PHẦN A:
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lời mở đầu:
Hiện nay đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại
hóa với mục tiêu đến năm 2010, Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước
công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, đòi
hỏi ngành Giáo Dục cần có những thay đổi mạnh mẽ về mọi mặt để đáp ứng
yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho một xã hội phát triển.
Nghị quyết Trung Ương Đảng lần thư 4 - khóa VII đã được thể chế
trong bộ luật Giáo Dục năm 2005 xác định: “Phải khuyến khích tự học, phải
áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh
năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.
Trong mục tiêu của môn Vật lý cũng đã xác định rõ: Ngoài việc phải
cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức vật lý cơ bản phổ thông, còn
phải hình thành cho các em những kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, truyền
đạt thông tin, đặc biệt là kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập và
phục vụ cuộc sống, Cần chú ý nhiều đến kỹ năng tiến hành nghiên cứu khoa
học vật lý như quan sát, thu thập thông tin, đề ra giả thiết (Dự đoán khoa
học), tiến hành thí nghiệm kiểm tra giả thiết để rút ra kết luận công nhận
hoặc bác bỏ giả thiết. Đây là phương pháp thực nghiệm - một phương pháp
đặc thù của bộ môn vật lý. Rèn luyện cho các em thói quen làm việc khoa
học là góp phần tạo ra các năng lực hành động, năng lực tư duy sáng tạo và
năng lực giải quyết vấn đề. Đây là chìa khóa của sự thành công trong cuộc
sống.
Việc dạy học vật lý có những khả năng to lớn trong việc rèn luyện học
sinh, khả năng tư duy lô-gic và tư duy biện chứng, hình thành ở các em niềm
tin về bản chất khoa học của các hiện tượng tự nhiên cũng như khả năng
nhận thức của con người về thế giới xung quanh, khả năng ứng dụng các
thành tựu khoa học để đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống. Trong quá
trình dạy học vật lý không thể thiếu bài tập. Sử dụng, chọn lọc, phân loại bài
tập để luyện cho học sinh là một biện pháp hết sức quan trọng góp phần
nâng cao chất lượng dạy học.
1
II. Thực trạng của vấn đề:
Trường THCS Thị trấn Quán Lào nằm ở trung tâm huyện Yên Định,
học sinh ở đây gồm nhiều thành phần gia đình: Nông nghiệp, buôn bán tự
do, con em cán bộ công chức, viên chức.
Do cơ chế thị trường, một số ngành kinh doanh dịch vụ phát triển
mạnh, một số bộ phận phụ huynh học sinh mải lo làm kinh tế mà thiếu đi sự
quan tâm chăm lo đến việc học tập của con em mình. Một số gia đình có con
em học khá lại có nguyện vọng đưa con em vào trường năng khiếu Lê Đình
Kiên cho nên số học sinh khá giỏi vào học trường THCS Thị trấn Quán Lào
là rất ít. Qua kết quả khảo sát hàng năm cho thấy số lượng học sinh đạt được
trung bình trở lên là (50-60)%. Trong đó chỉ có 20% là học sinh khá giỏi.
Trong nhiều năm bồi dưỡng đội tuyển mũi nhọn bộ môn vật lý, tôi
nhận thấy bài tập vật lý không ngừng được bổ xung nhiều bài tập có nội
dung hay và tác dụng tốt. Bên cạnh đó trên thị trường xuất hiện nhiều loại
sách nâng cao vật lý các loại. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải biết sử dụng, lựa
chọn, phân loại bài tập như thế nào để luyện tập cho học sinh thì mới đạt
hiệu quả cao nhất.
