BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH
GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CẤP THỐT NƯỚC DÂN DỤNG
NGHỀ: ĐIỆN DÂN DỤNG
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số:
QĐ-TCGNB ngày…….tháng….năm
2018 của Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình
Ninh Bình, năm 2019
0
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
1
LỜI GIỚI THIỆU
Nội dung của giáo trình đã được xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa những
nội dung được giảng dạy ở các trường kết hợp với những nội dung mới nhằm
đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp
hóa hiện đại hóa. Đề cương của giáo trình đã được thơng qua Khoa Điện- Điện
lạnh và Ban giám hiệu trường đã được nhận được nhiều ý kiến thiết thực giúp
cho tác giả biên soạn phù hợp hơn.
Giáo trình do các nhà giáo đã có kinh nghiệm giảng dạy tại trường biên
soạn. Giáo trình được biên soạn gắn gọn, dễ hiểu, bổ sung nhiều kiến thức mới
và biên soạn theo quan điểm mở, nghĩa là đề cập những nội dung cơ bản, cốt
yếu để tùy theo tính chất của các ngành nghề đào tạo mà nhà trường tự điều
chỉnh cho thích hợp và khơng trái với quy định của các chương trình khung đào
tao.
Hy vọng nhận được sự đóng góp ý kiến của các độc giả để giáo trình
được biên soạn tiếp hoặc tái bản lần sau có chất lượng tốt hơn. Mọi đóng góp ý
kiến xin gửi về Khoa Điện- Điện lạnh trường Cao đẳng cơ giới Ninh Bình.
Lời cảm ơn của các cơ quan liên quan, các đơn vị và cá nhân đã tham gia.
…., ngày…..tháng…. năm……
Tham gia biên soạn
1. Phan Văn Thanh (Chủ biên)
2. Nguyễn Ngọc Hoàn
3. Đỗ Thị Nhung
2
MỤC LỤC
Lời giới thiệu ..................................................................................................... 2
Mục lục .............................................................................................................. 3
Mô đun: Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước dân dụng .......................................... 5
Mã mô đun: MĐ29 ............................................................................................. 5
Bài 1................................................................................................................... 5
Lắp đặt hệ thống đường ống cấp nước dân dụng ............................................... 5
1.Chuẩn bị thi cơng…………………………………………………………....5
1.1.
Đ
ịnh
nghĩa
và
kí
hiệu
về
hệ
thống
cấp
nước……………………………..5
1.2. Phân loại và sơ đồ hệ thống cấp nước .......................................................... 6
2. Sử dụng dụng cụ cầm tay ............................................................................... 8
3. Hệ thống cấp nước ......................................................................................... 9
3.1. Các ký hiệu về hệ thống cấp nước trong nhà ............................................... 9
3.2. Phân loại và sơ đồ hệ thống cấp nước lạnh trong nhà .................................. 9
3.3. Phân loại và sơ đồ hệ thống cấp nước nóng trong nhà ............................... 13
4. Sử dụng máy cắt cầm tay……………………………………..
……………..17
5. Sử dụng máy ren……………………………………………………………
..18
6. Lắp đặt ống, phụ kiện bằng mối nối hàn nhiệt……………………………..
..19
7. Lắp đặt ống, phụ kiện bằng mối nối dán keo PVC………………………...
..21
8. Lắp đặt tuyến ống cấp nước……………………………………….……….
..22
8.1. Các loại ống cấp nước............................................................................22
8.2. Các thiết bị cấp nước bên trong nhà..........................................................
..23
8.3. Phụ kiện nối ống..................................................................................
..29
8.4. Cấu tạo mạng lưới cấp nước lạnh trong nhà..............................................
..30
8.5. Cấu tạo mạng lưới cấp nước nóng..............................................................
..31
Bài 2. Lắp đặt hệ thống đường ống thoát nước dân dụng …………… .... …....33
1. Chuẩn bị thi cơng…………………………………………………………..
..33
1.1.
Định
nghĩa
và
kí
hiệu về hệ thống thốt
nước
…………………………...33
3
1.2. Phân loại và
…………………..34
sơ
đồ
hệ
thống
thoát
nước………………
1.3.
Tiêu chuẩn và chế độ thoát nước………….............
……………………37
1.4. Các yếu tố thuỷ lực trong tính tốn thốt nước ......................................... 37
2. Lắp đặt ống, phụ kiện bằng mối nối dán keo………………………………
..42
3. Lắp đặt đường ống thốt nước gia đình……………………………………
..44
4. Lắp đặt ống thoát bể tự hoại………………………………………………....45
Bài 3: Lắp đặt thiết bị cấp, thoát nước dân dụng……………………………....48
1. Chuẩn bị thi cơng…………………………………………………………
..48
1.1.
Các dụng
………48
cụ
thi
cơng………………………………………………
1.2.
Dơng
cơ
®o...................................................
.................................. ………48
1.3. Dụng cụ giữ ống.......................................................................................
..49
1.4. Cắt ống bằng phng phỏp th cụng..........................................................
..49
1.5.
