Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

DAU LUNG VA CHUA DAU LUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

CHỮA ĐAU LƯNG



Ðau lưng là một bệnh rất hay gặp ở độ tuổi trung và cao niên. Bệnh do nhiều nguyên
nhân gây ra và thường được chia làm hai loại: Ðau lưng cấp tính và đau lưng mãn tính.
Đau lưng là dấu hiệu của tuổi tác, nhưng điều đáng lo hơn là ngay cả khi còn trẻ bạn cũng


bị đau lưng. Đó là do bạn có những thói quen khơng tốt hàng ngày.
<b>Nếu bạn muốn tránh những cơn đau lưng, hãy tránh 7 thói quen sau.</b>


<b>1. Không tập thể dục</b>


Theo Nancy E.Epstein, bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Winthrop - trưởng khoa Thần kinh
cột sống cho rằng, nếu bạn không tập thể dục hàng ngày thì bạn sẽ có nguy cơ bị đau
lưng. Bà khuyến cáo tất cả mọi người nên tập các bài tập phòng chống đau lưng như tập


yoga, đi xe đạp, bơi lội và đi bộ... để cải thiện tính linh hoạt của cơ thể.
<b>2. Tư thế "xấu"</b>


Các bác sĩ chỉnh hình đều nói rằng tư thế khơng đúng cũng ảnh hưởng đến các cơ và cột
sống. Một khi cột sống phải chịu áp lực thì khả năng đau lưng là khó tránh khỏi. Vì vậy,
cần giữ đúng tư thế ngay cả khi đứng hoặc ngồi, ví dụ như ngồi phải thẳng lưng, đứng


thẳng chân với tư thế vững chãi để đỡ cơ thể.
<b>3. Nâng vật nặng khơng chính xác</b>


Khi bạn nâng vật nặng, cần uốn cong đầu gối và sau đó sử dụng sức mạnh để nâng vật
lên. Hãy chắc chắn rằng vật cần nâng không quá nặng so với trọng lượng cơ thể và không


được để cơ thể bị giật bất ngờ để tránh cột sống không xử lý kịp, dẫn đến bị đau.
<b>4. Thừa cân</b>



Nếu bạn đang thừa cân, chắc chắn bạn sẽ bị đau lưng nhiều hơn những người có trọng
lượng bình thường khác. Bởi vì, những người thừa cân, đặc biệt là béo bụng sẽ gây nhiều
áp lực lên các cơ bắp ở lưng do phải chuyển trọng lực về phía trước. Vì vậy, hãy cố gắng
để duy trì trọng lượng lý tưởng. Bạn có thể thực hiện bằng cách tập thể dục thường xuyên


và ăn uống lành mạnh.
<b>5. Hút thuốc</b>


Hút thuốc lá gây ra các vấn đề khác nhau trong cơ thể và đau lưng là một trong số đó. Lý
do rất đơn giản, nicotine cản trở dòng chảy của máu tới các đĩa đệm vùng cột sống. Điều


này làm tăng tốc độ thối hóa, dẫn đến đau lưng, thậm chí là đau lưng nghiêm trọng.
<b>6. Thiếu vitamin D và canxi</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

canxi từ sữa và các sản phẩm có sữa, các loại rau lá xanh...
<b>7. Hạn chế di chuyển</b>


Sẽ là phản tác dụng nếu bạn hạn chế cử động hoặc hoạt động mỗi khi đang bị đau lưng.
Vì vậy, tốt nhất là nên vận động thường xuyên, khi bị đau lưng thì vận động nhẹ nhàng
hơn một chút. Nếu vận động thường xuyên có thể tăng lưu lượng máu tới những vùng


ảnh hưởng và làm giảm sự căng cơ.


<i><b>Theo Afamily</b></i>


<b> ********************************************</b>

<i><b>Tác giả : BS. QUÁCH TUẤN VINH</b></i>



Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc đơn giản, dễ tìm có thể chữa được bệnh
đau lưng mãn tính.



Bài 1: Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng
hay chỗ đau.


Bài 2: Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ 1-2
giờ.


Bài 3: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày.


Bài 4: Rễ cây mướp và dây mướp già ở gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao, đến khi có
màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng


rượu.


Bài 5: Cẩu tích (rễ cây lơng cu-li) 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này chủ trị đau
lưng do hàn thấp.


Bài 6: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống
thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.


Bài 7: Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn. Ngày uống 10g, chia 2 lần, chiêu thuốc
bằng rượu nhẹ. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do chấn thương gây ứ huyết bên trong.


