh lửa sớm
Bộ phận này gồm 3 cơ cấu điều chỉnh góc đánh lửa: điều chỉnh góc đánh lửa ly
tâm, điều chỉnh góc đánh lửa chân khơng, điều chỉnh góc đánh lửa theo trị số octan.
- Bộ điều chỉnh góc đánh lửa ly tâm gồm
giá đỡ quả văng được lắp chặt với trục của bộ chia điện; hai quả văng được đặt trên giá
và có thể xoay quanh chốt quay của quả văng đồng thời cũng là giá móc lị xo; các lị xo
một đầu mắc vào chốt, cịn đầu kia móc vào giá trên quả văng và luôn luôn kéo các quả
văng về phía trục.
Trên mỗi quả văng có một chốt và bằng hai chốt này bộ điều chỉnh ly tâm được gài vào
hai rãnh trên thanh ngang của phần cam.
b)

a)
1

4

6
2
3

5

Bộ điều chỉnh ly tâm.
1- Cam;
4- Trục;
2- Quả văng;
5- Chốt;

3- Tấm dẫn động cam;
6- Lị xo.
- Bộ điều chỉnh góc đánh lửa chân khơng gồm: một hộp kín bằng cách ghép hai nửa vỏ
bầu (3) lại với nhau. Màng đàn hồi (4) ngăn cách giữa hai buồng, một buồng luôn luôn
thông với khí quyển và chịu áp suất của khí quyển, cịn buồng kia thơng với lỗ ở phía
bướm ga bằng ống nối và chịu ảnh của sự thay đổi áp suất ở phía dưới bướm ga.
Phan Văn Hóa-10CDOT01-Cao đẳng cơng nghiệp Huế

6


Trên màng có gắn cần kéo, đầu kia của cần kéo được mắc vào chốt của mâm tiếp điểm
(mâm trên). Lị xo ln ép màng về 1 phía và sức căng của lị xo được điều chỉnh bằng
các đệm. Tồn bộ bộ điều chỉnh được bắt vào thành bên của bộ chia điện bằng 2 vít.
1- Lị xo trả
2- ống nối với bộ chế hồ khí
3- Vỏ bầu
4- Màng cao su
5- Thanh kéo
6- Mâm tiếp điểm.
Bộ điều chỉnh chân không.
- Bộ điều chỉnh góc đánh lửa theo trị số octane của nhiên liệu:
Bộ điều chỉnh này có mặt trên một số động cơ ơtơ có thể dùng nhiều loại xăng khác
nhau với trị số octane và tốc độ cháy của chúng khác nhau, do vậy góc đánh lửa sớm
phải thay đổi theo trị số octane.
c. Bugi đánh lửa
Để phù hợp với yêu cầu của từng loại xe người ta thiết kế bugi thành 2 loại là bugi nóng
và bugi lạnh. Loại bugi này được thiết kế có chất sứ bao bọc tiếp xúc với kim loại ít hơn do
vậy việc trao đổi nhiệt kém hơn và nến nóng hơn và làm sạch bụi bẩn tốt hơn. Bugi lạnh thì
ngược lại, thiết kế với vùng trao đổi nhiệt lớn hơn vì vậy sẽ nguội hơn khi hoạt động.


Bugi nóng (trái) và bugi lạnh (phải)
Cấu tạo của bugi gồm: sứ cách điện (3) trong có lắp thanh kim loại (9) làm điện
cực giữa của bu gi. Điện cao thế truyền từ đầu nối (1) đến điện cực (11)
Cả khối các chi tiết trên được đặt trong vỏ thép (5) là thân của bu gi. Trên vỏ
thép (5) có mặt vát sáu cạnh và phía dưới có phần ren để lắp bu gi vào nắp xy lanh động
cơ.
Trên vỏ thép (5) hàn điện cực bên. Giữa vỏ thép (5) và phần sứ (3) có đệm đồng
vừa để làm kín vừa để truyền nhiệt. Ngồi ra phía trên cịn có chất làm kín thủy tinh (6).
Phan Văn Hóa-10CDOT01-Cao đẳng cơng nghiệp Huế

