TỔNG CỤC THỐNG KÊ
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI CẤP BỘ
Đề tài:
“NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP
TÍNH VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH TÍNH CHỈ SỐ
PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI) Ở VIỆT NAM"
Đơn vị chủ trì: Viện Khoa học Thống kê
Chủ nhiệm: TS. Đỗ Thức
Phó Tổng cục trưởng TCTK
Thư ký khoa học: CN. Đỗ Thị Thuý
Thư ký hành chính: CN. Nguyễn Tiến Dũng
7871
21/4/2010
HÀ NỘI, NĂM 2008
2
DANH SÁCH NHỮNG CÁ NHÂN THỰC HIỆN CHÍNH
1. TS. Đỗ Thức, Phó TCT – TCTK, Chủ nhiệm đề tài;
2. CN. Phạm Sơn, GĐ Trung tâm thông tin KHTK, P.Chủ nhiệm đề tài;
3. CN. Nguyễn Văn Phẩm, P.Vụ trưởng Vụ HTQT, P.Chủ nhiệm đề tài;
4. CN. Nguyễn Văn Phái, P.Vụ trưởng Vụ TK DSLĐ;
5. CN. Trịnh Quang Vượng, P.Vụ trưởng Vụ HTTKQG;
6. CN. Đỗ Anh Kiếm, P.Vụ trưởng Vụ TK XHMT;
7. CN. Đỗ Thị Thuý, NCV. Viện KHTK, Thư ký khoa học đề tài;
8. CN. Nguyễn Tiến Dũng, CV. V
ụ HTQT, Thư ký hành chính đề tài;
9. CN. Phan Xuân Cẩm, CV. chính Vụ TK TMDVGC;
10. CN. Lộ Thị Đức, CV. Vụ TK XHMT;
11. CN. Nguyễn Thị Hồng Hải, CV. Trung tâm TLTK.
3
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Mục lục 3
Các chữ viết tắt 4
Tóm tắt kết quả nghiên cứu 5
Lời nói đầu 12
Chương I – Khái niệm, phạm vi, phương pháp và công thức
tính HDI theo chuẩn mực quốc tế
14
I.1 Quan niệm về phát triển 14
I.2 Công dụng của HDI 15
I.3 Hạn chế của HDI 16
I.4 Phạm vi tính HDI và soạn thảo HDR 16
I.5 Phương pháp và công thức tính HDI 17
Chương II – Kinh nghiệm quốc tế và trong nước 21
II.1 Trên thế giới 21
II.2 Trong nước 22
Chương III – Hoàn thiệ
n phương pháp và xây dựng quy trình
tính HDI
29
III.1 Những vấn đề lý luận và thực tiễn cần hoàn thiện 29
III.2 Cơ sở khoa học và nguyên tắc hoàn thiện 31
III.3 Hoàn thiện phương pháp tính HDI 33
III.4 Xây dựng quy trình tính HDI 51
III.4.1 Tính chỉ số giáo dục 51
III.4.2 Tính chỉ số tuổi thọ 56
III.4.3 Tính chỉ số GDP 57
III.5 Khung phân tích HDI 61
III.6 Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị để tính HDI 65
III.7 Tính toán thử nghiệm 73
Kết luận và kiến nghị 84
Phụ lục 87
Danh m
ục sản phẩm đạt được 117
Tài liệu tham khảo 118
4
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông nam châu Á
DS-KHHGĐ Dân số và Kế hoạch hoá gia đình
FDI Đầu tư trực tiếp của nước ngoài
GDI Chỉ số phát triển liên quan đến giới
GDP Tổng sản phẩm trong nước
GEM Thước đo quyền năng nữ giới
GNI Tổng thu nhập quốc gia
GNP Tổng sản phẩm quốc gia
HDI Chỉ số phát triển con người
HDR Báo cáo phát tri
ển con người
HDRO Văn phòng Báo cáo phát triển con người
HPI Chỉ số nghèo tổng hợp
HTQT Hợp tác quốc tế
HTTKQG Hệ thống tài khoản quốc gia
ICP Chương trình so sánh quốc tế
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
IMR Tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi
KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình
KHTK Khoa học thống kê
NHDR Báo cáo phát triển con người quốc gia
PPP Sức mua tương đương
PTCN Phát triển con ngườ
i
PTTH Phổ thông trung học
SNA93 Hệ thống tài khoản quốc gia năm 1993
TCTK Tổng cục Thống kê
TĐTDS Tổng điều tra dân số
THCS Trung học cơ sở
TKDSLĐ Thống kê Dân số và Lao động
TKTMDVGC Thống kê Thương mại, Dịch vụ và Giá cả
TKXHMT Thống kê Xã hội và Môi trường
UNDP Chương trình phát triển của Liên hợp quốc
UNESCO Cơ quan Văn hoá, Giáo dục của Liên hợp quốc
UNFPA Quỹ Dân số củ
a Liên hợp quốc
USD đô la Mỹ
USD-PPP đô la Mỹ theo sức mua tương đương
VNĐ đồng Việt Nam
WB Ngân hàng Thế giới
5
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bối cảnh nghiên cứu: Chỉ số phát triển con người (HDI) là một
trong 274 chỉ tiêu được Thủ tướng Chính phủ quyết định tính toán 2 năm
một lần trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia từ năm 2005. Tuy
nhiên, cho tới nay HDI vẫn chưa được thực hiện vì nhiều lý do, trong đó
phải kể đến chưa có một phương pháp tính chuẩn theo thông lệ quốc tế và
phù hợp với thực tiễn nước ta, mặc dù đã có nhiều công trình cấp trung
ương và địa phương đề cập tới lĩnh vực này, song còn những bất cập cản
trở HDI đi vào cuộc sống một cách hữu hiệu. Do vậy, công trình nghiên
cứu này được tiến hành nhằm hoàn thiện phương pháp tính và xây dựng
quy trình tính HDI cho Việt Nam đảm bảo kết quả có tính so sánh quốc tế
và phù hợp với thực tiễn thống kê nước ta.
Nội dung báo cáo tổng hợ
p này gồm các phần sau:
Phần mở đầu: Phần này đề cập tới tính cấp thiết, mục tiêu, nội
dung và các phương pháp được áp dụng trong nghiên cứu đề tài.
Chương I: Chương này đề cập tới các khái niệm, phạm vi, phương
pháp và công thức tính HDI theo chuẩn mực quốc tế. Nội dung ở đây làm
rõ quan điểm của thế giới hiện đại về vấn đề phát triển không chỉ dự
a
thuần tuý vào tăng trưởng kinh tế mà phải là phát triển mang tính nhân
văn, được gọi là phát triển con người (PTCN), do con người và vì con
người, coi con người là mục tiêu để phát triển, trong đó phát triển con
người là mở rộng cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực lựa chọn cho
người dân. Quan điểm này đã được thế giới thừa nhận và ủng hộ.
Chương I còn đề cập tới công dụng của HDI, ph
ạm vi tính toán
HDI và soạn thảo Báo cáo Phát triển con người (HDR). Đặc biệt phương
pháp và công thức tính HDI theo các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế đã
được phân tích kỹ với những điều bắt buộc phải tuân theo và những điều
mà các quốc gia, lãnh thổ có thể vận dụng cho phù hợp với nhu cầu, hoàn
cảnh số liệu cụ thể của mình. Cụ thể, PTCN là một phạm trù rất rộng, liên
quan tới cả kinh t
ế, mức sống, giáo dục, y tế, sức khoẻ, môi trường, an
sinh xã hội, an ninh con người, bình đẳng giới, chất lượng cuộc sống,
chất lượng dân số, tiến bộ xã hội Tuy nhiên, với mục đích làm đơn giản
việc tính toán cũng như để khuyến khích các quốc gia thường xuyên tính
được chỉ số này, HDI là chỉ số tổng hợp chỉ của ba chỉ số thành phần,
được tính theo công thức bình quân giản
đơn. Đó là: (1) I
tuổi thọ
là chỉ số
tuổi thọ, (2) I
giáo dục
là chỉ số giáo dục và (3) I
GDP
là chỉ số thu nhập (còn
gọi là chỉ số GDP). Vì lẽ đó mà HDI vẫn còn những nhược điểm là chưa
bao quát hết được các khía cạnh của PTCN như đã nêu.
HDI có các đặc điểm: (i) Các chỉ số thành phần đều nằm trong
khoảng từ 0 đến 1; (ii) Các chỉ số thành phần đều đóng vai trò như nhau;
6
(iii) HDI có giá trị từ 0 đến 1 (0 ≤ HDI ≤ 1). HDI đạt tối đa bằng 1 thể
hiện trình độ PTCN cao nhất, lý tưởng; và HDI tối thiểu bằng 0 thể hiện
xã hội tuyệt đối không có sự phát triển mang tính nhân văn.
Chương này đã đề cập tới công thức tính HDI và các chỉ số thành
phần theo thông lệ quốc tế do UNDP đề xuất từ cuối những năm 1980
cũng như những lý giải về
việc UNDP đã sử dụng các chỉ tiêu thống kê
trong các công thức đó.
Chương II: Chương này đề cập tới kinh nghiệm quốc tế và trong
nước trong việc tính toán HDI và soạn thảo HDR với việc điểm qua các
công trình nghiên cứu HDI trong nước và trên thế giới, có phân tích các
ưu, nhược điểm chủ yếu, những bài học mà chúng ta cần quan tâm áp
dụng, những khiếm khuyết cần khắc phục.
Kinh nghiệm chủ y
ếu rút ra được từ kinh nghiệm quốc tế là: (i)
Không cứng nhắc mà là có sự linh hoạt; (ii) Bám vào thực tế hiện có về
số liệu thống kê, trong đó ưu tiên cho thực trạng ở các nước trình độ
thống kê thấp để chọn chỉ tiêu thay thế; (iii) Sử dụng nguồn số liệu của
các tổ chức quốc tế và không cầu toàn; (iv) Phương pháp do UNDP đưa
ra mang tính chất nền tảng chứ không có tính bắt bu
ộc để các nước tự
quyết định cho mình một sự lựa chọn phù hợp.