Bài 8: Hạt hẹ 12g, vỏ vừng 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.
Bài 9: Rễ cà 20g, gừng khô 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.
Bài 10: Vỏ quả bí ngơ già 60g, rễ cây bơng 60g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống


trong ngày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Bài 12: Ðậu đỏ nhỏ 30g, xơ mướp 12g, củ hành ta 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần


uống trong ngày.


Bài 13: Hạt bí ngơ 40g, đậu đỏ nhỏ 30g, lá cây lạc 20g, gừng khô 3g. Sắc uống ngày 1
thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.


Bài 14: Hạt bông 40g, hành củ 20g, lá tía tơ 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần
uống trong ngày.


Bài 15: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút
rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc cịn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.


Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần.


Bài 16: Trà xanh 1g, bột vừng chín 5g, đổ vào nửa lít nước sơi, khuấy đều, chia 3 lần
uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.


Bài 17: Rễ cây lau 30g, vỏ quả bí ngơ già 30g, nhân trần 15g. Sắc uống ngày 1 thang,
chia 2-3 lần uống trong ngày.


Bài 18: Bổ cốt tối 30g, đem sấy khơ rồi xay thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g.
Chiêu thuốc bằng rượu hoặc sắc nước uống.


Bài 19: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi
vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.


Bài 20: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột
mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay


thuốc 1 lần



<i><b>Theo Ykhoa.net</b></i>


*******************************************************


<b>BỐN LẦM TƯỞNG NGHIÊM TRỌNG VỀ ĐAU LƯNG</b>


ĐTĐ) - Nằm trên giường trong nhiều ngày để chờ đợi cơn đau qua đi sẽ tốn


rất nhiều thời gian và kéo dài hơn việc chữa trị. Đó chỉ là một trong 4 lầm



tưởng về đau lưng bạn thường gặp.



Chính bởi những lầm tưởng này mà rất có thể cơn đau của bạn sẽ kéo dài và


trở nên khó trị.



1. Nếu lưng đau, nằm xuống cho đến khi cơn đau sẽ giảm


Thực tế: Hãy di chuyển



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

và làm yếu các cơ. Nếu bạn muốn mau hết bệnh và cơ lưng khỏe mạnh, hãy


di chuyển. Tham gia vào các hoạt động nhẹ như đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe có



thể rút ngắn thời gian chữa bệnh.



2. Ngồi trên một quả bóng thể dục để làm việc sẽ tốt cho cơ lưng


Thực tế: Khơng nên ngồi lên bóng thể dục quá lâu



Tất nhiên, nếu cố gắng, bạn có thể ngồi trên quả bóng thể dục để làm việc


trong tám giờ một ngày. Nhưng biện pháp thể dục chống đau lưng này có thể



phản tác dụng. Bạn có thể cảm thấy nhức mỏi hơn do phải giữ thăng bằng


trong thời gian dài. Thay vì đó, bạn chỉ nên ngồi trong một khỏang thời gian




ngắn từ 15 đến 20 phút và sau đó ngồi lại trên ghế. Bạn có thể ngồi trên ghế


nhiều lần trong ngày.



3. Hầu hết đau lưng xảy ra đột ngột


Thực tế: Có thể có sự cảnh báo trước



Đau lưng có thể xảy ra đột ngột nhưng nguyên nhân sâu xa của nó có thể


xuất hiện từ trước. Đặc biệt là các trường hợp như khom lưng để mang vác


vật nặng mà không khom gối… Các chấn thương này có thể khơng làm bạn



đau ngay mà gây chấn thương bên trong và bộc phát sau một thời gian như


vài tháng hoặc vài năm.



4. Tắm nóng và chườm nóng để giảm đau lưng


Thực tế: Lạnh trước, nóng sau



Tắm nóng ngay từ đầu có thể làm cơn đau của bạn cảm thấy tốt hơn nhưng


sức nóng có thể làm tăng tình trạng viêm bởi nhiệt độ làm giãn mạch máu.


Vì thế, ban đầu nên chườm lạnh trong 20 phút, thực hiện từ 6 đến 8 lần một



ngày trong suốt cả ngày. Sau 48 giờ kể từ cơ đau, bạn nên chuyển sang


chườm nóng.



<b>Theo Shine - Nguồn Afamily.vn</b>



<b>**********************************************</b>


<b>THỰC PHẨM CẦN THIẾT CHO NGƯỜI ĐAU LƯNG</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Vừng đen:</b>

tên thuốc là cự thắng, vị ngọt, tính bình, có cơng dụng bổ can



thận. Sách Bản thảo cương mục cho rằng: vừng đen có khả năng trị ngũ tạng


hư tổn, làm tăng khí lực và làm vững gân cốt. Sách Thọ thân dưỡng lão tân


thư chủ trương dùng rượu vừng đen để trị chứng đau khớp, tứ chi yếu liệt và


lưng đau gối mỏi ở người già. Dân gian thường dùng cháo vừng đen để bổ


thận và chữa chứng yêu thống.