Cắt
ống
bằng
máy..52
1.6. Chun b dng c, thit b, nguyên vật liệu................................................
..54
2. Lắp đặt xí…………………………………………………………………...
..55
3. Lắp đặt chậu rửa……………………………………………………………
..56
4. Lắp đặt bồn tắm…………………………………………………………….
..58
5. Lắp đặt vòi tắm hoa sen…………………………………………….
………59
6. Lắp đặt bình nóng lạnh………………………………………………………59
7. Lắp đặt van, khóa…………………………………………………………..
..60
Tài liệu tham khảo............................................................................................ 62
4
GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: Lắp đặt hệ thống cấp, thốt nước dân dụng
Mã mơ đun: MĐ 28
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơ đun:
Vị trí: Mơ đun này cần phải học sau khi đã học xong các môn học/mô
đun cơ sở và các mơ đun chun mơn điện dân dụng
Tính chất: Là mơ đun chun mơn nghề.
Mục tiêu của mơ đun:
Trình bày được khái niệm chung về hệ thống cấp nước sạch và hệ thống
thoát nước thải;
Nêu được cách sử dụng dụng cụ và thiết bị gia công ống;
Đọc được bản vẽ sơ đồ và lập được bảng dự trù vật tư, thiết bị;
Trình bày được trình tự lắp đặt các đường ống cấp thoát nước;
Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị thi công đúng kỹ thuật;
Lắp đặt được hệ thống ống cấp thoát nước theo đúng yêu cầu kỹ thuật và
mỹ thuật đúng thời gian;
Rèn luyện tác phong làm việc tỷ mỉ, cẩn thận, chính xác.
Nội dung của mơ đun:
Bài 1. Lắp đặt hệ thống đường ống cấp nước dân dụng
Mục tiêu:
Nêu được nhiệm vụ, cấu tạo, phân loại đường ống cấp nước;
Lựa chọn được các ống, phụ kiện theo thiết kế;
Đọc được các bản vẽ thi công đường ống cấp nước;
Trình bày được trình tự lắp đặt các đường ống cấp nước;
Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị thi công đúng kỹ thuật;
Lắp đặt được hệ thống ống cấp nước theo đúng yêu cầu kỹ thuật và mỹ
thuật đúng thời gian;
Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đúng quy định.
Nội dung chính:
1.Chuẩn bị thi cơng
Cơng đoạn đọc bản vẽ thi cơng
1.1.Định nghĩa và kí hiệu về hệ thống cấp nước
Hệ thống cấp nước là tổ hợp những cơng trình có chức năng thu nước, xử
lí, vận chuyển, điều hịa và phân phối nước đến nơi tiêu thụ.
Sơ đồ về hệ thống cấp nước
5
Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống cấp nước thành phố
1 Trạm bơm cấp 1 và cơng trình thu nước; 2 Bể lắng; 3 Bể lọc;
4 Bể chứa nước sạch; 5 Trạm bơm cấp 2; 6 Đài nước;
7 Đường ống dẫn nước; 8 Mạng cấp nước thành phố
1.2. Phân loại và sơ đồ hệ thống cấp nước
Hệ thống cấp nước có thể phân loại như sau:
1.Theo đối tượng phục vụ: Hệ thống cấp nước đô thị, công nghệp, nông
nghiệp...
2. Theo chức năng phục vụ: Hệ thống cấp nước sinh hoạt, sản xuất, chữa cháy...
3. Theo nguồn nước: Nước ngầm, nước mặn,...
4. Theo nguyên tắc làm việc: Hệ thống có áp, hệ thống không áp tự chảy..
5. Theo phạm vi cấp nước: Hệ thống cấp nước nhà ở, khu dân cư, thành
phố, các tiểu khu dân cư...
6. Theo phương pháp sử dụng nước: Hệ thống trực tiếp, hệ thống tuần
hoàn.
Mỗi loại hệ thống có những u cầu về tính chất, qui mơ và thành phần
các cơng trình có khác nhau nhưng có thể chia làm hai loại sơ đồ cơ bản như
sau:
6
Sơ đồ hệ thống cấp nước trực tiếp và sơ đồ hệ thống cấp nước tuần hồn.
8
7
6
9
4
5
3
10
2
1
Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống cấp nước tuần hồn
1 Nguồn nước; 2 Cơng trình thu; 3 Trạm bơm cấp I; 4 Ống dẫn nước thô;
5 Trạm bơm cấp II; 6 Ống dẫn nước thơ và dẫn nước tuần hồn; 7 Nơi sử dụng
nước; 9 Cống dẫn nước thải; 10 Khu xử lí; 11 Cống xả nước thải bẩn.
9
1
6
4
2
3
7
5
8
Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống cấp nước trực tiếp
1 Nguồn nước; 2 Cơng trình thu; 3 Trạm bơm cấp 1; 4 Khu xử lí; 5 Bể chứa . 6
Trạm bơm cấp II; 7 Đường ống dẫn nước; 8 Đài nước; 9 Mạng lưới cấp nước.