Qua việc chữa bài tập cho học sinh, tôi phát hiện ra có nhiều em học
sinh rất chăm học, có tư tưởng ỷ lại trông chờ vào bạn bè và sách vở. Một số
khác lại học qua loa, không cần đào sâu suy nghĩ, có làm bài tập nhưng làm
đối phó, đề phòng thầy cô kiểm tra sách vở. Một số ít có tiến bộ hơn, tự lực
làm bài nhưng hầu như chỉ cần nháp ra đáp số là thôi, không cần trình bày
bài giải hoặc trình bày sơ sài không dúng phương pháp. Bên cạnh đó cũng
có một số ít em khác lại chăm chỉ học, biết tìm tòi sách tham khảo, các cách
giải hay, ngắn gọn, làm thêm các bài tập nâng cao. Với các đối tượng học
sinh như trên, để “Phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng
tạo của học sinh” Người giáo viên phải biết tiến hành từng bước, đem đến
cho các em các bài tập từ dễ đến khó, kiên trì hướng dẫn các em tự lực làm
bài, mỗi một bài tự các em giải được là một niềm vui nhỏ, nhờ bài tập tự giải
được, tạo cho các em niềm hứng khởi lớn, tạo niềm đam mê hứng thú tìm tòi
và giải quyết vấn đề.
2
PHẦN B:
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Các giải pháp thực hiện:
Từ sự phân tích kết quả khảo sát chất lượng và đặc diểm của từng đối
tượng học sinh, tôi nhận thấy rằng muốn nâng cao chất lượng bộ môn và đặc
biệt là chất lượng mũi nhọn thì cần phải đổi mới phương pháp dạy học có
hiệu quả thông qua việc sử dụng, lựa chọn hệ thống bài tập vật lý ở nhiều
mức độ nhận thức khác nhau, phân loại và hướng dẫn học sinh có một
phương pháp giải phù hợp với đặc trưng bộ môn. Với định hướng đó tôi đã
nghiên cứu và trình bày một số nội dung như sau:
1. Sử dụng bài tập vật lý theo hướng tích cực:
Bản thân mỗi bài tập vật lý là một phương pháp dạy học vật lý tích
cực. Song tính tính cực của phương pháp này còn được nâng cao hơn khi nó
được sử dụng như là nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi chứ không phải để
tái hiện, củng cố kiến thức. Với tính đa năng của mình, bài tập vật lý thật sự
là một phương tiện hữu hiệu để tích cực hóa hoạt động của học sinh trong
từng bài học mà hiệu quả của nó phụ thuộc vào việc sử dụng của giáo viên
trong quá trình dạy học.
Trong quá trình dạy học vật lý, ở bất kỳ công đoạn nào đều có thể sử
dụng bài tập. Ở đây, khái niệm bài tập được dùng theo nghĩa rộng: Bài tập có
thể là câu hỏi (Bài tập định tính), có thể là bài toán (Bài tập định lượng), hay
bài tập thực nghiệm, bài tập có nội dung thực tiễn.
Khi dạy bài mới có thể dùng bài tập để tạo tình huống có vấn đề, tập
cho học sinh biết phát hiện sớm vấn đề và đề ra giải pháp để giải quyết vấn
đề, giúp cho học sinh vừa nắm được tri thức mới vừa nắm được phương
pháp chiếm lĩnh tri thức đó phát triển tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng
với đời sống xã hội ở học sinh. Trong điều kiện xã hội đang phát triển nhanh
theo cơ chế thị trường, tính cạnh tranh gay gắt thì khả năng phát hiện sớm
vấn đề và giải quyết vấn đề một cách hợp lý những nảy sinh trong học tập và
thực tiễn là một năng lực đảm bảo cho sự thành đạt trong cuộc sống.
Trong quá trình dạy học, thường sử dụng bài tập câu hỏi “Vấn đáp -
Đàm thoại”. Vấn đáp - Đàm thoại là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra
3
những câu hỏi để học sinh trả lời qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài
học, Để đạt được điều này người giáo viên phải biết chọn lọc một hệ thống
bài tập ở dạng câu hỏi ngắn gọn, phù hợp với yêu cầu của bài học, sát với
đối tượng học sinh xác định được vai trò chức năng của từng câu hỏi, mục
đích hỏi, các yếu tố kết nối câu hỏi, có thể dẫn dắt học sinh bằng câu hỏi phụ
để tránh tình trạng bế tắc nặng nề, tạo không khí học tập cho học sinh, nhằm
hướng dẫn hành động của học sinh, cuốn hút học sinh vào các hoạt động học
tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo. Mục đích của phương pháp này là nâng
cao chất lượng giờ học bằng cách tăng cường hình thức hỏi đáp, đàm thoại
giữa giáo viên và học sinh, rèn cho học sinh bản lĩnh tự tin, khả năng diễn
đạt một vấn đề trước tập thể.