Đối với các công trình trong nước, đề tài nêu rõ bên cạnh những ưu
điểm cơ bản, các công trình còn bộc lộ một số nhược điểm mà cần phải
giải quyết trong công trình nghiên cứu này.
Chương III: Đây là chương có nội dung cốt lõi mà đề tài nghiên
cứu này cần nhằm tới hoàn thiện phương pháp tính và xây dựng quy trình
tính HDI ở
nước ta, trong đó đề cập tới một số vấn đề cần giải quyết để
tính HDI ở nước ta một cách thiết thực và có hiệu quả.
Chương này không đi sâu hoàn thiện vấn đề lý luận vì không thuộc
phạm vi giải quyết của đề tài. Vả lại. quan niệm về PTCN của Liên hợp
quốc về cơ bản phù hợp với đường lối phát triển của n
ước ta. Về thực
tiễn, đề tài đã phân tích những bất cập tại các công trình nghiên cứu và
tính toán HDI ở Việt Nam, từ đó khẳng định HDI phải do TCTK tính cho
cả cấp quốc gia và cấp tỉnh; phương pháp tính HDI ở Việt Nam phải theo
đúng tiêu chuẩn của Liên hợp quốc để đảm bảo tính so sánh quốc tế,
nhưng phù hợp với thực tiễn thống kê và quy định của nước ta; thực hiện
tính linh ho
ạt, mềm dẻo, không cầu toàn mà chính UNDP cũng đã thực
hiện và khuyến nghị; thực hiện hoàn thiện phương pháp tính HDI ở Việt
Nam; xây dựng quy trình tính HDI, trong đó vạch rõ nguồn thông tin và
phân công đơn vị chịu trách nhiệm từng phần việc; xây dựng khung phân
tích HDI và các chỉ số liên quan
Đề cập tới việc hoàn thiện phương pháp tính HDI, đề tài đã phân
tích và khẳng định HDI ở nước ta cần được tính theo công thức chuẩn của
Liên hợ
p quốc, tức là gồm 3 chỉ số thành phần, trong khi thừa nhận tính
7
tích cực của một quan điểm đưa thêm thành phần thứ tư là chỉ số an toàn
xã hội, song cần có những nghiên cứu bổ sung.
Đối với phương pháp tính các chỉ số thành phần, Chương này đã
phân tích những lệch lạc hiện nay, đề xuất, phân tích ưu, nhược điểm các
nguồn số liệu, và khuyến nghị chọn các nguồn thích hợp.
Về xây dựng quy trình tính HDI: Chương này trình bày quy trình
tổng quát, trong đó TCTK tính HDI cho toàn quố
c và cấp tỉnh.
Đối với chỉ số giáo dục: Chỉ số giáo dục được tạo nên từ tỷ lệ
người lớn biết chữ và tỷ lệ đi học các cấp giáo dục. Đề tài đã đưa ra quy
trình tính tỷ lệ người lớn biết chữ từ điều tra biến động DS-KHHGĐ.
Đối với Tỷ lệ đi học các cấp giáo dục: Đề
tài đã xác định nguồn
thông tin để tính là: (1) Số lượng học sinh đi học các cấp phổ thông chính
quy và không chính quy từ Báo cáo thống kê giáo dục; (2) Lấy Điều tra
biến động DS-KHHGĐ để tổng hợp số sinh viên đại học, cao đẳng và
trung học chuyên nghiệp, cũng như dân số trong độ tuổi đi học.
Đối với chỉ số tuổi thọ: Đề tài đã nêu phương pháp tính tuổi thọ
trung bình theo phươ
ng pháp dựa vào số con đã sinh và số con đã chết
của người mẹ từ 15-49 tuổi.
Đối với chỉ số GDP: Phần này trình bày việc tính GDP theo USD-
PPP cho cấp toàn quốc và cấp tỉnh theo các công thức đã dẫn.
Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị: Đề tài đề xuất về tổ chức (viện
KHTK làm đầu mối), và đưa ra bảng phân công nhiệm vụ cụ thể về đả
m
bảo số liệu cho từng đơn vị trong Tổng cục thực hiện.
Tính toán thử nghiệm: Chương này trình bày các tính toán thử
nghiệm cho 33 tỉnh/thành và 8 vùng (theo danh mục hành chính và phân
vùng cũ) theo quy trình tính toán đã đề cập trên cơ sở số liệu năm 2006,
có so sánh với kết quả do Liên hợp quốc tính cho nước ta.
Kết luận và kiến nghị: Đề tài đã tổng kết lại những kết luận chủ
yế
u đã rút ra được từ quá trình nghiên cứu, đồng thời kiến nghị Tổng cục
áp dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tiễn công tác của TCTK,
trong đó có đề cập tới mục đích, vấn đề quản lý, tổ chức, thời gian biểu,
phương pháp tính, quy trình tính, nguồn thông tin Về lâu dài, cần tiếp
tục nghiên cứu cải tiến các phương pháp thu thập thông tin liên quan đến
HDI, xây dựng cơ sở dữ liệu HDI. Tiếp tục triển khai các nghiên cứu
khác nhằm khắc phục những nhược điểm đã chỉ ra trong tính toán HDI tại
công trình này, như khắc phục những khiếm khuyết trong việc tính GDP
cấp tỉnh, tính chỉ số giá không gian, nghiên cứu quan điểm sử dụng thu
chi của dân cư nhằm thay thế GDP bình quân đầu người, bổ sung thêm
vấn đề tính HDI và soạn thảo HDR trong chương trình đào tạo cán bộ
thố
ng kê, sớm tổ chức các lớp tập huấn cho các Cục Thống kê cũng như
các cơ quan liên quan nhằm chấn chỉnh và phát triển công tác tính HDI
trên phạm vi cả nước, cả cấp quốc gia và cấp tỉnh.
8
Kết quả nghiên cứu Đề tài này đã được nghiệm thu sơ bộ tại Hội
đồng nghiệm thu cơ sở của Viện Khoa học thống kê ngày 29 tháng 5 năm
2009. Nhiều ý kiến đóng góp có giá trị của các thành viên Hội đồng đã
được bổ sung, chỉnh sửa trong Báo cáo tổng hợp này. Tuy nhiên, với một
số lý do mà còn một số ý kiến đóng góp sau đây không được đề cập:
(1) Bổ sung và hệ thống hoá thêm các ch
ỉ tiêu khác như: chỉ số
chất lượng cuộc sống, chỉ số về dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số về quyền
con người, như chỉ số phát triển liên quan đến giới (GDI), chỉ số nghèo
tổng hợp (HPI), thước đo quyền năng phụ nữ (GEM), chỉ số phát triển
công nghệ (TAI), hệ số Gini Ban Chủ nhiệm thấy rằng đó là nhữ
ng vấn
đề rất lớn và phức tạp cần phải đưa vào các công trình nghiên cứu riêng;
vả lại với nguồn lực và kinh phí được cấp, thời gian không dài, đề tài này
chỉ hạn chế trong phạm vi nghiên cứu hoàn thiện phương pháp tính và
xây dựng quy trình tính cho riêng chỉ số HDI, nên góp ý trên không được
bổ sung, mà sẽ để cho các công trình nghiên cứu khác.
(2) Bổ sung tổng luận các công trình nghiên cứu về chất lượng dân
số của Uỷ ban Dân số-Gia đình và Trẻ
em: Thực ra, các công trình này đã
được những người nghiên cứu đề tài này tìm hiểu kỹ. Đó là các công trình
rất có giá trị trong việc luận giải để sử dụng HDI như một thước đo chất
lượng dân số, sử dụng HDI là công cụ phản ánh chất lượng dân số và đã
được đề cập trong Chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Tuy
nhiên, vấn đề tính toán HDI thế nào, nguồn số liệu từ
đâu thì lại không
được đề cập, mà những công trình kiểu như vậy có rất nhiều. Đề tài này
lại tập trung chủ yếu vào hoàn thiện phương pháp tính và quy trình tính.
Do vậy, Ban chủ nhiệm thấy chưa cần thiết tổng thuật các công trình đó,
mặc dù chúng có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong việc sử dụng HDI. Đề tài
chỉ tập trung tổng thuật các công trình liên quan trực tiếp tới phương pháp
và quy trình tính HDI.
(3) Bổ sung vi
ệc tính toán GDP xanh: Đây là vấn đề thuộc lĩnh vực
tài khoản quốc gia mang tầm cỡ quốc tế, mà hiện nay nhiều quốc gia trên
thế giới, kể cả cơ quan Thống kê Liên hợp quốc và các quốc gia có trình
độ phát triển cao, cũng mới chỉ đang đặt vấn đề nghiên cứu, cho nên
không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này.
(4) Đề nghị sử dụng khung tuổi tính tỷ lệ đi họ
c các cấp giáo dục từ
tiểu học tới đại học là từ 6-24 tuổi theo đúng như UNDP đề xuất: như đã
phân tích trong phần tính toán chỉ số đi học các cấp giáo dục, đề tài này
đã xem xét so sánh với việc sử dụng khung tuổi 6-22. Vậy chọn khung
nào là hợp lý?
