Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp tính CSG sản xuất hàng hóa và xây dựng CSG sản xuất dịch vụ ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.15 KB, 100 trang )

NGHIÊN CỨU HỒN THIỆN
PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ GIÁ SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ
XÂY DỰNG CHỈ SỐ GIÁ SẢN XUẤT DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM
Cấp đề tài:

Bộ

Thời gian nghiên cứu:

2012-2013

Đơn vị thực hiện:

Vụ Thống kê Giá

Chủ nhiệm:

CN. Nguyễn Đức Thắng

LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội quố0c gia, cơng tác thống kê nói
chung và cơng tác thống kê giá nói riêng cũng được ngành Thống kê quan tâm
và phát triển nhằm đo lường ngày càng chính xác các chỉ tiêu kinh tế xã hội
phục vụ xây dựng chính sách, quản lý vĩ mô nền kinh tế, thực hiện các phân
tích kinh tế xã hội, đồng thời đảm bảo tính so sánh quốc tế.
Hiện tại có thể tạm phân chia hệ thống chỉ số giá (CSG) của Việt Nam
thành ba nhóm là: (1) Nhóm các CSG tiêu dùng; (2) Nhóm CSG biểu hiện
quan hệ kinh tế với nước ngồi; và (3) Nhóm các CSG sản xuất. Trong nhóm
các CSG sản xuất hiện nay gồm: CSG sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản;
CSG sản xuất công nghiệp; CSG cước vận tải kho bãi và CSG nguyên nhiên
vật liệu dùng cho sản xuất. Hệ thống CSG là công cụ quan trọng để điều tiết


vĩ mô nền kinh tế. Việc hoàn thiện phương pháp tính CSG cho phù hợp với
nền kinh tế luôn luôn vận động, phát triển là đòi hỏi khách quan đối với mọi
quốc gia. Từ năm 1995 trở lại đây, tuy định kỳ 5 năm một lần đều có cập nhật,
hồn thiện phương pháp tính CSG hiện hành, nhưng xét về phương diện nhóm
các CSG sản xuất vẫn còn thiếu cả về số lượng và chất lượng thể hiện trên các
mặt sau đây:
186


Một là, về mặt số lượng, sự mở rộng và phát triển đa dạng cả về chiều
rộng và chiều sâu của nhiều ngành kinh tế ở Việt Nam đặt ra nhiều thách thức
cho công tác thống kê giá. Cùng với sự phát triển kinh tế quốc gia, đầu tư và
hội nhập kinh tế quốc tế, các ngành kinh tế của Việt Nam cũng ngày càng
được mở rộng và phát triển, đồng thời có sự xuất hiện của các ngành kinh tế
mới như các ngành về công nghệ thông tin, truyền thông, kinh doanh bất động
sản, tài chính, ngân hàng và một số ngành dịch vụ khác. Theo Quyết định số
10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 1 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, Hệ
thống ngành Kinh tế của Việt Nam gồm 21 ngành kinh tế cấp 1, trong đó có
15/21 ngành kinh tế dịch vụ. Như vậy, xét theo ngành kinh tế, với CSG sản
xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; CSG sản xuất công nghiệp; CSG cước vận
tải kho bãi và CSG nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất hiện có, hệ
thống CSG của Việt Nam cịn thiếu rất nhiều CSG sản xuất của các ngành
dịch vụ.
Hai là, về mặt chất lượng, sự xuất hiện, mất đi nhanh chóng của nhiều
mặt hàng, sự ra đời nhiều sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có quy cách phẩm
cấp đa dạng, phong phú, nhiều chủng loại, đặc biệt sự thay đổi, sắp xếp lại
trong nội hàm nhiều nhóm ngành kinh tế, địi hỏi CSG của các ngành sản xuất
được xây dựng từ trước cần có thêm sự nghiên cứu, xem xét, cải tiến, hoàn
thiện cho phù hợp với tổng thể mà CSG đó đang phản ánh.
Ba là, tính thể chế hóa trong việc sử dụng các CSG để giảm phát cho các

chỉ tiêu kinh tế tổng hợp đã được đề cập trong các văn bản pháp lý. Nhận thức
được việc sử dụng bảng giá cố định năm 1994 để tính giá so sánh cho nhiều
sản phẩm hàng hóa đặc biệt các sản phẩm cơng nghiệp đã khơng cịn phù hợp
do sự phong phú và đa dạng trong mẫu mã mặt hàng sản xuất, ngày 30 tháng 7
năm 2007, Tổng cục Thống kê đã ban hành Quyết định 840/TCTK-TKQG về
việc sử dụng CSG thay cho bảng giá cố định 1994. Thêm vào đó, ngày
04/04/2012, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 02/2012/TTBKHĐT về quy định năm 2010 làm năm gốc thay cho năm gốc 1994 để tính
187


các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh, trong đó có yêu cầu chi tiết về các loại
CSG cần thiết phục vụ giảm phát các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp theo ngành
kinh tế. Theo Thông tư này rất nhiều ngành kinh tế khơng có CSG sản xuất
của chính ngành đó để giảm phát nên việc mượn CSG khác dùng để thay thế
chỉ mang tính chất tạm thời, không mang tính chất lâu dài.
Bốn là, về nghiên cứu khoa học, ở Việt Nam, công tác thu thập thông tin,
tính tốn và cơng bố về CSG sản xuất nơng, lâm nghiệp, thủy sản; CSG sản
xuất công nghiệp; CSG cước vận tải kho bãi thực tiễn đã thực hiện nhiều năm,
5 năm một lần đều có cải tiến về phương pháp luận khi ban hành phương án
cho thời kỳ mới, nhưng chưa có đề tài nghiên cứu chung nhằm tổng quan các
vấn đề về phương pháp luận, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế nhằm cải tiến
phương pháp tính cho phù hợp với tình hình mới. Đặc biệt đối với CSG sản
xuất dịch vụ mới có đề tài nghiên cứu về phương pháp tính CSG cước vận tải
chia theo ngành đường là đường bộ, đường thủy, đường sông và đường hàng
không, cũng như phương pháp tính CSG sản xuất dịch vụ bưu chính, viễn
thơng, cịn CSG sản xuất của nhiều ngành dịch vụ còn lại chưa được nghiên
cứu.
CSG sản xuất được nhiều nước trên thế giới tính toán và sử dụng.
Phương pháp luận về CSG sản xuất được nhiều tổ chức quốc tế quan tâm đưa
ra hướng dẫn chung. Gần đây nhất, năm 2004, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế (OECD) và Ngân hàng Thế giới (WB) xuất bản Cuốn Sổ tay về chỉ số
giá sản xuất: Lý thuyết và Thực nghiệm.
Năm 1986, nhận thức được tầm quan trọng của các ngành dịch vụ, nhóm
Voorburg chuyên về thống kê dịch vụ được thành lập do yêu cầu của Cơ quan
Thống kê Liên Hiệp Quốc (UNSO). Tên của nhóm được lấy theo tên của địa
danh Voorburg ở Hà Lan, nơi cuộc họp đầu tiên của nhóm này được tổ chức
vào tháng 01 năm 1987, với mảng khá quan trọng của nhóm là về chỉ số giá
sản xuất dịch vụ. Mỗi năm nhóm Voorburg tổ chức hội thảo một lần, với chủ
188