7
2. Sử dụng dụng cụ cầm tay
Dụng cụ thi công:
* Các loại dụng cụ
+ Búa đóng đinh: đóng mồi vít dùng để đóng, đục tường;
+Tuốc nơ vít: Dùng để vặn vào hoặc tháo ra nhưng con vít;
+ Dụng cụ hàn ống nhiệt
+ Dụng cụ đo áp lực nước
+ Bộ dụng cụ nghề nước dân dụng
*Kìm:
+ Kìm vạn năng, kìm điện
+ Kìm mỏ trịn
+ Kìm cắt ống
*Cưa :
+ Cưa gỗ
+ Cưa sắt
*Khoan:
+ Khoan tay, khoan điện ;
+ Khoan đứng, khoan cần;
Sử dụng khoan điện:
8
3. Hệ thống cấp nước
3.1. Các ký hiệu về hệ thống cấp nước trong nhà
Hệ thống cấp nước trong nhà dùng để đưa nước sạch từ mạng lưới cấp
nước ngoài nhà đến mọi thiết bị, dụng cụ vệ sinh hoặc máy móc sản xuất bên
trong nhà. Ngồi ra cịn có phục vụ cho chữa cháy.
Các ký hiệu về hệ thống cấp nước trong nhà.
Hình 1.4. Các ký hiệu về hệ thống cấp nước trong nhà
3.2. Phân loại và sơ đồ hệ thống cấp nước lạnh trong nhà
*)Phân loại theo chức năng
+ Hệ thống cấp nước sinh hoạt ăn uống.
+ Hệ thống cấp nước sản xuất
+ Hệ thống cấp nước chữa cháy
+ Hệ thống cấp nước kết hợp các hệ thống trên.
9
Hệ thống cấp nước chữa cháy thường chung với nước sinh hoạt. Chỉ thiết
kế riêng đối với nhà cao tầng (> 16m).
*) Phân loại theo áp lực đường ống cấp nước bên ngoài
Hệ thống cấp nước đơn giản
Hệ thống này được sử dụng khi áp
lực đường ống nước ngoài nhà ln
ln đảm bảo có thể đưa nước đến mọi
nhà, (như van, vòi và các thiết bị vệ
sinh khác) kể cả những thiết bị vệ sinh
ở vị trí cao nhất va xa nhất của ngơi
nhà.
Hệ thống cấp nước có két nước
Hệ thống này được sử dụng khi áp lực đ
ường ống nước ngồi nhà khơng đảm bảo
thường xun đưa nước đến các thiết bị
trong nhà vào những giờ cao điểm. Khi đó
két nước trên mái làm nhiệm vụ dự trữ
nước và tạo áp lực cung cấp nước cho toàn
bộ ngôi nhà trong những giờ cao điểm. Hệ
thống này thường được thiết kế chung
đường ống lên và xuống. Đường kính ống
phải chọn với trường hợp lưu lượng lớn
nhất.
Hệ thống có két nước và trạm bơm
10
Áp dụng trong trường hợp áp lực
ống ngồi nhà khơng bảo đảm thường
xun hoặc hồn tồn. Máy bơm có
nhiệm vụ bơm nước lên két nước
trong các giờ khác nhau. Máy bơm có
thể tự động hoặc mở bằng tay
Hệ thống cấp nước có bể nước ngầm, trạm bơn và két nước
Áp dụng trong trường hợp ống
ngồi nhà hồn tồn khơng bảo
đảm và quá thấp, đồng thời lưu
lượng cũng không đầy đủ (đường
kính ngồi nhà qúa nhỏ). Nếu
bơm trực tiếp từ đường ống ngoài
nhà sẽ ảnh hưởng đến các khu vực
xung quanh. Theo TCVN 4513.88
quy định khi áp lực bên ngoài
thấp hơn 5m thì phải xây bể chứa
nước ngầm để dự trữ nước, máy
bơm sẽ bơm từ lên két nước hoặc
đài nước để cung cấp cho nhiều
ngôi nhà.
11
Áp lực trong hệ thống cấp nước bên trong nhà
Áp lực nước cần thiết cho ngôi nhà là áp lực cần thiết của ống ngồi phố tại
điểm trích nước vào nhà đảm bảo đưa nước tới thiết bị vệ sinh trong ngơi nhà đó.
Hct = Hhh + Htd + Hđh + htt + Hcb
(m)
Hct : Áp lực yêu cầu của mạng lới cấp nước bên trong nhà hay áp lực cần
thiết cho ngôi nhà tức là áp lực tự do cần thiết của đường ống cấp nước ngoài
nhà tại chỗ dẫn nước vào ngôi nhà đảm bảo đưa nước tới dụng cụ thiết bị (m)
Hhh Chiều cao hình học đưa nước tính từ đường trục đường ống ngồi nhà
tới dụng cụ thiết bị ở xa, cao nhất của ngôi nhà. (m)
Htd áp lực tự do cần thiết ở các dụng cụ thiết bị vệ sinh dùng nước.