Bài tập thực nghiệm là một phương tiện có hiệu quả cao trong việc rèn
luyện kỹ năng thực hành. Phương pháp làm việc khoa học. Khi giải bài tập
thực nghiệm, học sinh phải biết vận dụng kiến thức vật lý để giải bằng lý
thuyết, sau đó mới tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng tính đúng đắn của
những bước giải bằng lý thuyết và rút ra kết luận về cách giải.
Sử dụng các bài tập có nội dung thực tiễn để củng cố, luyện, giúp học
sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, đời
sống tạo cho học sinh có ý thức vận dụng kiến thức vật lý vào cuộc sống
nhằm cải thiện điều kiện sống, cải thiện điều kiện học tập cũng như bảo vệ
và giữ gìn môi trường tự nhiên làm cho ý nghĩa của việc học vật lý tăng lên
gấp bội.
Sử dụng bài tập để củng cố kiến thức, để mở rộng đào sâu kiến thức
và rèn luyện kỹ năng muốn hình thành kỹ năng không thể giải một bài tập
mà phải giải một số bài tập cùng dạng. Vì vậy nếu các bài tập hoàn toàn
giống nhau (Chỉ thay đổi số liệu và đại lượng tìm) sẽ ngày càng nhàm chán
cho học sinh, nhất là đối tượng học sinh giỏi. Do vậy khi rèn luyện kỹ năng
giải một dạng bài tập cần phải bổ xung chi tiết mới vào bài tập để vừa có tác
dụng mở rộng đào sâu kiến thức vừa giúp học sinh khả năng phát hiện
những vấn đề mới cũng như khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo
thông minh.
Sử dụng bài tập vật lý theo hướng tích cực có thể tạo ra cho học sinh
nhiều nănh lực: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, tự tin trình bày một
vấn đề trước tập thể, năng lực vận dụng kiến thức vật lý để giải bài tập và
các vấn đề liên quan trong cuộc sống. Thông qua việc giải bài tập vật lý còn
hình thành thái độ, tình cảm ở học sinh đối với bộ môn: Yêu thích bộ môn,
4
thích tìm tòi khoa học, ý thức tôn trọng sự đóng góp của các nhà khoa học
nói riêng và của bộ môn vật lý nói chung cho sự tiến bộ của xã hội.
2. Lựa chọn bài tập:
Hiện nay số lượng bài tập có trong các sách bài tập rất nhiều, đặc biệt
là sự phong phú của thị trường sách tài liệu tham khảo với nhiều đầu sách
bài tập nâng cao, chuyên đề bồi dưỡng. Trong điều kiện học tập của học sinh
còn nhiều khó khăn (Hạn chế về thời gian, chưa say mê học tập) Thì người
giáo viên càng cần phải quan tâm đến việc lựa chọn các bài tập thích hợp với
từng đối tượng học sinh. Khi chọn bài tập luôn luôn chú ý tới các yếu tố sau:
- Căn cứ mức độ kiến thức học sinh đã nắm được để lựa chọn các bài
tập phù hợp tạo điều kiện cho học sinh có thể tự giải quyết tạo cho các em
niềm tin vào chính bản thân và gây hứng thú cho học sinh học tập.
- Lựa chọn bài tập có độ phân hóa cao (Có nhiều câu cho nhiều đối
tượng học sinh) để qua việc giải bài tập có thể đánh giá chất lượng học tập,
phân loại đối tượng học sinh, kích thích được toàn lớp học tham gia sôi nổi,
khá không chủ quan, kém không nản.