đề được xác định từ lần hội thảo trước, các bài viết chủ yếu đến từ thống kê
châu Âu và các tổ chức quốc tế như OECD, Thống kê châu Âu (EUROSTAT),
IMF.v.v…về phương pháp luận cũng như thực tiễn và kinh nghiệm thống kê
dịch vụ và thống kê CSG sản xuất dịch vụ tại các nước. Gần đây, thống kê
một số nước châu Á cũng được mời tham dự và đã có bài trình bày tại các
cuộc hội thảo này như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Với sự mở rộng, phát triển nhanh chóng của các ngành dịch vụ và các
ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trị quan trọng trong
nền kinh tế các quốc gia, đồng thời xuất hiện nhu cầu cần có những khuyến
nghị quốc tế chung về chỉ số giá dịch vụ, năm 2005, OECD và EUROSTAT
xuất bản Cuốn Hướng dẫn phương pháp luận nhằm phát triển CSG sản xuất
dịch vụ.
Ở Việt Nam, xuất phát từ yêu cầu ngày càng hoàn thiện Hệ thống chỉ tiêu
thống kê quốc gia, theo Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn
2011-2020 và tầm nhìn 2030 đồng thời để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người
dùng tin, công tác thống kê giá sản xuất được ngành Thống kê quan tâm và
phát triển. Nghiên cứu là tiền đề cơ bản nhằm xây dựng cơ sở phương pháp
luận phục vụ triển khai trong thực tiễn đạt hiệu quả. Nhận thức được tầm quan

trọng của hệ thống CSG sản xuất trong công tác thống kê, Vụ Thống kê Giá,
Tổng cục Thống kê lựa chọn đề tài “Nghiên cứu hồn thiện phương pháp tính
CSG sản xuất hàng hóa và xây dựng CSG sản xuất dịch vụ ở Việt Nam” để
nghiên cứu trong 2 năm 2012-2013 là phù hợp với yêu cầu của công tác thống
kê hiện nay. Đề tài được thực hiện trong thời gian diễn ra cuộc điều tra thí
điểm về giá dịch vụ tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng, chuẩn bị
cho việc ban hành phương án điều tra giá dịch vụ thời kỳ 2013-2015. Đây là
phương án trong đó quy định phương pháp thu thập thông tin và tính tốn
CSG sản xuất hồn tồn mới - CSG sản xuất của các ngành dịch vụ, loại chỉ
số giá tổng hợp chưa từng được nghiên cứu, thực hiện trước đây. Như vậy,
cũng rất thích hợp để Ban chủ nhiệm đề tài kết hợp giữa việc nghiên cứu lý
189


thuyết với khảo sát điều kiện thực tiễn nhằm đưa ra những khuyến nghị thích
hợp nhất cho việc ban hành phương án. Kết quả nghiên cứu của đề tài rất có ý
nghĩa cho việc xây dựng và hồn thiện phương án nói trên. Thêm vào đó, hiện
nay ngành Thống kê đang trong quá trình rà soát số liệu GDP vùng (GRDP)
và chuyển dãy số liệu giá trị sản xuất (GO) về giá cơ bản nên đề tài một lần
nữa tổng kết và cập nhật phương pháp luận về CSG sản xuất nhằm cung cấp
hệ thống CSG sản xuất tốt hơn đáp ứng yêu cầu của công tác thống kê.
Việc phân định thành CSG sản xuất hàng hóa và CSG sản xuất dịch vụ
ở đây chỉ mang tính chủ yếu theo ngành, trong đó các CSG được tính tốn cho
các ngành kinh tế thuộc khu vực I và II là nông nghiệp và công nghiệp mở
rộng, sản xuất chủ yếu ra các sản phẩm hàng hóa được quy ước gọi là CSG
sản xuất hàng hóa, cịn cho các ngành kinh tế thuộc khu vực III - khu vực dịch
vụ, gọi là CSG sản xuất dịch vụ. Do vậy trong nội hàm các ngành được quy
ước là các ngành sản xuất hàng hóa như nơng nghiệp và cơng nghiệp mở rộng
vẫn bao gồm các dịch vụ bổ trợ cho hoạt động của ngành đó như dịch vụ tưới
tiêu, dịch vụ chuẩn bị hạt giống, con giống, dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và

quặng, dịch vụ xử lý nước thải và rác thải, v.v…
Có hai loại CSG sản xuất là CSG sản xuất đầu ra (PPI-O) và CSG sản
xuất đầu vào (PPI-I). Hai loại CSG này có mối liên hệ với nhau vì sản phẩm
sản xuất đầu ra của ngành này có thể là nguyên liệu sản xuất đầu vào của
ngành khác. Để nghiên cứu có tính hệ thống và tránh trùng lặp, vì thời gian
nghiên cứu có hạn, đề tài tập trung nghiên cứu về CSG sản xuất đầu ra. Đề tài
tập trung nghiên cứu phương pháp tính CSG sản xuất hàng hóa và CSG sản
xuất dịch vụ áp dụng trong phạm vi cả nước. CSG sản xuất được tính trên cơ
sở giá các loại sản phẩm sản xuất hàng hóa, dịch vụ mang tính thương mại, để
bán trên thị trường, có giá thị trường, khơng bao gồm các hoạt động sản xuất
hàng hóa và cung cấp dịch vụ khơng vì mục tiêu lợi nhuận, hay mang tính
chất quản lý Nhà nước như hoạt động của Đảng, tổ chức chính trị xã hội, quản
lý nhà nước, an ninh quốc phòng cũng như hoạt động của các tổ chức và cơ
190


quan quốc tế. Như vậy, trong 21 ngành kinh tế, phạm vi nghiên cứu của đề tài
tập trung ở 5 ngành kinh tế sản xuất hàng hóa và 12 ngành kinh tế sản xuất
dịch vụ cấp 1.
Với mục tiêu nhằm hoàn thiện, đồng bộ hệ thống CSG sản xuất nhằm
đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng của công tác thống kê và người sử dụng
thông tin thống kê, đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị được kết
cấu thành 3 chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận, các nguyên lý cơ bản và tổng quan phương
pháp luận về CSG sản xuất thực hiện ở Việt Nam hiện nay
Chương II: Thực trạng và đề xuất hoàn thiện phương pháp tính CSG sản
xuất hàng hóa của Việt Nam
Chương III: Xây dựng phương pháp tính CSG sản xuất dịch vụ ở Việt
Nam và đề xuất lộ trình triển khai áp dụng trong thực tiễn
Đây là đề tài có ý nghĩa thực tiễn rất cao, phạm vi nghiên cứu rộng, mảng