Vòi nước và các dụng cụ vệ sinh: Htd = 2m (tối thiểu là 1m).
Vịi rửa hố xí: Htd = tối thiểu là 3m
Vòi tắm hương sen: Htd tối thiểu là 4m
Chú ý: Chỉ lấy ở thiết bị nào ở điểm bất lợi nhất.
Hđh Tổn thất áp lực lớn nhất cho phép đi qua đồng hồ đo nước. Hđh = S.Q2 tt
Qtt Lưu lượng nước tính tốn (l/s), Qtt thoả mãn điều kiện: Qmin ≤ Qtt≤ Qmax
Qmin Lưu lượng nhỏ nhất cho phép đi qua đồng hồ đo nước.
Qmax Lưu lượng lớn nhất cho phép đi qua đồng hồ đo nước.
S Trở kháng của đồng hồ đo nước (l/s)
Bảng 1.1: Cỡ lưu lượng và đặc tính đồng hồ đo nước.
Cỡ đồng Lưu lượng đặc
Lưu lượng cho
3
hồ
trưng (m /h)
phép (l/s)
Loại đồng hồ
D(mm)
Qmax
Qmin
10
2
0,28
15
3
0,40
0,03
20
5
0,70
0,04
Loại cánh quạt (trục đứng)
25
7
1,00
0,055
30
10
1,40
0,07
40
20
2,80
0,14
Loại tuốc bin (trục ngang)
50
70
6
0,9
80
250
22
1,7
100
440
39
3,0
150
1000
100
4,4
200
1700
150
7,2
250
1600
223
10
12
Bảng 1.2. Trở kháng của đồng hồ đo nước (l/s)
Cỡ
đồng
10
15
20
25
30
40
50
80
100
150
200
250
32,8
14,4
5,18
2,65
1,3
0,32
0,0265
21*104
67*105
13*105
4.5*105
2*105
hồ
S
htt Tổng tổn thất áp lực ma sát theo chiều dài ống. Tính từ điểm nối
đường ống với đường ống cấp ngoài nhà tới dụng cụ thiết bị ở điểm bất lợi nhất
htt Tổn thất dọc đường từ đoạn ống
htt = i * l
i Tổn thất trên một đơn vị chiều dài phụ thuộc vào đường kính ống, lưu
lượng nước đi qua ống, tốc độ chảy của nước trong ống.
l Chiều dài đoạn ống (m)
Hcb Tổng tổn thất áp lực cục bộ do các thiết bị lắp với đường ống gây ra (m)
Trường hợp hệ thống cấp nước bên trong nhà có bơm thì áp lực của máy
bơm cũng chính là áp cần thiết cho ngơi nhà. Trong cơng thức tính áp lực u
cầu thành phần Hhh tính từ mực nước thấp nhất trong bể tới dụng cụ thiết bị ở vị
trí bất lợi nhất.
Nếu bơm nước trực tiếp từ đường ống ngồi phố có áp lực sẵn đảm bảo
thường xuyên Hbđ thì độ cao bơm nước của máy bơm sẽ là: Hb = Hct Hbđ (m)
*)Phân loại theo cách bố trí đường ống:
Đường ống nước nóng
Đường ống nước lạnh
3.3. Phân loại và sơ đồ hệ thống cấp nước nóng trong nhà
Hệ thống cấp nước nóng gồm có các bộ phận sau:
Trạm chuẩn bị nước nóng: Nồi đun, thiết bị đun hoặc cả hai loại.
Các thiết bị, dụng cụ dùng nước nóng: Vịi trộn nóng lạnh, van khố, van xả
khí tự động, thiết bị điều chỉnh nước nóng, van giảm áp, bình đựng nước nóng...
Mạng lưới đường ống: Ống phân phối nước nóng, ống tuần hồn...
13
Hình 1.5. Sơ đồ tổng quát một hệ thống cấp n-íc
nãng
Phân loại
*)Theo phạm vi phục vụ
Hệ thống cấp nước nóng cục bộ: Loại này hiện nay khá phổ biến (dùng
cho từng ngơi nhà hoặc từng cơng trình).
Hệ thống cấp nước nóng tập trung cấp cho từng nhóm nhà, tiểu khu,
bệnh viện, trường học, xí nghiệp...
*)Theo phương pháp đun nóng nước
Hệ thống đun nước trực tiếp bằng nồi đun nước nóng.
Hệ thống đun nước nóng gián tiếp
*)Theo nhiên liệu cấp nhiệt
Hệ thống cấp nước nóng đun bằng than củi.
Hệ thống cấp nước nóng đun bằng điện.
Hệ thống cấp nước nóng đun bằng hơi nước.
Hệ thống cấp nước nóng đun bằng hơi đốt
Hệ thống cấp nước nóng đun bằng năng lượng mặt trời.