- Lựa chọn bài tập theo từng dạng bài tập. Với mỗi dạng cần lựa chọn
một số bài ở mức độ dễ, trung bình, khó, cộng với sự thay đổi đại lượng đã
cho và đại lượng cần phải tìm để học sinh không bị nhàm chán, trái lại học
sinh luôn luôn thấy bài tập mới mẻ, cần phải phát hiện vấn đề mới so với bài
tập trước đó và tìm cách để giải quyết. Qua đó vừa luyện tập được kỹ năng
giải bài tập, vừa củng cố khắc sâu được mối quan hệ giữa các đại lượng vật
lý đã cho.
- Căn cứ vào chương trình giảng dạy để lựa chọn một hệ thống bài tập
phù hợp với mức độ nhận thức của từng đối tượng, cho từng khối lớp. Bài
tập được chọn gồm nhiều thể loại: Bài tập lý thuyết, bài tập thực hành, bài
tập định tính, bài tập định lượng, bài tập thực nghiệm, bài tập vận dụng thực
tiễn.
3. Chữa bài tập:
- Khi chữa bài tập tôi luôn chú trọng việc rèn luyện phương pháp, tuân
thủ thực hiện theo các bước giải bài tập đồng thời yêu cầu học sinh phải thực
hiện mỗi khi giải bài tập:
5
+ Đọc kỹ đề bài, tìm xem bài toán cho biết gì? Tìm gì? Ghi tóm tắt bài
bằng ký hiệu vật lý, đổi các đơn vị về đơn vị phù hợp.
+ Tìm mối liên hệ giữa các đại lượng đã biết và cần tìm viết biểu thức
liên hệ giữa chúng (Công thức vật lý cần dùng).
+ Trình bày bài giải theo trình tự: viết lời giải, ghi công thức cần
dùng, thay số, tính và ghi kết quả kèm đơn vị.
Có hai cách ghi đơn vị: Ghi đầy đủ và ghi rút gọn.
+ Kiểm tra đáp số: kiểm tra việc thực hiện phép tính có đúng không.
Kiểm tra đáp số có phù hợp thực tiễn không.
- Khi chữa bài tập mẫu cần chữa thật chi tiết, trình bày rõ ràng diễn
đạt chính xác ngắn gọn theo 4 bước trên. Trong khi chữa kết hợp chữa
những lỗi điển hình mà học sinh hay mắc phải.
- Khi chữa bài tập phải hướng dẫn học sinh cách phân tích bài tập để
tìm ra hướng giải quyết, với mỗi dạng bài tập giáo viên phải biết lựa chọn
bài tập điển hình để học sinh phân tích, tìm được phương pháp giải bài tập
đó. Theo tôi rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là biện
pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Trong xã hội
hiện đại đang biến đổi nhanh, với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật,
công nghệ phát triển nhanh như vũ bão thì không thể nhồi nhét vào đầu học
sinh một khối lượng kiến thức ngày càng nhiều như vậy mà phải quan tâm
đến việc dạy cho các em phương pháp học tập theo đặc trưng của từng bộ
môn, đặc biệt là phương pháp tự học.
Nếu rèn luyện cho học sinh có được phương pháp, kỹ năng, thói quen
và ý chí tự học thì sẽ tạo cho các em lòng ham mê, khơi dậy nội lực học tập
vốn có trong từng học sinh, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội.
Với đối tượng học sinh trung bình, yếu, bằng hình thức kiểm tra
thường xuyên, tăng cường giải nhiều bài tập lặp đi lặp lại, phụ đạo thêm sẽ
có thể nâng dần chất lượng học tập của học sinh. Với học sinh năng khiếu
mũi nhọn cần chữa bài theo hình thức “tay đôi” giữa thầy và trò, chú ý tới
cách trình bày, diễn đạt của từng học sinh, kịp thời sửa chữa cho các em từng
lỗi dù nhỏ. Khi giải bài tập, trước tiên yêu cầu các em giải theo phương pháp
6