Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Giáo trình Công tác xã hội cá nhân (Nghề: Công tác xã hội) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 90 trang )

BỘ NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: CƠNG TÁC XàHỘI CÁ NHÂN
NGHỀ: CƠNG TÁC XàHỘI
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG/TRUNG CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số:    /QĐ­TCDCGNB ngày…….tháng….năm 2018
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình

1


Ninh Bình, năm 2018
TUN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được 
pháp dùng ngun bản hoặc trích dùng cho các mục đích về  đào tạo và tham 
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử  dụng với mục đích kinh 
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2


MỤC LỤC
Bài 1: Một số vấn đề cơ bản về cơng tác xã hội cá nhân
1.Lịch sử hình thành cơng tác xã hội cá nhân
2.Khái niệm, vị trí và mục đích của cơng tác xã hội cá nhân
3.Vai trị, chức năng của nhân viên xã hội trong cơng tác xã hội cá nhân
4.Các yếu tố cấu thành cơng tác xã hội cá nhân
Bài 2: Kỹ năng trong cơng tác xã hội cá nhân


1.Kỹ năng nghe tích cực
2.Kỹ năng quan sát
3.Kỹ năng đặt câu hỏi 
4.Kỹ năng thấu cảm
5.Kỹ năng phản hồi
6.Kỹ năng vấn đàm
7.Kỹ năng tham vấn
8.Kỹ năng xử lý căng thẳng thần kinh
9.Kỹ năng xử lý khủng hoảng
Bài 3: Tiến trình cơng tác xã hội cá nhân
1.Tiếp nhận đối tượng
2.Thu thập thơng tin
3.Đánh giá và xác định vấn đề của thân chủ
4.Lên kế hoạch can thiệp
5.Triển khai kế hoạch
6.Lượng giá, kêt thúc/đóng hồ sơ/chuyển giao
TÀI LIỆU THAM KHẢO

3


LỜI NĨI ĐẦU
Cơng tác xã hội là một ngành khoa học  ứng dụng nhằm đào tạo những  
nhân viên xã hội chun nghiệp trực tiếp làm việc với cá nhân, gia đình, nhóm,  
cộng đồng có nhu cầu và cao hơn nữa là có khả năng tác động vào xã hội ở tầm  
vĩ mơ. Vì vậy, cơng tác xã hội ngày nay đã dược phát triển ở nhiều quốc gia trên 
thế giới và tác động tích cực trong việc giải quyết các vấn đề  xã hội, góp phần  
thúc đẩy sự tiến bộ và cơng bằng xã hội.
Cơng tác xã hội cá nhân là một trong những phương pháp rất quan trọng 
trong đào tạo nghề  Cơng tác xã hội. Phương pháp này đã bắt đầu được hình 

thành và phát triển trên cơ  sở khoa học thơng qua việc được đưa vào giảng dạy 
tại các trường đại học và cao đẳng. Tuy nhiên, việc giảng dạy phương pháp này 
ở  Việt Nam cịn gặp nhiều khó khăn do thiếu giáo trình bài giảng và tài liệu 
tham khảo,. 
Để kịp thời đáp ứng nhu cầu thực tiễn về đào tạo và nghiên cứu cơng tác 
xã hội  ở  nước ta,Trường cao đẳng nghề  Cơ  giới Ninh Bình tổ  chức biên soạn 
Giáo trình “Cơng tác xã hội cá nhân". Giáo trình này cung cấp những kiến thức 
cơ  bản, nền tảng, tiến trình giúp đỡ  và các kỹ  năng tác nghiệp. Giáo trình này 
bao gồm:
Bài 1: Một số vấn đề cơ bản trong cơng tác xã hội cá nhân
Bài 2: Kỹ năng trong cơng tác xã hội cá nhân
Bài 3: Tiến trình Cơng tác xã hội cá nhân
Giáo trình được biên soạn trên cơ  sở  tham khảo và sử  dụng tài liệu của 
một số  giảng viên, nhà nghiên cứu về  cơng tác xã hội  ở  Việt Nam và trên thế 
giới. Là giáo trình được biên soạn lần đầu tại trường, do đó khơng tránh khỏi 
những thiếu sót, chúng tơi mong nhận được sự  đóng góp ý kiến của các đồng  
nghiệp và bạn đọc để giáo trình ngày càng hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!                     

Nhóm biên soạn:
Phạm Thanh Bằng
Lê Hùng Cường
Nguyễn Thị Lành

4


GIÁO TRÌNH  MƠ ĐUN 
Tên mơ đun:Cơng tác xã hội cá nhân
Mã mơ đun: MĐ 19

Vị trí, tính chất của mơđun:
­ Vị  trí: Cơng tác xã hội cá nhân là mơ đun chun mơn nghề  quan trọng  
trong chương trình đào tạo nghề  Cơng tác xã hội. Mơ đun này được giảng dạy 
sau khi sinh viên đã được học các mơn học cơ sở.
­ Tính chất: Là mơ đun chun mơn nghề bắt buộc.
Mục tiêu mơđun: 
­ Về kiến thức:
+ Nêu được khái niệm, đặc điểm cơng tác xã hội cá nhân;
+ Trình bày được các nội dung các kỹ năng cơ bản trong cơng tác xã hội cá 
nhân;
+ Nêu được cách phân tích sơ đồ phả hệ, sơ đồ sinh thái, các vấn đề để phân tích ca;
+ Phân tích được tiến trình cơng tác xã hội cá nhân.
­ Về kỹ năng:
+ Vận dụng các kỹ  năng cơ  bản của cơng tác xã hội cá nhân, với các tình 
huống cụ thể;
+ Thực hành tiến trình cơng tác xã hội cá nhân vào các tình huống.
­ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tơn trọng, chấp nhận, thấu cảm với 
hồn cảnh và vấn đề của đối tượng; Rèn luyện những tính tích cực trong học 
tập như sự chăm chỉ, kỷ luật và tính sáng tạo.
Nội dung mơđun: 
BÀI 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠNG TÁC XàHỘI CÁ NHÂN
Mục tiêu của bài:
5

Mã bài: MĐ19­B01


­ Kiến thức :
+ Trình bày được lịch sử hình thành cơng tác xã hội cá nhân

+ Nêu được khái niệm, vị trí, mục đích và các yếu tố  cấu thành của cơng 
tác xã hội cá nhân
+ Trình bày được vai trị chức năng của nhân viên xã hội trong cơng tác xã  
hội cá nhân  
­ Kỹ năng :
+ Xác định được vai trị trong q trình trợ giúp thân chủ.
+ Áp dụng những kiến thức trên vào trong q trình trợ giúp thân chủ
­ Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tơn trọng, đảm bảo thực hiện theo tiến trình khi làm việc với cá nhân
+ Tích cực phát biểu ý kiến, học hỏi và trao đổi với các thành viên trong  
lớp học.
Nội dung chính
1. Lịch sử hình thành cơng tác xã hội cá nhân
Mục tiêu:

­ Trình bày được lịch sử hình thanh cơng tác xã hội cá nhân
­ Xác định được nhiệm vụ  của cơng tác xã hội cá nhân trong nghề  nghiệp và cuộc  
sống.
­ Rèn luyện được tính tích cực, chủ động trong q trình học tập và trong cuộc
1.1. Sự hình thành cơng tác xã hội cá nhân trên thế giới
Cơng tác xã hội là sản phẩm của thế kỷ XX, nhưng cơng tác xã hội có nguồn gốc sâu xa từ 
truyền thống tương thân tương ái trong mối quan hệ giữa con người với con người đến hình 
thức hỗ trợ, giúp đỡ những cá nhân gặp hồn cảnh khó khăn, éo le trong cuộc sống. Khi xã hội  
ngày càng phát triển, hình thức hỗ trợ cá nhân mang tính chun nghiệp và khoa học hơn.
Trong phần nội dung lịch sử hình thành CTXH cá nhân trên thế  giới được chi ra 3 giai đoạn:  
Giai đoạn 1: Giai đoạn từ  trợ  giúp từ  thiện đến từ  thiện khoa học (đến thế  kỷ  XIX); Giai  
đoạn 2: Thời kỳ hình thành cơ sở khoa học phương pháp cơng tác xã hội cá nhân (Từ đầu thế 
kỷ XX đến những năm 50); Giai đoạn 3: Thời kỳ phát triển chun nghiệp (từ thập kỷ 50 của  
thế kỷ XX đến nay).
a. Giai đoạn từ trợ giúp từ thiện đến từ thiện khoa học (đến thế kỷ XIX)

Đây là giai đoạn được coi là cột mốc đầu tiên phản ánh u cầu của hoạt động giúp đỡ  cá 
nhân chun nghiệp, là tiền đề cho sự phát triển phương pháp cơng tác xă hội cá nhân chun  
nghiệp sau này.