<b>Hạt sen:</b>



còn gọi là liên tử nhục, vị ngọt, tính ấm, có cơng dụng dưỡng tâm, ích thận,


bổ tỳ. Sách Nhật hoa tử bản thảo cho rằng : liên tử có tác dụng trị yêu thống.


Sách Bản thảo cương mục cũng viết: “Liên tử giao tâm thận, hậu tràng vị, cố


tinh khí, cường cân cốt, bổ hư tổn, lợi nhĩ mục, trừ hàn thấp”. Bởi vậy, hạt


sen rất thích hợp với chứng đau lưng mạn tính do thận hư hoặc có kèm theo


hàn thấp.



<b>Rau hẹ và hạt hẹ: </b>



Còn gọi là phỉ thái và phỉ tử. Rau hẹ có cơng dụng ơn trung, hành khí, tán


huyết, “làm ấm lưng gối” (Nhật hoa tử bản thảo), “trị dương hư thận lãnh,


dương đạo bất chấn, hoặc u tất lãnh thống” (Phương mạch chính tơng).


Dân gian thường dùng rau hẹ xào với dầu vừng ăn hoặc dùng rau hẹ 60g rửa


sạch, ép lấy nước cốt rồi hoà với một chút rượu vang uống để chữa chứng


đau lưng mạn tính. Hạt hẹ có cơng dụng bổ can thận, làm ấm lưng gối, tráng


dương cố tinh, dùng rất tốt cho những người đau lưng mỏi gối do lạnh. Sách


Trấn nam bản thảo viết: “Phi tử bổ can thận, noãn yêu tất” (hạt hẹ bổ can


thận, làm ấm lưng gối).



<b>Hồi sơn:</b>



có cơng dụng ích thận, kiện tỳ, bổ phế. Sách Biệt lục Viết: “Hồi sơn chỉ u



thống” (hồi sơn có cơng dụng chữa đau lưng). Mỗi ngày dùng 30g đến 60g


ninh nhừ, chế thêm đường phèn làm đồ tráng miệng.



<b>Hạt dẻ:</b>



có cơng dụng bổ thận khí, kiện tỳ vị, làm mạnh lưng gối. Sách Thiên kim


yếu phương viết: “Sinh thực chi, thậm trị yêu cước bất toại”. Nhà bác học


Lý Thời Trân khuyên rằng: để trị chứng đau lưng mỗi ngày nên ăn 10 hạt dẻ


hoặc giả nấu cháo hạt dẻ ăn thường xuyên.



<i>ThS.Hoàng Khánh Toàn</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Món thịt bị lá lốt:</b>

Thịt bị 100g, lá lốt 100g. Thịt bò rửa sạch, thái mỏng,


ướp gia vị mươi phút, rồi xào sơ qua, sau đó cho lá lốt vào, đảo sơ. Món này


ngồi cơng dụng bổ máu cịn trị đau nhức cơ thể, trị mỏi lưng.



<b>Món quả nhàu:</b>

Quả nhàu trị đau lưng, mỏi lưng rất hay, được dân gian


dùng chữa bệnh này từ xa xưa. Có thể ăn quả nhàu chín mỗi ngày (ăn với


muối) hoặc lấy quả nhàu chín ép lấy nước uống.



<b>Quả dâu tằm:</b>

Cách dùng phổ biến nhất là lấy dâu tằm ngâm với rượu; đợi


trong vòng vài tuần thì dùng nước rượu ngâm này. Có thể lấy dâu tằm và vị


thuốc ngũ gia bì cùng đỗ trọng đem ngâm. Mỗi lần uống một cốc nhỏ



(100ml), ngày uống 1 - 2 lần.



<b>Thuốc bắc nấu cật lợn</b>

: Cật lợn 50g, cùng các vị thuốc như đỗ trọng 40g,


tục đoạn 30g, đậu đen 20g. Làm sạch cật lợn rồi cho cùng các vị thuốc ninh


(nấu) cho chín mềm, nêm nếm gia vị vừa dùng.




<b>Mồng tơi nấu móng giò:</b>

Những người hay bị đau nhức lưng (dạng đau


nhức do bệnh phong thấp) thì có thể dùng rau mồng tơi đem nấu với móng


giị lợn. Móng giị lợn hầm với nước và ít rượu, nêm gia vị vừa miệng, hầm


cho chín mềm, sau đó cho mồng tơi vào.