7


Phần vỏ có thể có kết cấu tháo lắp được hay khơng tháo lắp được. Gioăng (8) có dạng
đặc biệt để đảm bảo tốt độ kín lắp ghép giữa bu gi và nắp xy lanh.
Khe hở giữa các điện cực của bu gi thường nằm trong giới hạn 0,6÷0,7 mm đối
với HTĐL thường và 1,0÷1,2 mm đối với HTĐL điện tử.
Khe hở điện cực lớn thì đánh lửa hỗn hợp nghèo tốt hơn nhưng U đl lại tăng. Khe hở nhỏ
thì có thể bị muội lấp kín nên khơng tạo tia lửa được, chiều dài tia lửa giảm nên đánh
lửa hỗn hợp nghèo kém.
1.Đầu nối
2.Nếp gợn sóng
3.Sứ cách điện
4.Thân trên
5.Vỏ thép
6.Chất làm kín bằng thủy tinh
7.Điện trở
8.Gioăng
9.Lõi đồng

10.Ống cách điện
11.Điện cực trung tâm
12.Điện cực nối mát
Sơ đồ cấu tạo của bugi
3. Hệ thống đánh lửa bán dẫn.
a. Sơ đồ hệ thống đánh lửa bán dẫn
Kiểu ngắt tiếp điểm

Hệ thống đánh lửa kiểu ngắt tiếp điểm
Phan Văn Hóa-10CDOT01-Cao đẳng cơng nghiệp Huế

8


Kiểu hệ thống đánh lửa này có cấu tạo cơ bản nhất. Trong kiểu hệ thống đánh lửa này,
dòng sơ cấp và thời điểm đánh lửa được điều khiển bằng cơ học. Dòng sơ cấp của cuộn
đánh lửa được điều khiển cho chạy ngắt quãng qua tiếp điểm của bộ ngắt dòng. Bộ điều
chỉnh đánh lửa sớm li tâm tốc và chân không điều khiển thời điểm đánh lửa. Bộ chia
điện sẽ phân phối điện cao áp từ cuôn thứ cấp đến các bugi.
Kiểu tranzito có ESA (Đánh lửa Sớm bằng điện tử)

Trong kiểu hệ thống đánh lửa này không sử dụng bộ đánh lửa sớm chân không và li
tâm. Thay vào đó, chức năng ESA của Bộ điều khiển điện tử (ECU) sẽ điều khiển thời
điểm đánh lửa.
Hệ thống đánh lửa trực tiếp (DIS)

Phan Văn Hóa-10CDOT01-Cao đẳng cơng nghiệp Huế

9



Thay vì sử dụng bộ chia điện, hệ thống này sử dụng cuộn đánh lửa đa bội để cung cấp
điện cao áp trực tiếp cho bugi. Thời điểm đánh lửa được điều khiển bởi ESA của ECU
động cơ. Trong các động cơ gần đây, hệ thống đánh lửa này chiếm ưu thế.

b.

Cấu tạo các loại cảm biến

Cảm biến điện từ:
Gồm có 2 loại:
- Loại nam châm đứng yên:

Cảm biến điện từ loại nam châm đứng yên
Cảm biến được đặt trong bộ chia điện bao gồm một rotor có số răng cảm biến tương
ứng với số xy lanh động cơ, một cuộn dây quấn quanh một lõi sắt từ cạnh một thanh
nam châm vĩnh cữu. Cuộn dây và lõi sắt được đặt đối diện với các răng cảm biến rotor
và được cố định trên vỏ bộ chia điện. Khi rotor quay, các răng cảm biến sẽ lần lượt tiến
lại gần và lùi ra xa cuộn dây. Khi răng cảm biến của rotor tiến lại gần cực từ của lõi
thép, khe hở giữa rotor và lõi thép giảm dần và từ trường mạnh dần lên. Sự biến thiên
của từ thông xuyên qua cuộn dây
- Cảm biến điện từ loại nam châm quay:

1. Rôto nam châm ; 2. Lõi thép từ; 3. Cuộn dây cảm biến
Cảm biến điện từ loại nam chân quay cho loại động cơ 8 xylanh
Phan Văn Hóa-10CDOT01-Cao đẳng cơng nghiệp Huế

10



Nam châm được gắn trên rotor, còn cuộn dây cảm biến được quấn quanh một lõi thép
và cố định trên vỏ bộ chia điện. Khi nam châm quay, từ trường xuyên qua cuộn dây
biến thiên tạo nên một sức điện động sinh ra trong cuộn dây. Do từ trường qua cuộn dây
đổi dấu nên sức điện động sinh ra trong cuộn dây lớn.
Cảm biến quang:
Cảm biến quang bao gồm hai loại, khác nhau chủ yếu ở phần tử cảm quang:
- Loại sử dụng một cặp LED – photo transistor.
- Loại sử dụng một cặp LED – photo diode.
Phần tử phát quang (LED – Lighting Emision Diode) và phần tử cảm quang (photo
transistor hoặc photo diode) được đặt trong bộ chia diện có vị trí tương ứng như trong
hình phía dưới. Đĩa cảm biến được gắn vào trục của delco và có số rãnh tương ứng với
số xylanh động cơ.
Điểm đặc biệt của hai loại phần tử cảm quang này là khi có dịng ánh sáng chiếu vào,
nó sẽ trở nên dẫn điện và ngược lại, khi khơng có dịng ánh sáng, nó sẽ khơng dẫn điện.
Độ dẫn điện của chúng phụ thuộc vào cường độ dòng ánh sáng và hiệu điện thế giữa hai
đầu của phần tử cảm quang.

Cảm biến quang
Khi đĩa cảm biến quay, dòng ánh sáng phát ra từ LED sẽ bị ngắt quãng làm phần tử cảm
quang dẫn ngắt liên tục, tạo ra các xung vuông dùng làm tín hiệu điều khiển đánh lửa.

Phan Văn Hóa-10CDOT01-Cao đẳng công nghiệp Huế

11


Sơ đồ nguyên lý làm việc của cảm biến quang
Cảm biến bao gồm ba đầu dây: một đầu dương (Vcc), một đầu tín hiệu (Vout) và một
đầu mass. Khi đĩa cảm biến chắn ánh sáng từ LED qua photo diode D2, D2 không dẫn,
điện áp tại ngõ vào (+) sẽ thấp hơn điện áp so sánh Us ở ngõ vào (- )trên Op-Amp A

nên ngõ ra của Op-Amp A không có tín hiệu làm transistor T ngắt, tức Vout đang ở mức
cao. Khi có ánh sáng chiếu vào D2, D2 dẫn, điện áp ở ngõ vào (+) sẽ lớn hơn điện áp so
sánh Us và điện áp ngõ ra của Op-Amp A ở mức cao làm transistor T dẫn, Vout lập tức
chuyển sang mức thấp. Đây chính là thời điểm đánh lửa. Xung điện áp tại Vout sẽ là
xung vuông gởi đến Igniter điều khiển transistor cơng suất. Do tín hiệu ra là xung
vuông nên thời điểm đánh lửa cũng khơng bị ảnh hưởng khi thay đổi số vịng quay của
trục khuỷu động cơ.
Cảm biến Hall:

Phan Văn Hóa-10CDOT01-Cao đẳng cơng nghiệp Huế

12


Cảm biến Hall được đặt trong bộ chia điện, gồm một rơto bằng thép có các cánh chắn
và các cửa sổ cách đều nhau gắn trên trục của bộ chia điện. Số cánh chắn sẽ tương ứng
với số xylanh của động cơ. Khi rotor quay, các cánh chắn sẽ lần lượt xen vào khe hở
giữa nam châm và IC Hall

Cấu tạo bộ chia điện với cảm biến Hall

1. Phần tử Hall; 2. Ổn áp ; 3. Op – Amp; 4. Bộ xử lý tín hiệu
Sơ đồ cấu tạo cảm biến Hall

Phan Văn Hóa-10CDOT01-Cao đẳng cơng nghiệp Huế

13




×