Sơ đồ hệ thống cấp nước nóng
Sơ đồ đun nước nóng bằng cột đun
14
Sơ đồ này thường áp dụng cho các đối tượng dùng nước nóng nhỏ, ít
người, có thể dùng một vài chậu rửa, 35 buồng tắm. Loại sơ đồ này dùng bằng
nhiên liệu than hoặc củi (Hiệu suất không cao: = 40 50 %)
Hình 1.6 Hệ thống cấp nước nóng bằng cột đun
1 Cột đun nước nóng. 2 Két nước nóng. 3 Két nước lạnh
Sơ đồ đun nước nóng bằng nồi đun
Hình 1.7. Hệ thống đun nước nóng bằng nồi đun
1 Cột đun nước nóng; 2 Két nước nóng; 3 Két nước lạnh
Sơ đồ bình đun nước nóng bằng điện
Thiết bị đun nước nóng bằng điện gống như một bình chứa nước nóng
kín, có thể treo tường. Loại này sử dụng thuận tiện, mỹ quan, dễ quản lý. Hiệu
suất cao = 90 95 % tuy nhiên giá thành thiết bị đắt và tốn điện.
Hiện nay loại bình đun nước nóng bằng điện được sử dụng rộng rãi trong
các khách sạn và nhà ở.
15
Hình 1.8. Bình đun nước nóng bằng điện
a) Loại lưu tốc; b) loại dung tích
Bình đun nước nóng bằng khí ga
Hình 1.9. Bình đun nước nóng bằng ga
16
4. Sử dụng máy cắt cầm tay
Máy cắt sắt hoạt động theo nguyên lý là lưỡi cắt ma sát trực tiếp với các vật
liệu kim loại, trong quá trình sử dụng sẽ tạo ra những tia lửa điện gây nguy hiểm
cho người sử dụng, chính vì vậy mà bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau để
đảm bảo an toàn khi sử dụng:
Khi sử dụng cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ như gang tay, bịt tai, mắt kính
hoặc mặt lạ phòng hộ, quần áo bảo hộ phải gọn gàng.
Nếu muốn di chuyển máy để cắt sang vật liệu khác hoặc địa điểm khác thì
phải ngắt máy bởi vì lưỡi cắt rất sắc bén có thể gây tổn thương nếu không
sử dụng cẩn thận.
Không được sử dụng máy trong mơi trường có chất dễ gây cháy nổ,
những vật dễ bắt lửa.
Cần sử dụng máy ở nơi thống mát, có đầy đủ ánh sáng, tránh sử dụng ở
nơi có nhiệt độ cao, nơi có các vật nhọn chuyển động.
Các bước sử dụng máy cắt sắt:
Khi sử dụng máy cắt sắt cần điều chỉnh các góc theo đúng tư thế phù hợp
để có thể cắt một cách dễ dàng.
Trong q trình gia cơng thì cần kẹp chặt các vật gia cơng lại, đảm bảo
cho trong q trình gia cơng vật liệu sẽ khơng bị văng ra ngồi quỹ đạo
tạo nên những vết cắt khơng chuẩn xác hoặc có thể gây nguy hiểm cho
người sử dụng.
Khi cắt cần điều chỉnh tay từ từ không nên kéo nhanh một cách đột ngột
bởi sẽ tạo ra những nguy hiểm không lường trước được.
Cần lưu ý sử dụng lực vừa phải, đồng đều trong quá trình cắt.
Sau khi sử dụng xong cần tắt máy hoặc rút nguồn điện để đảm bảo an
toàn.
Để máy cắt sắt có thể sử dụng được lâu dài, hoạt động tốt thì việc bảo quản máy
là một việc rất cần thiết:
Cần vệ sinh máy một cách sạch sẽ, làm cho những kẽ thơng gió sạch bằng
cọ mềm hoặc dùng máy thổi gió, nếu khơng làm việc này sẽ làm cho
những vật cịn kẹt lại trên khe thơng gió ngăn cản hoạt động của máy, có
thể gây gãy lưỡi cắt khi sử dụng.
Trước khi sử dụng cần cho máy chạy thử xem hoạt động của máy có tốt
khơng, đảm bảo khơng có vật nào kẹt trong máy, không làm ảnh hưởng
đến quá trình hoạt động.
Thường xuyên kiểm tra lưỡi cắt để đảm bảo lưỡi cắt ln sắc bén trong
q trình thi cơng, giúp cho công việc thuận lợi, suôn sẻ.
Nếu thấy máy có trục trặc thì khơng nên tiếp tục sử dụng mà hãy đến các
cửa hàng sửa chữa để kiểm tra máy.
17
Bảo quản máy ở những nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh những nơi ẩm thấp
hoặc có nhiệt độ cao để có thể giữ máy được lâu bền.
5. Sử dụng máy ren
Lắp máy: Đặt máy vào vị trí ,chọn nơi có mặt bằng phẳng, rộng rãi để đặt
máy,lưu ý không để máy nghiêng hay bập bênh.