<b>Cháo cá rô:</b>

Lấy vài con cá rô đồng đem nấu với một ít tủy heo và vài nắm


gạo tẻ, nêm nếm gia vị vừa dùng. Món này thích hợp cho người đau mỏi


lưng do thận yếu.



<i><b>B.S Hồng Xn Đạ</b></i>



<b>Xoa bóp chữa đau thắt lưng</b>



Đơng y gọi đau lưng là "yêu thống", là một trong những chứng thuộc phạm vi chứng tý.
Nguyên nhân là do phong hàn thấp xâm nhập vào hệ cân cơ kinh lạc gây bế tắc vận hành
kinh khí gây đau; hoặc do lao động quá sức, sai tư thế mất thăng bằng hoặc tổn thương
cân cơ, xương khớp như thoái hoá đốt sống, dị dạng đốt sống... gây đau; hoặc cũng có thể
do cơng năng can thận suy giảm khơng nuôi dưỡng được xương khớp, cân cơ lâu ngày
gây đau, co cứng cơ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

sưng, giảm đau. Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày một lần, mỗi lần 20 phút.



[img] />


Người bệnh nằm sấp trên giường cứng. Người chữa thực hiện các thao tác sau:


- Từ đốt xương ngực số 1 đến khớp xương hông dùng phép xoa day 3 lượt: Người chữa
dùng gốc bàn tay hoặc ô mô ngón tay út hơi ấn xuống da người bệnh và di động theo
vòng tròn. Tay của người chữa và da người bệnh dính với nhau. Thao tác chậm, làm
mạnh hay nhẹ tùy thuộc tình trạng đau của người bệnh. Làm 3 lượt.




[img] />


- Người chữa nắm hờ hai bàn tay đấm kích đốc mạch từ huyệt đại chùy đến trường
cường, khi đấm vào vùng thắt lưng cần có lực mạnh thích hợp và kết hợp bảo bệnh nhân
ho.


- Kéo dãn cột sống thắt lưng: người bệnh hai tay nắm đầu giường. Người thao tác đứng
phía dưới chân người bệnh, cầm hai cổ chân người bệnh từ từ kéo dãn xuống trong
khoảng 1 phút, sau đó dùng ngón cái gãi gãi vào chỗ đau của người bệnh khoảng 1 phút.
- Người chữa một tay nắm vào đùi bên chân đau của người bệnh nâng lên cao về sau,
dùng gốc bàn tay kia day lăn ở điểm ấn đau và quanh chỗ đau khoảng 3 phút.



[img] />


- Nắm véo cơ hai bên cột sống thắt lưng, véo huyệt a thị khoảng 2 phút: người chữa dùng
ngón cái và bốn ngón cịn lại kẹp giữ vị trí cần tác động đồng thời vê đi vê lại.


- Day ấn các huyệt thận du, chí thất, uỷ trung, thừa sơn mỗi huyệt khoảng 2 phút.
- Người bệnh xoa hai lịng bàn tay vào nhau cho nóng lên rồi áp vào hai bên thắt lưng
trong khoảng 3 phút.


Có thể kết hợp dùng muối rang nóng hoặc lá ngải cứu sao nóng với dấm chườm vào chỗ
đau hằng ngày để tăng hiệu quả điều trị.


Vị trí huyệt


Đại chùy: Huyệt nằm giữa đốt sống cổ 7 và đốt sống ngực 1.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Thận du: Dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 2 sang ngang 1,5 tấc.


Chí thất: Từ huyệt thận du đo sang ngang 1,5 tấc.


Ủy trung: Chỗ giữa nếp lằn khoeo chân.


Thừa sơn: Ở giữa đường nối huyệt ủy trung và gót chân, dưới huyệt ủy trung 8 tấc, ngay
chỗ lõm giữa 2 khe cơ sinh đơi ngồi và trong.


Lưu ý:


- Khi đau cấp, người bệnh cần nằm nghỉ trên giường cứng (nằm ngửa, chân hơi co), tránh
di chuyển hoặc thay đổi tư thế. Nếu đau nhiều cần dùng thuốc giảm đau.


- Không nên nằm ngủ ở nơi gió lạnh, ẩm thấp, khơng nên nằm đệm mềm, giường lò xo.
- Lao động vừa sức, bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác hay nhấc vật nặng.
Khi nhấc vật nặng nên co đùi gấp gối nhưng lưng vẫn phải giữ thẳng. Tránh mọi chấn
thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất. Nếu phải ngồi lâu, nên thường
xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ.


- Điều trị kịp thời các bệnh lý ở cột sống.


- Để phòng bệnh nên tập các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ
lưng cạnh cột sống, tăng sự mềm mại của cột sống. Người bị đau thắt lưng không nên tập
các môn thể thao phải vận động quá mức như tennis, bóng chuyền, golf.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×