CSG sản xuất dịch vụ là mảng nghiên cứu mới, tài liệu quốc tế về phương
pháp tính CSG của một số ngành dịch vụ đặc thù còn ở mức khiêm tốn, trong
nước nhiều ngành dịch vụ chưa từng được nghiên cứu, nên khơng thể tránh
được những sai sót, khiếm khuyết, Ban chủ nhiệm đề tài mong muốn nhận
được nhiều ý kiến đóng góp để đề tài được hồn thiện hơn.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN, CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
VÀ TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ CHỈ SỐ GIÁ
SẢN XUẤT THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỈ SỐ
GIÁ SẢN XUẤT
Trên thế giới CSG đã có từ rất lâu, bắt đầu xuất hiện từ các nghiên cứu
như CSG dạng đơn giản do William Fleetwood biên soạn năm 1707. Ở thế kỷ
191


19 CSG được sử dụng nhiều hơn. Năm 1823, Joseph Lowe công bố nghiên
cứu về nông nghiệp, thương mại và tài chính, trong đó xây dựng khái niệm về
CSG là sự thay đổi về giá trị tiền tệ của rổ hàng hóa và dịch vụ cố định, đây là
cách tiếp cận được sử dụng đến ngày nay. Cuối thế kỷ 19, các đóng góp quan
trọng khi nghiên cứu về CSG đáng phải kể đến là nghiên cứu của Laspeyres
(1871) và Passche (1874) mà tên của các nhà nghiên cứu đã được đặt cho các
loại CSG được sử dụng phổ biến hiện nay.
Dạng ban đầu của CSG sản xuất là chỉ số giá bán buôn (Wholesale Price
Index - WPI) xuất hiện vào cuối thế kỷ 19. Với mục tiêu chính là nhằm đo
lường sự thay đổi giá tại thị trường bán buôn nên CSG bán buôn được thay thế
bằng CSG sản xuất. Điểm khác biệt cơ bản giữa CSG bán buôn và CSG sản
xuất là CSG bán buôn bao gồm cả sự biến động giá của sản phẩm hàng hóa và
dịch vụ nhập khẩu, nhưng CSG sản xuất không đo lường sự biến động giá của
sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu, CSG sản xuất chỉ đo lường sự biến

động giá của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước (kể cả để tiêu
dùng trong nước và để xuất khẩu). Thêm vào đó, các giao dịch trong CSG bán
buôn được thu thập theo giá của người mua tức là bao gồm cả phí vận chuyển,
thuế sản phẩm (như thuế doanh thu và thuế giá trị gia tăng).
Những năm 1970, Cơ quan Thống kê châu Âu đưa ra chương trình chung
nhằm khuyến khích các thành viên thu thập giá cơng nghiệp đầu ra để tính tốn
CSG sản xuất. Năm 1979, Liên hợp quốc xuất bản Cuốn Sổ tay hướng dẫn về
Chỉ số giá sản xuất của các sản phẩm công nghiệp. Cuốn Sổ tay Hướng dẫn về
Chỉ số giá sản xuất năm 2004 là kết quả của Nhóm làm việc Quốc tế về chỉ số
giá (Nhóm Ottawa) ra đời năm 1994 dưới sự giám sát của Ủy ban Thống kê của
Liên hợp quốc (UNSC).
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về giá

192


Giá thu thập để tính toán CSG sản xuất phải là giá thực tế giao dịch phản
ánh doanh thu mà người sản xuất thu được về hàng hóa và dịch vụ là do bán
sản phẩm cho khách hàng. Giá thu thập có thể là giá thời điểm hoặc giá thời
kỳ.
Giá thời điểm (Point-in-time prices) liên quan đến giá của sản phẩm vào
một ngày cụ thể trong tháng - ví dụ, ngày đầu tiên của tháng, thứ hai của tuần
đầu tiên, ngày giao dịch gần nhất của ngày mười lăm của tháng.v.v… Ưu
điểm chính của lấy giá thời điểm là việc so sánh từ tháng này sang tháng khác
sẽ được nhất quán, đặc biệt quan trọng khi có những bước thay đổi giá diễn ra
trong tháng, chẳng hạn như tăng mức giá chung hoặc thay đổi tiền thuế. Một
trong những sự bất lợi của lấy giá thời điểm cho CSG sản xuất là giao dịch có
thể khơng diễn ra vào đúng ngày quy định lấy giá. Nếu điều này xảy ra, yêu
cầu đơn vị điều tra cung cấp thông tin chi tiết của một giao dịch đã xảy ra gần

nhất với ngày quy định.
Giá thời kỳ (Period prices) là giá tính toán của cả tháng và cũng là giá
bình quân trong tháng. Một mức giá thời kỳ nên được đưa vào tính toán khi
thay đổi giá cả phát sinh trong tháng. Ví dụ, nếu một sản phẩm có giá là 10
trong 10 ngày đầu tiên của tháng, và sau đó tăng lên đến 15 trong 20 ngày còn
lại, vậy mức giá trung bình sẽ là 13,33 (có nghĩa là, [10 × 10 + 20 × 15] / 30).
Mức tính trung bình này thường được thực hiện bởi cơ quan thống kê và đòi
hỏi đơn vị điều tra cung cấp ngày thay đổi giá chính xác.
1.1.1.2. Khái niệm về chỉ số giá sản xuất
CSG sản xuất đầu vào (PPI-Input) đo lường mức độ thay đổi giá cả của
tất cả các loại nguyên vật liệu và dịch vụ dùng cho một qui trình sản xuất,
được tính cho từng ngành kinh tế, nhóm sản phẩm, không kể đất đai, lao động
hoặc vốn. Nguyên vật liệu và dịch vụ đầu vào của một quy trình sản xuất là
sản phẩm của một quy trình sản xuất khác hoặc được nhập khẩu.

193


CSG sản xuất đầu ra (PPI-Output) đo lường mức độ biến động giá của
sản phẩm hàng hóa, dịch vụ do người sản xuất bán trên thị trường trong nước
và xuất khẩu. Tuy nhiên, do đặc điểm của hoạt động xuất khẩu, giá xuất khẩu
được thu thập từ một nguồn thông tin riêng với khái niệm riêng nên CSG xuất
khẩu không thuộc phạm vi của CSG sản xuất.
CSG sản xuất nói chung cũng là một chỉ tiêu phản ánh nguồn gốc gây ra
lạm phát. CSG sản xuất đầu vào đo lường khả năng lạm phát qua việc tính
toán tác động giá cả lên người sản xuất. Khi giá cả thị trường và các chi phí
đầu vào khác tăng hoặc giảm sẽ được chuyển gián tiếp vào sự tăng giảm của
giá cả đầu ra.
CSG sản xuất đầu ra đo lường sự biến động thực tế của giá cả khi ra khỏi
quá trình sản xuất để đi vào giai đoạn tiêu dùng, CSG này phản ánh lạm phát

một cách trực tiếp hơn. Ngoài ra, giá sản xuất đầu ra cũng có thể là giá đầu
vào của một quá trình sản xuất khác, vì vậy, thông qua CSG sản xuất đầu ra
cũng thấy được tác động của lạm phát trong quá trình sản xuất.
1.1.2. Phạm vi
CSG sản xuất nên bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế của quốc gia, đây
là mục tiêu cơ bản nhất của CSG sản xuất. Ở nhiều quốc gia, CSG sản xuất
chỉ được tính cho một số ngành như nông nghiệp, khai thác, công nghiệp và
cung cấp năng lượng. Các ngành kinh tế này là điểm xuất phát tốt của CSG
sản xuất. Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp của các ngành kinh tế này đối với nền
kinh tế quốc gia sẽ ngày càng giảm đi, các ngành dịch vụ như giao thơng,
thơng tin liên lạc, chăm sóc y tế, thương mại và các dịch vụ kinh doanh ngày
càng đóng vai trị quan trọng. Với cơng dụng của CSG sản xuất là chỉ tiêu lạm
phát hoặc dùng để giảm phát các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp trong tài khoản
quốc gia, CSG sản xuất cần có phạm vi bao qt tồn bộ nền kinh tế. Thêm
vào đó CSG sản xuất thường được giới hạn bởi các sản phẩm hàng hóa và
dịch vụ thị trường, khơng bao gồm các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phi thị
trường.
194