Bước chuẩn bị
Cho chất bôi trơn,giải nhiệt vào cho tới khi mực dầu cách mặt sàn khoảng 2
cm.hiện chất bôi trơn được nhiều người sử dụng như nhớt lỏng (nhớt 10),dầu
ăn,nước giải nhiệt
Lắp ống ren vào máy bằng cách đút ống vào con quay, khi đã đưa ống hẵn vào
con quay với cự ly phù hợp, 1 tay cầm đầu phần ống ren chuẩn bị ren, khóa
mâm cặp lần 1, 1 cái nhẹ nhàng, rồi khóa scroll cứng lại, tiếp đến là khóa mạnh
mâm cặp lần 2 thật chắc ,tối thiểu 2 lần.
Kiểm tra đầu ren,dao ren xem có phù hợp với ống ren hay khơng? nếu kiểm tra
thấy khơng tương ứng thì phải thay cho phù hợp ống ren. sau dó Khóa đầu ren
tại mức ren ống tương ứng.
Cách cắt ống
Mở cần cắt vừa với ống, cần cắt có thể kéo ra hay đẩy vào
Quay tay cắt cho đến lúc lưỡi cắt chạm ống là được.
Bật công tắc Khởi động máy ren
Quay tay cầm cho lưỡi ăn vào ống, mỗi lần quay từ 20~45 độ.
Cách lấy ba zớ trong long ống
Bước 1: Đặt lưỡi lấy ba zớ vào đúng vị trí
Bước 2: Máy vẫn đang khởi động
Bước 3: Cầm tay quay đè mạnh vào cắt ba zớ, khoảng 2 đến 2 vòng quay của
ống là được.
Riêng đối với máy ren hộp số , máy có 2 tốc độ , sử dụng tốc độ chậm đối với
ren ống có kích thước (4”) 114mm, ren làm 2 lần ren thơ và ren hồn chình, điều
chỉnh khóa ren thơ và hồn chỉnh trên đầu ren. Tốc độ nhanh cho ren ống dưới
(3”) 90mm.
Lựa chon cho đầu bò và ren:
Bước 1: Kiểm tra mức ren trên đầu ren phù hợp với ống và khóa nút khóa đúng
vị trí.ren ống ví dụ 60mm thì khóa ớ chỗ 2”
Bước 2: Khóa đầu bò lại và tiến hành ren ống
Bước 3: Sử dụng 2 tay quay mạnh tay quay cho đến khi máy ren được khoảng
1.5~2 đỉnh trên ống, rồi thả ra.sau đó máy sẽ tự bung dao ra sau khi đạt chiều dài
của đoạn rang (với đầu bò tự động),hay dung tay mở cần bung dao khi thấy đã
đủ chiều dài đoạn ren.
18
6. Lắp đặt ống, phụ kiện bằng mối nối hàn nhiệt
Bước 1: Cắt ống chịu nhiệt
Cắt ống theo chiều dài yêu cầu, vạch dấu chiều dài của mối hàn lên bề
mặt của ống chịu nhiệt, đảm bảo không bị mờ trong quá trình gia nhiệt. Mặt đầu
của ống phải được làm sạch và vát mép.
Bước 2: Hàn ống chịu nhiệt PPR
Đẩy đầu ống và phụ tùng vào đầu gia nhiệt của máy hàn, cho tới
phần giới hạn của đầu gia nhiệt. Trong q trình đẩy khơng được xoay
hoặc kéo ống và phụ tùng ra ngoài. Giữ nguyên ống và phụ tùng cho tới thời
gian qui định.
Bước 3: Kỹ thuật nối ống chịu nhiệt PPR
Khi đã đủ thời gian qui định, rút đồng thời cả ống và phụ tùng khỏi đầu gia
nhiệt, trong q trình rút khơng được xoay ống chịu nhiệt ppr và phụ
tùng. Nhanh chóng đẩy đầu ống nhựa đã được gia nhiệt vào phụ tùng cho tới
chiều sâu đã được đánh dấu. Trong thời gian này có thể căn chỉnh phụ tùng
khoảng 5° cho thẳng đường tâm của ống.
Hình 1.10. Hình ảnh máy hàn nhiệt
THỜI GIAN THAO TÁC HÀN ỐNG NHỰA
CHỊU NHIỆT PPR
Đường
ống
(mm)
20
25
32
40
50
63
75
90
110
Thời
Thời
Thời
kínhChiều dày ốngChiều dài mối
gian
gian
gian
min.
hàn
làm
gia nhiệt ghép nối
(mm)
(mm)
nguội
(sec)
(sec)
(sec)
3.4
14.5
6
4
2
4.2
16
7
4
3
5.4
18
8
6
4
6.7
20.5
12
6
4
8.4
23.5
18
6
5
10.5
27.5
25
8
6
12.5
30
30
8
8
15
33
40
10
8
18.4
37
50
10
8
19
125
140
160
200
20.8
23.3
26.6
33.2
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
Hướng dẫn lắp ráp phụ tùng ống chịu nhiệt PPR:
Bước 1: Chỉ dùng băng keo Teflon để quấn cho ren ngoài. Giữ chặt một
đầu băng keo, kéo căng băng keo để bám chắc vào ren, quấn băng keo theo
hướng xoắn của ren (Cùng chiều kim đồng hồ) từ 5 vòng đến 5 1/2 vòng cho
đến hết chiều dài ren. Đoạn đầu của ren được quấn băng keo để chống cho
băng keo bị đẩy ra ngồi trong q trình vặn chặt.
