Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài toán quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.71 KB, 3 trang )

Địa chỉ và số email liên hệ của giáo viên:
Nguyễn Thị Kim Ngân
Điện thoại: 0912 945 791
Email:
MỘT SỐ BÀI TOÁN QUẢN LÝ
1. Quản lý việc mua bán sách của một cửa hàng bán sách.
Các đối tượng cần quản lý của bài toán gồm:
- Tác giả: Thông tin về tác giả gồm: Mã tác giả, tên tác giả, địa chỉ của tác giả, số điện thoại
của tác giả. Mỗi tác giả có một mã duy nhất để phân biệt với các tác giả khác.
- Đầu Sách: Thông tin về sách gồm: mã sách, tên sách, danh sách các tác giả, số trang, giá,
nhà xuất bản, năm xuất bản. Mỗi đầu sách có một mã duy nhất phân biệt với các đầu sách
khác.
- Nhà xuất bản: Thông tin về nhà xuất bản gồm: mã nhà xuất bản, tên nhà xuất bản, địa chỉ
của nhà xuất bản, và số điện thoại để liên hệ. Mỗi nhà xuất bản có một mã duy nhất phân
biệt với các nhà xuất bản khác.
Chú ý: Mỗi đầu sách có thể có nhiều cuốn sách. Ví dụ sách “Tiếng Việt lớp 2” có 12 cuốn.
Thì “Tiếng Việt lớp 2” được coi là 1 đầu sách.
Một tác giả có thể viết nhiều đầu sách và một cuốn sách cũng có thể do nhiều tác giả viết.
Việc nhập sách của cửa hàng được quản lý như sau: thông tin về việc nhập một đầu sách
gồm: ngày nhập, số lượng nhập.
Việc bán sách của cửa hàng được quản lý như sau: thông tin về việc bán một đầu sách
gồm: ngày bán, số lượng bán.
2. Quản lý kết quả thi đấu tại SEAGAMES.
Các đối tượng cần quản lý của bài toán gồm:
- Đội tuyển: Thông tin để xác định đội tuyển gồm mã đội tuyển, tên đội tuyển. Mỗi đội
tuyển có một mã duy nhất phân biệt với các đội khác.
- Môn thi: thông tin để xác định môn thi gồm mã môn, tên môn. Mỗi môn thi có một mã
duy nhất phân biệt với các môn khác.
- Kỳ Seagames: thông tin để xác định một kỳ Seagame gồm số thứ tự của kỳ seagames (ví
dụ 19, là chỉ kỳ Seagames thứ 19), tên của nước tổ chức Seagames. Số thứ tự của kỳ
Seagames giúp chúng ta phân biệt các kỳ Seagames khác nhau.


Việc tham gia thi đấu của các đội tuyển tại mỗi kỳ Seagames được quản lý như sau. Tại
mỗi kỳ Seagames mỗi đội tuyển phải đăng ký số lượng các môn tham gia thi đấu và tổng số
vận động viên của mình.
Để quản lý kết quả thi của mỗi đội tuyển tại một kỳ Seagames cần xác định các thông tin
về số huy chương vàng, số huy chương bạc, số huy chương đồng cho từng môn.
1
3. Quản lý việc bán hàng của một siêu thị
Các đối tượng cần quản lý của bài toán gồm:
- Loại sản phẩm: thông tin về loại sản phẩm gồm: mã sản phẩm, tên sản phẩm, hãng sản
xuất, đơn giá bán. Mỗi loại sản phẩm có một mã để phân biệt với các loại sản phẩm khác.
- Đại lý cung cấp sản phẩm: thông tin về đại lý gồm: mã đại lý, tên đại lý, địa chỉ, số điện
thoại của đại lý. Mỗi đại lý có một mã để phân biệt với các đại lý khác.
Việc nhập sản phẩm được quản lý như sau: Thông tin về việc nhập một loại sản phẩm
gồm: Ngày nhập, mã sản phẩm, mã đại lý cung cấp, số lượng nhập.
Thông tin về việc bán một sản phẩm gồm: ngày bán, mã sản phẩm, số lượng bán.
4. Quản lý thanh toán hóa đơn của một cửa hàng ăn uống
Các đối tượng cần quản lý của bài toán gồm:
- Sản phẩm: mã sản phẩm, tên sản phẩm, loại sản phẩm (đồ uống, đồ tráng miệng, đồ ăn),
đơn giá của sản phẩm. Mỗi sản phẩm có một mã sản phẩm duy nhất phân biệt với các sản
phẩm khác.
- Nhân viên phục vụ: mã nhân viên, tên nhân viên. Mỗi nhân viên có một mã duy nhất, phân
biệt với các nhân viên khác.
- Hóa đơn: mã hóa đơn, ngày lập hóa đơn, giờ lập hóa đơn, bàn thanh toán (bàn số 1, bàn số
2, …), nhân viên lập hóa đơn (mã nhân viên). Mỗi hóa đơn sẽ thanh toán cho rất nhiều sản
phẩm khác nhau với số lượng khác nhau, vì vậy ta sẽ lập một bảng chi tiết hóa đơn như
sau:
- Chi tiết hóa đơn: mã hóa đơn, mã sản phẩm, số lượng sản phẩm
5. Quản lý trung tâm ngoại ngữ
- Học viên: Mã học viên, tên học viên, ngày sinh, giới tính. Mỗi học viên có một mã duy
nhất phân biệt với các học viên khác. Mỗi học viên có thể tham gia nhiều lớp học (tương