Thứ nhất, UNDP khuyến nghị các quốc gia tuỳ theo quy định cụ
thể của mình mà đề ra khung tuổi cho hợp lý. Theo khuyến ngh
ị này thì ở
nước ta khung 6-22 tuổi là hợp lý, vì đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo sử
dụng để tính tỷ lệ đi học các cấp, được quy định theo độ tuổi đi học đúng
9
tuổi trong các cấp học theo Luật Giáo dục Việt Nam. Còn việc UNDP sử
dụng khung 6-24 là xuất phát từ hoàn cảnh thực tế các quốc gia có quy
định độ tuổi đi học cũng như số năm học phổ thông rất khác nhau, mà
vào cuối những năm 1980, hiện tượng này hay có sự thay đổi (ngay nước
ta cũng đã có sự thay đổi từ hệ 10 năm phổ thông sang 12 năm). Trên tinh
thần không cầu toàn, UNDP ấn định l
ấy khung tuổi 6-24 cho tất cả các
nước trên thế giới để tính HDI, nhưng vẫn khuyến nghị các quốc gia sử
dụng thực tế quy định của nước mình.
Thứ hai, sử dụng khung 6-22 tuổi ở Việt Nam thì tỷ lệ đi học đúng
tuổi các cấp giáo dục mới có ý nghĩa thiết thực trong phân tích và đề ra
chính sách. Tỷ lệ này lý tưởng (cực đại) là 100%, tức là toàn dân đến tuổi
đ
i học đều có cơ hội được cắp sách tới trường (khi tính tỷ lệ thì tử số
bằng mẫu số). Nếu tỷ lệ này không đạt 100%, tức là còn một bộ phận dân
số đến tuổi đi học mà không có cơ hội được học; khi đó Nhà nước cần
phải có chính sách can thiệp để mọi người đến tuổi được đi học. Giả sử
tất c
ả người dân đều được đi học đúng tuổi trong khung tuổi 6-22 (mà
điều này là mục tiêu phấn đấu của Nhà nước ta), nếu lấy mẫu số là dân số
trong khung tuổi 6-24, thì dù tất cả được đi học (tức là đúng ra phải
100%) nhưng tỷ lệ đi học không bao giờ đạt 100% (vì mẫu số bao giờ
cũng lớn hơn tử số).
Để đảm bảo tính so sánh quốc t
ế, cũng như xuất phát từ thực tế
chưa quốc gia nào có toàn bộ số người trong tuổi đều đi học hết đại học,
cao đẳng. Do vậy, Hội đồng nghiệm thu khuyến nghị sử dụng khung 6-24
tuổi, và Ban chủ nhiệm đề tài chấp nhận để tính tỷ lệ đi học các cấp giáo
dục ở nước ta là hợp lý.
(5) Tham vấn với UNDP và UNESCO về khung chuẩn c
ủa Việt
Nam: đây là vấn đề thuộc công việc của chính quyền, cơ quan, không
thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
(6) Tham khảo việc tính Chỉ số năng lực cạnh tranh: đây là một
lĩnh vực khác, cũng không thuộc phạm vi nghiên cứu đặt ra ban đầu của
đề tài.
(7) Biên soạn thành Cẩm nang hướng dẫn tính HDI để phổ biến
rộng: đây là góp ý rất có ý nghĩa thiết thực, như
ng đó là công việc của
giai đoạn ứng dụng sau khi nghiệm thu thành công đề tài nghiên cứu này.
(8) Tính và xếp hạng HDI cho toàn bộ 63 tỉnh thành phố: do hạn
chế về nguồn lực và thời gian, nên từ ban đầu đề tài đã giới hạn chỉ tính
thử cho một số tỉnh/thành phố. Việc tính toán đầy đủ cho 63 tỉnh/thành
phố sẽ được dành cho các công trình ứng dụng về sau.
(9) Vấn đề sử dụng thu nh
ập bình quân đầu người thay cho việc sử
dụng GDP bình quân đầu người của các tỉnh:
Đề tài đã đề cập tới vấn đề này trong nghiên cứu. Tuy nhiên, chúng
tôi vẫn xem xét lại rất kỹ các vấn đề liên quan, và quan điểm được xác
định là:
10
a- Sử dụng GDP:
+ Vấn đề sử dụng GDP có một số hạn chế:
(i) Việc soạn thảo GDP tại cấp tỉnh hiện này còn những bất cập mà
TCTK chưa quản lý được, dẫn đến tình trạng có sự thiếu thống
nhất với GDP do TCTK soạn thảo;
(ii) Một số địa phương có những lợi thế về tài nguyên quốc gia, như Bà
Rịa - Vũng Tàu có ngu
ồn dầu khí, làm cho GDP ở các địa phương
đó vô hình trung cao lên một cách vượt bậc không phản ánh đúng
thực chất do lao động và con người tại địa phương đó làm ra.
+ Vấn đề sử dụng GDP có một số ưu điểm:
(i) Theo đúng thông lệ quốc tế và khuyến nghị của UNDP, do vậy kết
quả tính toán sẽ đảm bảo tính so sánh quốc tế cao;
(ii) GDP là chỉ tiêu có số liệu hàng n
ăm;
(iii) Chính nhờ theo thông lệ quốc tế mà có công thức tính chặt chẽ với
các cận trên, cận dưới của chỉ tiêu được xác định rõ ràng;
(iv) Kết quả tính HDI của các tỉnh sẽ nhất quán với HDI toàn quốc (trên
giác độ nhất quán với HDI tiêu chuẩn quốc tế).
a- Sử dụng Thu nhập:
+ Vấn đề sử dụng Thu nhập có một số hạn chế:
(i) Có rất ít quốc gia s
ử dụng quan điểm này (có thể có, nhưng thực tế
chúng tôi cũng chưa tìm ra quốc gia nào sử dụng thu nhập để tính
HDI; chỉ có một số quốc gia sử dụng chi tiêu bình quân đầu người
để tính HDI, nhưng ở nước ta chưa có số liệu chi tiêu bình quân
đầu người đại diện cho cấp tỉnh);
(ii) Số liệu về thu nhập 2 năm mới có một lần;
(iii) Chưa có công thức tính trên cơ
sở khoa học chặt chẽ với các cận
trên, cận dưới của thu nhập bình quân đầu người;
(iv) Kết quả tính HDI của các tỉnh sẽ không nhất quán với HDI toàn
quốc (khi HDI toàn quốc được tính theo GDP).
+ Vấn đề sử dụng Thu nhập có một số ưu điểm:
(i) Thu nhập bình quân đầu người là số liệu do TCTK đưa ra cho cấp
tỉnh, do vậy mà có sự nhất quán giữa các địa ph
ương;
(ii) Không cần phải lo lắng tới tình trạng tựa như lợi thế tài nguyên làm
cho HDI cao lên một cách giả tạo.
Dường như hạn chế của cách tiếp cận này lại là lợi thế của cách
tiếp cận kia. Việc lựa chọn cách tiếp cận nào sẽ tuỳ thuộc vào khả năng
khắc phục những hạn chế đã nêu.
Quan điểm dử dụng thu nhậ
p có ưu thế lớn về tính khách quan của
số liệu, nhưng lại chưa có công thức tính chỉ số thu nhập phù hợp với các
cận trên, cận dưới được nghiên cứu một cách có cơ sở khoa học chặt chẽ.
Viện Khoa học Thống kê cần thực hiện nghiên cứu để tới một lúc nào đó
có thể sử dụng thu nhập thay thế cho GDP trong tính toán HDI. Do vậy,
phải sử dụng GDP để
tính HDI đáp ứng nhu cầu bức thiết của các cơ
11
quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu và đông đảo người sử
dụng khác, mà không cầu toàn chờ đợi sự hoàn hảo của các phương pháp
cũng như nguồn số liệu.
Quan điểm sử dụng GDP có nhược điểm lớn là chưa hoàn toàn
đảm bảo tính khách quan của số liệu (một khi TCTK chưa quản lý tốt
việc tính GDP của các địa phương), và cũng vì lẽ đó nên Tổng cục m
ới
có đề tài nghiên cứu khắc phục chênh lệch giữa số liệu GDP của trung
ương và của địa phương. Công việc này hiện nay đang được tiến hành
tích cực, hy vọng trong thời gian sớm nhất có thể sẽ có được kết quả.
Trong khi chờ đợi kết quả nghiên cứu khắc phục chênh lệch giữa
số liệu GDP của trung ương và của địa phương, đề tài này khuyến nghị
bi
ện pháp điều chỉnh GDP cấp tỉnh theo 20 ngành cấp I. Đối với tình
trạng như của Bà Rịa – Vũng Tàu, sau khi tham vấn ý kiến của Vụ Hệ
thống Tài khoản quốc gia, đề tài khuyến nghị bổ sung thêm phương án
tính HDI của Bà Rịa – Vũng Tàu mà không có dầu khí và ngành sản xuất
điện từ dầu khí trong GDP, kể cả Hoà Bình không có Thuỷ điện, vì theo
Vụ HTTKQG, cơ cấu GDP của hai tỉnh này bị bóp méo nhiề
u do các
ngành trên, để từ đó có thể so sánh, đối chiếu HDI cũng như thứ hạng
HDI của các tỉnh này khi có dầu khí, có thuỷ điện và khi không có dầu
khí, không có thuỷ điện.
Kết quả cho thấy nếu sử dụng GDP của Bà Rịa – Vũng Tàu mà
không trừ dầu khí và sản xuất điện từ dầu khí, thì HDI của Bà Rịa – Vũng
Tàu chiếm vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng HDI giữa các t
ỉnh trong
toàn quốc, và nếu loại bỏ các yếu tố dầu khí, thì thứ hạng bị tụt bậc, và
chỉ còn đứng thứ ba. Tương tự, nếu không loại bỏ thuỷ điện khỏi GDP
của Hoà Bình thì HDI của tỉnh này xếp thứ 47, song nếu loại bỏ thuỷ điện
thì HDI của Hoà Bình sẽ xếp thứ 51 (tụt 4 bậc).
12
LỜI NÓI ĐẦU
Trên thế giới, UNDP đã đề xuất và tính toán HDI cho các quốc gia
đều đặn hàng năm từ năm 1990; 145 nước đã thực hiện tính HDI cho
mình, nhiều nước tính cả cho cấp tỉnh trên cơ sở phương pháp luận của
UNDP, trong đó có hầu hết các quốc gia ASEAN và lân cận.