CSG sản xuất được biên soạn và phân tổ theo ngành kinh tế và ngành sản
phẩm. Nếu đạt phạm vi rộng về ngành sản phẩm là mục tiêu, thì CSG sản xuất
phải bao gồm số lượng lớn các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ do các ngành
kinh tế sản xuất ra. CSG sản xuất còn xác định sản phẩm theo từng giai đoạn
của quá trình sản xuất và cung cấp thước đo về sản phẩm dùng cho tiêu dùng
cuối cùng, dùng cho tiêu dùng trung gian và sản phẩm tại thị trường sơ cấp.
1.1.3. Cơng dụng
CSG sản xuất có nhiều công dụng, thể hiện trên một số mặt chủ yếu sau
đây:
1.1.3.1. Thước đo về xu hướng lạm phát ngắn hạn

CSG sản xuất tháng và quý với số liệu chi tiết về ngành và sản phẩm cho
phép kiểm soát lạm phát ngắn hạn qua nhiều công đoạn khác nhau của quá
trình sản xuất và đây là công dụng quan trọng nhất của CSG sản xuất. Cơ
quan sử dụng CSG sản xuất như là thước đo lạm phát ngắn hạn gồm ngân
hàng trung ương, bộ tài chính và các cơ quan chính phủ. Thêm vào đó, nhiều
cơng ty (như ngân hàng đầu tư và các hãng môi giới) và các cơ quan chính
phủ cần CSG sản xuất để thực hiện các dự báo kinh tế trên cơ sở xây dựng các
mô hình xem xét ảnh hưởng của giá mà các ngành kinh tế đang phải đối mặt,
nhằm hỗ trợ cho các nhà đầu tư thu được nhiều lợi nhuận hơn trên thị trường
cổ phiếu.

1.1.3.2. Chỉ tiêu giảm phát của tài khoản quốc gia
Một mặt CSG sản xuất là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, hơn nữa công
dụng hữu ích của CSG sản xuất đó là chỉ tiêu giảm phát giá trị sản xuất hoặc
doanh thu khi tính toán khối lượng sản xuất và là chỉ tiêu giảm phát chi tiêu
vốn và tồn kho trong tài khoản quốc gia. Chính vì vậy nền tảng khái niệm về
CSG sản xuất bị quy định bởi nền tảng khái niệm của tài khoản quốc gia.
1.1.3.3. Phục vụ cung cấp số liệu cho các tổ chức quốc tê
195


Hàng tháng, các nước thành viên của EU phải cung cấp số liệu về CSG
sản xuất theo Điều khoản về Các chỉ tiêu Ngắn hạn và tại mức tổng hợp chi
tiết. Các tổ chức quốc tế khác cũng sử dụng số liệu về CSG sản xuất như
ECB, IMF và OECD. Các quốc gia tham gia vào Chương trình Phổ biến Dữ
liệu Chung của IMF đều phải cung cấp CSG sản xuất, với mục tiêu nhằm xây
dựng thước đo lạm phát chung cho các quốc gia thành viên.
1.1.3.4. Công cụ phân tích kinh tê
Số liệu chi tiết về CSG sản xuất rất hữu ích đối với các doanh nghiệp và
các nhà nghiên cứu khi xem xét về hàng hóa và thị trường cụ thể. Các công ty

sử dụng CSG sản xuất để so sánh tốc độ tăng giá của họ với các CSG đại diện
cho ngành hoặc sản phẩm mà họ sản xuất kinh doanh. Các nhà nghiên cứu sử
dụng CSG sản xuất để xem xét và hiểu được các đặc tính của thị trường thông
qua việc liên kết số liệu về CSG sản xuất với các chỉ tiêu đầu ra nhằm xác
định áp lực đối với phí thương mại chẳng hạn. Tương tự các tổ chức cạnh
tranh và độc quyền có thể sử dụng CSG sản xuất như cơng cụ để kiểm sốt
liệu các thơng tin về áp lực cạnh tranh có đáng tin cậy hay khơng.
1.1.4. Phương pháp luận chung
1.1.4.1. Công thức tính toán
CSG sản xuất nhằm đo lường yếu tố giá trong sự thay đổi của doanh
thu/giá trị sản xuất. Phương pháp phổ biến hay được các quốc gia sử dụng
nhằm đo lường sự thay đổi về giá khi cố định lượng hay còn gọi là phương
pháp dựa trên “rổ” hàng hóa và dịch vụ cố định. Có 03 cơng thức tính tốn chỉ
số giá được các nước trên thế giới biết đến là công thức chỉ số giá Lowe, công
thức chỉ số giá Laspeyres và công thức chỉ số giá Paasche.
a. Chỉ số giá Lowe
Công thức tính CSG Lowe có dạng như sau:

196


n

I PLo

p q
t
i

b

i

 p it  0 b

  0  s i
p
0 b
 pi q i i1  i 
n

;

i 1
n

(1.1)

i 1

Trong đó: n là số lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có trong rổ hàng
hóa và dịch vụ đại diện mức giá là pi và lượng là qi;
b là thời kỳ tại đó tiến hành điều tra doanh thu và khối lượng
mà sau đó ở thời kỳ 0 và t là thời kỳ ở đó các mức giá được so sánh với nhau;
s i0 b 

pi0q ib
n

0
i


p q

b
i

là quyền số lai.

i 1

b. Chỉ số giá Laspeyres và Paasche
Cơng thức tính CSG Laspeyres có dạng như sau:
n

I PL

p q
t
i

0
i

 pit  0

  0  s i
p
 pi0qi0 i 1  i 
n


;

i 1
n

(1.2)

i 1

Trong đó:

p i0 q i0

s i0 

n

0
i

p q

0
i

là quyền số tại thời kỳ được chọn làm gốc 0.

i 1

Công thức tính CSG Passche có dạng như sau:

n

I PP

p q
t
i

t
i

 n  p t   1

t
i
i 1


 n
   0  s i 
p
0 t

 pi qi  i 1  i 

1

i 1

Trong đó:


s it 

p it q it
n

t
i

p q

t
i

là quyền số tại thời kỳ t.

i 1

c. So sánh các công thức chỉ số giá
197

;

(1.3)