6


Năm 1601, tại Anh, đạo luật Elizabeth ban hành đã tạo thành điều lệ  cho tinh thần hỗ  trợ 
những người nghèo và người yếu thế. Đạo luật này cho thấy hoạt động từ thiện khơng chỉ bó  
hẹp trong phạm vi cá nhân, tổ chức tình nguyện, hảo tâm mà cần có sự quan tâm của thiết chế 
xã hội.
Theo quan niệm từ  thiện  ở xã hội phương Tây trước đây cho đến những năm 60 của thế  kỷ 
XIX, hoạt động hỗ trợ được hiểu dưới hình thức “ban ơn” giữa những người “cho” và người 
“nhận”, phụ  thuộc vào sự  hảo tâm, vào sự  tử  tế  của người giúp đỡ. Người nhận được giúp 
đỡ theo quan niệm của xã hội cũng như của những người giúp đỡ là những người “đáng” phải  
chịu những vấn đề khó khăn và vấn đề của họ chính là do họ gây ra.
Trong triết lý đạo Phật cũng nhấn mạnh đến hoạt động dhana có nghĩa là cho, cấp phát, tặng. 
Vì vậy, người ta có thể thấy rằng Cơng tác xã hội trong nghĩa hạn chế của hoạt động giúp đỡ 
đã có từ thời xa xưa.
Cơng tác xã hội cá nhân là phương pháp can thiệp đầu tiên của cơng tác xã hội, bắt đầu hình  
thành vào cuối những năm 1800. Lí luận và thực tiễn của cơng tác xã hội cá nhân được phát 
triển và hồn thiện trải qua một thời gian khá dài. 
Mốc chính trong sự  phát triển của Cơng tác xã hội cá nhân xuất hiện trong bối cảnh cơng  
nghiệp hố và đơ thị hố ở các nước phương Tây, đặc biệt ở Anh và Hoa Kỳ. Đầu tiên Cơng  
tác xã hội được khởi xướng từ hoạt động giúp đỡ những người nghèo thất nghiệp, trẻ em mồ 
cơi, người tàn tật... của các tổ chức từ thiện COS (Charity Organization Society). Phương thức  
giúp đỡ  vào thời gian đầu của các tổ  chức COS là cử  người đi thăm gia đình những người 
nghèo khổ, thất nghiệp, mồ cơi..., tìm hiểu hồn cảnh, nhu cầu cần giúp đỡ của họ, từ đó đưa  
ra những lời khun, giúp đỡ tài chính, cung cấp các dịch vụ gia đình và cá nhân mà chủ yếu là  
tham vấn. Những nhân viên cơng tác xã hội này là những người thăm viếng thân thiện, do  

những người từ tâm tình nguyện, họ thực hiện những cuộc viếng thăm với nghĩa cử  từ thiện 
khơng hề mong được thù lao tiền bạc. Thời gian sau, qua những khám phá của các nhân viên 
xã hội này cho thấy rằng, ngun nhân của khó khăn khơng chỉ xuất phát từ một khiếm khuyết  
của cá nhân mà cả từ các điều kiện xã hội mà trong đó đối tượng sinh sống. Từ đó họ đi đến  
kết luận rằng, mơi trường có ảnh hưởng rất lớn đối với cá nhân. Trên cơ sở đó các tổ chức từ 
thiện nói trên quyết định thực hiện cải cách xã hội để cải thiện các điều kiện vật chất và xã 
hội của người lao động nghèo. Họ  đã thành cơng ở  nhiều khía cạnh, tuy có những cải thiện  
nhưng nhiều gia đình vẫn tiếp tục phải sống trong tình trạng nghèo khổ và bần cùng. Vì vậy 
họ cho rằng, các "nhà thăm viếng hữu nghị" phải làm việc gần gũi hơn nữa với từng cá nhân  
và gia đình trên cơ sở trực tiếp với từng trường hợp một. Một trong những khám phá của giai  
đoạn này mà các nhân viên đã phát hiện ra là sự phục hồi của đối tượng khơng thể thực hiện  
chỉ  bằng tham vấn mà sự  giúp đỡ  tài chính cũng cần thiết cho gia đình đối tượng trong giai  
đoạn thích  ứng và phục hồi. Các nhân viên xã hội này cũng hiểu rằng giúp đỡ  con người là 
một q trình phức tạp và tế nhị địi hỏi sự hiểu biết cả về cá nhân và cả về xã hội. Họ cũng  
7


rút ra nhiều kinh nghiệm về cách tiếp xúc để tìm hiểu từng trường hợp, ghi chép để theo dõi 
diễn biến của đối tượng, nhu cầu thơng tin, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan. Cũng từ đó  
hình thành cơ sở ban đầu của phương pháp Cơng tác xã hội cá nhân và ý thức về vai trị nhiệm 
vụ nhân viên xã hội, đạo đức nghề nghiệp...
Như  vậy, các hoạt động giúp đỡ  cá nhân lúc này khơng chỉ  đơn thuần là ban phát những gì 
người khác muốn làm từ thiện mà đã quan tâm đến nhu cầu người được hưởng lợi. Thể hiện 
qua các cơng việc người đi giúp đỡ cá nhân đã có đánh giá hiện trạng, ghi chép phúc trình đảm  
bảo làm từ thiện phù hợp với nhu cầu của người được hưởng lợi.
Tại Mỹ, cơng tác xã hội cá nhân cũng bắt nguồn từ  nỗ  lực trợ  giúp cá nhân những người 
nghèo của tổ  chức Hiệp hội Cải thiện các điều kiện cho người nghèo (CICP) thành lập vào 
năm 1843. Mục tiêu của CICP là đến viếng thăm người nghèo tại gia đình họ, tư vấn và hỗ trợ 
họ tìm kiếm việc làm, tạo lập cho người nghèo tính tơn trọng bản thân và tự chủ. Những phát 
triển tiếp theo của các tổ  chức từ thiện (COS) vào những năm 1877 đã tạo ra bước tiến mới  

trong cơng tác hỗ trợ cá nhân. Lúc này phương pháp làm việc đã có những thay đổi bằng việc  
đưa ra cách thức điều tra xác định nhu cầu, ghi chép lại những vấn đề và sử dụng những nhà 
thăm viếng gia đình tình nguyện. Thơng qua những nhà thăm viếng tình nguyện đã xuất hiện 
khái niệm “Từ thiện khoa học”. Những chuyến viếng thăm của những người tìn nguyện đến  
các gia đình đã làm thay đổi quan niệm về người nghèo là do lười nhác, khơng chịu tìm việc, 
để  có cách nhìn khác người nghèo là do hồn cảnh đem lại. Kết quả  đánh giá của những  
chuyến viếng thăm này đã trở thành nền tảng cho việc hình thành ngun tắc cá biệt hóa trong 
phương pháp cơng tác xã hội cá nhân sau này.
Những năm 1870 đến năm 1890 đánh dấu bước tiến quan trọng đặt nền móng khoa học cho 
cơng tác xã hội khi nội dung cơng tác xã hội đưa vào giảng dạy. Khởi đầu bằng những bài 
giảng cho nhân viên xã hội tại Anh của tổ  chức Octavia Hill vào năm 1873. Vào những năm  
1890 những bài giảng này tiếp tục giảng dạy tại Ln Đơn. Năm 1895 một khóa học mùa hè 
được tổ chức tại Chicago dưới sự tài trợ  của Hull House. Năm 1898 “Trường Từ  thiện New  
York” – trường đầu tiên  ở  Mỹ  chính thức giảng dạy về  cơng tác xã hội được thành lập. 
Chương trình ban đầu của trường là tổ chức các khóa mùa hè và các chương trình huấn luyện 
những người tình nguyện và những người thăm viếng thân thiện và chương trình đào tạo một  
năm. Tuy nhiên, nếu xét chương trình đào tạo cơng tác xã hội chun nghiệp đầu tiên thì  
trường giảng dạy cơng tác xã hội chính là Viện đào tạo Cơng tác xã hội được thành lập tại 
Amsterdam năm 1899.
Tóm lại, ở giai đoạn sơ khai ban đầu cho đến những năm 1860, hoạt động hỗ trợ cá nhân chủ 
yếu dựa trên tinh thần từ  thiện, giúp đỡ  những người có khó khăn, đặc biệt là những người 
nghèo và các hoạt động này mang đậm màu sắc tơn giáo và văn hóa. Tuy nhiên, ở giai đoạn từ 
những năm 1860 đến cuối thế kỷ XIX đã ghi nhận sự thay đổi phương pháp hỗ trợ. Xuất phát  
từ  nhu cầu cần giúp đõ cá nhân có khoa học và hiệu quả  hơn địi hỏi những người làm cơng  
8


tác từ  thiện thay đổi phương pháp làm việc thơng qua việc tiến hành đánh giá nhu cầu đối  
tượng, ghi chép phúc trình. Quan trọng hơn,  ở  những năm cuối của thế  kỷ  XIX, hoạt động  
huấn luyện, đào tạo cách thức cung cấp các dịch vụ xã hội đã được đưa vào trường học. Đây 

là những dấu mốc quan trọng cho thấy xã hội cần có cách thức giúp đỡ chun nghiệp và khoa  
học đối với những cá nhân yếu thế trong xã hội.
b. Thời kỳ hình thành cơ sở khoa học phương pháp cơng tác xã hội cá nhân (từ đầu thế kỷ XX đến những 
năm 50)
Vào đầu thế kỷ XX, trước những nhu cầu thực tiễn địi hỏi hoạt động giúp đỡ cá nhân cần có  
phương pháp hỗ  trợ  mang tính khoa học. Hình thức giúp đỡ  theo mơ hình từ  thiện khoa học  
khơng cịn phù hợp, đặc biệt là trước sự thay đổi mạnh mẽ của xã hội do hệ quả của q trình  
cơng nghiệp hóa, các phương pháp giúp đỡ  đã có những bước phát triển hướng tới phương  
pháp cơng tác xã hội cá nhân chun nghiệp dựa trên cơ sở khoa học. Vì vậy, ở giai đoạn này,  
phương pháp cơng tác xã hội cá nhân đã dần củng cố cơ sở khoa học của nghề cơng tác xã hội  
chun nghiệp. 
Năm 1905, lần đầu tiên nhân viên xã hội được chính thức tuyển dụng vào làm việc tại Bệnh  
viện đa khoa Massachusetts tại Boston, Mỹ để giúp đỡ bệnh nhân giải quyết vấn đề xã hội –  
hậu quả của bệnh tật gây ra. Đây là điểm khởi đầu cho việc phát triển nghề cơng tác xã hội,  
người sử dụng phương pháp giúp đỡ cá nhân được tuyển dụng là nhân viên trả cơng ăn lương  
như những nghề nghiệp khác thời bấy giờ.
Năm 1917 Mary Richmond, nhà tiên phong đầu tiên về cơng tác xã hội cá nhân đã tiếp cận một 
cách khoa học hơn trong lĩnh vực này. Bà cho rằng, Cơng tác xã hội cá nhân gồm ba mặt: 
nghiên cứu xã hội, chẩn đốn và trị  liệu. Trong cuốn "chẩn đốn xã hội", Mary Richmond đã  
nêu lên lý thuyết và phương pháp cơng tác xã hội và tập trung vào việc hướng dẫn các nhân  
viên xã hội lên can thiệp vào cơng việc của đối tượng như thế nào, và bà đã mơ tả  tiến trình 
cơng tác xã hội theo 3 giai đoạn: 1) Thu thập những chứng cứ, dữ liệu xã hội về truyền thống  
gia đình và thơng tin về  vấn đề  hiện tại; 2) Xem xét yếu tố  dẫn đến chẩn đốn và 3) Xây 
dựng một kế hoạch giúp đỡ có sự tham gia của đối tượng.
Cũng cùng năm này, tổ chức đầu tiên của những người làm cơng tác xã hội đã được thành lập.  
Đó là “Hiệp hội trao đổi Nhân viên xã hội quốc gia” của Mỹ với việc làm đầu tiên là đánh giá 
các  ứng viên xin vào vị  trí nhân viên xã hội. (Năm 1934 Hiệp hội này đổi thành “Hiệp hội 
Nhân viên xã hội y tế của Mỹ”).
Năm 1919, Hiệp hội các trường đào tạo cơng tác xã hội tại Mỹ và Canada đã hình thành, thiết 
lập tiêu chuẩn chung về giáo dục và đào tạo cơng tác xã hội chun nghiệp. 