Bước 2: Vặn ren ngoài và ren trong với nhau bằng tay.
Bước 3: Vặn chặt ren bằng dụng cụ có đồng hồ lực hoặc dụng cụ tương
đương khác. Chỉ nên vặn từ 1/2 đến 2 vịng, trong q trình lắp ráp tránh vặn
ngược chiều tháo lỏng ren.
20
Hình 1.11.Sơ Đồ Hệ Thống ống Nước Nhựa Chịu Nhiệt PPR
7. Lắp đặt ống, phụ kiện bằng mối nối dán keo PVC
Các bước thực hiện:
Bước 1: Trước khi thoa keo phải làm vệ sinh ống sạch sẽ,khô ráo bề
mặt ống nhựa và mối nối nhằm tránh : dầu nhớt,cát,đất ẩm ướt...làm ảnh hưởng
tới mối nối.
Bước 2: Khi thoa kem phải thoa một lớp mỏng đều,với lượng keo vừa đủ.Khi
nhiệt độ khơng khí cao cần thoa keo và lắp ráp nhanh.Khi nhiệt độ khơng khí
thấp thoa keo xong phải chờ tối thiểu 30 giây cho keo bốc hơi tăng độ dính bắt
đầu lắp ráp,đẩy nhanh đầu ống không nong đến khớp nối đã được đánh
dấu,xoay1/4 vòng lắp ráp ống để keo được phân bố đều. Chiều dài đoạn nối ống
21
từ 1/2 đến 2/3 tổng chiều dài đầu nong ống.
Bước 3: Lắp ráp xong phải lau sạch keo thừa trên đầu mối nối.Khi thấy keo thừa
chảy ra bên ngoài nhiều tức keo bị thừa sẽ đọng lại bên trong gây phá hủy mối
nối.Nên dừng lại ít thời gian cho mối nối đó khơ sau đó lắp ráp các mối nối sau.
Bước 4: Cần giữ mối nối cho khơ cứng ít nhất 2 giờ và sau 72 giờ mới được
thông nước.
8. Lắp đặt tuyến ống cấp nước
8.1. Các loại ống cấp nước
a. yêu cầu với các loại ống cấp nước bên trong nhà: Bền chống ăn mòn cơ
học, trọng lượng nhỏ, chiều dài lớn để giảm mối nối, lắp giáp dễ dàng, nhanh
chóng có khả năng uốn cong, hàn được dễ dàng.
b. Các loại ống thường dùng
Ống thép tráng kẽm.
Ống thép tráng kẽm phủ cả bên trong và bên ngoài để bảo vệ cho ống khỏi
bị ăn mòn, nước khỏi bị bẩn và gỉ sắt, ống được sử dụng cho cấp nước lạnh và
nước nóng trong nhà. Ống có chiều dài từ 4 8m, đuờng kính ống từ 15
100mm. Ống được chế tạo theo phuơng pháp đúc hoặc hàn (ống cuốn tròn hàn
theo đường sinh ống). Ống chịu được áp lực ≤ 10at (loại thông thường) hoặc từ
10 25at (loại chịu áp lực ống thép được nối với nhau bằng hàn, ren hoặc mặt
bích.
- Ống nhựa.
Dùng để lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước bên trong nhà. ống nhựa có
nhiều ưu điểm nhẹ, độ bền cao, trơn, chống độc, xâm thực và chịu được tác động
của tải trọng cơ học, dễ thi công lắp đặt. ống được sản xuất bằng hai loại nhựa
Polyetylen (PE) và Polyclovitylen (PVC). Loại ống PE chỉ đợc sử dụng khi
nhiệt độ nước ≤ 300C. ống được nối bằng phương pháp nối gioăng, hàn hoặc
dán.
- Ống thép không gỉ.
Ống thép không gỉ dùng cho hệ thống cấp nước nóng lạnh nhờ khả năng
chống lại ăn mòn. Độ cứng của ống tạo lợi thế khi lắp đặt. ống có độ giãn nở
thấp. Ống được nối bằng phương pháp hàn, lắp bằng mặt bích hoặc nối với
nhau bằng phụ kiện bằng đồng và hợp kim đồng.
- Ống làm bằng hợp kim và hợp kim màu.