Nếu mục tiêu đơn giản là nhằm đo lường sự thay đổi giá giữa hai thời kỳ
đang được xem xét một cách riêng biệt, khơng có lý do gì để thích rổ hàng
hóa của thời trước hơn là rổ hàng hóa của thời kỳ sau hoặc ngược lại. Cả hai
rổ hàng hóa đều có giá trị ngang nhau. Tất cả các cơng thức chỉ số giá đều có

cơ sở ngang nhau và chấp nhận được xét về mặt lý thuyết.
Tuy nhiên trong thực tiễn CSG sản xuất được tính toán cho các thời kỳ
liên tiếp. Chuỗi chỉ số giá hàng tháng theo công thức Laspeyres với thời kỳ
gốc là 0 sẽ nhận được ích lợi từ việc chỉ cần một tập hợp về lượng (hoặc
doanh thu) tại thời kỳ 0, và như vậy chỉ cần thu thập giá đều đặn hàng tháng.
Mặt khác chuỗi chỉ số giá theo công thức Paasche lại địi hỏi có số liệu về cả
giá và lượng (hoặc doanh thu) tại từng thời kỳ liên tiếp, điều này rất khó thực
hiện trong thực tiễn. Vì vậy, sử dụng công thức chỉ số giá Laspeyres sẽ ít chi
phí hơn, tốn ít thời gian hơn sử dụng công thức chỉ số giá Paasche. Đây là lợi
ích thực tiễn rõ ràng của công thức chỉ số giá Laspeyres (cũng như công thức
chỉ số giá Lowe) so với công thức chỉ số giá Paasche và điều này lý giải tại
sao trong thực tiễn công thức chỉ số giá Laspeyres và Lowe được sử dụng
nhiều hơn công thức chỉ số giá Paasche. Chỉ số giá tính tốn theo cơng thức
Laspreyres và Lowe có thể được cơng bố hàng tháng sau khi thu thập và xử lý
giá do đã có quyền số ở thời kỳ gốc.
1.1.4.2. Các bảng phân loại
Bảng phân ngành kinh tế nhóm các đơn vị sản xuất theo hoạt động chính
dựa trên các nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu đầu ra. Tại cấp ngành kinh tế
chi tiết nhất (cấp 4 chữ số) mô tả ngành kinh tế chủ yếu được thực hiện bởi
các đơn vị kinh tế (cơ sở kinh tế) ở hầu hết các quốc gia. Các ngành kinh tế
cấp cao hơn (cấp 3, cấp 2, cấp 1) kết hợp các đơn vị thống kê theo thuộc tính,
công nghệ, tổ chức và nguồn kinh phí hoạt động. Các bảng phân ngành kinh tế
quốc tế chủ yếu bao gồm Phân ngành kinh tế chuẩn quốc tế (ISIC), Phân
ngành kinh tế của Cộng đồng chung châu Âu (NACE), Phân ngành kinh tế

198


của khối Bắc Mỹ (NAICS) và Phân ngành kinh tế chuẩn của Úc và Newzilan
(ANZIC).

Hiện nay hai bảng phân loại sản phẩm của quốc tế chủ yếu được sử dụng
cho CSG sản xuất là Phân loại sản phẩm trung tâm (CPC) và Phân loại sản
phẩm trung tâm theo hoạt động (CPA hoặc PRODCOM) của Cộng đồng
chung châu Âu.
1.1.4.3. Chọn mẫu
Quy trình chọn mẫu bao gồm các bước chọn mẫu theo nhiều giai đoạn.
Khi mục tiêu và phạm vi của CSG sản xuất được xác định, các bước chọn
mẫu sẽ được tiến hành đối với cấp ngành kinh tế 4 chữ số. Sau khi đã chọn
được các ngành kinh tế, sẽ tiến hành chọn mẫu các đơn vị điều tra, và sau đó
các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ riêng biệt sẽ được lựa chọn và lấy mẫu.
Cuối cùng các giao dịch đại diện cho sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tại từng
cơ sở kinh tế thuộc mẫu sẽ được lựa chọn. Các bước chọn mẫu tại từng giai
đoạn là quan trọng.
Nhằm thiết kế mẫu cho mục tiêu thu thập thông tin về giá, cần lưu ý đến
các tiêu chí thống kê tiêu chuẩn đảm bảo kết quả ước lượng mẫu khơng những
khơng bị chệch và cịn hiệu quả về mặt thống kê và hiệu quả về mặt chi phí.
Trước hết cần phân tổ các đơn vị điều tra và các sản phẩm hàng hóa và dịch
vụ theo tiêu chí nhằm phân biệt chúng theo sự thay đổi của chỉ số giá cá thể và
từ đó lựa chọn đơn vị điều tra và sản phẩm hàng hóa và dịch vụ bằng phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản và theo xác suất chọn mẫu đã biết. Điều
này đảm bảo mẫu sản phẩm chọn mẫu được khơng bị bóp méo bởi các nhân tố
chủ đích và có thể tính tốn được sai số chọn mẫu. Tuy nhiên nhiều quốc gia
tiếp tục dựa hẳn vào phương pháp chọn mẫu chủ đích khi chọn đơn vị điều tra
và sản phẩm hàng hóa và dịch vụ do chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản rất khó và
lại quá đắt. Người ta tin rằng chọn mẫu chủ đích hiệu quả hơn, đặc biệt là khi
dàn mẫu sẵn có chưa đầy đủ và khơng thực sự phù hợp với mục tiêu của CSG
sản xuất. Phương pháp chọn mẫu “điểm cắt” cũng mang lại hiệu quả chi phí
199



do có nhiều mục tiêu hơn chọn mẫu chủ đích. Trong phương pháp chọn mẫu
điểm cắt, việc đầu tiên là xác định các giá trị ngưỡng mục tiêu và sau đó tất cả
các đơn vị điều tra/sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nằm trên giá trị này được
chọn vào mẫu. Ví dụ giá trị ngưỡng có thể là giá trị trung bình giản đơn khi
lựa chọn ngành kinh tế bốn chữ số thuộc ngành kinh tế cấp 1 hoặc khi lựa
chọn sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của từng đơn vị điều tra.
Ở hầu hết các quốc gia, lựa chọn các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ để
lấy giá từ các đơn vị điều tra thuộc mẫu thường là theo phương pháp chủ đích,
do cơ quan thống kê trung ương chịu trách nhiệm về CSG sản xuất thực hiện.
Cơ quan thống kê trung ương lập danh sách hàng hóa và dịch vụ đại diện
thuộc chỉ số giá nhóm cấp thấp. Tuy nhiên nếu có thơng tin chi tiết về giá trị
sản xuất hoặc doanh thu từ tổng điều tra cơ sở kinh tế, những thông tin này
cần được sử dụng trong chọn mẫu xác suất tỷ lệ thuận với quy mô hoặc trong
chọn mẫu điểm cắt.
1.1.4.4. Phương pháp thu thập thông tin
a. Tần suất và thời gian
Để tính tốn CSG sản xuất địi hỏi thu thập giá của các hàng hóa và dịch
vụ cụ thể và theo thời gian từ doanh nghiệp/đơn vị điều tra. Phải quyết định về
tần suất thu thập (tháng hay quý) và thời gian lấy giá (giá tại một thời điểm,
giá của một vài thời điểm trong tháng hoặc giá bình quân tháng). Tuy nhiên
nguồn lực hạn chế sẽ giới hạn thu thập giá theo thời điểm.
b. Quy cách phẩm cấp sản phẩm
Đối với mỗi sản phẩm thuộc mẫu, cần phải thu thập danh sách chi tiết về
quy cách phẩm cấp của sản phẩm. Những quy cách phẩm cấp này quan trọng
nhằm nhận dạng và định rõ giá và đặc điểm của giao dịch cụ thể. Quy cách
phẩm cấp gồm có tên sản phẩm, số hiệu sản phẩm, đặc điểm, mô tả hoặc đặc
điểm, quy mô, đơn vị tính, phân loại khách hàng, giảm giá v.v...
c. Phương pháp thu thập giá
200