ứng với các chương trình khác nhau).
- Giáo viên: Mã giáo viên, họ tên giáo viên, ngày sinh, giới tính, ngoại ngữ mà giáo viên
này dạy. Mỗi giáo viên có một mã giáo viên duy nhất. Giả sử mỗi giáo viên chỉ dạy một
ngoại ngữ.
- Ngoại ngữ: Mã ngoại ngữ, tên ngoại ngữ. Mỗi ngoại ngữ có một tên duy nhất phân biệt
với các ngoại ngữ khác.
- Chương trình học: mã chương trình, tên chương trình, thời gian bắt đầu học, thời gian kết
thúc. Mỗi chương trình cần xác định rõ ngoại ngữ của nó là gì, mỗi chương trình chỉ
tương ứng với một ngoại ngữ. Tuy nhiên, với một chương trình có thể có nhiều lớp học.
- Lớp học: Mã lớp, tên lớp, mã chương trình. Mỗi lớp học chỉ thuộc một chương trình học.
Mỗi lớp học có thể có nhiều học viên.
2
- Thời gian biểu: Có thông tin về lịch học, ví dụ (thứ 2, 18h-20h, Anh1) hay (thứ 4,
18h-20h, Anh2), …
6.Quản lý việc bán linh kiện của một công ty
Các đối tượng và thông tin quản lý của bài toán bán thiết bị gồm:
- Nhà cung cấp: mã nhà cung cấp, tên nhà cung cấp, địa chỉ, số điện thoại của nhà cung cấp.
- Khách hàng: mã khách hàng, tên khách hàng, địa chỉ, số điện thoại của khách hàng.
- Sản phẩm: Mã sản phẩm, tên sản phẩm, đặc điểm của sản phẩm.
- Phiếu nhập: số hiệu phiếu nhập, mã nhà cung cấp, ngày nhập.
- Chi tiết phiếu nhập: số hiệu phiếu nhập, mã sản phẩm, số lượng.
- Phiếu xuất: số hiệu phiếu xuất, mã sản phẩm, số lượng sản phẩm, đơn giá nhập.
- Phiếu xuất: số hiệu phiếu xuất, mã khách hàng, ngày xuất.
- Chi tiết phiếu xuất: số hiệu phiếu xuất, mã sản phẩm, số lượng sản phẩm, đơn giá xuất.
7. Quản lý băng đĩa
Mục đích của cửa hàng cho thuê băng là quản lý được mỗi loại phim có bao nhiêu tập, và có
bao nhiêu phiên bản, hiện tại những những phim nào đang được thuê, và số lượng còn là bao
nhiêu. Khi một khác hàng đến thuê đĩa, ta có thể trả lời họ là còn đĩa hay không còn đĩa cho
thuê. Khi một khách hàng đến trả đĩa ta tính được số tiền mà khách hàng cần thanh toán. Do
dó thông tin cần quản lý gồm:

a. Khách hàng: Mã khách hàng, địa chỉ.
b. Loại phim: mã loại, tên loại (hài, ca nhạc), …
c. Phim: mã phim, tên phim, số đĩa của phim (số tập phim, ví dụ phim này có 16
tập), số phiên bản (có tất cả 5 bộ của phim này), năm sản xuất, nhà sản xuất.
Phim này thuộc loại nào.
d. CD: mã CD, mã phim, tập. Ví dụ (CD1, “Chân Trâu Cảng”, tập 2).
e. Hóa đơn thuê đĩa: Mã hóa đơn, mã khách hàng, ngày mượn, mã CD. Mỗi hóa
đơn thuê đĩa có thể thuê nhiều đĩa CD khác nhau.
f. Hóa đơn trả đĩa: Mã hóa đơn, mã khách hàng, ngày trả, mã CD. Mỗi hóa đơn trả
có thể trả nhiều đĩa khác nhau.
3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×