  Đến năm 1920, cùng với sự  phát triển của khoa học tâm lý, đặc biệt dưới  ảnh hưởng của  
những khám phá của nhà tâm lý học nổi tiếng Sigmund Freud và các học trị của ơng đã cung  
cấp thêm những cơ sở lý luận khoa học cho việc tìm hiểu khía cạnh tâm lý cá nhân, tâm lý xã  
hội của đối tượng. Các bệnh viện đa khoa bắt đầu tuyển dụng nhân viên xã hội để  tìm hiểu 
9


điều kiện gia đình và hồn cảnh sinh sống của bệnh nhân nhằm mục đích hỗ trợ chữa trị về y  
khoa.
Ở Châu Á, năm 1921, Trường Phụ nữ Nhật Bản đã thành lập trường quốc gia đầu tiên về an 
sinh xã hội. Đây được coi là nỗ lực đưa các hoạt động dịch vụ cơng tác xã hội giúp đỡ những  
cá nhân yếu thế trong xã hội và đảm bảo phúc lợi chung của xã hội.
Vào năm 1923, bản báo cáo Tufts H.James về đào tạo cơng tác xã hộ đã đưa ra những thành tố 
cần thiết đảm bảo chất lượng đào tạo nhân viên xã hội, nhấn mạnh đến việc đào tạo sinh  
viên đem lại những thay đổi cho xã hội cũng như  cho các cá nhân trong xã hội. Sự  kiện này  
đánh dấu bước tiến đảm bảo cung cấp những nhân viên xã hội có chất lượng phục vụ xã hội.
Hiệp hội Nhân viên xã hội giúp đỡ  trẻ  em của Mỹ  (AAPSW) thành lập năm 1926 là xúc tác 
làm tăng cường tầm quan trọng của nhân viên làm cơng tác xã hội cá nhân và những nhà thực  
hành thực địa.
Năm 1930 Virginia Robinson và Julia JessieTaft đã phát triển trường phái tiếp cận chức năng  
trong cơng tác xã hội cá nhân kết hợp các khái niệm về  cơng tác xã hội và động năng tâm lý 
trong tác phẩm “Một sự thay đổi tâm lý trong cơng tác xã hội cá nhân”.
Như  vậy, phương pháp cơng tác xã hội cá nhân đã thay đổi hướng tiếp cận từ việc chỉ quan  
tâm đến điều kiện kinh tế, xã hội đến việc chú ý đến khía cạnh tình cảm và tâm lý xã hội  
trong các vấn đề  của đối tượng. Sự  chuyển biến này đánh dấu sự  phát triển của cơng tác xã 
hội cá nhân từ nhấn mạnh các yếu tố xã hội học bên ngồi sang thái độ nhận thức xã hội của  
cá nhân. Cách tiếp cận cũng có đổi mới, thay vì trước đây những người thăm viếng chủ  yếu 
thu thập thơng tin về hồn cảnh của đối tượng, chỉ dành ít thời gian để đào sâu về những cảm  
xúc của đối tượng thì lúc này qua việc phỏng vấn người thăm viếng dành quan tâm nhiều hơn  
đến việc tìm hiểu sâu hơn về đời sống tình cảm, những hy vọng và những điểm tích cực của 

đối tượng. Vì vậy, cơng tác xã hội cá nhân đã có thể  giải quyết được những vấn đề  về  lo 
lắng và giúp đối tượng sử  dụng biện pháp giải tỏa lo lắng, cũng như  những vấn đề  về  tình  
cảm, thái độ, kiềm chế xung đột và đấu tranh với những hiện tượng vơ thức. Tuy nhiên, cách 
tiếp cận này vẫn mang phong cách theo hình thức “chẩn trị”. Và như vậy, mối quan hệ  cơng  
việc giữa nhân viên xã hội và đối tượng vẫn mang dáng dấp phân biệt theo chiều hướng từ 
trên xuống dưới.
Chiến tranh thế giới thứ nhất cũng ảnh hưởng đến Cơng tác xã hội cá nhân, các nhân viên xã  
hội bắt đầu làm việc gần gũi với các cựu chiến binh và gia đình họ. Theo kết quả quan sát và 
kinh nghiệm, họ  sử  dụng cách giải thích về  tâm lý và tâm thần học để  thay thế  các lý giải 
mang tính xã hội học. Họ bắt đầu điều chỉnh phương pháp làm việc với những  người có nhu 
cầu. Một số ngun tắc hướng dẫn và tiền đề về giá trị  hình thành trong giai đoạn này. Tiếp  
đó, chiến tranh thế  giới thứ  hai cũng  ảnh hưởng đến sự  thực hành cơng tác xã hội cá nhân. 
Người ta quan sát thấy, song song với khó khăn vật chất thì khó khăn về nhân cách ngày càng 
tăng. Từ đó, nhân viên xã hội xem xét lại tính chất các dịch vụ mà họ cung ứng cho các cá nhân 
10


có vấn đề về nhân cách. Tham vấn được tăng cường và nới rộng để bao gồm gia đình của đối  
tượng. Càng ngày, người ta cũng nhận thấy  ảnh hưởng của văn hố đối với hành vi của đối  
tượng. Các nhân viên xã hội trong lĩnh vực y tế và tâm thần ngày càng cần thiết.
Bước tiếp theo trong lịch sử Cơng tác xã hội cá nhân là việc đưa cơng tác xã hội vào giảng dạy  
ở các trường đại học ở Hoa Kỳ và Anh. Sau đó, cơng tác xã hội được đưa vào giảng dạy trong  
nhiều trường đại học ở Châu Âu. ở Châu Á và Châu Mỹ La Tinh, các trường cơng tác xã hội  
mọc lên đồng loạt sau chiến tranh thế giới thứ hai. Trong đó Trung Quốc và Ấn Độ do sự gần 
gũi với nước Anh nên đã du nhập ngành cơng tác xã hội sớm nhất ở Châu Á.
Có thể  khẳng định, giai đoạn này chứng kiến mạnh mẽ  những thay đổi mang tính chất khoa 
học và chun nghiệp của phương pháp cơng tác cá nhân. Mặc dù cịn có những phê phán cho  
rằng cách tiếp cận cơng tác xã hội cá nhân trong giai đoạn này chỉ  tập trung vào yếu tố  nội 
tâm, chưa quan tâm đến yếu tố môi trường. Tuy nhiên, cần phải khẳng định đây là cơ  sở  tạo  
tiền đề  cho sự  phát triển mạnh mẽ   ở  giai đoạn sau này của phương pháp này bên cạnh các 

phương pháp công tác xã hội khác.
c. Thời kỳ phát triển chuyên nghiệp (từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX đến nay)
Giai đoạn phát triển của phương pháp công tác xã hội cá nhân được đánh dấu bằng hàng loạt 
những thay đổi quan trọng. Thứ  nhất là những thay đổi tính chất chun nghiệp về  tổ  chức  
với sự hồn thiện về tổ chức Hiệp hội nhân viên xã hội và hiệp hội giáo dục và đào tạo; tăng  
cường các bậc học cao hơn trong đào tạo cơng tác xa hội. Thứ  hai là, sự  thay đổi phong phú 
hơn về  cách thức tiếp cận hỗ  trợ  các cá nhân hướng vào những hình thức can thiệp trao  
quyền, tăng cường năng lực giải quyết vấn đề  của đối tượng. Thứ  ba là, sự  phát triển rộng 
khắp của nghề cơng tác xã hội ở nhiều nước trên thế giới.
Năm 1950, lần đầu tiên tại California Mỹ, cơng tác xã hội được cấp phép là cơ sở độc lập đào  
tạo. Năm 1952, thành lập Hội dồng đào tạo cơng tác xã hội, cùng với Hiệp hội các trường đào 
tạo cơng tác xã hội đã xây dựng tiêu chuẩn cho các trường đào tạo cơng tác xã hội. Tiêu chuẩn  
đào tạo sau này đóng vai trị quan trọng trong việc kiểm định chương trình đào tạo thạc sỹ 
cơng tác xã hội. Năm 1956, Hiệp đồn quốc tế của Nhân viên xã hội thành lập (NASW) đã tạo  
điều kiện mởi rộng hơn tầm hoạt  động và  ảnh hưởng của cơng tác xã hội, trong đó có  
phương pháp cơng tác xã hội cá nhân với nhiều nước trên thế  giới. Tại  Ấn Độ, năm 1970  
thành lập Hiệp hội quốc gia của nhân viên xã hội. Điều này càng khẳng định, cơng tác xã hội  
là một khoa học ứng dụng cần thiết phục vụ cho đời sống con người. Đồng thời, sự phát triển 
các bậc đào tạo sau đại học cũng được ghi nhận là những bước tiến quan trọng phát triển  
nghề cơng tác xã hội, trong đó có sự phát triển cơng tác xã hội cá nhân. 
Năm 1950, Nhật Bản là nước Châu Á đầu tiên đã có chương trình đào tạo thạc sỹ cơng tác xã  
hội tại Đại học Doshisha, Kyoto. Năm 1977, Nhóm thúc đẩy Đào tạo trình độ  tiến sĩ về  cơng 
tác xã hội được thành lập, tạo cơ hội cho những nhân viên xã hội tiến bước xa hơn trong việc  
nâng cao kiến thức, kỹ năng và nghiên cứu nghề nghiệp.
11