Trong nước, HDI đã được đưa vào Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc
gia, đã đi vào mục tiêu phấn đấu trong đường l
ối chính sách của Đảng và
Nhà nước. Chiến lược Dân số nước ta đã ghi rõ: “phấn đấu đến năm 2010
HDI nước ta đạt mức từ 0,700 đến 0,750”. HDI được Nhà nước coi là
một trong những tiêu thức chủ yếu đánh giá chất lượng dân số như Pháp
lệnh Dân số Việt Nam đã nêu. HDI đã được sử dụng trong các phân tích
kinh tế vĩ mô, đã đi vào văn kiện Đại hội Đảng và được
đề cập trong
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhiều cấp nhiều ngành.
HDI đã thực sự trở thành tiêu chí quan trọng và được sử dụng rộng
rãi trong đời sống kinh tế xã hội. Từ đầu những năm 2000, với sự tài trợ
của UNDP, Viện Khoa học Xã hội đã cho ra đời Báo cáo phát triển con
người đầu tiên của nước ta với tên gọi "Đổi mới và sự nghiệp phát triển
con người Việt Nam". Chương trình Khoa học công nghệ cấp nhà nước
KX.05 giai đoạn 2001-2005 đã triển khai đề tài KX.05.05 "Nghiên cứu,
phân tích các chỉ số phát triển con người (HDI) của người Việt Nam giai
đoạn 2001-2005". Đồng thời, ở TCTK năm 2002 Vụ Thống kê Tổng hợp
đã tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở: "Nghiên cứu ứng dụng
phương pháp tính Chỉ số phát triển con người (HDI) theo thực trạng số
liệu của Việt Nam". Hiện nay ở nước ta vẫn đang tồn tại các công trình
nghiên cứu dưới các cấp độ khác nhau đề cập tới HDI.
Việc nghiên cứu về HDI như thế, một mặt, thể hiện nhu cầu rất
cao, tầm quan trọng lớn và vô cùng cấp thiết của vấn đề, song mặt khác,
lại gây ra nhiều bất cập mà nếu thiếu sự chấn chỉnh ngay từ bây giờ
thì có
thể gây ra những hậu quả khó khắc phục trong tương lai, nhất là khi kết
quả nghiên cứu được sử dụng trong các văn kiện chính thức của Đảng bộ
và chính quyền địa phương. Những bất cập đó là: phương pháp tính toán
thiếu thống nhất, sự hiểu biết nội hàm chưa sâu sắc, nguồn số liệu sử
dụng còn có phần tuỳ tiện, quy trình tính thiếu rõ ràng và chưa chặt chẽ.
Từ đó, tính so sánh của kết quả ngay giữa các địa phương trong nước
cũng chưa đảm bảo chứ chưa nói gì tới tính so sánh quốc tế.
Trong số 274 chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia thì
hầu hết đều đã có phương pháp và chế độ thống kê quy định. Song chỉ
tiêu 2101 “Chỉ số phát triển con người (HDI)" và một số chỉ tiêu khác
được giao cho TCTK hầu như vẫ
n chưa có phương pháp chế độ quy định
về phương pháp và quy trình tính toán cụ thể. Nhiệm vụ trọng tâm của
ngành hiện nay là phải giải quyết vấn đề này. Kết quả nghiên cứu đề tài
13
này sẽ đóng góp giải quyết được một phần trong phương pháp và quy
trình tính cho một số chỉ tiêu hiện có trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê
quốc gia với các mã số: 0209, 0210, 0605, 1807, 2101 và 2401:
Mã số Tên chỉ tiêu Phân tổ chủ yếu
0209 Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh Giới tính; thành thị/nông
thôn; tỉnh/thành phố
0210 Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết
chữ
- Giới tính; nhóm tuổi;
thành thị/nông thôn;
tỉnh/thành phố
0605 GDP đầu người (tính bằng VNĐ
theo giá thực tế, bằng USD theo tỷ
giá hối đoái và USD-PPP)
Tỉnh/thành phố
1807 Tỷ lệ đi học phổ thông Chung/đúng tuổi; cấp học;
giới tính; tỉnh/thành phố
2101 Chỉ số PTCN (HDI)
2401 Chỉ số phát triển giới (GDI)
Mục tiêu nghiên cứu: hoàn thiện phương pháp tính và xây dựng
quy trình tính HDI ở Việt Nam; có tính toán thử nghiệm HDI của một số
tỉnh thành phố; từ đó đề xuất kiến nghị về phương pháp và quy trình tính
lên cơ quan Tổng cục để triển khai ứng dụng vào thực tiễn.
Nội dung nghiên cứu chủ yếu của công trình này là:
(1) Làm rõ thêm cũng như thống nhất quan điểm về những vấn đề
chung trong tính toán HDI;
(2) Hoàn thi
ện phương pháp tính HDI: hoàn thiện tính các chỉ số
thành phần và hoàn thiện phương pháp tính chung;
(3) Nghiên cứu đề xuất quy trình tính HDI ở Việt Nam;
(4) Tính toán thử nghiệm HDI của một số tỉnh/thành phố;
(5) Nghiên cứu phân công trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các
đơn vị trong Tổng cục để tính toán, tổng hợp số liệu có liên quan;
(6) Đề xuất cấu trúc bản báo cáo phân tích HDI cho Việt Nam.
Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng: Nghiên cứu tài liệ
u
trong nước và nước ngoài; Khai thác số liệu tổng hợp của một số nghiệp
vụ chuyên ngành có liên quan; Sử dụng các phương pháp phân tích, đánh
giá và tổng hợp; Hội thảo; Sử dụng phương pháp chuyên gia tư vấn,
14
CHƯƠNG I
KHÁI NIỆM, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG THỨC
TÍNH HDI THEO CHUẨN MỰC QUỐC TẾ
I.1. Quan niệm về phát triển
Những quan điểm trước đây về phát triển không còn phù hợp với
thế giới hiện đại khi cho rằng phát triển chỉ gói gọn trong tăng trưởng
GDP. Có những quốc gia tăng trưởng kinh tế rất cao, nhưng tình trạng đói
nghèo, bệnh tật và thất học vẫn còn hiện h
ữu ở đa số cộng đồng dân cư
đông đúc. Do vậy, cuối những năm 80 của thế kỷ trước, Liên hợp quốc
hình thành một nhóm chuyên gia nghiên cứu cách tiếp cận mới về phát
triển. Kết quả nghiên cứu của nhóm này đã được cả thế giới thừa nhận,
rằng tăng trưởng kinh tế (tăng trưởng GDP) chưa hoàn toàn đồng nghĩa
với phát triển, mà chỉ
là một khía cạnh của phát triển, mặc dù đó là khía
cạnh quan trọng. Phát triển phải là mở rộng phạm vi lựa chọn của con
người để đạt đến một cuộc sống trường thọ, khoẻ mạnh, có ý nghĩa và
xứng đáng với con người. Quan điểm này được gọi là Phát triển con
người (PTCN), bao hàm 2 khía cạnh chính là mở rộng các cơ hội lựa
chọn và nâng cao năng lực lự
a chọn của con người nhằm hưởng thụ một
cuộc sống hạnh phúc, bền vững.
Mở rộng cơ hội lựa chọn: chọn thu nhập cao hơn, nhưng đó chưa
phải là duy nhất, mà còn muốn chọn dịch vụ y tế, giáo dục tốt hơn, điều
kiện sống và môi trường dễ chịu hơn, tham gia và hoà nhập vào cộng
đồng. Trong số rất nhiề
u cơ hội lựa chọn thì người dân, đặc biệt những
người dân nghèo, những người lao động bình thường luôn có quan điểm
lựa chọn được sống lâu, khoẻ mạnh, hạnh phúc và được học hành, có việc
làm, không bị thất nghiệp, được tham gia vào các hoạt động xã hội và gắn
mình hoà nhập với cuộc sống chung của cộng đồng.
Tăng cường năng lực lựa chọn: năng l
ực được hiểu là khả năng đạt
đến các mục tiêu đã lựa chọn. Năng lực chính là điều kiện cần thiết để
biến các cơ hội sẵn có trở thành hiện thực, và thậm chí còn tạo ra cơ hội
mới. Tăng cường năng lực con người là trau dồi kỹ năng, kiến thức, kinh
nghiệm, hay nói rộng hơn là trình độ học thức, học vấn và v
ận dụng
chúng vào cuộc sống.
Quan niệm mới về PTCN còn bao hàm nhiều khía cạnh:
(1) Quan niệm này nhấn mạnh mục tiêu của phát triển là vì con
người, vì việc cải thiện chất lượng cuộc sống con người bền vững.
(2) PTCN phải do chính con người thực hiện. Mọi người dân phải
có cơ hội được tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình phát triển. Đây
chính là một khía cạnh của dân chủ. Chính sách Nhà nước phải nhằm t
ạo
mọi điều kiện khuyến khích toàn dân tham gia vào quá trình phát triển.
(3) Quan niệm mới về PTCN dựa trên cách tiếp cận toàn thể. Cụ
thể là đề cập đến sự mở rộng không gian lựa chọn bao trùm tất cả các
15
khía cạnh của đời sống xã hội: lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo
dục, y tế, môi trường, anh sinh xã hội, an ninh con người, bình đẳng
giới , trong mối liên hệ và tác động qua lại chứ không chỉ giới hạn trong
phạm vi kinh tế. Cách tiếp cận toàn thể còn bao hàm nghĩa khác là tính
đến tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, tầng lớp, giới
tính, quốc tịch hay các thế hệ, phát triển phải là quá trình b
ền vững, được
duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác, không làm tổn hại tới môi trường.