Mục tiêu của kỹ thuật thu thập thông tin điều tra là nhằm chuyển dữ liệu
giá từ doanh nghiệp về cơ quan thống kê một cách an toàn và hiệu quả nhằm
giảm tối thiểu áp lực hành chính cho người cung cấp thơng tin. Đối với một số
hàng hóa, giá thu thập được là giá ước tính vì giao dịch không diễn ra trong
thời gian thu thập giá.
CSG sản xuất nhằm đo lường sự thay đổi thuần túy về giá chính vì vậy
các sản phẩm được lấy giá và so sánh ở hai thời kỳ liên tiếp phải giống nhau
về đặc điểm vật lý và kinh tế. Điều này đòi hòi khi lựa chọn các sản phẩm đại
diện, phải đảm bảo rằng hầu hết các sản phẩm đó tồn tại tương đối lâu dài
trong điều kiện tương tự như lúc sản phẩm đó được lựa chọn. Nếu tính liên tục
này không được đảm bảo thì sẽ không đo lường được sự thay đổi giá một cách
đầy đủ.
Sau khi xác định rõ quy cách sản phẩm lấy giá, cần yêu cầu người cung
cấp giá tiếp tục cung cấp giá chính xác của sản phẩm đó. Để làm được điều
này người cung cấp giá cần được cung cấp quy cách phẩm cấp cụ thể, chính
xác, chi tiết về sản phẩm lấy giá. Nếu không họ sẽ phải ghi chú lại thông tin
chi tiết về quy cách phẩm cấp của những sản phẩm được lấy giá.
Lý tưởng nhất là thu thập giá của những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ
mà chúng vẫn có trên thị trường lâu dài mà khơng thay đổi bất kỳ đặc điểm
vật lý và kinh tế nào, trừ thời điểm chúng được bán ra khác nhau. Tuy nhiên
hầu hết các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đều có vịng đời sản phẩm mang
tính ngắn hạn. Thậm chí, chúng bị thay thế bằng sản phẩm hàng hóa và dịch
vụ khác nhất là đối với những đồ dùng lâu bền. Do vậy phải tìm cách xem xét
sự thay đổi của danh mục sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đại diện. Trong
trường hợp tính liên tục của các mức giá quan sát bị vi phạm. Cần so sánh giá
của sản phẩm cũ với giá của sản phẩm mới khá tương đồng. Cơ quan thống kê
cần lượng hóa được sự thay đổi của giá quan sát khi đặc điểm sản phẩm thay
đổi.


201


1.1.4.5. Phương pháp xử lý các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ thay đổi chất
lượng
Phương pháp điều chỉnh chất lượng ngầm định (Implicit methods) gồm:
- Gối đầu;
- Gán giá trị trung bình mục tiêu hoặc giá trị trung bình chung;
- Gán giá trị trung bình nhóm;
- Thay thế so sánh được;
- Kết nối thể hiện khơng có sự thay đổi giá; và
- Giá chờ.
Phương pháp điều chỉnh chất lượng hiện hữu (Explicit methods) gồm:
- Phương pháp chuyên gia;
- Điều chỉnh số lượng;
- Sự khác biệt về giá trị sản xuất/chi phí theo yếu tố; và
- Hồi quy Hedonic.
Lựa chọn một phương pháp về giá điều chỉnh chất lượng là không thể
chần chừ. Nhà phân tích nên xem xét công nghệ và thị trường của từng sản
phẩm và kiến nghị phương pháp phù hợp. Khơng thể nói rằng phương pháp
được lựa chọn cho ngành kinh tế này là độc lập với phương pháp được lựa
chọn cho các ngành kinh tế khác. Sự tinh thông trong việc sử dụng một
phương pháp có thể khuyến khích việc sử dụng phương pháp đó ở nhiều nơi
và sử dụng hết các nguồn thông tin về một loại sản phẩm có thể đưa đến việc
áp dụng phương pháp khơng tồn dụng thơng tin ở các sản phẩm khác.
Phương pháp được chấp nhận cho từng ngành riêng biệt sẽ khác nhau trong
nội bộ quốc gia được quy định bởi việc tiếp cận thông tin, mối liên hệ với các
đối tượng cung cấp thông tin, nguồn sản xuất, sự thành thạo và các yếu tố sản
xuất và thị trường khác nhau.
202



Phụ lục 1 Báo cáo tổng hợp giới thiệu Biểu đồ ra quyết định về sự thay
đổi chất lượng dựa trên nghiên cứu của Fenella Maitland-Smith và Rachel
Bevan, OECD; và Triplett (2002).
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CSG SẢN XUẤT THỰC HIỆN Ở VIỆT
NAM
1.2.1. Lịch sử ra đời và phát triển CSG sản xuất ở Việt Nam
Cùng với sự ra đời và phát triển của ngành Thống kê Việt Nam, CSG sản
xuất cũng có lịch sử ra đời và phát triển gắn liền với mỗi giai đoạn phát triển
kinh tế của đất nước.
Những năm 1970-1980, với nền tảng là một nước nơng nghiệp, CSG sản
xuất được tính tốn lúc bấy giờ gồm CSG thu mua nông, lâm thủy sản (CSG
sản xuất đầu ra) và CSG bán vật tư cho sản xuất (CSG bán buôn). Đến năm
1989, theo Chỉ thị của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), hệ
thống CSG nói chung và CSG sản xuất nói riêng đã được cải tiến và bổ sung
nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của Đảng và Nhà nước. Trong giai đoạn này,
CSG sản xuất gồm ba loại là CSG mua hàng nông, lâm, thủy sản; CSG bán
vật tư cho sản xuất và CSG cước vận tải hàng hóa và bưu điện.
Đến năm 1995, tuân theo các hướng dẫn quốc tế, hệ thống CSG sản xuất
được tiếp tục hoàn thiện cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, CSG mua
hàng nông, lâm, thủy sản được đổi thành CSG bán sản phẩm của người sản
xuất hàng nông, lâm nghiệp, thủy sản (gọi tắt CSG sản xuất nông, lâm nghiệp,
thủy sản) và xây dựng thêm CSG bán sản phẩm của người sản xuất hàng công
nghiệp (gọi tắt là CSG sản xuất công nghiệp).
Định kỳ 5 năm một lần, các phương án CSG sản xuất được nâng cấp,
hoàn thiện trên cơ sở nghiên cứu phương pháp luận quốc tế, mở rộng hệ thống
ngành kinh tế theo sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, mở rộng danh mục
sản phẩm dịch vụ đại diện và cập nhật quyền số.