Xét về những thay đổi trong phương pháp giúp đỡ cá nhân, giai đoạn này có sự thay đổi mạnh 
mẽ. Cách tiếp cận theo trường phái “chẩn trị/chẩn đốn” hay “chức năng” đã thay đổi hướng 
tiếp cận. Trường phái chức năng phát triển theo cách tiếp cận tập trung cao vào định hướng 

mục tiêu trong can thiệp cá nhân. Trường phái chẩn đốn tập trung hơn vào hướng tâm lý xã 
hội.
Các mơ hình tiếp cận được phát triển theo nhiều trường phái khác nhau. Phương pháp tiếp 
cận giải quyết vấn đề  (problem solving) được Perlman đưa ra tại trường Chicago vào năm 
1957. Mơ hình này tạo ra một sự  khác biệt trong cơng tác xã hội cá nhân. Phương pháp tiếp  
cận giải quyết vấn đề  nhấn mạnh vào việc xác định vấn đề  đối tượng gặp phải,  phấn tích  
khía cạnh chủ quan của con người trong hồn cảnh. Trọng tâm đặt vào đối tượng và vấn đề 
của họ, tìm giải pháp giải quyết vấn đề và thực hiện giải pháp. Mục tiêu của tiến trình là phát  
huy cái tơi của ðối týợng trong việc giải quyết vấn ðề và huy ðộng các nguồn lực bên trong và  
bên ngồi ðể hồn thành vai trị của mình.
Tiếp đến vào năm 1960, Pavlovian và Skinnerian đã đưa cách tiếp cận hành vi vào cơng tác xã  
hội cá nhân, vì họ cho rằng hành vi của con người có thể điều chỉnh được nếu được quan sát.  
Như vậy cũng có nghĩa là hành vi con người sẽ có thể học được hoặc được chỉnh sửa nếu có  
điều kiện. Đây là q trình học tập và điều chỉnh.
Đến năm 1970, mơ hình cơng tác xã hội cá nhân tập trung vào nhiệm vụ  được phát triển tại 
Đại học Chicago, Mỹ. Đây là mơ hình được xây dựng tập trung vào giải quyết những vấn đề 
tâm lý xã hội cụ thể  của các cá nhân và gia đình. Trong giai đoạn này, phương pháp tiếp cận  
thực hành tổng qt cũng được phát triển. Mơ hình này cũng cung cấp những cách thực hành  
tổng qt, giải quyết vấn đề dựa trên quan điểm hệ thống.
Cơng tác xã hội cá nhân đã hồn thiện tính chun nghiệp của phương pháp giúp đỡ thơng qua 
việc tn thủ các quy điều đạo đức được Hiệp hội nghề nghiệp xây dựng. Lần đầu tiên quy  
điều đạo đức của Hiệp hội nhân viên xã hội được biên soạn năm 1962 và được sửa đổi vào  
năm 1979.
Những năm 1980 và sau này, phương pháp cơng tác xã hội cá nhân có phát triển thêm những 
cách tiếp cận mới như mơ hình tiếp cận sinh thái cuộc đời của Carla B.Germain (1980) hay mơ  
hình tiếp cận xử lý khủng hoảng của Howard J.Parad và Naomi Golan. Bên cạnh đó các quan  
điểm hệ thống, sinh thái, bình quyền, dựa trên quyền con người, dựa trên điểm mạnh của thân  
chủ ...đã và đang được lồng ghép vào trong q trình giúp đỡ cá nhân.
Theo Skidmore và Thackeray (2000) dự đốn trong thiên niên kỷ  mới cách tiếp cận của cơng 
tác xã hội cá nhân sẽ  đi theo quan điểm  triết trung có chọn lựa. Theo các tác giả  này, cách 

thức tiếp cận cơng tác xã hội cá nhân sẽ sử dụng nhiều thành tố từ các lý thuyết khác nhau và 
có sự phối kết hợp giữa các mơ hình. Bên cạnh đó các kỹ năng đối phó sẽ ít tập trung vào các 
vấn đề  nội tại bên trong và sẽ  sử  dụng nhiều hơn các hình thức can thiệp có thể  đo lường  
được.
12


Như vậy, có thể khẳng định cơng tác xã hội cá nhân trong giai đoạn này đã và đang phát triển 
mạnh mẽ các phương pháp thực hành nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu giúp đỡ  của  
những cá nhân gặp khó khăn trong xã hội. Đặc biệt là có sự  thay đổi quan điểm giúp đỡ  tập 
trung vào khai thác điểm mạnh của thân chủ, giúp họ  tăng cường năng lực để  tự  giải quyết 
được khó khăn của bản thân. Mối quan hệ  giữa người giúp đỡ  (nhân viên xã hội ) và người  
nhận giúp đỡ  (đối tượng) là mối quan hệ  cùng hợp tác, hỗ  trợ; trong đó sự  tham gia và tự 
quyết định của đối tượng được nhấn mạnh làm nên thành cơng của q trình hỗ trợ.
Tóm lại, để có được sự phát triển như ngày nay trong phương pháp cơng tác xã hội cá nhân có 
sự đóng góp to lớn của những học giả, nhà nghiên cứu, nhà thực hành. Những học giả và các  
nhà tiên phong có  ảnh hưởng rất lớn  đến phương pháp cơng tác xã hội cá nhân là: Mary 
Richmond, Gordon Hamilton và Florence Hollis triển khai cách tiếp cận tâm lý xã hội; Hellen  
Harris Perlman với việc gắn kết cá nhân đối tượng đối với q trình giải quyết vấn đề; Roth 
Smalley và Tybel Bloom với cách tiếp cận chức năng;William Reid và Laura Epstein với cách 
tiếp cận tập trung vào nhiệm vụ; Howard J.Parad và Naomi Golan với cách tiếp cận vào chức 
năng hoạt động tâm lý xã hội của một cá nhân trong giai đoạn khủng hoảng. Phương pháp  
cơng tác xã hội cá nhân đã và đang khẳng định những lợi ích và đóng góp cho sự phát triển các 
cá nhân, đặc biệt là những cá nhân yếu thế  trong xã hội. Đồng thời, cơng tác xã hội cá nhân  
góp phần quan trọng trong phát triển nghề cơng tác xã hội chun nghiệp.

1.2. Cơng tác xã hội cá nhân ở Việt Nam
Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có nhiều tài liệu viết về sự phát triển của phương pháp cơng 
tác xã hội cá nhân. Qua q trình tìm hiểu và tổng hợp thơng tin cho thấy những hoạt động  
mang tính cơng tác xã hội bao hàm phương pháp cơng tác xã hội cá nhân đã và đang triển khai  

trong hoạt động hỗ trợ những người yếu thế tại Việt Nam.
Bắt nguồn từ văn hóa tương thân, tương ái sâu sắc của người Việt từ thời Lý Cao Tơng (1176­
1210) đã có hình thức cấp phát gạo cho người dân bị  thiên tai, lỹ  lụt. Vua Lý Thánh Tơng  
(1054­1072) đã đưa ra chính sách nhân đạo quan tâm đến những phạm nhân như để  họ  có hai  
bữa ăn mỗi ngày và được cung cấp chăn chiếu. Đến thời kỳ  trước giai đoạn Việt Nam trở 
thành thuộc địa của Pháp (trước năm 1862), nhà cầm quyền thời đó có nhấn mạnh việc đảm  
bảo cơng bằng và bình đẳng xã hội. Những người vi phạm pháp luật bị phạt một phần được  
đóng góp cho những người cần sự giúp đỡ. Bên cạnh đó, họ  cịn đưa ra các văn bản pháp lý 
quy định phân chia lúa gạo cho những người nghèo khó. Người giàu được u cầu chăm sóc và 
chia sẻ một phần bữa ăn cho người nghèo. Những vấn đề xã hội khác nhau như nghiện thuốc 
phiện cũng được triều đình Nhà Nguyễn đưa vào quy định xử  phạt nghiêm minh. Thời kỳ 
Pháp thuộc (1862­1945: tại Miền Bắc 1862­1945; miền Nam 1862­1954), dưới ảnh hưởng của  
tơn giáo, các trại chăm sóc trẻ em mồ cơi, trẻ em khuyết tật, trường học dành cho trẻ câm điếc 
đã được thành lập. Đây được coi là một loại hình dịch vụ  cơng tác xã hội cho các cá nhân bị 

13


tổn thương trong xã hội. Nội dung cơng tác xã hội trong đó phương pháp làm việc với cá nhân 
được được vào giảng dạy tại Trường Cơng tác xã hội Caritas vào năm 1947.
Trong thời kỳ  trước khi thống nhất đất nước,  ở  miền Nam, các hoạt động cơng tác xã hội,  
trong đó có cơng tác xã hội cá nhân đã hình thành mang tính chun nghiệp và có những bước 
phát triển được ghi nhận. Theo tác giả  Nguyễn Thị  Oanh (2002), cơng tác xã hội đã được  
giảng dạy trong các chương trình ngắn hạn và 2 năm và bắt đầu hình thành chương trình cử 
nhân. Cơng tác xã hội cá nhân đã được đưa vào thực hành giúp đỡ những người khốn khó trong 
nhà thờ.
Trong thời kỳ xây dựng đất nước,  ở  miền Bắc đã có nhiều hình thức giúp đõ các cá nhân có  
những khó khăn như: đi thăm và tìm hiểu người nghèo để  trợ  giúp, hay hình thức đến chăm  
sóc những người già neo đơn, thương bệnh binh, người khuyết tật của các thành viên thuộc 
các tổ chức đồn thể: Thanh thiếu niên, đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ,  