(4) Ở đây phân biệt dứt điểm khái niệm PTCN và phát triển nguồn
nhân lực (còn gọi là nguồn vốn con người). Kinh nghiệm các nước phát
triển cho thấy chi tiêu cho con người không phải là tiêu dùng đơn thuần,
mà là một khoản đầu tư để hình thành một loại nguồn vốn quan trọng có
khả năng sản sinh ra các nguồ
n thu nhập trong tương lai - đó là nguồn
vốn con người thông qua việc tạo lập kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm,
năng lực sáng tạo. Đầu tư vào vốn con người được thông qua các hoạt
động giáo dục, y tế, bảo đảm việc làm là cách đầu tư thiết thực, hiệu
quả nhất đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Cái khác biệt
căn bản giữa PTCN và phát triển ngu
ồn nhân lực là ở chỗ trong PTCN thì
con người là mục tiêu có quyền và có nhu cầu được hưởng thụ, còn trong
phát triển nguồn nhân lực thì con người được nhìn nhận như một nguồn
vốn cũng như các nguồn vốn khác, dù rằng là quan trọng.
Từ những nhận thức ấy, trên góc độ thống kê, PTCN phải được thể
hiện bằng một con số được tổng hợp từ các khía cạnh nâng cao năng lực
lựa chọn và mở rộng phạm vi lựa chọn cho con người, đó là những khía
cạnh về thu nhập, tuổi thọ và trình độ tri thức cũng như các khía cạnh liên
quan khác. Con số đó chính là CHỈ SỐ PTCN (HDI).
I.2. Công dụng của HDI
(1) Như đã nêu, HDI là thước đo tổng hợp đo lường trình độ phát
triển của thế giới, của một khu vực, một quốc gia, hay là một vùng, một
tỉ
nh , thay thế cho tiêu chí phát triển chỉ thuần tuý sử dụng tốc độ tăng
trưởng kinh tế thông qua GDP.
(2) Vì là thước đo tổng hợp sự phát triển, nên HDI được sử dụng
làm công cụ quản lý và đề ra chính sách. Dựa vào HDI và các chỉ số
thành phần, các nhà quản lý và đề ra chính sách dễ dàng phát hiện khía
cạnh non yếu để từ đó có những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao năng
lực lựa chọn và mở rộng phạm vi l
ựa chọn cho người dân.
(3) HDI được sử dụng làm một trong những chỉ tiêu thống kê quan
trọng của các hệ thống chỉ tiêu phát triển của thế giới, của các khu vực,
các quốc gia, vùng lãnh thổ hay các địa phương.
(4) HDI được đưa vào mục tiêu phấn đấu trong các Chiến lược phát
triển ngắn hạn, trung hạn cũng như dài hạn của các quốc gia.
(5) HDI được sử dụng trong phân tích kinh tế - xã hội.
16
(6) HDI được sử dụng làm một trong những tiêu chí đánh giá chất
lượng dân số, chất lượng cuộc sống, tiến bộ xã hội
(7) HDI được sử dụng để so sánh quốc tế trình độ phát triển giữa
các khu vực, các nhóm nước, các quốc gia, hay thậm chí giữa các vùng,
các tỉnh, các địa phương trong một quốc gia.
I.3. Hạn chế của HDI
Đứng trên góc độ nội hàm, PTCN bao trùm lên tất cả các khía cạnh
của cuộc số
ng, như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, giáo dục, an ninh
con người, an sinh xã hội, bình đẳng giới, sức khoẻ, môi trường
Tuy nhiên, phương châm UNDP đặt ra cho nhóm nghiên cứu ban
đầu là làm thế nào HDI phải là một chỉ số dễ tính toán nhằm khuyến
khích tất cả các quốc gia thực hiện được. Do vậy, UNDP quy định HDI
chỉ bao gồm 3 thành phần: sức khoẻ, kinh tế và giáo dục. Việc thâu tóm 3
thành phần vừa nêu đủ đáp ứng tiêu chuẩn về
tính đơn giản và được hầu
hết các quốc gia đồng tình. Nhưng chỉ với 3 thành phần như vậy thì HDI
chưa thể phản ánh một cách bao quát hết các khía cạnh trong nội hàm của
PTCN. Rõ ràng còn một số khía cạnh khác chưa được đề cập trong HDI,
như văn hoá, anh ninh con người, an sinh xã hội và môi trường
Ngoài ra, trong yếu tố sức khoẻ mới chỉ sử dụng một chỉ tiêu là
tuổi thọ bình quân (còn gọi là tuổi hy v
ọng sống tại lúc sinh) mà chưa
tính đến sự đóng góp của sức khoẻ đó cho xã hội; trong yếu tố giáo dục
mới chỉ sử dụng tỷ lệ đi học các cấp giáo dục và tỷ lệ người lớn biết chữ,
mà chưa tính đến chất lượng của giáo dục; trong yếu tố kinh tế mới chỉ sử
dụng GDP bình quân đầu người mà chưa tính đến thiệ
t hại môi trường do
tăng trưởng kinh tế gây ra.
Còn một hạn chế khác của HDI là trong công thức tính do UNDP
đề ra, một số con số cận trên và cận dưới được giữ quá lâu, suốt từ năm
1990 đến nay (gần 20 năm) mà không thay đổi, ví dụ GDP bình quân đầu
người cực đại là 40.000 USD-PPP, mặc dù cho tới nay, GDP bình quân
đầu người của một số quốc gia đã vượt qua ngưỡng này.
I.4. Phạm vi tính HDI và soạn thảo HDR
Xét theo góc độ thờ
i gian, UNDP khuyến nghị tất cả các quốc gia
tuỳ theo hoàn cảnh, nhu cầu, điều kiện số liệu, điều kiện về nhân lực, tài
chính mà tự quyết định chu kỳ tính toán HDI, cũng như viết Báo cáo
PTCN (HDR) cho mình, có thể hàng năm (như Ấn Độ, Nga), hai năm
một lần (như Ni-giê-ri-a, Chi-lê, Phi-li-pin), hay có thể ba năm, 5 năm
một lần, nhiều quốc gia không đặt thành định kỳ, khi nào có nhu cầu hoặc
đủ
điều kiện thì soạn thảo. Riêng Văn phòng soạn thảo Báo cáo PTCN
(HDRO) của UNDP soạn thảo HDR toàn cầu hàng năm.
Xét theo góc độ không gian, UNDP khuyến nghị tính HDI và soạn
thảo HDR cho phạm vi toàn thế giới, từng châu lục, từng khu vực, nhóm
17
nước, từng quốc gia và cấp thấp hơn (ví dụ Ấn Độ tính HDI cho toàn
quốc và tất cả các bang, các tỉnh, đồng thời soạn thảo HDR cho 8 Bang;
hầu hết các quốc gia khác đều tính HDI cho tất cả các tỉnh của mình).
I.5. Phương pháp và công thức tính HDI
HDI là chỉ số tổng hợp của ba chỉ số thành phần, được tính theo
công thức bình quân giản đơn. HDRO quy định công thức tính HDI và
các chỉ số thành phần của nó như sau:
* Công th
ức tính HDI
I
tuổi th
ọ
+ I
g
iáo d
ụ
c
+ I
GDP
HDI
=
(1)
3
Với: I
tuổi thọ
là chỉ số tuổi thọ
I
giáo dục
là chỉ số giáo dục
I
GDP
là chỉ số thu nhập (còn gọi là chỉ số GDP).
Với các giả thiết sau:
(1) Các chỉ số thành phần “ I ” đều nằm trong khoảng từ 0 đến 1.
(2) Các chỉ số thành phần đều đóng vai trò như nhau.
(3) HDI có giá trị từ 0 đến 1 (0 ≤ HDI ≤ 1). HDI đạt tối đa bằng 1
thể hiện trình độ PTCN cao nhất; và HDI tối thiểu bằng 0 thể hiện xã hội
tuyệt đối không có sự phát triển mang tính nhân văn.
* Công thức tính các chỉ số thành phần của HDI
- Chỉ số tuổi thọ
X
tuổi
thực
- X
tuổi
min
I
tuổi thọ
= (2)
X
tuổi
max
- X
tuổi
min
Trong đó: X
tuổi
thực
- là tuổi thọ trung bình thực tế;
X
tuổi
max
- là tuổi thọ trung bình tối đa (= 85);
X
tuổi
min
- là tuổi thọ trung bình tối thiểu (= 25);
Sở dĩ 85 được chọn làm trị số tối đa và 25 được chọn làm trị số tối
thiểu vì xuất phát từ thực tiễn thế giới vào cuối những năm 80 của thế kỷ
trước (tại thời điểm bắt đầu thực hiện tính HDI và soạn thảo HDR) chưa
có quốc gia nào có tuổi thọ trung bình cao hơn 85 hay thấp hơn 25.
- Chỉ số Giáo dục
Đầu những năm 1990, chỉ số giáo dục được tính toán như sau:
I
giáo dục
= (2/3) I
biết chữ
+ (1/3) I
năm học
(3)
Trong đó: I
biết chữ
là chỉ số biết chữ của người lớn từ 15 tuổi trở lên.
I
năm học
là chỉ số năm học bình quân;
X
học
thực
- X
học
min
I
năm học
= (4)
18
X
học
max
- X
học
min
Với: X
học
max
- năm học bình quân mỗi người cực đại (=15 năm);
X
học
min
- năm học bình quân đầu người cực tiểu (=2,5 năm);
X
học
thực
- năm học thực tế bình quân mỗi người;
Sở dĩ 15 được chọn làm trị số tối đa và 2,5 được chọn làm trị số tối
thiểu vì xuất phát từ thực tiễn thế giới vào cuối những năm 80 của thế kỷ
trước (tại thời điểm bắt đầu thực hiện tính HDI và soạn thảo HDR chưa
có quốc gia nào có số năm học trung bình cao h
ơn 15 hay thấp hơn 2,5).