203


Đến năm 2013, hệ thống CSG sản xuất đầu ra hiện có của Việt Nam
gồm:
- CSG sản xuất nơng, lâm nghiệp và thủy sản;
- CSG sản xuất công nghiệp;
- CSG cước vận tải kho bãi.
1.2.2. Vai trò của CSG sản xuất đối với công tác thống kê hiện nay
Hệ thống tài khoản quốc gia là một tập hợp đầy đủ, phù hợp và linh hoạt
các tài khoản kinh tế vĩ mô, xây dựng trên những khái niệm, định nghĩa, quy
tắc hạch toán được thừa nhận trên phạm vi quốc tế 1, là trung tâm của công tác
thống kê. Biên soạn thống kê Tài khoản quốc gia nói chung và chỉ tiêu Tổng
sản phẩm trong nước nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin dùng cho quản lý, phân
tích, lập chính sách và áp dụng chính sách của chính phủ, của các nhà phân
tích và các nhà kinh tế. Một trong những vai trò quan trọng của thống kê Tài
khoản quốc gia là dùng để đánh giá tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế
theo thời gian. Các nhà kinh tế đặc biệt quan tâm đến cách ứng xử của nền kinh
tế trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh tế.
Theo giá hiện hành, các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp như: Tổng sản phẩm
trong nước (GDP); tích lũy; tiêu dùng; thu nhập quốc gia gộp (GNI); thu nhập
quốc gia khả dụng (NDI).v.v… mô tả thay đổi của nền kinh tế có kết hợp cả hai
yếu tố khối lượng và giá cả. Dãy số liệu theo thời gian và theo giá hiện hành
không thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực
mô hình hóa và dự báo.
Hiện nay, các chỉ tiêu tài khoản quốc gia theo giá so sánh được tính theo
Thông tư số 02/2012/TT-BKHĐT ngày 04/4/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư. Thông tư này quy định năm 2010 làm năm gốc thay cho năm gốc 1994 để
tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh.


1

Mục 1.1 - Tài khoản quốc gia 1993

204


Hệ thống giá và các loại CSG sản xuất có vai trò quan trọng trong việc
xác định phương pháp tính và nguồn thông tin để đánh giá các chỉ tiêu giá trị
sản xuất, giá trị tăng thêm hay GDP và các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác của
Hệ thống tài khoản quốc gia như sau:
1.2.2.1. Vai trò đối với chỉ tiêu giá trị sản xuất
Bảng dưới đây tổng kết các loại CSG cần thiết phục vụ cho việc giảm
phát các chỉ tiêu giá trị sản xuất theo ngành kinh tế cấp 1 hiện hành như sau:
Bảng 1.1: Các nhóm CSG cần thiết phục vụ cho việc giảm phát
chỉ tiêu GTSX theo ngành kinh tế cấp 12, VSIC 2007
STT

1

Ngành kinh tế cấp 1,

Chỉ số giá áp dụng để giảm phát chỉ

VSIC 2007

tiêu giá trị sản xuất hiện nay

Nông nghiệp, lâm nghiệp và CSG sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy
thủy sản


2

Khai khống

3

Cơng nghiệp chế biến, chế tạo

4

SX và phân phối điện, nước

5
6

sản
CSG sản xuất ngành cơng nghiệp khai
khống
CSG sản xuất ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo
CSG sản xuất ngành SX và phân phối
điện, nước

Cung cấp nước; quản lý và xử CSG sản xuất ngành cung cấp nước;
lý rác thải, nước thải

quản lý và xử lý rác thải, nước thải

Xây dựng


CPI (Gỗ và vật liệu xây dựng)3

Xem Phụ lục 2 trong Báo cáo Tổng hợp về đề xuất các CSG cần thiết phục vụ giảm phát giá trị
sản xuất theo ngành kinh tế cấp 2.
3
Chỉ số giá xây dựng được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng thực hiện (Tổng cục Thống
kê hỗ trợ kỹ thuật). Đến nay chỉ sớ giá xây dựng này chưa có nên tạm sử dụng CPI của nhóm gỗ và
vật liệu xây dựng để giảm phát cho ngành kinh tế này.
2

205


STT

Ngành kinh tế cấp 1,

Chỉ số giá áp dụng để giảm phát chỉ

VSIC 2007

tiêu giá trị sản xuất hiện nay

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa
7

ô tô, mô tô, xe máy và xe có CSG sản xuất và CPI***
động cơ khác


8

Vận tải kho bãi (bao gồm cả
bưu chính, chuyển phát)

9

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

10

Thông tin và truyền thông

11

12

13

14

CSG vận tải, kho bãi*
CSG sản xuất ngành dịch vụ lưu trú; dịch
vụ ăn uống**
CSG sản xuất ngành thông tin và truyền
thông**

Hoạt động tài chính, ngân CSG sản xuất ngành tài chính, ngân
hàng, bảo hiểm


hàng, bảo hiểm**

Hoạt động kinh doanh bất CSG sản xuất ngành dịch vụ kinh doanh
động sản

bất động sản**

Hoạt động chuyên môn, khoa CSG sản xuất ngành dịch vụ chuyên
học công nghệ

môn, khoa học công nghệ**

Hoạt động hành chính và dịch CSG giá dịch vụ ngành dịch vụ hành
vụ hỗ trợ

chính và dịch vụ hỗ trợ**

Hoạt động của Đảng cộng sản,
tổ chức chính trị xã hội, quản
15

lý nhà nước, an ninh quốc CPI chung***
phòng, bảo đảm xã hội bắt
buộc
CSG sản xuất dịch vụ ngành giáo dục và

16

Giáo dục và đào tạo


17

Y tế và hoạt động trợ giúp xã CSG sản xuất dịch vụ ngành y tế và hoạt

đào tạo**

206


STT

Ngành kinh tế cấp 1,

Chỉ số giá áp dụng để giảm phát chỉ

VSIC 2007

tiêu giá trị sản xuất hiện nay

hội
18

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

19

Hoạt động dịch vụ khác

20


21

động trợ giúp xã hội**
CSG sản xuất dịch vụ ngành nghệ thuật,
vui chơi và giải trí**
CSG sản xuất dịch vụ ngành dịch vụ
khác**

Hoạt động làm thuê các công CSG sản xuất dịch vụ ngành làm thuê
việc trong các hộ gia đình
Hoạt động của các tổ chức và
cơ quan quốc tế

trong các hộ gia đình **
CPI chung***

Hiện nay, các CSG sản xuất của hầu hết các ngành dịch vụ được đánh
dấu ** chưa có, CSG sản xuất của ngành vận tải kho bãi được đánh dấu * còn
chưa đủ về phạm vi do thiếu ngành bưu chính chuyển phát. Phương pháp luận
cơ bản của CSG sản xuất ngành vận tải kho bãi cũng giống như phương pháp
luận về CSG sản xuất khác, với quyền số được tổng hợp từ doanh thu vận tải
kho bãi và điều tra cơ sở SXKD cá thể của Tổng cục Thống kê.
Đối với ngành O - Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị xã
hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng; bảo đảm xã hội bắt buộc và ngành
U – Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế, là các ngành dịch vụ
khơng có giá thị trường, đề xuất áp dụng chỉ số dịch vụ chung (SPPI) thay cho
việc áp dụng CPI chung như hiện nay. Riêng ngành G - Bán bn, bán lẻ
trong thời gian tới khi đã có doanh thu bán buôn và trị giá vốn bán buôn, bán
lẻ (có thể tính gián tiếp từ hệ số trị giá vốn) có thể áp dụng phương pháp giảm
phát đối với doanh thu bán buôn, doanh thu bán lẻ, sau đó áp dụng hệ số trị

giá vốn để tính trị giá vốn tương ứng và cuối cùng là giá trị sản xuất ngành G
theo giá so sánh.
207