Ống làm bằng hợp kim và hợp kim màu có ưu điểm chống được các chất
ăn mòn, nhẹ, dễ gia cơng cơ khí (uốn, hàn, cắt....) nhưng giá thành chế tạo và sử
dụng cao vì vậy ống loại này ít được sử dụng hơn so với đường ống thép.
- Ống đồng. Sử dụng trong các ngành cơng nghiệp hố chất và một số
ngành công nghiệp khác. Được chế tạo theo tiêu chuẩn với áp suất làm việc từ 6
200kg/cm2.
- Ống gang. Được sử dụng trong hệ thống cấp nước sạch. Có ưu điểm rất
bền chống ăn mịn tốt. Nhược điểm mặng, khó lắp ráp.
22
8.2. Các thiết bị cấp nước bên trong nhà
a. Thiết bị lấy nước.
Vòi lấy nước là thiết bị lắp trên đường ống ngay tại các thiết bị vệ sinh,
chậu rửa tay, chậu rửa mặt, chậu tắm ... hay tại các chỗ cần lấy nước.
Vịi có đường kính 10 15 20 được làm bằng đồng, gang, inox...
Vịi có nhiều kiểu dáng, tuỳ theo u cầu và tính chất sử dụng của từng
loai thiết bị vệ sinh.
Cấu tạo một số loai van, vịi:
Van mở chậm có bộ phận chính là các lưỡi gà, vịi nước kiểu van mở
chậm có lưỡi gà tận cùng bằng một tấm đệm cao su, khi quay tay quay ngược
chiều kim đồng hồ lưỡi gà nâng lên cho nước chảy ra, khi quay cùng chiều kim
đồng hồ lưỡi gà đóng khe hở lại và cắt nước.
Van kiểu nút là có một tấm phẳng có chiều dày nhỏ, khi quay tay quay
một góc 900 thì lưỡi gà sẽ nằm dọc hoặc ngang để cho nước chảy ra hoặc đóng
lại.
Vịi nước âu tiểu chỉ khác với vòi nước kiểu van mở chậm ở chỗ một
đầu mở to để lắp vào đầu âu tiểu.
Vòi trộn thường chia ra làm vòi trộn chậu rửa mặt, chậu rửa tay có thể
đặt trên tường, trên bàn, vòi trộn cho chậu tắm,... Loại vòi trộn đặt trên bàn cịn
chia ra kiểu có ngăn trộn phía trên và phía dưới. Loại vịi trộn đặt trên tường
cũng chia ra kiểu mở phía trên và kiểu mở phía dưới.
b. Thiết bị đóng mở nước
Dùng để đóng mở từng đoạn riêng biệt của mạng lưới cấp nước. Thiết bị
đóng mở nước có thể là van khi d< 50mm, khố khi d> 50mm. Van thường chế
tạo kiểu trục đứng hoặc nghiêng (tổn thất áp lực nhỏ hơn vì nó khơng chảy
quanh mà chảy thẳng) và nối với ống bằng ren, khoá thường nối với ống bằng
mặt bích.
23
Thiết bị đóng mở nước thường được bố trí ở những vị trí sau:
Đầu các ống đứng cấp nước trên mặt sàn tầng một.
Đầu các ống nhánh dẫn nước tới các thiết bị vệ sinh.
Ở đường dẫn nước vào, trước sau đồng hồ đo nước, máy bơm, trên
đường ống dẫn nước lên két, trên đường ống dẫn nước vào thùng rửa xí,...
Trên mạng lưới vịng để đóng kín 1/2 vịng một.
Trên các vịi tưới, các dụng cụ, thiết bị đặc biệt trong trường học, bệnh
viện,...
c. Thiết bị điều chỉnh phịng ngừa
Gồm có một số loại sau: Van một chiều, van phòng ngừa, van giảm áp,
van phao hình cầu,...
Van một chiều: Chỉ cho nước chảy theo một chiều nhất định. Khi nước
chảy đúng chiều, lưỡi gà sẽ mở và cho nước chảy qua. Khi nước chảy ngược lại,
lưỡi gà sẽ đóng và cắt nước. Van một chiều thường đặt sau máy bơm (để tránh
nước dồn lại bánh xe công tác làm động cơ quay ngược chiều chóng hỏng bơm),
ở đường ống dẫn nước vào nhà (khi nhà có bố trí két nước) để trong giờ cao
điểm nước khơng chảy ra đường ống ngồi. Trên đường dẫn nước từ đáy két
xuống để cho nước chảy xuống mà khơng lên được từ đáy két (vì cặn lắng ở đáy
két dễ bị xáo trộn, làm nước bẩn).
Van phòng ngừa (giảm áp tạm thời) đặt ở các chỗ có khả năng áp lực
nâng cao quá giới hạn cho phép. Khi áp lực quá cao, lưỡi gà tự động nâng lên,
xả nước ra ngoài và áp lực giảm đi. Van phòng ngừa chia ra loại lò xo hoặc đòn
bẩy với tải trọng tính tốn cho một áp lực nhất định.
24