Do tính phức tạp của việc thống kê số năm đi học bình quân mà
nhiều quốc gia trên thế giới chưa thực hiện thường xuyên được, HDRO
chuyển sang sử dụng chỉ tiêu thay thế, đó là tỷ lệ đi học các cấp giáo dục
thay cho số năm học bình quân. Thời kỳ đầu thay thế, nhiều ý kiến đề
xuất sử dụng tỷ lệ
đi học đúng tuổi (tỷ lệ những người trong độ tuổi đang
theo học các cấp giáo dục trong dân số thuộc độ tuổi đi học các cấp tương
ứng theo quy định của quốc gia) để tính Chỉ số giáo dục, vì đây mới là
chỉ tiêu phản ánh tốt nhất cơ hội của người dân cũng như khả năng của
người dân trong việc lựa chọn h
ọc hành khi đến tuổi. Tuy nhiên, việc
thống kê tỷ lệ đi học đúng tuổi không đơn giản đối với các quốc gia có
trình độ thống kê thấp, vì phải tách bạch được những người đi học ngoài
độ tuổi quy định. Với phương châm khuyến khích các quốc gia tính HDI
bằng cách sử dụng những chỉ tiêu dễ thống kê nhất mà có thể thay thế
được, dù có phải chịu mất mát một phần ý ngh
ĩa nào đó, kể từ năm 1994,
HRRO ấn định sử dụng tỷ lệ đi học chung (lấy tất cả những người đang
theo học các cấp giáo dục, chia cho dân số thuộc độ tuổi đi học các cấp
tương ứng theo quy định của quốc gia) để tính toán Chỉ số giáo dục.
Công thức tính Chỉ số giáo dục mà HDRO áp dụng hiện nay là:
I
giáo dục
= (2/3) I
biết chữ
+ (1/3) I
đi học
(5)
Trong đó: I
đi học
là chỉ số đi học tổng hợp các cấp giáo dục;I
biết chữ
là chỉ số biết chữ của người lớn từ 15 tuổi trở lên;
Công thức trên cho thấy khi tính I
giáo dục
HDRO sử dụng dạng bình
quân gia quyền với chỉ số đi học có quyền số bằng 1/2 lần chỉ số người
lớn biết chữ, vì việc tính HDI chủ yếu phục vụ cho xem xét đánh giá trình
độ phát triển mà trong đó trình độ dân trí đóng một vai trò quan trọng.
Như vậy, để tính Chỉ số giáo dục, trước hết phải tính 2 chỉ số phụ:
+ Chỉ số đi học các c
ấp giáo dục (I
đi học
), nếu biểu diễn dưới dạng
phần trăm, thì đây là tỷ lệ đi học chung các cấp giáo dục:
X
đi học
I
đi học
=
X
khung tuổi
Với: X
đi học
số người đi học các cấp từ tiểu học tới đại học;
X
khung tuổi
dân số từ 6 đến 24 tuổi;
19
+ Chỉ số người lớn biết chữ (I
biết chữ
), nếu biểu diễn dưới dạng phần
trăm, thì đây là tỷ lệ người lớn biết chữ:
X
biết chữ
I
biết chữ
=
X
dân số
Với: X
biết chữ
số người từ 15 tuổi trở lên biết chữ;
X
dân số
dân số từ 15 tuổi trở lên;
HDRO để ngỏ khả năng cho các quốc gia tuỳ chọn chỉ tiêu phù hợp
cho mình trong việc tính Chỉ số giáo dục: đó là số năm học bình quân, tỷ
lệ đi học đúng tuổi hay tỷ lệ đi học chung các cấp giáo dục. Để đảm bảo
tính so sánh quốc tế, chúng tôi kiến nghị sử dụng tỷ lệ đi học chung theo
thông lệ quố
c tế mà HDRO vẫn thường tính toán hàng năm. Ngoài ra, tỷ
lệ đi học đúng tuổi ở nước ta chưa thống kê được một cách có hệ thống.
- Tính Chỉ số thu nhập (hay Chỉ số GDP)
Khái niệm "thu nhập" ở đây, cũng như trong các chỉ số đồng hành
khác, được đo bằng GDP bình quân đầu người tính bằng USD-PPP. Thực
ra trong các nghiên cứu ban đầu, UNDP đề xuất sử dụng GNP (nay là
GNI) bởi vì GNI mới th
ể hiện thực chất thu nhập có được của một quốc
gia chứ không phải GDP. Phải thừa nhận rằng việc sử dụng GDP làm chỉ
tiêu đại diện cho thu nhập chưa phản ánh hết ý nghĩa của thu nhập thực tế
của người dân vì trong đó có một phần thu nhập của nước ngoài (thông
qua FDI và một số chuyển nhượng khác). Tuy nhiên, tại thời kỳ đó, việc
thống kê GNI
ở các nước chưa có trình độ thống kê cao, nhất là các nước
đang phát triển và các quốc gia châu Phi (ngay Việt Nam vào đầu những
năm 1990 còn chưa tính được GDP chứ chưa nói tới GNI), nên UNDP đã
ấn định sử dụng GDP để tính toán cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của
cơ sở thống kê tại các quốc gia, mặc dù vẫn để ngỏ khả năng để các nước
tuỳ chọn sử dụng GDP hay GNI, thậm chí c
ả thu nhập bình quân đầu
người lấy từ điều tra mức sống. Để đảm bảo tính so sánh quốc tế, chúng
tôi khuyến nghị sử dụng GDP theo thực hiện của HDRO.
Từ những năm 1999 về trước, chỉ tiêu GDP/người theo USD-PPP
trước khi đưa vào sử dụng phải qua một số bước điều chỉnh xuất phát từ
thực tế cuộc sống cho thấy ý nghĩa tiêu dùng 10 USD c
ủa người có thu
nhập thấp thường quí và quan trọng hơn nhiều so với ý nghĩa tiêu dùng
cũng vẫn 10 USD của người có thu nhập cao. Vì thế, để đảm bảo ý nghĩa
đồng tiền ngang nhau khi tiêu dùng, người ta tiến hành chiết khấu thu
nhập cao theo công thức:
W(y) = y nếu 0 ≤ y < y* ;
W(y) = y* + 2(y - y*)
1/2
nếu y* ≤ y < 2y* ;
W(y) = y* + 2y*
1/2
+ 3(y-2y*)
1/3
nếu 2y* ≤ y < 3y* ;
20
W(y) = y* + 2y*
1/2
+ 3y*
1/3
+ 4(y-3y*)
1/4
nếu 3y* ≤ y < 4y* ;
W(y) = y* + 2y*
1/2
+ 3y*
1/3
+ 4y*
1/4
+ 5(y-4y*)
1/5
nếu 4y* ≤ y < 5y* ;
W(y) = y*+2y*
1/2
+3y*
1/3
+4y*
1/4
+5y*
1/5
+6(y-5y*)
1/6
nếu 5y* ≤ y < 6y* ;
Với: W(y) là mức GDP đầu người được điều chỉnh lại;
y là GDP đầu người thực tế;
y* là GDP bình quân đầu người trung bình của toàn thế giới.
Đối với mức thu nhập cực đại (40000 USD-PPP) hoặc cao hơn,
công thức chiết khấu là (theo y* năm 1991 thì 40.000 ở giữa 6y* và 7y*):
W(y) = y*+2y*
1/2
+3y*
1/3
+4y*
1/4
+5y*
1/5
+6y*
1/6
+7(40000-6y*)
1/7
nếu
6y*≤y≤7y* ;
Sau khi điều chỉnh, ta có:
W
thực
- W
min
I
GDP
= (6)
W
max
- W
min
Với: W
thực
- mức GDP bình quân đầu người thực tế sau khi điều chỉnh;
W
max
- mức GDP bình quân đầu người cực đại sau khi điều chỉnh;
W
min
- mức GDP đầu người cực tiểu (=100, không điều chỉnh).
Các công thức này cồng kềnh, phức tạp, dễ lẫn, thu nhập càng cao,
độ chiết khấu càng lớn. Điều này gây bất lợi cho các quốc gia thu nhập
cao. Do vậy, từ năm 1999, HDRO ấn định công thức khác mà chúng ta sử
dụng hiện nay để chiết khấu đồng đều mức thu nhập của các quốc gia, và
cũng là đơn giản, dễ nhìn.
Log(X
GDP
thực
) - Log(X
GDP
min
)
I
GDP
= (7)
Log(X
GDP
max
) - Log(X
GDP
min
)
Trong đó các giá trị GDP được tính theo USD-PPP như sau:
- I
GDP
là Chỉ số thu nh
ập;
- X
GDP
max
là mức tối đa của GDP bình
q
uân đầu n
g
ười
(
= 40.000
)
- X
GDP
min
là mức tối thiểu của GDP bình
q
uân đầu n
g
ười
(
= 100
)
- X
GDP
thực
là mức đ
ộ
th
ự
c tế của GDP bình
q
uân đầu n
g
ười
;
- Lo
g
là
p
hé
p
toán lô-
g
a-rit cơ số 10.
Sở dĩ 40.000 được chọn làm trị số tối đa và 100 được chọn làm trị
số tối thiểu vì xuất phát từ thực tiễn thế giới vào cuối những năm 80 của
thế kỷ trước chưa có quốc gia nào có GDP bình quân đầu người theo
USD-PPP cao hơn 40.000 hay thấp hơn 100.
Tât cả các giá trị cận biên (max và min) của các chỉ số thành phần
từ năm 1990 cho tới nay vẫn không h
ề thay đổi, mặc dù hiện tại đã có
nhiều quốc gia có GDP đầu người cao hơn 40.000 USD-PPP nhiều.