Hội Chữ Thập đỏ, Cơng đồn. Chính phủ cũng đưa ra rất nhiều các chính sách tăng cường các  
hoạt động cứu trợ  xã hội như  Thơng tư  202/CP và cứu trợ  đột xuất cho những đối tượng là  
người già cơ đơn, trẻ em mồ cơi, người gặp rủi ro, người bị đói;
Vào những năm đầu của thập kỷ 90, sau khi Việt Nam triển khai chính sách đổi mới kinh tế,  
do nhu cầu thực tiễn về phương pháp chăm sóc người yếu thế, với sự hỗ trợ của các tổ chức 
quốc tế, đặc biệt là Quỹ Nhi đồng của Liên Hợp Quốc (UNICEF) và các tổ chức Cứu trợ trẻ 
em như Cứu trợ em Thụy Điển, cơng tác xã hội cá nhân đã được đưa vào ứng dụng trong lĩnh  
vực chăm sóc trẻ em. Bên cạnh đó, các phương pháp và mơ hình cơng tác xã hội cá nhân hiện  
nay mới chỉ được vào giúp đỡ phần nào cho những đối tượng trong các trung tâm, cơ sở chăm  
sóc tập trung. Vì vậy, phương pháp này chưa được đầu tư nhân rộng trong hoạt động hỗ  trợ 
những người dễ bị tổn thương ngồi cộng đồng.
Tuy nhiên, xét về  khía cạnh đào tạo, cơng tác xã hội cá nhân là mơn học sớm được đưa vào 
đào tạo, tập huấn từ những năm đầu của thập kỷ 90, thế kỷ XX. Đầu tiên là tại trường Đại 
học Mở  bán cơng Thành phố  Hồ  Chí Minh (nay là trường Đại học Mở  Thành phố  Hồ  Chí  
Minh) và  Trường Cao đẳng Lao động – Xã hội (nay là trường Đại học Lao động – Xã hội),  
nội dung cơng tác xã hội các nhân đã được đào tạo trong các ngành học Nghiên cứu  Phụ nữ và  
Xã hội học.
Đến năm 2004, học phần này được chính thức quy định trong Chương trình khung của Bộ 
Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 35/2004/QĐ – BGD&ĐT ngày 11 tháng 
10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng cho tất cả các trường trong cả 
nước được phép đào tạo ngành cơng tác xã hội. Trong chương trình khung, cơng tác xã hội cá  
nhân là mơn học bắt buộc nằm trong khối kiến thức ngành. Thời lượng dành cho mơn học 
phương pháp cơng tác xã hội khác. Chương trình khung mới chỉnh sửa ngành cơng tác xã hội  
trình độ đại học theo Thơng tư 10/2010/TT – BGD ĐT có hiệu lực vào tháng 5 năm 2010. Mặc  
dù chương trình được chỉnh theo hướng giảm thiểu tối đa thời lượng các mơn học bắt buộc  
14


vẫn giữ thời lượng đảm bảo cho mơn cơng tác xã hội cá nhân cả nội dung học trên lớp và nội 
dung thực hành.

Bên cạnh đó, với các chương trình đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng kiến thức chun mơn cho 
cán bộ cơ sở ở những ngành, lĩnh vực an sinh xã hội và trợ giúp xã hội, chủ  đề phương pháp  
cơng tác xã hội cá nhân đã được đưa vào là một nội dung tập huấn. Ví dụ  như trong chương  
trình đào tạo cán bộ ngành lao động, thương binh và xã hội, ngành dân số, gia đình và trẻ  em, 
cán bộ  hội chữ  thập đỏ, cán bộ  đồn thanh niên, cán bộ  phụ  nữ, của các tổ  chức Liên Hợp  
Quốc như Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), tổ chức Cứu trợ trẻ em, các tổ chức phi  
chính phủ quốc tế...
Tuy chỉ mới ở giai đoạn ban đầu của sự phát triển nhưng cần phải khẳng định cơng tác xã hội  
cá nhân  ở Việt Nam đã có nền tảng hình thành và đang  ở  giai đoạn phát triển ban đầu cả   ở 
việc phát triển các mơ hình can thiệp, trợ  giúp và đào tạo chun sâu. Hiện nay, cơng tác xã  
hội cá nhân đã phần nào khẳng định tính hiệu quả trong q trình hỗ trợ những thân chủ yếu  
thế giải quyết những khó khăn về tâm lý xã hội và hịa nhập cộng đồng. Trong thời gian tới,  
khi cơng tác xã hội trở thành một nghề chun mơn ở Việt Nam, phương pháp cơng tác xã hội 
cá nhân sẽ có cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn, chun nghiệp hơn, góp phần nâng cao chất  
lượng cuộc sống của những người yếu thế nói riêng và chất lượng cuộc sống của mọi người  
trong cộng đồng xã hội ở Việt Nam nói chung.

2. Khái niệm, vị trí và mục đích của cơng tác xã hội cá nhân
Mục tiêu:

­ Nêu và phân tích được khái niệm, mục đích và ý nghĩa của cơng tác xã hội cá nhân;
­ Xác định được nhiệm vai trị của cơng tác xã hội cá nhân trong nghề nghiệp và cuộc  
sống;
­ Rèn luyện được tính tích cực, chủ động trong q trình học tập và trong cuộc sống.

2.1. Khái niệm cơng tác xã hội cá nhân
Có nhiều học giả, nhiều nhà khoa học trong nước và ngồi nước đã đưa ra quan niệm khác  
nhau về cơng tác xã hội cá nhân.
Theo They Farley và các tác giả  khác (2000): cơng tác xã hội cá nhân là “Hệ  thống giá trị  và  
phương pháp được các nhân viên xã hội chun nghiệp sử dụng, ở đó các khái niệm về tâm lý 

xã hội, hành vi và hệ thống được chuyển thành các kỹ năng giúp đỡ  cá nhân và gia đình giải 
quyết những vấn đề về nội tâm, quan hệ giữa các cá nhân, kinh tế xã hội và mơi trường thơng  
qua các mối quan hệ “mặt đối mặt”. Như vậy, cơng tác xã hội cá nhân là một cách thức, q  
trình nghiệp vụ mà nhân viên xã hội sử dụng các kỹ năng kiến thức chun mơn để  giúp đối  
tượng (cá nhân hoặc gia đình) phát huy tiềm năng, tham gia tích cực vào q trình giải quyết  
vấn đề, cải thiện điều kiện sống của mình.
Virgina P.Robinson (1930) đưa ra quan điểm khá tương đồng với Farley, tuy nhiên nhấn mạnh hơn 
đến việc phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề : “Cơng tác xã hội cá nhân là một phương pháp 
15


thực hành, có hệ thống giá trị được các nhân viên xã hội chun nghiệp sử dụng, trong đó những khái 
niệm về tâm lý xã hội, hành vi và hệ thống được chuyển thành những kỹ năng để giúp các cá nhân và  
gia đình giải quyết những vấn đề nội tâm, mối quan hệ giữa người và người, vấn đề kinh tế xã hội 
và vấn đề mơi trường thơng qua những mối quan hệ trực tiếp mặt đối mặt”.
Theo tác giả Grace Mathew (1992) đã nhấn mạnh cơng tác xã hội cá nhân hướng đến việc giúp  
đỡ con người giải quyết những khó khăn về chức năng xã hội của họ trên cơ sở mối quan hệ 
nghề nghiệp một – một. Theo tác giả “Cơng tác xã hội cá nhân là một phương pháp giúp đỡ cá  
nhân con người thơng qua mối quan hệ một­một. Cơng tác xã hội cá nhân được các nhân viên  
xã hội ở các cơ sở xã hội sử dụng để giúp đỡ những người có vấn đề về chức năng xã hội và  
thực hiện chức năng xã hội”. Mối quan hệ  một­một được tác giả  nhắc đến trong khái niệm 
này là mối quan hệ giữa một (nhân viên xã hội) và một (đối tượng).
Theo tác giả Nguyễn Thị Oanh (1998), cơng tác xã hội cá nhân được định nghĩa rất ngắn gọn 
và tập trung vào can thiệp những vấn đề nhân cách của đối tượng: “Cơng tác xã hội cá nhân là  
một biện pháp can thiệp quan tâm đến những vấn đề  về  nhân cách mà một đối tượng cảm 
nghiệm”.
Tác giả Lê Chí Anh (2006): “Cơng tác xã hội cá nhân là một phương pháp giúp đỡ con người giải  
quyết các vấn đề khó khăn. Nó mang tính đặc thù, khoa học và nghệ thuật. Nó giúp các cá nhân có 
những vấn đề riêng tư cũng như những vấn đề bên ngồi và vấn đề mơi trường. Đó là một phương 
pháp giúp đỡ thơng qua mối quan hệ để khai thác tài ngun cá nhân và những tài ngun khác nhằm 

giải quyết các vấn đề. Lắng nghe, quan sát, vấn đàm và đánh giá là những cơng cụ chủ yếu của cơng  
tác xã hội cá nhân. Nhờ tính năng động của mối quan hệ trong cơng tác xã hội cá nhân mà cá nhân thân 
chủ thay đổi thái độ, suy nghĩ và hành vi của mình”.
Như  vậy, có thể khái qt cơng tác xã hội cá nhân là phương pháp của cơng tác xã hội thơng 
qua tiến trình giúp đỡ khoa học và chun nghiệp, nhằm hỗ trợ cá nhân tăng cường năng lực 
tự giải quyết vấn đề của mình. Trong tiến trình này, nhân viên xã hội cần biết vận dụng nền  
tảng kiến thức khoa học tâm lý xã hội, xã hội học và các khoa học xã hội liên quan khác, đồng  
thời sử  dụng kỹ năng, tn thủ  đạo đức nghề  nghiệp, sát cánh cùng đối tượng, hỗ  trợ  họ  tự 
giải quyết vấn đề  của bản thân và có khả  năng vượt qua những vấn đề  khác có thể  xảy ra  
trong tương lai.