1.2.2.2. Vai trò đối với chỉ tiêu GDP
a. Vai trò trong tính tốn GDP theo phương pháp sản xuất
Tổng Giá trị tăng
GDP = thêm của các ngành

Thuế
+

sản

kinh tế

-

Trợ cấp sản

phẩm

phẩm

;

(1.4)

Trong đó:

Giá trị
tăng thêm

=

Giá trị
sản xuất

Chi phí

-

trung gian

;

(1.5)

Tính GDP theo giá so sánh theo phương pháp sản xuất nghĩa là phải tính
chỉ tiêu Giá trị tăng thêm của từng ngành kinh tế theo giá so sánh. Chỉ tiêu Giá
trị tăng thêm không thể phân tích thành hai yếu tố giá và lượng, do đó khơng
có CSG nào để giảm phát trực tiếp giá trị tăng thêm từ giá hiện hành về giá so
sánh. Chỉ tiêu Giá trị tăng thêm theo giá so sánh được tính gián tiếp bằng hiệu
giữa Giá trị sản xuất theo giá so sánh và Chi phí trung gian theo giá so sánh.
Điều đó có nghĩa là nếu áp dụng giảm phát hai lần, CSG sản xuất có ảnh
hưởng đến cả Giá trị sản xuất và Chi phí trung gian và do đó sẽ có ảnh hưởng
kép đến Giá trị tăng thêm của các ngành.
b. Vai trò trong tính tốn GDP theo phương pháp sử dụng
Đánh giá chỉ tiêu GDP theo phương pháp sử dụng bằng tổng của các chỉ
tiêu: Tích lũy tài sản; tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và của Nhà nước và

chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Tính chỉ tiêu GDP theo giá
so sánh theo phương pháp sử dụng nghĩa là phải tính từng chỉ tiêu cấu thành
vừa nêu theo giá so sánh thông qua việc sử dụng các loại CSG của các ngành
sản phẩm tương ứng trong đó có CSG của các ngành sản xuất dịch vụ.
- Tính tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và tiêu dùng cuối cùng của
nhà nước theo giá so sánh.

208


Về lý thuyết có hai phương pháp để tính tiêu dùng cuối cùng của hộ gia
đình theo giá so sánh: phương pháp xác định giá trị trực tiếp từ lượng và giá
của từng loại sản phẩm tiêu dùng và giảm phát. Trên thực tế, ở Việt Nam
thường áp dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) theo nhóm hàng hóa và dịch vụ để
tính chuyển tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình về giá so sánh.
Đối với tiêu dùng cuối cùng của nhà nước gồm phần lớn giá trị sản xuất
theo giá so sánh của ngành quản lý nhà nước. Điều đó có nghĩa là mượn CSG
sản xuất của ngành quản lý nhà nước để ước tính tiêu dùng cuối cùng của nhà
nước về giá so sánh.
- Tính tích lũy tài sản cố định theo giá so sánh
Tích lũy tài sản cố định (TSCĐ) chia theo loại như: Tài sản cố định là
nhà ở; TSCĐ là công trình xây dựng khơng phải nhà ở; TSCĐ là máy móc
thiết bị v.v. Dùng chỉ số máy móc thiết bị và phương tiện vận tải, chỉ số giảm
phát giá trị sản xuất của một số ngành như: xây dựng cơ bản; trồng trọt; chăn
nuôi để tính chuyển về giá so sánh.
- Tính tích lũy tài sản lưu động theo giá so sánh
Tài sản lưu động (TSLĐ) chia theo ba nhóm: Nguyên vật liệu; sản phẩm
dở dang; thành phẩm tồn kho, tích lũy TSLĐ cũng chia theo ngành kinh tế
(thuộc khâu sản xuất, lưu thông). Dùng các loại CSG như: CSG sản xuất đầu
ra; CSG bán buôn vật tư; chỉ số giảm phát giá trị sản xuất của một số ngành để

tính chuyển từng loại TSLĐ tương ứng về giá so sánh.
- Tính xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ theo giá so sánh
Dùng CSG hàng hóa xuất khẩu để loại trừ biến động về giá của chỉ tiêu
xuất khẩu hàng hóa và dùng CSG nhập khẩu để loại trừ biến động về giá của
hàng hóa nhập khẩu.
c. Vai trị trong tính tốn GDP theo phương pháp thu nhập

209


Theo phương pháp thu nhập GDP được tính bằng tổng các bộ phận cấu
thành gồm có:
- Thu nhập của người lao động;
- Thuế sản xuất;
- Khấu hao tài sản cố định;
- Thặng dư sản xuất.
Về lý thuyết, GDP theo giá so sánh có thể tính được bằng cách giảm phát
từng thành phần của nó qua việc sử dụng các CSG tương ứng. Trong đó, thành
phần đầu tiên và chiếm tỷ trọng lớn nhất là Thu nhập của người lao động được
giảm phát bằng chỉ số tiền lương. Đây là một trong những CSG dịch vụ quan
trọng, quyết định việc có thể tính GDP giá so sánh theo phương pháp thu nhập
hay khơng. Các thành phần cịn lại được tính chuyển về giá so sánh thuận lợi
hơn do có thể dùng các CSG tương ứng để giảm phát.
Tóm lại: Phương pháp giảm phát (phương pháp sử dụng được ưu tiên sử
dụng vì áp dụng phương pháp này cho kết quả đánh giá các chỉ tiêu kinh tế
tổng hợp theo giá so sánh với chất lượng cao nhất. Hệ thống giá và CSG nói
chung ảnh hưởng đến phương pháp đánh giá của tất cả các chỉ tiêu. Đối với
Việt Nam hiện nay, khi phương pháp sản xuất đang là phương pháp chính để
tính toán chỉ tiêu GDP và các chỉ tiêu tài khoản quốc gia khác, CSG sản xuất
có một vai trị hết sức quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng các chỉ tiêu tài

khoản quốc gia.
1.2.3. Tổng quan về phương pháp tính CSG sản xuất ở Việt Nam
hiện nay
Trên cơ sở hướng dẫn phương pháp luận chung của quốc tế, điều kiện cụ
thể của Việt Nam, ngành Thống kê xây dựng phương pháp luận để tính toán
các loại CSG sản xuất. Cũng như các loại CSG khác, phương pháp luận tính
toán các loại CSG sản xuất ở Việt Nam bao gồm những nội dung sau:

210


×