21
CHƯƠNG II
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC
II.1. Trên thế giới
Hàng năm UNDP soạn thảo HDR toàn cầu nhằm tính toán, phân
tích, so sánh và xếp hạng HDI và các chỉ số đồng hành như HPI, GDI,
GEM và một số chỉ số khác cho 177 quốc gia và lãnh thổ, trong đó có
Việt Nam. Các báo cáo đều nêu rõ phương pháp tính cụ thể cho từng chỉ
số thành phần cũng như các chỉ số tổng hợp, những thay đổi đã được áp
dụ
ng trong quá trình nghiên cứu và xem xét lại cho phù hợp với hoàn
cảnh số liệu chung của các quốc gia (như đã trình bày ở trên), đồng thời
có đề cập tới giải thích thống kê. Nguồn số liệu chính mà UNDP sử dụng
lấy từ các tổ chức quốc tế (WB, UNESCO, UNFPA). Mỗi HDR đều nhấn
mạnh một chủ đề đang là vấn để nổi cộm trên thế giới (Xem Phụ lục).
Do số liệ
u không lấy trực tiếp từ các cơ quan thống kê quốc gia,
nên cũng có những ảnh hưởng nhất định tới độ chính xác của kết quả tính
toán. Lấy Việt Nam làm ví dụ. Trong HDR 2004 với chủ đề “Tự do văn
hoá trong một thế giới đa dạng ngày nay” trên cơ sở tính theo số liệu của
các quốc gia năm 2002, theo đó, HDI của nước ta đạt 0,691, kết quả của
bình quân giản đơn ba thành phầ
n là Chỉ số tuổi thọ (0,733); Chỉ số giáo
dục (0,815); Chỉ số thu nhập (0,523), đứng thứ 112 về HDI và thứ 114 về
GDP bình quân đầu người.
Để tính toán ra kết quả này, tuy đã là năm 2004 nhưng UNDP vẫn
sử dụng kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999 về Tỷ lệ người
lớn biết chữ (90,2%), tỷ lệ đi học chung các cấp giáo dục (64%) và tuổi
thọ bình quân tại lúc sinh (69,0) với nguồn từ UNESCO, GDP thực tế
bình quân đầu người (2.300 USD-PPP) lấy từ WB.
Kết quả đó thực ra vẫn chưa phản ánh đúng thực chất mà chúng ta
đạt được. Theo số liệu thống kê được công bố trong “Những kết quả chủ
yếu của cuộc điều tra biến động dân số và kế hoach hoá gia đình
1/4/2002) thì tuổi thọ bình quân tại lúc sinh của nước ta là 71,3. Dựa vào
phương pháp của UNDP tính lại, thì đúng ra Chỉ số tuổi thọ của Việt
Nam phải là 0,772, cao hơn nhiều so với con số do UNDP tính. Và Tỷ lệ
người lớn biết chữ năm 2002 của nước ta đã cao hơn chứ không phải con
số từ TĐTDS năm 1999. Ngay trong HDR toàn cầu 2003 (trên cơ sở số
liệu năm 2001) cũng đã sử dụng tỷ lệ người lớn biết chữ
của Việt Nam là
92,7%. Nếu cứ dùng con số này thì Chỉ số giáo dục của nước ta phải là
0,831. Như vậy HDI của nước ta thực chất là 0,709, xếp hạng 107 trên
177 nước (tương đương với U-dơ-bê-ki-xtan, sát ngay sau Xi-ri và đứng
ngay trước An-giê-ri, tức là Việt Nam đứng trên 70 nước).
Như vậy, có thể tóm lược một số kinh nghiệm trong phương pháp
tính HDI của UNDP như sau:
22
* Không cứng nhắc mà là có sự linh hoạt. Ví dụ: về công thức tính
Chỉ số thu nhập đã có sự thay đổi từ một hệ thống phức tạp được chuyển
về dạng lô ga cơ số 10 đơn giản; về chọn chỉ tiêu: thay đổi từ sử dụng chỉ
số năm học bình quân sang chỉ số đi học các cấp giáo dục;
* Bám vào thực tế hiện có về s
ố liệu thống kê, trong đó ưu tiên cho
thực trạng ở các nước trình độ thống kê thấp để chọn chỉ tiêu thay thế, ví
dụ không lấy GNI mà sử dụng GDP; không lấy tỷ lệ đi học đúng tuổi mà
sử dụng tỷ lệ đi học chung;
* Sử dụng nguồn số liệu của các tổ chức quốc tế mà không dùng
nguồn số liệu từ các cơ quan th
ống kê quốc gia (cũng có thể họ coi số liệu
thống kê của các tổ chức quốc tế đã dựa trên cơ sở thống kê quốc gia),
trong đó khi thiếu số liệu của một nước nào đó là UNDP sử dụng các ước
tính thay thế (nhưng có ghi chú rõ ràng), và điều này cũng thể hiện tính
linh hoạt mà không cầu toàn.
* Phương pháp do UNDP đưa ra mang tính chất nền tảng cho các
nước chứ không có tính bắt buộ
c (thể hiện sự mềm dẻo và linh hoạt) và
để các quốc gia tự quyết định cho mình một sự lựa chọn phù hợp với thực
trạng thống kê của mỗi nước.
Hiện nay trên thế giới đã có 145 nước và lãnh thổ soạn thảo
NHDR, trong đó có 8 nước thuộc ASEAN (Xem Phụ lục). Hầu hết các
quốc gia đều soạn thảo NHDR theo phương pháp chuẩn của UNDP. Tuy
nhiên, có một số quố
c gia không bám cứng nhắc theo chuẩn của UNDP,
ví dụ In-đô-nê-xi-a vẫn sử dụng số năm học bình quân để tính Chỉ số giáo
dục, sử dụng chi tiêu thực tế để thay cho GDP trong tính toán Chỉ số thu
nhập trên cơ sở đã có những nghiên cứu lý luận và phương pháp luận
chắc chắn, và tất nhiên sẽ hạn chế tính so sánh quốc tế của kết quả.
II.2. Trong nước
(i) Sau khi HDR đầu tiên của UNDP đượ
c công bố năm 1990, một
số ấn phẩm thống kê nước ta đã có các bài viết giới thiệu về HDI
1
.
(ii) HDI đã sớm được đưa vào một số giáo trình đại học
2
. Tuy
nhiên các giáo trình đó chỉ giới hạn trong việc giới thiệu sơ lược một số
công thức tính chứ chưa đi vào phân tích chi tiết các vấn đề về phương
pháp luận, nguồn thông tin, khả năng ứng dụng và công cụ phân tích.
1
(Xem: Tạp chí Thống kê số 3/91, “Chỉ số phát triển con người HDI” của tác giả Hoàng Tích Giang;
Tạp chí Thống kê số 2/93, “Phương pháp tính chỉ số HDI để đánh giá trình độ phát triển của một quốc
gia” của tác giả PGS. PTS Phạm Ngọc Kiểm; tuyển chọn và giới thiệu "Chỉ tiêu và Chỉ số PTCN" của
UNDP, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1/1995) và một số bài viết sau này trên Tạp chí "Thông tin
khoa học Thống kê" và "Con số & Sự kiện" c
ũng như một số ấn phẩm báo chí viết về kết quả tính toán
HDI của UNDP đối với nước ta để so sánh với một số quốc gia khác trên thế giới.
2
(Xem: Giáo trình phân tích kinh tế - xã hội và lập trình, Phạm Ngọc Kiểm, Nhà xuất bản Giáo dục,
1996; Thống kê Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Bộ môn Lý thuyết Thống kê, Chủ biên: Tô
Phi Phượng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1999; Thống kê Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc
dân, Khoa Thống kê, bộ môn Thống kê Kinh tế, Chủ biên: Phan Công Nghĩa, Nhà xuất bản Thống kê,
Hà Nội, 2000)
23
(iii) Đã có một số hội thảo và lớp tập huấn về HDI cũng như soạn
thảo HDR quốc gia
3
, chứng tỏ vấn đề tính HDI, tầm quan trọng của nó
trong đề ra chính sách, đã được phổ cập rộng rãi toàn quốc.
Tuy nhiên, các đợt hội thảo và tập huấn đó mới chỉ đề cập chung
chung và khái quát phương pháp tính HDI của Liên hợp quốc, mà chưa đi
sâu vào quy trình tính toán, nguồn số liệu cũng như những thuận lợi và
thách thức trong điều kiện thống kê cụ thể của nước ta.
V
ề mặt ứng dụng, với sự giúp đỡ kỹ thuật, chuyên môn cũng như
tài chính của UNDP, Việt Nam đã xây dựng 2 NHDR
4
. Trong khuôn khổ
đề tài cấp Nhà nước KX - 05 - 05 nghiên cứu về việc tính toán HDI, đã có
ba ấn phẩm được công bố. Thực ra đó là tập hợp những báo cáo chuyên
đề của những nhà nghiên cứu, quản lý và hoạt động tham gia đề tài
KX.05.05 có liên quan tới khía cạnh kinh tế, chăm sóc sức khoẻ và giáo
dục trong HDI, hoàn toàn chưa đề cập tới các vấn đề phương pháp luận,
nguồn thông tin và quy trình tính toán.
Để làm rõ hơn khía cạnh lý luận và ứng dụng HDI trong hoàn cảnh
thực trạng số liệu thống kê nước ta, góp phần chuẩn bị soạn thảo NHDR
tại TCTK, nơi mà Ban chỉ đạo đã được thành lập, tuy các hoạt động cụ
thể còn ít được tiến hành, Viện KHTK phối hợp với Vụ TKTH triển khai
đề tài “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tính Chỉ số phát triển con
người (HDI) theo thực trạng số liệu của Việt Nam". Tuy nhiên, đề tài này
vẫn chưa
đề cập tới quy trình tính toán.