2.2. Vị trí của cơng tác xã hội cá nhân
Cơng tác xã hội cá nhân là phương pháp cơng tác xã hội đầu tiên, có vị trí quan trọng và 
then chốt trong nghề cơng tác xã hội. Ngay từ giai đoạn sơ khai cho đến hiện nay sự phát triển  
của cơng tác xã hội cá nhân gắn liến với sự phát triển của cơng tác xã hội chun nghiệp. Với  
những người làm cơng tác xã hội, phương pháp cơng tác xã hội cá nhân là phương pháp 
thường được sử dụng và đem lại hiệu trực tiếp giúp cá nhân vượt qua những khó khăn để  có  
cơ  hội phát triển. Bên cạnh vị  trí và tầm  ảnh hưởng quan trọng đối với an sinh của các cá 
nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, cơng tác xã hội cá nhân có vai trị và tầm ảnh hưởng lớn 
16


tới nghề  cơng tác xã hội chun nghiệp. Có thể  nói, cơng tác xã hội cá nhân có vị  trí và tầm 
quan trọng trong cuộc sống con người và trong sự nghiệp phát triển nghề nghiệp.
Vì vậy, cần khẳng định cơng tác xã hội cá nhân có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt về 
những đóng góp to lớn đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Cơng  
tác xã hội cá nhân tin tưởng vào giá trị  vốn có và sự  quan trọng của mỗi cá nhân và sự  phụ 
thuộc lẫn nhau của các cá nhân và xã hội. Cơng tác xã hội cá nhân giúp ngăn ngừa hay cải  
thiện những điều kiện gây ra các vấn đề  làm đổ  vỡ  mối quan hệ lành mạnh giữa cá nhân và  
gia đình, giữa cá nhân và những người khác hay giữa cá nhân và mơi trường. Cơng tác xã hội 

cá nhân giúp đối xác định và giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của họ hay ít nhất là giảm 
thiểu những ảnh hưởng tiêu cực. Bên cạnh đó, cơng tác xã hội cá nhân giúp làm lành mạnh tối  
đa khả năng của các cá nhân. Có thể khẳng định, cơng tác xã hội cá nhân có những ý nghĩa sâu  
xa đối với sự  phát triển của con người, gia đình, cộng đồng và xã hội. Một xã hội chỉ  được 
đánh giá là phát triển tốt đẹp khi trong xã hội đó mỗi cá nhân có cuộc sống lành mạnh và hạnh  
phúc.

2.3. Mục đích của cơng tác xã hội cá nhân
Trong thực hành cơng tác xã hội, cá nhân và gia đình có vấn đề  thường là những người có  
chức năng xã hội suy giảm do nhiều ngun nhân khác nhau như tình trạng sức khoẻ, kinh tế 
yếu kém, quan hệ  xã hội mâu thuẫn (quan hệ  gia đình: vợ  chồng, bố  mẹ, con cái; quan hệ 
đồng nghiệp tại cơ  quan; quan hệ bạn bè; tình u nam nữ...). Do đó, mục đích của phương  
pháp cơng tác xã hội cá nhân là nhằm thiết lập mối quan hệ  tốt với đối tượng, giúp cho họ 
hiểu rõ về chính họ hoặc về hồn cảnh của họ, xác định lại mối tương quan với những người  
xung quanh, giúp họ tăng khả  năng huy động và vận dụng các nguồn lực của bản thân và xã  
hội nhằm tạo sự thay đổi cho chính mình.
Nói một cách khác, cơng tác xã hội cá nhân nhằm phục hồi, củng cố  và phát triển các chức 
năng xã hội của cá nhân và gia đình thơng qua sự tham gia tích cực của cá nhân và xã hội vào  
q trình giải quyết vấn đề.
Cơng tác xã hội ngày nay có xu hướng mang tính tổng qt nhiều hơn, tức là nhấn mạnh đến  
sức mạnh của đối tượng nhiều hơn là chỉ chú ý đến những khó khăn của họ. Vì khi đối tượng  
gặp khó khăn họ thường bị rối, chỉ thấy sự yếu kém của mình và có cái nhìn tiêu cực về bản  
thân cũng như bối cảnh xung quanh mình. Do vậy, chỉ khi nào họ nhìn thấy được, nhờ sự phân  
tích của nhân viên xã hội, các mặt tích cực của mình và của những người xung quanh thì họ 
mới có thêm động lực vượt khó và đó cùng là cơ sở để xây dựng phương hướng cho cách giải  
quyết vấn đề.

nhân

3. Vai trị, chức năng của nhân viên xã hội trong cơng tác xã hội cá 


Mục tiêu:
­ Trình bày được vai trị, chức năng của nhân viên xã hội trong cơng tác xã hội cá nhân;
17


­ Xác định được nhiệm vụ của nhân viên xã hội chun nghiệp;
­ Rèn luyện được tính tích cực học tập và phẩm chất nghề nghiệp.

3.1. Vai trị, chức năng của nhà giáo dục
Với chức năng và vai trị của nhà giáo dục, nhân viên xã hội trong q trình giúp đỡ cá  
nhân đối tượng sẽ cung cấp kiến thức và rèn luyện các kỹ năng để cá nhân có thể tăng cường  
chức năng xã hội và ngăn ngừa vấn đề khơng tốt có thể  xảy ra. Ví dụ như việc nhân viên xã  
hội giúp một trẻ em lang thang những kiến thức về hậu quả của tệ nạn xã hội và dạy cho em  
những kỹ năng sống ngăn chặn bị lơi cuốn vào các tệ nạn xã hội.
Theo Sheafor và Hoejsi (2003), để  thực hiện vai trị này nhân viên xã hội có ba chức  
năng:
Thứ nhất là chức năng dạy những kỹ năng sống, ví dụ như dạy đối tượng kỹ năng giải  
quyết xung đột, quản lý tiền, điều chỉnh với mơi trường cuộc sống mới, kỹ  năng phịng vệ 
bản thân như nói “khơng” với tệ nạn xã hội...
Thứ  hai là chức nưng thúc đẩy sự  thay đổi hành vi của đối tượng. Nhân viên xã hội 
thúc đẩy sự thay đổi hành vi của đối tượng thơng qua việc huấn luyện đối tượng qua sắm vai,  
mơ phỏng hành vi tốt và thực hiện hành vi tốt. Ví dụ như dạy đối tượng là trẻ em có hành vi  
giao tiếp hiệu quả với cha, mẹ hoặc thành viên khác trong gia đình.
Thứ  ba là chức năng ngăn ngừa. Nhân viên xã hội thực hiện chức năng này thơng qua  
việc cung cấp, trao đổi kiến thức, tài liệu liên quan giúp đối tượng nâng cao nhận thức, hiểu 
rõ vấn đề  và ngun nhân của vấn đề, từ  đó đối tượng có thể  ngăn ngừa được vấn đề  nảy 
sinh. Ví dụ  như  cung cấp kiến thức và tài liệu về  quyền trẻ  em cho đối tượng là trẻ  em có  
nguy cơ xâm hại để em đó hiểu em có quyền được bảo vệ an tồn và tránh bị xâm hại.


3.2. Vai trị, chức năng của nhà tham vấn
Trong q trình hỗ  trợ  cá nhân, dịch vụ  được nhân viên xã hội cung cấp nhiều nhất cho đối 
tượng là tham vấn. Vì vậy, vai trị tham vấn của nhân viên xã hội trong giúp đỡ  cá nhân đối  
tượng là rất quan trọng. Mục đích của tham vấn là giúp cho đối tượng nâng cao chức năng xã 
hội thơng qua việc để họ hiểu hơn về những cảm xúc, chỉnh sửa hành vi và học cách ứng phó 
với tình huống có vấn đề.
Chức năng của nhân viên xã hội trong vai trị của nhà tham vấn là đánh giá và chẩn đốn về 
tâm lý xã hội; cung cấp dịch vụ  chăm sóc  ổn định cho đối tượng; Giúp đối tượng trị  liệu và 
đánh giá q trình q trình tham vấn.
Để có thể đánh giá và chẩn đốn tâm lý xã hội của đối tượng, nhân viên xã hội phải có được  
sự thấu cảm và tâm tư  tình cảm, hiểu được năng lực và nguồn lực của đối tượng. Bên cạnh 
đó, trong q trình tham vấn, nhân viên xã hội thường xun động viên, khích lệ  đối tượng  
thay đổi tích cực. Sau q trình tham vấn, nhân viên xã hội đánh giá sự tiến bộ của đối tượng,  
kết quả của q trình giúp đỡ.

18


3.3. Vai trị, chức năng của người kết nối
Nhân viên xã hội thực hiện vai trị, chức năng bằng việc là người kết nối đối tượng  
với các dịch vụ và nguồn lực phù hợp. Nhân viên xã hội sẽ thực hiện ba chức năng cụ thể sau:
­ Đánh giá tình hình đối tượng: đây là hoạt động nhân viên xã hội phải đánh giá chính 
xác các nhu cầu và khả  năng của đối tượng. 
­ Đánh giá nguồn lực: nhân viên xã hội tìm kiếm và đánh giá các nguồn lực sẵn có liên  
quan đến những nhu cầu của đối tượng. Ví dụ nếu một trong những khó khăn của đối tượng  
được đánh giá là khó khăn về tài chính, nhân viên xã hội tìm kiếm cơ hội hỗ trợ về tài chính  
cho đối tượng.
­ Chuyển giao/kết nối: nhân viên xã hội liên lạc, chắp nối nguồn lực, tìm kiếm được 
với nhu cầu của đối tượng. Đơi khi nhân viên xã hội phải điều chỉnh cả hai bên có nhu cầu và 
bên đáp ứng nhu cầu đảm bảo phù hợp và hài hồ với lợi ích của cả hai bên.


3.4. Vai trị, chức năng của người biện hộ
Vai trị và chức năng của người biện hộ (hay cịn được gọi là vận động chính sách) là  
việc nhân viên xã hội đứng trên quan điểm của đối tượng đảm bảo quyền lợi của đối tượng  
tiếp cận với nguồn lực và dịch vụ do chính sách xã hội quy định. Vai trị, chức năng của người  
biện hộ được thể hiện ở cả bên trong và bên ngồi cơ quan để có được nguồn lực đầy đủ và 
phù hợp đáp  ứng nhu cầu của đối tượng.  Ở  cấp độ  vĩ mơ, khi người cán bộ xã hội làm việc 
với các tổ chức, cộng đồng, chính phủ, vai trị biện hộ của họ là để thay đổi chính sách và luật 
pháp. Những thay đổi này nhằm cải thiện các điều kiện xã hội để đáp ứng các nhu cầu của cá 
nhân đối tượng dễ  bị  tổn thương và thúc đẩy cơng bằng xã hội. Người cán bộ  xã hộ  có thể 
thể hiện vai trị biện hộ ở cấp vi mơ hơn cho cá nhân đối tượng. Ví dụ vai trị của người biện 
hộ giúp đỡ cho cá nhân trẻ bị tổn thương được thực hiện ở 6 khía cạnh sau:
­ Cung cấp cho trẻ thơng tin, sự ủng hộ, sự tham khảo cho việc thực hiện những dịch  
vụ thích hợp.
­ Đại diện cho trẻ trước các nhà cung cấp dịch vụ.
­ Thực hiện các vấn đề của trẻ liên quan đến các cơ quan và các quan chức chính phủ.
­ Thúc đẩy các cam kết, thúc đẩy sự bình đẳng và cơng bằng của hệ thống các cơ quan  
liên quan đến việc chăm sóc và bảo vệ trẻ.
­ Đại diện giải quyết các vấn đề  của trẻ  khi liên quan đến các  cơ  quan pháp luật và 
điều tra.
­ Thực hiện các quan tâm khác với tư cách là người đại diện của trẻ.

3.5. Vai trị, chức năng của người quản lý
Nhân viên xã hội thực hiện vai trị này nhằm giúp cá nhân được giúp đỡ tiếp tục nhận  
được các dịch vụ  hỗ trợ thơng qua việc kết nối và điều phối sử dụng các nguồn lực. Đây là  
q trình quản lý từ  đầu cho đến khi kết thúc/chuyển giao cá nhân đối tượng. Nhân viên xã  

19



hội thực hiện chức năng quản lý ca thơng qua nhiều hoạt động được Sheafor và Hoejsi (2003)  
đưa ra như sau:
­ Thu thập thơng tin và đánh giá tình hình đối tượng, xác định nhu cầu của đối tượng;
­ Xây dựng kế hoạch ca đáp ứng nhu cầu của đối tượng;
­ Xác định các chương trình và nguồn cung cấp dịch vụ, thu xếp và điều phối các dịch  
vụ cho đối tượng;
­ Điều hành hiệu quả kế hoạch ca và điều chỉnh kế hoạch phù hợp nhu cầu đối tượng  
và tình hình thực tế;
­ Là người liên lạc và trung gian giữa các đối tượng và các nguồn lực;
­ Biện hộ của đối tượng tiếp cận được dịch vụ phù hợp.

4. Các yếu tố cấu thành cơng tác xã hội cá nhân
4.1. Đối tượng
Đối tượng là cá nhân hoặc gia đình có vấn đề, họ đang cần sự giúp đỡ bởi nhiều lý do 
khác nhau:
­ Đối tượng có những quan tâm, mong muốn, những nhu cầu khơng được đáp ứng và sự  suy 
giảm chức năng xã hội.
­ Đối tượng ở đây là con người­ vừa là sản phẩm tự nhiên và xã hội, vừa là thực thể sinh vật  
chứa đựng đầy đủ các yếu tố sinh hố, tâm lý xã hội , văn hố và tinh thần tơn giáo riêng của  
họ. Họ  có những kinh nghiệm, mối quan hệ  xã hội, cách nhận thức đánh giá bản thân và  
người khác, cách đối phó với những vấn đề và tình huống khác nhau.
­ Đối tượng đến với nhân viên xã hội hoặc cơ quan xã hội để tìm sự giúp đỡ  cho chính mình  
hoặc cũng có thể là cho người khác. Họ có thể nhận thức được hoặc khơng nhận thức được 
tình trạng cần giúp đỡ của chính họ
­ Đối tượng có thể là những người:
+ Cần sự hỗ trợ, giúp đỡ cho chính bản thân họ
+ Cần sự hỗ trợ, giúp đỡ cho cá nhân khác
+ Khơng tìm sự giúp đỡ nhưng họ lại có thể cản trở hoặc đe doạ chức năng xã hội của người  
khác
+ Tìm sự giúp đỡ nhưng khơng phải cho mục đích phù hợp

Vì mục đích của cơng tác xã hội là giúp cá nhân và gia đình hoạt động hiệu quả hơn trong các  
mối quan hệ tâm lý xã hội nên nhân viên xã hội cần phải có những hiểu biết cơ bản về hành  
vi con người. Con người là sản phẩm của tự  nhiên và giáo dưỡng và ln ln trên đà thay  
đổi, bị  thúc đẩy bởi những nhu cầu cơ  bản, các hoạt động cá nhân phải chịu những  ảnh  
hưởng sinh lý, tâm lý, văn hố­ xã hội. Cho nên nhân viên xã hội cần tìm hiểu hành vi q khứ 
và dự  báo hành vi tương lai của đối tượng, tìm hiểu và giúp họ  tạo động lực, phát huy khả 
năng sẵn có và tiềm tàng của đối tượng để chính đối tượng là người phải hành động để  giải  
quyết vấn đề của mình và trong khả năng của mình. Nhân viên xã hội phải biết tìm hiểu, thảo 
20


luận và huy động động cơ của đối tượng, nếu thẩm định đúng động cơ  và năng lực của đối  
tượng, nhân viên xã hội có thể  ít nhiều xác định đối tượng có thể  vận dụng hiệu quả  của  
cơng tác xã hội cá nhân như thế nào. Để đạt được điều đó, nhân viên xã hội phải thừa nhận có 
sự khác biệt về giá trị giữa mình và đối tượng và tin rằng mỗi người phải có nhu cầu cơ bản  
để  mà sống và mọi đối tượng đều phải được chấp nhận cho dù họ  là ai (cần lưu ý: Chấp 
nhận giá trị chứ khơng phải chấp nhận hành vi)

4.2. Vấn đề trong cơng tác xã hội
Là tình huống mà ở đó sự thực hiện chức năng xã hội của đối tượng bị cản trở mà bản thân cá  
nhân đó khơng tự vượt qua được. Con người đối phó với những khó khăn trong cuộc sống và 
những khó khăn  ấy được giải quyết một cách thích đáng với những tài ngun có sẵn. Đó là 
những khó khăn của cuộc sống nằm trong khả  năng và chiến lược đối phó của mỗi người,  
nhưng khi những khó khăn gây nên căng thẳng và vượt ra ngồi khả năng giải quyết của mỗi 
người thì chúng trở thành những vấn đề. Vì vậy những người tìm đến dịch vụ cơng tác xã hội 
cá nhân là những người gặp phải vấn đề. Vấn đề  mà đối tượng gặp phải có thể  thuộc lĩnh 
vực tâm lý xã hội, mơi trường hay sự kết hợp của cả hai yếu tố đó:
­ Vấn đề chức năng xã hội: Mối quan hệ cá nhân( gia đình, bạn bè) như sự bất hồ trong hơn  
nhân, xung đột trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái hoặc cha mẹ lẩn tránh trách nhiệm làm 
cha mẹ...Khi xung đột có tính chất dai dẳng, bao trùm phần lớn mối quan hệ đưa đến kết quả 

những người liên quan­ vợ chồng và con cái­ khơng được hạnh phúc, thì nó trở thành một vấn  
đề.
­ Sự mâu thuẫn với mơi trường: Mọi tiến trình bên ngồi đều có một tác động tích cực hay tiêu 
cực đến con người thường được nói đến như là mơi trường của cá nhân.
­ Vấn đề  có thể  là sự  thiếu thốn về  vật chất, trình độ  học vấn, kỹ  năng kinh nghiệm, điều  
kiện sức khoẻ...để thực hiện vai trị xã hội: Có thể dễ dàng nhận thức được vì sao mà những 
vấn đề  của cuộc sống lại bắt nguồn từ sự nghèo khổ, thiếu thốn và các yếu tố  khác có liên  
quan và thiếu thốn tài ngun vật chất ln là vấn đề lo lắng mà một bộ phận khơng nhỏ dân 
cư đang phải đối mặt. Tương tự như vậy hồn cảnh sức khoẻ yếu và bệnh tật gây ra sự lo âu  
cho cá nhân cũng như gia đình, ngồi việc phá vỡ nhịp sống của người có liên quan, nó cịn tạo 
ra cho họ sự lo âu đáng kể, họ cần sự giúp đỡ ở nhiều khía cạnh khác nhau.
­ Vấn đề tình cảm, rối loạn tâm lý: Để tồn tại như là những sinh vật, con người cần đến thực  
phẩm, nhà cửa, áo quần. Ngồi bản năng như động vật, con người cịn có đời sống tâm lý xã  
hội. Tình thương và sự an tồn, ý thức thuộc về một nhóm, lịng tự trọng, cơ hội để phát triển  
trí tuệ, tình cảm và thể chất đều rất cần cho sự phát triển từ tuổi thơ ấu cho đến lúc trưởng  
thành. Những nhu cầu này khơng được đáp  ứng dẫn đến những vấn đề  về  sau tạo ra những  
tình huống khơng lường trước được cần có sự can thiệp của nhân viên xã hội.