Năm 2004, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam soạn thảo NHDR lần
thứ 3 theo chủ đề "PTCN Việt Nam và Hội nhập quốc tế", và năm 2006
cho ra đời Phần I với tên gọi "PTCN Việt Nam 1999-2004: Những thay
đổi và xu hướng chủ yếu". Tuy tài liệu đã trình bày phương pháp, nguồn
số liệu, song thiếu tính thuyết phục vì chưa có giải trình chi tiết cách xử
lý để đảm bảo tính so sánh quốc tế, nh
ất là việc sử dụng tỷ lệ dân số 10
tuổi trở lên biết chữ để thay cho tỷ lệ người lớn (15 tuổi trở lên biết chữ
theo quy định của UNDP) đã làm cho kết quả HDI quá cao: HDI của Việt
Nam năm 2004 tăng lên tới 0,731 (so với 0,691 nếu tính đúng theo chuẩn
3
- Lớp tập huấn soạn thảo Báo cáo Phát triển con người Quốc gia (TCTK phối hợp cùng SIAP tổ chức
tại Hà Nội từ 20 – 31/5/2002) với sự tham gia của 38 chuyên viên và lãnh đạo đơn vị trực thuộc TCTK,
UNDP và các cơ quan khác nhằm bổ trợ kiến thức về HDI.
- Trong khuôn khổ Chương trình cấp Nhà nước KX-05 nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực
nước ta phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n
ước, Đề tài cấp Nhà nước KX-05-05
nghiên cứu về việc tính toán HDI, hai đợt tập huấn nghiệp vụ và hội thảo tại Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh (tháng 10/2002) được tổ chức với sự tham dự của gần 350 người, gồm cán bộ lãnh đạo tỉnh,
thành phố, Cục Thống kê, nhiều chuyên gia đầu ngành thống kê, giáo dục, y tế, tuyên huấn của các
tỉnh, thành phố, kể cả một số cán bộ cấp huyệ
n.
4
năm 1998 với chủ đề "Mở rộng lựa chọn cho người nghèo nông thôn". Đây có thể coi là sự thử
nghiệm do các chuyên gia UNDP tại Hà Nội thực hiện, nhằm làm cơ sở cho xây dựng NHDR quy mô
đầy đủ hơn. NHDR năm 2001 với chủ đề "Đổi mới và sự nghiệp PTCN" là công trình NHDR đầu tiên
của Việt Nam do chính người Việt Nam tự xây dựng, được Thủ tướng Chính phủ viết lời tựa, có tiếng
vang lớn và được các nhà chuyên môn trên thế giới đánh giá cao, được UNDP trao giải thưởng.
24
UNDP là sử dụng tỷ lệ người lớn từ 15 tuổi trở lên biết chữ) và hoàn toàn
không đảm bảo tính so sánh quốc tế như Luật Thống kê đã quy định.
Năm 2007, Viện PTCN thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
nghiên cứu hai đề tài ứng dụng
5
đã thổi một tư duy mới vào công tác kế
hoạch hoá và phân bổ ngân sách truyền thống, khắc phục một phần những
khó khăn lâu nay khi phân bổ ngân sách Nhà nước theo quy mô dân số
của các địa phương.
Khi nghiên cứu đề tài KX.05.05, Ban khoa giáo Trung ương đã có
văn bản khuyến nghị các tỉnh thực hiện tính toán HDI cho địa phương
mình. Do vậy hầu hết các tỉnh thành phố đều xây dựng đề án, và các công
trình đã được thực hiệ
n. Một vấn đề nảy sinh là sự thống nhất, hiểu biết
phương pháp và cách thức tiến hành giữa các tỉnh, thành phố không đồng
đều, có khi chưa tuân thủ đúng phương pháp luận đề ra.
Về mặt phương pháp luận, đã có tư tưởng đề xuất cải tiến lại
phương pháp tính HDI bằng cách, ngoài 3 chỉ số thành phần là các chỉ số
tuổi thọ, GDP và giáo dục, một số nhà nghiên cứu mu
ốn bổ sung thêm
Chỉ số an toàn xã hội. Tư tưởng này là tiến bộ trên cơ sở cho rằng 3 chỉ
số thành phần đã nêu chưa thể hiện hết vấn đề PTCN.
Xuất phát từ tử tưởng này, trong quá trình nghiên cứu đề tài
KX.05.05, một số học giả đề nghị đưa thêm thành phần "sự lành mạnh xã
hội", hay còn gọi là "sự an toàn xã hội" (xét theo góc độ tội phạm và tệ
nạn xã hộ
i) vào HDI, và khi đó HDI sẽ gồm 4 chỉ số thành phần, với
trọng số của mỗi thành phần ngang nhau bằng 1/4:
HDI* = [(1/4)I
1
+ (1/4)I
2
+ (1/4)I
3
+ (1/4)I
4
] (8)
Trong đó: HDI* - Chỉ số phát triển con người gồm 4 thành phần;
I
1
- Chỉ số tuổi thọ;
I
2
- Chỉ số mức sống;
I
3
- Chỉ số giáo dục;
I
4
- Chỉ số an toàn xã hội.
Việc xác định I
1
, I
2
, I
3
giống như trong HDI hiện hành. Để tính chỉ
số I
4
cần phải tính tỷ lệ số người phạm pháp, mắc các tệ nạn, tiêu cực xã
hội (các tỷ lệ này đều tính trên 100.000 dân). Số liệu thống kê về tội
phạm và tệ nạn xã hội có thể gồm các loại số liệu sau: Số tội phạm các
loại; Số gái mại dâm; Số người nghiện ma tuý; Số người nhiếm HIV; …
Thực tế cho thấy nhiều số liệu tội ph
ạm và tệ nạn, tiêu cực xã hội
chưa thể thống kê được, do vậy, theo các tác giả đề xuất thì có thể chọn
loại tệ nạn phổ biến nhất mà đã thống kê được (nghiện hút ma tuý).
Theo tác giả đề xuất, trước hết xác định Chỉ số nghiện hút ma tuý:
I
matuý
= (X
thực
- X
min
) / (X
max
- X
min
) (9)
Với: I
matuý
là chỉ số nghiện hút ma tuý;
X
thực
là số người thực tế nghiện ma tuý trên 100.000 dân;
5
“Nghiên cứu cách tiếp cận HDI trong phương pháp kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân”, và “Nghiên
cứu tiếp cận HDI trong phân bổ ngân sách Nhà nước”
25
X
max
là số người tối đa nghiện ma tuý/100.000 dân (X
max
= 2.000);
X
min
là số người tối thiểu nghiện ma tuý/100.000 dân (X
min
= 0);
Tiếp theo, xác định Chỉ số an toàn xã hội:
I
ATXH
= 1 - I
matuý
(= I
4
) (10)
Trong đó I
ATXH
là Chỉ số an toàn xã hội, và là I
4
trong công thức HDI*.
Như vậy, theo quan điểm nêu trên của tác giả thì khi cả xã hội
không có ai bị nghiện hút thì I
matuý
= 0 và dẫn đến I
ATXH
= I
4
= 1; khi xã
hội có số người nghiện hút nhiều nhất, tức I
matuý
= (2000/100000) = 2%,
thì I
ATXH
= I
4
= 1 - 0,02 = 0,98, tức là 98%.
Tư tưởng đề xuất đưa thêm yếu tố an toàn xã hội vào HDI là tích
cực, muốn thâu tóm thêm một số khía cạnh có ý nghĩa trong PTCN. Song
có những nguyên nhân mà tư tưởng này chưa được áp dụng:
(i) Thứ nhất, nếu ta tính theo công thức mới HDI*, mà thế giới lại
không tính, kết quả HDI* sẽ khó có khả năng trở thành hữu hiệu trong
phân tích và so sánh quốc tế.
(ii) Thứ hai, phương pháp này còn có những vấn đề phải nghiên
cứu làm rõ thêm, ví d
ụ các tác giả mới chỉ chọn 1 thành tố là tỷ lệ số
người nghiện ma tuý, biện lý do là thống kê có sẵn để bỏ qua các thành tố
khác như tội phạm, mại dâm, … mà chưa chứng minh được thành tố số
người nghiện ma tuý đủ đại diện cho lĩnh vực an toàn xã hội. Vả lại, giả
sử rằng ta còn thống kê được cả số người mại dâm, số vụ phạm tộ
i, thì
khi đó sẽ tính toán chỉ số phản ánh an toàn xã hội ra sao, có giống như
khi xác định chỉ số giáo dục với 2 thành tố là tỷ lệ đi học các cấp giáo dục
và tỷ lệ người lớn biết chữ hay không, …
(iii) Thứ ba, con số 2% mắc nghiện là cực đại chưa có tính thuyết
phục. Cần xem xét lại để khẳng định con số cực đại này.
Cục Thống kê Hải Phòng đã tính th
ử nghiệm chỉ số HDI* theo 4
thành phần, và kết quả là HDI* của Hải Phòng rất cao (0,784, tương
đương với Thái Lan, An-ba-ni, Vê-nê-du-ê-la theo số liệu cùng năm)
6
.
Tóm lại, trong thời gian qua nước ta đã đầu tư nhiều nguồn lực để
nghiên cứu ứng dụng HDI và đã có tác dụng phục vụ tốt cho các cấp các
ngành trong việc hoạch định chính sách kinh tế xã hội. Bên cạnh những
cái được hết sức cơ bản trên đây các công trình nghiên cứu cấp tỉnh còn
bộc lộ một số tồn tại và nhược điểm sau:
- Chưa thống nhất v
ề mặt phương pháp luận.
- Việc tính toán các chỉ số thành phần chưa giải quyết triệt để khâu
số liệu và quy trình tính toán:
+ Việc tính chỉ số kỳ vọng sống cho cấp tỉnh gặp khó khăn do chưa
có bảng sống hay bảng chết cho các tỉnh.
6
(Cục Thống kê Thành phố Hải Phòng; Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học "Xây dựng phương
pháp tính chỉ số HDI cho Thành phố Hải Phòng trên cơ sở vận dụng các công thức tính của UNDP và
các số liệu thống kê sẵn có hàng năm"; Mã số: ĐT.XH.2003.307; Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Xuân Năm;
Trang 73-74)