21


­ Thiếu việc làm, thu nhập thấp: Nghèo và thất nghiệp là những vấn đề phải được giải quyết 
ở cấp quốc gia, tuy nhiên trong thực tế, chính nhân viên xã hội lại đóng góp một phần khơng 
nhỏ trong giải quyết những trường hợp nghèo khó của cá nhân.
­ Khó khăn trong thích nghi: Sự thích nghi bao gồm sự thay đổi­ sự thay đổi của bản thân hoặc  
sự thay đổi của mơi trường.
­ Mâu thuẫn giữa u cầu của mơi trường xã hội với nhu cầu của cá nhân.
Mặc dù người ta thường nhìn một vấn đề  như  một thực thể  riêng lẻ  nhưng trong cuộc sống 
một vấn đề  hầu như  khơng xảy ra một cách riêng lẻ  mà nó thường liên kết với các vấn đề 
hay khó khăn khác. Vì vậy những vấn đề  khác nổi lên theo sau hay những vấn đề  mà nhân 

viên xã hội nhận ra sau này có thể được coi như "những vấn đề kết hợp".
Để  hiểu được thân chủ  và nhừng vấn đề  của họ, nhân viên xã hội cần thu thập thơng tin và  
đánh giá về tình hình xã hội, xem xét những yếu tố ngun nhân. Dựa vào sự đánh giá, một kế 
hoạch hành động được vạch ra và những hoạt động giúp đỡ được thực hiện.

4.3. Tổ chức, cơ quan xã hội
Mỗi tổ chức xã hội đều có những quan điểm triết lý, chức năng riêng biệt và phục vụ cho một 
hoặc nhiều loại đối tượng khác nhau(người khuyết tật, người già, trẻ  em lang thang, nạn  
nhân của thiên tai, người nghèo...)
Các dịch vụ do tổ  chức xã hội cung cấp hỗ  trợ  cho đối tượng đều nằm trong phạm vi chức  
năng và tài ngun giới hạn của mình. Tổ  chức xã hội cần đóng thêm vai trị mơi giới, giới  
thiệu đối tượng đến nơi mà họ  cần đến mỗi khi họ  có nhu cầu vượt ra ngồi phạm vi chức  
năng của mình.
Một trong những nhiệm vụ của sự tương tác giữa nhân viên xã hội và đối tượng là phải hiểu 
biết đối tượng như là một cá nhân với những tính độc đáo riêng của họ. Nhân viên xã hội phải  
tìm hiểu những nhu cầu của đối tượng và những dịch vụ phù hợp, đồng thời cũng phải hiểu  
đúng nghĩa của sự đi tìm và việc sử dụng sự giúp đỡ.

4.4. Tiến trình cơng tác xã hội cá nhân
Tiến trình cơng tác xã hội cá nhân là phương pháp tiếp cận, cách thức người nhân viên xã hội  
sử dụng trong q trình giúp đỡ đối tượng. Đây là q trình tương tác hỗ trợ chun nghiệp và 
khoa học giữa nhân viên xã hội và đối tượng,  ở  đó diễn ra các bước hoạt động chun mơn 
nhằm hỗ trợ  đối tượng đạt được mục đích, mục tiêu giải quyết vấn đề  khó khăn của mình.  
Diễn đạt theo cách đơn giản hơn thì đây là trình tự các bước hoạt động của cơng tác xã hội cá 
nhân thực hiện trong q trình giúp đỡ cá nhân đối tượng. Trình tự các bước hoạt động được 
nhân viên xã hội định hướng theo các cách tiếp cận cơng tác xã hội cá nhân khác nhau, tùy  
thuộc vào sự áp dụng và sáng tạo của cá nhân nhân viên xã hội.
Đây là những bước chuyển tiếp theo thứ  tự  logíc, nhưng trong q trình giúp đỡ, có những 
bước kéo dài  suốt q trình như thu thập dữ liệu, thẩm định và lượng giá(nội dung chi tiết sẽ 
trình bầy ở phần sau). 

22


23


BÀI 2
KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG CƠNG TÁC XàHỘI CÁ NHÂN
Mã bài: MĐ19­B02
Mục tiêu của bài: 
­ Kiến thức: Trình bày được nội dung của một số  kỹ  năng trong cơng tác  
xã hội cá nhân
­ Kỹ năng:
+ Vận dụng được các kỹ năng vào trong tiến trình cơng tác xã hội cá nhân.
+ Thực hành được các kỹ năng trong làm việc với các đối tượng giả định 
trên lớp.
­ Năng lực tự chủ và trách nhiệm :
+ Rèn luyện tính tích cực, nghiêm túc và tơn trọng trong thực hành cơng tác 
xã hội cá nhân.
+ Sẵn sàng trợ  giúp thân chủ  và đồng nghiệp vượt qua những giai đoạn  
khủng hoảng và căng thẳng
Nội dung của bài:
1. Kỹ năng nghe tích cực
Mục tiêu:

­ Trình bày được khái niệm, vai trị và mục đích của lắng nghe tích cực;
­ Nêu được những cản trở khi lắng nghe;
­ Thực hiện được lắng nghe tích cực trong tình huống cụ thể;
­ Rèn luyện được tính chủ động, tích cực trong học tập, và đạo đức nghề nghiệp trong  
CTXH cá nhân.

1.1. Khái niệm, mục đích và kết quả của nghe tích cực
1.1.1. Khái niệm nghe tích cực
Kỹ năng nghe tích cực đề cập đến một tiến trình bao gồm nghe chăm chú những gì thân chủ 
nói; quan sát các điệu bộ, cử chỉ khơng lời của họ; khuyến khích họ tự  bộc lộ một cách đầy  
đủ  và ghi nhớ  những gì thân chủ  trao đổi, tâm sự  với chúng ta. Nghe tích cực là việc người 
nhân viên xã hội chú tâm vào lắng nghe những lời nói, biểu hiện và trạng thái cảm xúc của 
đối tượng và phản hối lại những gì mình đã nghe được trong khi tiếp xúc với đối tượng. 
Những phản hồi của nhân viên xã hội trong nghe tích cực được thể  hiện qua những hành vi  
khơng lời, chẳng hạn như  giao tiếp bằng mắt, cơ  thể  và lời nói mà nó chứa đựng sự  thấu  
cảm, tôn trọng, ấm áp, tin tưởng, chân thành và chân thật.

24


Lắng nghe đóng vai trị quan trọng trong giao tiếp, chúng ta khơng chỉ lắng nghe bằng tai mà 
cả  bằng mắt, chúng ta muốn nghe và hiểu điều người khác nói với chúng ta. Vì vậy trong  
cơng tác xã hội cá nhân, kỹ năng lắng nghe là một cơng cụ cơ bản của nhân viên cơng tác xã  
hội. Lắng nghe tích cực, chú tâm là kỹ  nãng mà ngýời nhân viên cơng tác xã hội phải quan  
tâm, thậm chí phải rèn luyện. Mục đích của lắng nghe là hiểu lời nói và cảm nghĩ của người 
nói càng chính xác càng tốt, việc tập trung tinh thần để  lắng nghe là cần thiết. Người nghe  
phải chú ý đến những gì được nói ra và thậm chí cả  những gì khơng được nói ra, những gì  
được đề xuất. Lắng nghe, vì vậy trở  thành một hoạt động được thực thi một cách có ý thức 
đối với nhân viên xã hội, hơn thế  nữa nó cịn là một khía cạnh thực hành ngun tắc chấp  
nhận.
1.1.2. Mục đích của nghe tích cực
Nghe tích cực bao hàm nghe được lời nói, tiếp nhận những thơng tin khơng bằng lời và đáp 
ứng thoả đáng cho cả hai với mục đích:
­ Thơng tin với người khác với sự  nồng nhiệt, tiếp nhận những thơng tin khơng bằng lời và  
chúng ta hiểu, sẵn sàng giúp đỡ người đó
­ Làm cho người khác tự hiểu mình hơn

Sử dụng thích đáng nghe tích cực là một cơng cụ trong khi tư vấn cho đối tượng, sẽ mang lại 
kết quả rất tốt cho mối quan hệ người giúp đỡ­ người được giúp đỡ.
Để lắng nghe một cách đầy đủ, nhân viên xã hội khơng chỉ thụ động nhận thơng tin, mà phải 
là người chủ động tham gia trong q trình trao đổi thơng tin, tập trung hồn tồn sự chú ý của  
mình vào q trình giao tiếp , nghe bằng cả trực giác cũng như bằng cả khả năng suy nghĩ của  
mình để khuyến khích đối tượng bầy tỏ những suy nghĩ và cảm xúc của họ.
Vậy nhân viên xã hội sử dụng lắng nghe tích cực khi nào?
­ Khi đối tượng nói là họ có vấn đề
­ Khi nhân viên xã hội thật sự chấp nhận, muốn giúp đỡ và khách quan với đối tượng
­ Khi nhân viên xã hội khơng bị bức bách về thời gian, khơng vội vàng, sẵn sàng chờ đợi
­ Khi nhân viên xã hội tin là đối tượng có thể tìm ra giải pháp cho vấn đề của họ
Và cách phản hồi khi nghe tích cực là:
­ Anh( chị) có quyền cảm thấy cách anh( chị) làm
­ Tơi tơn trọng anh( chị) là một con người 
­ Tơi thật sự muốn nghe quan điểm của anh (chị)
­ Tơi khơng phán xét anh (chị), cảm giác của anh (chị) thuộc về anh (chị)
­ Tơi tin anh xử lý được cảm giác của mình­ tự giải quyết được ván đề của mình
1.1.3. Kết quả của nghe tích cực
Kết quả của nghe tích cực là:
­ Giúp đối tượng xác định được vị trí của chính mình.
­ Làm cho đối tượng cảm thấy là nhân viên xã hội khơng cố làm thay đổi họ.
25


×